• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
38
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 4 Ngày soạn:

Ngày giảng:

Thứ hai ngày tháng năm Toán

ÔN TẬP BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN I – MỤC TIÊU

-Biết một số dạng quan hệ tỉ lệ ( đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).

-Biết giải toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “ Rút về đơn vị “ hoặc “ Tìm tỉ số”.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng nhóm

- Phiếu bài tập

III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

- Gv nhận xét ghi điểm B - Dạy bài mới (32’) 1, Giới thiệu: Trực tiếp 2, Hướng dẫn hs ôn tập

a, Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ.

- GV treo bảng phụ viết sẵn ví dụ lên bảng.

- Gọi hs đọc ví dụ - GV kẻ bảng T/g đi 1 giờ 2giờ 3 giờ QĐ đi 4 km 8 km 12 km

? Em có nhận xét gì về thời gian đi và quãng đường đi được của người đi bộ?

- GV nhận xét chốt lại: Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đương đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.

b, Giới thiệu bài toán và cách giải - GV nêu bài toán và tóm tắt lên bảng.

2 giờ: 90 km 4 giờ: .... km?

- Gọi hs nhìn tóm tắt nhắc lại đề bài toán.

- 1 hs lên chữa bài tập 2 (SGK/18) - 1 hs lên chữa bài tập 3 (SGK/18) - HS nhận xét

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp - cả lớp nghe bạn đọc và quan sát lên bảng.

+ Thời gian tăng lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng tăng lên bấy nhiêu lần.

- 2hs nhắc lại nhận xét

- Hs chú ý lắng nghe và quan sát.

- 2 hs nhắc lại bài toán.

(2)

- Gv hướng dẫn hs tìm cách giải:

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

? Để tìm quãng đường ô tô đi được trong 4 giờ trước tiên ta phải tìm quãng đường ô tô đi được trong mấy giờ?

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Gọi hs đọc bài làm của mình.

- Gọi hs nhận xét bài làm trên bảng phụ.

- GV nhận xét và nhấn mạnh: Bước tìm quãng đường ô tô đi được trong 1 giờ là bước rút về đơn vị.

? Ngoài cách giải trên, bạn nào có thể giải bài toán theo cách khác?

- Gọi hs lên bảng giải (Nếu hs không giải được gv giới thiệu cho hs cách giải thứ hai trong SGK/19). Và giới thiệu bước thứ nhất là bước "tìm tỉ số".

- Gv nhắc nhở hs có thể giải bài toán bằng 1 trong 2 cách trên sao cho phù hợp.

c, Luyện tập thực hành.

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân

- Gọi hs đọc bài toán- gv ghi tóm tắt lên bảng.

? Bài toán này có thể giải theo cách mấy?

- Yêu cầu hs làm bài và chữa bài.

- Gọi hs đọc bài làm của mình.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, củng cố cho hs cách giải bài toán áp dụng bước rút về đơn vị.

- Gv chốt lại bài toán này không thể giải theo cách 2.

+ Bài toán cho biết một ô tô trong 2 giờ đi được 90 km.

+ Bài toán hỏi trong 4 giờ ô tô đi được bao nhiêu km?

- Tìm quãng đường ô tô đi được trong 1 giờ.

- Cả lớp làm bài vào vở ô li - 1 hs làm bài trên bảng phụ.

- 2 hs đọc bài của mình, hs nhận xét chữa bài.

- 1hs nhận xét chữa bài

- Hs xung phong nêu cách giải khác.

- 1 hs lên bảng trình bày bài giải, cả lớp làm bài vào vở ô li (hoặc lắng nghe gv hướng dẫn)

Bài giải

4 giờ gấp 2 giờ số lần là:

4 : 2 = 2 (lần)

Trong 4 giờ ô tô đi được là:

90 x 2 = 180 (km)

Đáp số: 180 km

- 1 hs đọc trước lớp

- Có thể giải theo cách 1: Rút về đơn vị.

- Cả lớp làm bài vào VBT, 1 hs làm bài trên bảng nhómdán lên bảng lớp.

- 2 hs đọc, hs khác nhận xét.

- 1 hs nhận xét, chữa bài.

Bài giải

Mua 1 m vải hết số tiền là:

90 000 : 6 = 15 000 (đồng) Mua 10 m vải hết số tiền là:

(3)

* Bài tập 2: Làm bài cá nhân

- Gọi hs đọc bài toán- gv ghi tóm tắt lên bảng

? Bài toán này có thể giải theo cách mấy?

- Yêu cầu hs làm bài và chữa bài.

- Gọi hs đọc bài làm của mình.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, củng cố cho hs cách giải bài toán áp dụng bước rút về đơn vị.

* Bài tập 3: Làm bài theo cặp - Gọi hs đọc bài toán

- Gọi hs lên bảng tóm tắt - Yêu cầu hs làm bài theo cặp.

- Gọi hs đọc bài làm của mình.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng phụ.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng và cách gải bài toán sử dụng bước tìm tỉ số.

* Bài tập 4: Làm bài theo nhóm - Gọi hs đọc bài toán

- Yêu cầu hs làm bài theo nhóm vào bảng nhóm

- Gọi hs báo cáo kết quả thảo luận - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

3, Củng cố dặn dò (3’)

- GV giới thiệu loại toán mới và 2 cách giải.

15 000 x 10 = 150 000 (đồng)

- 1 hs đọc trước lớp

- Có thể giải theo cách 1: Rút về đơn vị.

- Cả lớp làm bài vào VBT, 1 hs làm bài trên bảng nhómdán lên bảng lớp.

- 2 hs đọc, hs khác nhận xét.

- 1 hs nhận xét, chữa bài.

Bài giải

Số bánh dẻo có trong 1 hộp là:

100 : 25 = 4(bánh dẻo) Số bánh dẻo có trong 6 hộp là:

4 x 6 = 24 (bánh dẻo)

Đáp số: 24 bánh dẻo - 1 hs đọc trước lớp.

- 1 hs lên bảng tóm tắt bài toán.

- 2 hs ngồi cùng bàn tạo thành 1 cặp, trao đổi làm bài vào VBT - 1 cặp hs làm bài vào bảng phụ dán lên bảng lớp.

- Đại diện 2 cặp hs đọc bài - hs nhận xét, chữa bài.

- 1 hs nhận xét, chữa bài.

Bài giải

21 ngày gấp 7 ngày số lần là:

21 : 7 = 3 (lần)

21 ngày đội đó trồng được số cây là:

1000 x 3 = 3000 (cây) Đáp số: 3000 cây.

- 1 hs đọc bài toán

- 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm, tao đổi làm bài vào bảng nhóm.

(4)

- GV nhận xét tiết học Dặn dò

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- HS ghi lời giải đúng vào VBT

- HS chú ý lắng nghe

- Về nhà: bài tập 1, 2, 3 (SGK/19) Nhận xét :

………

………

………..

--- Tập đọc

NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY

I – MỤC TIÊU

-Đọc đúng tên người , tên địa lí nước ngoài trong bài, bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

- Hiểu ý chính : Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em.

