• Không có kết quả nào được tìm thấy

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỒN KHO VÀ ỨNG DỤNG LEAN TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TỒN KHO TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỒN KHO VÀ ỨNG DỤNG LEAN TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TỒN KHO TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ"

Copied!
89
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành tại công ty Scavi Huế, để có được thành quả này ngoài sự nỗ lực của bản thân là sự hổ trợ, giúp đở của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Cho phép tác giảbày tỏ tình cảm chân thành và sự biết ơn sâu sắc đến các cá nhân và cơ quan đã luôn bên cạnh quan tâm và tạo điều kiện giúp đở trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua.

Trước tiên tác giả xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Quản trị Kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế đã tạo kiều kiện đào tạo trong suốt 4 năm học vừa qua. Chân thành cảm ơn các quý thầy cô với tinh thần và nhiệt huyết ngành nhà giáo cao quý giúp tác giả xây dựng hành trang kiến thức làm nền tảng để thực hiện khóa luận này.

Tác giảxin chân thành cảm ơn Ts. Phan Thanh Hoàn, người thầy đã luôn bên cạnh quan tâm và định hướngtrong suốt quá trình hình thành và hoàn thiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công tyScavi Huế đã tạo điều kiện để tác giảcó thể thực tập. Chân thành cảm ơn anh Nguyễn Như Ngọc Trai –Phụ trách kho đã luôn tận tình chia sẽ và tạo điều kiệntiếp cận môi trường doanh nghiệp. Cảm ơn quý anh chị trong bộ phận kế toán kho – phòng thống kê và các anh chị nhân viên trong kho đã luôn tranh thủ thời gian giúp đở để tác giả hiểu biết sâu sắc hơn những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn.

Cuối cùng xin cảm ơn sự quan tâm của gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh hổ trợ và động viên. Cảm ơn Trần Thị Minh Trang đã tạo động lực cho sự cố gắng hoàn thiện khóa luận này.

Trong quá trình thực hiện mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong quý thầy cô và Lãnh đạo phía Công ty Scavi Huế thông cảm và chỉ bảo để tác giảhoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5năm 2017 Trương Minh Tuyn

LỜI CẢM ƠN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của đề tài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...3

4. Phương pháp nghiên cứu...3

5. Kết cấu khóa luận...4

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...5

1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu...5

1.1.1 Một số vấn đề về kiểm soát tồn kho ...5

1.1.2 Lean trong tối thiểu hóa tồn kho và kiểm soát lãng phí ...16

1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu...19

1.2.1 Tổng quan về sự phát triển của ngành dệt may...19

1.2.2 Tổng quan về ngành may mặc nội y...22

1.3 Bình luận tài liệu liên quan ...25

1.4 Tổng hợp lý luận và định hướng phân tích cho chương 2...26

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỒN KHO VÀỨNG DỤNG LEAN TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TỒN KHO TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ...29

2.1 Tổng quan về công ty Scavi Huế...29

2.1.1 Giới thiệu về công ty Scavi Huế...29

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Scavi Huế...30

2.1.3 Cơ cấu tổ chức nhà máy ...35

2.1.4 Tình hình laođộng...38

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh...41

2.1.6 Giới thiệu về bộ phận kho Scavi Huế...44

2.2 Phân tích kiểm soát tồn kho của công ty Scavi Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

...46
(3)

2.2.1 Khách hàng của công ty Scavi Huế...46

2.2.2 Quy trình hàng hóa ra vào kho ...46

2.2.3 Thực trạng kho...59

2.2.4 Thực trạng quàn lý hàng hóa trong kho...63

2.2.5 Đánh giá mức độ lãng phí tồn kho theo lý thuyết “Lean”...65

2.2.6 Định lượng mức độ lãng phí thông qua phân tích chi phí tồn kho...68

2.2.7 Đánh giá các chỉ số hàng tồn kho...70

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ TỒN KHO CỦA CÔNG TY SCAVI HUẾ...73

3.1. Định hướng phát triển của Công ty Scavi Huế...73

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tồn kho...74

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...78

1. Kết luận...78

2. Kiến nghị...78

3. Hạn chế của đề tài ...79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...78

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT

1. NVLC Nguyên vật liệu chính

2. XDCB Xây dựng cơ bản

3. VOER Thư viện Học liệu mở Việt Nam

4. SICAV Quỷ đầu tư mở (cách gọi của các nước châu Âu)

5. JIT Just in time

6. NPL Nguyên phụ liệu

7. WIP Work in progress– đang trong tiến độ thực hiện

8. CAGR Compounded Annual Growth rate–tốc độ tăng trưởng hằng năm kép

9. SXCN Sản xuất công nghiệp 10. BBGĐ Biên bản giám định 11. TNHH Trách nhiện hữu hạn

12. NH TMCP Ngân hàng hương mại cổ phần

13. PTK Phụ trách kho

14. P.PTK Phó phụ trách kho

15. PKL Parking list

16. THPT Trung học phổ thông 17. SXKD Sản xuất kinh doanh 18. HĐKD Hoạt động kinh doanh 19. TNDN Thu nhập doanhnghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Danh sách đánh giá lãng phí tồn kho...18

Bảng 1.2: Mục tiêu ngành Dệt may đến 2030...21

Bảng 2.1 Tình hình laođộng Scavi Huế giai đoạn 2014-2016 ...38

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động kinh doanh Scavi Huế giai đoạn 2014-2016 ...43

Bảng 2.3: Đánh giá mức lãng phí tồn kho lãng phí tồn kho...65

Bảng 2.4: Giá trị tồn kho NPL của các năm tại thời điểm cuối năm 2016...68

Bảng 2.5: Giá trị tồn kho tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2016...70

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

Trang Sơ đồ:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Tập đoàn Corele international ...31

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức nhà máy Scavi Huế...35

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức kho...44

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ nhập kho nguyên phụ liệu trực tiếp từ chủ hàng ...52

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ nhập kho NPL từ Biên Hòađã giámđịnh...53

Sơ đồ 2.6: Quy trình xuất nguyên phụ liệu trực tiếp...54

Biểu đồ: Biểu đồ 1.1: Đồ thị mối quan hệ giữa chi phí tồn kho và chi phí đặt hàng ...15

Biểu đồ 1.2: Giá trị xuất khẩu và phần trăm tăng trưởng ngành Dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2005- 2016 ...19

Biểu đồ 1.3: Kim ngạch xuất khẩu dệt may theo ngành năm 2013...23

Biểu đồ 1.4: Giá trị gia tăng đóng góp vào sản phẩm ngành Dệt may...23

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty Scavi Huế giai đoạn 2014- 2016 ...39

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động công ty Scavi Huế theo trìnhđộ năm 2014-2016...40

Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Scavi Huế năm 2014-2016 ...42

Biểu đồ 2.4: Lao động tăng ca theo tuần trong 3 tháng đầu năm 2017...62

Hìnhảnh: Hình 2.1: Logo của Công ty Scavi...30

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn tiên phong là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ngành dệt may dần hoàn thiện trong trang bị các công nghệ mới và đã hiện đại hóa đến 90%; đội ngũ lao động được đào tạo và nâng cao tay nghề chiếm tỉ trọng ngày càng lớn; chính sách ưu đãi của Nhà nước trong khuyến khích phát triển ngành dệt may đã có những thành quả đáng khích lệ; các sản phẩm xuất khẩu được các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU nhấp nhận. Ngành dệt may đã tạo ra giá trị cho hàng hóa và đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng theo xu hướng toàn cầu hóa. Việt Nam tích cực tham gia các tổ chức quốc tế như ASEAN, WTO, APEC… Hiệp định thương mại tự do – FTA, đặcbiệt vào đầu năm 2016 Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP và có hiệu lực vào năm 2018mở ra con đường phát triển hội nhập nhanh chóng với nền kinh tế quốc tế. Đây là cơ hội lớn để ngành dệt may Việt Nam có thể tiếp tục phát triển và vươn xa hơn. Chính sách mở cửa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Nhờ đó tạo ra những đóng góp đáng kể trong nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như ngành Dệt may nói riêng và tạo công ăn việc làm cho người dân.

