• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÓ BIẾN CHỨNG XUẤT HUYẾT DỊCH KÍNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CÓ BIẾN CHỨNG XUẤT HUYẾT DỊCH KÍNH "

Copied!
54
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN DIỆU LINH

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THUỐC BEVACIZUMAB TIÊM NỘI NHÃN PHỐI HỢP CẮT DỊCH KÍNH ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG GIAI ĐOẠN TĂNG SINH

CÓ BIẾN CHỨNG XUẤT HUYẾT DỊCH KÍNH

Chuyên ngành: Nhãn khoa Mã số: 62720157

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

HÀ NỘI - 2019

(2)

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Đỗ Như Hơn

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường họp tại Trường Đại học Y Hà Nội.

Vào hồi giờ ngày tháng năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện trường Đại học Y Hà Nội

(3)

ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Diệu Linh, Đỗ Như Hơn, tạp chí "Nhãn khoa Việt Nam", số 38 tháng 04 năm 2015, trang 37-43, tên bài: "Đánh giá kết quả điều trị xuất huyết dịch kính trong bệnh võng mạc đái tháo đường sau 1 năm bằng phương pháp tiêm Avastin nội nhãn phối hợp cắt dịch kính".

2. Nguyễn Diệu Linh, Nguyễn Thị Nhất Châu, Đỗ Như Hơn,

tạp chí "Y học Thực hành", số 11 (987) năm 2015, trang 95-

98, tên bài: "Kết quả điều trị xuất huyết dịch kính trong

bệnh võng mạc đái tháo đường bằng phương pháp tiêm

Avastin nội nhãn phối hợp cắt dịch kính".

(4)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trên thế giới, bệnh võng mạc đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở độ tuổi 30-64. Xuất huyết dịch kính là biến chứng đáy mắt thường gặp của bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa thị lực. Kĩ thuật cắt dịch kính, laser nội nhãn, tỷ lệ cải thiện thị lực sau mổ. Xuất huyết dịch kính tái phát chiếm tỷ lệ 20%- 60% làm trì hoãn phục hồi thị lực sau mổ và có thể phải phẫu thuật lại.

Bevacizumab (Avastin) là một globulin miễn dịch đơn dòng có đủ độ dài kháng thể, có khả năng làm thoái triển tân mạch trong võng mạc đái tháo đường tăng sinh. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về chỉ định tiêm nội nhãn Bevacizumab phối hợp với cắt dịch kính để điều trị biến chứng bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh. Việc phối hợp các phương pháp điều trị đã tỏ ra có hiệu quả rõ rệt, dễ dàng bóc tách màng tăng sinh xơ mạch, hạn chế chảy máu trong mổ, khắc phục được những biến chứng sau mổ để đạt được kết quả thị lực và kết quả giải phẫu tốt.

Ở nước ta chưa có một nghiên cứu nào được nghiên cứu một cách đầy đủ, thống nhất về chỉ định, kỹ thuật điều trị, đánh giá kết quả điều trị của phương pháp này. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu sử dụng thuốc Bevacizumab tiêm nội nhãn phối hợp cắt dịch kính điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường giai đoạn tăng sinh có biến chứng xuất huyết dịch kính ” với mục tiêu:

1- Đánh giá kết quả tiêm nội nhãn thuốc Bevacizumab (Avastin) phối hợp cắt dịch kính điều trị biến chứng xuất huyết dịch kính trong bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh.

2- Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của phương pháp này.

ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Nêu được hiệu quả điều trị của phương pháp tiêm Bevacizumab nội nhãn phối hợp cắt dịch kính điều trị biến chứng xuất huyết dịch kính trong bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh. Kết quả sau mổ có sự cải thiện về thị lực so trước mổ, chất lượng thị lực sau mổ có cải thiện, kết quả giải phẫu thành công. Hạn chế biến chứng trong mổ, biến chứng sau mổ.

(5)

- Phân tích các yếu tố tòan thân không ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Biến chứng trong mổ không ảnh huởng kết quả điều trị. Biến chứng sau mổ có liên quan đến kết quả điều trị. Các trường hợp cần phải phẫu thuật bổ sung ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

BỐ CỤC LUẬN ÁN

Luận án có 139 trang chính thức, bao gồm 6 phần: Đặt vấn đề (2 trang), Chương 1: Tổng quan (36 trang), Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (24 trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu (28 trang), Chương 4: Bàn luận (46 trang), Kết luận (2 trang), Kiến nghị (1 trang). Đóng góp mới của luận án (1 trang)

Trong luận án có 32 bảng, 6 biểu đồ, 6 hình, 3 phụ lục và danh sách bệnh nhân.

Luận án có 142 tài liệu tham khảo bao gồm 12 tài liệu tiếng Việt và 127 tài liệu tiếng Anh, 1 tài liệu tiếng Pháp

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1.1.1. Dịch tễ học của bệnh võng mạc đái tháo đường: biến chứng võng mạc thường xảy ra sau 5 năm kể từ khi mắc bệnh, sau 15 năm có trên 50% người bệnh có võng mạc đái tháo đường và sau 20 năm hầu hết người bệnh đái tháo đường có bệnh võng mạc.

1.1.2. Sinh bệnh học của bệnh võng mạc đái tháo đường: biến đổi chuyển hóa ở mức phân tử dẫn đến bất thường chức năng tế bào nội mô, dày màng đáy, mất tế bào nội mô, tế bào quanh mạch làm thay đổi tính thấm, tắc mạch võng mạc, hình thành những vùng võng mạc không được tưới máu, dẫn đến tình trạng thiếu oxy võng mạc mạn tính làm kích thích các tế bào nội mô, tế bào quanh mạch và tế bào biểu mô sắc tố sản xuất VEGF làm tăng sinh tân mạch.

1.1.3. Biểu hiện lâm sàng của bệnh võng mạc đái tháo đường 1.1.3.1. Những tổn thương cơ bản : mạch máu co nhỏ, tắc mạch, hình thành các vùng võng mạc không được tưới máu, hình thành tân mạch.

Mạch máu phát triển trên bề mặt võng mạc hoặc đĩa thị, tạo mạng lưới

(6)

tân mạch lan rộng có thể gây biến chứng xuất huyết dịch kính,bong võng mạc tăng sinh co kéo, glôcôm tân mạch.

1.1.3.2. Phân loại bệnh võng mạc đái tháo đường : Theo Alfédiam

*Bệnh võng mạc đái tháo đường chưa tăng sinh: nhẹ, vừa, nặng

* Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh: nhẹ, vừa, nặng, có biến chứng.

* Bệnh lý hoàng điểm đái tháo đường: phù khu trú, toả lan, dạng nang, co kéo

1.1.3.3. Biến chứng của bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh

* Xuất huyết dịch kính: tân mạch bám vào màng dịch kính sau, xuyên qua màng dịch kính sau và phát triển vào buồng dịch kính, co kéo thứ phát do bong dịch kính sau gây xuất huyết. MR Romano chia độ xuất huyết dịch kính: độ 0 (không có xuất huyết dịch kính, soi rõ chi tiết đáy mắt), độ 1 (xuất huyết dịch kính nhẹ, có thể soi được đáy mắt), độ 2 (xuất huyết dịch kính trung bình, không soi rõ đáy mắt trừ đĩa thị), độ 3 (xuất huyết dịch kính nặng, không soi được đáy mắt).

* Bong võng mạc co kéo: tân mạch và mô xơ bám màng dịch kính sau co kéo võng mạc dẫn đến bong võng mạc, có thể kèm rách võng mạc.

* Tân mạch mống mắt, glôcôm tân mạch: do đáp ứng với thiếu máu võng mạc lan rộng làm khuyếch tán VEGF về bán phần trước gây tân mạch mống mắt, góc tiền phòng.

1.1.4. Khái quát các phương pháp điều trị

1.1.4.1. Điều trị toàn thân: điều trị đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận.

1.1.4.2. Điều trị laser quang đông: laser quang đông vùng võng mạc chu biên dẫn đến giảm sản xuất VEGF từ đó giảm quá trình sinh tân mạch.

1.1.4.3. Thuốc ức chế yếu tố phát triển nội mô mạch máu

* Pegaptanip: Chỉ kết nối với phân nhánh VEGF-A 165.

* Ranibizumab: Kết nối với tất cả các đồng dạng VEGF.

* Aflibercept: kết hợp họ VEGF-A, VEGF-B và yếu tố phát triển tiểu cầu.

* Bevacizumab (Avastin): kết hợp VEGF qua 2 vị trí kết hợp kháng nguyên.

