• Không có kết quả nào được tìm thấy

XÁC ĐỊNH PTBĐ CỦA CÁC ĐOẠN VĂN SAU:

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "XÁC ĐỊNH PTBĐ CỦA CÁC ĐOẠN VĂN SAU: "

Copied!
34
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH

TỔ NGỮ VĂN

(2)

A. LÝ THUYẾT PHẦN ĐỌC HIỂU

(3)

1. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

1
(4)

TT Phương thức

Đặc điểm nhận diện Thể loại

1 Tự sự Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết quả.

(diễn biến sự việc)

- Bản tin báo chí

- Bản tường thuật, tường trình - Tác phẩm văn học nghệ

thuật (truyện, tiểu thuyết) 2 Miêu tả Tái hiện các tính chất, thuộc tính

sự vật, hiện tượng, giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.

- Văn tả cảnh, tả người, vật...

- Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự.

3 Biểu cảm Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người trước những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự vật...

- Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn

- Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút.

4 Thuyết minh

Trình bày thuộc tính, cấu tạo,

nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng, để người đọc có tri thức và có thái độ đúng đắn với chúng.

- Thuyết minh sản phẩm - Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật

- Trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học.

5 Nghị luận Trình bày ý kiến đánhgiá, bàn luận, trình bày tư tưởng, chủ

trương quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục.

- Cáo, hịch, chiếu, biểu.

- Xã luận, bình luận, lời kêu gọi.

- Sách lí luận.

- Tranh luận về một vấn đề trính trị, xã hội, văn hóa.

6 Hành chính – công vụ

- Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí.

- Đơn từ - Báo cáo - Đề nghị

(5)

XÁC ĐỊNH PTBĐ CỦA CÁC ĐOẠN VĂN SAU:

• VD1: Trong tay bồng đứa con gái hai tuổi, chị Dậu thơ thẩn ngồi trên chiếc chõng long nan. Cái nhanh nhảu của đôi mắt sắt ngọt, cái xinh xắn của cặp môi đỏ tươi, cái mịn màng của nước da đen giòn và cái nuột nà của người đàn bà hai mươi bốn tuổi vẫn không đánh đổ những cái lo phiền, buồn bã trong đáy tim. Nét mặt rầu rầu, chị im lặng nhìn sự ngoan ngoãn của hai đứa con nhỏ. (Tắt đèn – Ngô Tất Tố )

Đoạn văn trên viết theo PTBĐ nào?

(6)

XÁC ĐỊNH PTBĐ CỦA CÁC ĐOẠN VĂN SAU:

• VD2: Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa nhiều ngang trái. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh.

Đoạn văn trên viết theo PTBĐ nào?

(7)

• VD3: Khoảng đầu tháng 10/1930, trong cuộc khủng bố Xô Viết Nghệ - Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các thầy giáo Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng,…Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế tiếp tục làm báo Tiếng dân. Võ Nguyên Giáp bèn trở về quê rồi ra Hà Nội, miệt mài tự học chương trình hai lớp đệ tam, đệ tứ trung học và chương trình bằng Tú tài phần I. Lúc này, trường Trung học Albert Sarraut tại Hà Nội mở một lớp thí sinh tự do cho những ai muốn dự thi Tú tài II. Võ Nguyên Giáp đăng kí thi và đã đỗ đầu. Bạn học cùng lớp này có Phạm Huy Thông. Sau khi có bằng tú tài toàn phần, Võ Nguyên Giáp được nhận vào dạy ở trường tư thục Thăng Long về lịch sử và Pháp văn.

Đoạn văn trên viết theo PTBĐ nào?

(8)

• VD4: Sau đây là một đoạn văn thuyết minh về động Phong Nha (Quảng Bình)

Động Phong Nha bao gồm động khô và động nước, nổi bật nhất trong các động khô là động Tiên Sơn. Động Tiên Sơn có chiều dài 980m.

Từ cửa động đi vào khoảng 400m có một vực sâu khoảng 10m và sau đó là động đá gầm dài gần 500m khá nguy hiểm. Động Tiên Sơn là nơi có cảnh thạch nhũ và những phiến đá kì vĩ, huyền ảo. Các âm thanh phát ra từ các phiến đá, khi được gõ vào vọng như tiếng cồng chiêng. Theo các nhà khoa học thuộc Hội hang động Hoàng gia Anh, động này được kiến tạo cách đây hàng chục triệu năm, khi một dòng nước chảy qua quả núi đã đục rỗng, bào mòn núi đá vôi Kẻ Bàng. Sau đó, do địa chất thay đổi, khối đá vôi sụp đổ, chặn dòng chảy và làm nên động khô Tiên Sơn. Còn hệ thống động nước nổi bật nhất là động Phong Nha. Tạo hóa đã dựng nên những khối thạch nhũ đủ màu sắc với những hình dạng khác nhau.

