• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
42
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 8

NS: 22 / 10 / 2021

NG: 25 / 10 / 2021 Thứ 2 ngày 25 tháng 10 năm 2021 TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

- Góp phần phát triển năng lực - PC:

+ Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ GD HS biết mơ ước và chia sẻ những ước mơ của mình

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: + Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.

+ Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 (đủ dùng theo nhóm 4 HS) và bút dạ.

- HS: SGK, vở viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu: 5’

- GV quan sát HS khởi động

- GV nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài mới.

- LPVN điều hành lớp chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng.

Trò chơi như sau: Tớ sẽ lần lượt nêu tên các bài Học thuộc lòng đã học, tớ gọi bạn nào bạn đó sẽ phải thật nhanh đọc thuộc một đoạn thơ trong bài đó, bạn nào không đọc được sẽ bị phạt.

- Các bạn đã sẵn sàng chưa?

- Trò chơi bắt đầu

*GV giới thiệu bài: Giờ học hôm nay sẽ giúp các em ôn tập và kiểm tra kiến thức đã học thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân”. Luyện đọc diễn cảm.

2- HĐ Luyện tập, thực hành:

a. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 15’

- GV tổ chức dưới dạng bốc thăm

- Đọc các bài tập đọc trên và trả lời các câu hỏi SGK

- Một người chính trực

- Tre Việt Nam - Người ăn xin - Truyện cổ nước mình - Mẹ ốm Bài: Một người chính trực

+ Trong chuyện lập ngôi, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế

- Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc, châu báu để làm sai di chiếu của vua...

(2)

nào?

+ Trong việc tìm người giúp nước sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?

- Cử người tài ba giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.

Bài: Tre Việt Nam

+ Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính cần cù?

- Ở đâu tre cũng xanh tươi, cho dù đất sỏi…

- Rễ siêng không ngại … - Tre bao nhiêu rễ … + Hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm

chất đoàn kết của người Việt Nam?

- Bão bùng thân bọc lấy thân

- Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm - Thương nhau tre chẳng ở riêng - Lưng trần phơi nắng phơi sương - Có manh áo cộc tre nhường cho con.

+ Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính ngay thẳng?

- Không đứng khuất mình bóng râm - Nòi tre đâu chịu mọc cong

- Mang dáng thẳng thân tròn..

Bài: Người ăn xin

+ Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?

- Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi, hình dáng xấu xí, bàn tay xưng húp bẩn thỉu, giọng rên rỉ cầu xin.

+ Hãy tìm những chi tiết thể hiện hành động của cậu bé đối với ông lão ăn xin?

- Hành động: Rất muốn cho ông lão 1 thứ gì đó nên cố gắng lục tìm hết túi nọ túi kia. Nắm chặt lấy bàn ông lão.

+ Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?

- Ông lão đã nhận được tình thương, sự thông cảm và tôn trọng của cậu bé qua hành động cố gắng tìm quà tặng, qua lời xin lỗi chân thành, qua cái nắm tay rất chặt.

+ Ông lão ăn xin và cậu bé đã nhận được gì của nhau?

- Nhận được lòng biết ơn, sự đồng cảm.

Bài: Truyện cổ nước mình

+ Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?

- Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu và có ý nghĩa rất sâu xa.có những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta…

+ Bài thơ gợi cho em nhớ tới truyện cổ nào, chi tiết nào cho em biết điều đó?

- Gợi cho em nhớ tới truyện cổ Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường qua chi tiết:

Thị thơm thị dấu người thơm. Đẽo cày theo ý người ta…

+ Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào?

- Truyện cổ là những lời dăn dạy của cha ông đối với đời sau. Qua những câu chuyện cổ cha ông muốn dạy con cháu cần sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ, tự tin.

(3)

Bài: Mẹ ốm

+ Bài thơ cho chúng ta biết điều gì? - Bài thơ cho biết chuyện mẹ bạn nhỏ bị ốm. Mọi người rất quan tâm lo lắng cho mẹ, nhất là bạn nhỏ.

+ Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì:

Lá trầu khô giữa cơi trầu

Truyện Kiều khép lại trên đầu bấy nay Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm

- Những câu thơ trên muốn nói rằng: mẹ chú Khoa ốm nên lá trầu để khô không ăn được. Truyện Kiều khép lại vì mẹ mệt không đọc được, ruộng vườn không ai cuốc cày sớm trưa.

+ Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện như thế nào?

- Mọi người đến thăm hỏi, người cho trứng, người cho cam, anh y sĩ mang thuốc vào tiêm cho mẹ…

+ Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?

- Chi tiết:

Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.

Bạn nhỏ thương mẹ đã làm lụng vất vả từ những ngày xưa. Những vất vả đó còn in hằn trên khuôn mặt, dáng người của mẹ.

+ Bạn thấy mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với mình?

- Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình:

Mẹ là đất nước tháng ngày của con b. Hướng dẫn làm bài tập: 15’

Bài 2: 8’

- HS đọc yêu cầu. - Ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân vào bảng theo mẫu.

+ Những bài tập đọc như thế nào được coi là kể chuyện?

- Đó là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa.

+ Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân?

- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin.

+ Bảng gồm có mấy cột? Nêu nội dung các cột?

- Gồm 4 cột: cột thứ nhất tên bài, cột thứ hai tên tác giả, cột thứ ba nội dung chính, cột cuối cùng nhân vật.

- HS đọc thầm các truyện trao đổi theo cặp. GV phát phiếu học tập.

- Các cặp báo cáo kết quả.

- Nhận xét.

- Nội dung ghi ở phiếu có chính xác không?

- Lời trình bày có rõ ràng, rành mạch không?

Tên bài Tác giả Nội dung chính Nhân vật

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

Tô Hoài Dế Mèn thấy chị Nhà Trò yếu đuối bị bọn nhện ức hiếp

đã ra tay bênh vực.

(4)

Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện.

Người ăn xin Tuốc- ghê-nhép

Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin.

Tôi (chú bé), ông lão ăn xin.

Bài 3: 7’

Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân - Gọi HS phát biểu ý kiến

- Nhận xét kết luận đoạn văn đúng - HS đọc thầm diễn cảm trong nhóm.

- Đại diện các nhóm thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét, khen những HS đọc tốt.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn tìm được

- Đọc đoạn văn mình tìm được.

a) Đoạn văn có giọng đọc thiết tha, trìu mến.

- Là đoạn cuối truyện Người ăn xin:

Từ “Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia,…” đến

“Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão”.

b) Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết. - Là đoạn Nhà Trò (truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 1) kể nỗi khổ của mình:

Từ “Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện”…đến “Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em”.

c) Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Nêu nội dung chính bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và Người ăn xin?

Củng cố, dặn dò:

- Yêu cầu các HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.

- Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.

- Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện, bênh vực Nhà Trò (truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 2 ):

Từ “Tôi thét:

- Các ngươi có của ăn của để, béo múp béo míp”...đến “Có phá hết các vòng vây đi không?”

+ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu: Dế Mèn thấy chị Nhà Trò yếu đuối bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực.

+ Người ăn xin: Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

(5)

TOÁN

TIẾT 46: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt,đường cao của hình tam giác.

- Vẽ hình vuông, hình chữ nhật.

- Góp phần phát triển năng lực - PC:

+ Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

+ GD HS tính cẩn thận khi làm toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Thước, êke, bảng phụ - HS: Sách vở, đồ dùng môn học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu 5’

Chia lớp thành hai nhóm lớn, mỗi nhóm cử 5 em đại diện lên bảng:

+ Viết tên những vật thật có dạng vuông góc với nhau.

+ Viết tên những vật có dạng song song với nhau có trong thực tế.

- Trong thời gian 2 phút nhóm nào viết được nhiều vật hơn nhóm đó thắng cuộc.

- GV quan sát HS khởi động.

- Nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài mới.

- LPHT điều hành lớp khởi động bằng trò chơi “Ai nhanh ai đúng”

+ Cạnh của góc bàn … + 2 Chiều dài của bảng

- LPHT đánh giá nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc

* GV giới thiệu vào bài: các em đã biết các góc và thế nào là hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song rồi. Để củng cố các góc, các đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song cô trò ta cùng vào bài ngày hôm nay.

2. HĐ luyện tập

* Bài 1 (SGK/55) Nêu các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình sau: 8’

a, A

? Giải thích cách làm?

? Nêu mối quan hệ về độ lớn các góc tù, nhọn, bẹt với góc vuông?

- Nhận xét đúng sai.

b, A B

- HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài cá nhân, 4 HS lên bảng làm bài.

a, Góc vuông đỉnh A; cạnh AC, AB - Góc nhọn:

+ Góc nhọn đỉnh B; cạnh BA, BM + Góc nhọn đỉnh B; cạnh BM, BC + Góc nhọn đỉnh B; cạnh BA, BC + Góc nhọn đỉnh C; cạnh CM, CB.

+ Góc nhọn đỉnh M; cạnh MA, MB.

-Góc tù:Góc tù đỉnh M; cạnh MB, MC. -Góc bẹt: Góc bẹt đỉnh M; cạnh MA, MC.

b, Góc vuông:

+ Góc vuông đỉnh A; cạnh AD,AB

C B

M

(6)

D C

* Gv chốt: Củng cố cho Hs cách nhận biết về các loại góc và cách đọc tên các góc và cạnh của nó.

+ Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông.

+ 1 góc bẹt bằng hai góc vuông.

* Bài 2 (SGK/56) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống. 8’

?Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC?

- Hỏi tương tự với đường cao CB.

* GV kết luận: (SGV)

? Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC?

? Đường cao trong tam giác vuông có gì đặc biệt?

* Bài 3 ( SGK – 56) 7’

? Giải thích cách vẽ?

? Nêu cách vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau?

? Nêu cách vẽ khác?

? Nêu cách vẽ hai đường thẳng // với nhau?

* Bài 4 (SGK- 56) 7’

- Chữa bài:

? Giải thích cách vẽ?

? Nêu đặc điểm của hình chữ nhật?

? Nêu đặc điểm của 2 đường thẳng //?

- Nhận xét. - GV thống nhất kết quả.

3. Hoạt động vận dụng 5’

+ Nền phòng học lớp em có dạng hình gì?

+ Hãy chỉ các cặp cạnh vuông góc có ở nền phòng học lớp em?

+ Hãy chỉ các cặp song song có ở nền phòng học lớp em?

-HS làm cá nhân

+ Góc vuông đỉnh B; cạnh BD, BC + Góc vuông đỉnh D; cạnh AD,DC - Góc nhọn :

+ Góc nhọn đỉnh C; cạnh BC, DC + Góc nhọn đỉnh B; cạnh BA,BD + Góc nhọn đỉnh D; cạnh DB, DC + Góc nhọn đỉnh D: cạnh AD, DB - Góc tù đỉnh B; cạnh AB, BC - HS nêu yêu cầu. HS làm, chữa bài AH là đường cao của tam giác ABC

=> S

AB là đường cao của hình tam giác ABC => Đ

=> Đường cao của tam giác: Là AB và CB.

+ Vì AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác.

- HS trả lời tương tự như trên.

+ Vì AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC.

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm cá nhân, 1 HS làm bảng.

A 3 cm B

C D - HS đọc yêu cầu.

- HS làm cá nhân, hai HS làm bảng.

a) Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB=6cm. chiều rộng AD=4cm.

b) xác định trung điểm M của cạnh AD, trung điểm N của cạnh BC. Nối điểm M và điểm N ta được các hình tứ giác đều là hình chữ nhật.

- Nền phòng học lớp em hình chữ nhật.

- HS lên chỉ

(7)

*GV kết luận: hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.

* Củng cố-dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà làm bài tập về nhà trong VBT và chuẩn bị trước bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN

ÔN TẬP - KIỂM TRA GIỮA KÌ I

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thực hiện các phép tính cộng trừ với các số tự nhiên có nhiều chữ số. Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện.

- Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. Vẽ hình vuông, hình chữ nhật.

- Góp phần phát triển năng lực - PC:

+ NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác khi làm toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu 5’

- T/c cho HS trả lời ếch xanh

+ Nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ ?

+ Nêu tên các cạnh song song với AB ? + Có mấy cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ?

- Nhận xét

-> GV: Để củng cố các phép tính với số tự nhiên, các bài toán hình hình, bài toán tổng –hiệu, hôm nay …

2. HĐ thực hành

Bài 1. Đặt tính rồi tính. 10’

- HS đọc yêu cầu.

? Khi đặt tính c/ta cần lưu ý điều gì?

? Một bạn thực hiện phép tính.

- GV nx đúng sai, thống nhất kết quả.

+ Các hình chữ nhật đó là: ABNM, MNCD, ABCD.

+ Các cạnh song song với cạnh AB là:

MN, DC - HS nêu

- HS làm cá nhân, 2 HS làm bảng.

a/ 204578 + 574892 b/ 551535 – 17670

c/ 13056 x 5 d/ 63261 : 3

A B

C N D

M

(8)

* GV chốt: Củng cố cho HS cách đặt tính rồi tính. Lưu ý cách đặt tính.

Bài 2. Tính bằng cách thuận tiện nhất:

10’

?Thế nào là tính bằng cách thuận tiện?

- GV thống nhất kết quả.

a. 364 + 136 + 219 + 181

b, 121 + 85 + 115 + 469.

c, 677 + 969 + 123

? Giải thích cách làm?

? Em đã áp dụng tính chất nào để làm bài tập này? Nêu lại tính chất đó?