*giáo dục quyền trẻ em:

- Quyền được sống trong hoà bình,bảo vệ đất nước khi có chiến tranh.

- Quyền được kết bạn ,yêu thương,chia sẻ.

II-CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN TRONG BÀI

- xác định giá trị.

- Thể hiện sự cảm thông (bày tỏ sự chia sẻ,cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại).

III – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong SGK phóng to.

IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs lên bảng đọc phân vai vở kịch Lòng dân trả lời các câu hỏi về nội dung bài.

- GV nhận xét ghi điểm.

B - Dạy bài mới (30’) 1, Giới thiệu:

- Gv giới thiệu chủ điểm mới Cánh chim

- 3 hs lên bảng thực hiện yêu cầu.

- HS nhận xét

- Hs quan sát lắng nghe.

(5)

hoà bình.

- Gv giới thiệu bài: Những con sếu bằng giấy.

2, Luyện đọc và tìm hiểu a, Luyện đọc

- Gọi hs đọc toàn bài - GV chia đoạn: 4 đoạn

Đ1: Từ đầu ... xuống Nhật Bản.

Đ2: Tiếp ... phóng xạ nguyên tử.

Đ3: Tiếp ... gấp được 644 con.

Đ4: Còn lại

- Gọi hs đọc phần chú giải trong SGK.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

b, Tìm hiểu bài

- Hs đọc thầm 2 đoạn đầu và trả lời câu hỏi:

? Vì sao Xa - da - cô bị nhiễm phóng xạ?

? Em hiểu thế nào là phóng xạ?

? Bom nguyên tử là loại bom gì thế?

? Hậu quả mà 2 quả bom nguyên tử đã gây ra cho nước Nhật là gì?

? ý của đoạn 1, 2 là gì?

- GV chốt lại, ghi bảng: Hậu quả của 2 quả bom nguyên tử Mĩ ném xuống Nhật Bản.

- Hs đọc tiếp phần còn lại và trả lời các câu hỏi:

? Từ khi bị nhiễm phóng xạ sau bao lâu Xa - da - cô mới mắc bệnh?

? Lúc Xa - da - cô mới mắc bệnh, cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?

? Vì sao Xa - da - cô tin như thế?

? Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa - da - cô?

- 1 Hs đọc.

- Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

+ Lần 2: HS đọc - GV sửa lỗi ngắt giọng cho hs.

- 1 hs đọc chú giải - 1 hs đọc thành tiếng

- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời câu hỏi:

+ Vì Mĩ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

+ Là chất sinh ra khi nổ bom nguyên tử, rất có hại cho sức khoẻ.

+ Là loại bom có sức sát thương và công phá mạnh gầp nhiều lần bom thường.

+ Cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100 nghìn người chết do bị nhiễm phóng xạ.

- HS phát biểu, hs khác bổ sung.

- Cả lớp đọc lướt và trả lời câu hỏi:

+ 10 năm sau Xa - da - cô mới mắc bệnh.

+ Bằng cách ngày ngày gấp sếu bằng giấy vì em tin vào 1 truyền thuyết ...

+ Vì em chỉ còn sống được ít ngày, em mong muốn khỏi bệnh, được sống như bao trẻ em khác.

+ Các bạn góp tiền xây dựng tượng đài.

- HS tiếp nối nhau phát biểu

(6)

? Nếu như em đứng trước tượng đài Xa - da - cô em sẽ nói gì?

? Phần còn lại của bài muốn nói lên điều gì?

? Hãy nêu nội dung chính của bài?

- GV chốt lại và ghi bảng nội dung chính của bài.

c, Đọc diễn cảm

- Gọi hs đọc nối tiếp theo đoạn và nêu giọng đọc đoạn mình đọc.

- Tổ chức cho hs luyện đọc diễn cảm đoạn 3:

+ Treo bảng phụ có đoạn văn.

+ GV đọc mẫu

+ Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.

- Gv nhận xét, ghi điểm.

3, Củng cố dặn dò (5’)

? Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?

- GV liên hệ việc Mĩ dải chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam và hậu quả của chất độc này.

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương

- 2 hs nêu ý chính, hs nhận xét.

- HS nêu nội dung chính của bài.

- 4 hs đọc nối tiếp đoạn.

+ Hs chú ý lắng nghe, gạch chân những tiếng gv nhấn giọng.

+ 2 hs ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc theo đoạn.

- 3 5 hs thi đọc

- 2 hs nêu nội dung bài.

- HS chú ý lắng nghe.

- Về nhà đọc bài, chuẩn bị bài sau: Bài ca về Trái đất.

Nhận xét :

………

………

………..

--- Buổi chiều

Toán (Thực hành) Tiết 1: LUYỆN TẬP.

I.MỤC TIÊU : Giúp học sinh :

- Nhận diện được 2 dạng toán : Quan hệ ti lệ - Biết cách giải 2 dạng toán đó.

- Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán . II.CHUẨN BỊ:

- Hệ thống bài tập

(7)

III.CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Ổn định:

2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.

Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.

Gọi HS nhắc lại cách giải:

+ Rút về đơn vị + Tìm tỉ số.

- Cho HS nêu cách giải tổng quát với các dạng bài tập trên.

Hoạt động 2: Thực hành - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài

- Xác định dạng toán, tìm cách làm - HS làm các bài tập.

- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu

- GV chấm một số bài

- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.

Bài 1: Mua 20 cái bút chì hết 16000 đồng . Hỏi mua 21 cái bút chì như vậy hết bao nhiêu tiền ?

- Gv đưa bài toán ra

- HS đọc bài toán , tóm tát bài toán - HS tìm cách giải

Bài 2: Có một nhóm thợ làm đường , nếu muốn làm xong trong 6 ngày thì cần 27 công nhân . Nếu muốn xong trong 3 ngày thì cần bao nhiêu công nhân?

Bài 3 : Cứ 10 công nhân trong một ngày sửa được 37 m đường . Với năng suất như vậy thì 20 công nhân làm trong một ngày sẽ sửa được bao nhiêu m đường?

Bài 4 : (HSKG)

Có một số quyển sách, nếu đóng vào mỗi thùng 24 quyển thì cần 9 thùng. Nếu đóng

- HS nêu

Lời giải :

1 cái bút mua hết số tiền là:

16 000 : 20 = 800 (đồng) Mua 21 cái út chì hết số tiền là:

800 x 21 = 16800 ( đồng ) Đáp số : 16800 đồng Lời giải :

3 ngày kém 6 ngày số lần là : 6 : 3 = 2 (lần)

Làm xong trong 3 ngày cần số công nhân là : 27 x 2 = 54 (công nhân)

Đáp số : 54 công nhân Bài giải :

20 công nhân gấp 10 công nhân số lần là : 20 : 10 = 2 (lần)

20 công nhân sửa được số m đường là : 37 x 2 = 74 (m)

Đáp số : 74 m.

Bài giải :

Số quyển sách có là :

(8)

số sách đó vào mỗi thùng 18 quyển thì cần bao nhiêu thùng?

4.Củng cố dặn dò.

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.

