• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
38
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 19

Ngày soạn:………

Ngày giảng:Thứ 2………....

TẬP ĐỌC BỐN ANH TÀI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Cẩu Khây, mười lăm, sống sót, sốt sắng….

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khỏe, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.

- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh, vạm vỡ, chí hướng….

- Hiểu nội dung truyện (phần đầu) : Câu chuyện ca ngợi sức khỏe tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

2. Kĩ năng: Đọc - hiểu, đọc diễn cảm bài tập đọc.

3. Thái độ: Yêu thích môn học

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

-Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân - Hợp tác

- Đảm nhận trách nhiệm II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

GV: -Tranh minh họa bài tập đọc trang 4, SGK, BGĐT - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.

-Tập truyện cổ dân gian Việt Nam.

HS: SGK,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. GIỚI THIỆU (2’)

GV giới thiệu chủ điểm: Chủ điểm Người ta là hoa đất nói về năng lực, tài trí của con người. Con người là hoa của đất, là những gì tinh túy nhất mà tự nhiên đã sáng tạo ra. Mỗi con người là một bông hoa của đất. Những hoa của đất đang nhảy múa hát ca về cuộc sống hoà bình, hạnh phúc.

2. DẠY - HỌC BÀI MỚI

2.1. Giới thiệu bài (2’) UDCNTT- h/ả - GV cho HS quan sát tranh minh họa bài tập đọc “Bốn anh tài” và hỏi:

(?) Những nhân vật trong tranh có gì đặc

- Lắng nghe.

- Các nhân vật trong tranh có những đặc biệt như: thân thể vạm vỡ, tai to, tay dài, móng tay dài.

(2)

biệt?

*GV: Câu chuyện Bốn anh tài kể về bốn thiếu niên có sức khoẻ và tài ba hơn người. Họ cùng hợp nghĩa, làm việc lớn.

Đây là câu chuyện nổi tiếng của dân tộc Tày. Để làm quen với các nhân vật này chúng ta cùng học phần đầu của câu chuyện Bốn anh tài

2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a) luyện đọc (10’)

* Gọi 1 HS giỏi đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi SGK.

* GV chia đoạn : 5 đoạn

* 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

+ HD phát âm, từ đọc khó dễ lẫn.

+ HD đoạn văn dài cần ngắt, nghỉ, nhấn giọng.

- Gọi 2 HS đọc. HS nêu cách đọc ? ngắt nghỉ chỗ nào? Từ cần nhấn giọng?

- Ghi kí hiệu ngắt, nghỉ.

- Nhận xét.

* 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, HD giải nghĩa từ khó.

+ 1 HS đọc chú giải - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm - Chia nhóm : nhóm 2

- Các nhóm đọc nối tiếp đoạn. GV quan sát, hướng dẫn.

- Thi đọc: đoạn 3

+ 3 em/ lượt ( mỗi nhóm 1 em ). Đọc 2 – 3 lượt.

- Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.

- Gọi HS đọc toàn bài

- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc như sau.

+ Đọc diễn cảm toàn bài, giọng kể hơi nhanh, đọan 2 đọc nhanh, căng thẳng thể hiện sự căm giận yêu tinh, ý chí quyết tâm trừ ác của Cẩu Khây.

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: chín chõ xôi, lên mười, mười lăm tuổi, tinh thông võ nghệ, tan hoang, không còn ai, quyết

- HS nghe

- HS đọc bài theo trình tự.

+ HS 1: Ngày xưa … tinh thông võ nghệ.

+ HS 2: Hồi ấy … diệt trừ yêu tinh.

+ HS 3: Đến một cánh đồng khô cạn … diệt trừ yêu tinh.

+ HS 4: Đến một vùng khác… lên đường.

+ HS 5: Đi được ít lâu … đi theo

*Chú ý các đoạn đọc dài sau:

Đến một cánh đồng khô cạn / Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc/để đắp đập dẫn nước vào ruộng.

Họ ngạc nhiên / thấy một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối / lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà.

+ 3 em/ lượt ( mỗi nhóm 1 em ).

Đọc 2 – 3 lượt.

- Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.

- HS nghe

(3)

chí, giáng xuống, thụt sâu hàng gang tay, sốt sắng, ầm ầm, hăm hở, hăng hái.

b)Tìm hiểu bài (10’)

(?) Truyện có những nhân vật nào ? - GV ghi tên các nhân vật lên bảng.

(?) Tên truyện Bốn anh tài gợi cho em suy nghĩ gì ?

(?) Bốn thiếu niên trong truyện có tài năng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài.

(?) Tại sao truyện lại có tên là Bốn anh tài - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

- Truyện có 4 nhân vật chính: Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

- Tên truyện gợi suy nghĩ đến tài năng của bốn thiếu niên

- Đọc thầm đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi:

(?) Những chi tiết nào nói lên sức khỏe và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây ?

(?) Đoạn 1 nói lên điều gì ? - Ghi ý đoạn 1 lên bảng.

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

(?) Chuyện gì đã xảy ra với quê hương của Cẩu Khây ?

(?) Thương dân bản Cẩu Khây đã làm gì ? (?) Đọan 2 nói lên điều gì ?

- Ghi ý chính đoạn 2 lên bảng.

- Yêu cầu HS đọc thành tiếng ba đoạn còn lại và trả lời các câu hỏi :

(?) Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai ?

- GV hỏi HS về nghĩa của từ vạm vỡ, chí hướng, (nếu HS không giải thích được, GV cho HS đặt câu sau đó giải thích cho HS hiểu).

(?) Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?

- Những chi tiết nói lên sức khỏe và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây.

*Nói lên sức khỏe và tài nghệ của Cẩu Khây.

- HS đọc thành tiếng ý chính đoạn 1.

- Lắng nghe.

- Đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi:

+ Quê hương của Cẩu Khây xuất hiện một con yêu tinh, nó bắt người và xúc vật làm cho bản làng tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót.

+ Thương dân bản Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh .

*Ý chí quyết tâm diệt trừ yêu tinh của Cẩu Khây.

- HS nhắc lại ý chính đoạn 2.

- HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi:

+ Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

+ Trả lời theo ý hiểu.

• Vạm vỡ: to lớn, nở nang, rắn chắc, toát lên vẻ khỏe mạnh.

• Chí hướng: ý muốn bền bỉ quyết đạt tới một mục tiêu cao đẹp trong cuộc sống.

(4)

(?) Em có nhận xét gì về tên của các nhân vật trong truyện ?

(?) Nội dung chính của đọan 3, 4,5 là gì ? - Ghi ý đoạn 3, 4 ,5 lên bảng.

- Yêu cầu HS đọc thầm lại toàn truyện và trả lời câu hỏi:

(?)Truyện ca ngợi ai và ca ngợi về điều gì - Ghi ý chính của bài lên bảng.

- GV kết luận:

*Bốn anh em Cẩu Khây không những có sức khỏe tài năng hơn người mà còn có lòng nhiệt thành làm việc nghĩa : diệt ác , cứu dân. Đó chính là điều chúng ta cần học tập. Có sức khỏe và tài năng hơn người là một điều đáng quý nhưng đáng trân trọng và khâm phục hơn là những người biết đem tài năng của mình để cứu nước, giúp dân, làm việc lớn như anh em Cẩu Khây.

c) Đọc diễn cảm (8’)

- Gọi HS đọc diễn cảm 5 đoạn của bài:

Sau mỗi lần HS đọc, GV đặt câu hỏi để HS tìm giọng đọc hay:

(?) Em hãy nhận xét cách đọc của bạn?

(?) Bạn đọc như thế có phù hợp với nội dung đoạn không ?

(?) Theo em đọc đọan này thế nào là hay ?

- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đọan 1, 2 của bài. Cách tổ chức như sau:

+ GV treo bảng phụ có viết đoạn văn.

+ GV đọc mẫu.

+ GV cho HS luyện đọc diễn cảm.

+ Gọi một số cặp thi đọc .

- Nhận xét phần đọc của từng cặp.

3. Củng cố dặn dò (3’)

- Gọi HS xung phong lên bảng chỉ vào tranh minh hoạ nói lại tài năng đặc biệt

+ Nắm Tay Đóng Cọc:

Dùng tay làm vồ đóng cọc, mỗi quả đấm giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay.

+ Lấy Tai Tát Nước:

Lấy vành tai tát nước lên thửa ruộng cao bằng mái nhà.

+ Móng Tay Đục Máng:

Lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng để dẫn nước vào ruộng.

+ Tên của các nhân vật chính là tài năng của mỗi người.

*Ca ngợi tài năng của Lấy Tai Tát Nước. Móng Tay Đục Máng.

Nắm Tay Đóng Cọc

- HS nhắc lại ý của đoạn 3, 4, 5.

- Đọc thầm trao đôỉ và trả lời câu hỏi:

*Truyện ca ngợi sức khỏe tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

- HS nhắc lại ý của bài.

- Lắng nghe.

- HS lần lựơt nghe bạn đọc, nhận xét để tìm cách đọc hay đã nêu ở phần luyện đọc.

- HS theo dõi GV đọc mẫu, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc diễn cảm.

- Một số cặp HS thi đọc trước lớp.

- HS bình chọn đôi bạn đọc hay nhất.

- HS nói tài năng từng nhân vật.

(5)

của từng nhân vật.

- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.

- Hs nghe.

TOÁN

KI - LÔ - MÉT VUÔNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki- lô - mét vuông.

- Đọc đúng, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.

- Biết 1km² = 1 000 000 m² và ngược lại

2. Kĩ năng: Giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích:

cm², dm², m², km².

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

GV: - Tranh vẽ trên một cánh đồng hoặc khu rừng.

HS: - SGK, vở,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV gọi 1 HS lên bảng, yêu cầu các em làm BT5

- GV nhận xét.

2. Dạy - Học bài mới 2.1. Giới thiệu bài (2’)

- GV hỏi: Chúng ta đã học về các đơn vị đo diện tích nào ?

*Trong thực tế, người ta phải đo diện tích của quốc gia, biển, rừng ... Khi đó nếu dùng các đơn vị đo diện tích chúng ta đã học thì sẽ khó khăn hơn vì các đơn vị này còn nhỏ. Chính vì thế, người ta dùng một đơn vị đo diện tích lớn hơn. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về đơn vị đo diện tích này.

2.2. Giới thiệu về ki-lô-mét vuông (5’) - GV treo lên bảng bức tranh vẽ cánh đồng (khu rừng, biển ..) và nêu vấn đề:

- Cánh đồng này có hình vuông mỗi cạnh của nó dài 1km, các em hãy tính diện tích của cánh đồng.

*Ki-lô-mét-vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 km. (10’)

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu - HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

+ Đã học về xăng-ti-mét vuông, đề-xi-mét vuông, mét vuông.

- HS nghe giáo viên Giới thiệu bài (2’).

- HS quan sát hình vẽ và tính diện tích cánh đồng: 1km x 1km = 1km².

(HS có thể chưa ghi được đơn vị diện tích là km²)

(6)

- Ki-lô-mét-vuông là viết tắt của km đọc là ki-lô-mét- vuông

(?) 1km bằng bao nhiêu mét ?

(?) Tính diện tích của HV có cạnh dài 1000 m.

- Dựa vào diện tích của HV có cạnh dài 1km và HV có cạnh dài 1000km, bạn nào cho biết 1km vuông bằng bao nhiêu mét vuông ?

-GT : Thủ đô Hà Nội :( năm 2009 : 3344,60 1km²

2.3 Luyện tập - thực hành (15’) - HS đọc yêu cầu bài 1

? Bài yêu cầu gì?

* Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

? Để đọc, viết đúng cần dựa vào điều kiện nào?

- Nhận xét Đ - S.

* Gv chốt: Củng cố cho học sinh về đơn vị đo diện tích km2.

* Bài 2: Viết số thích hợp vào chố chấm - Bài tập yêu cầu các em làm gì?

* Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

- Nhận xét Đ/S.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

? Tại sao 32m2 49 d m2 = 3249 d m2?

? Để đổi 2 000 000 m2 = …..k m2, em làm thế nào?

* GV chốt: Củng cố cho HS cách đổi các đơn vị đo diện tích.

* Bài 3:

- HS đọc bài toán

- Bài cho biết gì? Yêu cầu tìm gì?

* Chữa bài

? Muốn tìm được diện tích khu rừng em làm thế nào?

* GV chốt: HS áp dụng được công thức

- HS nhìn bảng và đọc ki-lô –mét vuông.

- 1km = 1000m

-HS tính: 1000m x 1000m = 1000 000m².

- Dựa vào những hiểu biết đã học và TL.

1km² = 1000 000m².

- HS làm vở bài tập - 3 HS lên bảng làm bài

- Chín trăm hai mươi mốt ki-lô- mét-vuông: 921km

- Hai nghìn ki-lô-mét-vuông: 2000 km

- Năm trăm linh chín ki-lô-mét vuông:509 km

- Ba trăm hai mươi nghìn ki-lô- mét-vuômg: 320 000 km

- HS làm vở bài tập - 2 HS làm bài trên bảng - Lớp nhận xét

1km = 1 000 000 m 1 m = 100 dm

32 m 49 dm2 = 3249 dm 1 000 000 m = 1 km 5 km = 5 000 000m 2000 000 m = 2 km

- HS làm bài cá nhân - HS lên bảng

Bài giải

Diện tích khu rừng đó là:

3 x 2 = 6 ( km ) Đáp số: 6 km

(7)

tính diện tích hình chữ nhật để giải bài toán có lời văn.

* Bài 4:

- HS nêu yêu cầu bài 4

- HS thảo luận nhóm đôi trong 2’ và nêu ý kiến?

- HS nhận xét, GV chữa bài:

? Tại sao đo diện tích căn phòng cần sử dụng đơn vị m2 ?

? Diện tích của 1 đất nước sẽ sử dụng đơn vị đo nào? Tại sao?

* GV chốt: Giúp HS có khả năng phán đoán, bước đầu HS hình dung được 1km2 rộng như thế nào.

3. Củng cố, dặn dò (3’)

- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các BT HD luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.

- HS phát biểu - Nhận xét đúng sai

Bài giải:

a/ Diện tích phòng học : 40m2 b/ Diện tích nước Việt Nam: 330 991km2.

- Về nhà làm các BT vào vở.

Ngày soạn:……….

Ngày giảng: Thứ ba………...

CHÍNH TẢ (Nghe – viết) KIM TỰ THÁP AI CẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS Nghe - viết chính sác, đẹp đoạn văn Kim Tự Tháp Ai Cập.

- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x , iếc/ iết.

2. Kĩ năng: HS Viết đúng chính tả đoạn văn, chữ đều, trình bày sạch sẽ khoa học.

3. Thái độ: HS Yêu thích môn học.

* GDBVMT: GD tình yêu công trình kiến trúc, môi trường thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

GV: - 2 tờ phiếu viết nội dung BT2 , BT3a hoặc 3b viết sẵn trên lớp.

HS: - Vở chính tả, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Dạy bài mới

1.1. Giới thiệu bài (2’)

- Cho HS quan sát tranh minh họa trang 5, SGK và hỏi:

(?) Bức tranh vẽ gì?