Vẻ kì ảo ấy khiến ai đến tham quan cũng trầm trồ khen ngợi. Động Phong Nha dài 7729m. Hang có chiều dài dài nhất của động là 145m.

Động Phong Nha còn được mệnh danh là Thủy Tề Tiên vì nơi đây những

cột đá, thạch nhũ như mang một phong thái rất khác nhau. Tiếng nước vỗ

vào đá vang vọng thật xa . Động Phong Nha đẹp như một bức tranh thủy

mặc mà nhiều hang động khác phải ngưỡng mộ.

(9)

VD5:

Trong những giấc mơ có thật của không ít các bạn trẻ, đặc biệt là các cô gái có chuyện ước gặp thần tượng ngoài đời thực (…) Chỉ có điều đáng nói là thần tượng đến, rồi đi, để lại những dư âm đắng nghét. Khi “diễn giao lưu”, họ cố gắng bộc lộ niềm yêu mến của mình với khán giả. Những cái hôn gió, những lời nói có cánh và những hứa hẹn hết mình với nghệ thuật. Nhưng những bó hoa bỏ lại trên sân khấu, nét mặt lạnh lùng khi đi giữa hàng rào vệ sĩ, những pha cắt đuôi quá quắt trước làn sóng báo chí của họ,…thật khó để nói tình yêu ấy thật lòng. Đã vậy, chỉ sau sô diễn một số người đã có phát biểu không mấy thiện cảm về khán giả Việt Nam (…) Chuyện tưởng bình thường. Nhưng nó phản ánh một hiện tượng đã tồn tại quá lâu, đó là tâm lí sùng ngoại của một số khán giả Việt Nam, kiểu ca sĩ nước ngoài tài năng hơn, diễn viên nước ngoài đẹp hơn, diễn xuất giỏi hơn các ca sĩ, diễn viên trong nước. Và một bản nhạc giống nhạc nước ngoài thì có nghĩa là các nhạc sĩ Việt Nam phải là người ăn cắp nhạc mà không có chiều ngược lại. Nếu còn giữ tâm lí đó, khán giả sẽ còn nhiều phen thất vọng, sự yêu mến sẽ còn nhiều lần bị tổn thương.

Mọi phù phiếm chắc chắn sẽ qua nhanh và không có khán giả nào tầm thường cả.

Nhưng chúng ta đã quá chiều chuộng thị hiếu của mình mà quên mất sự nhìn nhận chính xác. Sự yêu mến thật sự phải xuất phát từ tài năng và sự chân thành của các nghệ sĩ.

(Theo báo Công an nhân dân số 62/2004)

Đoạn văn trên viết theo PTBĐ nào?

(10)

2. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ

(11)

TT Phong cách ngôn ngữ Đặc điểm nhận diện

1

Khoa học

- Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu

2

Sinh hoạt

- Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốt…trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân

3

Báo chí (thông tấn)

- Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự.

4

Chính luận

- Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội

5

Nghệ thuật

- Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện…

6

Hành chính

- Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội.
(12)

3. CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN

(13)

TT Thao tác

lập luận Đặc điểm nhận diện

1 Giải thích Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.

2 Phân tích Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối

tượng.

3 Chứng minh

Đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề

4 Bác bỏ Chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.

5 Bình luận Bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.

6 So sánh Đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.

(14)

4. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

-

Tu từ ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh,…

-

Tu từ từ vựng: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ, nói giảm, nói quá, điệp từ ngữ, phép đối…

- Tu từ cú pháp: Lặp cấu trúc câu, liệt kê, chêm

xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ,…

(15)

TT Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ thuật) của một số biện pháp tu từ

1 So sánh Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc

2 Ẩn dụ Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

3 Nhân hóa Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn gần với con người

4 Hoán dụ Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những

liên tưởng ý vị, sâu sắc

(16)

5 Điệp

từ/ngữ/cấu trúc Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm, tạo âm hưởng nhịp điệu cho câu văn, câu thơ.

6 Nói giảm Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm thể hiện sự trân trọng

7 Nói quá Tô đậm, phóng đại về đối tượng

8 Câu hỏi tu từ Bộc lộ, xoáy sâu cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý khẳng định…)

9 Đảo ngữ Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm về phần được đảo lên 10 Đối Tạo sự cân đối, đăng đối hài hòa

11 Liệt kê Diễn tả cụ thể, toàn diện nhiều mặt

(17)

• Lưu ý: Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ:

- Ẩn dụ:

+ Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương

đồng, tức giống nhau về phương diện nào đó (hình thức, cách thức thực hiện, phẩm chất, cảm giác).