24 x 9 = 216 (quyển)

Số thùng đóng 18 quyển cần có là : 216 : 18 = 12 (thùng).

Đáp số : 12 thùng.

- HS lắng nghe và thực hiện.

Nhận xét :

………

………

………..

--- Tiếng Việt (Thực hành)

Tiết 2: LUYỆN TẬP VỀ VỐN TỪ “NHÂN DÂN.”

I. MỤC TIÊU:

- Củng cố, mở rộng cho HS những kiến thức đã học về chủ đề : Nhân dân.

- HS vận dụng những kiến thức đã học để đặt câu viết thành một đoạn văn ngắn.

- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.

II. CHUẨN BỊ: Nội dung bài.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Ổn định:

2.Kiểm tra : Em hãy nêu một số từ ngữ thuộc chủ đề: Nhân dân?

- Giáo viên nhận xét.

3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.

- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập.

- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài tập 1: Đặt câu với các từ:

a)Cần cù.

b) Tháo vát.

Bài tập 2: Điền từ thích hợp vào chỗ

- HS nêu

Bài giải:

a) Bạn Nam rất chăm chỉ, cần cù trong học tập.

b) Trong mọi hoạt động, bạn Hà là người tháo vát, nhanh nhẹn.

Bài giải:

(9)

chấm trong những câu sau: (các từ cần điền: vẻ vang, quai, nghề, phần, làm) a) Tay làm hàm nhai, tay… miệng trễ.

b) Có… thì mới có ăn,

c) Không dưng ai dễ mang… đến cho.

d) Lao động là….

g) Biết nhiều…, giỏi một….

Bài tập 3: (HSKG)

H: Em hãy dùng một số từ ngữ đã học, viết một đoạn văn ngắn từ 3 – 5 câu nói về một vấn đề do em tự chọn.

- GV đánh giá và nhận xét, tuyên dương bạn viết hay.

Ví dụ: Trong xã hội ta có rất nhiều ngành nghề khác nhau. Bác sĩ là những người thầy thuốc, họ thường làm trong các bệnh viện, luôn chăm sóc người bệnh. Giáo viên lại là những thầy, cô giáo làm việc trong các nhà trường, dạy dỗ các em để trở thành những công dân có ích cho đất nước. Còn công nhân thường làm việc trong các nhà máy. Họ sản xuất ra những máy móc, dụng cụ phục vụ cho lao động…Tất cả họ đều có chung một mục đích là phục vụ cho đất nước.

4. Củng cố, dặn dò : - Giáo viên hệ thống bài.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau

a) Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

b) Có làm thì mới có ăn,

c) Không dưng ai dễ mang phần đến cho.

d) Lao động là vẻ vang.

g) Biết nhiều nghề, giỏi một nghề.

- HS viết bài

- Một vài em đọc trước lớp.

- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau

Nhận xét :

………

………

………..

--- Ngày soạn:

Ngày dạy:

Thứ ba ngày tháng năm Chính tả(nghe –viết)

ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ

(10)

I – MỤC TIÊU

- Viết đúng bài CT ,trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia, iê( BT3, BT3)

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo của phầnvần.

- Giấy khổ to.

III –CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Dán giấy có mô hình cấu tạo vần lên bảng; Yêu cầu hs lên bảng viết phần vần của các tiếng trong câu: Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hoà bình vào bảng cấu tạo vần.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét ghi điểm B - Bài mới (28’) 1, Giới thiệu: Trực tiếp 2, Hướng dẫn hs nghe - viết a, Tìm hiểu nội dung bài viết - Gọi hs đọc đoạn văn.

? Vì sao Prăng Đơ Bô - en lại chạy sang hàng ngũ quân đội ta?

? Chi tiết nào cho thấy Prăng Đơ Bô - en rất trung thành với đất nước VN?

? Vì sao đoạn văn lại được đặt tên là Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ?

b, Hướng dẫn viết từ khó

- GV yêu cầu hs viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: Prăng Đơ Bô - enphi nghĩa, chiến tranh, Phan Lăng, dụ đỗ, ..

- GV nhận xét, sửa sai cho hs.

C, Viết chính tả

- GV từng câu hoặc từng bộ phận ngắn của câu.

- GV đọc lại toàn bài d, Chấm, chữa bài

- GV yêu cầu 1 số hs nộp bài

- Yêu cầu hs đổi vở soát lỗi cho nhau

- 1 hs làm trên bảng lớp - cả lớp viết vào

- HS nêu ý kiến bạn làm đúng/ sai.

- 2 hs nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.

+ Vì ông nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược.

+ Bị địch bắt, bị tra khảo nhưng ông nhất định không khai.

+ Vì nhân dân thương yêu gọi anh.

- 1 hs lên bảng viết, cả lớp viết ra nháp.

- HS nhận xét bài trên bảng.

- HS nghe - viết bài.

- HS soát lỗi chính tả.

- Những hs có tên đem bài lên nộp

- 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở soát

(11)

- Gọi hs nêu những lỗi sai trong bài của bạn, cách sửa.

- GV nhận xét chữa lỗi sai trong bài của hs.

3, Hướng dẫn làm bài tập chính tả.

* Bài 1

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu hs tự làm bài - Gọi hs trả lời câu hỏi:

? Tiếng chiến và nghĩa về cấu tạo có gì giống và khác nhau?

- Gọi hs nhận xét bài bạn làm trên bảng - GV nhận xét kết luận lời giải đúng: Tiếng chiến và tiếng nghĩa đều có âm chính là nguyên âm đôi, tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có âm cuối.

* Bài 2:

- GV yêu cầu: Em hãy nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng chiến và nghĩa.

- GV kết luận: Khi các tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh được ghi ở chữ cái đầu của ghi nguyên âm, còn các tiếng có nguyên âm đôi, có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ 2 ghi nguyên âm đôi.

4, Củng cố dặn dò (3’)

? Nêu quy tắc đánh dấu thanh trong các tiếng có nguyên âm đôi?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò

lỗi cho nhau.

- Vài hs nêu lỗi sai, cách sửa.

- Hs sửa lỗi sai ra lề vở.

- 1 hs đọc

- 1 hs làm bài trên bảng lớp, hs dưới lớp làm vào VBT.

+ Giống nhau: 2 tiếng đều có âm chính gồm 2 chữ cái.

+ Khác nhau: Tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có âm cuối.

- HS nhận xét đúng/sai

Tiếng

Vần Âm

đệm

Âm chính

Âm cuối

Nghĩa ia

Chiến iê n

- HS nối tiếp nhau nêu ý kiến

- HS lắng nghe.

- 2 hs nêu.

- Về nhà: Ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng và chuẩn bị bài sau.

Nhận xét :

………

………

………..

---

(12)

Toán LUYỆN TẬP I – MỤC TIÊU

-Biết giải toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “ Rút về đơn vị” hoặc” Tìm tỉ số”

- Đối với HS khuyết tật: Biết dạng toán và tóm tắt baì toán.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng nhóm

- Phiếu bài tập

III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Họat động của gioá viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ (4’)

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

- Gv nhận xét ghi điểm B - Dạy bài mới (30’) 1, Giới thiệu: Trực tiếp 2, Hướng dẫn hs luyện tập

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc đề bài toán.