- Tiết chính tả hôm nay, cô (thầy) sẽ đọc cho các em đoạn văn Kim tự tháp Ai Cập

- Quan sát và trả lời.

+ Bức tranh vẽ kim tự tháp ở Ai Cập.

- Lắng nghe.

(8)

và làm bài tập chính tả.

1.2. Hướng dẫn nghe - Viết chính tả.

a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn (5’) - GV đọc đoặn văn hoặc gọi 1 HS khá đọc.

(?) Kim tự tháp Ai Cập là lăng mộ của ai ?

(?) Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào ?

(?) Đọan văn đã nói lên điều gì?

* GDBVMT:

b) Hướng dẫn viết từ khó (5’)

- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Y/cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.

c) Viết chính tả (15’)

- GV nhắc HS ghi tên bài vào giữa dòng, sau đó đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải (khoảng 90 chữ/15 phút). Mỗi câu hoặc cụm từ được đọc 2 đến 3 lần: đọc lượt đầu chậm rãi cho HS nghe, đọc nhắc lại 1 hoặc 2 lần cho HS kịp viết theo tốc độ quy định.

d) Soát lỗi và chấm bài (2’) - Đọc toàn bài cho HS soát lỗi.

- Thu nhận xét 10 bài - Nhận xét bài viết của HS.

1.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả (10’)

Bài 1: Chọn chữ viết đúng chính tả trongngoặc đơn, điền vào chỗ trống : - Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn.

- Dán 2 tờ phiếu ghi sẵn bài tập lên bảng.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi đọc thầm theo.

- Kim tự tháp Ai Cập là lăng mộ của các hoàng đế Ai Cập cổ đại.

+ Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng toàn bằng đá tảng. Từ cửa kim tự tháp đi vào là một hành lang tối và hẹp, đường càng đi càng nhằng nhịt dẫn tới những giếng sâu, phòng chứa quan tài, buồng để đồ…

+ Đoạn văn ca ngợi Kim tự tháp ai cập là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại và sự tài giỏi thông minh của người Ai Cập khi xây Kim tự tháp.

- PB: lăng mộ, nhằng nhịt, phương tiện chuyên chở, làm thế nào…

- PN: đá tảng, nhằng nhịt, chuyên chở …

- HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.

- Nghe GV đọc và viết bài.

- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài

- HS đọc yêu cầu trong SGK.

- Đọc thầm đoạn văn trong SGK.

- HS lên bảng làm vào phiếu, HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân từ viết sai chính tả vào SGK.

(9)

- Gọi HS nhận xét, chữa bài trên bảng.

- Gọi HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.

Bài 2 : Điền các từ ngữ thích hợp vào ô trống :

- Giáo viên có thể lựa chọn phần a) hoặc phần b)

a) Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Chia bảng làm 4 cột gọi HS lên bảng làm.

- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.

- Nhận xét , kết luận lời giải đúng.

- Nếu còn thời gian GV có thể cho HS đặt câu với những từ ngữ viết đúng chính tả và sửa lại các từ ngữ viết sai chính tả.

- Đặt câu

+ Phòng học lớp em sáng sủa, rộng rãi.

+ Mặt trời sản sinh ra năng lượng . + BàI văn của bạn Lan rất sinh động.

- Sửa lại từ ngữ viết sai chính tả : sắp xếp, tinh xảo, bổ sung..

- Đặt câu:

+ Mấy hôm nay thời tiết rất đẹp.

+ Bố em đang lo công việc.

+ Ông em đang chiết cành.

- Sửa lại từ ngữ viết sai chính tả : thân thiết, nhiệt tình, mảI miết.

3. Củng cố dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà viết lại BT2 vào vở. HS nào viết xấu, sai 3 lỗi chính tả trở lên phải viết lại và chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét

- HS đọc thành tiếng đoạn văn. HS cả lớp theo dõi, chữa bài (nếu sai).

Đáp án:

Sinh-biết-biết-sáng-tuyệt-xứng.

- HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.

- HS làm bài trên bảng, HS dưới lớp viết bằng chì vào SGK.

- Nhận xét.

- Chữa bài (nếu sai).

Từ ngữ viết đúng chính tả

Từ ngữ viết sai chính tả sáng sủa sắp sếp sản sinh tinh sảo sinh động bổ xung - Lời giải:

Từ ngữ viết đúng

chính tả

Từ ngữ viết sai chính tả thời tiết thân

thiếc công việc nhiệc tình chiết cành mải miếc

- HS lắng nghe.

(10)

TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.

- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích có đơn vị ki-lô-mét vuông (km2) 2. Kĩ năng: HS Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích qua các bài tập và thực tế.

3. Thái độ: HS Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC GV: - Bảng phụ, VBT,

HS: - vở ô ly…

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H CẠ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 2 HS lên bảng - Gv nhận xét.

2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài (2’)

*Trong giờ học này các em sẽ được rèn luyện kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, làm các BT có liên quan đến diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông.

2.2. HD luyện tập: 30’

*Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - HS đọc yêu cầu bài 1

? Em hãy nêu cách chuyển đổi 1 km = ? m

* Chữa bài

- Nhận xét bài làm của bạn

? Hai đơn vị liền kề nhau gấp ( kém) nhau bao nhiêu lần?

- Lớp nhận xét

* GV chốt: Củng cố cho HS cách đổi các đơn vị đo diện tích đã học.

*Bài 2: Cá nhân - HS đọc yêu cầu bài 2 + Bài yêu cầu gì?

- YC HS làm bài tập

* Chữa bài:

* GV chốt: Củng cố cho HS cách tính diện tích một số hình.

*Bài 3: ( nhóm) - Bài 3 yêu cầu gì?

- HS thực hiện yêu cầu HS dưới lớp theo dõi - nhận xét

7m = 700dm 5km = 5000000m - HS nghe

- HS làm bài tập

530 dm2 = 53 000 cm2 13 dm2 29 cm2 = 1329 cm2 84 600 cm2 = 846 dm2 300 dm2 = 3 m2

10 km2 =10 000 000 m2 9 000 000 m2 = 9 km2 - 1 em lên bảng làm bài

a) Diện tích hình chữ nhật đó là:

5 x 4 = 20 ( km2) b) Đổi 8000m = 8 km Diện tích hình chữ nhật đó là:

8 x 2 = 16 ( km2) Đáp số: a) 20 km2 b) 16 km2 - 2 em lên bảng làm bài a) S Hà Nội < S Đà Nẵng

S Đà Nẵng < S Thành phố Hồ Chí Minh

b) Thành phố Hồ Chí Minh có diện

(11)

- HS làm vở bài tập

* Chữa bài

- Nhận xét đúng sai

- Căn cứ vào số đo diện tích để so sánh diện tích các thành phố.

- Chốt lời giải đúng

- Đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau

* GV chốt: Học sinh nắm vững được các đơn vị đo diện tích, từ đó biết cách so sánh các đơn vị đo diện tích.

*Bài 4:

? Bài cho biết gì? Yêu càu tìm gì?

? Để biết diện tích khu đất, cần biết những gì?

- HS làm VBT

- 1 HS làm bài trên bảng

* Chữa bài:

- Nhận xét đúng sai

? Vì sao phải tìm số đo chiều rộng trước? Dựa vào điều kiện nào?

? Diện tích khu đất là bao nhiêu?

- Nhận xét, chốt lời giải đúng

*Bài 5:

- HS quan sát biểu đồ và đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài cá nhân (2’) rồi đọc kết quả

- HS khác nhận xét bổ sung.

- Yêu cầu cả lớp đổi chéo vở kiểm tra.

* GV chốt: Củng cố cho Hs cách quan sát biểu đồ.

3. Củng cố, dặn dò: 2’

? Như thế nào để tính mật độ dân số?