(7)

1.1.4.4. Điều trị ngoại khoa

* Mục tiêu cắt dịch kính điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh

Loại bỏ khối dịch kính vẩn đục, phẫu tích và cắt bỏ màng xơ mạch, làm áp lại võng mạc, ngăn chặn tăng sinh tân mạch tái phát bằng laser quang đông.

* Chỉ định cắt dịch kính điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh

Xuất huyết dịch kính nặng/ nhóm tăng sinh xơ mạch/ bong võng mạc co kéo vùng hoàng điểm/ bong võng mạc phối hợp co kéo và có rách.

* Kỹ thuật

Cắt dịch kính từ trung tâm ra chu biên, làm bong dịch kính sau rồi sau đó phân đoạn phức hợp tân mạch bằng cách tách lớp chúng với bề mặt võng mạc, làm áp lại võng mạc, ngăn chặn tăng sinh tân mạch tái phát bằng laser quang đông, sử dụng chất độn nội nhãn nếu cần. Phẫu thuật phối hợp cắt dịch kính và phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo trong những trường hợp đục thể thủy tinh.

* Biến chứng

- Biến chứng trong phẫu thuật : chảy máu, rách võng mạc...

- Biến chứng sau phẫu thuật: Xuất huyết dịch kính (sớm, muộn), bong võng mạc, tăng nhãn áp và glocom tân mạch, đục thể thủy tinh, nhiễm trùng

1.2. THUỐC BEVACIZUMAB VÀ ỨNG DỤNG ĐIỀU TRỊ 1.2.1. Cấu tạo: Bevacizumab (Avastin, Genetech Inc., San Francisco, CA) là một globulin miễn dịch đơn dòng, kết hợp VEGF qua 2 vị trí kết hợp kháng nguyên.

1.2.2. Dược động học: Thuốc tồn tại trong dịch kính hơn 30 ngày sau khi tiêm liều 1,25mg/ 0,05ml.

1.2.3. Cơ chế tác dụng: thuốc có khả năng xuyên qua hàng rào máu- võng mạc, kết hợp với mọi loại VEGF. Ức chế VEGF gây nên sự co mạch tạm thời, tân mạch thoái triển hoàn toàn trong vòng 48 giờ và duy trì trong 4 tuần. Sau tiêm, có sự giảm cả về số lượng và khẩu kính của tân mạch sau đó sẽ phát triển xơ.

(8)

1.2.4. Chỉ định điều trị: điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh: làm giảm tân mạch mống mắt, đĩa thị, võng mạc và giảm rò mạch, xuất huyết dịch kính.

1.2.5. Tác dụng phụ của thuốc

1.2.5.1. Tác dụng phụ toàn thân: giảm lành vết thương,tăng huyết áp,nhồi máu cơ tim, đột quỵ thậm chí tử vong.

1.2.5.2. Tác dụng phụ tại mắt sau tiêm thuốc (tác dụng phụ của thuốc và kĩ thuật tiêm): xuất huyết dưới kết mạc, viêm nội nhãn, rách võng mạc...

1.3. PHƯƠNG PHÁP TIÊM THUỐC BEVACIZUMAB PHỐI HỢP VỚI CẮT DỊCH KÍNH ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1.3.1. Chỉ định điều trị

Xuất huyết dịch kính nặng/ nhóm tăng sinh xơ mạch/ bong võng mạc co kéo vùng hoàng điểm/ bong võng mạc phối hợp co kéo và có rách.

1.3.2. Các kết quả nghiên cứu phương pháp điều trị phối hợp Nồng độ VEGF cao trong dịch kính mắt bị bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh là yếu tố nguy cơ thất bại của phẫu thuật cắt dịch kính.

Tiêm nội nhãn thuốc anti-VEGE làm giảm nồng độ VEGF trong buồng dịch kính mắt bị bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh.

* Loại thuốc : Ranibizumab và Bevacizumab được đánh giá ngang nhau về tính hiệu quả điều trị và độ an toàn. Kích thước phân tử của Bevacizumab lớn hơn nên có ưu thế điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh.

* Liều lượng : tiêm nội nhãn Bevacizumab điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh, hiệu quả điều trị không có sự khác biệt đáng kể với liều dao động từ 1,25mg, 2,5mg đến 6,2mg. Hiện nay liều lượng phổ biến là 1,25mg/ 0,05ml.

* Thời điểm tiêm thuốc và phẫu thuật cắt dịch kính: tiêm Bevacizumab truớc mổ hoặc thời điểm kết thúc phẫu thuật cắt dịch kính điều trị biến chứng của bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh. Tiêm Bevacizumab trước phẫu thuật có ưu thế do tác dụng của thuốc làm giúp dễ bóc tách màng tăng sinh xơ mạch, laser võng mạc, hạn chế chảy máu trong mổ, biến chứng sau mổ.

(9)

* Các nghiên cứu sử dụng Bevacizumab (1,25mg/0,05ml) tiêm nội nhãn trước phẫu thuật cắt dịch kính : các tác giả trên thế giới tiêm buồng dịch kính Bevacizumab (1,25mg/0,05ml) trước phẫu thuật cắt dịch kính 1-2 tuần điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh có biến chứng đạt kết quả giải phẫu tốt, tăng thị lực sau mổ, hạn chế chảy máu và vết rách trong mổ, hạn chế xuất huyết tái phát sau mổ.

Tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Nhất Châu báo cáo kết quả sử dụng Bevacizumab phối hợp cắt dịch kính điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh tuy nhiên nghiên cứu thực hiện ở quy mô nhỏ, thời gian theo dõi ngắn, chưa phân tích các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.

1.3.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị

1.3.3.1. Yếu tố toàn thân : tuổi, thời gian mắc bệnh đái tháo đường, đường máu cao, tăng huyết áp, bệnh thận do đái tháo đường...

1.3.3.2. Tổn thương tại mắt

* Chẩn đoán : xuất huyết dịch kính đơn thuần kết quả sau điều trị tốt nhất, xuất huyết dịch kính kèm tăng sinh xơ mạch nếu trong quá trình phẫu thuật không có biến chứng hoặc các biến chứng được xử lý tốt thì vẫn thu được kết quả điều trị thành công, xuất huyết dịch kính kèm bong võng mạc co kéo ± có kết quả điều trị tiên lượng kém nhất.

* Biến chứng : biến chứng trong mổ (chảy máu, rách võng mạc, chấn thương thể thủy tinh), biến chứng sau mổ (xuất huyết dịch kính, tân mạch mống mắt, bong võng mạc, đục thể thủy tinh, nhiễm trùng..)

* Điều trị bổ sung

- Tiêm bổ sung: xuất huyết dịch kính tái phát, glôcôm tân mạch..

- Phẫu thuật bổ sung: phẫu thuật bổ sung làm ảnh huởng kết quả giải giẫu, thị lực và chất lượng thị lực.

(10)

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên nhóm bệnh nhân bị bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh nặng có biến chứng xuất huyết dịch kính đến khám và điều trị tại khoa Đáy mắt Màng bồ đào, Bệnh viện Mắt Trung ương.

Thời gian từ 01/1/ 2012 đến 30/12/2016.

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:

‒ Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên

‒ Được chẩn đoán bệnh võng mạc ĐTĐ tăng sinh có xuất huyết dịch kính:

+ Xuất huyết dịch kính không soi rõ đáy mắt (độ II, III) + Xuất huyết dịch kính kèm tăng sinh xơ mạch hoặc xuất huyết dịch kính kèm bong võng mạc co kéo vùng hoàng điểm.

‒ Đồng ý tham gia nghiên cứu 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân:

‒ Bệnh nhân đã có tiền sử cắt dịch kính

‒ Bệnh nhân hiện đang mắc các bệnh lý khác tại mắt như: chấn thương, các viêm nhiễm đang tiến triển nặng, glôcôm tân mạch...

‒ Bệnh nhân có bệnh lý toàn thân quá nặng như: bệnh hệ thống, bệnh lao…

‒ Trong những trường hợp xuất huyết dịch kính do bệnh võng mạc đái tháo đường, sau tiêm nội nhãn Bevacizumab, nếu xuất huyết dịch kính được hấp thụ hết hoặc còn xuất huyết dịch kính ít (độ I) có thể soi được đáy mắt không có tăng sinh xơ mạch hoặc bong võng mạc co kéo thì chuyển làm laser quang đông võng mạc bổ sung và theo dõi.

2.2. Phương pháp nghiên cứu.

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp lâm sàng không có nhóm chứng.

(11)

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

Cỡ mẫu được tính theo công thức:

p.(1-p) n =Z2(1-α/2).