- Yêu cầu hs tự làm bài và chữa bài.

- Gọi hs đọc bài làm của mình.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng phụ.

- Gv nhận xét nêu kết quả đúng.

Tóm tắt:

12 quyển vở: 24000 đồng 30 quyển vở: ... đồng?

* Bài tập 2: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc đề bài toán.

- Yêu cầu hs tự làm bài và chữa bài.

- Gọi hs đọc bài làm của mình.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng phụ.

- Gv nhận xét nêu kết quả đúng.

Tóm tắt:

2 tá bút chì: 30000 đồng 8 bút chì: ... đồng?

- 1 hs chữa bài tập 2 (SGK/19)

- 1 hs lên bảng chữa bài tập 3(SGK/19) - HS nhận xét

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 hs lên bảng tóm tắt bài toán. Cả lớp làm bài vào vở ô li - 1 hs làm bài trên bảng phụ.

- 2 hs đọc, hs nhận xét chữa bài.

- 1 hs nhận xét, chữa bài Bài giải

Mua 1 quyển vở hết số tiền là:

24000 : 12 = 2000 (đồng) Mua 30 quyển vở hết số tiền là:

2000 x 30 = 60000 (đồng) Đáp số: 60000 đồng - 1 hs đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 hs lên bảng tóm tắt bài toán. Cả lớp làm bài vào vở ô li - 1 hs làm bài trên bảng phụ.

- 2 hs đọc, hs nhận xét chữa bài.

- 1 hs nhận xét, chữa bài Bài giải 2 tá = 24 bút chì

(13)

* Bài tập 3: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc đề bài toán.

- Yêu cầu hs tự làm bài và chữa bài.

- Gọi hs đọc bài làm của mình.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng phụ.

- Gv nhận xét nêu kết quả đúng.

Tóm tắt:

120 hs: 3 xe 160 hs: .... xe?

* Bài tập 4: Làm bài cá nhân.

- Gọi hs đọc đề bài toán.

- Yêu cầu hs tự làm bài và chữa bài.

- Gọi hs đọc bài làm của mình.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng phụ.

- Gv nhận xét nêu kết quả đúng.

Tóm tắt:

2 ngày: 72 000 đồng 5 ngày: ... đồng?

3, Củng cố dặn dò (4’)

- GV hệ thống bài, củng cố cách giải toán quan hệ tỉ lệ.

- GV nhận xét tiết học Dặn dò hs

Mua 1 bút chì hết số tiền là:

30000 : 24 = 1250 (đồng)

Số tiền Mai phải trả cho người bán hàng là: 1250 x 8 = 10000 (đồng)

Đáp số: 10000 đồng - 1 hs đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 hs lên bảng tóm tắt bài toán. Cả lớp làm bài vào vở ô li - 1 hs làm bài trên bảng phụ.

- 2 hs đọc, hs nhận xét chữa bài.

- 1 hs nhận xét, chữa bài Bài giải 1 xe ôtô chở số hslà:

120 : 3 = 40 (Học sinh) 160 hs cần số xe ô tô là:

160 : 40 = 4 (xe)

Đáp số: 4 xe - 1 hs đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 hs lên bảng tóm tắt bài toán. Cả lớp làm bài vào vở ô li - 1 hs làm bài trên bảng phụ.

- 2 hs đọc, hs nhận xét chữa bài.

- 1 hs nhận xét, chữa bài Bài giải

Số tiền được trả trong 1 ngày là:

72000 : 2 = 36000 (đồng) Số tiền được trả trong 5 ngày là:

36000 x 5 = 180000(đồng) Đáp số: 180000 đồng

- Về nhà: Bài tập 1, 2, 3,4 (VBT/22, 23)

Nhận xét :

………

………

………..

---

(14)

Luyện từ và câu TỪ TRÁI NGHĨA I – MỤC TIÊU

- Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau.

- Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ( BT1) - Biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước( BT2,BT3)

- Học sinh khuyết tật; hiểu được thế nào là tuef trái nghĩa, lấy được ví dụ.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Từ điển Tiếng việt Tiểu học.

- Bài tập 1, 2 viết sẵn trên bảng phụ III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs đọc đoạn văn miêu tả màu sắc của những sự vật mà em yêu thích trong bài Sắc màu em yêu.

- Gọi hs nhận xét đoạn văn của bạn, đọc các từ đồng nghĩa bạn đã sử dụng.

- GV nhận xét, ghi điểm B - Dạy bài mới (30’) 1, Giới thiệu: trực tiếp 2, Tìm hiểu ví dụ

* Bài 1:

- Gọi hs đọc nội dung yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu hs trao đổi thảo luận theo cặp để so sánh nghĩa của 2 từ chính nghĩa và phi nghĩa

- GV yêu cầu hs trình bày trước lớp.

+ Hãy nêu nghĩa của từ chính nghĩa và phi nghĩa?

+ Em có nhận xét gì về nghĩa của 2 từ chính nghĩa và phi nghĩa?

- GV kết luận: Chính nghĩa và phi nghĩa là 2 từ có nghĩa trái ngược nhau. Những từ có nghĩa trái ngược nhau là từ trái nghĩa.

? Qua bài tập trên em cho biết Thế nào

- 3 hs tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình.

- HS nhận xét, đọc các từ ngữ.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp.

- Mỗi câu hỏi 1 hs trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung.

+ Đúng với đạo lí, điều chính đáng, cao cả.

+ Phi nghĩa: Trái với đạo lí.

=> 2 từ chính nghĩa, phi nghĩa có nghĩa trái ngược nhau.

- HS lắng nghe.

(15)

là từ trái nghĩa? Cho ví dụ.

* Bài 2, 3

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu hs trao đổi thảo luận theo cặp để làm bài.

- Nêu và yêu cầu hs trả lời các câu hỏi:

+ Trong câu tục ngữ chết vinh còn hơn sống nhục có những từ trái nghĩa nào?

+ Tại sao em lại cho đó là cặp từ trái nghĩa?

+ Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của nhân dân ta?

- GV kết luận: Cách dùng từ trái nghĩa luôn tạo sự tương phản trong câu. Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật những sự việc, sự vật, hoạt động, trạng thái đối lập nhau.

? Từ trái nghĩa có tác dụng gì?

3, Ghi nhớ

- Yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ

- Yêu cầu hs tìm các từ trái nghĩa minh hoạ cho ghi nhớ, GV ghi nhanh lên bảng.

4, Luyện tập

* Bài tập 1

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu hs tự làm bài. GV gợi ý chỉ cần gạch chân từ trái nghĩa.

- Gọi hs nhận xét bài làm trên bảng phụ.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

* Bài tập 2

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu hs tự làm bài. GV gợi ý chỉ cần gạch chân từ trái nghĩa.

- Gọi hs nhận xét bài làm trên bảng phụ.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

* Bài tập 3

- 2 hs tiếp nối nhau trả lời: Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau.