Tác dụng của đơn vị đo km2? - Nhận xét giờ học

- VN: Làm bài tập trong VBT (10).

tích lớn nhất.

Thành phố Hà Nội có diện tích bé nhất.

- HS đọc bài 4

Bài giải

Chiều rộng khu đất là:

3 : 3 = 1 (km) Diện tích khu đất là:

3 x 1 = 3 (km2) Đáp số: 3 km2

- HS phát biểu, nhận xét chữa bài.

a) Hà Nội có mật độ dân số lớn nhất.

b) Mật độ dân số Thành phố Hồ Chí Minh gấp khoảng gần 2 lần mật độ dân số thành phố Hải Phòng.

- HS trả lời.

(12)

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ? I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa và cấu tạo của chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? - Xác định được chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?

- Tạo được câu kể Ai làm gì ? Từ những chủ ngữ đã cho.

2. Kĩ năng: Đặt câu kể có đủ thành phần.

3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng môn Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

GV: - Bảng lớp viết sẵn đoạn thơ, câu văn ở phần nhận xét.

- Bảng phụ viết sẵn các câu văn ở BT1 phần luyện tập.

HS: VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 2 HS lên bảng xác định VN trong các câu kể Ai là gì ? (viết vào giấy khổ to)

+ Tô ngọc vân là nghệ sỹ tài hoa. Ông tốt nghiệp Trường CĐ mỹ thuật Đông Dương năm 1931.

+ Hoa cúc là nàng tiên tóc vàng của mùa thu.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- Nhận xét bài làm của hs.

- Gọi HS nhận xét và HS.

(?) VN trong câu kể Ai là gì ? Có đặc điểm gì ?

- Nhận xét câu trả lời của HS.

2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài (2’)

*GV giới thiệu: Các em đã được học về VN trong câu kể Ai làm gì? Trong câu kể Ai làm gì? có hai bộ phận CN và VN.Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thật kỹ về CN trong câu kể Ai làm gì ?

2.2. Tìm hiểu ví dụ (15’)

- Gọi HS đọc các câu trong phần nhận xét và các yêu cầu.

*Bài 1 : Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau :

- Trong các câu trên, những câu nào có

- HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài ra giấy nháp, đồng thời theo dõi bài làm của bạn để nhận xét.

- HS đứng tại chỗ trả lời.

- Lắng nghe.

- Tiếp nối nhau đọc câu có dạng Ai làm gì ?

- Mỗi HS chỉ đọc một câu.

+ Một đàn ngỗng vươn dài cổ…..

+ Thắng mếu máo nấp vào lưng

(13)

dạng Ai làm gì ?

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

*Bài 2 : Gạch chân chủ ngữ trong các câu sau :

- Gọi 2 HS lên bảng xác định CN trong các câu kể vừa tìm được, yêu cầu HS dưới lớp làm bằng bút chì vào SGK.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

*Bài 3: Chủ ngữ trong câu trên do những từ loại nào tạo thành ? 2.3. Ghi nhớ

- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.

- Yêu cầu HS đặt câu, tìm CN trong câu và nêu ý nghĩa, cấu tạo của CN trong câu mình vừa đặt để minh họa cho ghi nhớ.

- Nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài nhanh.

2.4. Luyện tập (15’)

*Bài 1: Đọc đoạn văn sau. Ghi dấu x vào ô trống trước các câu kể Ai làm gì ? Gạch dưới bộ phận chủ ngữ của mỗi câu.

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và làm bài.

- Treo bảng phụ đã viết riêng từng câu văn trong bài tập và gọi 2 HS lên bảng

….

+ Hùng đút vội khẩu súng gỗ…

+ Tiến không có súng …..

- Dùng bút chì đóng ngoặc đơn các câu có dạng Ai làm gì ? Vào SGK - HS làm bài. Đáp án

+ Một đàn ngỗng vươn dài cổ…..

+ Thắng mếu máo nấp vào lưng ….

+ Hùng đút vội khẩu súng gỗ…

+ Tiến không có súng …..

- Chữa bài (nếu sai)

+ Chủ ngữ do danh từ tạo thành (ruộng, rẫy, cuốc..) và do cụm danh từ tạo thành (Kim Đồng và các bạn anh)

- HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.

- HS đọc câu của mình trước lớp. Ví dụ:

+ Nam và Bình // là đôi bạn thân CN: do cụm danh từ tạo thành + Sức khoẻ // là vốn quý

+ Quê hương // là chùm khế ngọt CN: do danh từ tạo thành

- Lắng nghe

- HS đọc thành tiếng

- HS làm trên bảng, HS dưới lớp làm bằng bút chì theo các kí hiệu đã quy định. Đáp án:

Trong rừng,chim chóc hót véo von.

Thanh niên lên rẫy.

Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.

Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.

Các cụ già chụm đầu bên những chén rượu cần.

(14)

làm bài.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

(?) Muốn tìm được CN trong các câu kể trên em làm như thế nào ?

(?) CN trong các câu trên do những từ ngữ nào tạo thành ?

- GV giảng: Trong câu kể Ai làm gì ? CN là từ chỉ sự vật được giới thiệu, nhận định ở VN. Nó thường do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.

*Bài 2 : Đặt câu với các từ ngữ làm chủ ngữ ở cột A rồi ghi vào cột B - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, dùng bút chì nối các ô ở từng cột với nhau sao cho chúng tạo thành câu kể Ai làm gì ?

- Nhắc HS: Để làm đúng dạng BT này, các em phải thử ghép lần lượt từng từ ngữ ở cột A với cột B để tạo thành câu kể Ai làm gì? Có ND phù hợp

- Gọi 1 HS lên bảng dán những thẻ có ghi từ ở cột A với các từ ngữ ở cột B cho phù hợp.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

*Bài 3 :Đặt câu nói về hoạt động của từng nhóm người hoặc vật miêu tả trong bức tranh sau:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Nhắc HS: Các từ ngữ cho sẵn là CN của câu kể Ai làm gì ? Các em hãy tìm các từ ngữ làm VN cho câu sau cho phù hợp với nội dung

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- Nhận xét và kết luận.

- Gọi HS tiếp nối nhau đọc câu mình đặt. GV sửa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho

- Chữa bài (nếu sai)

+ Muốn tìm được CN trong các câu kể trên em đặt câu hỏi.

• Cái gì cũng là một mặt trận ? • Ai là chiến sỹ trên mặt trận ấy ? + CN trong các câu trên do danh từ và cụm danh từ tạo thành.

- Lắng nghe.

- HS đọc thành tiếng trước lớp.

- Trao đổi thảo luận, làm bài. Đáp án:

+ Các cú công nhân đang làm việc.

+ Mẹ em nấu cơm.

+ Chim sơn ca hót véo von.

- Nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- Chữa bài (nếu sai)

- HS đọc thành tiếng yêu cầu trước lớp

- HS lên bảng đặt câu, lớp làm bài vào vở.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS tiếp nối nhau đọc câu trước lớp.

- HS đọc câu.

(15)

từng em.

3. Củng cố dặn dò (3’)

(?)CN trong câu kể Ai làm gì ? Có đặc điểm gì?

- Nhận xét tiết học

- Hs lắng nghe.

KỂ CHUYỆN

TIẾT 19 : BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - HS Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác. Khẳng định những kẻ vô ơn, bạc ác, sẽ bị trừng trị thích đáng.

2. Kĩ năng: - HS Dựa vào lời kể của GV, tranh minh họa, thuyết minh được ND cho mỗi tranh bằng 1-2 câu.

- Kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung truyện.