(p.ε)2

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu trên, số mắt cần nghiên cứu là 68 (n=68)

2.2.3. Phương pháp chọn mẫu và phân nhóm

Tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được chọn cho đến đủ số lượng.

2.2.4. Phương tiện nghiên cứu

2.2.4.1. Dụng cụ phục vụ cho khám và đánh giá kết quả 2.2.4.2. Phương tiện phẫu thuật: máy và dụng cụ phẫu thuật 2.2.5. Cách thức nghiên cứu

2.2.5.1. Hỏi bệnh 2.2.5.2. Khám lâm sàng

* Đo thị lực có chỉnh kính bảng Snellen

* Đo nhãn áp

* Khám bán phần trước: kết mạc, giác mạc, tiền phòng, đồng tử, mống mắt, thể thủy tinh

* Khám, đánh giá tình trạng dịch kính, võng mạc: dịch kính, võng mạc

2.2.5.3. Khám cận lâm sàng: xét nghiệm sinh hóa máu, nước tiểu, siêu âm dịch kính võng mạc, chụp mạch ký huỳnh quang, chụp cắt lớp võng mạc…

2.2.5.4. Chẩn đoán bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh có biến chứng xuất huyết dịch kính

* Xuất huyết dịch kính

* Tăng sinh xơ mạch tiến triển

* Bong võng mạc co kéo/Bong võng mạc co kéo kèm có rách

(12)

2.2.5.5. Tiêm Bevacizumab buồng dịch kính

* Chuẩn bị người bệnh: tra thuốc giãn đồng tử, sát trùng da mi, gây tê

* Liều lượng và cách thức tiêm

Đặt vành mi, dùng kim 27-30 G, tiêm 0,05ml dung dịch Bevacizumab có hàm lượng 1,25mg vào buồng dịch kính qua đường pars-plana ở vùng thái dương dưới cách rìa củng giác mạc về phía sau nhãn cầu 3.5-4mm, nhỏ kháng sinh moxifloxacin (Vigamox) 4 lần/

ngày sau khi tiêm 5 ngày.

2.2.5.6. Cắt dịch kính điều trị: sau tiêm Bevacizumab buồng dịch kính từ 1-2 tuần.

* Chuẩn bị bệnh nhân: tra giãn đồng tử, sát trùng, gây tê cạnh nhãn cầu.

* Phẫu thuật

Mở vào nhãn cầu qua pars plana cách rìa 3,5-4mm tạo đường vào cho đinh nuớc, đèn soi, máy cắt. Cắt dịch kính dùng hệ thống 20 hoặc 23 gauge dưới hệ quang học góc nhìn rộng hoặc qua camera nội nhãn.

Cắt sạch dịch kính xuất huyết từ trung tâm ra chu biên, xử lí dịch kính sau, bóc tách và cắt màng xơ mạch, cầm máu, laser võng mạc, bơm chất thay thế dịch, đóng đường vào. Phẫu thuật thể thủy tinh nếu cần.

2.2.5.7. Điều trị sau phẫu thuật

* Điều trị chống viêm chống nhiễm trùng

* Điều trị biến chứng: tăng nhãn áp, đục thể thủy tinh,xuất huyết dịch kính, bong võng mạc, màng trước võng mạc, glôcôm tân mạch, phù hòang điểm…

2.2.6. Chỉ tiêu đánh giá

2.2.6.1. Đánh giá đặc điểm của người bệnh

Đặc điểm toàn thân

Đặc điểm tại mắt

(13)

2.2.6.2. Đánh giá kết quả điều trị

Đánh giá sau tiêm nội nhãn: thời gian tiêm trước phẫu thuật, thị lực trung bình, nhãn áp, biến chứng tòan thân, biến chứng tại mắt.

Đánh giá phẫu thuật

Chỉ định phẫu thuật: Xuất huyết dịch kính, màng xơ mạch, bong võng mạc co kéo ± vết rách

Đánh giá trong phẫu thuật

- Kĩ thuật mổ: tách lớp, phân đoạn, nguyên khối (en-bloc), phối hợp

- Chất thay thế dịch kính: nước, không khí, khí nở (SF6, C3F8), dầu Silicon.

- Phẫu thuật thể thủy tinh

- Biến chứng trong phẫu thuật: xuất huyết, đục thể thuỷ tinh, rách võng mạc, bong võng mạc và các biến chứng khác

Đánh giá sau phẫu thuật: 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng

- Đánh giá kết quả thị lực:

+ Thị lực trung bình tính theo logMar + Nhóm thị lực : Tốt, khá, kém + Tăng thị lực

. Tăng thị lực sau điều trị: thị lực trong lần đánh giá sau tăng ít nhất 1 hàng so lần đánh giá trước điều trị. Trong trường hợp thị lực ở mức đếm ngón tay thì tính ĐNT 3m có tăng thị lực so ĐNT 2m và ĐNT 1m, ĐNT 2m có tăng hơn ĐNT 1m (khi quy đổi ra thị lực logMar lần đánh giá sau có trị số thấp hơn lần đánh giá trước)

. Không tăng thị lực sau điều trị: thị lực trong lần đánh giá sau giữ nguyên hoặc kém hơn thị lực trước điều trị. Trong trường hợp thị lực đếm ngón tay nếu giữa 2 lần đánh giá thị lực vẫn ở mức ≤ ĐNT 1m thì tính là thị lực không tăng.

(14)

- Đánh giá kết quả giải phẫu sau mổ

+ Thành công : môi trường trong hoàn toàn soi rõ các thành phần của đáy mắt không còn tân mạch và màng xơ trên võng mạc, đĩa thị, võng mạc áp, tân mạch võng mạc không tiến triển thêm.

+ Thất bại : dịch kính đục nhiều che lấp võng mạc trung tâm hay toàn bộ võng mạc, đáy mắt không soi được hoặc bong võng mạc, còn tồn tại các co kéo dịch kính võng mạc, tân mạch tiếp tục tiến triển, glôcôm tân mạch.

- Biến chứng sau mổ:

Biến chứng xuất huyết dịch kính tái phát (sớm- muộn), viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn, đục thể thuỷ tinh, bong võng mạc, teo nhãn cầu, bỏ nhãn cầu và các biến chứng khác.

Điều trị bổ sung: tiêm bổ sung, phẫu thuật bổ sung

Đánh giá chung

* Phẫu thuật thành công

- Kết quả giải phẫu: lấy hết máu trong buồng dịch kính, bóc hết màng hyaloids sau, loại bỏ màng tăng sinh xơ mạch và co kéo.

- Thị lực tại thời điểm khám có tăng so với thị lực trước điều trị * Phẫu thuật thất bại: khi thiếu một trong 2 tiêu chí hoặc cả 2 tiêu chí về thị lực và giải phẫu nêu trên.

2.2.6.3. Đánh giá yếu tố liên quan đến kết quả điều trị

Các yếu tố toàn thân liên quan đến kết quả điều trị

Liên quan yếu tố tại mắt với kết quả điều trị: chẩn đóan, biến chứng, điều trị bổ sung

2.2.7. Xử lý số liệu: phần mềm thống kê SPSS 18.0. Kiểm định bằng thuật toán T- student và khi bình phương, test Phi.

2.2.8. Đạo đức nghiên cứu

(15)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC ĐIỀU TRỊ

Tổng số mắt nghiên cứu là 68 mắt, coi mỗi mắt là của một người bệnh độc lập về đặc điểm toàn thân.

3.1.1. Đặc điểm toàn thân: tuổi trung bình 57,3 ± 8,4, dưới 64 tuổi (82,4%). Nam (58,8%), nữ (41,2%). Chủ yếu đái tháo đường týp 2.

Thời gian bị đái tháo đường trung bình 12,2 ± 6,8 (năm), mắc bệnh dưới 15 năm (60,3%), mắc bệnh từ 15 năm (39,7%). Điều trị đái tháo đường không ổn định 97,1%, dùng insulin 75%, tăng huyết áp 83,8%, tổn thương thận 29,4 %.

3.1.2. Đặc điểm tại mắt

3.1.2.1. Các đặc điểm liên quan tổn thương: thời gian trung bình bị bệnh võng mạc đái tháo đường : 9,4 ± 11,7 tháng, điều trị laser trước nghiên cứu 16,2%, không điều trị 83,8%.

3.1.2.2. Tổn thương thực thể

* Đặc điểm thị lực: thị lực trung bình 1,52±0,34 (logMar) (ĐNT 2m). Thị lực kém (≤ 20/400) 85,3%, thị lực khá (20/200-20/80) 14,7%.

Không có thị lực tốt trước mổ (≥ 20/63).