- 2 hs nối tiếp nhau đọc yêu cầu của từng bài tập.

- 2 hs ngồi cùng nhau trao đổi thảo luận để hoàn thành bài.

+ Từ trái nghĩa: chết/sống vinh/nhục

+ Vì chúng có nghĩa trái ngược nhau.

+ Làm nổi bật quan niệm sống của người Việt Nam: Thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ.

- HS lắng nghe.

- 2 hs tiếp nối nhau trả lời

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp.

- 5 hs tiếp nối nhau phát biểu.

- 1 hs đọc thành tiếng.

- 1 hs làm trên bảng lớp, hs làm bài vào vở.

- HS nhận xét đúng/sai

+ đục/trong; rách/lành; đen/sáng;

dở/hay.

- 1 hs đọc thành tiếng.

(16)

- Gọi hs đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.

- Tổ chức cho hs trao đổi làm việc trong nhóm theo hướng dẫn:

+ Phát bảng nhóm cho các nhóm.

+ Yêu cầu hs tìm từ trái nghĩa với các từ: hoà bình, thương yêu, đoàn kết, giữ gìn.

- Gọi hs làm xong dán phiếu lên bảng và đọc phiếu.

- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV kết luận các từ đúng.

- Gọi hs đọc lại phiếu hoàn chỉnh

- Yêu cầu hs viết các từ trái nghĩa vào vở.

* Bài tập 4

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Gọi hs đọc câu mình đặt. GV chú ý sửa lỗi về dùng từ, cách diễn đạt cho từng hs.

3, Củng cố dặn dò (4’)

- Yêu cầu hs trả lời nhanh các câu hỏi: ? Thế nào là từ trái nghĩa?

? Từ trái nghĩa có tác dụng gì?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò:

- 1 hs làm trên bảng lớp, hs làm bài vào vở.

- HS nhận xét đúng/sai

a, Hẹp nhà rộng bụng; b, xấu người đẹp nết; c, Trên kính dưới nhường.

- 1 hs đọc thành tiếng.

- 2 bàn hs quay lại với nhau thành 1 nhóm, trao đổi thảo luận theo hướng dẫn của gv.

- 1 nhóm báo cáo kết quả làm việc.

- HS bổ sung các từ mà nhóm bạn chưa có.

- 4 hs tiếp nối nhau đọc, mỗi hs đọc 1 từ.

- 1 hs đọc thành tiếng.

- HS tự đặt câu và viết vào vở.

- 8 hs tiếp nối nhau đọc câu mình đặt.

- 2 hs trả lời câu hỏi.

- Về nhà: Học thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ trong bài và chuẩn bị bài sau.

Nhận xét :

………

………

………..

---

(17)

Buổi chiều

Toán (Hướng dẫn học) Tiết 3: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu : Giúp học sinh :

- Giải thành thạo 2 dạng toán quan hệ tỉ lệ - Biết cách giải 2 dạng toán đó.

- Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán . II.Chuẩn bị :

- Hệ thống bài tập

III.Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Ổn định:

2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.

Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.

Gọi HS nhắc lại cách giải:

+ Rút về đơn vị + Tìm tỉ số.

- Cho HS nêu cách giải tổng quát với các dạng bài tập trên.

Hoạt động 2: Thực hành - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài

- Xác định dạng toán, tìm cách làm - HS làm các bài tập.

- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu

- GV chấm một số bài

- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.

Bài 1: Lan mua 4 hộp bút màu hết 16000 đồng . Hỏi Hải mua 8 hộp bút như vậy hết bao nhiêu tiền ?

Bài 2: Bà An mua 7 hộp thịt hết 35000 đồng . Bà Bình mua nhiều hơn bà An là 4 hộp thịt thì phải trả bao nhiêu tiền ?

- HS nêu

Lời giải :

8 hộp bút gấp 4 hộp bút số lần là:

8 : 4 = 2 (lần)

Hải mua 8 hộp bút như vậy hết số tiền là:

16 000 x 2 = 32 000 (đồng) Đáp số : 32 000 (đồng) Lời giải :

Số hộp thịt bà Bình mua là : 7 + 4 = 11 (hộp) Số tiền mua 1 hộp thịt là :

35 000 : 7 = 5 000 (đồng) Bà Bình phải trả số tiền là :

(18)

Bài 3 : (HSKG)

Mẹ mua 9 qua cam, mỗi quả 800 đồng . Nếu mua mỗi quả với giá rẻ hơn 200 đồng thì số tiền đó đủ mua bao nhiêu quả ?

4.Củng cố dặn dò.

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.

5 000 x 11 = 55 000(đồng0 Đáp số : 55 000 (đồng) Bài giải :

Nếu giá mỗi quả cam là 800 đồng thì mua 9 quả hết số tiền là:

800  9 = 7200 ( đồng )

Nếu giá mỗi quả rẻ hơn 200 đồng thì 7200 đồng mua được số cam là

7200 : (800 - 200 ) = 12 ( quả ) Đáp số: 12 quả - HS lắng nghe và thực hiện.

Nhận xét :

………

………

………..

Tiếng Việt (Thực hành)

LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA.

I. Mục tiêu:

- Củng cố cho HS những kiến thức về từ trái nghĩa

- HS vận dụng kiến thức đã học về từ trái nghĩa, làm đúng những bài tập về từ trái nghĩa.

- Giáo dục HS lòng say mê ham học bộ môn.

- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.

II. Chuẩn bị: Nội dung bài.

III. Ho t ạ động d y h c:ạ ọ

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Ổn định:

2.Kiểm tra : Cho HS nhắc lại các kiến thức về từ trái nghĩa.

- Giáo viên nhận xét.

3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.

- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập.

- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV chấm một số bài và nhận xét.

- HS nêu

Bài giải:

(19)

Bài 1 : Tìm từ trái nghĩa trong đoạn văn sau.

a) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay, Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm.

b) Đời ta gương vỡ lại lành

Cây khô cây lại đâm cành nở hoa.

c) Đắng cay nay mới ngọt bùi Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau.

d) Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam.

Bài tập 2: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các câu tục ngữ sau.

(gạch chân)

Lá lành đùm lá rách.

Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.

Chết đứng còn hơn sống quỳ.

Chết vinh còn hơn sống nhục.

Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.

Bài tập 3. Tìm từ trái nghĩa với các từ : hiền từ, cao, dũng cảm, dài, vui vẻ, nhỏ bé, bình tĩnh, ngăn nắp, chậm chạp, sáng sủa, chăm chỉ, khôn ngoan, mới mẻ, xa xôi, rộng rãi, ngoan ngoãn…

4. Củng cố, dặn dò : - Giáo viên hệ thống bài.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau

a) ngọt bùi // đắng cay

b) ngày // đêm c) vỡ // lành d) tối // sáng

Bài giải:

Lá lành đùm lá rách.

Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.

Chết đứng còn hơn sống quỳ.

Chết vinh còn hơn sống nhục.

Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.

