• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẠI BÀNG

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẠI BÀNG"

Copied!
140
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO

VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẠI BÀNG

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

ThS. Trần Quốc Phương Nguyễn Thị Minh Phượng Lớp: K49B - QTKD

Huế, tháng 12 năm 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

L Ờ I C ẢM ƠN

Không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, sự giúp đỡ, dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡcủa quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô trong khoa Quản TrịKinh Doanh - Trường Đại Học Kinh Tế -Đại Học Huế đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong đợt thực tập cuối khóa lần này, em xin chân thành cảm ơn Thầy ThS. Trần Quốc Phương đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.

Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám Đốc Công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng cùng các anh chị ở các phòngban, nhân viên công ty đặc biệt là các anh trong phòng Marketingđã tạo mọi điều kiện cho em học hỏi, trau dồi các kinh nghiệm và các kỹ năng trong suốt thời gian thực tập tại công ty.

Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức chuyên môn, nên trong quá trình thực hiện khóa luận khó tránh phải những sai sót.Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý Thầy Cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 12 năm 2018 Sinh viên

Nguyễn Thị Minh Phượng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

DANH MỤC VIẾT TẮT

PR–Public Relations–Quan hệcông chúng IM–Internet Marketing– Marketing tương tác

CP TTQC & DVDL–Cổphần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịch

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Du lịch trong nước...46

Hình 2: Du lịch nước ngoài ...46

Hình 3: Các sựkiện, hoạt động xã hội ...47

Hình 4: Thuê xe ...47

Hình 5: Liên kết với các khách sạn phục vụnhu cầu cho khách hàng ...47

Hình 6: Websitehttps://dulichdaibang.com/...48

Hình 7: Websitehttps://www.khamphadisan.com/ ...48

Hình 8: Websitehttps://vinavivu.com/ ...48

Hình 9: Fanpage Facebook Du lịch Đại Bàng...49

Hình 10: Fanpage Facebook Khám phá di sản...49

Hình 11: Kênh Youtube của Du lịch Đại Bàng...50

Hình 12: Chương trình khuyến mãi...50

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC MÔ HÌNH

Mô hình 1: Quy trình nghiên cứu ...5

Mô hình 2: Mô hình vĩ mô trong truyền thông Marketing ...17

Mô hình 3: Các mô hình vi mô trong truyền thông Marketing ...18

Mô hình 4: Các công cụtruyền thông marketing ...25

Mô hình 5: Cơ cấu tổchức của công ty...40

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Thống kê tình hình kháchđến Eagle Tourist giai đoạn 2015–2017 ...43

Bảng 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Eagle Tourist ...44

Bảng 2.3. Đặc điểm nhân khẩu học của khách du lịch...51

Bảng 2.4. Hệsốtin cậy Cronbach’s Alpha...57

Bảng 2.5. Đánh giá của khách hàng vềcông cụQuảng cáo ngoài trời ...58

Bảng 2.6. So sánh đánh giá của khách hàng vềmức độ đồng ý của các yếu tốliên quan đến công cụQuảng cáo ngoài trời ...59

Bảng 2.7. Đánh giá của khách hàng vềcông cụQuảng cáo website ...61

Bảng 2.8. So sánh đánh giá của khách hàng vềmức độ đồng ý của các yếu tốliên quan đến công cụQuảng cáo website ...62

Bảng 2.9. Đánh giá của khách hàng vềcông cụQuảng cáo qua Mạng xã hội Facebook...63

Bảng 2.10. So sánh So sánh đánh giá của khách hàng vềmức độ đồng ý của các yếu tố liên quan đến công cụQuảng cáo qua mạng xã hội Facebook...64

Bảng 2.11. Đánh giá của khách hàng vềcông cụBán hàng cá nhân ...65

Bảng 2.12. So sánh đánh giá của khách hàng về mức độ đồng ý của các yếu tố liên quan đến công cụBán hàng cá nhân ...67

Bảng 2.13. Đánh giá của khách hàng vềcông cụQuan hệcông chúng...69

Bảng 2.14. So sánh đánh giá của khách hàng về mức độ đồng ý của các yếu tố liên quan đến công cụQuan hệcông chúng ...70

Bảng 2.15. Đánh giá của khách hàng vềcông cụkhuyến mãi/xúc tiến bán hàng ...71

Bảng 2.16. So sánh đánh giá của khách hàng về mức độ đồng ý của các yếu tố liên quan đến công cụKhuyến mãi/Xúc tiến bán hàng ...72

Bảng 2.17. Các hoạt động marketing trực tiếp khách hàng từng tiếp xúc ...74

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

Bảng 2.18. Đánh giá của khách hàng vềcông cụMarketing trực tiếp...75 Bảng 2.19. So sánh đánh giá của khách hàng về mức độ đồng ý của các yếu tố liên quan đến công cụMarketing trực tiếp ...76 Bảng 2.20. Ý kiến cá nhân của khách hàng có giới thiệu cho người thân, bạn bè vềcác dịch vụcủa Eagle Tourist ...77 Bảng 2.21. Ý kiến đóng góp của khách hàng giúp Eagle Tourist được biết đến nhiều hơn...77

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ2.1: Tình hình kháchđến Eagle Tourist giai đoạn 2015–2017...44

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu giới tính của khách hàng...52

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu độtuổi của khách hàng ...53

Biểu đồ2.4. Trìnhđộhọc vấn của khách hàng ...54

Biểu đồ2.5. Nghềnghiệp của khách hàng ...54

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu vùng miền ...56

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...i

DANH MỤC VIẾT TẮT...ii

DANH MỤC HÌNHẢNH... iii

DANH MỤC MÔ HÌNH ...iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU...v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ...vii