* Đặc điểm nhãn áp: nhãn áp bình thường.

* Đặc điểm chẩn đoán: 100% mắt xuất huyết dịch kính trong đó 77,9% xuất huyết dịch kính đơn thuần, 22,1% xuất huyết dịch kính kèm bong võng mạc co kéo. Xuất huyết dịch kính độ I (13,2%), II (35,3%), III (51,5%), khác biệt có ý nghĩa thống kê.

* Đặc điểm bong dịch kính sau: Bong dịch kính sau hoàn toàn 4,4%, bong chưa hoàn toàn 48,5%, chưa bong 47,1%. Bong dịch kính sau ở mắt xuất huyết dịch kính (45,3%) khác biệt có ý nghĩa thống kê với mắt xuất huyết dịch kính kèm bong võng mạc co kéo (80%)

(16)

* Đặc điểm màng xơ mạch: màng xơ mạch 47,1%, không xơ mạch 52,9%.

* Đặc điểm thể thủy tinh: đục thể thủy tinh 91,2%, chưa đục thể thủy tinh 4,4%, đã phẫu thuật thể thủy tinh 4,4%.

3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

3.2.1. Đánh giá sau tiêm nội nhãn

* Thời gian tiêm trước phẫu thuật: 5-14 ngày, có 20 mắt tiêm trước phẫu thuật 10-14 ngày (29,4%).

* Thị lực trung bình sau tiêm là 1,5 ± 0.39 (logMar) (khoảng ĐNT 2m).

* Nhãn áp: 100% nhãn áp bình thường

*Biến chứng: 66 mắt (97,1%) không có biến chứng chỉ 2 mắt (2,9%) có xuất huyết kết mạc. Không có biến chứng toàn thân.

3.2.2. Đánh giá phẫu thuật 3.2.2.1. Chỉ định phẫu thuật

- Có 53 mắt (77,9%) xuất huyết dịch kính đơn thuần với độ xuất huyết từ độ I,II, III, trong đó có 18 ca có màng tăng sinh xơ mạch kèm theo. Xuất huyết dịch kính độ 1 có 3 mắt đều kèm theo màng tăng sinh xơ. 19 mắt xuất huyết dịch kính độ 2 có 5 mắt kèm tăng sinh xơ mạch.

31 mắt xuất huyết dịch kính độ 3 có 10 mắt kèm tăng sinh xơ mạch.

- Có 15 mắt (22,1%) xuất huyết dịch kính kèm bong võng mạc co kéo.

3.2.2.2. Đánh giá trong phẫu thuật

* Kĩ thuật mổ: 91,2% kĩ thuật En-bloc, 8,8% kĩ thuật kết hợp

* Chất thay thế: thay thế bằng nước 61,7%, không khí 16,2%, khí nở 16,2%, dầu silicon 5,9%.

* Phẫu thuật thể thủy tinh: mổ thể thủy tinh phối hợp ở 58 mắt (85,3%).

(17)

* Biến chứng trong phẫu thuật: không biến chứng (58,8%), chảy máu không do rách võng mạc (23,5%), rách võng mạc (17,7%).

3.2.2.3. Đánh giá sau phẫu thuật

* Kết quả thị lực

- Thị lực trung bình (logMar) sau mổ 1 tuần (1,26 ± 0,42), sau 1 tháng (0,98 ± 0,52), sau 3 tháng (0,78 ± 0,51), sau 6 tháng (0,75 ± 0,52).

Tháng thứ 12 theo dõi còn 67 mắt, thị lực logMar trung bình là 0,74 ± 0,53. Tháng thứ 24 theo dõi 66 mắt, thị lực trung bình là 0,78± 0,53. Thị lực sau mổ 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng khác biệt không có ý nghĩa thống kê p> 0,05.

- Thị lực chia ra 3 nhóm: thị lực ban đầu của nhóm nghiên cứu 85,3% (58 mắt) là thị lực kém. Thị lực chưa cải thiện sau tiêm avastin.

Sau phẫu thuật 1 tuần có 4 mắt (5,9%) có thị lực tốt, còn đa số thị lực còn trong mức thị lực kém 42 mắt (61,8%). Sau phẫu thuật 1 tháng tỷ lệ thị lực tốt tăng lên ở 13 mắt (19,1%) sau 3 tháng là 31 mắt (45,6%), sau 6 tháng là 34 mắt (50%). Sau 12 tháng số mắt có thị lực tốt là 30/67 (44,8 %). Và sau 2 năm là 31/66 (47 %). Nhóm có thị lực khá cũng thay đổi theo hướng cải thiện hơn kể từ thời điểm trước phẫu thuật sau phẫu thuật và theo dõi lâu dài. Nhóm thị lực kém giảm rõ rệt từ thời điểm sau phẫu thuật cho đến thời điểm 3 tháng (lực kém nằm ở mức 1/4 số bệnh nhân phẫu thuật).

- Tỷ lệ tăng thị lực sau mổ: tăng thị lực sau mổ so trước điều trị tại các thời điểm 1 tuần (57,4%), sau 1 tháng (72,1%), sau 3 tháng (85,2%), sau 6 tháng (80,9%), sau 12 tháng (80,6%), sau 24 tháng (80,3%). Thị lực thuộc nhóm khá và tốt trong số mắt tăng thị lực sau mổ so trước điều trị khác biệt có ý nghĩa thông kê với nhóm khá và tốt trong số mắt không tăng thị lực p< 0,001

(18)

* Kết quả giải phẫu: Kết quả giải phẫu thành công sau 24 tháng là 80,3%, không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các thời điểm sau phẫu thuật.

* Biến chứng sau mổ: một mắt có thể có nhiều biến chứng

- Biến chứng xuất huyết dịch kính: 26 mắt (38,2 %) trong đó 4 mắt (5,9%) chảy máu sớm sau phẫu thuật, 4 mắt (5,9%) vừa chảy máu sớm và tiếp tục chảy máu muộn sau phẫu thuật, có 18 mắt (26,5%) có chảy máu muộn.

- Biến chứng bong võng mạc gặp ở 3 mắt (4,4%).

- Biến chứng glôcôm tân mạch là 3 mắt (4,4%).

- Biến chứng khác: màng trước võng mạc 4 mắt (6%), bong hắc mạc 1 mắt (1,5%), đục thể thủy tinh 2 mắt (3%), glôcôm 1 mắt (1,5%).

- Phù hòang điểm 44 mắt (64,7%) trong đó phù khu trú (8,8%), phù tỏa lan (47,1%), phù võng mạc có co kéo dịch kính võng mạc (8,8%).

3.2.2.4. Điều trị bổ sung

* Tiêm bổ sung Bevacizumab 1,25mg/ 0,05ml sau phẫu thuật:

44 mắt bao gồm phù hoàng điểm 32 mắt (72,7%), xuất huyết dịch kính tái phát 10 mắt (22,7%), glôcôm tân mạch (4,6%).

* Phẫu thuật bổ sung: phẫu thuật 1 là 50 mắt (73,6%), phẫu thuật lần 2 là 10 mắt (14,7%), phẫu thuật lần ba là 6 mắt (8,8%), phẫu thuật bốn lần là 2 mắt (2,9%). Tổng số phẫu thuật của nhóm là 96 lần.

3.2.2.5. Đánh giá chung về kết quả điều trị: sau mổ 24 tháng là 74,2%.

3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Tại thời điểm 24 tháng sau mổ chúng tôi theo dõi được 66 mắt.

Kết quả điều trị có rất nhiều yếu tố nhưng để đánh giá cuối cùng chúng tôi xét đến kết quả thị lực và giải phẫu.

(19)

3.3.1. Các yếu tố toàn thân liên quan kết quả điều trị

* Liên quan các yếu tố toàn thân với tăng thị lực: không phát hiện mối liên quan giữa tăng thị lực ở thời điểm 24 tháng sau mổ so trước điều trị với các yếu tố tòan thân: giới tính, nhóm tuổi, thời gian mắc bệnh đái tháo đường, điều trị đường máu ổn định, dùng insulin, tăng huyết áp, bệnh thận.

* Liên quan các yếu tố toàn thân với kết quả giải phẫu: không phát hiện mối liên quan giữa kết quả giải phẫu sau điều trị với các yếu tố tòan thân: giới tính, nhóm tuổi, thời gian mắc bệnh đái tháo đường, điều trị đường máu ổn định, dùng insulin, tăng huyết áp, bệnh thận.

3.3.2. Liên quan yếu tố tại mắt với kết quả điều trị 3.3.2.1. Chẩn đoán

*Liên quan chẩn đoán và tăng thị lực sau mổ: kết quả tăng thị lực so trước điều trị của nhóm xuất huyết dịch kính (82,4%) không khác biệt so nhóm xuất huyết dịch kính kèm bong võng mạc (73,3%) với p> 0,05.