Bài giải:

hiền từ // độc ác; cao //

thấp; dũng cảm // hèn nhát;

dài // ngắn ;

vui vẻ // buồn dầu; nhỏ bé // to lớn; bình tĩnh // nóng nảy; sáng sủa //tối tăm;

ngăn nắp // bừa bãi ; mới mẻ //

cũ kĩ;

chậm chạp // nhanh nhẹn;

khôn ngoan // khờ dại ; rộng rãi // chật hẹp ; ngoan ngoãn // hư hỏng.

xa xôi // gần gũi

- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau

Nhận xét :

………

………

………..

(20)

Ngày soan:

Ngày dạy:

Thứ tư ngày tháng năm Tập đọc

BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT

(21)

I – MỤC TIấU

-Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào.

- Hiểu nội dung , ý nghĩa: Mọi người hóy sống vỡ hũa bỡnh, chống chiến tranh,bảo vệ quyền bỡnh đẳng của cỏc dõn tộc.

- Học thuộc ớt nhất 1 khổ thơ.

* GD quyền trẻ em

- Quyền đợc kết bạn với bạn bè năm châu.

- Quyền đợc sống trong hoà bình.

- Bổn phận phải chung sức với bạn bè để giữ gìn, bảo vệ trái đất.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giỏo viờn Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 4 hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài Những con sếu bằng giấy và nờu nội dung chớnh của từng đoạn.

- GV nhận xột ghi điểm.

B - Dạy bài mới (30’) 1, Giới thiệu:Trực tiếp 2, Luyện đọc và tỡm hiểu a, Luyện đọc 12’

- Gọi hs toàn bài

- GV chia đoạn: 3 đoạn (mỗi khổ thơ là 1 đoạn).

- Gọi hs đọc chỳ giải trong SGK.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

b, Tỡm hiểu bài10’

- Tổ chức cho hs trao đổi thảo luận cõu hỏi của SGK. Sau đú gv nờu cõu hỏi, yờu cầu hs trả lời, nhận xột, bổ sung.

- GV kết luận cõu trả lời đỳng.

? Hỡnh ảnh Trỏi đất cú gỡ đẹp?

?Hai cõu thơ "Màu hoa nào.... cũng thơm" ý núi gỡ?

- 4 hs lờn bảng thực hiện yờu cầu.

- Hs nhận xột

- 1 Hs đọc.

- Hs nối tiếp nhau đọc bài theo đoạn + Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phỏt õm cho hs.

+ Lần 2: HS đọc - GV giọng đọc cho hs.

- 1 hs đọc chỳ giải - 1 hs đọc thành tiếng

- 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhúm cựng thảo luận, trả lời cõu hỏi dưới sự điều khiển của nhúm trưởng.

+ Trỏi đất như quả búng xanh bay giữa bầu trời xanh cú tiếng chim bồ cõu, và những cỏnh chim hải õu vờn

(22)

? Chúng ta cần làm gì để giữ bình yên cho trái đất?

? Hai câu thơ cuối bài ý nói gì?

? Bài thơ muốn nói với em điều gì?

- GV chốt lại nội dung và ghi bảng:

Bài thơ là lời kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

c, Đọc diễn cảm : 7’

- Gọi hs nối tiếp nhau đọc bài thơ và nêu giọng đọc của đoạn đó.

- Tổ chức cho hs học thuộc lòng theo cặp.

- Tổ chức cho hs đọc thuộc lòng tiếp nối.

- Tổ chức cho hs thi đọc thuộc lòng

3, Củng cố dặn dò (4’) - Gọi hs nêu nội dung của bài

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương hs học tốt.

- Dặn dò

sóng biển.

+ Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng, nhưng đều thơm và đáng quý, giống như mọi người sống trên thế giới đều có quyền bình đẳng, tự do như nhau.

+ Cùng nhau chống chiến tranh, xây dựng hoà bình.

+ Khẳng định trái đất và tất cả mọi vật đều là của những con người yêu chuộng hoà bình.

- HS phát biểu, hs khác nhận xét, bổ sung.

- Vài hs nhắc lại.

- 3 hs đọc nối tiếp theo đoạn.

- 2 hs ngồi cùng bàn đọc thuộc lòng và đọc cho nhau nghe.

- 3 hs tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài thơ trước lớp (đọc 2 vòng).

- 3 hs thi đọc thuộc lòng toàn bài, cả lớp theo dõi nhận xét.

- 2 hs nêu

- Về nhà: Đọc bài, chuẩn bị bài Một chuyên gia máy xúc.

Toán

ÔN TẬP BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN

(23)

I – MỤC TIÊU

-Biết một dạng quan hệ tỉ lệ( đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng lại giảm đi bấy nhiêu lần).

- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách”

Rút về đơn vị “ hoặc “ Tìm tỉ số”.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng nhóm

- Phiếu bài tập

III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A - Kiểm tra bài cũ : 5’

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

- Gv nhận xét ghi điểm B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu: Trực tiếp: 1’

2, Hướng dẫn hs ôn tập

a, Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ.4’

- GV treo bảng phụ viết sẵn ví dụ lên bảng.

- G i hs ọ đọc ví d - GV k b ngụ ẻ ả Số kg

gạo ở mỗi bao

5 kg 10kg 20

Số bao gạo

20 bao

10 bao

5 bao

? Em có nhận xét gì về số ki lô gam gạo ở mỗi bao và số bao gạo?

- GV nhận xét chốt lại: Khi Số ki lô gam gạo ở mỗi bao gấp lên bao nhiêu lần thì số bao gạo có được lại giảm đi bấy nhiêu lần.

- 1 hs lên chữa bài tập 2 (SGK/18) - 1 hs lên chữa bài tập 3 (SGK/18) - HS nhận xét

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp - cả lớp nghe bạn đọc và quan sát lên bảng.

+ Số ki lô gam gạo ở mỗi bao gấp lên bao nhiêu lần thì số bao gạo có được lại giảm đi bấy nhiêu lần.

- 2hs nhắc lại nhận xét

(24)

b, Giới thiệu bài toán và cách giải:

10’

- GV nêu bài toán và tóm tắt lên bảng.

2 ngày: 12 người 4 ngày: .... người?

- Gọi hs nhìn tóm tắt nhắc lại đề bài toán.

- Gv hướng dẫn hs tìm cách giải:

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

? Để tìm xem muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày cần bao nhiêu người, trước tiên ta phải biết gì?

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Gọi hs đọc bài làm của mình.

- Gọi hs nhận xét bài làm trên bảng phụ.

- GV nhận xét và nhấn mạnh: Bước tìm số người cần để đắp nền nhà trong 1 ngày là bước rút về đơn vị.

? Ngoài cách giải trên, bạn nào có thể giải bài toán theo cách khác?

- Gọi hs lên bảng giải(Nếu hs không giải được gv giới thiệu cho hs cách giải thứ hai trong SGK/21). Và giới thiệu bước thứ nhất là bước "tìm tỉ số".

- Gv nhắc nhở hs có thể giải bài toán bằng 1 trong 2 cách trên sao cho phù hợp.

c, Luyện tập thực hành.

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân:3’

- Gọi hs đọc bài toán - HS ghi tóm tắt lên bảng.