Bài 3: Tuổi bố và tuổi con cộng lại được 66 tuổi. Bố hơn con 32 tuổi. Hỏi bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi? (10’) - GV treo bảng phụ.

- GV ycầu HS qsát tóm tắt trên bảng - GV phân tích lại yêu cầu.

- Xác định dạng toán

- Nêu lại các bước giải của BT - Chữa bài.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Có mấy cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó?

+ Khi giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó ta cần lưu ý gì?

* Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà làm bài trong VBT, chuẩn bị bài: Nhân với số có một chữ số

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS đọc yêu cầu.

- lớp làm cá nhân, HS làm bảng.

- Nhận xét bài làm của bạn.

a. 364 + 136 + 219 + 181 = (364 + 136) + (219 + 181) = 500 + 400 = 900

b. 121 + 85 + 115 + 469

= (121 + 469) + (85 + 115)

= 590 + 200 = 790.

c. 677 + 969+123=(677 + 123)+969 = 800 + 969 = 1769

- HS đọc bài - Tóm tắt - HS qsát tóm tắt trên bảng

- HS Nêu lại các bước giải của BT - Nhận xét đúng sai.

+ Có 2 cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó Cách 1: Số bé = (tổng – hiệu ) : 2 Cách 2: Số lớn = (tổng + hiệu ) : 2 + Xác định được tổng của hai số, hiệu của hai số, số lớn và số bé cần tìm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn tập kiến thức về qui tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài); tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài - Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 75 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại.

(9)

- Rèn KN viết, kĩ năng trình bày. HS năng khiếu viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ trên 75 chữ/15 phút); hiểu nội dung của bài.

- Góp phần phát triển năng lực - PC:

+ Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, khi tự đọc và tìm nội dung đoạn viết, viết bài đúng và đẹp. NL giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm cùng các bạn.

+ Rèn luyện tính trung thực, ngay thẳng

+ GD tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết và ngôn ngữ Tiếng Việt. Có ý thức rèn viết chữ đẹp và giữ vở sạch sẽ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ, phiếu học tập.

- HS: Vở, bút,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV quan sát, nhận xét tuyên dương, dẫn vào bài mới.

- TBHT điều hành các bạn khởi động:

- Tớ mời hai nhóm lên đọc diễn cảm phân vai bài Người ăn xin.

- Tớ mời các bạn nhận xét các nhóm đã đọc đúng, đọc diễn cảm chưa?

*GV dẫn vào bài mới: Giờ ôn tập trước các em đã được luyện đọc và tìm hiểu về nội dung giọng đọc của các bài thuộc chủ đề “ Thương người như thể thương thân” Tiết ôn tập này cô sẽ hướng dẫn các em nghe - viết và trình bày đúng bài chính tả “ Lời hứa” và ôn tập lại quy tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài); tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

(18’)

- 2 HS đọc bài “ Lời hứa”

- Học sinh đọc thầm chú giải

+ Hãy cho biết nghĩa của từ “Trung sĩ”?

+ Nêu nội dung của bài?

+ Nêu từ khó viết?

- GV hướng dẫn cách viết + Nêu cách trình bày bài viết?

- GV đọc theo cụm từ.

- Gv đọc toàn bài viết.

- GV thu 5 bài nhận xét, đánh giá 3- HĐ Luyện tập, thực hành.

* Bài 1:5’

- HS đọc yêu cầu.

? Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả?

? Vì sao trời đã tối, em không về?

- HS đọc.

- Trung sĩ: một cấp bậc trong quân đội, thường chỉ huy một tiểu đội.

- Bạn nhỏ biết giữ lời hứa.

- ngẩng đầu,trận giả, trung sĩ, giao

- Tên đầu bài viết cách lề 3 ô. Câu đầu đoạn văn viết lùi vào 1 ô.

- HS viết bài.

- HS soát lỗi

- HS còn lại đổi vở, sửa lỗi cho nhau

- HS TL. Đại diện trình bày bài làm.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Em được giao nhiệm vụ gác kho đạn - Em không về vì đã hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay.

(10)

? Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để làm gì?

? Có thể đưa bộ phận trong dấu ngoặc kép xuống dòng đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao

* Bài 2. 7’

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Phát phiếu cho nhóm 4 HS.

- Ycầu nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.

- Yc các nhóm khác nxét bổ sung.

- GV chốt ý đúng.

- Dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé.

- Không được. Vì trong mẩu chuyện có hai cuộc đối thoại. Cuộc đối thoại nằm trong dấu ngoặc kép là cuộc đối thoại do em bé thuật lại nên phải ở trong dấu ngoặc kép.

1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS trao đổi hoàn thành phiếu.

- Đại diện nhóm dán phiếu lên bảng.

- HS các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS nhận xét chữa bài (nếu sai).

Các loại tên riêng Quy tắt viết Ví dụ

1. Tên riêng, tên địa lí Việt Nam.

- Viết hoa chữ cái đầu vủa mỗi tiếng tạo thành tên đó.

- Hồ Chí Minh.

- Điện Biên Phủ.

- Trường Sơn, …

2. Tên riêng, tên địa lí nước ngoài.

- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối

- Lu-I a-xtơ.

- Xanh Bê-téc-bua.

- Tuốc-ghê-nhép.

- Luân Đôn.

- Bạch Cư Dị...

3. Hoạt động vận dụng: 5’

- Gọi 4- 5 bạn thi viết nhanh tên người, tên địa lí Việt Nam, nước ngoài

- GV nhận xét, tuyên dương

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà đọc các bài tập đọc và HTL để chuẩn bị bài sau.

- 4-5 HS viết theo các tên cô giáo đọc - An-be Anh-xtanh; Luân Đôn, Tô-ky-ô, Bắc Kinh, Lý Bạch, …

- HS nhắc lại.

- HS lắng nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

============================================

NS: 22 / 10 / 2021

NG: 26 / 10 / 2021 Thứ 3 ngày 26 tháng 10 năm 2021

TOÁN

TIẾT 49: NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Biết thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số (không nhớ và có nhớ).

- Áp dụng phép nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số để giải các bài toán có liên quan.

(11)

- Năng lực chung và phẩm chất:

+ NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- GV: Bảng phụ

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu 5’

+ Đặt tính rồi tính

54326 5 708 3

+ Nêu lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính ?

- Nhận xét.

- GV: Ở lớp 3 các em đã được học đến phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số, vậy để nhân số có nhiều hơn năm chữ số với số có một chữ số ta thực hiện như thế nào Chúng ta cùng học bài hôm nay

2. Hình thành kiến thức mới 12’

a. 241324 x 2 (phép nhân không nhớ) - GV viết bảng: 241324 x 2.

- Dựa vào cách đặt tính phép nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số, hãy đặt tính để thực hiện phép nhân 241324 x 2.

- Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu ?

b. 136204 x 4 (phép nhân có nhớ) - GV viết lên bảng : 136204 x 4.

- HS đặt tính và thực hiện phép tính, chú ý đây là phép nhân có nhớ.

- GV nêu kết quả nhân đúng, sau đó yêu cầu HS nêu lại từng bước thực hiện phép nhân của mình.

3. Luyện tập, thực hành:

Bài 1: Đặt tính rồi tính. 5’

- HS tham gia hái hoa dân chủ

270630 5 54326

2124 3

708

+ Đặt tính: Viết thừa số thứ nhất lên trên, viết thừa số thứ hai xuống dưới, viết dấu nhân ở giữa, kẻ gạch ngang thay cho dấu bằng.

+ Thực hiện tính: lấy thừa số thứ hai nhân lần lượt với từng chữ số của thừa số thứ nhất từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị.

- HS nghe GV giới thiệu bài.

- HS đọc: 241324 x 2.

- 2 HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính vào giấy nháp.

+ Bắt đầu tính từ hàng đơn vị, đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn (tính từ phải sang trái).

- HS đọc: 136204 x 4.

- 1 HS thực hiện trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.

- HS nêu các bước như trên.

Kết quả: 136 204 x 4 = 544 816

- 4 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.

(12)

- Yêu cầu HS tự làm bài.

a) 341231 x 2 b) 102426 x 5 214325 x 4 410536 x 3 - GV nhận xét.

Đặt tính sao cho chữ số hàng đơn vị thẳng cột với nhau, sau đó nhân theo thứ tự từ phải sang trái.

Bài 2: Viết giá trị biểu thức vào ô trống. 5’

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Hãy đọc biểu thức trong bài.

? Chúng ta phải tính giá trị của biểu thức 201634 x m với những giá trị nào của m ?

? Muốn tính giá trị của biểu thức 20634 x m với m = 2 ta làm thế nào ? - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

Bài 3: Tính. 4’

- GV nêu yc BT và cho HS tự làm bài.

a) 321475 + 423507 x 2 843275 - 123568 x 5 b) 1306 x 8 + 24573 609 x 9 - 4845

- GV nhắc HS nhớ thực hiện các phép tính theo đúng thứ tự.

Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép nhân, chia trước, phép cộng, trừ sau.

Bài 4: Bài toán 4’

- GV gọi một HS đọc đề bài toán.

- GV hướng dẫn HS tóm tắt và giải.

Tóm tắt:

8 xã vùng thấp: 1 xã được cấp: 850 quyển 9 xã vùng cao: 1 xã được cấp: 980 quyển Huyện đó được cấp: ... quyển truyện?

- Gv nhận xét đánh giá kết quả .

4. HĐ vận dụng: 5’

- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính &

thực hiện phép tính nhân

? Muốn nhân với số có một chữ số ta làm ntn?

- Lần lượt từng HS đã lên bảng trình bày cách tính của mình đã thực hiện.

+ Viết giá trị thích hợp của biểu thức vào ô trống.

+ Biểu thức 201634 x m.

Với m = 2, 3, 4, 5.

+ Thay chữ m bằng số 2 và tính.

- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

- HS nhận xét bài bạn, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.

Bài giải

Số quyển truyện cấp cho 8 xã vùng thấp là: 850 × 8 = 6800 (quyển) Số quyển truyện cấp cho 9 xã vùng cao là: 980 × 9 = 8820 (quyển)

Số quyển truyện cấp cho huyện đó là:

6800 + 8820 = 15620 (quyển) Đáp số: 15620 quyển truyện.

HS thực hiện

-> Bước 1: Đặt tính: Đặt thừa số này dưới thừa số kia, sao cho những chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau.

Bước 2: Tính: Nhân theo thứ tự phải sang trái.

(13)

Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.

- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm cùng các bạn để ôn lại những nội dung kiến thức đã học.

+ HS chăm chỉ, tích cực ôn tập KT cũ

+ GD HS biết thể hiện tính thật thà, ngay thẳng, trung thực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: + Giấy khổ to kể sẵn bảng BT2 và bút dạ.

+ Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, HTL từ tuần 1 đến tuần 9 - HS: vở BT, bút, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: (5’)

- GV quan sát HS khởi động.

- GV nxét, tuyên dương, dẫn vào bài mới.

LPHT điều hành

- Tớ cho các bạn chơi một trò chơi ai nhanh ai đúng.

- Tớ mời ba bạn tham gia trò chơi này.

- 2 bạn lên bảng, một bạn ở dưới đọc tên và địa lí nước ngoài, dưới lớp các bạn viết ra nháp trong thời gian 3 phút.

- HS lớp nhận xét.

* GV giới thiệu: Giờ trước các em đã được ôn tập chủ đề “Thương người như thể thương thân” tiết học hôm nay cô sẽ ôn tập tiếp cho các em chủ đề “Măng mọc thẳng”.

2. HĐ Luyện tập, thực hành.

HĐ1. Kiểm tra đọc: 15’

- HS bốc thăm bài đọc (Tiến hành tương tự như tiết 1).

HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 2 (SGK – 97) Hoàn thành bảng 15’

? Thế nào là truyện kể?

- HS lên bốc thăm và đọc bài, trả lời câu hỏi.

- HS nêu yêu cầu.

+ Là bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, truyện có ý nghĩa.

(14)

- Trong chủ điểm “Măng mọc thẳng”, những bài nào là truyện kể?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

-> Vừa rồi, các con đã tìm được tên các bài tập đọc là truyện kể rôi, vậy, nội dung chính, nhân vật và giọng đọc của từng bài này như thế nào.

- GV treo phiếu có kẻ sẵn bảng - GV hướng dẫn các cột, dòng

- Chia 6 nhóm, yêu cầu HS thảo luận làm vào VBT, 1 nhóm làm phiếu.

- GV nhận xét, chữa bài.

- Các truyện kể là:

+ Một người chính trực (Trang 36) +Những hạt thóc giống (Tr/ 46).

+Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca(Tr/55) + Chị em tôi ( Trang 59).

- HS nối tiếp đọc các câu chuyện đã nêu.

- Đọc bài làm trên phiếu và nxét - HS bổ sung

Tên bài Nội dung chính Nhân vật Giọng đọc

1. Một người chính trực

Ca ngợi lòng ngay thẳng, chính trực, đặt việc nước lên trên tình riêng của Tô Hiến Thành.

- Tô Hiến Thành

- Đỗ thái hậu

Thong thả, rõ ràng. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách kiên định, khẳng khái của Tô Hiến Thành.

2. Những hạt thóc giống

Nhờ dũng cảm, trung thực, cậu bé Chôm được vua tin yêu, truyền cho ngôi báu.

- Cậu bé Chôm

- Nhà vua

Khoan thai, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Lời Chôm ngây thơ, lo lắng. Lời nhà vua khi ôn tồn, khi dõng dạc.