3. Thái độ: - HS Yêu thích môn học. Biết theo dõi, đánh giá lời kể của bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

GV: Các tranh minh họa câu chuyện trong SGK (phóng to nếu có điều kiện). Lưu ý để phần trống dưới mỗi tranh để ghi lời thuyết minh. BGĐT, video chuyện

HS: SGK TV

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV yêu cầu mỗi HS nhớ lại và nêu tên hai câu truyệnđã học ở học kỳ I.

2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài (2’)

- GV yêu cầu HS mở SGK/8 và hỏi:

(?) Trong tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ lể lại câu chuyện gì ?

(?) Tên câu chuyện gợi cho em điều gì?

*GV giới thiệu: Bác đánh cá và gã hung thần là một câu truyện dân gian Ả-rập. Truyện có nội dung như thế nào? Các em cùng lắng nghe cô kể chuyện.

2.2. GV kể chuyện (7’) UDCNTT video

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm yêu cầu 1 trong

- HS nêu tên truyện đã học.

+ Câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần.

+ Tên câu chuyện gợi cho em nghĩ đến một ông lão đánh cá hiền lành tốt bụng và một gã hung thần to lớn, gian ác.

- Lắng nghe.

- HS quan sát tranh

(16)

SGK.

- GV kể lần 1: Giọng kể vừa đủ nghe, thong thả, rõ ràng, chậm rãi ở đoạn đầu khi bác đánh cá ra biển ngán ngẩm vì cả ngày xui xẻo; giọng nhanh hơn. Căng thẳng ở đoạn sau khi có cuộc đối thoại giữa bác đánh cá và gã hung thần; giọng hào hứng ở đoạn cuối thể hiện rõ ý chí đáng đời kẻ vô ơn, bạc nghĩa. Lời dẫn chuyện:

rõ ràng, thong thả. Lời bác đánh cá:

bình tĩnh, tự tin. Lời gã hung thần: to, hung dữ.

- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh họa phóng to trênbảng.

*Lưu ý: Trình độ HS khá, GV có thể kể một lần và dùng tranh minh họa để HS ghi nhớ mà không cần kể lần 2. GV nên dành nhiều thời gian để HS tập kể. Nếu HS chưa ghi nhớ nội dung truyện, GV có thể kể lần 3.

- HS nghe cô kể

- HS nghe cô kể

- Dựa vào hiểu biết của HS. GV có thể yêu cầu HS giải nghĩa các từ:

ngày tận số, hung thần, vĩnh viễn.

Nếu HS không hiểu, GV có thể giải thích.

- Dựa vào tranh minh họa, đặt câu hỏi để HS nắm được cốt truyện (Nếu HS đã nắm được cốt truyện sau 2 lần kể thì không cần thiết tiến hành bước này).

(?) Bác đánh cá quăng mẻ lưới được chiếc bình trong tâm trạng nào ? (?) Cầm chiếc bình trong tay, bác đánh cá nghĩ gì ?

(?) Bác đánh cá đã làm gì với chiếc bình ?

(?) Chuyện kì lạ gì đa xảy ra khi bác cạy nắp chiếc bình ?

- Giải nghĩa từ theo ý hiểu của mình.

+ Ngày tận số: ngày chết + Hung thần: độc ác, hung dữ + Vĩnh viễn: mãi mãi

- Trao đổi, tiếp nối nhau trả lời đến khi có câu trả lời đúng:

+ Bác đánh cá quăng mẻ lưới được chiếc bình khi bác đã ngán ngẩm vì cả ngày bác không bắt được con cá nhỏ.

+ Cầm chiếc bình trong tay bác mừng lắm, bác nghĩ mình sẽ bán được nhiều tiền.

+ Thấy chiếc bình nặng, bác liền cạy nắp ra xem bên trong binh đựng gì.

+ Khi bác cạy nắp chiếc bình một làn khói đen tuôn ra hiện thành một con quỷ trông rất hung dữ và độc ác.

+ Con quỷ muốn giết chết bác đánh cá

(17)

(?) Con quỷ đã trả ơn bác đánh cá như thế nào ? Vì sao nó lại làm như vậy?

(?) Bác đánh cá đã làm gì để thoát nạn?

(?) Câu chuyện kết thúc như thế nào 2.3. Hướng dẫn xây dựng lời thuyết minh (15’)

- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để tìm lời thuyết minh cho từng tranh.

- Gọi HS phát biểu. Mỗi HS chỉ thuyết minh về 1 tranh, HS khác bổ sung (nếu có)

- Nhận xét, kết luận lời thuyết minh đúng.

- Viết lời thuyết minh dưới mỗi tranh.

thay vì làm cho bác trở lên giàu sang phú quý vì nó chờ đợi ân nhân cứu mạng quá lâu nên đã thay đổi lời thề.

+ Bác đánh cá bảo con quỷ chui vào trong bình cho bác tận mắt thì mới tin lời nó nói.

+ Con quỷ ngu dốt chui vào trong bình và nó vĩnh viễn nằm dưới đáy biển.

- HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và viết lời thuyết minh ra giấy nháp.

- Phát biểu, bổ xung.

- HS đọc thành tiếng lời thuyết mình

Ngày soạn:……….

Ngày giảng: Thứ tư………...

TẬP ĐỌC

CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- PB: trụi trần, sáng lắm, thế là, rộng lắm. loài người,….

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể chậm, dịu dàng, câu thơ kết bài đọc chậm hơn như lời kể chuyện.

- Hiểu nội dung bài thơ : Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất.

- Học thuộc lòng bài thơ.

2. Kĩ năng: HS Đọc diễn cảm, hiểu bài thơ.

3. Thái độ: HSYêu thích môn học

* Giáo dục Giới và Quyền trẻ em: Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người vì trẻ em . Hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

GV: - Tranh minh họa bài tập đọc trang 9, SGK (phóng to nếu có điều kiện). Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn thơ cần hướng dẫn luyện đọc.

HS: SGK,…

(18)

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H CẠ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC: 4’

- Đọc truyện 4 anh tài và trả lời câu hỏi về nội dung.

- GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: 1’

- GV treo tranh và giới thiệu về bài

“Chuyện cổ tích về loài người”

2. Luyện đọc: 10’

- HS cả lớp đọc bài + Bài thơ có mấy khổ?

- GV gọi HS đọc nối tiếp 7 khổ thơ.

+ Lần 1: GV chú ý sửa phát âm các từ dễ lẫn.

+ Lần 2: HS kết hợp giải nghĩa.

+ HD đọc khổ thơ: Yêu cầu HS đọc đúng nhịp của khổ thơ 1.

- YC HS luyện đọc theo cặp. (2’) - GV đọc mẫu toàn bài

3. Tìm hiểu bài: 14’

- GV yêu cầu HS: Đọc thầm khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi:

(?) Trong “Câu chuyện cổ tích” này, ai là người được sinh ra đầu tiên ?

(?) Lúc ấy cuộc sống trên trái đất như thế nào ?

*GV giảng bài: Theo tác giả Xuân Quỳnh thì trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất. Trái đất lúc đó chỉ toàn là trẻ con, cảnh vật trống vắng trụi trần, không dáng cây ngọn cỏ. Nhưng như vậy thì trẻ em không thể sống được.

Vậy cuộc sống trên trái đất dần dần được thay đổi như thế nào ? Thay đổi vì ai? Các em hãy đọc thầm các khổ thơ còn lại để tìm hiểu điều đó.

- GV yêu cầu HS đọc bài và trả lời các câu hỏi sau:

(?) Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời.

(?) Vì sao cần có ngay người mẹ khi trẻ sinh ra ?

- HS đọc và trả lời câu hỏi

- Quan sát tranh, nhận xét.

- Đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi:

- HS đọc nối khổ tiếp lần 1 - HS đọc nối khổ tiếp lần 2

- HS đọc khổ, nêu cách ngắt nghỉ.