Tóm tắt:

10 ngày: 14 người 7 ngày: .... người?

- Hs chú ý lắng nghe và quan sát.

- 2 hs nhắc lại bài toán.

+ Bài toán cho biết muốn đắp xong nền nhà trong 2 ngày cần 12 người.

+ Bài toán hỏi trong 4 ngày cần có bao nhiêu người?

- Phải biết muốn đắp xong nền nhà trong 1 ngày cần bao nhiêu người.

- Cả lớp làm bài vào vở ô li - 1 hs làm bài trên bảng phụ.

- 2 hs đọc bài của mình, hs nhận xét chữa bài.

- 1hs nhận xét chữa bài - HS lắng nghe và ghi nhớ.

- Hs xung phong nêu cách giải khác.

- 1 hs lên bảng trình bày bài giải, cả lớp làm bài vào vở ô li (hoặc lắng nghe gv hướng dẫn)

Bài giải

4 ngày gấp 2 ngày số lần là:

4 : 2 = 2 (lần)

Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày cần số người là:

12 : 2 = 6 (người)

Đáp số: 6 người - 1 hs đọc trước lớp

- Cả lớp tóm tắt vào VBT

(25)

Kể chuyện

TIẾNG VĨ CẦM Ở MÃ LAI I – MỤC TIÊU

- Dựa vào lời kể của GV, hình ảnh minh họa và lời thuyết minh,kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện.

- Hiểu được ý nghĩa : Ca ngợi người Mĩ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân độ Mixtrong chiến tranh xâm lược Việt Nam.

* gd bvmt : GiÆc MÜ kh«ng chØ giÕt h¹i trÎ em, cô giµ ë Mü Lai mµ cßn tµn s¸t, huû diÖt c¶ m«i trêng sèng cña con ngêi (thiªu ch¸y nhµ cöa, ruéng vên, giÕt h¹i gia sóc…) – (liªn hÖ)

II-CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN TRONG BÀI

- Thể hiện sự cảm thông(cảm thông với những nạn nhân cuả vụ thảm sát Mĩ Lai,đồng cảm với những hành động dũng cảm của người Mĩ có lương tri).

- Phản hồi,lắng nghe tích cực.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - ảnh minh hoạ

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs lên bảng kể lại 1 việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước mà em có dịp chứng kiến hoặc tham gia.

- Gv nhận xét ghi điểm B - Dạy bài mới (30’) 1, Giới thiệu: Trực tiếp 2, Hướng dẫn kể chuyện - Gv kể lần 1

- GV hỏi và ghi nhanh câu trả lời;

? Câu chuyện này xảy ra vào thời gian nào?

? Truyện phim có những nhân vật nào?

- 2 hs kể chuyện trước lớp - Hs nhận xét

- HS nghe và ghi lại tên các nhân vật trong truyện phim.

- HS tiếp nối nhau nêu ý kiến:

+ Ngày 16 - 3 - 1968 + Mai - cơ: cựu chiến binh + Tôm - xơn: chỉ huy đội bay

(26)

- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng ảnh minh hoạ, giải thích từng lời thuyết minh.

- Yêu cầu hs giải thích lời thuyết minh từng hình ảnh

? Sau 30 năm, Mai - cơn đến VN làm gì?

? Quân đội Mĩ đã tàn sát mảnh đất Sơn Mĩ như thế nào?

? Những hình ảnh nào cho thấy 1 số lính Mĩ vẫn còn lương tâm?

+ Tiếng đàn của Mai - cơ nói lên điều gì?

3. Hướng dẫn kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện

- GV chia hs thành nhóm, yêu cầu các em kể câu chuyện trong nhóm.

- GV đi giúp đỡ từng nhóm, chú ý nhắc các em phải kể chuyện có đầu, có cuối và phải nêu suy nghĩ của mình về việc làm đó.

- Tổ chức cho hs thi kể chuyện trước lớp

- Gọi hs nhận xét bạn kể chuyện.

3, Củng cố, dặn dò (4’)

- Gọi hs nhắc lại ý nghĩa câu chuyện - GV nhận xét tiết học

- Dặn dò

+ Côn - bơn: xạ thủ súng máy + An - đrê - ốt - ta: cơ trưởng + Hơ - bớt: anh lính da đen + Rô - nan: 1 người lính - HS quan sát, lắng nghe - 7 hs tiếp nối nhau giải thích.

+ Ông muốn đến để đánh đàn cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất.

+ Chúng thiêu cháy nhà cửa, giết người hàng loạt, bắn chết 504 người.

+ Tôm - xơn, Côn - bơn, đã ngăn 1 số lính Mĩ tấn công, dùng máy bay trực thăng để cứu 10 người dân còn sống sót.

+ Hơ - bớt tự bắn vào chân mình để khỏi gây tội ác.

+ Rô - nan sưu tầm tài liệu, kiên quyết đưa vụ việc ra ánh sáng.

+ Tiếng đàn của anh nói lên lời giã từ quá khứ đau thương, ước vọng hoà bình.

- 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm cùng kể chuyện tiếp nối từng đoạn và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.

- 7 - 10 HS thi kể, hs khác lắng nghe để hỏi lại bạn. HS thi kể cũng có thể hỏi lại bạn tạo không khí sôi nổi hào hứng.

- HS nhận xét nội dung chuyện và cách kể chuyện của bạn.

- 2 hs nhắc lại

- Về nhà kể lại câu chuyện tìm hiểu các câu chuyện ca ngợi hoà bình chống chiến tranh.

Nhận xét :

(27)

………

………

………..

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Thứ năm ngày tháng năm

Tập làm văn

LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I – MỤC TIÊU

- Lập được dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Biết lựa chọn được những nét nổi bật để tả ngôi trường.

- Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng nhóm

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs đứng tại chỗ đọc đoạn văn tả cơn mưa.

- GV nhận xét, ghi điểm B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu: trực tiếp

2, Hướng dẫn học sinh làm bài tập

* Bài tập 1:

- Gọi hs đọc yêu cầu và các lưu ý trong SGK.

- GV nêu câu hỏi giúp hs xác định các việc phải làm khi thực hiện lập dàn ý.

+ Đối tượng em định miêu tả là cảnh gì?

+ Thời gian em quan sát vào lúc nào?

+ Em tả những phần nào của cảnh

- 2 hs đứng tại chỗ đọc đoạn văn, cả lớp theo dõi, nhận xét.

- 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp theo dõi.

- Lần lượt từng em nêu ý kiến của mình.

+ Ngôi trường của em.

+ Buổi sáng/ trước buổi học/ sau giờ tan học.

+ Tả các cảnh: sân trường, lớp học, vườn trường, hoạt động của các bạn,...

(28)

trường?

+ Tình cảm của em đối với mái trường?

- Yêu cầu tự lập dàn ý

- Gọi hs nhận xét dàn ý lập trên bảng phụ.

* Bài tập 2

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

? Em chọn đoạn văn nào để tả?

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Gọi hs làm trên bảng phụ trình bày. HS nhận xét bổ sung.

