• Không có kết quả nào được tìm thấy

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH"

Copied!
117
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN TRANG VÂN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS MAI VĂN XUÂN

HUẾ, 2018

Trường Đại học Kinh tí́ Huí́

(2)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sửdụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡcho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đãđược chỉ rõ nguồn gốc.

TÁC GIẢ

Trần Trang Vân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của Đại học kinh tế- Đại học Huế đã nhiệt tình giảng dạy tôi trong những năm học vừa qua.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Phòng Tài chính–Kếhoạch đã tạo điều kiện, giúp đỡtôi trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn.

Tôi xin đặc biệt cảm ơn PGS.TS Mai Văn Xuân đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn này.

HỌC VIÊN

Trần Trang Vân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN

Họvà tên học viên: TRẦN TRANG VÂN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Định hướng đào tạo:Ứng dụng Mã số: 8 34 04 10; Niên khóa: 2016-2018

Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS MAI VĂN XUÂN

Tên đềtài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN BỐTRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện BốTrạch, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại huyện trong thời gian tới.

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý chi thường xuyên nguồn NSNN tại huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình.

2. Các phương pháp nghiên cứuđã sửdụng

Phương pháp thu thập sốliệu: Sốliệu thứcấp; Sốliệu sơ cấp

Phương pháp xửlý, phân tích dữliệu: Sửdụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, dãy thời gian, sửdụng phần mềm SPSS.

3. Các kết quảnghiên cứu chính và kết luận

- Tác giả đã hệthống hóa những vấn đềlý luận và thực tiễn vềcông tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

- Phân tích thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình

- Trên cơ sởkết quảnghiên cứu để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tốt hơn.

Tác giả

Trần Trang Vân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN... i

LỜI CẢM ƠN... ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN... iii

MỤC LỤC... iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT... vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU... viii

PHẦNI ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của đề tài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...2

4. Phương pháp nghiên cứu...3

5. Kết cấu luận văn...4

PHẦNII NỘI DUNG VÀ KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU...5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...5

1.1. Tổng quan lý luận về ngân sách và chi thường xuyên ngân sách nhà nước...5

1.1.1. Tổng quan lý luận về ngân sách nhà nước...5

1.1.2.Cơ sởlý luận về chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước...8

1.1.3. Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước...13

1.2. Tổng quan về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện...15

1.2.1. Chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện...15

1.2.2. Tổng quan về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện...18

1.2.3. Nội dung công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện ...19

1.3. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở một số địa phương và bài học rút ra cho huyện Bố Trạch...32

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế...32

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

1.3.2. Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh...33

1.3.3. Bài học rút ra cho huyện Bố Trạch...34

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ...37

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình ...37

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...37

2.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội...38

2.1.3. Tình hình thu chi ngân sách nhà nước tại huyện Bố Trạch...39

2.2. Đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Bố Trạch giai đoạn 2014 – 2016...43

2.2.1. Tình hình chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Bố Trạch...43

2.2.2. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Bố Trạch giai đoạn 2014 –2016 ...44

2.3. Đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước ở huyện Bố Trạch...62

2.3.1. Những kết quả đạt được...62

2.3.2. Hạn chế...63

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế...66

2.4. Đánh giá của đối tượng sử dụng NSNN trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Bố Trạch...70

2.4.1. Đặc điểm đối tượng điều tra...70

2.4.2.Đánh giá về công tác lập dự toán chi thường xuyên NSNN ...71

2.4.3.Đánh giá về công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN ...72

2.4.4.Đánh giá về công tác quyết toán chi thường xuyên NSNN ...73

2.4.5.Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên NSNN ...74

2.4.6.Đánh giáchung công tác quản lý chi thường xuyên NSNN ...75 CHƯƠNG 3.ĐỊNH HƯỚNG VÀ HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

HUYỆN BỐ TRẠCH...76

3.1. Định hướng hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại huyện Bố Trạch...76

3.1.1. Quan điểm...76

3.1.2. Mục tiêu ...77

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại huyện Bố Trạch...77

3.2.1. Giải pháp chung...78

3.2.2. Giải pháp chuyên môn, nghiệp vụ...81

3.2.3. Giải pháp điều kiện...89

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...97

1. KẾT LUẬN...97

2. KIẾN NGHỊ...98

2.1. Kiến nghị đối với đơn vị sử dụng ngân sách...98

2.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương...98

2.3. Kiến nghị đối với Kho bạc Nhà nước...99

TÀI LIỆU THAM KHẢO...101 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2

BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆNLUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐVSDNS Đơn vịsửdụng ngân sách

HĐND Hội đồng nhân dân

NSNN Ngân sách nhà nước

KBNN Kho bạc nhà nước

UBND CTX

Ủy ban nhân dân Chi thường xuyên

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2 1. Cơ cấu kinh tếtheo ngành huyện BốTrạch giai đoạn 2014–2016... 38

Bảng 2 2. Tình hình thu ngân sách nhà nước tại huyện Bố Trạch giai đoạn 2014 - 2016 ... 40

Bảng 2 3. Tình hình chi ngân sách nhà nước tại huyện Bố Trạch giai đoạn 2014 – 2016 ... 42

Bảng 2 4. Tình hình chi thường xuyên NSNN của huyện Bố Trạch so với tổng chi thường xuyên NSNN của tỉnh Quảng Bình ... 43

Bảng 2 5. Tình hình chi thường xuyên NSNN so với tổng chi cân đối ngân sách tại huyện BốTrạch giai đoạn 2014–2016 ... 44

Bảng 2.6. Tình hình lập dự toán chi thường xuyên NSNN huyện BốTrạch... 49

Bảng 2 7. Cơ cấu phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN tại huyện Bố Trạch giai đoạn 2014 - 2016... 50

Bảng 2 8. Tình hình chi thường xuyên ngân sách huyện BốTrạch giai đoạn 2014 - 2016 ... 54

Bảng 2 9. Dựtoán và quyết toán chi thường xuyên huyện BốTrạch giai đoạn 2014 - 2016 ... 60

Bảng 2.10 Cơ cấu mẫu điều tra ... 71

Bảng 2.11 Đánh giá vềcông tác lập dự toán chi thường xuyên NSNN ... 72

Bảng 2.12 Đánh giá vềcông tác chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN ... 73

Bảng 2.13 Đánh giá vềcông tác quyết toán chi thường xuyên NSNN... 74

Bảng 2.14 Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên NSNN... 75

Bảng 2.15

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đánh giá chung công tác quản lý chi thường xuyên NSNN ... 76
(10)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Mỗi một nhà nước muốn tồn tại và phát triển phải có nguồn lực và quản lý tốt nguồn lực của mình, một trong những nguồn lực quan trọng, đó là ngân sách nhà nước (NSNN). NSNN là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bìnhổn giá cả từ đó có tác động điều chỉnh đời sống xã hội. Ngân sách Nhà nước đóng vai tròđặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, địa phương và đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS), có ảnh hưởng đến quyết sách và sựphát triển của chủthể.

Đối với nước ta, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì NSNN càng có vai trò quan trọng hơn. Trong khi nguồn thu NSNN là có hạn thì việc quản lý nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu NSNN từ Trung ương đến địa phương có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của đất nước.

Chi NSNN có hai nội dung cơ bản là chi thường xuyên NSNN và chi đầu tư phát triển, trong đó, chi thường xuyên NSNN là khoản mục chi chiếm tỷ trọng lớn (hơn 60%) trong cơ cấu chi NSNN. Việc quản lý chi thường xuyên NSNN tiết kiệm, hiệu quả là điều rất quan trọng để NSNN có thể tích lũy nhiều nguồn lực hơn cho chi đầu tư phát triển, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý điều hành của nhà nước.

Trong những năm qua, công tác quản lý, điều hành chi thường xuyên NSNN của huyện Bố Trạch đã có những chuyển biến tích cực, đóng góp đáng kểvào việc phát huy được một sốthếmạnh của địa phương, tạo đà cho sản xuất phát triển mạnh hơn trước, giải quyết công ăn, việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và giữgìn an ninh chính trị, trật tựan toàn xã hội trên địa bàn.…Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý chi thường xuyên NSNN vẫn còn một số hạn chế; tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi còn lớn và tăng nhanh trong thời gian vừa quado đó phải giảm chi đầu tư và bố trí chi trảnợ thấp hơn nhu cầu; hiệu quảcác khoản chi thường xuyên NSNN còn thấp, chưa thực sựtiết kiệm trong chi tiêu công,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

các nội dung chi tiếp khách, hội nghị, công tác còn nhiều… dẫn đến lãng phí, kém hiệu quảtrong quản lý chi NSNN, cản trở tiềm năng phát triển kinh tếxã hội.

Việc nghiên cứu công tác chi thường xuyên ngân sách Nhà nước, từ đó đề ra những giải pháp cụ thể để từng bước hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên, đáp ứng được lộ trình cải cách hành chính công của chính quyền huyện, gây dựng lòng tin cho nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội là thực sự cấp thiết.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi quyết định chọn đề tài:

“Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình”làm luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mụctiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện BốTrạch, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại huyện trong thời gian tới.

2.2. Mc tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về ngân sách nhà nước, chi thường xuyên từnguồn ngân sách nhà nước.

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình.

- Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý chi thường xuyên nguồn NSNN tại huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình.

3.2. Phm vi nghiên cu

- Về không gian: luận văn nghiên cứu tại địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

- Về thời gian: luận văn tiến hành đánh giá và phân tích thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Bố Trạch trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016.

- Về nội dung: hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên nguồn NSNN tại huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập tài liệu 4.1.1. Sốliệu thứcấp

Đềtài sửdụng nguồn dữliệu thứcấp bao gồm các văn bản luật như Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản có tính pháp quy hướng dẫn cụthểhóa công tác kiểm soát chi NSNN, đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên trêncơ sởthực tế. Luận văn chủ yếu sửdụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ tổ kế toán của Kho bạc nhà nước huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình như các báo cáo chi NSNN, báo cáo từchối kiểm soát chi các khoản thanh toán và các dữliệu liên quan. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các bài báo, các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đềnghiên cứu.

4.1.2. Sốliệu sơ cấp

- Số liệu được thu thập từ các đối tượng là ĐVSDNS trên địa bàn huyện Bố Trạch. Trình tựphỏng vấnĐVSDNSthông qua bảng hỏi như sau:

Thứ nhất: xây dựng sơ bộ bảng hỏi phỏng vấn trên cơ sở kiến thức được học cùng với thông tin tìm hiểu.

Thứhai: Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn vềnội dung bảng hỏi.

Thứba: Chỉnh sửa bảng hỏi theo ý kiến góp ý và tiến hành điều tra -Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện.

- Xác định cỡmẫu: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến, theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Mô hình sử dụng trong bài có 25 biến quan sát nên số mẫu là: 25x5=125 (mẫu), tuy nhiên do hạn chế về thời gian tôi quyết định chọn 100ĐVSDNS trên địa bàn huyện BốTrạchđể điều tra.

- Phương pháp điều tra: phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi bảng hỏi khảo sát đến các đối tượng làĐVSDNS

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

4.2. Phương pháp phân tích và xửlý sốliệu

Luận văn sửdụng các phương pháp phân tích cơ bản như:

Phương pháp thống kê mô tả, so sánh, dãy sốthời gian… để quan sát và đánh giá qui mô, cơ cấu và tốc độ phát triển trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN trên địa bàn trên địa bàn huyện Bố Trạch làm tiền đề cho định hướng hoàn thiện công tác này trong tương lai.

Sốliệu điều tra được xửlý và phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS:

+ Phương pháp thống kê mô tả: Giá trị trung bình: cho biết phần lớn ý kiến được chọn từ việc tiếp thu ý kiến từ ĐVSDNS. Giá trị trung bình càng cao thì tiêu chí đó càng được thểhiện rõ

5. Kết cấu luận văn

Cấu trúc luận văn được phân thành 3 phần:

Phần 1: Đặt vấn đề

Phần 2: Nội dung và kết nghiên cứu. Phần này bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước

Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện BốTrạch, tỉnh Quảng Bình.

Phần 3: Kết luận và Kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀCÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1. Tổng quan lý luận về ngân sách và chi thường xuyên ngân sách nhà nước 1.1.1. Tổng quan lý luậnvề ngânsáchnhà nước

1.1.1.1. Khái niệm vềngânsách nhà nước

Ngân sách nhà nước (hay ngân sách chính phủ) là một phạm trù mang tính lịch sử, phảnảnh những mặt nhất định của quan hệkinh tếthuộc lĩnh vực phân phối sản phẩm xã hội và được sử dụng như một công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện các chức năng quản lý của mình từ trung ương đến địa phương.

Tại khoản 14, điều 4, Luật Ngân sách nhà nước (2015)được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/6/2015 định nghĩa rằng,

“Ngân sách Nhà nước là toàn bộcác khoản thu, chi của Nhà nước được dựtoán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đểbảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụcủa Nhà nước”.

Về mặt bản chất, NSNN phản ảnh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủthểkinh tế- xã hội trong phân phối tổng sản phẩm xã hội thông qua việc tạo lập sửdụng quỹtiền tệtập trung của Nhà nước, chuyển dịch một bộphận thu nhập bằng tiền của các chủ thể đó thành thu nhập của Nhà nước và Nhà nước chuyển dịch thu nhập đó đến các chủ thể thụ hưởng nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụcủa Nhà nước.

Nội dung chủ yếu của NSNN là thu chi nhưng không phải là các con số, không phải là quy mô, sự tăng giảm số lượng tiền tệ đơn thuần mà còn phản ánh chủ trương, chính sách của Nhà nước, biểu hiện các quan hệ tài chính giữa các cấp chính quyền, giữa Nhà nước với các chủthể kinh tếkhác của nền kinh tếtrong quá trình phân bổnguồn lực xã hội và phân phối nguồn thu nhập mới tạo ra.

1.1.1.2. Vai trò của ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động của

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

nền kinh tế, xã hội, an ninh – quốc phòng và đối ngoại của quốc gia. Đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộnền kinh tế, xã hội (Phạm Ngọc Anh, 2012).

NSNN đóng vai trò là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. Cụthể:

Thứ nhất, huy động các nguồn tài chính của NSNN để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Mức động viên các nguồn tài chính từ các chủ thể trong nguồn kinh tế đòi hỏi phải hợp lý bởi nếu mức động viên quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế, cần phải xác định mức huy động vào NSNN phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của các thành phần kinh tếkhác nhau trong xã hội.

Thứ hai, NSNN là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô. NSNN là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất, tăng tính cạnh tranh trong thị trường và phá vỡ thế độc quyền. Chính phủ sẽ xây dựng định hướng phát triển kinh tếcủa các thành phần kinh tếtrong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển sản xuất theo định hướng đã xây dựng.

Thông qua hoạt động của NSNN, chính phủ sẽcung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở hạtầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của mọi thành phần kinh tế.

Thứba, hoạt động của NSNN nhằm kích thích sự tăng trưởng kinh tếtheo sự định hướng phát triển kinh tếxã hội thông qua các công cụ thuế, phí và lệ phí của nhà nước.

Thứ tư, NSNN giữ vai trò điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Chính phủcó thể trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hoặc có hoàn cảnh đặc biệt như thông qua các khoản chi vềtrợcấp xã hội. Ngoài ra, chính phủ cũng có thể trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗtrợ đồng bào vùng lũ lụt, thiên tai.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Thứ năm, nhà nước sử dụng NSNN như một công cụ để góp phần bình ổn giá cảvà kiềm chếlạm phát của nền kinh tế. Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng, những mặt hàng mang tính chiến lược, ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động của nền kinh tế, xã hội. Cơ chế điều tiết được thực hiện thông qua các chính sách trợ giá, điều chỉnh thuếsuất thuếxuất nhập khẩu, dựtrữquốc gia.

1.1.1.3. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 1.1.1.3.1. Khái niệm

Phân cấp quản lý NSNN là quá trình nhà nước trung ương và cấp tỉnh phân giao những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho các cấp chính quyền ở địa phương trong hoạt động quản lý thu chi NSNN.

Phân cấp quản lý NSNN được xem là một trong những biện pháp quản lý NSNN. Về mặt bản chất, việc phân cấp quản lý NSNN là việc phân chia trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý hoạt động của NSNN cho các cấp chính quyền nhằm làm cho hoạt động của NSNN được lành mạnh và đạt hiệu quảcao. Phân cấp quản lý thu chi NSNN được thực hiện theo nguyên tắc thống nhất, dân chủ tập trung. Điều này được quy định chi tiết trong Luật Ngân sách nhà nước (2015), phân định cụthểnhiệm vụthu chi cho ngân sách mỗi cấp.

Trong đó, nội dung chính về phân cấp quản lý thu NSNN là tập trung đại bộ phận nguồn thu lớn, ổn định cho ngân sách trung ương (NSTW), đồng thời tạo cho ngân sách địa phương (NSĐP) có nguồn thu gắn với địa bàn. Trên tinh thần đó, nguồn thu NSNN được chia thành ba loại: các khoản thu NSTW hưởng 100%, các khoản thu NSĐP hưởng 100% và các khoản thu điều tiết theo tỉ lệ phần trăm (%) giữa NSTW và NSĐP.

1.1.1.3.2. Các nguyên tắc phân cấp quản lý

Theo Nguyễn Văn Tuyến (2007), phân cấp quản lý NSNN các cấp từ Trung ương đến địa phương phải đảm bảo bốn nguyên tắc cơ bản sau:

Thứnhất, phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế, xã hội, an ninh –quốc phòng và năng lực quản lý của mỗi cấp trênđịa bàn.

Thứhai,đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW và vị trí độc lập của NSĐP trong hệthống NSNN thống nhất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Thứ ba, phân định cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách.

Phân định rõ nguồn thu và nhiệm vụchi nào gắn với NSTW, nguồn thu và nhiệm vụ chi nào gắn với NSĐP nhằm làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp, tạo điều kiện cho các cấp chính quyền ở địa phương, nhất là các cơ sở chủ động thực hiện nhiệm vụphát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, hạn chếtình trạng trông chờ, ỷ lại của ngân sách cấp dưới đối và tình trạng bao biện của ngân sách cấp trên.

Thứ tư, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp NSNN. Phân cấp quản lý NSNN phải đảm bảo yêu cầu cân đối phát triển chung của đất nước, hạn chế đến mức thấp nhất sựchênh lệch vềkinh tế, văn hóa, xã hội giữa các vùng lãnh thổ. Yêu cầu của nguyên tắc này xuất phát từ các vùng, các địa phương trong cùng một quốc gia có những đặc điểm tựnhiên, xã hội và trình độ phát triển kinh tế, xã hội không đồng đều. Nếu một hệthống NSNN được phân cấp đơn giản, áp dụng như nhau cho tất cả các địa phương, các vùng lãnh thổtrong một quốc gia có thểdẫn tới mất cân bằng, tạo ra những khoảng cách lớn về sự phát triển giữa các địa phương. Những vùng đô thị hoặc nhưng vùng có tiềm năng phát triển kinh tế ngày càng được phát triển trong khi các vùng nông thôn, miền núi hẻo lánh không có tiềm năng phát triển thì ngày càng tụt hậu.

1.1.2.Cơ sở lý luận về chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước 1.1.2.1. Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹngân sách nhằm thực hiện các nhiệm vụcủa nhà nước trong từng thời kỳ. Nội dung chi ngân sách rất đa dạng, xuất phát từ vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Hay nói cách khác, chi NSNN là công việc định vị khoản chi cụ thể cho từng mục tiêu, hoạt động và công việc thuộc chức năng của Nhà nước đảm bảo thực hiện những mục tiêu chung.

Mục đích của chi NSNN là thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Căn cứ để thực hiện chi NSNN là dự toán ngân sách hàng năm, các quy định của pháp luật và các định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách. Hoạt động chi NSNN không những duy trì và phát triển bộmáy hành chính mà còn là công cụhữu hiệu để điều tiết nền kinh tếvĩ mô đi theo đúng định hướng đãđềra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Các khoản chi này ở mỗi quốc gia có thể bao gồm các khoản chi chủ yếu sau: chi tiền lương và tiền công, chi mua sắm hàng hóa và dịch vụcho sựnghiệp và cho chi sửa chữa thường xuyên, chi cho quỹdựtrữ thường xuyên, chi trợcấp và trợ giá. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ chi thường xuyên mà nhà nước phải đảm nhận ngày càng tăng đã làm phong phú thêm nội dung chi thường xuyên của NSNN.

1.1.2.2. Đặc điểm chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Chi thường xuyên NSNN thường chiếm tỷtrọng tương đối lớn (khoảng 70%) trong tổng chi NSNN. Chính vì thế, hoạt động chi thường xuyên NSNNảnh hưởng và tác động đến nhiều đối tượng khác nhau trong nền kinh tế. TheoLê Văn Ái và Hồ Xuân Hương (2011), hoạt động chi thường xuyên NSNN cócác đặc điểm sau:

Thứnhất, đại bộphận các khoản chi thường xuyên thường mang tính ổn định.

Các chức năng vốn có của nhà nước như duy trì an ninh –quốc phòng hay tổchức các hoạt động kinh tế - xã hội đều đỏi phải được thực thi cho dù có sự thay đổi về thểchếchính trị hay không. Để đảm bảo cho nhà nước thực hiện các chức năng này thì cần có nguồn vốn từNSNN cung cấp.

Thứhai,xét theo cơ cấu chiởtừng niên độvà mục đích sửdụng cuối cùng của vốn cấp phát thì đại bộphận các khoản chi thường xuyên của NSNN có hiệu lực tác động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội. Nếu chi đầu tư phát triển nhằm tạo ra cơ sởvật chất –kỹthuật cần thiết cho sựphát triển lâu dài và bền vững của nền kinh tế trong tương lai thì chi thường xuyên lại chủ yếu đáp ứng các nhu cầu chi để thực hiện các chức năng, nhiệm vụcủa nhà nước vềquản lý kinh tế, xã hội ngay trong năm ngân sách hiện tại.

Thứba, phạm vi mức độ chi thường xuyên của NSNN gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước và sự lựa chọn của nhà nước trong việc cung ứng các hàng hóa công cộng. Với tư cách là một quỹ tiền tềtập trung của nhà nước nên tất yếu quá trình phân phối và sử dụng vốn NSNN luôn phải hướng vào việc đảm bảo sựhoạt động bình thường của bộ máy nhà nước đó.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

1.1.2.3. Vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Theo Lê Văn Ái và Hồ Xuân Hương (2011), hoạt động chi thường xuyên NSNN giữvai trò sau:

Thứ nhất, chi thường xuyên NSNN đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của các cơ quan nhà nước. Muốn thực hiện các hoạt động theo nhiệm vụ đã được giao, các cơ quan nhà nước rất cần có một nguồn lực tài chính cần thiết. Trong khi phần lớn hoạt động của các cơ quan nhà nước là hoạt động phi lợi nhuận, không tạo nguồn tài chính để tự nuôi mình thì nguồn tài lực đầu vào đáp ứng nhu cầu duy trì mọi hoạt động của nó phải được đảm bảo từnguồn NSNN.

Thứ hai, đảm bảo cho nhà nước có thể thực hiện sản xuất và cung ứng một phần hàng hóa công cộng cho nền kinh tế. Cùng với quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế, Nhà nước cũng phải luôn cân nhắc, lựa chọn những việc nhà nước phải làm và những việc mà nhà nước có thể giao cho khu vực tư nhân thực hiện. Mô hình hợp tác công tư (PPP) trong sản xuất và cungứng các hàng hóa, dịch vụ công cộng là một trong những mô hình tối ưu nhất hiện nay, giảm chi phí sản xuất cho toàn xã hội. Mô hình này phù hợp cho việc sản xuất và cungứng các hàng hóa và dịch vụkhu vực tư nhân. Khi tham gia với tư cách là một trong những người sản xuất và cung ứng hàng hóa công cộng, nhà nước thường tạo ra các hàng hóa công cộng từ hai hoạt động chính: quản lý hành chính nhà nước và hoạt động sự nghiệp của nhà nước.

Thứ ba, chi thường xuyên NSNN là công cụ để nhà nước thực hiện mục tiêu ổn định và điều chỉnh thu nhập, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội... góp phần cải thiện công bằng xã hội.

Thứ tư, chi thường xuyên NSNN là công cụ ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh. Thông qua hoạt động chi thường xuyên, nhà nước thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo ổn định, trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng.

Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Chi thường xuyên hiệu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để chi cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy sựphát triển kinh tếbền vững trong tương lai.

1.1.2.4. Nội dung chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Căn cứ chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước, các chính sách chế độ về hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mỗi vùng, mỗi địa phương, chính quyền nhà nước cấp trên xem xét giao ngân sách cho chính quyền nhà nước cấp dưới nhằm thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước. Nội dung chi thường xuyên NSNN bao gồm:

Thứnhất, chi quốc phòng – an ninh. Đây là khoản chi cần thiết nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội, sự yên bình cho quốc gia và cho người dân. Chi quốc phòng nhằm bảo vệtoàn vẹn lãnh thỗquốc gia, chống lại sựxâm lấn của các thếlực thù địch bên ngoài. Quy mô của khoản chi này phụ thuộc vao sự biến động chính trị, xã hội trong nước, trong khu vực và trên thếgiới. Theo quy định, chi quốc phòng an ninh là khoản chi mang tính chất bí mật nhà nước nên toàn bộkhoản chi này được tài trợtừ nguồn NSNN và không có trách nhiệm phải công bố như các khoản chi khác.

Thứhai, chi sựnghiệp kinh tế, bao gồm: chi sựnghiệp nông lâm ngư nghiệp;

sựnghiệp giao thông; sựnghiệp kiến thiến thịchính và sựnghiệp kinh tếcông cộng khác; chi điều tra cơ bản, đo đạcđịa giới hành chính các cấp; chi về bản đồ, đo đạc cắm mốc biên giới, đo đạc lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính; chi định canh, định cư và kinh tếmới.

Thứ ba, chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Cụthể, các khoản chi này bao gồm:

- Chi thanh toán cho cá nhân: thuộc nhóm mục chi này bao gồm các khoản chi về lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phúc lợi tập thể cho giáo viên, cán bộ công nhân viên trường học. Khoản chi này thường chiếm tỷtrọng lớn nhất trong tổng chi của NSNN cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

Mục đích của khoản chi này nhằm đáp ứng trực tiếp các nhu cầu về đời sống sinh hoạt cho giáo viên, cán bộ công nhân viên trường học, duy trì hoạt động của bộmáy giáo dục các cấp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

- Chi cho nghiệp vụ chuyên môn: thuộc nhóm này bao gồm các khoản về giảng dạy, học tập, chủ yếu là dùng để mua sắm sách vở, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo, tài liệu giảng dạy... cho giáo viên và học sinh. Nhóm chi này tuy có tỷ trọng không lớn nhất góp phần vào việc cải thiện chất lượng giáo dục.

- Chi mua sắm, sửa chữa: đây là khoản chi dùng đểmua sắm thêm các tài sản và sửa chữa các tài sản đang trong quá trình hoạt động, nhằm phục vụ kịp thời cho nhu cầu hoạt động và nâng cao hiệu suất sửdụng tài sản đó trong giảng dạy và học tập.

Thứ tư, chi sựnghiệp y tế. Khoản chi này bao gồm:

- Chi cho con người: là khoản chi chủyếu phục vụ cho đội ngũ cán bộcông nhân viên hoạt động trong lĩnh vực y tế cũng như quản lý về y tế như: chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng, phụcấp, các khoản đóng góp, phúc lợi tập thểvà các khoản thanh toán khác cho cán bộcông nhân viên.

- Chi cho các sựnghiệp chuyên môn: là các khoản chi đặc thù cho lĩnh vực y tế như: chi mua thuốc khám chữa bệnh, các vật tư phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh (bông băng, gạc, cồn, phim X quang...), các vật tư và trang thiết bị chuyên dùng không phải là tài sản cố định và các khoản chi khác.

- Chi mua sắm, sửa chữa: là các khoản chi liên quan đến tài sản cố định trong lĩnh vực y tế như các chi phí sửa chữa tài sản cố định, mua sắm tài sản cố định, vận chuyển, lắp đặt tài sản cố định, chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định... Do tài sản cố định sửdụng trong lĩnh vực y tế có đặc thù riêng và thuộc vềsựnghiệp của nhà nước nên không được khấu hao để bù đắp tài sản cố định, không tránh khỏi việc sửdụng kém hiệu quảvà lãng phí.

Thứ năm, chi sự nghiệp dân số và kế hoạch hóa gia đình. Các khoản chi thường xuyên trong lĩnh vực này bao gồm:

- Các trang thiết bị, phương tiện, tài liệu, vật liệu chủyếu cho công tác thông tin, giáo dục, truyền thông vềdân sốvà kếhoạch hóa gia đình.

- Các phương tiện tranh thai và thuốc thiết yếu phục vụ việc tránh thai như vòng tránh thai (không kểviện trợ), thuốc tránh thai (không kểviện trợ), bao cao su tránh thai và thuốc kháng sinh các loại cho các ca đặt vòng,đình sản, nạo phá thai.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

- Thực hiện một sốchính sách khuyến khích giảm tỷlệphát triển dân số như bồi dưỡng cho người chấp nhận triệt sản, bồi dưỡng cho người làm công tác tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp ngăn ngừa thai, triệt sản... và bồi dưỡng cho người làm dịch vụkếhoạch hóa gia đình.

Ngoài ra, chi thường xuyên ngân sách nhà nước còn bao gồm các lĩnh vực sau: chi sự nghiệp văn hóa, thông tin và du lịch; chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình và thông tấn; chi sựnghiệp thểdục thểthao; chi sựnghiệp bảo đảm xã hội; chi sựnghiệp môi trường; chi sựnghiệp hành chính, Đảng và đoàn thể; chi cải cách tiền lương và chi thường xuyên khác.

1.1.3. Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

1.1.3.1. Khái niệm vềquản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Quản lý nói chung được hiểu như một quy trình mà chủthể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động phát triển phù hợp với quy luật khách quan và đạt được mục tiêu đãđịnh.

Quản lý chi NSNN là việc nhà nước phân phối và sửdụng quỹNSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc đãđược xác lập (Nguyễn Văn Tuyến, 2007).

Theo Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh (2010), trong hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN, cần chú trọng đến những yếu tố như chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, công cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý.

- Chủ thể quản lý chi NSNN là nhà nước hoặc các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụthực hiện các hoạt động phân phối và sửdụng các quỹNSNN. Trong đó, chủ thể quản lý chi thường xuyên NSNN là các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với lĩnh vực chi NSNN trên địa bàn và cácĐVSDNS.

- Đối tượng quản lý là hoạt động chi thường xuyên NSNN, hoạt động đó bao gồm việc lập dự toán, phân bổ dự toán, chấp hành dự toán, kiểm tra, kiểm soát, thanh toán, quyết toán các khoản chi thường xuyên NSNN.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Sự tác động của chủthểquản lý đối với đối tượng quản lý trong hoạt động chi thường xuyên NSNN thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản của quản lý chi thường xuyên NSNN. Đó là mục tiêu sử dụng ngân sách địa phương một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả cho sự phát triển kinh tế- xã hội vàổn định kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương.

1.1.3.2. Các nhân tố tác động đến quản lýchi thường xuyên ngân sách nhà nước Hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN các cấp chính quyền chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Tùy thuộc vào quy định phân cấp trong chi thường xuyên NSNN mà mức độ tác động của từng yếu tốcũng khác nhau.

Cụthể, các nhân tố tác động đến quản lý chi thường xuyên NSNN bao gồm:

- Cơ chế quản lý tài chính: là tổng thể phương pháp, hình thức tác động lên một hệthống, liên kết phối hợp hành động giữa các thành viên trong hệthống nhằm đạt mục tiêu quản lý trong giai đoạn nhất định.

- Phân cấp quản lý ngân sách trong hệ thống NSNN: là xác định phạm vi và trách nhiệm của chính quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi của ngân sách gắn với hoạt động kinh tế - xã hội ở từng địa phương một cách cụthểnhằm nâng cao tính năng động, tựchủ.

- Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN.

- Tổ chức bộ máy và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý là nhân tố quan trọng, quyết định đến chất lượng của công tác quản lý ngân sách.

- Hệthống thông tin và phương tiện quản lý NSNN.

1.1.3.3. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước Theo Nguyễn Ngọc Hùng (2006), để hoạt động chi thường xuyên ngân sách nhà nước đạt hiệu quảtối ưu thì việc thực hiện chi thường xuyên phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất, tập trung dân chủ. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản về quản lý. Trong quản lý chi thường xuyên NSNN, nguyên tắc này phải được quán triệt trong toàn bộ các khâu trong chu trình quản lý, từ việc phân bổdự toán, chấp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

hành dự toán đến việc kiểm tra, kiểm soát và quyết toán các khoản chi thường xuyên NSNN. Thực hiện nguyên tắc này, quản lý chi thường xuyên NSNN được phân cấp cho các đơn vịdựtoán cấp dưới, song việc phân cấp quản lý phải đảm bảo sựtập trung, thống nhất quản lý của cấp trên.

Thứhai, quản lý theo dựtoán. Hoạt động của NSNN, đặc biệt là cơ cấu thu và chi NSNN phụ thuộc vào quyền phán quyết của cơ quan quyền lực nhà nước. Do vậy, mọi khoản chi từNSNN chỉcó thểtrởthành hiện thực khi và chỉ khi các khoản chi đó nằm trong cơ cấu chi theo dự toán đãđược cơ quan quyền lực nhà nước xét duyệt và thông qua. Phạm vi của chi NSNN rất đa dạng, liên quan đến nhiều loại hìnhđơn vị thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Do đó, quản lý theo dựtoán mới đảm bảo được yêu cầu cân đối của NSNN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành NSNN, hạn chế tính tùy tiện trong quản lý và sửdụng kinh phí ngân sách tại các đơn vịdựtoán.

Thứ ba, tiết kiệm hiệu quả. Nguyên tắc này đòi hỏi đảm bảo với một chi phí thấp nhất sẽphải thu được lợi ích lớn nhất. Trong quản lý chi thường xuyên NSNN, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả đòi hỏi việc chi một đồng ngân sách phải tạo ra lợi ích lớn nhất có thể. Để chi ngân sách tiết kiệm hiệu quả, quản lý chi thường xuyên NSNN phải đảm bảo xác định đúng đối tượng chi, thứtự ưu tiên các khoản chi, tiêu chí, định mức, cơ cấu phân bổ ngân sách cho chi thường xuyên NSNN.

Thứ tư,chi trực tiếp qua kho bạc nhà nước (KBNN). Một trong những chức năng quan trọng của KBNN là quản lý quỹ NSNN. Chính vì thế, KBNN có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽmọi khoản chi NSNN, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên.

1.2. Tổng quan vềquản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện 1.2.1. Chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện

1.2.1.1. Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện

Theo Luật Ngân sách nhà nước (2015), chi thường xuyên NSNN cấp huyện là quá trình phân phối, sửdụng vốn NSNNđể đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn liền với thực hiện các nhiệm vụcủacác cơ quan nhà nước, cácĐVSDNSdo huyện quản lý nhằm cungứng các dịch vụvà hàng hóa công cộng trên địa bàn cho người dân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Xét về tính chất kinh tế, chi thường xuyên NSNN cấp huyện bao gồm các khoản chi lương, phụ cấp lương, chi hàng hóa và dịch vụ phát sinh thường xuyên của các cơ quan nhà nước cấp huyện. Khi nền kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, nhiệm vụ chi thường xuyên mà các cơ quan nhà nước cấp huyện đảm nhiệm ngày càng tăng, nhờ đó mà nội dung chi thường xuyên NSNN cấp huyện cũng phong phú thêm.Chi thường xuyên NSNN cấp huyện, xét theo từng lĩnh vực chi, bao gồm các khoản chi cho những lĩnh vực như: các hoạt động sựnghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệthuật, thểdục thểthao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác. Các khoản chi thường xuyên thường được tài trợ bằng các khoản thu mang tính chất thường thường xuyên như thuế, phí và lệphí.

Nội dung chi thường xuyên NSNN cấp huyện theo Luật Ngân sách nhà nước (2015) bao gồm các khoản mục chi:

- Chi sựnghiệp quốc phòng;

- Chi sựnghiệp an ninh và trật tự, an toàn xã hội;

- Chi sựnghiệp giáo dục -đào tạo và dạy nghề;

- Chi sựnghiệp khoa học và công nghệ;

- Chi sựnghiệp y tế, dân sốvà gia đình;

- Chi sựnghiệp văn hóa thông tin;

- Chi sựnghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn;

- Chi sựnghiệp thểdục thểthao;

- Chi sựnghiệp bảo vệ môi trường;

- Chi các hoạt động kinh tế;

- Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cảchi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;

- Ngoài ra, các khoản chi cho hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổchức chính trị - xã hội; hỗtrợ hoạt động cho các tổchức chính trịxã hội - nghềnghiệp, tổchức xã hội, tổchức xã hội - nghềnghiệp theo quy định của pháp luật;

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

1.2.1.2. Đặc điểm chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện

Chi thường xuyên NSNN cấp huyện bao gồm các đặc điểm tương đồng như chi thường xuyên NSNN nói chung:

Thứ nhất, các khoản chi thường xuyên mang tính liên tục và ổn định. Xuất phát từyêu cầu tồn tại, phát triển và thực hiện chức năng quản lý xã hội của bộ máy nhà nước đã làm nảy sinh các khoản chi thường xuyên và đòi hỏi phải tạo lập nguồn lực tài chính thường xuyên để trang trải cho các khoản chi này. Một số chức năng quan trọng của nhà nước như cưỡng chế thi hành luật, tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế- xã hội, duy trìđời sống xã hội đều phải được thực thi cho dù có bất cứsự thay đổi nào vềthểchếchính trị.

Thứ hai, chi thường xuyên mang tính chất tiêu dùng. Các khoản chi thường xuyên chủ yếu phục vụcác nhu cầu vềquản lý hành chính nhà nước, quốc phòng– an ninh, các hoạt động sự nghiệp và hoạt động xã hội khác do Nhà nước tổ chức.

Các khoản chi này thường có hiệu lực tác động trong thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng.

Thứba, phạm vi và mức độ chi thường xuyên của NSNN gắn liền với cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và quy mô cung ứng các hàng hóa công cộng. Quá trình phân phối và sửdụng nguồn NSNN nhằm mục tiêu đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước đó. Do đó, nếu bộ máy quản lý nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu quả thì các khoản chi thường xuyên cho bộ máy đó giảm đi và ngược lại.

Quyết định của nhà nước trong việc lựa chọn phạm vi và mức độcungứng các hàng hóa công cộng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi và quy mô chi thường xuyên của NSNN.

1.2.1.3. Vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện

Thứ nhất, chi thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước cấp huyện. Chi thường xuyên NSNN tác động trực tiếp đến quá trình điều hành nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý của nhà nước cấp huyện, đảm bảo an ninh trật tựxã hội và thúc đẩy sựphát triển kinh tế của huyện. Đây chính là yếu tố then chốt quyết định đến chất lượng, hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước cấp huyện.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Thứ hai, chi thường xuyên NSNN là công cụ để nhà nước, cụ thể là chính quyền cấp huyện thực hiện mục tiêu công bằng xã hội. Bằng việc quản lý, sửdụng hợp lý nguồn chi thường xuyên góp phần ổn định và điều chỉnh thu nhập, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, cải thiện dịch vụ công,… Khi xã hội ổn định, an toàn xã hội và an ninh quốc phòng cũng đượcđảm bảo.

Thứ ba, chi thường xuyên NSNN có ý nghĩa to lớn trong việc phân phối và sửdụng có hiệu quảnguồn lực tài chính của huyện, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Chi thường xuyên hiệu quả, tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để chi cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện đời sống nhân dântrên địa bàn huyện.

1.2.2. Tổng quan về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện 1.2.2.1. Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện

Quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện là quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp phân phối, sửdụng ngân sách cho mục đích chi tiêu nhằm duy trì sự tồn tại và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền cấp huyện.

1.2.2.2. Sựcần thiết quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện

Thứ nhất, quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện thúc đẩy hiệu quả sử dụng các khoản chi thường xuyên, đảm bảo tiết kiệm, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Quản lý tốt chi thường xuyên ngân sách sẽ là động lực thúc đẩy các hoạt động sản xuất, tiêu dùng mang lại nguồn thu cho ngân sách, giữ vững quốc phòng – an ninh, giải quyết các vấn đề việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thứ hai, quản lý chi thường xuyên NSNN góp phần điều tiết thu nhập dân cư, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, khu vực, tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội, đặc biệt là càng ngày càng nhiều người dân ở những vùng khó khăn được hưởng những phúc lợi xã hội và tiện ích của dịch vụcông.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Thứ ba, sửdụng các khoản chi thường xuyên lãng phí, thiếu hiệu quảgây ra gánh nặng vềchi ngân sách, chính quyền buộc phải giảm chi cho đầu tư phát triển.

Như vậy, việc quản lý thiếu chặt chẽnhững khoản chi thường xuyên, gây thất thoát ngân sách sẽkìm hãm sựphát triển của địa phương vềnhiều mặt.

Thứ tư, ngân sách cấp huyện là một bộ phận quan trọng của ngân sách nhà nước. Quản lý ngân sách cấp huyện có hiệu quả, cụthểlà quản lý chi thường xuyên, sẽgóp phần vào việc duy trì sự ổn định nền kinh tế, điều tiết giá cả, phục vụchuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện.

1.2.2.3. Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện

Hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện cần đảm bảo theo các nguyên tắc cơ bản của hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN. Đó là các nguyên tắc:

- Nguyên tắc tập trung dân chủ;

- Nguyên tắc quản lý theo dự toán;

- Nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả;

- Nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN.

1.2.3. Nội dung công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện 1.2.3.1. Phân cấp quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện

Phân cấp chi thường xuyên NSNN cấp huyện là việc phân định phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền cấp huyện trong quá trình tổ chức tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên, phục vụcho việc thực thi chức năng nhiệm vụcủa chính quyền cấp huyện.

Thẩm quyền ngân sách cấp huyện:

- Hội Đồng Nhân Dân huyện: Quyết định dựtoán và phân bổngân sách, phê chuẩn quyết toán; Quyết định các chủ trương, biện pháp đểtriển khai thực hiện thực hiện ngân sách địa phương; Quyết định điều chỉnh dự toán trong trường hợp cần thiết; Giám sát việc thực hiện ngân sách đãđược Hội đồng nhân dân quyết định.

- UỷBan Nhân Dân huyện: Lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương, dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Hội Đồng Nhân Dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.

Nhiệm vụ chi thường xuyên NSNN cấp huyện:

Nhiệm vụ chi thường xuyên NSNN cấp huyện bao gồm: chi các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, xã hội, thông tin, văn học, nghệ thuật, thể dục, thểthao, khoa học, công nghệ, môi trường và các sự nghiệp khác do địa phương quản lý.

1.2.3.2. Chu trình công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện 1.2.3.2.1. Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện

Dự toán chi thường xuyên là một bộ phận rất quan trọng của dự toán chi NSNN. Đây là giai đoạn mở đầu cho một chu trình ngân sách. Tương tự, lập dự toán chi thường xuyên NSNN cấp huyện là khâu mở đầu của một chu trình ngân sách nhằm mục đích phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính các cơ quan nhà nước cấp huyện nhằm xác lập các chỉ tiêu thu chi NSNN hằng năm một cách đúng đắn, có căn cứkhoa học và thực tiễn.

Yêu cầu của việc lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện Theo Luật Ngân sách nhà nước (2015), dự toán chi thường xuyên NSNN cấp huyện được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Việc lập dự toán ngân sách chi NSNN cấp huyện nhằm thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chếvà tài chính thực hiện theo quy định của Chính phủ. Cụthể:

- Lập theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành, trong đó chủ động sắp xếp thứtựcác nhiệm vụ chi ưu tiên theo mức độ cấp thiết để chủ động điều hành, cắt giảm trong trường hợp cần thiết.

-Căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tếvà nguồn lực tài chính của huyệnđể lựa chọn các hoạt động cần ưu tiên bốtrí vốn; thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

ngay từkhâu bốtrí dựtoán gắn với cơ chếquản lý, cân đối theo kếhoạch trung hạn.

Rà soát, lồng ghép các chế độ, chính sách, nguồn chi chương trình mục tiêu và nhiệm vụ chi thường xuyên đểtránh chồng chéo, gây lãng phí.

- Lập dự toán đảm bảo thời gian quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

thuyết minh về cơ sởpháp lý, chi tiết tính toán và giải trình cụthể.

Căn cứcủa việc lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện

Khi lập dự toán chi thường xuyên NSNN cấp huyện phải dựa trên những căn cứsau:

Thứ nhất, các chủ trương, chính sách của Chính phủ, tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) và địa phương về duy trì và phát triển các hoạt động thuộc bộ máy quản lý nhà nước cấp huyện, hoạt động sựnghiệp, hoạt động quốc phòng– an ninh và các hoạt động xã hội khác trong từng giai đoạn nhất định. Trên cơ sở đó, việc xây dựng dự toán NSNN sẽ đáp ứng được yêu cầu của cơ quan nhà nước, sát với thực tiễn hoạt động và mang tính hiệu quảcao.

Thứ hai, các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Các chỉ tiêu này cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của nhà nước trong từng giai đoạn, góp phần định lượng cho công tác quản lý chi NSNN.

Thứ ba, các chính sách, chế độ, văn bản của các cơ quan có thẩm quyền quy định định mức, hướng dẫn thực hiện lập dự toán ngân sách và dự đoán những điều chỉnh tăng giảm có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch. Đây chính là cơ sở pháp lý cho việc tính toán, bảo vệ dự toán đồng thời cũng giúp cho cơ quan lập dự toán có phương án dựphòng những thay đổi trong kỳ.

Thứ tư, khả năng cân đối nguồn kinh phí đáp ứng cho nhu cầu chi thường xuyên kỳkếhoạch của huyện. Khả năng này được dự đoán dựa vào cơ cấu thu ngân sáchNhà nước kỳbáo cáo và mức tăng trưởng của các nguồn thu kỳkếhoạch.

Thứ năm, kết quả báo cáo, phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sửdụng kinh phí chi thường xuyên kỳ báo cáo sẽ làm cơ sở và tài liệu tham khảo cho việc xây dựng dựtoán kỳkếhoạch.

Muốn dự toán chi thường xuyên NSNN cấp huyện được hoàn chỉnh, có tính

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

thực tiễn cao, phục vụ cho mục tiêu điều hành của cấp ngân sách thì cần có sựkết hợp hài hòa các căn cứ trên, đặc biệt chú trọng đến hệthống định mức chi thường vì đây là bản lề cho việc lập dự toán đồng thời là công cụ giám sát, kiểm tra của cơ quan tài chính.

Quy trình lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện

Quy trình lập dự toán chi thường xuyên NSNN cấp huyện bao gồm 10 bước được thực hiện theo trình tự như sau:

- Bước 1: UBND cấp tỉnh hướng dẫn giao sốkiểm tra dựtoán ngân sách cho huyện. Trách nhiệm hướng dẫn và giao sốkiểm tra thuộc về cơ quan nhà nước cấp trên và cơ quan tài chính. Công việc này được tiến hành sau khi có chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán NSNN năm kế hoạch. Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính soạn thảo và triển khai hướng dẫn các bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập dựtoánchi thường xuyên cho các đơn vị dựtoán.

- Bước 2: UBND huyện tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dựtoán ngân sách và giao sốkiểm tra cho các phòng, ban, ngành,đoàn thể.

- Bước 3: Các phòng, ban, ngành, đoàn thể lập dự toán chi thường xuyên ngân sách của đơn vịmình.

- Bước 4: UBND huyện (cụ thể là Phòng Tài chính – Kế hoạch) làm việc với các phòng, ban, ngành, đoàn thể về dự toán chi thường xuyên; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán chi thường xuyên ngân sách.

- Bước 5: UBND huyện trình thường trực HĐND cùng cấp xem xét cho ý kiến vềdự toán chi thường xuyên ngân sách.

-Bước 6:Căn cứvào ý kiến của thường trực HĐND huyện, UBND cùng cấp hoàn chỉnh lại dựtoán và gửi Sở Tài chính.

-Bước 7: Sở Tài chính tổchức làm việc vềdựtoán ngân sách với các huyện;

tổng hợp và hoàn chỉnh dựtoán cấp tỉnh báo cáo UBND cùng cấp.

-Bước 8: SởTài chính giao dựtoán ngân sách chính thức cho các huyện.

- Bước 9: UBND huyện chỉnh lại dự toán ngân sách gửi đại biểu HĐND

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

huyện trước phiên họp của HĐND huyện vềdự toán ngân sách; HĐND huyện thảo luận và quyết định dựtoán ngân sách.

- Bước 10: UBND huyện giao dựtoán cho các phòng, ban, ngành, đoàn thể đồng thời gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước huyện thực hiện công khai dựtoán ngân sách huyện.

1.2.3.2.2. Chấp hành dựtoán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện Chi ngân sách là việc cấp phát tiền cho các ĐVSDNS để đảm bảo hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của các ĐVSDNS. Khi chấp hành chi ngân sách đòi hỏi phải đạt được một sốyêu cầu sau:

Thứnhất, các khoản chi dự định chi phải được ghi nhận trong dự toán NSNN phân bổ cho đơn vị nhận kinh phí. Do các khoản chi thuộc nhiều lĩnh vực đa dạng, vì vậy kinh phí dự định chi phải nằm trong chi tiêu phân bổ tổng thể và phân bổ trong nhóm mục tiêu trong mục lục NSNN.

Thứhai, khoản chi phải đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức do cơ quan có thẩm quyền nhà nước ban hành.

Thứ ba, khoản chi phải được thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền quyết định chi chấp thuận.

Thứ tư,các khoản chi phải có đầy đủhồ sơ chứng từ.

Theo Lê Văn Ái và Hồ Xuân Hương (2011), trong quy trình chấp hành dự toán, các cơ quan liên quan đến hoạt động chi thường xuyên NSNN đều có trách nhiệm trong quản lý ngân sách. Các cơ quan tài chính có trách nhiệm thẩm tra việc phân bổNSNN cho cácĐVSDNSvà kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sáchở các đơn vị đó. Đối với KBNN, trách nhiệm quản lý chi ngân sách thể hiện trong việc thực hiện kiểm soát hồ sơ chứng từ chi, điều kiện chi và thực hiện cấp phát kịp thời các khoản chi ngân sách trong quyđịnh. Bên cạnh đó, KBNN có trách nhiệm theo dõi, quản lý chi NSNN thông qua hình thức hạch toán kịp thời và theo dõi tài khoản tiền gửi tại Kho bạc của các ĐVSDNS. Đối với các đơn vị sử dụng NSNN phải mở tải khoản tiền gửi tại KBNN, chịu sự kiểm tra và kiểm soát của cơ quan tài chính và KBNN trong quá trình cấp phát ngân sách.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

Tương tự như vậy, mục tiêu chính của việc chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN cấp huyện là đảm bảo phân phối, cấp phát, sử dụng kinh phí được phân bổmột cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.

Sau khi UBND huyện ra quyết định giao dự toán ngân sách cho các Đ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Biểu đồ 2.2 cho thấy 47,6% cán bộ cho rằng, công tác quản lý chương trình gặp khó khăn lớn nhất là công tác huy động vốn, do là một huyện thuần nông nên ngân sách của

Có thể hiểu, quản lý NSX là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật đối với

- Thu thập số liệu thứ cấp: sử dụng phương pháp hệ thống để hệ thống hoá các văn bản, chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng hiện hành của Nhà nước, của Tỉnh và từ các

Từ những vấn đề trên, khái niệm QLNN về đất đai của CQH được tác giả đề xuất: QLNN về đất đai của CQH là sự phối hợp để thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý được giao của

+ Thuộc về người sử dụng lao động: ảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả chế độ BHXH từ phía người sử dụng lao động cũng chính từ sự nhận thức, chấp hành pháp luật của

- Nguyên nhân khách quan: Khách hàng vay vốn trung thực trong việc cung cấp thông tin cho ngân hàng và sử dụng vốn vay đúng mục đích; tuy nhiên, trong quá trình

Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: Quản lý tài chính bệnh viện công là sự tác động lên các đối tượng và hoạt động tài chính thông qua quá

Nguyên tắc này được thể hiện: Thông qua các chính sách, chế độ, phương thức quản lý, trình tự, thủ tục thu ngân sách được thực thi thống nhất từ