* Liên quan chẩn đoán và nhóm thị lực

Thị lực của nhóm mắt xuất huyết dịch kính và xuất huyết dịch kính kèm bong võng mạc tại thời điểm truớc mổ, sau tiêm chủ yếu là nhóm thị lực kém. Sau mổ kết quả thị lực tốt nhóm xuất huyết dịch kính cao hơn nhóm xuất huyết dịch kính kèm bong võng mạc (p< 0,05).

*Liên quan chẩn đoán và kết quả giải phẫu: kết quả thành công giải phẫu của nhóm xuất huyết dịch kính (80,4%) không khác biệt so nhóm xuất huyết dịch kính kèm bong võng mạc (80%) với p> 0,05.

3.3.2.2. Biến chứng

* Biến chứng trong mổ:

- Màng xơ mạch là yếu tố ảnh hưởng đến biến chứng trong phẫu thuật

- Tỷ lệ tăng thị lực, nhóm thị lực tốt, khá, kém, kết quả giải phẫu ở nhóm không có biến chứng trong mổ không khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm có biến chứng trong mổ (p> 0,05).

(20)

* Biến chứng sau mổ:

- Liên quan biến chứng sau mổ với tăng thị lực: tỷ lệ tăng thị lực so trước điều trị trong nhóm không có biến chứng sau mổ (93,9%) khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm có biến chứng sau mổ (66,7%) với p < 0,05

- Liên quan biến chứng sau mổ với nhóm thị lực: thị lực tốt ở nhóm không có biến chứng sau mổ (66,7%) khác biệt có ý nghĩa thống kê với thị lực tốt ở nhóm có biến chứng sau mổ (27,3%) với p> 0,05.

- Liên quan biến chứng sau mổ với kết quả giải phẫu: nhóm không có biến chứng sau mổ 100% kết quả giải phẫu thành công. Nhóm có biến chứng, kết quả giải phẫu thành công 60,6%, thất bại 39,4%.

- Liên quan phù hoàng điểm sau mổ với tăng thị lực: tỷ lệ tăng thị lực trong nhóm không có phù hoàng điểm sau mổ (72,7%) khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nhóm có phù hoàng điểm sau mổ (84,1%).

3.3.2.3. Điều trị bổ sung

*Tiêm bổ sung: tăng thị lực ở tháng 24 so trước điều trị, nhóm thị lực, kết quả giải phẫu không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tiêm bổ sung và không tiêm bổ sung.

* Phẫu thuật bổ sung

- Liên quan phẫu thuật bổ sung với tăng thị lực: tăng thị lực ở tháng 24 so trước điều trị có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có phẫu thuật bổ sung (44,4 %.) và không phẫu thuật bổ sung (93,8%) p <0,05.

- Liên quan phẫu thuật bổ sung với nhóm thị lực: kết quả thị lực tốt ở nhóm không phải phẫu thuật bổ sung (62,5%) khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm phải phẫu thuật bổ sung (5,6%).

- Liên quan phẫu thuật bổ sung với kết quả giải phẫu: Tỷ lệ giải phẫu thành công nhóm không phải phẫu thuật bổ sung (89,6%) khác biệt có ý nghĩa thống kê nhóm phải phẫu thuật bổ sung (55,6%).

(21)

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC ĐIỀU TRỊ

4.1.1. Đặc điểm toàn thân: Tuổi trung bình 57,3 ± 8,4, dưới 64 tuổi (82,4%), không có sự khác biệt tỷ lệ nam, nữ tương ứng với kết quả của Bandello, El- Batany... Chủ yếu đái tháo đường týp 2. Thời gian bị đái tháo đường trung bình 12,2 ± 6,8 (năm), mắc bệnh dưới 15 năm (60,3%), tỷ lệ dùng insulin 75%, kiểm soát đường máu không hiệu quả 97,1%, tăng huyết áp 83,8%, bệnh thận 29,4%, dẫn tới bệnh võng mạc đái tháo đường.

4.1.2. Đặc điểm tại mắt

4.1.2.1. Các đặc điểm liên quan tổn thương: Thời gian trung bình bị bệnh võng mạc đái tháo đường: 9,4 ± 11,7 tháng. 16,2% mắt điều trị laser không đầy đủ trước mổ, 83,8% không điều trị. Thời gian mắc bệnh võng mạc đái tháo đường càng lâu thì khả năng bệnh nặng càng cao đặc biệt khi không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách.

4.1.2.2. Tổn thương thực thể: Thị lực trung bình trước mổ 1,52±0,34 (logMar), chủ yếu thị lực kém. 100% nhãn áp bình thường. 77,9% mắt xuất huyết dịch kính, 22,1% mắt xuất huyết dịch kính kèm bong võng mạc co kéo. Máu trong buồng dịch kính, màng tăng sinh xơ hoặc bong võng mạc co kéo là nguyên nhân giảm thị lực.

- Bong dịch kính sau chưa hoàn toàn 48,5%, chưa bong dịch kính 47,1%.. Quá trình tăng sinh liên quan đến bong dịch kính sau, dẫn đến sự gia tăng lực co kéo tại vị trí dính dịch kính võng mạc dẫn đến rất nhiều hậu quả: xuất huyết dịch kính, bong võng mạc co kéo. Nhóm xuất huyết dịch kính tỷ lệ bong dịch kính sau 45,3% khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm xuất huyết dịch kính kèm bong võng mạc co kéo 80%.

- Tổn thương màng xơ mạch 47,1%. Hệ thống tân mạch cùng tổ chức xơ phát triển chủ yếu dọc theo bề mặt của màng hyaloid sau. Khi

(22)

bong dịch kính sau, màng xơ mạch phát triển vào buồng dịch kính, làm tăng lực co kéo tại vị trí dính dịch kính và màng xơ mạch dẫn đến các biến chứng xuất huyết dịch kính, bong võng mạc.

- Đục thể thủy tinh : đối tượng nghiên cứu lớn tuổi phối hợp tổn thương bệnh đái tháo đường nên đa số mắt nghiên cứu có đục thể thủy tinh (91,2%)

4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

4.2.1. Đánh giá sau tiêm nội nhãn

- Thời gian tiêm nội nhãn Bevacizumab trước phẫu thuật từ 5-14 ngày. 29,4% số mắt phẫu thuật sau tiêm 10-14 ngày do đường máu cao phải điều trị.

- Thị lực trung bình sau tiêm (1,5 ± 0,39 logMar). Sau tiêm mắt điều trị vẫn xuất huyết dày đặc, trường hợp dịch kính xuất huyết nhẹ nhưng có màng tăng sinh xơ mạch, bong võng mạc co kéo ảnh hưởng thị lực.

- Nhãn áp sau tiêm 100% không cao. Nhóm nghiên cứu chỉ tiêm 0,05ml và tiêm rất từ từ nên theo dõi không thấy tăng nhãn áp.

- Biến chứng: không gặp biến chứng toàn thân do đã loại ra khỏi nghiên cứu đối tượng mắc nhồi máu cơ tim hay có tiền sử tai biến. Biến chứng tại mắt gặp 2,94% xuất huyết nhẹ kết mạc.

4.2.2. Đánh giá phẫu thuật

4.2.2.1. Chỉ định phẫu thuật: sau tiêm Bevacizumab nội nhãn có 3 mắt xuất huyết dịch kính độ 1 kèm tăng sinh xơ mạch, 19 mắt xuất huyết dịch kính độ 2, 31 mắt xuất huyết dịch kính độ 3, 15 mắt xuất huyết dịch kính kèm bong võng mạc được chỉ định phẫu thuật. Điều trị cắt dịch kính để loại bỏ xuất huyết, loại trừ co kéo để áp lại võng mạc.

4.2.2.2. Đánh giá trong mổ

* Kĩ thuật mổ: 62 mắt (91,2%) mổ kĩ thuật En-bloc, 6 mắt (8,8%) mổ kĩ thuật kết hợp. Sự phức tạp trong phẫu thuật cắt dịch kính điều trị

(23)

bệnh võng mạc đái tháo đường phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng dính của dịch kính võng mạc.

* Chất thay thế dịch kính sau cắt dịch kính: chỉ định chất thay thế dịch kính dựa tổn thương trước điều trị, biến chứng trong mổ. Dầu silicon dùng trong 5,9% số mắt do có biến chứng nhiều vết rách võng mạc, mắt có rách võng mạc kèm chảy máu trong phẫu thuật nặng, cản trở laser võng mạc.