MỤC LỤC ... viii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...1

1. Lý do chọn đềtài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...2

2.1. Mục tiêu tổng quát...2

2.2. Mục tiêu cụthể...2

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...3

3.1. Đối tượng nghiên cứu ...3

3.2. Đối tượng khảo sát...3

3.3. Phạm vi nghiên cứu ...3

4.Phương pháp nghiên cứu ...3

4.1. Phương pháp thu thập dữliệu...3

4.1.1. Nghiên cứu định tính ...3

4.1.2. Nghiên cứu định lượng ...4

4.2. Quy trình nghiên cứu...5

4.3. Phương pháp thu thập sốliệu ...5

4.3.1. Thu thập sốliệu sơ cấp ...5

4.3.2. Thu thấp sốliệu thứcấp ...6

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

4.4. Phương pháp phân tích và xửlí sốliệu ...6

5. Bốcục ...8

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...9

1.1. Những vấn đềlý luận cơ bản vềkinh doanh lữhành ...9

1.1.1 Khái niệm vềlữhành...9

1.1.2. Khái niệm cơ bản vềkinh doanh lữhành ...9

1.1.3. Khái niệm vềdoanh nghiệp lữhành...9

1.1.4. Phân loại doanh nghiêp lữhành ...9

1.1.5. Chức năng và nhiệm vụdoanh nghiêp lữhành ...10

1.1.5.1. Chức năng của doanh nghiệp lữhành ...10

1.1.5.2. Nhiệm vụcủa doanh nghiệp lữhành ...10

1.1.6. Sản phẩm du lịch và hệthống sản phẩm của doanh nghiệp lữhành...11

1.1.6.1. Khái niệm vềsản phẩm du lịch ...11

1.1.6.2. Những đặc trưng cơ bản của tính đặc thù...11

1.1.6.3. Hệthống sản phẩm của doanh nghiệp lữhành...12

1.1.6.3.1. Các dịch vụtrung gian...12

1.1.6.3.2.Chương trình du lịch trọn gói ...12

1.1.7. Khách du lịch và phân loại khách du lịch ...13

1.1.7.1. Khái niệm vềkhách du lịch ...13

1.1.7.2. Phân loại khách du lịch...14

1.2. Những vấn đềlý luận liên quan đến truyền thông Marketing...14

1.2.1. Các khái niệm cơ bản ...14

1.2.1.1. Khái niệm vềtruyền thông ...14

1.2.1.2. Khái niệm vềMarketing ...14

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

1.2.2. Khái niệm và vai trò truyền thông Marketing ...15

1.2.2.1. Khái niệm truyền thông Marketing ...15

1.2.2.2. Vai trò của truyền thông Marketing ...15

1.2.3. Quá trình truyền thông...16

1.2.3.1. Khái niệm ...16

1.2.3.2. Mô hình truyền thông Marketing ...17

1.2.4. Thiết kế chương trình truyền thông Marketing ...19

1.3. Các công cụtruyền thông Marketing ...23

1.3.1. Quảng cáo ...23

1.3.2. Khuyến mãi...23

1.3.3. Sựkiện và marketing trải nghiệm ...23

1.3.4. Quan hệcông chúng ...23

1.3.5. Marketing trực tiếp ...23

1.3.6. Marketingtương tác...23

1.3.7. Marketing truyền miệng ...24

1.3.8. Bán hàng cá nhân...24

1.4. Mô hình lý thuyết ứng dụng của đềtài nghiên cứu ...24

1.4.1. Quảng cáo ...25

1.4.1.1. Khái niệm ...25

1.4.1.2. Mục tiêu ...25

1.4.1.3. Phát triển chiến dịch quảng cáo...26

1.4.1.4. Các phương tiện quảng cáo ...26

1.4.2. Khuyến mãi...26

1.4.2.1. Khái niệm ...26

1.4.2.2. Mục tiêu của khuyến mãi ...26

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

1.4.2.3. Các công cụcủa khuyến mãi ...27

1.4.3. Sựkiện và marketing trải nghiệm ...28

a. Mục tiêu của sựkiện ...28

b. Những quyết định tài trợchính...28

c. Sáng tạo và trải nghiệm ...29

1.4.4. Quan hệcông chúng ...29

1.4.4.1. Khái niệm ...29

1.4.4.2. Mục tiêu ...30

1.4.4.3. Các chức năng...30

1.4.4.4. Các công cụchủyếu của quan hệcông chúng ...30

1.4.5 Marketing trực tiếp ...30

1.4.5.1. Khái niệm ...30

1.4.5.2. Mục tiêu ...31

1.4.5.3. Cácphương tiện của Marketing trực tiếp ...31

1.4.6. Marketing tương tác...31

1.4.6.1. Khái niệm ...31

1.4.6.2. Một sốcông cụcủa Marketing tương tác...32

a. Website ...32

b. Quảng cáo tìm kiếm...32

c. Quảng cáo hiển thị...32

d. Thư điện tử...33

e. Marketing qua điện thoại diđộng ...33

1.4.7. Marketing truyền miệng ...33

a. Truyền thông xã hội...33

b. Marketing dư luận và marketing lan truyền ...34

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

c. Những người dẫn dắt dư luận ...34

1.4.8. Bán hàng cá nhân...34

1.4.8.1. Khái niệm ...34

1.4.8.2. Mục tiêu và nhiệm vụ...35

1.4.8.3. Những bước chínhđểbán hàng hiệu quả...35

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẠI BÀNG ...36

A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẠI BÀNG ...36

2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng...36

2.2. Giới thiệu về công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng...36

2.2.1. Lịch sửhình thành và phát triển ...36

2.2.2. Tầm nhìn, sứmệnh và giá trị cốt lõi...38

2.2.3. Sản phẩm ...39

2.2.4. Cơ cấu tổchức ...40

2.2. Đặc điểm thị trường khách du lịch ...42

2.2.1 Thị trường khách du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam (Thị trường khách Inbound)...42

2.3.2. Thị trường khách du lịch trong nước ra nước ngoài (Thị trường khách Outbound) ...42

2.3.3. Thị trường khách nội địa ...43

2.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổphần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịchĐại Bàng qua các năm 2015 –2017 ...43

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

2.4.1. Tình hình khách của công ty qua các năm 2015 –2017 ...43

2.4.2. Kết quảhoạt động kinh doanh chung của công ty ...44

2.4.3. Sản phẩm ...45

2.4.3.1. Sản phẩm tour...45

2.4.3.1.1. Du lịch trong nước ...45

2.4.3.1.1. Du lịch ngoài nước ...46

2.4.3.2. Tổchức các sựkiện, hoạt động xã hội ...47

2.4.3.3. Các dịch vụliên quan ...47

B. ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẠI BÀNG ...51

2.1. Mô tảmẫu điều tra ...51

2.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ...51

2.2.1. Vềgiới tính ...52

2.2.2. Về độtuổi ...53

2.2.3. Vềtrìnhđộhọc vấn ...54

2.2.4. Nghềnghiệp...54

2.2.5. Vùng miền ...56

2.3. Đánh giá của khách hàng về hoạt động truyền thông marketing của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịchĐại Bàng ...56

2.3.1. Kiểm định độtin cậy của thang đo bằng hệsố Cronbach’s Alpha...56

2.3.2. Đánh giá các công cụtruyền thông marketing ...58

2.3.2.1. Quảng cáo ...58

a. Quảng cáo ngoài trời...58

b. Quảng cáo website...61

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

c. Quảng cáo qua mạng xã hội (Facebook) ...63

2.3.2.2. Bán hàng cá nhân...65

2.3.2.3. Quan hệcông chúng ...69

2.3.2.4. Khuyến mãi hay xúc tiến bán hàng ...71

2.3.2.5. Marketing trực tiếp ...74

2.3.3. Ý kiến đóng góp cuả khách hàng ...77

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẠI BÀNG ...79

3.1. Định hướng phát triển của công ty ...79

3.2. Giải pháp cho các công cụ truyền thông marketing của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịchĐại Bàng...80

3.2.1. Giải pháp cho nhóm công cụQuảng cáo...80

3.2.1.1. Công cụquảng cáo ngoài trời...80

3.2.1.2. Công cụquảng cáo qua Website ...81

3.2.1.3. Công cụquảng cáo qua mạng xã hội Facebook ...81

3.3.2. Giải pháp cho công cụBán hàng cá nhân ...82

3.2.3. Giải pháp cho công cụQuan hệcông chúng ...82

3.2.4. Giải pháp cho công cụKhuyến mãi/Xúc tiến bán hàng ...83

3.2.5. Giải pháp cho công cụMarketing trực tiếp ...85

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...87

1. Kết luận...87

2. Kiến nghị...88

2.1.Đối với Sở Văn hoá, Thểthao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế...88

2.2.Đối với công ty cổphần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịch Đại Bàng ..88

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

TÀI LIỆU THAM KHẢO...89

A. Tài liệu Việt Nam ...89

B. Tài liệu nước ngoài ...89

D. Luật ...89

C. Tài liệu từInternet ...89

PHỤ LỤC ...90

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Trongđiều kiện nền kinh tếthị trường hiện đại ngày nay, du lịch đang trởthành một ngành kinh tế mũi nhọn, một ngành công nghiệp “không khói” và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tếtrên toàn cầu - trong đó có Việt Nam. Nó không chỉ mang lại nguồn thu nhập caomà còn làđòn bẩy để thúc đẩy sựphát triển của các ngành kinh tếkhác tạo ra các tích lũy ban đầu cho nền kinh tế của một quốc gia. Với những tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển và đẩy nhanh tốc độ hội nhập của cộng đồng dân cư với các vùng khác trong nước, đặc biệt hơn là xu hướng toàn cầu hóa.

Hiện nay, tiềm năng của du lịch trên mỗi vùng miền, mỗi thành phố ởViệt Nam đềuđượcđầu tư, phát triển mởrộng không chỉ vềsố lượng mà còn có cảchất lượng.Vì thế, trên thị trường Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng ngày càng có nhiều doanh nghiệp lữ hành được thành lập, tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt cộng với nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, đòi hỏi khắc khe và có nhiều sựlựa chọn hơn. Do đó, để thu hút khách hàng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tất cả các doanh nghiệp không chỉ đưa ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng mà còn phải sử dụng kênh truyền thông để thuyết phục khách hàng, tuyên truyền về sản phẩm dịch vụ của công ty mình, xây dựng thương hiệu uy tín và mối quan hệ khách hàng để họ có những lợi ích tối ưu nhất khi sử dụng sản phẩm dịch vụtại công ty.Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần phải tìm ra cho mình một chiến lược phát triển đúng đắn và thực thi hoạt động truyền thông marketing đồng bộ và hiệu quả để giành ưu thế trong cạnh tranh. Trong đó, hoạt động truyền thông marketing chiếm vị trí hàng đầu và đó chính là chìa khóađể giúp doanh nghiệp đi đến con đường thành công.

Trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xuất hiện không ít các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm dịch vụ tour du lịch, làm cho thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và các doanh nghiệp cần phải biết vận dụng các công cụ marketing vào hoạt động kinh doanh và đặc biệt là các hoạt động truyền thông marketing. Ta có thể điểm qua những công ty du lịch đang cạnh tranh trên thị trường

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

như Du lịch Đại Bàng, Du lịch Huế, Du lịch Hương Giang, Du lịch Xanh Việt,…

Trong các công ty trên thì công ty cổphần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịch Đại Bàng được thành lập tháng 10/2012. Mặc dù công ty mới thành lập được 6 năm nhưng đã khẳng định được vị thếvà thành công nhất định trên thị trường. Nhưng trong điều kiện thị trường biến động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thì liệu rằng công ty có thể đứng vững trên thị trường không? Đó chính là vấn đề cấp thiết cho các công ty du lịch nói chung và công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng nói riêng.

Xuất phát từthực tế và sự cấp thiết trên, Tôi đã quyết định chọn đề tài:“Đánh giá hoạt động truyn thông marketing ca Công ty c phn Truyn thông qung cáo và Dch v du lch Đại Bàng nhằm hiểu rõ hơn hoạt động truyền thông marketing trong công ty so với tình hình hiện nay, từ đó đềxuất một số giải pháp giúp nâng cao hơn nữa hiệu quảcủa hoạt động này.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sởphân tích các hoạt động truyền thông marketing tại công ty cổphần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng các công cụ này tại công ty trong thời gian sắp tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Đề tài được thực hiện thông qua bốn mục tiêu cụthể như sau:

Thứ nhất là hệ thống hóa các các vấn đề lý luận về hoạt động truyền thông marketing trong doanh nghiệp.

Thứ hai là phân tích thực trạng vềhoạt động truyền thông marketing của công ty cổphần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịchĐại Bàng.

Thứ ba là đánh giá hiệu quảcác công cụtruyền thông marketing của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịchĐại Bàng.

Thứ tư là đưa ra được các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing của công ty trong thời gian tới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động truyền thông marketing và các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng.

3.2. Đối tượng khảo sát

- Các khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm dịch vụ tại công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịch Đại Bàng(các đối tượng tham gia khảo sát phải trên 18 tuổi).

- Vì thời gian điều tra ngắn và gặp nhiều hạn chếtrong việc giao tiếp với khách hàng nên chủ yếu khảo sát bảng hỏi khách nội địa của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịchĐại Bàng.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động truyền thông marketing của công ty cổphần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịchĐại Bàng.

- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn thành phố Huế- tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phạm vi thời gian: Từngày 24/09 - 28/12/2018

Trong đó thời gian cho từng hoạt động chính trong quá trình nghiên cứu được phân chia như sau: Tìm hiểu vềcơ sở lý thuyết về các hoạt động truyền thông marketing sẽ được tiến hành từngày 24/09 - 10/10/2018, thời gian tìm hiểu và thu thập nguồn thông tin thứcấp là từngày 11/10 - 25/10/2018, dữliệu vềnguồn thông tin thứ cấp sẽ được tiến hành điều tra và thu thập từngày 01/11 -15/11/2018, thời gian còn lại sẽdành cho các hoạt động bổsung khác.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 4.1.1. Nghiên cứu định tính

Nhằm mục đích tích lũy kiến thức và thu thập thông tin của khách hàng về hoạtđộng truyền thông marketing của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng. Để tìm kiếm được thông tin của khách hàng một cách chi

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

tiết, ta tiến hành thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm khách hàng và phỏng vấn sâu.

Thông tin thu thập từ nghiên cứu định tính nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung vào mô hình nghiên cứu và các thang đo thành phần có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động truyền thông marketing của công ty.

4.1.2. Nghiên cứu định lượng

Sau khi phỏng vấn sâu khách hàng, tiến hành thiết lập bảng câu hỏi định lượng.

Trước khi phát bảng hỏi chính thức, thực hiện phỏng vấn thử 10 khách hàng của công ty để hoàn thiện bảng hỏi. Sau đó tiến hành thực hiện bằng kỹthuật thu thập thông tin trực tiếp người sửdụng dịch vụcủa công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịchĐại Bàng qua bảng khảo sát thực hiện tại Thành phốHuế.

Cả hai giai đoạn nghiên cứu trên, các khách hàng được phỏng vấn là những khách đã và đang sử dụng dịch vụ của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịchĐại Bàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

4.2. Quy trình nghiên cứu

Mô hình 1: Quy trình nghiên cứu 4.3. Phương pháp thu thập số liệu

4.3.1. Thu thập số liệu sơ cấp

Phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi đối với khách hàng đã vàđang sử dụng các dịch vụcủa công ty cổphần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịchĐại Bàng:

+ Bước 1: Xác định quy mô mẫu theo công thức của Linus Yamane:

Xác định vấn đề nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sởlý thuyết và mô hình nghiên cứu liên quan

Thiết kếnghiên cứu

Thu thập dữliệu

Dữliệu thứcấp Dữliệu sơ cấp

Xác định thông tin và nguồn thông tin thu thập

Thu thập dữliệu

Tổng hợp và phân tích dữliệu

Xác định thông tin cần thu thập và phương pháp thu thập

Điều tra định tính

Điều tra định lượng thửnghiệm và chính thức

Thu thập, xửlý và phân tích dữ liệu bằng SPSS

Kết quảnghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Trong đó: n: Quy mô mẫu

N: Kích thước của tổng thể, N =15000 (tổng lượt khách của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịch Đại Bàng năm 2017). Ta tính cỡ mẫu với độtin cậy là 95% và sai sốcho phép giữa tỷlệmẫu và tổng thể là e=10% . Lúc đó:

Như vậy quy mô mẫu tối thiểu là 100 mẫu

Dự phòng để đảm bảo tính khách quan của mẫu và phòng ngừa trường hợp khách khôngđủthời gian đểhoàn thành bảng hỏi nên tổng sốmẫu dựkiến là 120 mẫu.