3. Nỗi nằn vặt của An- đrây- ca

Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca Thể hiện yêu thương ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với bản thân.

- An- đrây- ca - mẹ An- đrây- ca

Trầm buồn, xúc động.

4. Chị em tôi.

Một cô bé hay nói dối ba để đi chơi đã được em gái làm cho tĩnh ngộ.

- Cô chị - Cô em - Người cha

Nhẹ nhàng, hóm hỉnh, thể hiện đúng tính cách, cảm xúc của từng nhân vật. Lời người cha lúc ôn tồn, lúc trầm buồn. Lời cô chị khi lễ phép, khi tức bực. Lời cô em lúc hồn nhiên, lúc giả bộ ngây thơ.

3. HĐ vận dụng 5’

- GV cho HS đọc lại một số đoạn trong các bài tập đọc đã học theo giọng đọc đã nêu

+ Những chuyện kể các em vừa ôn có chung - Cần sống trung thực, tự trọng, ngay

(15)

một lời nhắn nhủ gì?

- GV nhận xét, tuyên dương.

*GV kết luận: Các câu tục ngữ trên khuyên chúng ta sống cần biết yêu thương, đùm bọc giúp đỡ nhau, sống cần có đức tính phẩm chất, trung thực, và những ước mơ cao đẹp để có niềm tin trong cuộc sống.

* Củng cố-dặn dò:

- GV hệ thống lại bài học - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS chưa có điểm đọc phải chuẩn bị tốt để tiết sau kiểm tra và chuẩn bị trước bài sau.

thẳng như măng luôn mọc thẳng

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được 1 số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã học (Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ). Nắm được tác dụng của dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép.

- Vận dụng tốt các KT đã học để làm các bài tập liên quan - Góp phần bồi dưỡng các năng lực

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm cùng các bạn để ôn lại những nội dung kiến thức đã học.

+ Yêu thích môn học, tự hào về truyền thống dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: +Phiếu kẻ sẵn nội dung và bút dạ.

+ Phiếu ghi sẵn các câu tục ngữ thành ngữ.

Thương người như thể Thương thân

Măng mọc thẳng Trên đôi cánh ước mơ

Từ cùng nghĩa: nhân hậu… Từ cùng nghĩa: trung thực Từ trái nghĩa: độc ác… Từ trái nghĩa: gian dối…

- HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV quan sát HS khởi động.

- GV nhận xét, tuyên dương

LPHT điều hành

- Tớ cho các bạn chơi một trò chơi ai nhanh ai đúng.

- Tớ mời 3 bạn tham gia trò chơi này.

- 2 bạn lên bảng, 1 bạn ở dưới đọc tên và địa lí nước ngoài, dưới lớp 1 viết ra nháp trong thời gian 3 phút.

- HS lớp nhận xét.

(16)

? Từ tuần 1 đến tuần 9 em đã được học những chủ điểm nào?

+Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ

* GV giới thiệu: Tiết học hôm nay cô sẽ ôn tập về một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã học (Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ).

Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

3. HĐ Luyện tập, thực hành.

* Bài 1:Ghi lại các từ ngữ đã học theo chủ điểm : 10’

? Em hãy nhắc lại các bài MRVT trong 3 chủ điểm vừa nêu.

- GV treo phiếu đã kẻ sẵn bảng, giải thích lại yêu cầu bài và làm mẫu 1 từ ở từng chủ điểm.

- Chia nhóm thảo luận

? Em hiểu thế nào là “cưu mang”?

? Em hãy liên hệ xem mình đã biết giúp đỡ người khác chưa? Đã sống nhân hậu chưa?

- HS nêu yêu cầu.

- HS TLN, làm VBT. Phát phiếu và bút dạ cho 2 nhóm làm.

+ Giúp đỡ trong lúc gặp khó khăn - Các nhóm đọc từ mình đã viết.

- Nhận xét 2 nhóm làm trên phiếu - Nhận xét, bổ sung.

Thương người như thể thương thân

Măng mọc thẳng Trên đôi cánh ước mơ Từ cùng nghĩa: thương

người, nhân ái, nhân hậu, nhân đức, nhân từ, nhân nghĩa, hiền hậu, hiền từ, hiền lành, hiền dịu, dịu hiền, trung hậu, phúc hậu, đoàn kết, ....

Từ cùng nghĩa: trung thực, trung thành, ngay thẳng, thẳng thắn, thẳng thừng, thẳng tính, ngay thật, chân thật, thật thà, thành thật, thật lòng, chính trực, tự trọng,…

Ước mơ, ước muốn, ước ao, mong ước, ước mong, ước vọng, ước mơ, ước vọng, mơ tưởng Từ trái nghĩa: độc ác, hung

ác, nanh ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, ăn hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập, áp, áp bức,…

Từ trái nghĩa: dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian trả, gian trá, lừa bịp, lừa dối, bịp bợm,…

* Bài 2: Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ đã học trong mỗi chủ điểm nêu ở bài tập 1. Đặt câu 10’

- GV ghi nhanh các câu đó lên bảng.

- Chốt các câu tục ngữ,

- GV yêu cầu HS đặt câu và giải nghĩa một số câu tục ngữ:

- HS nối tiếp nhau đọc các câu thành ngữ, tục ngữ thuộc từng chủ điểm.

- Một HS đọc lại toàn bộ các câu tục ngữ trên bảng.

Thương người như thể thương thân

Măng mọc thẳng Trên đôi cánh ước

- Ở hiền gặp lành; Một cây làm Máu chảy ruột mềm; Cầu được ước thấy;

(17)

chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao; Hiền như đất, lành như Bụt; Môi hở răng lạnh;

Nhường cơm sẻ áo; Lá lành đùm lá rách,...

- Thẳng như ruột ngựa;

Thuốc đắng dã tật; Cây ngay không sợ chết đứng. (Trung thực).

- Giấy rách giữ lấy lề;

Đói cho sạch rách cho thơm. (Tự trọng). 

Ước sao được vậy;

Ước của trái mùa;

Đứng núi này trông núi nọ.

Đặt câu: + Trường em luôn có tinh thần lá lành đùm lá rách.

+ Bạn Hằng lớp em tính thẳng như ruột ngựa.

+ Bà em luôn dặn con cháu đói cho sạch, rách cho thơm.

* Bài 3: Lập bảng thống kê về dấu câu:

10’

- GV nhận xét.

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài cá nhân, trình bày miệng

- HS lên bảng viết VD.