HS luyện đọc theo cặp. (2’) - HS nghe

+ Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất.

+ Lúc ấy trái đất trụi trần, không dáng cây ngọn cỏ.

- Lắng nghe.

- Đọc thầm 6 khổ thơ còn lại, trao đổi và trả lời câu hỏi

+Vì mắt trẻ con sáng lắm, nhưng chưa nhìn thấy gì nên cần có ánh sáng mắt trời để trẻ nhìn cho rõ mọi vật.

(19)

(?) Bố của trẻ em giúp những gì ? (?) Thầy giáo giúp trẻ những gì?

(?) Trẻ em nhận biết được điều gì nhờ sự giúp đỡ của bố và thầy giáo ?

(?) Bài học đầu tiên thầy dạy cho trẻ là gì ?

- Yêu cầu HS đọc lại bài thơ và trả lời câu hỏi: ý nghĩa của bài thơ là gì?

*GV kết luận: Bài thơ tràn đầy tình yêu mến đối với con người trẻ em. Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ, Tất cả những điều tốt đẹp nhất đều dành cho trẻ em. Mọi vật, mọi người sinh ra vì trẻ em, để yêu mến, giúp đỡ trẻ em.

- Ghi ý chính của bài.

c) Đọc thuộc lòng bài thơ (9’)

(?) Qua phần tìm hiểu nội dung bài thơ, bạn nào chho biết chúng ta nên đọc bài thơ với giọng như thế nào cho hay?

- GV gọi HS nối tiếp nhau đọc bài thơ.

- GV yêu cầu HS nhận xét về phần đọc bài của các bạn.

- GV gọi 7 HS khác nhau đọc lại bài thơ.

- GV nêu yêu cầu: Hãy chọn 2 hoặc 3 khổ thơ (liền nhau) trong bài mà em thích, sau đó học thuộc lòng diễn cảm bài thơ.

+ Vì trẻ rất cần tình yêu và lời ru của mẹ, trẻ cần được mẹ bế bồng, chăm sóc.

+ Bố giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ.

+ Thầy giáo dạy trẻ học hành.

+ Trẻ em nhận biết được biển rộng, con đường đi rất dài, ngọ núi thì xanh và xa, trái đất hình tròn, cục phấn được làm từ đá.

+ Bài học đầu tiên thầy dạy cho trẻ đó là chuyện về loài người.

- HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi:

+ Bài thơ thể hiện lòng yêu trẻ của tác giả.

+ Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến của trẻ em.

+ Bài thơ ca ngợi trẻ em, thể hiện tình cảm trân trọng của ngưới lớn với trẻ em.

+ Bài thơ muốn nói sự thay đổi trên thế giới đều vì trẻ em…

- Lắng nghe.

- HS nhắc lại ý chính.

- HS nêu ý kiến, trao đổi sau đó thống nhất: Đọc bài với giọng chậm, dịu dàng như đang kể chuyện.

- HS nối tiếp nhau đọc bài, mỗi HS đọc 1 khổ thơ.

- HS nhận xét đẻ ghi nhớ cách đọc hay sửa cách đọc chưa hay.

- HS tiếp nối nhau đọc trước lớp - GV thi đọc bài, sau đó cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

• Em thích khổ thơ 2, em thích hình ảnh ông mặt trời toả ra những ánh nắng rực rỡ cho trẻ em vui đùa,

(20)

- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm thuộc lòng đoạn thơ mà mình thích, giải thích vì sao mình thích đoạn thơ đó.

- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.

3. Củng cố - dặn dò: 2’

- Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS học tốt, động viên những hs còn chưa mạnh dạn.

ca hát.

• Em thích khổ thơ 3, hình ảnh mẹ chăm sóc, dạy dỗ con thật gần gũi và tình cảm.

- Hs lắng nghe.

KỂ CHUYỆN

TIẾT 19 : BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - HS Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác. Khẳng định những kẻ vô ơn, bạc ác, sẽ bị trừng trị thích đáng.

2. Kĩ năng: - HS Dựa vào lời kể của GV, tranh minh họa, thuyết minh được ND cho mỗi tranh bằng 1-2 câu.

- Kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung truyện.

3. Thái độ: - HS Yêu thích môn học. Biết theo dõi, đánh giá lời kể của bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

GV: Các tranh minh họa câu chuyện trong SGK (phóng to nếu có điều kiện). Lưu ý để phần trống dưới mỗi tranh để ghi lời thuyết minh. BGĐT, video chuyện

HS: SGK TV

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV yêu cầu mỗi HS nhớ lại và nêu tên hai câu truyệnđã học ở học kỳ I.

2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài (2’)

- GV yêu cầu HS mở SGK/8 và hỏi:

(?) Trong tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ lể lại câu chuyện gì ?

(?) Tên câu chuyện gợi cho em điều gì?

*GV giới thiệu: Bác đánh cá và gã hung thần là một câu truyện dân gian Ả-rập. Truyện có nội dung như thế

- HS nêu tên truyện đã học.

+ Câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần.

+ Tên câu chuyện gợi cho em nghĩ đến một ông lão đánh cá hiền lành tốt bụng và một gã hung thần to lớn, gian ác.

- Lắng nghe.

(21)

nào? Các em cùng lắng nghe cô kể chuyện.

2.2. GV kể chuyện (7’) UDCNTT video

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm yêu cầu 1 trong SGK.

- GV kể lần 1: Giọng kể vừa đủ nghe, thong thả, rõ ràng, chậm rãi ở đoạn đầu khi bác đánh cá ra biển ngán ngẩm vì cả ngày xui xẻo; giọng nhanh hơn. Căng thẳng ở đoạn sau khi có cuộc đối thoại giữa bác đánh cá và gã hung thần; giọng hào hứng ở đoạn cuối thể hiện rõ ý chí đáng đời kẻ vô ơn, bạc nghĩa. Lời dẫn chuyện:

rõ ràng, thong thả. Lời bác đánh cá:

bình tĩnh, tự tin. Lời gã hung thần: to, hung dữ.

- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh họa phóng to trênbảng.

*Lưu ý: Trình độ HS khá, GV có thể kể một lần và dùng tranh minh họa để HS ghi nhớ mà không cần kể lần 2. GV nên dành nhiều thời gian để HS tập kể. Nếu HS chưa ghi nhớ nội dung truyện, GV có thể kể lần 3.

- HS quan sát tranh

- HS nghe cô kể

- HS nghe cô kể

- Dựa vào hiểu biết của HS. GV có thể yêu cầu HS giải nghĩa các từ:

ngày tận số, hung thần, vĩnh viễn.

Nếu HS không hiểu, GV có thể giải thích.

- Dựa vào tranh minh họa, đặt câu hỏi để HS nắm được cốt truyện (Nếu HS đã nắm được cốt truyện sau 2 lần kể thì không cần thiết tiến hành bước này).

(?) Bác đánh cá quăng mẻ lưới được chiếc bình trong tâm trạng nào ? (?) Cầm chiếc bình trong tay, bác đánh cá nghĩ gì ?

- Giải nghĩa từ theo ý hiểu của mình.

+ Ngày tận số: ngày chết + Hung thần: độc ác, hung dữ + Vĩnh viễn: mãi mãi

- Trao đổi, tiếp nối nhau trả lời đến khi có câu trả lời đúng:

+ Bác đánh cá quăng mẻ lưới được chiếc bình khi bác đã ngán ngẩm vì cả ngày bác không bắt được con cá nhỏ.

+ Cầm chiếc bình trong tay bác mừng lắm, bác nghĩ mình sẽ bán được nhiều tiền.

(22)

(?) Bác đánh cá đã làm gì với chiếc bình ?