* Phẫu thuật thể thủy tinh: Số mắt phẫu thuật thể thủy tinh phối hợp là 85,3%. Cắt dịch kính phối hợp phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo giúp trường nhìn của phẫu thuật viên rõ hơn, dễ dàng thao tác cắt sạch dịch kính , xử lý màng xơ mạch, các tổn thương võng mạc và laser võng mạc chu biên.

* Biến chứng trong phẫu thuật: Biến chứng chảy máu 23,5%, rách võng mạc 17,7%. Biến chứng rách võng mạc trong nghiên cứu thấp hơn của N.N. Châu (27%) do chúng tôi tiêm Bevacizumab nội nhãn trước mổ nên hạn chế sự tiến triển của các màng xơ mạch, dễ dàng bóc tách xử lý màng xơ mạch, hạn chế các biến chứng trong phẫu thuật.

4.2.2.3. Đánh giá sau mổ

* Kết quả thị lực

- Kết quả thị lực trung bình (logmar) sau mổ ngày càng tốt hơn. Thị lực tương đối ổn định từ tháng thứ 3 trở đi. Tháng thứ 24 sau mổ thị lực trung bình là 0,78 ± 0,53.

- Nhóm thị lực: thị lực cải thiện dần sang nhóm tốt. Thị lực tốt xuất hiện sau mổ 1 tuần, tăng nhiều và tương đối ổn định từ sau mổ 3 tháng. Thị lực tốt và khá của chúng tôi (74,3%) và Khan (78%) cao hơn N.N. Châu (50,9%) do trong nghiên cứu của chúng tôi và Khan tiêm Bevacizumab nội nhãn trước mổ làm hạn chế biến chứng trong, sau mổ để cho thị lực tốt hơn.

(24)

- Tỷ lệ tăng thị lực sau mổ: tỷ lệ cải thiện thị lực sau mổ tăng dần.Tỷ lệ tăng thị lực sau mổ của chúng tôi là 80,3% tương đương Khan (78%). Thị lực thuộc nhóm khá - tốt trong số mắt tăng thị lực cao hơn so với số mắt không cải thiện thị lực.

* Kết quả giải phẫu: Kết quả thành công giải phẫu trong nghiên cứu của chúng tôi là 80,3% cao hơn N.N.Châu (72,2%) do trong nghiên cứu của chúng tôi tiêm Bevacizumab trước mổ làm thoái triển tân mạch cả về số lượng và khẩu kính nên quá trình bóc tách màng xơ mạch dễ dàng, xử lí các tổn thương tốt dẫn đến ít biến chứng trong phẫu thuật, sau phẫu thuật hơn

* Biến chứng sau mổ: Trong nghiên cứu có 26 mắt (38,2%) xuất huyết dịch kính sau mổ. Tiêm Bevacizumab nội nhãn trước phẫu thuật giúp dễ dàng phẫu tích và xử lí các tổn thương, giảm biến chứng trong mổ hạn chế chảy máu sau phẫu thuật. Đa số chảy máu sau phẫu thuật ở mức độ nhẹ và thường tiêu nhờ điều trị nội khoa. Có 4,4% mắt bong võng mạc sau mổ, điều trị cắt dịch kính thị lực không hồi phục. Biến chứng glôcôm tân mạch thường rất nặng, kết quả điều trị không khả quan. Các biến chứng đục thể thủy tinh, màng trước võng mạc, tăng nhãn áp, bong hắc mạc đều phải phẫu thuật bổ sung.

- Phù hoàng điểm ngoài nhóm thấy yếu tố co kéo có vai trò lớn, sau cắt dịch kính phù giảm rõ sau 2 tuần, các loại phù khác không có cơ sở nói là biến chứng hay là tổn thương có trước của bệnh võng mạc đái tháo đường, tuy nhiên chúng tôi ghi nhận tổn thương của mắt chỉ được phát hiện sau phẫu thuật.

4.2.2.4. Điều trị bổ sung

* Tiêm thuốc bổ sung: Tiêm bổ sung Bevacizumab cho mắt phù hoàng điểm, xuất huyết dịch kính tái phát sau mổ giúp cải thiện thị lực.

Thuốc làm cho các quá trình bệnh lý gây phù giảm nhẹ, làm tăng hấp thu máu trong buồng dịch kính để hạn chế cắt dịch kính bổ sung. Tiêm bổ sung Bevacizumab điều trị glôcôm tân mạch sau phẫu giúp làm thoái

(25)

triển tân mạch võng mạc, tân mạch mống mắt để phẫu thuật hạ nhãn áp thuận lợi hơn, tránh chảy máu nhưng kết quả không khả quan.

* Phẫu thuật bổ sung: Số mắt phẫu thuật bổ sung lần hai là 14,7%, lần ba là 8,8%, lần bốn là 2,9%. Phẫu thuật bổ sung đa dạng, điều trị bong võng mạc, xuất huyết dịch kính tái phát, glôcôm tân mạch, đục thể thủy tinh, màng trước võng mạc, tăng nhãn áp, bong hắc mạc … 4.2.2.5. Đánh giá chung về kết quả điều trị: Kết quả điều trị thành công 74,2% khi có cả sự thành công cả về kết quả giải phẫu và tăng thị lực ở thời điểm đánh giá.

4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Tại thời điểm 24 tháng sau mổ chúng tôi theo dõi được 66 mắt. Kết quả điều trị có rất nhiều yếu tố nhưng chúng tôi xét đến kết quả thị lực và giải phẫu 4.3.1. Các yếu tố toàn thân liên quan đến kết quả điều trị: Tuổi, giới, thời gian bị đái tháo đường không có sự liên quan đến kết quả điều trị. Không phát hiện mối liên quan giữa kiểm soát đường huyết, sử dụng insulin, tăng huyết áp, bệnh thận với kết quả điều trị do số lượng nghiên cứu hạn chế, người bệnh khám mắt khi tình trạng toàn thân rất nặng.

4.3.2. Liên quan yếu tố tại mắt với kết quả điều trị

4.3.2.1. Chẩn đoán: không có sự khác biệt trong tăng thị lực và kết quả giải phẫu giữa nhóm xuất huyết dịch kính và xuất huyết dịch kính kèm bong võng mạc. Tác dụng của phương pháp điều trị làm cải thiện chất lượng thị lực, thị lực sau mổ chuyển dần sang nhóm thị lực tốt. Kết quả thị lực tốt nhóm xuất huyết dịch kính cao hơn nhóm xuất huyết dịch kính kèm bong võng mạc (p<0,05). Xuất huyết dịch kính máu che lấp trục quang học nhưng võng mạc chưa bị tổn thương nghiêm trọng, xuất huyết dịch kính kèm bong võng mạc ngoài yếu tố trên thì bong võng mạc co kéo làm tách lớp thần kinh võng mạc cảm thụ khỏi lớp biểu mô sắc tố, khi vùng bong đến hoàng điểm gây giảm thị lực trầm trọng.

(26)

4.3.2.2. Biến chứng

*Biến chứng trong mổ: Màng xơ mạch là yếu tố có ảnh hưởng đến biến chứng trong mổ. Tiêm Bevacizumab nội nhãn trước mổ làm thoái triển tân mạch do đó giảm chảy máu mới, đồng thời xử trí tốt biến chứng trong quá trình phẫu thuật nên biến chứng trong mổ không ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

*Biến chứng sau mổ: Có mối liên quan giữa biến chứng sau mổ với kết quả giải phẫu, tăng thị lực, nhóm thị lực. Điều trị biến chứng tích cực vẫn có tỷ lệ nhất định kết quả giải phẫu thất bại. Tỷ lệ tăng thị lực, thị lực tốt ở nhóm không có biến chứng cao hơn nhóm có biến chứng (p<0,05). Bệnh võng mạc đái tháo đường cơ chế bệnh sinh phức tạp cộng thêm biến chứng sau mổ cắt dịch kính tạo vòng xoắn bệnh lý khiến nhiều trường hợp dù dịch kính sạch, võng mạc áp nhưng thị lực không cải thiện. Phù hoàng điểm trong bệnh lí đái tháo đường có cơ chế bệnh sinh rất phức tạp. Tỷ lệ tăng thị lực trong nhóm không có phù hoàng điểm sau mổ không khác biệt với nhóm có phù hoàng điểm sau mổ (p> 0,05). Với phác đồ điều trị hợp lí, phù hoàng điểm không phải là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tăng thị lực sau mổ.

4.3.2.3. Điều trị bổ sung

*Tiêm bổ sung: không có mối liên quan với kết quả điều trị với p>0,05.