Dấu câu Tác dụng

a. Dấu hai chấm

- Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật. Dấu 2 chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

- Hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước b. Dấu

ngoặc kép

- Dẫn lời nói trực tiếp của nvật hay người được câu văn nhắc đến - Nếu lời nới trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép cần thêm dấu hai chấm

- Đánh dấu những từ được dùng với nghĩa đặc biệt 3. HĐ vận dụng 5’

- GV cho HS chia sẻ thêm các câu tục ngữ mà em đã được đọc thuộc chủ đề trên ( 2 phút)

- Gọi một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Sưu tầm thêm các câu thành ngữ, tục ngữ khác thuộc chủ điểm đã học, chia sẻ với bạn cùng bàn.

- 2- 3 HS chia sẻ trước lớp.

*GV kết luận: Các câu tục ngữ trên khuyên chúng ta sống cần biết yêu thương, đùm bọc giúp đỡ nhau, sống cần có đức tính phẩm chất, trung thực, và những ước mơ cao đẹp để có niềm tin trong cuộc sống.

Củng cố – dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học thuộc các từ, thành ngữ, tục ngữ vừa học.

- Chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KHOA HỌC

PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA (Tiết 2)

(TIẾT 14: PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA)

(18)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và tác hại của các bệnh này.

- Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.

+ Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và vận động mọi người cùng thực hiện.

* BVMT: Có ý thức giữ gìn vệ sinh ăn uống, phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.

*KNS: - Tự nhận tức về sự nguy hiểm của bệnh lây qua đường tiêu hóa (nhận thức về trách nhiệm giữ vệ sinh phòng bệnh của bản thân)

- Trao đổi ý kiến với các thành viên của nhóm, với gia đình và cộng đồng về các biện pháp phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : CNTT

- Các hình minh hoạ trong SGK trang 30, 31 (phóng to). 5 tờ giấy A3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

-Tổ chức Trò chơi: Gọi đò

Quản trò gọi đò ai là đò ấy phải trả lời 1 câu hỏi:

+ Nguyên nhân nào gây bệnh béo phì?

+ Nêu tác hại của bệnh béo phì ?

+ Làm thế nào để phòng bệnh béo phì?

- HS tham gia chơi

- Cả lớp lái đò, trả lời quản trò

- Do ăn thừa chất và lười vận động - Mất sự thoải mái, gảim hiệu suất lao động và chậm chạp…

- Thường xuyên tập thể dục, ăn uống điều độ

- GV gthiệu bài mới: Tiêu chảy, tả, lị, thương hàn là một số bệnh lây qua đường tiêu hoá thường gặp. Những bệnh này có nguyên nhân từ đâu và cách phòng bệnh như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:30’

HĐ 1: Tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hoá. 10’

- GV tiến hành hoạt động cặp đôi theo định hướng.

? Em đã bị bệnh tiêu chảy bao giờ chưa

? Khi đó em thấy thế nào?

? Hãy kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá mà em biết?

- Gọi 3 cặp HS thảo luận trước lớp về các bệnh: tiêu chảy, tả, lị.

- GV nxét, tuyên dương các đôi có hiểu biết về các bệnh lây qua đường tiêu hoá.

1) Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào ?

2) Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu

- Thảo luận cặp đôi.

+ Rồi, lo lắng, khó chịu, mệt, đau bụng…

+ Tiêu chảy, tả, lị…

1) Các bệnh lây qua đường tiêu hoá làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể gây chết người và lây lan sang cộng đồng.

2) Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu

(19)

hoá cần phải làm gì ? hoá cần đi khám bác sĩ và điều trị ngay.

Đặc biệt nếu là bệnh lây lan phải báo ngay cho cơ quan y tế.

- GV chốt ý đúng va giảng về triệu chứng một số bệnh tiêu hoá:

+ Tiêu chảy: Đi ngoài phân lỏng, nhiều nước từ 3 hay nhiều lần hơn nữa trong 1 ngày. Cơ thể bị mất nhiều nước và muối.

+ Ta: Gây ra tiêu chảy nặng, nôn mửa, mất nước và truỵ tim mạch. Nếu không phát hiện và ngăn kịp thời, bệnh tả có thể lây lan nhanh chóng trong gia đình và cộng đồng thành dịch rất nguy hiểm…

+ Lị: Đau bụng quặn ở vùng bụng dưới, mót rặn nhiều, đi ngoài nhiều lần, phân lẫn máu và mũi nhầy…

 Các bệnh như tiêu chảy, tả, lị… đều có thể gây ra chết người nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách. Chúng đều bị lây qua đường ăn uống. Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân nên rất dễ phát tán lây lan ra dịch bệnh làm thiệt hại người và của. Vì vậy, cần phải báo kịp thời cho cơ quan y tế để tiến hành các biện pháp phòng dịch bệnh.

HĐ2: Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá. 10’

- GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.

- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh hoạ trong SGK trang 30, 31 thảo luận và trả lời các câu hỏi sau;

1. Các bạn trong hình ảnh đang làm gì ? Làm như vậy có tác dụng, tác hại gì ?

2. Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá ?

3. Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá ?

4. Chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá ?

- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm HS.

- Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết.

- HS tiến hành thảo luận nhóm.

- HS trình bày.

+ Hình 1, 2: các bạn uống nước lả, ăn quà vặt ở vỉa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá.

+ Hình 3: Uống nước sạch đun sôi, Hình 4: Rửa chân tay sạch sẽ, hình 5- Đổ bỏ thức ăn ôi thiu,

Hình 6: Chôn lắp kĩ rác thải giúp chúng ta không bị mắc các bệnh đường tiêu hoá.

2) Ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn, …

3) Không ăn thức ăn để lâu ngày, không ăn thức ăn bị ruồi, muỗi bâu vào, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thu rác, đổ rác đúng nơi quy định để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.

4) Chúng ta cần thực hiện ăn uống sạch, hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, giữ vệ sinh môi trường xung quanh.

- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.

- HS đọc

(20)

? Tại sao chúng ta phải diệt ruồi ?

Kết luận: Nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá là do vệ sinh ăn uống kém, vệ sinh môi trường kém. Do vậy chúng ta cần giữ vệ sinh trong ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân và MT tốt để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.

HĐ3 : Người hoạ sĩ tí hon.10’

- GV cho các nhóm vẻ tranh với nội dung: Tuyên truyền cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá theo định hướng.

- Chia nhóm HS.

- Cho HS chọn 1 trong 3 nội dung: Giữ vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường để vẽ nhằm tuyên truyền cho mọi người có ý thức đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.

- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn để đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm điều được tham gia.

- Gọi các nhóm lên trình bày sản phẩm, và các nhóm khác có thể bổ sung.

- GV nx tuyên dương các nhóm có ý tưởng, ND hay và vẽ đẹp, tr/bày lưu loát.

3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Qua bài em cần nắm chắc được điều gì

?

* GDMT : Thực hiện giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống và môi trường xung quanh…

* Củng cố- dặn dò

* Xem Clip: Phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.

- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 31/SGK.

- Dặn HS có ý thức giữ gìn VS đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.