(?) Chuyện kì lạ gì đa xảy ra khi bác cạy nắp chiếc bình ?

(?) Con quỷ đã trả ơn bác đánh cá như thế nào ? Vì sao nó lại làm như vậy?

(?) Bác đánh cá đã làm gì để thoát nạn?

(?) Câu chuyện kết thúc như thế nào 2.3. Hướng dẫn xây dựng lời thuyết minh (15’)

- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để tìm lời thuyết minh cho từng tranh.

- Gọi HS phát biểu. Mỗi HS chỉ thuyết minh về 1 tranh, HS khác bổ sung (nếu có)

- Nhận xét, kết luận lời thuyết minh đúng.

- Viết lời thuyết minh dưới mỗi tranh.

+ Thấy chiếc bình nặng, bác liền cạy nắp ra xem bên trong binh đựng gì.

+ Khi bác cạy nắp chiếc bình một làn khói đen tuôn ra hiện thành một con quỷ trông rất hung dữ và độc ác.

+ Con quỷ muốn giết chết bác đánh cá thay vì làm cho bác trở lên giàu sang phú quý vì nó chờ đợi ân nhân cứu mạng quá lâu nên đã thay đổi lời thề.

+ Bác đánh cá bảo con quỷ chui vào trong bình cho bác tận mắt thì mới tin lời nó nói.

+ Con quỷ ngu dốt chui vào trong bình và nó vĩnh viễn nằm dưới đáy biển.

- HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và viết lời thuyết minh ra giấy nháp.

- Phát biểu, bổ xung.

- HS đọc thành tiếng lời thuyết mình

TOÁN

HÌNH BÌNH HÀNH I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS Hình thành biểu tượng về hình bình hành.

- Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành.

2. Kĩ năng: HS Phân biệt được hình bình hành với các hình đã học.

3. Thái độ: HSYêu thích môn học II. ĐỒ DÙNH DẠY - HỌC

- GV: vẽ sẵn các hình: hình bình hành, hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình tứ giác. đục lỗ các hình học đã chuẩn bị và buộc dây qua lỗ đó. Một số hình bình hành bằng bìa.

- HS : chuẩn bị giấy có kẻ ô vuông để làm bài tập 3, chuẩn bị 4 cần câu, mỗi chiếc dài 1m.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C Ạ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập

- HS lên bảng thực hiện

- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét bài của bạn

(23)

- Nhận xét.

2. Dạy - học bài mới (30’) 2.1. Giới thiệu bài (2’)

- Trong giờ học này, các em sẽ được làm quen với 1 hình mới, đó là hình bình hành.

2.2. Giới thiệu hình bình hành(4’)

- Cho HS q/sát các hình bình hành bằng bìa đã chuẩn bị và vẽ lên bảng hình bình hành ABCD, mỗi lần cho học sinh xem một hình lại giới thiệu đây là hình bình hành.

2.3. Đặc điểm của hình bình hành( 8’) - Yêu cầu HS quan sát hình bình hành ABCD trong SGK trang 104.

- GV: Tìm các cạnh song song với nhau trong hình bình hành ABCD.

- Y/c HS dùng thước thẳng để đo độ dài của các cạnh hình bình hành.

- Giới thiệu: Trong hình bình hành ABCD thì AB và CD được gọi là hai cạnh đối diện, AD và BC cũng được gọi là hai cạnh đối diện.

(?) Vậy trong hình bình hành các cặp cạnh đối diện như thế nào với nhau?

- GV ghi bảng đặc điểm hình bình hành.

- Yêu cầu học sinh tìm trong thực tế các đồ vật có mặt là hình bình hành.

- Nếu HS nêu các đồ vật có mặt là HV và HCN thì giáo viên giới thiệu HV và HCN cũng là các hình bình hành vì chúng cũng có hai cặp cạnh đối diện // và bằng nhau.

2.4. Luyện tập - thực hành( 22’)

*Bài 1 : Trong các hình sau hình nào là hình bình hành?

- GV y/c HS q/sát các hình trong BT và chỉ các hình bình hành

*Bài 2 Cho các hình sau :

- GV vẽ lên bảng hình tứ giác ABCD và hình bình hành MNPQ.

- GV chỉ hình và giới thiệu các cặp cạnh đối diện của tứ giác ABCD, của hình bình

12km = 12000000m 8000000m = 8m - Nhận xét, sửa sai.

- HS nghe GV giới thiệu hbh

- Quan sát và hình thành biểu tượng về hình bình hành.

- Quan sát hình theo y/c của GV.

- Các cạnh // với nhau là: AB//DC, AD//BC.

- HS đo và rút ra kết luận h.b.h ABCD có hai cặp cạnh bằng nhau là AB = DC, AD = BC.

- Hình bình hành có các cặp đối diện // và bằng nhau.

- HS phát biểu ý kiến.

- HS nghe.

- HS quan sát và nêu hình bình hành.

- HS quan sát hình và nghe giảng.

- Hình bình hành ABCD có các

(24)

hành MNPQ.

(?) Hình nào có cặp cạnh // và bằng nhau?

- GV khẳng định lại: Hình bình hành có các cặp cạnh song song và bằng nhau.

*Bài 3:Vẽ thêm hai đoạn thẳng để được một hình bình hành hoặc một hình chữ nhật

- GV y/c HS đọc đề bài.

- GV y/c HS quan sát kĩ hai hình trong SGK và hướng dẫn các em vẽ hai hình này vào giấy vở ô li (hướng dẫn vẽ theo cách đếm ô).

- GV y/c HS vẽ thêm vào mỗi hình 2 đoạn thẳng để được 2 hình bình hành.

- GV cho 1 học sinh vẽ trên bảng lớp, đi kiểm tra bài vẽ trong vở của một số HS.

- GV nhận xét bài làm của học sinh.

3. Củng cố - dặn dò (5’)

- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà cắt sẵn một HBH và mang kéo để chuẩn bị cho giờ học sau.

cặp cạnh đối diện // và bằng nhau

- HS đọc đề bài trước lớp.

- HS vẽ hình như SGK vào vở bài tập.

- HS vẽ, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.

- Hs lắng nghe.

Ngày soạn: ………..

Ngày giảng: Thứ năm……….

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS Củng cố nhận thức về 2 kiểu mở bài: (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật.

2. Kĩ năng: HS Thực hành viết đoạn mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật theo 2 kiểu trên.

3. Thái độ: HS Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC GV: - Giấy khổ to (4tờ) và bút dạ.

HS: - VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV hỏi:

(?) Có mấy cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật ? Đó là những cách nào ?

- Trao đổi theo cặp và nối tiếp nhau trả lời.

+ Có 2 cách mở bài trong bài văn

(25)

(?) Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp ?

- Gv nhận xét.

2. Dạy - học bài mới:

2.1. Giới thiệu bài (2’)

- Ở cuối HK I các em đã được học kiểu bài văn miêu tả, được luyện tập viết các đoạn văn trong bài văn miêu tả. Tiết học hôm nay các em sẽ thực hành viết đoạn mở bài của bài văn miêu tả đồ vật với hai cácg mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

2.2. Hướng dẫn làm bài tập: 28’

*Bài 1:Đọc các đoạn mở bài miêu tả cái cặp sách. Và viết điểm giống và khác nhau trong đoạn văn đó. (10’) - GV gọi HS đọc yêu cầu và nội dung - Yêu cầu HS làm bài theo cặp.

- Gọi HS phát biểu ý kiến, yêu cầu HS khác bổ sung.

- Nhận xét, kết luận: Cả 3 đoạn văn trên đều là phần mở của đoạn của bài văn miêu tả đồ vật. Đoạn a, b, giới thiệu ngay chiếc cặp cần tả, đoạn c lại nói chuyện khác rồi mới dẫn vào giới thiệu chiếc cặp cần tả.