+ VD: Thuyền về có nhớ bến chăng?/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Ẩn dụ: thuyền - người con trai (người đang xuôi ngược, đi lại - di động)

bến - người con gái (kẻ đang đứng đó, ở lại - cố định)

(18)

- Hoán dụ:

+ Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương cận, tức gần gũi với nhau (bộ phận - toàn thể; vật

chứa đựng - vật bị chứa đựng; dấu hiệu của sự vật - sự vật; cụ thể - trừu tượng).

+ VD(1): “Mắt thương nhớ ai/ Mắt ngủ không yên”

 Hoán dụ: Mắt để chỉ Cô gái (lấy cái bộ phận để nói cái toàn thể - Hoán dụ )

+ VD (2): Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,/ Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào.

 Hoán dụ: thôn Đoài, thôn Đông để chỉ người thôn

Đoài, người thôn Đông (vật chứa đựng - vật bị chứa

đựng)

(19)

5. PHÂN BIỆT CÁC THỂ THƠ

- Phân loại: Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát…; các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do,

- Đặc điểm nhận diện: Có nhiều tiêu chí để nhận diện, phân loại các thể thơ. Nhƣng cơ bản, đơn giản nhất là “đếm số tiếng trên 1 dòng thơ, đếm số dòng thơ”

+ Thơ lục bát: câu trước 6 tiếng, câu sau 8 tiếng

+ Thơ song thất lục bát: 2 câu 7 tiếng, 1 câu 6 tiếng, 1 câu 8 tiếng.

+ Thơ năm tiếng (tất cả các dòng thơ đều 5 tiếng), bảy tiếng (tất cả các dòng thơ đều 7 tiếng), tám tiếng (tất cả các dòng thơ đều 8 tiếng),…

+ Thơ tự do: các câu thơ dài ngắn khác nhau.

(20)

6. CÁC KIỂU ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN

- Diễn dịch: Đoạn có câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề.

- Qui nạp: đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến

ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ

thể đến ý kết luận bao trùm. Theo cách trình bày này,

câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn.

(21)

6. CÁC KIỂU ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN

- Đoạn tổng – phân – hợp: phối hợp diễn dịch với qui nạp.

Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng.

- Đoạn văn song hành: các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đọan văn.

-

Đoạn văn móc xích: Đoạn văn có kết cấu móc xích là đoạn

văn mà các ý gối đầu, đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng

việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau.

(22)

7. CÂU CHỦ ĐỀ CỦA ĐOẠN VĂN

 Khái niệm câu chủ đề: là câu nêu lên nội dung chính chi phối toàn bộ đoạn văn. Nó là hạt nhân nghĩa của toàn bộ đoạn văn.

• Tìm được câu chủ đề là một bước quan trọng để nhận diện nội dung chính của đoạn văn.

 Các tiêu chí nhận diện câu chủ đề :

• Tiêu chí nội dung: khảo sát ý nghĩa của từng câu một, câu nào có nội dung khái quát nhất thì nó là câu chủ đề, và đồng thời là ý

chính của đoạn văn.

• Tiêu chí hình thức : cụ thể là căn cứ vào các vị trí mà câu chủ đề

thường xuất hiện. Có hai vị trí mà câu chủ đề thường xuất hiện

đó là đứng đầu hoặc đứng cuối đoạn văn.

(23)

8. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC

 Xác định nội dung chính của văn bản:

- Học sinh căn cứ vào tiêu đề của văn bản.

- Đối với VB thơ: căn cứ vào những hình ảnh đặc sắc, câu văn, câu thơ được nhắc đến nhiều lần. Đây có thể là những từ khóa chứa

đựng nội dung chính của văn bản.

- Đối với văn bản văn xuôi (một đoạn, hoặc một vài đoạn): việc cần làm là học sinh phải xác định được đoạn văn trình bày theo

cách nào: diễn dịch, quy nạp, móc xích hay song hành… Xác định được kiểu trình bày đoạn văn học sinh sẽ xác định được câu chủ đề nằm ở vị trí nào. Thường câu chủ đề sẽ là câu nắm giữ nội dung

chính của cả đoạn.

(24)

8. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC

 Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản

- Phần này trong đề thi thường hỏi anh/ chị hãy chỉ ra một từ ngữ, một hình ảnh, một câu nào đó có sẵn trong văn bản. Sau khi chỉ ra được có thể lý giải phân tích vì sao lại như vậy.

- Học sinh đọc kĩ đề, khi lý giải phải bám sát vào văn bản.

Phần này phụ thuộc nhiều vào khả năng cảm thụ thơ văn của học

sinh.

(25)

B. THỰC HÀNH

(26)

BT1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“...Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.

Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô

tận với những quy luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao

nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách

xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau

đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những

khát vọng.

(27)

Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.

Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M.Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt .

(Trích Về việc đọc sách)

(28)

Câu 1. Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản trên.

Câu 3. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 4. Anh/chị hãy nêu quan điểm riêng của mình về ý nghĩa

của việc đọc sách đối với lớp trẻ ngày nay. Trả lời trong khoảng

7 dòng

(29)

BT2: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM

(Tác giả: Cô giáo Chu Ngọc Than)

(30)

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

Với người láng giềng đang lúc lâm nguy Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

Với chuyến du thuyền đang "khóc" giữa đại dương Mình mở cửa đón họ vào bến cảng

Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.

Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa

"Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại"

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Từ mái trường này em sẽ lớn lên

Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.

Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa

Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!

(31)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Cho biết phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2. Việc trích dẫn ý kiến của thủ tướng trong bài thơ có tác dụng gì?

Câu 3. Ý nghĩa của hai dòng thơ:

“Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên”.

Câu 4. Hãy rút ra thông điệp của bài thơ? Từ thông

điệp ấy, anh/chị thấy bản thân mình cần học tập và phát

huy điều gì để làm rạng danh con người Việt Nam.

(32)

BT3: Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :

“Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa. Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra là hai vật thể tạo lửa. Lửa là kết quả của số nhiều. Cô bé bán diêm là số đơn. Cô đã chết vì thiếu lửa. Để rồi từ đó loài người đã cảnh giác thắp nến suốt mùa Giáng sinh để cho không còn em bé bán diêm nào phải chết vì thiếu lửa.

Nước Việt hình chữ “S”, hiện thân của số nhiều, lẽ nào không biết nuôi lửa và truyền lửa, lẽ nào thiếu lửa? Không có lửa, con rồng chẳng phải là rồng, chỉ là con giun, con rắn. Không có lửa làm gì có “nồng” nàn, “nhiệt” tâm! Làm gì có “sốt” sắng, “nhiệt”

tình, đuốc tuệ! Làm gì còn “nhiệt” huyết, “cháy” bỏng! Sẽ đâu rồi “lửa” yêu thương?

Việc mẹ cha, việc nhà, việc nước, làm gì với đôi vai lạnh lẽo, ơ hờ? Không có lửa em lấy gì “hun” đúc ý chí, “nấu” sử sôi kinh? Em… sống đời thực vật vô tri như lưng cây, mắt lá, đầu cành, thân cỏ…. Cho nên: Biết ủ lửa để giữ nhân cách – người, nhân cá

ch – Việt. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Thế nhưng: Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?”.

(Trích Thắp mình để sang xuân, Nhà văn Đoàn Công Lê Huy)

(33)

Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn văn bản trên.

Câu 2: Ý nghĩa của từ “lửa” được in đậm trong hai câu văn sau: “Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa”.

Câu 3: Tại sao tác giả lại nói: “Biết ủ lửa để giữ nhân cách – người, nhân cách – Việt”?

Câu 4: Thông điệp ý nghĩa nhất đối với anh/chị

được rút ra từ đoạn văn bản trên.

(34)

Chúc các em học sinh học tốt và luôn

miễn nhiễm với Covid !

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đề tài của truyện khoa học viễn tưởng thường là những cuộc thám hiểm vũ trụ, du hành xuyên thời gian, những cuộc kết nối ngoài Trái đất, … Tất cả những hoạt động

- Đề tài của truyện khoa học viễn tưởng thường là những cuộc thám hiểm vũ trụ, du hành xuyên thời gian, những cuộc kết nối với sự sống ngoài Trái Đất…Tất cả những

Muốn thể tích khối trụ đó bằng 2 và diện tích toàn phần phần hình trụ nhỏ nhất thì bán kính đáy bằng bao nhiêu?. Biết rằng C luôn thuộc

- - TThấy máy bay … hấy máy bay … TTrong vũ trụ không chỉ có Mặt Trăng, Mặt Trời, rong vũ trụ không chỉ có Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất mà còn có rất nhiều các ngôi sao và các

luôn tồn tại các lực hấp dẫn từ các thiên thể trong vũ trụ tác dụng lên vật Câu 23: Định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng trong trường

Văn bản Sự sống và cái chết không chỉ giải thích từ ngữ và cung cấp các thông tin khoa học về vũ trụ mà còn giúp người đọc khám phá vẻ đẹp kì diệu của sự sống, suy

Bài học giúp em hiểu thêm về vấn đề bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất: Trái đất đang chịu sự tổn thương nghiêm trọng trước sự khai thác, phá hoại bừa bãi của con

Các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang cần mẫn, tích cực tìm kiếm những biện pháp nhằm khám phá Trái Đất để trả lời các câu hỏi của con người về Trái