+ Vì ruồi là con vật trung gian truyền các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Chúng thường đậu ở chỗ bẩn rồi lại đậu vào thức ăn.

-HS lắng nghe.

- Tiến hành hoạt động theo nhóm.

- Chọn nội dung và vẽ tranh.

- Mỗi nhóm cử 1 HS cầm tranh, 1 HS trình bày ý tưởng của nhóm mình.

+ Tác hại của bệnh lây qua đường tiêu hoá. Nguyên nhân và cách phòng bệnh

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….………

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 5)

(21)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS nắm được một số thể loại: nội dung, nhân vật,...và cách đọc các bài tập đọc.

- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết trước; nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học.

- Góp phần phát triển các năng lực:

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm cùng các bạn để ôn lại những nội dung kiến thức đã học.

+ HS tích cực, tự giác ôn tập KT cũ

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: + Tranh minh hoạ tr90 SGK (phóng to). Bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV quan sát HS khởi động.

- GV nhận xét, tuyên dương

- LPHT điều hành HS lớp khoeir động - Tớ chia lớp mình thành 2 nhóm lớn, mỗi nhóm đại diện cử 5 bạn lên tiếp sức thi tìm từ có cùng nghĩa với nhân hậu, trung thực theo hai cột. Trong thời gian 2 phút nhóm nào tìm được nhiều từ là nhóm thắng cuộc.

- HS nhận xét

- 1 HS đọc lại các từ vừa tìm được

* GV giới thiệu: Ở tiết e và tiết 4 các em đã được ôn tập lại các bài học thuộc chủ điểm “ Măng mọc thẳng” trong tiết ôn tập hôm nay cô cùng cả lớp tiếp tục ôn tập những điều cần nhớ về các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.

Nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học.

2. HĐ thực hành:

Bài 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng 15’

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc:

- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc

- GV nhận xét, khen/ động viên.

Bài 2: 8’

- Gọi HS đọc tên các bài tập đọc, số trang thuộc chủ điểm Đôi cánh ước mơ.

GV ghi nhanh lên bảng.

- Yc HS trao đổi, làm việc trong nhóm.

Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- Kết luận phiếu đúng.

Cá nhân – Lớp - HS đọc yêu cầu bài tập.

- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Theo dõi và nhận xét.

- Đọc yêu cầu trong SGK.

Nhóm 6 – Lớp - Các bài tập đọc.

* Trung thu độc lập - trang 66.

* Ở vương quốc Tương Lai - trang 70.

* Nếu chúng mình có phép lạ - trang 76.

* Đôi giày ba ta màu xanh - trang 81.

* Thưa chuyện với mẹ - trang 85.

* Điều ước của vua Mi- đát - trang 90.

(22)

- Gọi HS đọc lại phiếu.

Tên bài Thể

loại

Nội dung chính Giọng đọc

1. Trung thu độc lập

Văn xuôi

Mơ ước của anh chiến sĩ trong đêm trung thu độc lập đầu tiên về tương lai của đất nước và của tiếu nhi.

Nhẹ nhàng thể hiện niềm tự hào tin tưởng.

2. Ở vương quốc tương lai

Kịch Mơ ước của các bạn nhỏ về cuộc sống đầy đủ hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh, góp sức phục vụ cuộc sống.

Hồn nhiên(lời Tin- tin, Mi- tin: háo hức, ngạc nhiên, thán phục, lời các em bé:

tự tin, tự hào.) 3. Nếu chúng

mình có phép lạ.

Thơ Mơ ước của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Hồn nhiên, vui tươi.

4. Đôi giày ba ta màu xanh

Văn xuôi

Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã làm cho cậu xúc động, vui sướng vì thưởng cho cậu đôi giày mà cậu mơ ước.

Chậm rãi, nhẹ nhàng (đoạn 1 –hồi tưởng):

vui nhanh hơn (đoạn 2 - niềm xúc động vui sướng của cậu bé lúc nhạn quà)

5. Thưa

chuyện với mẹ

Văn xuôi

Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp gia đình nên đã thuyết phục mẹ động tình với em, không xem đó nghề hèn kém.

Giọng Cương: Lễ phép, thiết tha.

Giọngmẹ: lúc ngạc nhiên. Lúc cảm động, dịu dàng.

6. Điều ước của vua Mi- đát.

Văn xuôi

Vua Mi- đat muốn mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng, cuối cùng đã hiểu: những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.

Khoan thai. Đổi giọng linh hoạt phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua: từ phấn khởi, thoả mãn sang hoảng hốt, khẩn cầu, hối hận. Lời

Đi- ô- ni- dôt phán:

Oai vệ.

Bài 3: GV tiến hành như bài 2 7’

Nhân vật Tên bài Tính cách

- Nhân vật “tôi”- chị phụ trách.

Lái

Đôi giày ba ta màu xanh

Nhân hậu, muốn giúp trẻ lang thang. Quan tâm và thông cảm với ước muốn của trẻ.

Hồn nhiên, tình cảm, tích được mang giày dép.

- Cương.

- Mẹ Cương

Thưa chuyện với mẹ

Hiếu thảo, thương mẹ. Muốn đi làm để kiếm tiền giúp mẹ.

Dịu dàng, thương con

- Vua Mi- đat Điều ước của vua Tham lam nhưng biết hối hận.

(23)

- Thần Đi- ô- ni- dôt

Mi- đat. Thông minh, biết dạy cho vua Mi- đat một bài học.

3. Hoạt động vận dụng (5’)

- Cho HS chia sẻ trong nhóm về ước mơ của mình

- Một số em chia sẻ trước lớp

- HĐ nhóm đôi

- Đại diện trình bày, trao đổi:

+Bạn cần làm gì để thực hiện ước mơ đó?

+Theo bạn, ước mơ của bạn là ước mơ ở loại nào?

+Vì sao chúng ta không nên có ước mơ được đánh giá là tầm thường?

*GV kết luận: Chúng ta sống cần có ước mơ, cần quan tâm đến ước mơ của nhau sẽ làm cho cuộc sống thêm vui tươi, hạnh phúc. Những ước mơ tham lam, tầm thường, kì quặc, sẽ chỉ mang lại bất hạnh cho con người

Củng cố, dặn dò:

- Chúng ta vừa ôn tập những kiến thức nào?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 6)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS ôn tập về cấu tạo của tiếng, từ chia theo cấu tạo và từ chia theo chức năng. Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ, động từ trong đoạn văn ngắn.

- HS có kĩ năng nhận biết và xác đinh được các tiếng, từ.

- Góp phần phát triển NL:

+ NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ.

+ HS tích cực, tự giác ôn bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: + Bảng lớp viết sẵn đoạn văn. Phiếu kẻ sẵn và bút dạ.

Tiếng Âm đầu Vần Thanh

a. Tiếng chỉ có vần và thanh

b. Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh - HS: SGK, Bút, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Trò chơi : Gọi đò

+ GV là người gọi đò, hs là người trèo đò

+ ND câu hỏi: k/n Từ đơn, từ ghép, từ

- hs trèo đò và trả lời câu hỏi

- Trả lời đúng được trèo đò đi tiếp, TL sai thì lên hát 1 bài

(24)

láy? VD.

- GV nxét HS nắm đựơc kiến thức trong trò chơi.

GV: Hôm nay, ngoài việc củng cố về Từ đơn, từ ghép, từ láy ra, chúng ta còn củng cố thêm về các từ loại đã học. Bài: Ôn tập (Tiết 6)

2- HĐ Luyện tập, thực hành.

* Đọc đoạn văn sau: 6’

- QS tranh và cho biết:

? Cảnh đẹp của đất nước được q/s ở vị trí nào?

? Những cảnh đẹp của đất nước hiện ra cho em biết điều gì về đất nước ta?

- 2 HS đọc thành tiếng - lớp đọc thầm.

- HS quan sát tranh và trả lời :

+ Cảnh đẹp của đất nước được quan sát từ trên cao xuống.

+ Những cảnh đẹp đó cho thấy đất nước ta rất thanh bình, đẹp hiền hoà.

GV: Đúng rồi, cảnh đẹp của đất nước ta rất thanh bình được hiện ra dưới tầm cánh chú chuồn chuồn. Từ đoạn văn này, chúng ta sẽ đi làm lần lựơt các BT1,2,3 (VBT/71)

Bài 1: Tìm trong đoạn văn trên những tiếng có mô hình cấu tạo như sau: 8’

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Gọi 1HS lên bảng hoàn thành phiếu.

- Nhận xét, kết luận phiếu đúng.

- GV gọi thêm vài hs khác nêu từ mình tìm -> gv ghi thêm và phiếu trên bảng.

? Tiếng đầy đủ bao gồm mấy bộ phận?

? Trong các bộ phận đó, bộ phận nào có thể thiếu? B/p nào không thể thiếu?

? Tiếng dùng để làm gì?

- 2 HS đọc thành tiếng.

- 1 hs lên làm, HS còn lại làm VBT.

- Chữa bài (nếu sai).

+ Âm đầu + vần + thanh

+ Bộ phận có thể thiếu: Âm đầu

+ Bộ phận không thể thiếu: vần + thanh – Tiếng dùng để cấu tạo từ.

-> GV: Trong đoạn văn trên có sử dụng những loại từ nào chúng ta chuyển sang BT2

Bài 2: Tìm trong đoạn văn trên: 3 từ đơn, 3 từ láy, 3 từ ghép. 8’

- Gọi HS đọc yêu cầu.

? Thế nào là từ đơn? cho ví dụ.

? Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ.

? Thế nào là từ láy? Cho ví dụ.

- Yc HS TLN4 trong 3’: tìm từ vào bảng phụ.

GV : Các nhóm thảo luận rất tích cực, giờ cô muốn nghe KQ TL, nhóm nào xung phong ?

- 1 HS đọc yêu cầu.

+ Từ đơn là từ gồm 1 tiếng.

Ví dụ: ăn …

+ Từ ghép là từ được ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau.

Ví dụ: Dãy núi, ngôi nhà…

+ Từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau.

Ví dụ: Long lanh, lao xao,…

HS TLN4 : viết mỗi loại 3 từ.

- 1 nhóm lên bảng dán và trình bày các từ nhóm tìm được.

+ Mời nhóm khác nhận xét

(25)

- Gọi HS bổ sung những từ còn thiếu.

? Ngoài các từ này ra, bạn nào tìm được các từ khác không?

? Từ được chia làm mấy loại. Đó là từ gì ?

? Trong từ phức gồm mấy loại? Đó là loại nào ?

(GV vẽ sơ đồ)

? Hãy so sánh cấu tạo của từ đơn và từ phức ?

Từ ghép và từ láy ?

? Từ dùng để làm gì?

- HS nêu miệng.

- HS khác nhận xét

+ Có 2 loại từ: Từ đơn, từ phức.

+ Từ láy và từ ghép

+ Từ đơn chỉ gồm 1 tiếng có nghĩa tạo thành, còn từ ghép gồm 2 tiếng trở lên tạo thành.

+ Giống nhau : từ láy và từ ghép gồm 2 tiếng trở lên tạo thành.

+ Khác nhau: Từ ghép được tạo bởi các tiếng có nghĩa, từ láy chỉ có 1 tiếng có nghĩa hoặc không tiếng nào có nghĩa.

– Từ dùng để cấu tạo câu.

GV: Vậy, ngoài từ Từ đơn, từ láy và từ ghép ra còn từ loại nào chúng ta đã học thì chúng ta cùng nhau chuyền sang BT3

Bài 3: Tìm trong đoạn văn trên:

3 danh từ, 3 động từ. 8’

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Thế nào là danh từ? Cho ví dụ?

+ Thế nào là động từ? Cho ví dụ.

- Ycầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ.

- HS lên bảng viết các từ mình tìm được.

- Gọi HS bổ sung những từ còn thiếu.

- 1 HS đọc thành tiếng.

+ Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng).

Ví dụ: Học sinh, mây, ...

+ Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

Ví dụ: ăn, ngủ, ...

- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, tìm từ - đại diện nhóm lên viết.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

- T/c cho hs lên diễn kịch câm tả hành động.

Củng cố – dặn dò: 3’

- GV hệ thống kiến thức bài học

GV : Trong bài ôn tập hôm nay, chúng ta đã ôn lại những kiến thức nào đã học ? - Nhận xét tiết học.

- Về nhà ôn kĩ bài để chuẩn bị kiểm tra.

- HS đoán từ chỉ hoạt động (Động từ) + tiếng, từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ, động từ

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN

TIẾT 50: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS: Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Tell pupils that they are going to listen to three dialogues about school subjects and tick the correct pictures.. - Have them look at

- Tell pupils that they are going to listen to the recording and tick the correct boxes...

- Tell pupils that they are going to revise what they have learnt in Lesson 1 and Lesson 2 - Have them work in pairs: one pupil asks the questions What time is it?. and What time do

Teacher’s aids: English book, soft book, computer, lesson plan.. Students’ aids: Student book, notebooks,

- Output: SS can look and write. Look and write.. One pupil in Group A will mime one of the phrases on the board. he other groups guess the hobby, put a tick next to playing football

- Tell pupils that they are going to write the answers to the questions about favourite food and drink suggested in the pictures2. - Give them a few seconds to look at the

- Tell pupils that they are going to look at the pictures and questions and write the answersb. Check comprehension and

- Tell pupils that they are going to listen to four dialogues about what the children do ondifferent days of the week and number the pictures.. - Ask Ss to open the books on page 21