Dệt may Thừa Thiên Huế cũng đã và đang khẳng định tầm quan trọng của mình và phấn đấu trở thành Trung tâm dệt may miền Trung và cả nước. Công ty Scavi Huế thuộc Tập đoàn Scavi (Pháp) là một nhân tố quan trọng của ngành dệt may trênđịa bàn tỉnh. Năm 2016, Scavi Huế có 3 nhà máy may giải quyết việc làm cho hơn 5000 lao động, có chính sách phát triển giáo dục, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân viên và con em nhân viên trong công ty. Với quy mô lớn và chính sách thúc đẩyphát triển bền vững, vấn đề quản lý và vận hành sản xuất cần được tính toán nhịp nhàng, phù hợp với năng lực sảnxuất hiện tại, phù hợpvới các chiến lược phát triển là vô cùng quan trọng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

Để xây dựng sự hiệu quả và nhịp nhàng trong quá trình kinh doanh, cần có vai trò to lớn của quản trị chuỗi cung ứng. Theo đó, 90% các CEO trên thế giới đều đặt việc quản trị chuỗi cung ứng lên hàng đầu khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng và giá cả ngày càng siết chặc. Chuỗi cung ứng hiệu quả tăng lợi nhuận của doanh nghiệp cao hơn, tăng giá trị của công ty cao hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Các nghiên cứu chỉ ra rằng quản trị chuỗi cung hiệu quả có thể giúp chi phí cho chuỗi cung ứng giảm từ 25-50%, tăng độ chính xác trong dự báo sản xuất, tăng lợi nhuận sau thuế lên đến 20%... Bên cạnh đó, xu hướng toàn cầu hóa tạo sự mở rộng chuỗi cung ứng toàn cầu, chuỗi cung ứng ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng hơn. Mỗi một công ty đều có thể thấy được tầm quan trọng của chuỗi cungứng đối vớithành công của một công ty.Thêm vào đó, mô hình quản trị chuỗi cungứng là một vấn đề rộng lớn có tầm bao quát cho cả công ty,gồm nhiều thành phần quan trọng để tạo nên tính chặt chẽcủa một “Chuỗi cung ứng hiệu quả”. Tuy nhiên, với đặc điểm ngành dệt may nói chung và Công ty Scavi Huế nói riêng thì các vấn đề đều có tính quan trọng khác nhau. Vì giới hạn của đề tài về thời gian và quy mô, cũng như những hiểu biết về thực trạng hiện nay của công ty. Tác giả xin tập trung đến vấn đề chính quan trọnglà quản lý tồn kho.

Thông thường tồn kho chiếm 40% - 50% vốn của doanh nghiệp, do đó khi tồn kho hiệu quả sẽ tạo điều kiện lưu thông nguồn vốn, tiết kiệm các chi phí quản lý…Các con số thống kê khoa học chỉ ra rằng, chi phí tồn kho chiếm 30%

giá trị của hàng hóa. Hơn thế nữa với thực trạng kho của công ty thường xuyên quá tải khiến chi phí và phí phát sinh tăng cao, tạo sự vướng ngại trong sản xuất.

Hiện nay, các lý thuyết sản xuất ngày càng được phát triển, trong đó lý thuyết

“Lean” đang được áp dụng khá rộng rãi tại các nhà máy sản xuất. Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn đó cùng mong muốn đưa ra giải pháp hoàn thiện hơn công tác quản lý tồn kho và giảm các lãng phí của công ty, tác giả quyết định chọn đề tài:

“Hoàn thiện quy trình quản lý tồn kho và ứng dụng Lean trong đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho tại Công ty Scavi Huế”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

2.1. Mục tiêu chung

Tìm hiểu mô hình quản quản lý tồn khotại Công ty Scavi Huế để làm rõ hai vấn đề: quy trình quản lý tồn kho và ứng dụng Lean trong đánh giá hiệu quả công tác quản lý tồn kho để nắm được thực tế từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tồn kho tại công ty Scavi Huế.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóalý luận và thực tiễn về quản lýtồn kho và sản xuất theo “lean”

Đánh giá quy trình quản lý tồn kho và thực trạng hiệu quả hoạt động của quản lý tồn kho tại Công ty Scavi Huế.

Trên cơ sở phân tích đề xuất giải phápnhằm hoàn thiện quy trình quản lýtồn kho tại Công ty Scavi Huế.

3.Đối tượng và phạm vinghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:Quản lýtồn kho tại Công ty Scavi Huế.

Khách thể nghiên cứu: Nhân viên phòng thống kê, nhân viên kho theo dõi trực tiếp với hàng hóa tại Công ty Scavi Huế.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quản lý tồn kho và ứng dụng lý thuyết sản xuất tinh gọn “Lean” để đánh giá công tác quản lý tồn kho tại Công ty Scavi Huế.

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện tại Công ty Scavi Huế, Khu Công nghiệp Phong Điền, Thị trấn Phong Điền, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phạm vi thời gian:

+ Số liệuthứ cấp được thu thập từ năm 2014 –2016

+ Thời giantiến hành nghiên cứu từ tháng16/2/2017–26/4/2017.

4.Phương pháp nghiên cứu

4.1.Phương pháp nghiêncứu tài liệu thứ cấp

Đánh giá lại các nghiên cứu trước đó có liên quan đến nội dung đề tài, đồng thời phân tích các tài liệu thứ cấp nhằm định hướng nghiên cứu và xây dựng cơ sở

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

lý luận của đề tài.

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

 Thu thập thông tintừ công ty về tình hình hoạt động kinh doanh trong ba năm từ 2014 – 2016 và các số liệu thống kê liên quan đến tồn kho và các số liệu khác phục vụ cho phân tích báo cáo.

 Thu thập các tài liệu từ thư viện trường Đại học Kinh tế Huế.

 Thu thập thông tin từ Website của công ty.

 Các tài liệu được đăng báo, tạp chí, các luận văn liên quan.

4.2.Phương pháp nghiên cứu tài liệu sơ cấp

Bài nghiên cứu tiến hành trên phương pháp phân tích định tính và được tiến hành theo 2 phương pháp sau:

Phỏng vấn chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các nhân viên làm việc trong kho: nhân viên cấp phát, kế toán kho, nhân viên vật tư… và trưởng kho.

Quan sát thực nghiệm: Quan sát quá trình quản lý tồn kho, tình hình thay đổi của hàng hóa ra vào kho, các trở ngại và các vấn đề chưa được hiệu quả, từ đó có những ghi chép chi tiết để làm rõđối tượng nghiên cứu.

5. Kết cấu khóa luận

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Đánh giá quy trình quản lý tồn kho và ứng dụng Lean trong đánh giá hiệu quả quản lý tồn khotại Công ty Scavi Huế

Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm soát tồn kho và hệ thống hổ trợ ra quyết định của công ty Scavi Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

1.1.1 Mt svấn đềvkim soát tn kho 1.1.1.1 Khái niệm và phân loại hàng tồn kho

Hàng tồn kho nói chung đề cập đến các nguồn lực trong kho. Nó còn được gọi là nguồn lực nhàn rỗi của doanh nghiệp. Các hàng tồn kho đại diện chohàng tồn trữ để bán hoặc chúng đang ở trong quá trình sản xuất hoặc đang ở dưới dạng vật liệu chưa sử dụng.(S.Anil Kumar & N.Suresh, 2008).

Hàng tồn kho là những tài sản: được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.Hàng tồn kho bao gồm:

- Hàng hóa mua để bán: hàng hóa tôn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;

- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm chở đi bán;

- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa nhập kho thành phẩm;

- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã muađang đi đường;

- Chi phí dịch vụ dở dang. (Chuẩn mực số 02, Hàng tồn kho, 149/2001/QĐ-BTC Bộ Tài Chính)

Theo Larousse, hàng tồn kho có hai ý nghĩa chủ yếu sau:

Thứ nhất, hàng tồn kho là toàn bộ hàng hóa có mặt trên thị trường hoặc trong cửa hàng.

Thứ hai, hàng tồnkho là tập hợp tất cả hàng hóa, nguyên phụ liệu ban đầu, sản phẩm trung gian, hay sản phẩm cuối cùng … thuộc quyền sở hữu của cùng một xí

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

nghiệp.

Nếu chúng ta thu hẹp trong một xí nghiệp, thì định nghĩa thứ nhất có liên quan đặc biệt đến các xí nghiệp có chức năng phân phối sản phẩm (siêu thị, các xí nghiệp bán hàng qua điện thoại hoặc thư tín...). Các xí nghiệp này cũng có các vấn đề quản trị như những xí nghiệp khác, nhưng chúng có tầm quan trọng hơn:

- Quan hệ đối với người cung ứng hàng hóa: Xác định phương thức mua hàng, kỳ hạn sản xuất và giao hàng, thương lượng giảm giá (theo số lượng).

- Chính sách bán hàng: siêu thị được bán giảm giá một số phần trăm trong năm, quãng cáo catalogue, cam kết kỳ hạn giao hàng (trong vòng 48 giờ), phương thức hậu mãi (dịch vụ sau khi bán).

- Vấn đề phân phối: bố trí các kho trung chuyển, chọn phương tiện chuyên chở và phân phối (dịch vụ bưu điện, chuyên chở bằng đường sắt hay đường bộ….) xác định chu trình giao hàng (hằng ngày, hằng tuần hay mỗi khi có đơn hàng).

Định nghĩa thứ hai có liên quan đến các xí nghiệp sản xuất hay chế biến.

Trong cuốn ‘Materials Management” (P. Vrat, 2014) cũng viết. Trong các xí nghiệp này, có 4 loại hàng tồn kho:

- Hàng tồn kho đầu nguồn, là giao diện giữa người cung ứng và xí nghiệp, gồm nguyên vật liệu, thành phần cung cấp cho dây chuyền sản xuất.

- Hàng tồn kho sản phẩm trung gian (tồn kho đêm hay đang dang dở): tồn kho các sản phẩm đang trong quá trình sản xuất giữa các máy hoặc phân xưởng.

- Hàng tồn kho cuối nguồn: thành phẩm sẵn sàng chuyển đi, đến với khách hàng hay người đặt hàng.

- Hàng tồn kho của những chi tiết hay phụ tùng thay thế của các máy móc, các dụng cụ hay vật liệu dùng để bảo trì…

Xét về khía cạnh về tài chính, hàng tồn kho được được xem là một loại tài sản lưu động. Là loại tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình sản xuất

Trường Đại học Kinh tế Huế

- kinh doanh.
(13)

Trên lập trường của nhà quản trị tài chính muốn giữ mức tồn kho thấp và sản xuất mềm dẻo để doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu nhưng sẽ hạ thấp mức đầu tư vào tồn kho. Với cách nhìn nhận như vậy các nỗ lực đầu tư sẽ hướng vào mộ hệ thống sản xuất linh hoạt, điều chỉnh sản xuất nhanh, thiết lập quan hệ tốt với nhà cungứng để có thể đặt hàng sản xuất và mua sắm thật nhanh với quy mô nhỏ. Các nhà quản trị sản xuất lại muốn có thời gian vận hành sản xuất dài để sử dụng hiệu quản máy móc thiết bị, lao động. Họ tin rằng hiệu quản sản xuất, đặt hàng quy mô lớn có thể bù đắp những lãng phí mà tồn kho cao gây ra. Điều này dẫn đến tồn kho cao. Mặc dù cùng mục tiêu giảm thấp chi phí tổn liên quan đến tồn kho, song cách nhìn nhận về vấn đề có thể theo những chiều hướng khác nhau. Rõ ràng, trong những điều kiện nhất định lượng tồn kho hợp lý cần xem xét một cách toàn diện (Tài nguyên Giáo dục Mở Việt Nam VOER).

1.1.1.2 Đặc điểm của các loại hàng tồn kho

Hàng tồn kho đầu nguồn: Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói đến hoạt động quản lý tồn kho của doanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật liệu được nhắc đến đầu tiên. Quản lý tốt khâu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Nguyên vật liệu dòng trong doanh nghiệp

Nguyên vật liệu sử dụngtrong doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại, mỗi loại có vai trò công dụng khác nhau. Với điều kiện nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phân loại nguyên vật liệu tốt thì mới tổ chức tốt việc hạch toán và quản lý nguyên vật liệu.

Trong thực tế của công tác quản lý và hạch toán ở các doanh nghiệp, đặc trưng dùng để phân loại nguyên vật liệu thông dụng nhất là theo vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất – kinh doanh. Theo đặc trưng này,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

nguyên vật liệu thường phân ra làm các loạisau:

Nguyên liệu và vật liệuchính (NVLC):Là nguyên liệu, vật liệu mà sau quá trình gia công chế biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm. Nguyên liệu ở đây chính là các đối tượng lao động chưa qua chế biến công nghiệp

Vật liệu ph: Là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất – kinh doanh, được sử dụng kết hợp với NVLC để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm hoặc được sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bình thường, hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹthuật, nhu cầu quản lý;

Nhiên liệu: Là những thứ dùng để tạo nhiệt năng như than đá, củi, xăng, dầu… Nhiên liệu trong các doanh nghiệp thực chất là một loại vật liệu phụ, tuy nhiên nó được tách ra thành một loại riêng vì việc sản xuất và tiêu dùng nhiên liệu chiếm một tỉ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhiên liệu cũng có yêu cầu và kỹ thuật quản lý hoàn toàn khác với các loại vật liệu phụ thông thường;

Hàng tồnkho sảnphẩmtrung gian: Bán thành phẩm

Bán thành phẩm hay còn gọi là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là một loại hàng tồn kho dù ít dù nhiều cũng luôn tồn tại ở các doanh nghiệp. Bán thành phẩm là những sản phẩm mới kết thúc quy trình công nghệ sản xuất (trừ công đoạn cuối cùng) được nhập kho hay chuyển giao để tiếp tục chế biến hoặc có thể bán ra ngoài. Tồn kho bán thành phẩm thường có thể phân thành ba loại hình: bán thành phẩm vận chuyển, bán thành phẩm quay vòng, bán thành phẩm an toàn, được lần lượt thiết lập bởi các mục đích khác nhau, đồng thời chịu ảnh hưởng của các nguyên nhân khác nhau.

Khi tồn kho bán thành phẩm được giảm thiểu sẽ có thể đem đến nhiều kết quả như:

Sản lượng tồn kho bán thành phẩm có hai hiệu ứng quan trọng đối với việc rút ngắn chu kỳsản xuất –vừa giảm tử số của định luật Litte, vừa tăng mẫu số, vừa giảmchi phí lại vừa rút ngắn chu kỳ

Trường Đại học Kinh tế Huế

sản xuất như một mũi tên bắn trúng hai đích;
(15)

Việc giảm sản lượng bán thành phẩm còn rút ngắn chu kỳ sản xuất, khiến cho biên độ dao động của thời gian hoàn thành gia công linh kiện sớm sẽ được rút ngắn, từ đó lượng tồn kho dự phòng cần thiết lập sẽ được giảm đi.

Hàng tồnkho cuốinguồn:Thành phẩm

Thành phẩm là sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình công nghệ trong doanh nghiệp, được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và nhập kho. Thành phẩm được sản xuất ra với chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu của thị trường đã trở thành yêu cầu quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Việc duy trì, ổn định và không ngừng phát triển sản xuất của doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được khi chất lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Nhiệm vụ đặt ra với các nhà quản lý doanh nghiệp là kiểm soát được tình hình nhập, xuất kho thành phẩm, các nghiệp vụ khác liên quan đến việc tiêu thụ thành phẩm vì chỉ có như vậy mới xác định chính xác kết quả sản xuất –kinh doanh của doanh nghiệp.

Hàng tồn kho phụ tùng thay thế

Phtùng thay thế: Là loại vật tư được sử dụng cho hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định;

Thiết b và vật liệu XDCB: Là các loại thiết bị, vật liệu phục vụ cho hoạt động xây lắp, xây dựng cơ bản;

Vật liệu khác: Là các loại vật liệu đặc chủng của từng doanh nghiệp hoặc phế liệu thu hồi. (Đặt điểm các loại hàng tồn kho, Đại học Duy Tân)

1.1.1.3 Khái niệm của kiểm soát tồn kho

Trong cuốn “Best Practice in Inventory Management” (Tony Wild, 1997) viết: Sự thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng cung cấp dịch vụ cho khách hàng hoặc người sử dụng và có khả năng về tài chính. Đối với một số tổ chức cung cấp hàng hóa cho khách hàng, hoạt động chính là có sản phẩm phù hợp có sẵn ở một mức giá chấp nhận được trong khoảng thời gian hợp lý. Nhiều bộ phận

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

liên quan đến việc thiết lập tình huống này. Ban đầu là tiếp thị và các bộ phận thiết kế. Sau đó là thu mua và trong một số trường hợp liên quan đến sản xuất. Đối với các mặt hàng đã có sẵn là cung cấp liên tục cho khách hàng.

Kiểm soát hàng tồn kho “Inventory control” là hoạt động tổ chức sẵn có các mặt hàng cho khách hàng. Nó điều phối việc mua bán, sản xuất và phân phối chức năng để đáp ứng nhu cầu tiếp thị. Vai trò này bao gồm việc cung cấp các mặt hàng kinh doanh hiện tại, sản phẩm mới, hàng tiêu dùng, phụ tùng thay thế, đồ lỗi thời và tất cả các vật dụng khác. Kiểm soát hàng tồn kho cho phép một công ty hổ trợ dịch vụ khách hàng, hậu cần hoặc các hoạt động sản xuất trong tình huống mua hoặcsản xuất các mặt hàng không thể đáp ứng nhu cầu. Giảm thiểu sự hài lòng có thể phát sinh do tốc độ mua bán hoặc sản xuất kéo dài, hoặc vì số lương hiện tại không đủ để đáp ứng.

Kiểm soát kho “Stock control” tồn tại ở ngã tư các hoạt động của công ty.

Các hoạt động phụ thuộc vào mức độ chính xác của tổ chức tồn kho. Nhưng định nghĩa “mức độ chính xác” khác nhau tùy thuộc vào hoạt động nào đang tồn kho.

Kiểm soát kho chắc chắn là một sự cân bằng giữa các yêu cầu xung đột của một công ty và đó là lý do chính cho sự quản lý hàng tồn kho nhàm giải quyết xung đột tạo lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.

Tóm lại, Theo Tony WildQuản lý tồn kho là hoạt động tổ chức sẵn có hàng hóa cho sản xuất và cung cấp cho thị trường. Phối hợp với các hoạt động khác nhằm tạo sự cân bằng và đem lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.

Trong cuốn “Working Capital Management” (Manika Garg, 2015) định nghĩa quản lý hàng tồn kho là quản lý các nguồn lực vật tư và những thứ có liên quan. Quản lý hàng tồn kho xem xét việc mua cái gì, mua như thế nào, mua bao nhiêu, mua ở đâu, tại cửa hàng nào và khi nào sẽ được đưa vào sử dụng… Định nghĩa này tương đồng với tác giảS.Anil Kumar & N.Suresh.

Với một cách tổng quá nhất có thể định nghĩa quản lý hàng tồn kho là hoạt động kiểm soát sự luôn chuyển hàng tồn kho thông qua chuỗi giá trị, từ việc xử lý

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

trong sản xuất đến phân phôi.

1.1.1.4 Mục tiêu của quản lý tồn kho

Theo P Naraya & Jaya Subramanian trong cuốn “Inventory Management- principles and Practices” mục tiêu của quản lý tồn kho phải đảm bảo chắc chắn các mục tiêu để chắc chắn tính liên tục của các chức năng sau: Mục tiêu chiên lược của công ty; kế hoạch bán hàng và kế hoạch hoạt động; dự báo bán hàng và quản lý nhu cầu; kế hoạch sản xuất; kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu.

Tác giả Tony Wild trong cuốn “Best practice in inventory management” đã nêu lên một cách rõ ràng và dễ phân tích hơn. Tony Wild đề cập như sau:

Quản lý hàng tồn kho phải đóng góp vào phúc lợi của toàn bộ tổ chức. Các hoạt động nhằm mục đích đóng góp vào lợi ích bằng cách phục vụ thị trường và nhu cầu tài chính của công ty. Mục tiêu không phải là làm cho tất cả các mặt hàng có sẵn ở tất cả các thời gian vì có thể dẫn tới bất lợi cho tài chính mà là đáp ứng nhu cầu ở mức chi phí tối thiểu.

Mục tiêu lơi nhuận trong dài hạn phải được chuyển sang hoạt động và mục tiêu tài chính có thể áp dụng cho hoạt động hằng ngày. Mục đích trong chức năng quản lý hàng tồn kho là tối ưu hóa việc hổ trợ kinh doanh là tối ưu hóa ba mục tiêu:

Dịch vụ khách hàng; chi phí hàng tồn kho; chi phí vận hành.

Chính sách tối đa lợi nhuận không phải để tối ưu hóa một trong các yếu tố này với chi phí cho các yếu tố khác. Người quản lý tồn kho phải đưa ra được quyết định có giá trị. Nếu lợi nhuận thấp và lỗ thì công ty trong ngắn hạn có thể ngưng hoạt động. Nếu khách hàng không hài lóng về dịch vụ thì họ sẽ từ bỏ và công ty sẽ ngưng kinh doanh trong dài hạn. Do đó, quản lý hàng tồn kho cần có một sự đánh giá tốt để thực hiện các mục tiêu:

Mục tiêu đầu tiên, dịch vụ khách hàng, có thể được xem xét bằng nhiều cách tùy thuộc loại nhu cầu. Sẽ giao hàng đúng thời gian so với ngày yêu cầu của khách hàng.

Mục tiêu thứ hai, chi phí hàng tồn kho, yêu cầu phải

Trường Đại học Kinh tế Huế

có tối thiểu tiền mặt gắn
(18)

liền trong kho. Mục tiêu này cần được xem xét kỹ lưỡng vì có lượng lớn hàng tồn kho trong một vài tháng là điều không tốt. Trong thực tế, tác động làm giảm lượng tồn kho có nghĩa là tham dự vào các chi phí lớn: Các mặt hàng giá trị rất thấp không phải là vấn đề đáng kể. Lượng tồn kho thấp cũng có thể xem xét dưới gốc độ về không gian hoặc nguồn lực quan trọng khác. Trường hợp mặt hàng có kích thước lớn và không gian lưu trữ bị hạn chế thì kích thước các mặt hàng cũng được xem xét chính.

Mục tiêu thứ ba, tránh các chi phí vận hành đã trở thành vấn đề lớn. Vì mục tiêu này được đặt vào trọng tâm của quản lý kho. Chi phí hoạt động chính là sự vận hành của kho, kiểm soát tồn kho, mua hàng và các dịch vụ liên quan. Sự phát triển củ hậu cần (logicstics) liên kết chi phí phân phối với tồn kho, bổ sung thêm một chi phí vận chuyển mới để phân tích.

Tối ưu hóa ba mục tiêu này là trọng tâm của kiểm soát tồn kho. Sự cân bằng càng lớnthì lợi nhuận càng cao.

1.1.1.5 Bàn về phi phí liên quan đến tồn kho

P Narayan & Jaya Subramanian, hàng tồn kho là chi phí « Inventory is a cost». Điều này có nghĩa là một số chi phí liên quan đến việc giữ hàng tồn kho.

Bên cạnh chi phí của nguyên vật liệu, nó còn là hai loại chi phí cơ bản lên quan đến hàng tồn kho. Đó là:

Chi phí tồn kho(Inventory carrying costs) Chi phí mua hàng (Inventory acquisition costs).

Chi phí tồn kho: bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc giữ hàng tồn kho. Khi hàng tồn trong kho, thì thực ra chúng ta đang cất trữ tiền của công ty, thu hút một mức lãi suất rất lớn. Nó bao gồm 5 yếu tốchi phíchính. Đó là:

Chi phí cơ hội (Opportunity cost): Khi công ty tiêu tốn một khoản tiền nhất định và mua một lượng vật tư nhất định và giữ chúng thì nó giống như hàng tồn kho, như thế chúng ta sẽ có ít tiền hơn để chi tiêu cho các mục đích khác. Nếu số tiền này được đầu tư vào sản xuất hoặc trong các hoạt động chứng khoán bên ngoài, nó sẽ mang lại những khoản

Trường Đại học Kinh tế Huế

tiền cho công ty. Một sự ước lượng tối thiểu chi
(19)

phí này được tính nếu đầu tư vào SICAV hoặc mua công trái. Sự đầu tư này không có rủi ro và lợi tức khoảng 4% - 6%. Một nhà tài chính tốt có thể dùng đầu tư với lợi tức cao hơn. Luồn thu nhập này mà công ty bỏ qua sự ngăn chặn dòng tiền này gọi là chi phí cơ hội liên quan đến vốn đầu tư tồn kho. Nó được định nghĩa là một loại chi phí.

Chi phí bảo hiểm (Insurance costs): Hầu hết các công ty mua bảo hiểm hàng tồn kho của họ với lửa hoặc bất kỳthức khác làm hư hại. Thêm nhiều hàng tồn thì cần thêm chi phí cho tiền bảo hiểm.

Thuế tài sản (Property taxes): Như chúng ta đã biết, hàng tồn kho là một loại tài sản. Thu thuế trên một tài sản, do đó thuế tài sản tính trên mỗi đơn vị tồn kho. Nhiều hàng tồn kho, nhiều giá trị tài sản, nhiều thuế tài sản.

Chi phí lưu trữ (Storage costs): Nhiều hàng tồn kho, nhiều chi phí lưu trữ vật tư. Nhiều không gian cần thiết để lưu trữ vật tư, đòi hỏi thêu nhiều hơn, nhiều tiền cho mua lại đất đai, nhiều tiền hơn để xây dựng nhà kho, kệ hàng, vải bạt che đậy, các hạng mục bảo vệ khác, kiểm soát dịch hại,… Ngoài ra,nhà kho lưu trữ hàng tồn được khấu hao tỷ lệ phần trăm mỗi năm, kết thúc thời gian sử dụng. Có thể nói, chi phí của không gian kho là tiền/m3/năm. Chi phí này là tính theo khái niệm hàng tồn kho chiếm không gian. Bên cạnh các chi phí này có các chi phí phát sinh như điện, nước, bảo trì, tiền lương nhân viên, dịch vụ bảo vệ... là tất cả các phần của chi phí lưu trữ.

Chi phí lỗi thời (Obsolescence cost): Trong nhiều hàng tồn kho, luôn có một lượng tiền nhất định đó là hư hỏng, bị trộm cắp, bốc hơi, hết hạn sử dụng, lỗi thời. Bất kể sự siêng năng của người giữ hàng nào có thể bảo vệ chống lại sự cố, và một lường tiền nhất định luôn chi ra. Với các sản phẩm mới thường xuyên giới thiệu trong thị trường, cũng lỗi thời rất nhanh. Sự lỗi thời có thể xảy ra do ngưng đọng dòng sản phẩm, thay đổithiết kế, thay đổi máy móc, thay đổi thiết bị của phụ tùng khi máy bị bỏ. Hậu quả là có càng nhiều hàng tồ kho thì mất càng nhiều.

Trong thời đại ngày nay, chi phí tồn kho chiếm khoảng30% của giá trị hàng tồn kho với 5 yếu tố góp vào như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Chi phí cơ hội: 15-20%

Chi phí bảo hiểm: 2-4%

Thuế tài sản: 1-3%

Chi phí lưu trữ: 1-3%

Chi phí lỗi thời: 5-10%.

Nó cho thấy rằng lượng đặt hàng lớn tại một thời điểm, cao hơn mức trung bình tồn kho trong khoảng thời gian đặt hàng. Chi phí vận chuyển hàng tồn kho thay đổi trực tiếp với quy mô của hàng tòn kho. Tồn càng lớn thì lượng chi phí này càng cao. Nếu một công ty sản xuất không quan tâm đến vấn đê tồn kho và không có các hoạch định hiệu quả thì chi phí này có thể tăng lên trên 40% chi phí của hàng tồn kho.

Chi phí mua hàng hay chi phí đặt hàng (Acquisition costs or Ordering costs): là chi phí liên quan đế việc mua sắm nguyên vật liệu tạo nên hàng tôn kho.

Nó bao gồm chi phí phát sinh, vận hành, xửlý một đơn đặt hàng, cùng các giấy tờ liên quan. Nó là tổng chi phí thực hiện các hoạt động khác nhau trong chu kỳ mua hàng. Mức độ khác nhau cho các sản phẩm khác nhau, có thể nhiều hơn cho các sản phẩm nhập khẩu và ít hơn cho các sản phẩm hạng mục C (trong phân tích ABC)…

Chi phí này bao gồm:

- Chi phí tiền lương và chi phí hoạt động của các đơn vị mua sắm và cung cấp, kiểm soát sản xuất, tiếp cận, kiểm tra, lưu trữ và tài chính tham gia vào quá trình mua sắm.

- Chi phí của vật tư văn phòng phẩm, bản vẽ kỹ thuật, phong bì, mẫu sử dụngtrong các phòng ban như mua và cung ứng, kiểm soát sản xuất, tiếp nhận, kiểm tra, lưu trữ và tài chính tham gia vào quá trình mua sắm.

- Chi phí dịch của của máy tính, fax, điện thoại, bưu phí, chuyển phát nhanh, quảng cáo, đi lại, đàm phán…

-

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chi phí phát triển
(21)

- Thuê và khấu hao không gian sử dung các văn phòng - Chi phí tiếp nhận và thanh tra, chi phí thực hiện thanh toán.

Chi phí mua hàng không liên quan trực tiếp đến quy mô hàng tồn kho; nó là một hàm số của hóa đơn hàng được giao hoặc nhận trong một khoảngthời gian.

Mối liên hệ giữa chi phí mua hàng và chi phí tồn khocó thể biểu thị bằng đồ thị bên dưới

Biểu đồ 1.1: Đồ thị mối quan hệ giữa chi phí tồn kho và chi phí đặt hàng Nguồn:Inventory Management, P Naraya & Jaya Subramanian Tại điểm O, nơi mà các đường cong của chi phí tồn kho và chi phí mua hàng giao nhau, chi phí là tối ưu. Do đó, mức tồn kho sẽ là thấp nhất. Các điểm ngoài cao hơn hoặc thấp hơn làm chi phí vận chuyển tăng rất cao hoặc chi phí mua hàng tăng rất cao.

Ngoài các chi phí trên còn có một số chi phí sau:

Chi phí khấu hao (Understocking costs): Chi phí này do không tiến hành kiểm kê hoặc kiểm kê ít hơn yêu cầu. Bao gồm sự mất mát doanh thu do sản xuất giảm khi không có sẵn nguyên liệu. Đây là một khoảngchi phí.

Chi phí quá tải (Overstocking cost): Chi phí quá tải khác chi phí dự trữ hàng tồn kho. Trong tình huống mà công ty đầu tư một lượng lớn vào hàng tồn kho

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

mà không tìm thấy nhu cầu hoặc trở nên quá mức hoặc vô ích, sau đó phải chịu một mức chi phí hàng tồnkho do quá tải. Chi phí tồn được cho là phát sinh khi mục cuối cùng được mua nhưng không được sử dụng, nó sẽ trở thành chi phí quá tải. Chi phí quá tải là tổng chi phí các mặt hàng, chi phí đặt hàng và chi phí tồn kho cho đến thời điểm hiện tại.

1.1.2 Lean trong ti thiu hóa tn kho và kim soát lãng phí 1.1.2.1 Khái niệm

Lean Manufacturing thường được biết đơn giản là “Lean” là cách sản xuất hàng hóa tối ưu thông qua việc loại bỏ hao phí và thực hiện luồng. Một cách khác người ta định nghĩa lean là sản xuất tinh gọn. Ngày nay Lean Manufacturung là phương pháp quản lý phổ biến xuất phát từ Công ty TOYOTA.

Nguyên thủy của Lean có 7 loại lãng phí:

- Lãng phí sản xuất dư thừa: Sản xuất dư thừa có nghĩa là tạo ra cái gì đó mà không cần thiết, hay vào lúc chưa cần thiết với số lượng không cần thiết, hay dùng loại vật liệu quá mức chất lượng nhưng hoàn toàn không cần thiết đối với khách hàng. Điều này xảy ra khi chế tạo sản phẩm mà sản phẩm này không có được đơn hàng.

- Lãng phí tồn kho: Lãng phí do tồn trữ lượng nguyên vật liệu, hàng hóa lớn trong kho.

- Lãng phí vận chuyển: Vận chuyển không đem lại giá trị gia tăng cho sản phẩm và dịch vụ. Thậm chí còn gây ra phiền toái như: hư hỏng, mất mát hoặc kéo dài thời gian cung cấp sản phẩm dịch vụ, gây thêm khuyết tật và tiêu tốn nhân lực.

- Lãng phí khuyết tật: Xảy ra do sự sai sót vô tình hay cố ý, điều đó làm giảm cấp của sản phẩm, loại bỏ hoặc sửa chữa khuyết tật, khiếu nại của khách hàng…

- Lãng phí quá trình: là các hoạt động dư thừa, quá trình sản xuất tạo ra không nhằm tạo ra giá trị gia tăng hoặc lãng phí do gia công không thích hợp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

- Lãng phí thao tác: giống như lãng phí quá trình, nhưng ở đây nói đến các thao tác của công nhân như đi tới lui, khom lên xuống, chuyển dời sản phẩm qua lại, với lấy vật tư… Các hoạt động này không cần thiết và không tạo ra giá trị tăng thêm

- Lãng phí chờ đợi: nói đến sự chờ đợi con người và máy móc. Máy móc chạy không tải vì chờ con người, con người chờ nguyên vật liệu hoặc chờ máy.

1.1.2.2 Loại bỏ lãng phí tồn kho

Theo Lean, lưu trữ hiện trạng như một triệu chứng của một căn bệnh nhà máy (Symptom of a sick factory). Do vậy, một trong những cách tốt nhất để bắt đầu tìm kiếm sự lãng phí là nhìn vào các điểm cầm giữ sản phẩm, những nơi mà tồn kho có khuynh hướng tăng lên từng ngày. Sau tồn kho "ẩn náu" nhiều nguyên nhân của triệu chứng.

Giải quyết lãng phí tồn kho cũng như là việc xử lý một tản băng trôi, những vấn đề nỗi (dễ thấy) rất ít, khi chúng ta xử lý nó các vấn đề khác lại hiện ra để tiếp tục khắc phục nó.

Theo web hanhgia.com nguyên nhân tồn kho là do:

- Nhà quản lý không cho rằng đây là lãng phí và chấp nhận sự tồn kho như là điều bình thường hoặc như là “điều không muốn nhưng đành phải chấp nhận“ - Bố trí thiết bị không hợp lý.

Thời gian chuyển đổithiết bị, cỡ gá (cỡ Tu-pi, cỡ khoan, …) kéo dài . Chờ đợi sản xuất hay do sản xuất hàng loạt, gộp lô hàng lớn quá mức.

Làm nghẽn dòng chảy sản phẩm, thắt cổ chai, mất cân bằng (judoka).

Sản xuất trước khi có yêu cầu của bộ phận sau (dù trước thời gian ngắn hay dài).

Phụ tùng, nguyên liệu, vật liệu, ngũ kim, … bị khuyết tật đành phải chờ.

Công đoạn sản xuất trước quá nhanh so với công đoạn sau.

Sản xuất theo hệ thống đẩy (Push production).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

“Tồn kho chỉ che đậy vấn đề, nó không có bao giờ giải quyết khó khăn của vấn đề. Chỉ khi nào mọi người hiểu điều này thì mới có sự cam kết để phân tích nguyên nhân “tồn kho” và loại bỏ chúng.”

1.1.2.3 Định lượng lãng phí tồn kho

Danh sách kiểm tra lưu trữ tồn kho được đưa ra tên cơ sở tham khảo những chỉ tiêu đánh giá trên trang Hanhgia.com và được bổ sung yếu tố trên cơ sở các lý thuyết về Lean và JIT

Bảng 1.1: Danh sách đánh giá lãng phí tồn kho

Mô tả lãng phí tồn trữ Không Điểm Nguyên nhân và kế hoạch cải tiến Có nhiều sản phẩm lưu trữ

trên kệ và dưới sàn nhà máy Không gian để chứa hàng tồn kho rất nhiều

Lưu giữ số lượng lớn làm nghẽn lối đi

Sự tích lũy lưu trữ tồn kho trong từng hoạt động riêng lẻ Sự tích lũy lưu trữ tồn kho số lượng lớngiữa các công nhân Sự tích lũy tồn kho số lượng lớn giữa các quá trình rời rạc Bằng quan sát trực quan không thể xác định số lượng lưu trữ tồn kho trong quá trình

Nhân viên kiểm soát được tất cả lượng hàng trong kho Nhân viên mất nhiều thời

gian cho việc tìm hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Có sự vận chuyển không tạo giá trị khách hàng giữa các kho của các nhà máy Có lượng lớn hàng từ các năm trước vẫn chưa xử lý Có sự hỏng hóc do lưu trữ tồn kho (bóc xếp, điều kiện môi trường)

Độ lớn của sựlãng phíđược ghi vào cột “Điểm”

Điểm 0 –Không tìm thấy lãng phí Điểm 1 –Có rất ít lãng phí

Điểm 2 –Có vài lãng phí Điểm 3 –Rất nhiều lãng phí

1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Tng quan vsphát trin ca ngành dt may

ĐVT: triệuUSD

Biểu đồ 1.2: Giá trị xuất khẩu và phần trăm tăng trưởng ngành Dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2005- 2016

(Nguồn: Tổng hợp số liệu Tổng cục Hải quanViệt Nam)

4.8 5.9 7.8 9.1 9.1 11.2 14 15.12

17.93 20.95 22.81 23.84 23%

32%

17%

0%

23% 25%

8%

19% 17%

9%

5%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

0 5 10 15 20 25 30

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Giá trị xuất khẩu Dệt may Việt Nam 2005-2016

Giá trị xuất khẩu Phần trăm tăng trưởng %

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Theo báo cáo Tập đoàn dệt may Việt Nam tháng 1/2017. Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may (bao gồm: dệt may; xơ, sợi; nguyên phụ liệu dệt may da giày; vải mành, vãi kỹthuật) năm 2016 ước đạt 28,3 tỷ USD, chỉ tăng 5% so với năm 2015. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đi Mỹ đạt 11,8 tỷ USD, tăng 5,8%; đi EU đạt 3,7 tỷ USD, tăng 6,3%; đi Nhật Bản đạt 3,1 tỷ USD, tăng 5,4%, đi Hàn Quốc đạt 2,6 tỷ USD, tăng 5,1%. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam chỉ tăng trưởng một con số trong năm 2016, nhưng xét trong tổng thể toàn cầu cũng như các biến động kinh tế, chính trị lớn tại các thị trường chính thì đây là một nỗ lực đáng ghi nhận.

Tuy gặp nhiều khó khăn, song trong năm 2016, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu và hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra như: Kết quả sản xuất kinh doanh hợp cộng năm 2016 toàn Tập đoàn (chỉ bao gồm các đơn vị Tập đoàn có vốn),giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) ước đạt 38.353 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu (tính đủ) ước đạt 2.511 triệu USD (tăng 5% so với năm 2015). Kim ngạch nhập khẩu (tính đủ) ước đạt 1.135 triệu USD (tăng 5% so với năm 2015). Doanh thu hợp cộng toàn Tập đoàn ước đạt 41.337 tỷ đồng (tăng 5% so với năm 2015). Lợi nhuận trước thuế hợp cộng toàn Tập đoàn (không bao gồm đơn vị phụ thuộc) ước đạt 1.430 tỷ đồng (tăng 9% so với năm 2015). Trong năm 2016, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã tạo việc ổn định cho 82.607 người, thu nhập bình quân ước đạt 6,7 triệu đồng/người/tháng, tăng 8% so với năm 2015.

Bên cạnh đó, trong năm 2016, toàn Tập đoàn đã triển khai thực hiện 41 dự án đầu tư bao gồm: 9 dự án Sợi, 9 dự án Dệt nhuộm, 17 dự án May, 6 dự án nâng cấp, sửa chữa, thay thế máy móc thiết bị với tổng mức đầu tư là 5.523,7 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong năm 2016, Công ty mẹ- Tập đoàn Dệt may Việt Nam làm chủ đầu tư đã triển khai thực hiện 8 dự án, tính đến thời điểm hiện tại đã có 7 dự án đi vào sản xuất.

Theo đánh giá của ông Phạm Tiến Trường, trong năm 2017, kinh tế toàn cầu sẽ hồi phục, có thể đạt tăng trưởng 2 – 3%. Điều này dựa trên cơ sở các chính sách

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

tài chính của Mỹ nhằm kích cầu, tái thiết nền kinh tế do Tổng thống mới đưa ra.

Tuy nhiên, GDP của Anh được dự báo tăng trưởng âm 2% do tác động của Brexit. Vì vậy, ngành Dệt may Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng của thách thức hiện tại, cụ thể: Ngành Dệt May sẽ chưa nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ các chính sách thuế do các Hiệp định EVFTA, TPP đều chưa có hiệu lực trong năm 2017. Tình hình cạnh tranh xuất khẩu ngày càng gay gắt: các quốc gia cạnh tranh xuất khẩu sẽ tiếp tục thu hút đơnhàng nhờ các chính sách hỗ trợ về thuế, tỷ giá; Tổng thống Mỹ mới đắc cử với những chính sách mới sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngành dệt may thế giới nói chung và trong nước nói riêng.

Vì vậy, trong năm 2017, Tập đoàn Dệt May Việt Nam tiếp tục đề ra các chỉ tiêu, kế hoạch phấn đấu như: Giá trị SXCN toàn Tập đoàn tăng 14% so với năm 2016; kim ngạch xuất khẩu tăng 11%, kim ngạch nhập khẩu tăng 9% và doanh thu hợp cộng toàn Tập đoàn tăng 12%, lợi nhuận trước thuế tăng 6%, lao động bình quân toàn tập đoàn tăng 3% và thu nhập bình quân toàn tập đoàn tăng 4%so với năm 2016.(Trích báo laodongxahoi.net)

Bảng 1.2: Mục tiêu ngành Dệt may đến 2030.

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2015

Năm 2020

Năm 2030

1. Kim ngạch XK Tỷ USD 23-24 36-38 64-67

Tỷ lệ XK so với cả nước

% 15-16 13-14 10-12

2. Sử dụng lao động 1000 người 2,5 3,3 4,4

3. Sản phẩm chủ yếu

Bông xơ 1000 tấn 8 15 30

Xơ, Sợi tổng hợp 1000 tấn 400 700 1,5

Sợi (kéo từ sơ cắt ngăn)

1000 tấn 900 1,3 2,2

Vải các loại

Trường Đại học Kinh tế Huế

Triệu m2 1,5 2 4,5
(28)

Sản phẩm may Triệu sản phẩm 4 6 9

4. Tỷ lệ nội địa hóa % 55 65 70

(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam) Với những cơ hội mới hiện nay, Việt Nam có đầy triển vọng để đạt được mục tiêu sắp tới. Hướng đến quy hoạch năm 2030 đưa ngành Dệt may Việt Nam trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, đáp ứng xuất khẩu và thị trường nội địa. Theo đó, mục tiêu 2020 hướng đến may xuất khẩu với mục tiêu kim nghạch xuất khẩu đạt 36-38 tỷ USD.

1.2.2 Tng quan vngành may mc ni y 1.2.2.1 Sự phát triển của ngành nội y

May mặc nội y ở Mỹ những năm đầu 1970 chỉ được xem là một sản phẩm mặc bên trong chỉ cần bền à chưa có khái niệm đồ lót đẹp. Năm 1977 của hàng đồ lót đầu tiên của Raymond đã mở đầu cho sự phát triển của khái niệm đồ lót đẹp.

Ngày nay đây là một thương hiệu đồ lót số một thế giới có tên là Victoria’sSecret.

Ngành hàng nội y Việt Nam cũng chỉ mới được chú trọng phát triển trong những năm 1990. Các thương hiệu lớn vào Việt Nam và các thương hiệu Việt Nam ra đời để phục vụ cho thị trường này.

Trong những năm gần đây, đồ nội y Trung Quốc kém chất lượngvà chứa các chất động hại đến sức khỏe người tiêu dùng ngày càng tăng, điều này càng làm tăng lên nhu cầu về đồ nội y chất lượng, đảm bảo sức khỏe.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Biểu đồ 1.3: Kim ngạch xuất khẩu dệt may theo ngành năm 2013

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của FPT Securites)

Từ phân tích số liệu báo cáo có thể thấy ngành hàng Đồ lót Việt Nam hiện đang phát triển với kim ngạch xuất khẩu năm 2013 là 664 triệu USD, chiếm khoảng 4% kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng 14,63% so với năm 2012.

1.2.2.2 Đặc trưng của ngành may mặc và nội y Giá trị gia tăng đóng góp vào sản phẩm

Bi

Trường Đại học Kinh tế Huế

ểu đồ 1.4: Giá trị gia tăng đóng góp vào sản phẩm ngành Dệt may
(30)

(Nguồn: FPTS tổng hợp) Sản xuất nguyên phụ liệu: Đây là mắt xích quan trọng để hổ trợ phát triển ngành may mặc thâm dụng đất đai và vốn. Đối với ngành may mặt giá trị nguyên phụ liệu chiếm từ 60-70% và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Nguyên liệu ngành dệt may thường được chia thành hai phần: Nguyên liệu chính và phụ liệu.

Trong đó, nguyên liệu chính là các loại vải. Phụ liệu là cấc vật liệu tạo thẩm mỹ cho sản phẩm gồm chỉ may và vật liệu dựng. Vật liệu dựng như: Khóa kéo, cúc, dây thun, …

Thiết kế: Tỷ suất lợi nhuận cao và thâm dụng tri thức lớn. Các nước đi trước trong ngành dệt may, sau khi dịch chuyển hoạt động sản xuất sang các nước đi sau thường tập trung và khâu nghiên cứu va thiết kế sản phẩm mới. Cạnh tranh thương hiệu đang rất khốc liệt trên thị trường dệt may thế giới, các thương hiệu cạnh tranh bằng các mẫu thiết kế đẹp, sáng tạo.

May: Tỷ suất lợi nhuận thấp và thâm dụng lao động. May là khâu các quốc gia mới gia nhập ngành thường chon đầu tiên vì không đòi hỏi đầu tư cao về công nghệ và rất thâm dụng lao động. Các quốc gia có ngành dệt may phát triển lâu dài thường không còn tha gia vào khâu này mà chuyển các đơn hàng gia công cho các quốc gia mới gia nhập ngành có lao động giá rẻ và sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào chưa phát triển như Bangladesh, Việt Nam và Pakistan.

Xuất khẩu: Đây là khâu thâm dụng tri thức, gồm các công ty may mặc có thương hiệu, các văn phòng mua hàng, các công ty thương mại các nước. Một trong những đặc trưng đáng lưu ý nhất của chuỗi dệt may do người mua quyết định là sự tạo ra các nhà buôn lớn không thực hiện bất cứ việc sản xuất nào. Các công ty này đóng vai trò trung gian kết hợp chuỗi cung ứng các nhà sản xuất may mặc, các nhà thầu phụ với các nhà bán lẻ toàn cầu. Các nhà buôn, các nhà cung cấp là các trung gian đóng vai trò then chốt và nắm giữ phần lớn trong chuỗi may mặc toàn cầu dù họ không hề sở hữu nhà máy sản xuất nào.

Thương mại hóa: bao gồm mạng lưới marketing và phân phối sản phẩm, là

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

khâu thâm dụng tri thức. Các nhà bán lẻnổi tiếng trên thế giới nắm vững khâu này và thu về khoảng lợi nhuận lớn hằng năm. Cấc nhà phân phối thường là các nhà thiết kế vì họnắm rõ nhất nhu cầu và điều kiện thỏa mãn thị hiếu khách hàng. Đây là mắc xích có xuất sinh lợi cao nhất, do các công ty lớn nắm giữ và họ thường tạo ra các rào cản gia nhập. Các công ty này thường không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, chỉ thực hiện hoạt động phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng nhưng họ đống vai trò quan trọng trong việc định hướng và tác động đến chuỗi dệt may thế giới vì nắm rõ nhu cầu của những người tiêu dùng, cung cấp xu hướng thời trang cho nhà thiết kế sản phẩm và nắm giữ hệ thống bán hàng, kênh phân phối trên toàn cầu. (Nguồn tham thảo: báo cáo ngành Dệt may của FPT Securities, 2013)

Đặt điểm về may mặc ngành nội y: đây là ngành hàng có khá nhiều loại nguyên phụ liệu để sản xuất như: vải chính, vải lót, ren trang trí, dây đai, mút áo, chỉ các loại… ngoài ra phụ liệu đóng gói cũng rất đa dạng như móc, hóc, bì, nhãn, giấy lót, thùng chứa …

1.3 Bình luận tài liệu liên quan

Tác giả Mai Thị Ngọc Muội với đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tồn kho nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Watabe Wedding Việt Nam”, 2011.

Trong đề tài, tác giả đã nêu được một số kỹ thuật để quản lý như kỹ thuật phân tích ABC, EOQ. Đề tài đã nêu lên các số lượng phân tích khá cụ thể, trực quan. Tuy nhiên, thiếu sótlớn của đề tài là chưa đánh giá được thực trạng tồn kho của doanh nghiệp. Khi chưa đánh giá thực trạng tồn kho, tính thực dụng của đề tài chưa được đề cao.

Tác giả Giang Bảo Trân với đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Compass II”, 2015. Tác giả tập trung vào phân tích số liệu theo mô hình EOQ và POQ. Tuy nhiên, lý luận còn khá thiếu sót, chưa có cơ sở trích dẫn đầy đủ và các tài liệu tham khảo còn rất hạn chế. Tác giả chưa phân tích nêu bậc được thực trạng tồn kho của công ty qua các con số khoa học nền tảng.

Bài phân tích của công ty TNHH Tư vấn quản lý Hạnh Gia đăng trên trang Hanhgia.com có tựa đề “Đo lường mức độ tinh gọn cho doanh nghiệp chế biến gỗ bằng công cụ LAT” – công tác xác định mức độ “Lean”. Bài phân tích

Trường Đại học Kinh tế Huế

ứng dụng
(32)

trên nền cơ sở lý luận của hai giáo sư - tiến sĩ Fatma Pakdil & Karen Moustafa Leonard.Phân tích đã nêu lên được mức độ tinh gọn qua các yếu tố, trong đó đề cập đến độ tinh gọn trong vấn đề tồn kho - một cơ sở tham khảo cho đề tài của bản thân tác giả. Hơn thế nữa, trên web hanhgia.com cũng đã nêu các yếu tố đánh giá mức độ lãng phí tồn kho, đây cũng là cơ sở để bổ sung cho đề tài của tác giả.

Sách tham khảo “Best practice in inventory management” của tác giả Tony Wild. Tác giả đã chỉ ra được tầm quan trọng của vấn đề tồn kho, bên cạnh đó, đi sâu phân tích các lý luận, kỹ thuật để bạn đọc hiểu rõ hơn về quản lý tồn kho. Tuy nhiên sách chỉ là tài liệu tham khảo tổng quan cho loại hình doanh nghiệp mua hàng để bán hoặc doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng cố định trong thời gian dài. Chưa đề cập đến lượng hàng hóađa dạng theo từng đợt. Tài liệu này có những nét khá tương đồng và phù hợp với hai tác giả P Narayan & Jaya Subramanian trong cuốn

“Inventory Management – principles and practices”. Hai tựa đề sách này là tài liệu tham khảo quan trọng để đánh giá tồn kho.

1.4 Tổng hợp lý luận vàđịnh hướng phân tích cho chương 2

Dựa vào lý luận và thực tiễn đãđược nêuở phần trên, tác giả xin tổng hợp và có những định hướng phân tích đề tài như sau:

Thứ nhất, quản lý tồn kho là một vấn đề đặc biệt quan trọng. Công tác quản lý tồn kho hiệu quả mang lại lợi nhuận cao hơn và đó là một lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ trong ngành (dựa trên cơ sở phân tích của Tony Wild). Hơn thế, nhiều doanh nghiệp hiện nay, và bản thân công ty mà tác giả đang tham gia nghiên cứu cũng đang có xu hướng phát triển, tăng lợi nhuận bằng cách tăng doanh thu thông qua việc tăng lượng sản xuất. Điều này là một điều sai lầm, theo tư tưởng của các chuyên gia tư vấn “sản xuất theo Lean” cũng như trong dẫn chứng của P Narayan &

Jaya Subramanian trong cuốn “Inventory Management – principles and practices”:

khi chúng ta giảm 5% chi phí tồn kho thì lợi nhuận của công ty tăng lên, giá trị tăng lên này bằng với việc công ty tăng lượng sản xuất lên khoảng 9%. Đây là một con số đáng kinh ngạc. Hơn thế, các đơn vị kinh doanh sản xuất, giá trị hàng tồn kho thường chiếm đến 40-50% giá trị tổng tài sản. Điều này có nghĩa, nếu không quản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

lý tốt tồn kho thì hàng tồn sẽ chiếm vốn của công ty và chúng ta có rất ít tiền mặt cho các hoạt động khác và có ít tiến mặt để đầu tư. Đặt biệt với loại hàng may mặc, sản phẩm rất dễ lỗi thời và không thể tăng giá khi tồn kho. Hàng hóa có hạn sử dụng và có thể bị hư hỏng, nếu để tồn lâu dài sẽ làm mất giá trị. Theo các phân tích, chi phí lưu trữ hàng tồn kho thường chiếm 30% giá trị của hàng hóa, vật tư.

Hãyước tính, nếu bạn giữ hàng trong kho trên ba năm, thì bạn sẽ phải chịu chi phí gần như bằng giá trị hàng hóa mua vào. Nếu tính thêm chi phí về lỗi thời, hỏng hóc thì giá trị của hàng hóa chỉ còn chưa đến 50%, và chúng ta sẽ có thể nhận lại một khoảng lỗ lớn khi tồn hàng.

Theo lý luận mà tác giả đã nêu ở phần trên, ngoài chi phí mua hàng và chi phí tồn kho còn có loại chi phí quá tải do lượng tồn kho quá lớn vượt mức kiểm soát. Loại chi phí này có mức ảnh hưởng cực lớn khi nó bao gồmchi phí tồn kho và đặt hàng, làm quá tải hệ thống, sai hỏng trong kiểm soát và vận hành nhà máy, điều đó kéo theo hàng loạt các loại chi phí khác nhau.

Thứ hai, trong biểu đồ chuỗi giá trị đóng góp trong ngành may mặc, có thể thấy bản thân công ty chủ yếu nằm trong khâu may. Điều đó có nghĩa là, chúng ta đang ở trong khâu thâm dụng lao động và tạo ra lợi nhuận thấp nhất trong các khâu của chuỗi giá trị. Điều đó cho chúng ta thấy rằng muốn đảm bảo lợi nhuận là một vấn đề không dễ dàng. Chúng ta cần quan tâm hơn đến vấn đề lãng phí trong sản xuất và coi trọng hơn vấn đề này. Xem chống lãng phí là nhiệm vụ trung tâm để đảm bảo lợi nhuận chứ không phải tăng lên về số lượng đơn hàng trong sản xuất.

Thứ ba, về công tác nghiên cứu trong chương tiếp theo. Ngoài việc khái quát về công tytác giả sẽ trình bày các vấn đề chính như sau:

- Tổng quan về đặc điểm hàng hóa và kho hàng của công ty - Quy trình hàng hóa ra vào kho

- Công tác quản lý kho hàng

- Đánh giá độ lãng phí và mức độ tinh gọn trong tồn kho dựa trên hệ thống các câu hỏi mà tác giả đã nêu raở phần lý luận

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

Những yếu tố sẽ được đánh gia thông qua các câu hỏi và số liệu thu thập tại các nhân viên bộ phận công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỒN KHO VÀ ỨNG DỤNG LEAN TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

TỒN KHO TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ

2.1 Tổng quan về công ty Scavi Huế 2.1.1 Giới thiệu vềcông ty Scavi Huế

Các thông tin cơ bản:

Tên doanh nghiệp: Công ty Scavi Huế Tên giao dịch: Scavi Hue Company Mã số thuế: 3300382362

Nơi đăng ký quản lý: Cục thuế Tỉnh Thừa Thiên Huế

Địa chỉ: Khu công nghiệp Phong Điền, Thị trấn Phong Điền, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Điện Thoại:2343751751 Fax: 2343751761

Đại diện pháp luật: Trần Thị Mộc Lan

Địa chỉ người ĐDPL: 649/36/16 Điện Biên Phủ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Từ những vấn đề trên, khái niệm QLNN về đất đai của CQH được tác giả đề xuất: QLNN về đất đai của CQH là sự phối hợp để thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý được giao của

Chi cục thuế huyện Quảng Điền được giao nhiệm vụ quản lý thu ngân sách hơn 120 doanh nghiệp vừa và nhỏ phát sinh trên địa bàn huyện, kết quả thu