*Bài 2 : Viết một đoạn văn miêu tả cáibàn học của em theo hai cách:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập (?) Bài tập yêu cầu em làm gì?

- GV hướng dẫn thêm : Để làm bài tốt trước hết các em hãy nghĩ chọn một

miêu tả đồ vật : mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

+ Mở bài trực tiếp là giới thiệu ngay đồ vật định tả. Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào, giới thiệu đồ vật định tả.

- Lắng nghe.

- HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.

- HS ngồi cùng bàn đọc thầm từng đoạn mở bài, trao đổi, thảo luận, so sánh để tìm hiểu giống nhau và khác nhau của từng đoạn mở bài.

+ Phát biểu, bổ sung để có câu trả lời đúng:

Điểm giống nhau: Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.

Điểm khác nhau: Đoạn a, b là kiểu mở bài trực tiếp: giới thiệu ngay vào chiếc cặp sách cần tả. Đoạn c là kiểu mở bài gián tiếp, nói chuyện sắp sếp đồ đạc rồi mới giới thiệu chiếc cặp cần tả.

- Lắng nghe.

- HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trong SGK.

- HS: BT y/cầu viết đoạn mở bài cho bài văn tả cái bàn theo cách trực tiếp và gián tiếp.

(26)

chiếc bàn mà em ngồi học đó có thể là chiếc bàn trên lớp hoặc bàn ở nhà. Nhớ là em chỉ viết đoạn mở bài.

- Nhắc nhở HS: mỗi em phải viết 2 đoạn mở bài theo cách mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

- Yêu cầu HS dừng bút để chữa bài.

- GV chữa bài cho HS trên bảng thật kỹ và nhận xét, cho điểm bài viết tốt.

- Gọi HS dưới lớp đọc 2 cách mở bài của mình.

- Nhận xét bài của từng HS nhận xét bài viết tốt.

Ví dụ về các đoạn mở bài:

3. Củng cố dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học

- Y/cầu những em viết bài chưa đạt về nhà viết lại 2 đoạn văn mở bài vào vở.

- Chuẩn bị bài sau

- HS viết đoạn mở bài vào vở nháp.

- Chữa bài.

- Lắng nghe.

- 5 đến 7 HS đọc bài làm của mình.

+ Mở bài trực tiếp:

*Ở trường, người bạn thân thiết với mối chúng ta là chiếc bàn học sinh.

*Vào đầu năm học mới, bố em tặng em một chiếc bàn học mới tinh

+ Mở bài gián tiếp:

Em vấn nhớ như in hình ảnh bố một ngày hè bốn năm trước. Mồ hôi đẫm trán, bố mang về nhà một loạt gỗ, đinh, cưa, bào xin được ở một xưởng mộc. Em hỏi bố dùng chúng làm gì, bố chỉ cười: “Bí mật”. Thế rồi bố cưa, bố đục, bố đóng, bố bào, dưới bàn tay bố, một chiếc bàn học xinh xắn dần dần hiện ra. Nó thật mộc mạc mà đẹp và rắn chắc. Đó là quà bố tặng em khi vào lớp một.

- Hs lắng nghe.

(27)

TOÁN

DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS Hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành.

- Bước đầu biết vận dụng công thức tính DT hình bình hành để giải các bài toán có liên quan.

2. Kĩ năng: HS Tính diện tích hình bình hành.

3. Thái độ: HS Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC GV: phấn mầu, thước kẻ.

HS: Mỗi học sinh chuẩn bị hai hình bình hành bằng giấy hoặc bìa, kéo ,giấy ô li, êke.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C Ạ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 1 HS lên trả lời: Thế nào là hình bh?

- GVnhận xét.

2. Dạy - học bài mới (30’) 2.1. Giới thiệu bài (2’)

- Trong bài học này, các em lập công thức tính diện tích hình bình hành và sử dụng các công thức này để giải các bài toán có liên quan đến hình bình hành.

2.2. Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành.(12’) - Gv tổ chức trò chơi cắt hình:

- Mỗi HS suy để cắt miếng bìa hình bình hành mình đã chuản bị thành hai mảnh sao cho khi ghép lại với nhau thì được một hình chữ nhật.

- Tuyên dương cắt ghép đúng và nhanh

(?) Diện tích hình ghép được như thế nào so với diện tích của hình ban đầu?

- Hãy tính diện tích của hình chữ nhật.

- Y/c HS lấy hình bình hành bằng hình lúc đầu giới thiệu cạnh đáy của hình bình hành và hướng dẫn các em kẻ đường cao của hình bình hành.

- Y/c HS đo chiều cao của hình bình

- HS thực hiện y/c, HBH có hai cặp cạnh đối diện //và = nhau

- Nghe Giới thiệu bài (2’)

- HS thực hành cắt ghép hình. HS có thể cắt ghép như sau:

+ Diện tích hình chữ nhật bằng diện tích hình bình hành .

- HS tính diện tích hình của mình . - HS kẻ đường cao của hình bình hành.

- HS đo và báo cáo kết quả: Chiều cao hình bình hành bằng chiều rộng hình chữ nhật, cạnh đáy của hình bình hành

(28)

hành, cạnh đáy của hình bình hành và so sánh chúng với chiều rộng, chiều dài của hình chữ nhật đã ghép được.

(?) Vậy theo em, ngoài cách cắt ghép hình bình hành thành hình chữ nhật để tinh diện tích hình bình hành chúng ta tính thể tích theo cách nào ? - GV: Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao cùng một đơn vị đo. Gọi S là diện tích của hình bình hành, h là chiều cao và a là độ dài cạnh đáy thì ta có công thức tính diện tích hình bình hành là:

S = a x h

2.3 . Luyện tập thực hành(18’) Bài 1

- GV yêu cầu HS tổ chức ghép hình.

? Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS tự làm.

- Gọi 3 HS báo cáo kết quả tính trước lớp.

Bài 2

-Yêu cầu HS tự tính diện tích của 2 hình và so sánh diện tích 2 hình với nhau.

Bài 3

- HS nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS chữa bài.

- Nhận xét chung.

3. Củng cố, dặn dò (5’) - Nêu công thức tính S hbh?

- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà ôn lại cách tính diện tích của các hình đã học, chuẩn bị bài sau.

bằng chiều dài hình chữ nhật .

- Lấy chiều cao nhân với đáy .

- HS phát biểu quy tắc tính diện tích hình bình hành.

S = a x h

H1: S = 9 x 5 = 45 (cm2) H2: S = 13 x 4 = 52 (cm2) H3: S = 7 x 9 = 63 (cm2)

a. Diện tích của HCN là:

5 x 10 = 50 (cm2) b. Diện tích HBH là:

10 x 5 = 50 (cm2) ĐS: 50 cm2

a. Diện tích HBH là:

Đổi 4dm = 40cm 40 x 34 = 1360 (cm2) b. Đổi 4m = 40dm Diện tích HBH là:

40 x 13 = 520 (m2)

ĐS: a: 1360 cm2; b: 520m2

- Diện tích hình bình hành S = a x h

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Biết quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để để giải các bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn?. Kĩ năng: Rèn HS kĩ

Kiến thức: Biết quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để để giải các bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn.. Kĩ năng: Rèn HS kĩ

Kiến thức: Biết quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để để giải các bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn.. Kĩ năng: Rèn HS kĩ

2.Kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính chu vi và tính diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên

2.Kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính chu vi và tính diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên quan. Thái độ: HS ham học hỏi

2.Kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính chu vi và tính diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên quan. Thái độ: HS ham học hỏi

2.Kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính chu vi và tính diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên

2.Kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính chu vi và tính diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên