• Không có kết quả nào được tìm thấy

50 bài tập về cách xác định hóa trị của một nguyên tố khi biết công thức hóa học của hợp chất (có đáp án 2022) - Hoá học 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "50 bài tập về cách xác định hóa trị của một nguyên tố khi biết công thức hóa học của hợp chất (có đáp án 2022) - Hoá học 8"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Dạng VI: Xác định hóa trị của một nguyên tố khi biết công thức hóa học của hợp chất

A. Lý thuyết & phương pháp giải

- Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

- Quy ước: H hóa trị I, O hóa trị II.

- Lấy hóa trị của H làm đơn vị, ghi H (I).

- Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố kia.

- Tổng quát: Hợp chất có dạng: AaxBby, với:

+ A, B là nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.

+ a, b lần lượt là hóa trị của A, B.

+ x, y là chỉ số nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử.

- Theo quy tắc hóa trị: x.a = y.b Suy ra:

+ Biết x, y và a thì tính được b = 𝑥.𝑎

𝑦

+ Biết x, y và b thì tính được a = 𝑦.𝑏

𝑥 B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Tính hóa trị của Fe trong hợp chất FeCl3 biết Clo hóa trị I.

A. I.

B. II.

C. III.

D. IV.

Hướng dẫn giải

Gọi a là hóa trị của Fe trong hợp chất FeCl3, ta có: 1.a = 3.1 Suy ra a = 3.

(2)

Vậy hóa trị của Fe trong hợp chất là III.

Chọn C

Ví dụ 2: Cho công thức hóa học H3PO4. Hóa trị của nhóm (PO4) là bao nhiêu?

A. IV.

B. III.

C. II.

D. V.

Hướng dẫn giải

H có hóa trị I, gọi hóa trị của nhóm (PO4) là b.

Theo quy tắc hóa trị, ta có:

3.1 = b.1 suy ra b = 3.

Vậy hóa trị của nhóm (PO4) là III.

Chọn B

Ví dụ 3: Chọn phát biểu đúng:

A. Theo quy ước O hóa trị II.

B. Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

C. Theo quy ước, H hóa trị I.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải Chọn D

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Tính hóa trị của C trong hợp chất CO2, biết oxi hóa trị II.

A. I.

B. II.

C. III.

(3)

D. IV.

Đáp án: Chọn D

Gọi a là hóa trị của C trong hợp chất CO2 ta có:

a.1 = 2.2 suy ra a = 4.

Vậy hóa trị của C trong hợp chất là IV.

Câu 2: Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố có hóa trị I trong hợp chất A. H, Na, K.

B. Mg, O, H.

C. O, Cu, Na.

D. O, K, Na.

Đáp án: Chọn A

Câu 3: Chọn đáp án đúng:

Trong công thức hóa học, (1) của chỉ số và (2) nguyên tố này bằng (3) của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

A. (1) tổng, (2) hóa trị, (3) tích.

B. (1) tích, (2) hóa trị, (3) tổng.

C. (1) tổng, (2) hóa trị, (3) tổng.

D. (1) tích, (2) hóa trị, (3) tích.

Đáp án: Chọn D

Câu 4: Nguyên tử Fe có hóa trị II trong công thức nào?

A. FeO.

B. Fe2O3. C. Fe.

D. FeCl3.

Đáp án: Chọn A

FeO hóa trị II vì O hóa trị II.

(4)

Câu 5: Chọn câu sai:

A. Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố kia.

B. Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của oxi là 2 đơn vị.

C. Quy tắc hóa trị: x.a = y.b.

D. Photpho chỉ có hóa trị IV.

Đáp án: Chọn D

Câu 6: Có các hợp chất: PH3, P2O3, trong đó P có hóa trị là A. II.

B. III.

C. IV.

D. V.

Đáp án: Chọn B + Xét hợp chất PH3:

H có hóa trị I, gọi hóa trị của P là a.

Theo quy tắc hóa trị, ta có: 1.a = 3.1 suy ra a = 3.

Vậy hóa trị của P trong hợp chất là III.

+ Xét trong hợp chất P2O3:

O có hóa trị II, gọi hóa trị của P là b.

Theo quy tắc hóa trị có: 2.b = 3.2 suy ra b = 3.

Vậy hóa trị của P trong hợp chất là III.

Câu 7: Chọn phát biểu sai:

(1) Theo quy ước, H hóa trị II.

(2) Trong hợp chất H2S thì hóa trị của S là II.

(3) Nguyên tố Na trong hợp chất NaCl có hóa trị I (biết Cl hóa trị I).

(5)

A. (1), (2).

B. (2), (3).

C. (1).

D. (1), (3).

Đáp án: Chọn C

Câu 8: Nguyên tố nào có hóa trị II trong các chất sau:

A. Oxi.

B. Natri.

C. Kali.

D. Hidro.

Đáp án: Chọn A

Câu 9: Biết nhóm hidroxit (OH) có hóa trị I, công thức hóa học nào sau đây là sai A. NaOH.

B. CaOH.

C. KOH.

D. Fe(OH)3. Đáp án: Chọn B B sai vì Ca hóa trị II.

Câu 10: Biết trong công thức hóa học K2SO4 thì K có hóa trị I. Hãy xác định hóa trị của nhóm (SO4).

A. I.

B. II.

C. III.

D. IV.

Đáp án: Chọn B

Gọi hóa trị của nhóm (SO4) là a.

(6)

Theo quy tắc hóa trị có: 2.1 = 1.a suy ra a = 2.

Vậy nhóm (SO4) có hóa trị II.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Để xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất đã biết, ta cần thực hiện các bước sau:.. + Bước 1: Tính khối

Có 5 bước để xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tốA. Công thức tính số mol của nguyên tử nguyên tố là n =

a) Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử). b) Khi xác định hóa trị lấy hóa trị của H làm đơn

Bước 4: Đặt các hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng, hoàn thành phương trình

+ Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau, do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành một cột theo chiều tăng

Hỗn hợp này sau khi ngưng tụ hết hơi nước còn 1,8 lít, tiếp tục cho hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch kiềm dư thì còn lại 0,5 lít khí.. Thể tích hỗn hợp thu được sau

Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết.. của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên

- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử. - Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.. - Các