*Phẫu thuật bổ sung: ảnh hưởng đến sự thành công của kết quả giải phẫu, làm ảnh hưởng đến chức năng thị giác. Trong nhóm phải phẫu thuật bổ sung, kết quả giải phẫu kém quyết định tỷ lệ thị kém sau phẫu thuật tuy nhiên không phải mọi trường hợp thành công về mặt giải phẫu đều cho thị lực cao. Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh có biến chứng là bệnh nặng, cơ chế bệnh sinh phức tạp tổn hại chức năng võng mạc nên dù xử lý tốt về mặt giải phẫu thì chức năng thị giác không được cải thiện.

(27)

KẾT LUẬN

1. Kết quả tiêm nội nhãn thuốc Bevacizumab (Avastin) phối hợp cắt dịch kính điều trị biến chứng xuất huyết dịch kính trong bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh.

Chỉ định phẫu thuật 3 mắt xuất huyết dịch kính độ 1 kèm tăng sinh xơ mạch, 19 mắt xuất huyết dịch kính độ 2, 31 mắt xuất huyết dịch kính độ 3, 15 mắt xuất huyết dịch kính kèm bong võng mạc. Thị lực trung bình sau mổ (logMar) 0,78 ± 0,53. Tỷ lệ tăng thị lực 80,3%. Tỷ lệ kết quả giải phẫu thành công 80,3%. Tỷ lệ thành công chung của phẫu thuật 74,2%. Biến chứng chảy máu trong phẫu thuật 23,5%, rách võng mạc 17,7%. Biến chứng sau mổ: xuất huyết dịch kính 38,2 %, bong võng mạc 4,4%, glôcôm tân mạch 4,4%, đục thể thủy tinh (3%)... các biến chứng có thể xuất hiện kết hợp. Điều trị bổ sung: tiêm bổ sung điều trị biến chứng xuất huyết dịch kính tái phát 10 mắt, glôcôm tân mạch 2 mắt. Tiêm điều trị phù hoàng điểm 32 mắt. Phẫu thuật bổ sung 18 mắt.

2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của phương pháp này.

Các yếu tố tuổi, giới, thời gian bị đái tháo đường, tình trạng điều trị đái tháo đường, dùng insulin, tăng huyết áp, bệnh thận không ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Chẩn đoán trước phẫu thuật không ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Tỷ lệ thị lực tốt sau điều trị ở nhóm xuất huyết dịch kính cao hơn nhóm xuất huyết dịch kính kèm bong võng mạc (p< 0,05). Biến chứng trong mổ không ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Biến chứng sau mổ, phẫu thuật bổ sung làm ảnh hưởng kết quả điều trị về thị lực và giải phẫu (p<0,05).

(28)

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAININGMINISTRY OF HEALTH

HA NOIMEDICALUNIVERSITY

NGUYEN DIEU LINH

STUDY ON USING INTRAVITREAL BEVACIZUMAB INJECTION AND VITRECTOMY IN THE TREATMENT

OF VITREOUS HEMORRHAGE COMPLICATION DUE TO PROLIFERATIVE DIABETIC RETINOPATHY

Major : OPHTHALMOLOGY Code : 62720157

MEDICAL DOCTOR DISSERTATION SUMMARY

HANOI - 2019

(29)

THE DISSERTATION IS COMPLETED AT HANOI MEDICAL UNIVERSITY

Scientific guidance:

Professor Do Nhu Hon

Reviewer 1:

Reviewer 2:

Reviewer 3:

The dissertation presented to the Board of Ph.D dissertation at University level at Hanoi Medical University.

At date . month year 2019.

The dissertation can be found at:

- National Library of Vietnam

- Library of Hanoi Medical University

(30)

LIST OF PUBLIC SCIENTIFIC WORKS RELATED TO THE DISSERTATION

1. Nguyễn Diệu Linh, Đỗ Như Hơn, (2015), “ Evaluation of treatment results for vitreous hemorrhage in diabetic retinopathy after 1 year by intravitreal Avastin injection in combination with vitrectomy”, Vietnamese Journal of

Ophthalmology,vol.38, p:37-43.

2. Nguyễn Diệu Linh, Nguyễn Thị Nhất Châu, Đỗ Như

Hơn, (2015), “ The effectiveness of intravitreal Avastin

injection as an adjunct to vitrectomy in the management of

diabetic vitreous hemorrhage”,

Journal of Practical Medecine, N0

987, November, p:95-98

(31)

INTRODUCTION

Diabetic retinopathy is one of the most prevalent and severe ocular disorders, which is a major cause of adult blindness. Vitreous hemorrhage ( VH) is a common complication of proliferative diabetic retinopathy ( PDR). Vitrectomy is a predominant treatment for proliferative diabetic retinopathy. The incidence of postoperative vitreous hemorrhage after vitrectomy is 20%-60%.

Bevacizumab (Avastin) is a recombinant humanized monoclonal IgG1 antibody that inhibits human vascular endothelial growth factor (VEGF). Bevacizumab can induce regression of retinal neovascularization in patients with diabetes; therefore, it was suggested that a presurgical administration of intravitreal bevacizumab ( IVB) may reduce intraoperative bleeding during vitrectomy in PDR.

Recently, numerous studies have reported clinical outcomes of intravitreal bevacizumab as an adjunct to vitrectomy in the management of proliferative diabetic retinopathy.

In Vietnam, there are no studies that have been performed. Therefore, the study named " Study on using intravitreal Bevacizumab injection and vitrectomy in the treatment of vitreous hemorrhage complication due to proliferative diabetic retinopathy” is conducted with the aims of:

1.To evaluate the effect of intravitreal bevacizumab ( IVB) injection before vitrectomy in the management of vitreous hemorrhage complication associated with PDR.

2.To analyse some associated factors with the results.

NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS

- Intravitreal Bevacizumab injection and vitrectomy in the treatment of vitreous hemorrhage due to proliferative diabetic retinopathy help to limit intraoperative and postoperative complications, improve visual acuity and anatomical results.

- Systemic factors, complications during surgery do not affect treatment results. Complications after surgery, additional surgery affect the outcome of treatment.

STRUCTURE OF THE THESIS

The thesis consists of 139 pages: Introduction (2 pages), Overview (36 pages), subjects and methods (24 pages), Results (28 pages), Discussion (46 pages), Conclusion (2 pages), Recommendation (1 page). New contribution (1 page). The thesis consists of 32 tables, 6 charts, 5 pictures, appendix and list of patients.

(32)

CHAPTER 1 OVER VIEW 1.1. DIABETIC RETINOPATHY

1.1.1. Epidemiology of diabetic retinopathy: Diabetic retinopathy ( DR) usually occurs after 5 years of having diabetes. After 15 years and 20 years more than 50% and most of diabetic patients have retinopathy, respectively

1.1.2.Pathophysiology of diabetic retinopathy: metabolic changes at the molecular level leading to endothelial cell dysfunction, basement membrane thickening, endothelial cell and pericyte loss cell changes.

Those abnormalities contribute permeability changes, retinal occlusion, formation retinal hypoxia, which stimulates endothelial, pericyte and retinal pigment epithelium to produce VEGF causing neovascularization.

1.1.3.Clinical features of diabetic retinopathy

1.1.3.1. Clinical findings: capillary closure, retinal occlusion, retinal hypoxia, neovascularization. New vessels develope on the surface of retina or optic disc, create a widespread neovascular network that can cause complications of vitreous hemorrhage, tractional retinal detachment and neovascular glaucoma.

1.1.3.2.Classification of DR: According to Alfédiam’s classification

* Non-proliferative diabetic retinopathy: mild, moderate, severe.

* Proliferative diabetic retinopathy: mild, moderate, severe and complications.

* Diabetic macular retinopathy: focal, diffuse, cyst, tractional macular edema.

1.1.3.3.Complications of PDR

*Vitreous hemorrhage: The neovascular tissue grows within the outer cortical vitreous and associate with fibrous tissue proliferation.

Traction due to posterior vitreous detachment lead to vitreous hemohhrage. Classification of vitreous hemohhrage according to MR Romano: Grade 0( no hemohhrage, can see fundus clearly in detail),

(33)

grade 1 (mild hemorrhage, can see fundus), grade 2 (moderate hemorrhage, can not see the fundus except the disc), grade 3 (severe hemorrhage, unable to see the fundus).

*Tractional retinal detachment: Neovascular and fibrous tissue adhering to the posterior hyaloid membrane shrink the retina leading to retinal detachment, possibly with retinal tearing.

* Neovascular glaucoma: due to response to hypoxia, VEGF diffuses to the anterior chamber, causing neovascular on iris and anterior chamber angle.