+ Bước 2: Tiến hành chọn mẫu: Khách hàng trên địa bàn thành phố Huế- tỉnh Thừa Thiên Huế của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng.

+ Bước 3: Dùng cách chọn mẫu phi ngẫu nhiên thuận tiện để chọn các mẫu sẽ điều tra.

+ Bước 4: Tổ chức điều tra trực tiếp tại các địa điểm đưa đón khách của công ty, trên xe du lịch của công ty, tại các địa chỉ của khách hàng đã từng sửdụng dịch vụ của công ty cổphần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịchĐại Bàng,…..

4.3.2. Thu thập số liệu thứ cấp

+ Tập hợp từ báo cáo của Phòng kế toán công ty cổphần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng từ năm 2015-2017, bao gồm: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình khách du lịch của công ty.

+ Từ sách, báo, tạp chí, Internet, các báo cáo liên quan đến hoạt động truyền thông marketing và công ty cổ phầnTruyền thông quảng cáo và Dịchvụ du lịch Đại Bàng.

4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để nhập, mã hoá, làm sạch, xử lý và phân tích sốliệu thu thập từbảng hỏi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Đối với dữ liệu sơ cấp: đây là loại dữ liệu được thu thập bằng bảng hỏi thông qua việc phỏng vấn trực tiếp khách hàngđể tiến hành phân tích các yếu tốnhằm trảlời cho các câu hỏi nghiên cứu.

Sau khi thu thập xong dữ liệu, tiến hành kiểm tra và loại đi những bảng hỏi khôngđạt yêu cầu. Tiếp theo là nhập dữliệu, mã hóa dữliệu, làm sạch dữliệu. Sau đó tiến hành phân tích dữliệu với phần mềm SPSS với các phương pháp sau:

- Thống kê mô tả: Tần suất (Frequencies), phần trăm (Percent), giá trị trung bình(Mean).

- Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha:

Kiểm định nhằm loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha.

- Kiểm định Independent Samples T-test và phân tích phương sai một yếu tố Oneway ANOVA: Phân tích sự khác biệt về ý kiến đánh giá giữa các nhóm khách hàng theo các nhân tố: giới tính, độtuổi, trìnhđộhọc vấn, nghềnghiệp.

Thang đo Likert 5 cấp độ (từ 1 - Hoàn toàn không đồng ý đến 5 - Hoàn toàn đồng ý) được dùng để đánh giá mức độ đồng ý của khách hàng đối với các công cụ truyền thông marketing của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng. Phương pháp thống kê mô tảtính giá trị trung bìnhđược sửdụng đểxử lý sốliệu, và xác định mức độ đồng ý dựa vào giá trịkhoảng cách.

Ý nghĩa các mức như sau:

1.00– 1.80: Hoàn toàn không đồng ý 1.81– 2.60: Không đồng ý

2.61–3.40: Bình thường 3.41– 4.20: Đồng ý

4.21– 5.00: Hoàn toàn đồng ý Quy ước mức giá trị Sig.

● Sig. (P-value) > 0.05 (1): Không có sựkhác biệt ý kiến giữa các nhóm khách hàng.

● Sig. (P-value) <= 0,05(2):Có sựkhác biệt ý kiến giữa các nhóm khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

5. Bố cục

Khóa luận nghiên cứu được thực hiện gồm có ba phần:

Phần 1: Đặt vấn đề

Phần 2: Nội dung và kết quảnghiên cứu

 Chương 1: Cơ sởlý luận vềvấn đềnghiên cứu

 Chương 2: Đánh giá hoạt động truyền thông marketing của công ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịchĐại Bàng.

 Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing của công ty cổphần Truyền thông quảng cáo và Dịch vụdu lịchĐại Bàng.

Phần 3: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về kinh doanh lữ hành

1.1.1. Khái niệm về lữ hành

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau vềlữhành. Trong nội dung nghiên cứu của đềtài này xin trình bày hai quan niệm sau:

Theo quan niệm chung về lữ hành “Lữ hành là sự đi lại di chuyển của con người từ nơi này đến nơi khác”. Theo cách đề cập này thì hoạt động du lịch bao gồm yếu tốlữ hành, nhưng không phải tất cảcác hoạt động lữ hành đều là du lịch.

Theo quan niệm của Việt nam “Lữ hành chỉ là một lĩnh vực kinh doanh trong ngành du lịch, lữhành bao gồm những hoạt động tổchức, sắp xếp các chương trình du lịch cho khách”.

1.1.2. Khái niệm cơ bản về kinh doanh lữ hành

Theo Tổng cục du lịch Việt Nam (TCDL - quy chế quản lý lữ hành ngày 29/4/1995): “Kinh doanh lữ hành (Tour operators business) là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được phép tổchức mạng lưới đại lý lữ hành”.

1.1.3. Khái niệm về doanh nghiệp lữ hành

Theo thông tư số715/TCDL ngày 9/7/1994, có thểhiểu rằng “Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lậpđược thành lập nhằm mục đích sinh lời bằng việc giao dịch ký kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch”.

1.1.4. Phân loại doanh nghiêp lữ hành

Theo cách phân loại của Tổng cục Du lịch, doanh nghiệp lữ hành bao gồm 2 loại: Doanh nghiệp lữhành quốc tếvà doanh nghiệp lữhành nội địa.

- Doanh nghiệp lữhành quốc tế: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch. Thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc ký hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho các doanh nghiệp lữhành nội địa.

- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thực hiện dịch vụ, chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữhành quốc tế đưa vào Việt Nam.

1.1.5. Chức năng và nhiệm vụ doanh nghiêp lữ hành 1.1.5.1. Chức năng của doanh nghiệp lữhành

Về lĩnh vực hoạt động của mình doanh nghiệp lữ hành phải thực hiện chức năng môi giới các dịch vụtrung gian, tổchức sản xuất các chương trình du lịch và khai thác các chương trình du lịch khác. Đối với chức năng này doanh nghiệp lữ hành là cầu nối giữa cung và cầu du lịch, giữa khách du lịch và các nhà cung ứng của hoạt động lữ hành được quyđịnh bởi đặc trưng của sản phẩm du lịch và kinh doanh du lịch.

Cònđối với chức năng sản xuất, doanh nghiệp lữhành thực hiện xây dựng các chương trình du lịch trọn gói phục vụ nhu cầu của khách. Ngoài hai chức năng trên, doanh nghiệp lữhành còn khai thác các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách như các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển.

1.1.5.2. Nhiệm vụcủa doanh nghiệp lữhành

Doanh nghiệp lữ hành thực hiện các nhiệm vụ là tổ chức các hoạt động trung gian và tổchức các chương trình du lịch trọn gói, trực tiếp tổchức các chương trình du lịch trọn gói cho khách:

- Tổchức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụcác sản phẩm của nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạng lưới phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụdu lịch.Trên cơ sở đó rút ngắn hoặc xoá bỏkhoảng cách giữa khách du lịch và các cơ sởkinh doanh du lịch.

- Tổchức các chương trình du lịch trọn gói, các chương trình này nhằm liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí... thành một sản phẩm thống nhất hoàn hảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch. Cácchương trình du lịch

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

sẽ xoá bỏnhững khó khăn, lo ngại của khách du lịch, đồng thời tạo cho họ sự an tâm tin tưởng vào sựthành công của chuyến du lịch.

- Tổ chức cung cấp các dịch vụ đơn lẻ cho khách trên hệthống cơ sởvật chất kỹthuật hiện có để đảm bảo phục vụtất cảcác nhu cầu của khách từ khâu đầu tiên tới khâu cuối cùng.

(Nguồn: http://voer.edu.vn/m/doanh-nghiep-lu-hanh-va-su-hinh-thanh-hoat-dong-kinh-doanh/262c5ae3)

1.1.6. Sản phẩm du lịch và hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành 1.1.6.1. Khái niệm vềsản phẩm du lịch

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt do nhiều loại dịch vụ và hàng hóa hợp thành với mục đích cơ bản là thỏa mãn nhu cầu tiêu thụcủa khách du lịch trong quá trìnhđi du lịch”.

1.1.6.2. Những đặc trưng cơ bản của tính đặc thù

Sản phẩm du lịch chủyếu thỏa mãn nhu cầu thứyếu cao cấp của du khách.Mặc dù trong suốt chuyến đi họphải thỏa mãn các nhu cầu đặc biệt. Do đó nhu cầu du lịch chỉ được đặt ra khi người ta có thời gian nhàn rỗi, có thu nhập cao. Người ta sẽ đi du lịch nhiều hơn nếu thu nhập tăng và ngược lại sẽ bọ cắt giảm nếu thu nhập bị giảm xuống bao gồm 4 đặc điểm của dịch vụ đó là:

- Tính vô hình: Sản phẩm du lịch về cơ bản là vô hình. Thực ra nó là một kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể.Mặc dù trong cấu thành sản phẩm du lịch có hàng hóa. Tuy nhiên sản phẩm du lịch là không cụthểnên dễdàng bị sao chép, bắt chước (những chương trình du lịch, cách trang trí phòng đón tiếp…). Việc làm khác biệt hóa sản phẩm mang tính cạnh tranh khó khăn hơn trong kinh doanh hàng hóa.

- Tính không đồng nhất: Do sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, vì vậy mà khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua và gây nhiều khó khăn cho việc chọn sản phẩm. Do đó vấn đềquảng cáo trong du lịch là rất quan trọng.

- Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng. Do đó không thể đưa sản phẩm du lịch đến khách hàng mà khách hàng phải tự đến nơi sản xuất ra sản phẩm du lịch.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

- Tính mau hỏng và không dự trữ được: Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ như dịch vụvận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống,…Do đó về cơ bản sản phẩm du lịch không thểtồn kho, dựtrữ được và rất dễhỏng.

(Nguồn: http://www.hbsoft.vn/download/NghiepVuKhachSan.pdf)

1.1.6.3. Hệthống sản phẩm của doanh nghiệp lữhành 1.1.6.3.1. Các dịch vụtrung gian

Các công ty lữ hành trở thành một mắc xích quan trọng trong kênh phân phối sản phẩm dịch vụcủa các nhà cung cấp.Các công ty lữhành bán sản phẩm của các nhà cung cấp này trực tiếp hoặc gián tiếp cho khách du lịch.

Sản phẩm dịch vụtrung gian chủyếu do các đại lý du lịch cung cấp, bao gồm:

-Đăng ký đặt chỗvà bán vé các loại phương tiện: máy bay, đường sắt, ô tô…

- Môi giới cho thuê ô tô

-Đăng ký đặt chỗ và bán chương trình du lịch -Đăng ký đặt chỗtrong các khách sạn

- Dịch vụmôi giới trung gian khác

Các loại dịch vụ trung gian này do các nhà cung cấp đóng vai trò là nhà cung cấp sản phẩm trực tiếp cung cấp cho các công ty lữhành, các công ty lữ hành sẽ bán lại cho khách hàng với vai trò nhà cung cấp sản phẩm trực tiếp.

Các công ty lữ hành đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu thụcác dịch vụ cho các nhà cung cấp, là cầu nối quan trọng không thểthiếu của các nhà cung cấp dịch vụvà khách hàng. Ngoài việc bán cho khách hàng các dịch vụ đơn lẻcủa các nhà cung cấp thì công ty lữ hành còn liên kết chúng với nhau để tạo thành sản phẩm hoàn toàn mới của mình,đó chính là các chương trình du lịch trọn gói.

1.1.6.3.2.Chương trình du lịch trọn gói

Các chương trình du lịch trọn gói rất đa dạng về loại tùy thuộc vào từng tiêu thức phân loại khác nhau. Đây là sản phẩm đặc trưng, bắt buộc theo luật pháp và cơ bản nhất trong hệthống sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành. Chương trình du lịch trọn gói là một chương trình du lịch mà nó có sự liên kết và làm gia tăng giá trị của tất cả các dịch vụ chính của các nhà cung cấp khác nhau với mức giá đã được xác định

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

trước. Nó được bán cho khách nhằm thỏa mãn cả ba nhu cầu chính trong quá trình thực hiện chuyến đi.

Các thành phần cấu thành nội dung của chương trình du lịch trọn gói bao gồm:

- Dịch vụ vận chuyển: Đây là dịch vụ được xác định là thành phần quan trọng nhất của chương trình du lịch trọn gói. Trong chương trình du lịch tùy thuộc vào các điều kiện cụ thểmà sửdụng các công cụ cho phù hợp với yêu cầu của chuyến đi. Đặc điếm của dụng cụ chuyển vận như là chủng loại, thứ hạng, nhà ga, bến cảng, trường bay, uy tín của các hãng vận tải cũng là các cứ quan yếu để doanh nghiệp lữ khách tuyển lựa các công cụvận tải cho chương trình của mình.

- Dịch vụ lưu trú: dịch vụnày đáp ứng nhu cầu ngủ, nghỉcủa khách, giúp khách lấy lại người lực sau những chuyến đi xa. Đây cũng là thành phần không thể thiếu trong chương trình du lịch trọn gói. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà lựa chọn nơi tạm trú cho chương trình, các loại hạngcơ sở lưu trú, chủng loại buồng giường…

- Dịch vụ ăn uống: bao gồm các bữa ăn, nơi ăn, thực đơn, các loại đồuống khác - Dịch vụ tham quan, vui chơi giải trí: đây là yếu tốquan yếu đáp ứng kỳvọng của khách du lịch tại điểm đến. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp lữ hành chọn lựa các đối tượng tham quan, các loại hình vui chơi giải trí trong chương

- Điều hành và chỉ dẫn: đây là thành phần tham dự vào quá trình xây dựng chương trình du lịch, thực hành chương trình nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch và làm gia tăng giá trịcủa các dịch vụ đơn lẻ. Nó bao gồm việc tổchức, thông tin, kiểm tra,…

Như vậy, các yếu tố cấu thành nên chương trình du lịch trọn gói là các sản phẩm của nhà cung cấp và thêm một số sản phẩm, dịch vụ của bản thân Công ty lữ khách được công ty lữ hành liên kết lại tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh bán cho khách du lịch.

(Nguồn:http://vforum.vn/diendan/showthread.php?92499-He-thong-san-pham-cua-doanh-nghiep-lu-khach)

1.1.7. Khách du lịch và phân loại khách du lịch 1.1.7.1. Khái niệm vềkhách du lịch

Một sốkhái niệm vềkhách du lịch của các nhà nghiên cứu:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Theo Nhà kinh tế học người Áo – Jozep Stemder – định nghĩa: “Khách du lịch là những người đặc biệt,ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên, đểthoảmãn những nhu cầu cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế”.

Theo Nhà kinh tế người Anh–Olgilvi khẳng định rằng: “Đểtrở thành khách du lịch cần có hai điều kiện sau: thứnhất phải xa nhà một thời gian dưới một năm; thứhai là phải dùng những khoản tiền kiếm đượcở nơi khác”.

Định nghĩa khách du lịch có tính chất quốc tế đã hình thành tại Hội nghị Roma do Liên hợp quốc tổchức vào năm 1963: “Khách du lịch quốc tế là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian 24h hay hơn”.

1.1.7.2. Phân loại khách du lịch

Theo Luật du lịch 2017, khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

- Khách du lch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ởViệt Nam đi du lịch trong lãnh thổViệt Nam.

- Khách du lch quc tế đến Vit Nam (Khách du lch Inbound) là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.

- Khách du lịch ra nước ngoài(Khách du lch Outbound)là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ởViệt Nam đi du lịch nước ngoài.

1.2. Những vấn đề lý luận liên quan đến truyền thông Marketing 1.2.1. Các khái niệm cơ bản

1.2.1.1. Khái niệm vềtruyền thông

“Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội.”

1.2.1.2. Khái niệm vềMarketing

Theo Philip Kotler [1] – một giáo sư marketing nổi tiếng của Mỹ định nghĩa:

“Marketing là hoạt động của con người hướng tới sựthỏa mãn nhu cầu và ước muốn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Định nghĩa của viện Marketing Anh: “Marketing là quá trình tổchức và quản lý toàn bộhoạt động kinh doanh từviệc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến sản xuất và đưa hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến.

Theo Hiệp hội Marketing Mỹ định nghĩa: “Marketing là quá trình kếhoạch hóa và thực hiện các quyết định vềsản phẩm, định giá, xúc tiến và phân phối cho các hàng hóa, dịch vụvà ý tưởng để tạo ra sự trao đổi nhằm thỏa mãn các mục tiêu của cá nhân và tổchức” (1985).

Theo Hiệp hội Marketing Mỹ đã đưa ra những định nghĩa mới về Marketing:

“Marketing là chức năng quản trị của doanh nghiệp, là quá trình tạo ra, truyền thông và phân phối giá trị cho khách hàng và là quá trình quản lý quan hộ khách hàng theo cách đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và các cổ đông” (2004). “Marketing là tập hợp các hoạt động, cấu trúc cơ chế và quy trình nhằm tạo ra, truyền thông và phân phối những thứ cố giá trị cho người tiêu dùng, khách hàng, đối tác và xã hội nối chung”(2007).

1.2.2. Khái niệm và vai trò truyền thông Marketing 1.2.2.1. Khái niệm truyền thông Marketing

Khái niệm về truyền thông marketing theo Philip Kotler [2], “Truyền thông marketing (marketing communication) là các hoạt động truyền thông tin một cách gián tiếp hay trực tiếp về sản phẩm và bản thân doanh nghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng vào doanh nghiệp cũng như sản phẩm, và mua sản phẩm của doanh nghiệp.”

Và cũng theo Giáo trình Quản trị Marketing của PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hòa, ThS. Lê Quang Trực, ThS. PhanThị Thanh Thủy, trường Đại học kinh tế [1],

“Truyền thông marketing là những phương tiện mà doanh nghiệp sử dụng để thông báo, thuyết phục và nhắc nhở khách hàng vềsản phẩm,thương hiệu của doanh nghiệp, theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp."

1.2.2.2. Vai trò của truyền thông marketing

Truyền thông marketing là những phương tiện mà doanh nghiệp sử dụng để thông báo, thuyết phục và nhắc nhở khách hàng về sản phẩm, thương hiệu của doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

nghiệp, theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Có thểnói rằng truyền thông marketing đại diện cho tiếng nói của doanh nghiệp, qua đó doanh nghiệp có thể giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Truyền thông marketing đóng góp quan trọng vào tài sản thương hiệu và doanh số bằng cách như tạo ra nhận thức về thương hiệu, tạo lấp hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng, gợi ra những phán đoán và cảm xúc tích cực về thương hiệu và củng cốlòng trung thành của khách hàng.

Ngày nay, có nhiều sự thay đổi lớn trong môi trường truyền thông marketing.

Công nghệ và các yếu tố khác đã làm biến đổi sâu sắc cách thức và quá trình xử lý thông tin người tiêu dùng. Sựphổbiến nhanh chóng của điện thoại máy tính bảng, kết nối Internet không dây đã làm giảm phương tiện truyền thông đại chúng. Người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn phương tiện truyền thông và họ có thể quyết định cách thức tiếp cận thông tin từ người bán.

Thông qua chiến lược truyền thông marketing, doanh nghiệp thông tin cho khách hàng tiềm năng biết được những lợi thế, công dụng, giá trị, lợi ích của sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng. Do vậy, chiến lược truyền thông marketing giúp doanh nghiệp tăng doanh số của các sản phẩm hiện tại, tạo ra sự nhận biết và ưa thích của khách hàng đối với sản phẩm mới, và xây dựng một hìnhảnh tốt đẹp vềdoanh nghiệp.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải kết hợp chiến lược truyền thông với các thành tố khác của marketing hỗn hợp để tạo ra hiệu quả tổng hợp.Truyền thông cũng giúp cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu.

(Nguồn: Giáo trình Quản trịMarketing) 1.2.3. Quá trình truyền thông

1.2.3.1. Khái niệm

“Quá trình truyền thông là quá trình truyền tải thông tin của doanh nghiệp đến người tiêu dùng để họ biết đến những tính năng sản phẩm, dịch vụ, các chương trình của doanh nghiệp, lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng thông qua các sản phẩm hoặc dịch vụ. Để việc này đạt được hiệu quả doanh nghiệp cần có một hệthống truyền thông marketing.”

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

1.2.3.2. Mô hình truyền thông Marketing

Đểxây dựng các chương trình truyền thông hiệu quả, người làm marketing cần phải hiểu truyền thông làm việc như thế nào. Mô hình vĩ mô trong truyền thông marketing bao gồm: Hai phần cơ bản của truyền thông là người gửi và người nhận.

Hai công cụtruyền thông cơ bản là thông điệp và phương tiện truyền thông. Bốn chức năng truyền thông cơ bản là mã hóa, giải mã,đáp ứng và phản hồi. Yếu tốcuối cùng là nhiễu nhiễu– là các thông điệp khác có thểcan thiệp vào quá trình truyền thông.

Các yếu tốtrong truyền thông:

- Người gửi:Là người gửi thông điệp đến người khác.

- Mã hóa:Là tiến trình chuyển những ý tưởng thành biểu tượng.

- Thông điệp:tập hợp các biểu tượng mà người gửi chuyển đi.

- Phương tiện truyền thông: Kênh truyền thông qua đó thông điệp chuyển từ người gửi đến người nhận.

- Giải mã:Là quá trình theođó người nhận gán các ý nghĩa cho các biểu tượng đãđược mã hóa bởi người gửi.

- Người nhận:Là người nhận thông điệp từ người gửi.

- Đáp ứng:Các phảnứng của người nhận sau khi tiếp xúc với thông điệp.

- Phản hồi: Một phần của các đáp ứng của người nhận được truyền thông ngược lại cho người gửi.

- Nhiễu:Là những yếu tốbóp méo trong quá trình truyền thông, khiến những gì người nhận nhận được khác với thông điệp mà người gửi muốn gửi.

Mô hình 2: Mô hình vĩ mô trong truyền thông Marketing Người gửi Mã hóa

Phương tiện

truyền thông

Giải mã Người

nhận

Phản hồi Đáp ứng

Thông điệp

Nhiễu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

Tiến trình truyền thông hiệu quảlà quá trình truyền thông tạo ra những đáp ứng từ phía người nhận phù hợp với mong muốn của người gửi. Tất cả các yếu tốcủa quá trình truyền thông đềuảnh hưởng đến chất lượng của quá trình tuyên truyền.

Người gửi phải biết những gì công chúng mục tiêu (người nhận) mong muốn tiếp cận và đáp ứng những gì họ muốn nhận được. Người gửi mã hóa thông điệp để đối tượng mục tiêu giải mã. Họ phải truyền tải thông điệp thông qua phương tiện truyền thông, tiếp cận đối tượng mục tiêu và phát triển các kênh thông tin phản hồi để biết được công chúng mục tiêu.

Mô hình vi mô trong truyền thông nói vềsự đáp ứng của người tiêu dùng. Mô hình này tập trung vào sự đáp ứng của người tiêu dùng đối với quá trình truyền thông của doanh nghiệp.

Giai đoạn Mô hình AIDA

Mô hình thứ bậc

Mô hình chấp nhận sản phẩm mới

Mô hình truyền thông

Giai đoạn nhận biết

Chú ý

Nhận biết

Kiến thức

Nhận biết

Tiếp nhận Chú ý

Hiểu biết

Giai đoạn ảnh hưởng

Quan tâm

Ham muốn

Thiện cảm

Thích thú

Ham muốn

Quan tâm

Đánh giá

Thái độ

Ý định

Giai đoạn

hành vi Hành động Mua

Dùng thử

Chấp nhận Hành vi

Mô hình 3: Các mô hình vi mô trong truyền thông Marketing

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

1.2.4. Thiết kế chương trình truyền thông Marketing

Theo giáo Giáo trình Quản trị Marketing của PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hòa, ThS. Lê Quang Trực, ThS. Phan Thị Thanh Thủy, trường Đại học kinh tế [2], thiết kế chương trình truyền thông marketing bao gồm các hoạt động sau:

Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu

Hiểu về đối tượng mục tiêu là cơ sở đểnhà marketing quyết định nói cái gì, nói như thếnào, nói khi nào, nói ở đâu và nói với ai. Đối tượng mục tiêu có thểlà khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện tại, người quyết định hay người gây ảnh hưởng. Đó cũng có thểlà khách hàng cá nhân hoặc tổchức.

Bước 2: Xác định mục tiêu truyền thông marketing

Mục tiêu truyền thông marketing là những phản ứng của khách hàng về nhận thức, cảm thụhay hành vi phù hợp với mong muốn của nhà marketing. Nói cách khác, nhà marketing phải xác định khách hàng của mìnhđang ở giai đoạn nào trong 6 trạng thái sẵn sàng mua: nhận thức (biết, hiểu), cảm thụ (thích thú, ưa chuộng, tin chắc sẽ mua) và hành vi mua để triển khai hỗn hợp xúc tiến nhằm đưa khách hàng đến giai đoạn tiếp theo (mô hình thang bậc hiệu quả của Lavidge Steiner). Ngoài ra, nhà marketing còn sử dụng nhiều mô hình khác, ví dụ mô hình AIDA (chú ý, thích thú, ham muốn, hành động), mô hình chấp nhận sản phẩm mới (nhận biết, thích thú, đánh giá, dùng thử, chấp nhận), mô hình xử lý thông tin (tiếp nhận, chú ý, hiểu biết, thích thú, lưu giữ, hành động).

Bước 3: Thiết kế thông điệp truyền thông marketing

Sau khi xác định phản ứng của đối tượng mục tiêu, nhà marketing cần thiết kế thông điệp truyền thông. Nội dung thiết kế thông điệp giải quyết 3 vấn đề: Nói cái gì?

Nói như thếnào? Ai nói?

- Chiến lược thông điệp (nói cái gì?): Thông điệp truyền thông phải bám sát chiến lược định vị thươnghiệu, qua đó giúp nhà marketing thiết lậpđiểmtương đồng và khác biệt. Thôngđiệp nhà truyền thông có thể đềcập tính kinh tế, chất lượng, giá trị thương hiệu, hiện đại, truyền thống,...

- Chiếnlược sáng tạo (nói nhưthếnào?): Bao gồm các quyết định vềnội dung, hình thức, nguồn thông điệp sao cho thông điệp truyền thông gây được sự chú ý, tạo

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

được sự quan tâm, khơi dậy mong muốn và thúc đẩy được hành động mua của khách hàng.

- Nguồn cung cấp thông tin (ai nói?): Sửdụng người nổi tiếng để truyền thông sẽhiệu quảkhi họ đáng tin cậy và nhân cách phù hợp với tính cáchthươnghiệu. Sựtín nhiệm của người phát ngôn rất quan trọng đối với truyền thông marketing. Sự tín nhiệm được xác định bởi chuyên môn, sựtin cậy và sựyêu thích, chuyên môn là kiến thức chuyên ngành trong truyền thông, sựtin cậy tức là mô tảmột cách khách quan và trung thực, sựyêu thích nói lên tính hấp dẫn của thông điệp truyền thông.

Bước 4: Lựa chọn kênh truyền thông marketing

- Kênh truyền thông marketing cá nhân: Kênh thông tin liên lạc cá nhân giữa hai người hoặc nhiều người giao tiếp trực tiếp mặt đối mặt hoặc thông qua công cụliên lạc gián tiếp như điện thoại hoặc thư điện tử. Truyền thông marketing cá nhân bao gồm: marketing trực tiếp, marketing tương tác, marketing truyền miệng và bán hàng cá nhân. Dịch vụluật sư, kế toán, đại lý bảo hiểm, tư vấn tài chính là những lĩnh vực phù hợp cho truyền thông cá nhân.

- Kênh truyền thông marketing phi cá nhân (truyền thông marketing đại chúng): kênh thông tin liêc lạc hướng đến nhiều người, bao gồm quảng cáo, khuyến mãi, sựkiện và trải nghiệm, quan hệcông chúng.

Bước 5: Xác định ngân sách truyền thông marketing

Đây là một trong những quyết định khó khăn nhất của nhà marketing. Có quan điểm cho rằng, làm marketing tức là đi đốt tiền vì chi phí truyền thông có thể chiếm 40% - 50% doanh số bán hàng trong ngành mỹ phẩm và chiến từ 5% - 10% trong ngành thiết bị công nghiệp.

Có bốnphương pháp được nhà marketing sửdụngđể thiết lập ngân sách truyền thông marketing:

- Phương pháp theo khả năng: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sử dụng phương pháp theo khả năng bằng cách dựtrù ngân sách nằng cách có khả năng chi trả.

Lý do là vì không thể chi cho hoạt động marketing nhiều hơn số tiền đang có. Ngân sách marketing lúc này được xác đinh bằng cách lấy tổng doanh thu trừ chi phí hoạt

Trường Đại học Kinh tế Huế

(37)

động và vốn đầu tư cơ bản, sau đó dành số tiền còn lại cho ngân sách truyền thông marketing.

- Phương pháp tỷ lệ phần trăm theo doanh thu: Theo phương pháp này, ngân sách truyền thông marketing được xác định theo một tỷlệnhất định trên doanh thu dự kiến hoặc doanh thu hiện tại. Hoặc đôi lúc các doanh nghiệp cũng xác định ngân sách truyền thông marketing bằng một tỷlệnhất định trên giá bán. Phương pháp tỷlệphần trăm theo doanh thu rất đơn giản và giúp ban giám đốc suy nghĩ về mối quan hệ giữa chi phí truyền thông marketing, giá bán và lợi nhuận một sản phẩm. Mặc dù có những lợi thế trên nhưng nhiều doanh nghiệp ít sửdụng phương pháp này.

-Phương phápcân bằng cạnh tranh:

Theophương pháp này, doanh nghiệp dựtrù ngân sách truyền thông marketing căn cứ vào đối thủ cạnh tranh. Họ giám sát hoạt động quảng cáo của đối thủhoặc thu nhập dữliệu ước tính của ngành từcác nguồn khác nhau rồi dựtrù ngân sách của mình dựa trên mức bình quân của ngành.

Có hai lập luận ủng hộ phương pháp này. Thứ nhất, ngân sách của các đối thủ cạnh tranh đại diện cho trí tuệ tập thểcủa ngành. Thứhai, chi tiêu giống đối thủ cạnh tranh sẽ góp phần ngăn chặn cuộc chiến truyền thông marketing. Thật không may, chẳng có lập luận nào hợp lý.

-Phương pháp mục tiêu - nhiệm vụ:

Đây là phương pháp hợp lý nhất. Theo đó, doanh nghiệp dự trù ngân sách truyền thông marketing dựa vào những gì họ muốn thực hiện. Phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải đặt ra mục tiêu truyền thông marketing cụ thể, xác định các nhiệm vụcần thiết và ước tính chi phí tương ứng. Tổng chi phí sẽ là ngân sách truyền thông marketing dựkiến.

Ưu điểm của phương pháp này là buộc ban giám đốc phải giải thích rõ ràng những suy đoán của mình về mối quan hệ giữa mức ngân sách và kết quả của truyền thông marketing. Tuy nhiên, đây là phương pháp khó sửdụng nhất. Thông thường, rất khó tìm ra những nhiệm vụcụthể để đạt mục tiêu đãđịnh.

Bước 6: Quyết định công cụtruyền thông marketing

Việc sửdụng công cụtruyền thông phụthuộc vào những yếu tố sau đây:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(38)

- Đặc điểm của công cụ truyền thông marketing: Mỗi công cụ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, do đó nhà marketing cần quan tâm đểphối hợp các công cụ hiệu quảnhằm đạt mục tiêu marketing.

- Đặc điểm thị trường sản phẩm: Đối với thị trường tiêu dùng, nhà marketing có xu hướng sửdụng khuyến mãi và quảng cáo, ngược lại nhà marketing chi tiêu nhiều hơn cho bán hàng cá nhân trong thị trường tư liệu sản xuất. Nhìn chung, bán hàng cá nhân được sửdụng nhiều hơn đối với hàng hóa đắt tiền.

- Giai đoạn của quá trình mua hàng: Quảng cáo và PR đóng vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn nâng cao nhận thức của khách hàng. Quảng cáo và bán hàng cá nhân được nhà marketing sử dụng khi muốn khuyến khích khách hàng tìm hiểu. Để củng cốniềm tin cho khách hàng, nhà marketing sửdụng bán hàng cá nhân. Ngoài ra, bán hàng cá nhân và khuyến mãi rất quan trọng trong giai đoạn quyết định mua.

- Giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm: Trong giaiđoạn giới thiệu, quảng cáo, sự kiện, marketing trải nghiệm và PR có hiệu quả cao nhất: nhà marketing sử dụng bán hàng cá nhân để đạt được phạm vi phân phối tốt; khuyến mãi, marketing trực tiếp được sử dụng để khuyến khích dùng thử. Trong giai đoạn tăng trưởng, nhà marketing nên sử dụng marketing truyền miệng và marketing tương tác. Quảng cáo, sự kiện và marketing trải nghiệm và bán hàng cá nhân trở nên quan trọng hơn trong giai đoạn bão hòa. Trong giai đoạn suy thoái, nhà marketing có thể sử dụng hạn chế hoạt động khuyến mãi nhưng cắt giảm hoạt động truyền thông khác.

Bước 7: Đo lường kết quảtruyền thông marketing

Nhà quản trị cấp cao luôn muốn biết kết quả và thu nhập từ các khoản đầu tư cho hoạt động truyền thông marketing. Tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả chương trình truyền thông là sự thay đổi về hành vi của đối tượng mục tiêu đối với thương hiệu doanh nghiệp (mức độ nhận biết thương hiệu, tỷ lệdùng thử, mức độ hài lòngđối với thươnghiệu, thái độ trước và sau khi nhận thông điệp truyền thông). Bên cạnh đó, giám đốc truyền thông cũng cần đo lường các hành vi phản ứng của đối tượng mục tiêu như bao nhiêu người mua sản phẩm, thích sản phẩm, giới thiệu cho người khác biết vềsản phẩm,...

Trường Đại học Kinh tế Huế

(39)

1.3. Các công cụ truyền thông Marketing

Theo Giáo trình Quản trị Marketing của PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hòa, ThS.

Lê Quang Trực, ThS. PhanThị Thanh Thủy, trường Đại học kinh tế [3], các công cụ truyền thông marketing bao gồm:

1.3.1. Quảng cáo

Quảng cáo là hình thức giao tiếp phi cá nhân nhằm cổ vũ cho sản phẩm, doanh nghiệp hay tổchức thông qua phương tiện in (báo, tạp chí), phát sóng (đài phát thanh, truyền hình), mạng truyền thông (điện thoại, truyền hình cáp, không dây), phương tiện truyềnthông điện tử (băng ghi âm, băng video, website) và phươngtiện truyền thông hiển thị(bảng hiệu, áp phích).

1.3.2. Khuyến mãi

Khuyến mãi là các ưu đãi ngắn hạn để khuyến khích dùng thử hoặc mua sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm khuyến mãi cho người tiêu dùng, khuyến mãi cho trung gian và khuyến mãi cho lực lượng bán hàng.

1.3.3. Sự kiện và marketing trải nghiệm

Sự kiện và marketing trải nghiệm là các chương trình được thiết kế để tạo ra tương tác giữa thương hiệu với người tiêu dùng, bao gồm các hoạt động thểthao, nghệ thuật, giải trí và các sựkiện hay những hoạtđộng không chính thức khác.

1.3.4. Quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng là các hoạt động hướng dẫn nội bộ cho nhân viên của doanh nghiệp hoặc với bên ngoài (người tiêu dùng, đối tác, chính quyền và các phương tiện truyền thông) để thúc đẩy và bảo vệhìnhảnh thương hiệu.

1.3.5. Marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp là việc sửdụng thư điện tử, điện thoại, Fax hoặc Internet để giao tiếp trực tiếp hoặc thu hút phảnứng đáp lại hoặc đối thoại với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

1.3.6. Marketing tương tác

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Flyads là công ty cổ phần tư vấn và quảng cáo trực tuyến được thành lập cách đây hai năm, tuy chưa được biết đến nhiều nhưng cũng là thương hiệu được tin

Công ty cần tăng cường chất lượng sản phẩm du lịch tại E-Park Tam Giang Lagoon, thực hiện nghiên cứu thị trường để nắm được sự khác nhau giữa các nhóm khách hàng, tích

Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của du khách đối với sản phẩm tour du lịch Huế 1 ngày tại Công

Dựa vào kết quả nghiên cứu đã trình bày, ta đã xác định được các yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động bán hàng đối với dịch vụ truyền

Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Kinh Tế Huế, được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, gia đình, bạn

Công ty Connect Travel Hue đã và đang thực hiện nhiều hình thức quảng bá, truyền thông thương hiệu để tiếp cận khách hàng bằng cách sử dụng các

Nhân tố 1 gồm: FACEBOOK1 “Thông tin sản phẩm, dịch vụ trên Facebook cụ thể, đơn giản, dễ hiểu”, FACEBOO2 “Các thông tin đồng nhất trên tất cả các phương

Một khi đã xác định được công chúng mục tiêu và những đặc điểm của nó, thì người truyền thông marketing phải quyết định về những phản ứng đáp lại mong muốn của công chúng