1.1.4.Therapies

1.1.4.1.Systemic treatment: Treat diabetes, hypertension and kidney disease.

1.1.4.2.Panretinal laser photocoagulation: Do laser photocoagulation at peripheral region to decrease VEGF, thereby reducing neovascularization 1.1.4.3.Anti- VEGF

*Pegaptanip: connect to VEGF-A 165 branch.

*Ranibizumab: connect to all kinds of VEGF.

*Aflibercept: connect to VEGF-A, VEGF-B andplatelet growth factor.

*Bevacizumab ( Avastin): is a monoclonal immunoglobulin, combining VEGF through 2 antigen-binding sites.

1.1.4.4.Vitrectomy

*Purpose: Removing vitreous , dissecting and removing fibrous membrane to reattach retina, doing laser photocoagulation to prevent neovascular.

*Indications: severe vitreous hemorrhage / fibrovascular membrane / traction macular detachment / traction retinal detachment with retinal tear.

*Technique: vitrectomy from the center to the periphery, making posterior vitreous detachment then segment the fibrovascular membrane by separating them from the retinal surface, re-attach retina, laser photocoagulation, using temponade. Combined vitrectomy and phaco surgery to put artificial lenses in cases of cataract.

* Complication

(34)

- Complications during surgery: bleeding, retinal tear ...

- Complications after surgery: Hemorrhagic hemorrhage (early, late), retinal detachment, glaucoma and glaucoma, cataract, infection

1.2. BEVACIZUMAB IN OCULAR TREATMENT

1.2.1.Structure: Bevacizumab (Avastin, Genetech Inc., San Francisco, CA) is a monoclonal immunoglobulin, combining VEGF through 2 antigen-binding sites.

1.2.2.Pharmacokinetics: The drug exists in vitreous more than 30 days after a dose of 1.25mg / 0.05ml.

1.2.3. Mechanism: the drug penetrate the blood-retina barrier, combined with all types of VEGF. VEGF inhibitors cause temporary vasoconstriction, new vessels regress completely within 48 hours and maintain for 4 weeks. After injection, there is a decrease in both the number and aperture of new vessels that will then develop fibrosis.

1.2.4. Indication: to treat proliferative diabetic retinopathy: reduces new vessels of iris, optic disc, retina and reduces vascular leakage, hemorrhage.

1.2.5. Side effects

1.2.5.1. Systemic side effects: reduced wound healing, hypertension, myocardial infarction, stroke, even death.

1.2.5.2. Ocular side effects after injection (side effects of the drug and injection technique): subjunctival hemorrhage, intraocular inflammation, retinal tear ...

1.3. THE COMBINATION OF INTRAVITREAL BEVACIZUMAB AND VITRECTOMY TO TREAT PROLIFERATIVE DIABETIC RETINOPATHY

1.3.1.Indications

Severe vitreous hemorrhage/ fibrovascular membrane/ tractional macular detachment/ tractional retinal detachment with retinal tear 1.3.2.Researchs on combination therapy: Increased VEGF concentration in vitreous of proliferative diabetic retinopathy eye is a risk factor for failure of vitrectomy. Intravitreal injection of anti-VEGF

(35)

drugs reduces VEGF levels in the vitreous cavity of proliferative diabetic retinopathy eye.

* Drugs: Ranibizumab and Bevacizumab are rated equally on the effectiveness of treatment and safety. The larger molecular size of Bevacizumab should have the advantage of treating proliferative diabetic retinopathy.

* Dose: the effect of intravitreal injection Bevacizumab for proliferative diabetic retinopathy is not significantly different with the dose ranging from 1.25mg, 2.5mg to 6.2mg. Currently the common dosage is 1.25mg / 0.05ml.

* Time between injection and vitrectomy: In the treatment of proliferative diabetic retinopathy, Bevacizumab is injected before or at the end of the surgery. Preoperative Bevacizumab injection is better because the drugs makes it easily to dissect fibrous proliferative membrane, laser photocoagulation, limit bleeding during surgery, postoperative complications.

* Studies using Bevacizumab (1.25mg / 0.05ml) intraocular injection before vitrectomy: the authors in the world report that intravitreal Bevacizumab injection (1.25mg / 0.05ml) preoperative 1-2 weeks in the treatment of proliferative diabetic retinopathy has good anatomical results, increased postoperative vision, limiting bleeding and tears in surgery, limiting recurrent bleeding after surgery . In Vietnam, the author Nguyen Thi Nhat Chau reports the results of using Bevacizumab in combination with vitrectomy for treatment of diabetic retinopathy, but the study was conducted on a small scale with short follow-up time, didn’t analyse related factors to the outcome.

1.3.3.Related factors to the outcome of treatment

1.3.3.1.Systemic factors:age, duration of diabetes, high blood sugar, hypertension, diabetic kidney disease ...

1.3.3.2.Ocular factors related to treatment outcome

* Diagnosis: vitreous hemorrhage gain the best result after treatment, vitreous hemorrhage accompanied by fibrosis proliferation also has

(36)

good result if there are no complications or well-treated surgical procedures. Vitreous hemorrhage with retinal detachment have the worst prognosis results.

*Complications: complications during surgery (bleeding, retinal tear,..), postoperative complications ( vitreous hemorrhage, iris neovascular, retinal detachment, cataract, infection. .)

* Additional treatment

- Additional injections: recurrent vitreous hemorrhage, neovascular glaucoma

- Additional surgery: additional surgery affects the results of anatomy, visual acuity and visual quality.

(37)

CHAPTER 2

SUBJECTS AND METHODS

2.1.Subjects: The study was conducted on severe proliferative diabetic retinopathy patients with vitreous hemorrhage complications who were examed and treated Retinal Department of National Institute of Ophthalmology, from January 1, 2012 to December 30, 2016.

2.1.1.Selection criteria

- Patients aged 18 years or older

- Diagnosed with proliferative diabetic retinopathy with vitreous hemorrhage:

+ Vitreous hemorrhage does not clarify the fundus (grade II, III)

+ Vitreous hemorrhage with fibrosis proliferation or vitreous hemorrhage with retinal detachment of macula.

-Agree to join the research 2.1.2.Exclusion criteria

- Patient has a history of vitrectomy

- Patients currently have other eye diseases such as trauma, progressive inflammation, new glaucoma, etc.

- Patients with severe systemic diseases such as systemic disease, tuberculosis ...

- If after intravitreal Bevacizumab injection, hemorrhage is fully absorbed or there is small amount of hemorrhage (grade I) without fibrosis proliferation/ retinal detachment patients move to do laser.

2.2.Methods

2.2.1.Study design: Intervention study had no control group.

2.2.2.Sample size : n=68

2.2.3.Sampling method

All patients eligible for study were selected up to the sufficient number 2.2.4.Research tools

2.2.4.1.Examination tools

2.2.4.2.Surgical tools: Surgical instruments and machines

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kết quả các chỉ số lipid máu của nhóm bệnh nhân THA được trình bày trong bảng 5 là hợp lý vì nồng độ các chất lipid và lipoprotein máu không bình thường là

Bên cạnh THA, đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh lý nội tiết chuyển hóa song hành với các bệnh lý tim mạch, cũng đang là vấn đề xã hội mang tính toàn cầu và là nguyên nhân gây

Do số lượng bệnh nhân đông trong khi nguồn nhân lực hạn chế, hàng tháng bệnh nhân phải đi từ các huyện lên bệnh viện đa khoa tỉnh để tái khám và lĩnh thuốc về uống

Thời gian mổ trong nghiên cứu của chúng tôi ngắn hơn so với các tác giả, điều này có lẽ do sự thuần thục về kỹ thuật của phẫu thuật viên đã mổ nội soi tuyến giáp

Tác giả Zhao XY (2018) khi tổng kết 14 nghiên cứu trên 613 mắt chia 2 nhóm đối chứng đã kết luận tiêm Bevacizumab nội nhãn trước phẫu thuật cắt dịch kính điều trị

Có thể giải thích rằng thiếu máu trong lao phổi chủ yếu là do quá trình viêm, do rối loạn chuyển hóa sắt, do ức chế tủy xương sinh máu; khi được

Nhiều nghiên cứu ghi nhận ít gặp các trường hợp xuất huyết dịch kính trên mắt đã mổ thể thủy tinh bị bong võng mạc.. Yoshida nhận định có thể do tỷ lệ vết

Nghiên cứu của Smet (2013) cho thấy khả năng làm hóa lỏng dịch kính và giúp bong dịch kính sau (posterior vitreous detachment) của Ocriplasamin. Tuy nhiên, nghiên cứu