- GV nhận xét, ghi điểm. Sửa chữa bổ sung cho hs về cách dùng từ, quan sát, miêu tả.

- GV đọc 1 số đoạn văn mẫu để hs học tập.

3, Củng cố dặn dò (4’) - GV nhận xét tiết học - Dặn dò

+ Em rất yêu quý và tự hào.

- 1 hs khá viết vào bảng phụ, hs cả lớp viết vào VBT.

- HS nhận xét, bổ sung thành đan ý hoàn chỉnh.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp.

- HS tiếp nối nhau giới thiệu.

- 1 hs viết bài vào bảng phụ, cả lớp viết bài vào VBT.

- HS trình bày, hs khác nhận xét bổ sung.

- HS chú ý theo dõi để học tập.

- Về nhà hoàn thành đoạn văn, đọc trước các đề văn trong SGK/44.

Nhận xét :

………

………

………..

--- Toán

LUYỆN TẬP I – MỤC TIÊU

-Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “ Rút về đơn vị” Hoặc “ Tìm tỉ số”

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng nhóm

- Phiếu bài tập

III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập. - 1hs lên bảng mỗi hs chữa bài tập 2

(29)

- GV nhận xét, ghi điểm.

B - Dạy bài mới ( 30’) 1, Giới thiệu: Trực tiếp 2, Hướng dẫn hs luyện tập

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc đề bài toán.

- Yêu cầu hs tóm tắt làm bài và chữa bài.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài

* Bài tập 2: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc đề bài toán.

- Yêu cầu hs tóm tắt làm bài và chữa bài.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, liên hệ với giáo dục dân số:Khi số người trong gia đình tăng lên thì bình quân thu nhập/ đầu người giảm đi. Vì thế cuộc sống gặp nhiều khó khăn hơn.

* Bài tập 3: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc đề bài toán.

- Yêu cầu hs tóm tắt làm bài và chữa bài.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài

(SGK/ 21)

- 1 hs lên bảng chữa bài tập 4(SGK/21) - HS nhận xét

- 1 hs đọc trước lớp.

- Cả lớp tóm tắt làm bài vào vở ô li - 1 hs lên bảng làm bài.

- 1hs nhận xét.

Bài giải 3000 hơn 1500 số lần là:

3000 : 1500 = 2 (lần) Số quyển vở mua được là:

25 x 2 = 50 (quyển vở) Đáp số: 50 quyển vở - 1 hs đọc trước lớp.

- Cả lớp tóm tắt làm bài vào vở ô li - 1 hs lên bảng làm bài.

- 1hs nhận xét.

Bài giải

Với gia đình có 3 người thì tổng thu nhập là: 800000 x 3 = 2400000(đồng) Với gia đình có 4 người thì bình quân thu nhập của 1 người/tháng là:

2400000 : 4 = 600000 (đồng) Bình quân thu nhập của mỗi người/tháng bị giảm là:

800000 - 600000 = 200000 (đồng) Đáp số: 200000 đồng - 1 hs đọc trước lớp.

- Cả lớp tóm tắt làm bài vào vở ô li - 1 hs lên bảng làm bài.

- 1hs nhận xét.

Bài giải

20 người gấp 10 người số lần là:

20 : 10 = 2 (lần) Số mét mương đào được là:

35 x 2 = 70 (m)

(30)

* Bài tập 4: Làm bài cá nhân.

- Gọi hs đọc đề bài toán.

- Yêu cầu hs tóm tắt làm bài và chữa bài.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài

3, Củng cố dặn dò (4’) - GV nhận xét tiết học - Dặn dò hs

Đáp số: 70 m mương.

- 1 hs đọc trước lớp.

- Cả lớp tóm tắt làm bài vào vở ô li - 1 hs lên bảng làm bài.

- 1hs nhận xét.

Bài giải

Xe tải có thể chở được số ki lô gam gạo là: 50 x 300 = 15000 (kg)

Xe tải có thể chở được số bao gạo 75 kg là: 15000 : 75 = 200 (bao)

Đâp số: 200 bao

- Về nhà: Bài tập 1, 2, 3, 4 (VBT/25)

Nhận xét :

………

………

………..

---

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Thứ sáu ngày tháng năm Luyện từ và câu

LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA I – MỤC TIÊU

- Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1.BT2( 3 trong số 4 câu) BT3.

- Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4( chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a, b,c,d)

- Đặt được câu để phân biệt 1 cặp tù trái nghĩa tìm được ở BT4(BT5).

(31)

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Từ điển học sinh

- Bài tập 1, 2, 3 viết sẵn trên bảng phụ.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Họat động của gioá viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ ( 5’)

- Gọi hs lên bảng đặt câu có sử dụng từ trái nghĩa.

- Gọi hs đứng tại chỗ trả lời:

? Thế nào là từ trái nghĩa?

? Từ trái nghĩa có tác dụng gì?

- GV nhận xét, ghi điểm B - Dạy bài mới (30’) 1, Giới thiệu: trực tiếp

2, Hướng dẫn học sinh làm bài tập

* Bài tập 1:

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập

- Yêu cầu hs làm bài Gợi ý : Chỉ gạch chân dưới các từ trái nghĩa có trong các câu thành ngữ, tục ngữ.

- Gọi hs nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- GV nhận xét kết luận lời giải đúng:

a, ít - nhiều; b, chìm - nổi;

c, nắng - mưa, trưa - tối; trẻ - già.

? Em hiểu nghĩa của các câu tục ngữ, thành ngữ trên như thế nào? (Nếu hs giải thích chưa đúng thì GV có thể giải thích cho hs hiểu)

* Bài tập 2

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập

- Yêu cầu hs làm bài Gợi ý : Chỉ viết thêm từ trái nghĩa vào chỗ chấm.

-Gọi hs nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- GV nhận xét kết luận lời giải đúng:

a, lớn; b, trẻ; c, Dưới; d, Sống.

* Bài tập 3:

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập

- 3 hs lên bảng thực hiện yêu cầu đặt câu.

- 3 hs tiếp nối nhau trả lời - hs nhận xét.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 hs làm trên bảng lớp, hs dưới lớp dùng bút chì gạch chân các từ trái nghĩa vào VBT.

- HS nhận xét đúng/sai

- Theo dõi kết luận của gv và sửa lại bài mình.

- Mỗi hs nói nghĩa của 1 câu, hs khác nhận xét bổ sung.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 hs làm trên bảng lớp, hs dưới lớp dùng bút chì viết từ trái nghĩa vào chỗ chấm trong VBT.

- HS nhận xét đúng/sai

- Theo dõi kết luận của gv và sửa lại bài mình.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp.

(32)

- Yêu cầu hs làm bài Gợi ý : Chỉ viết thêm các từ trái nghĩa vào chỗ chấm để được các câu tục ngữ, thành ngữ.

- Gọi hs nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- GV nhận xét kết luận lời giải đúng:

a, lớn; b, vụng; c, khuya.

? Em hiểu nghĩa của các câu tục ngữ, thành ngữ trên như thế nào? (Nếu hs giải thích chưa đúng thì GV có thể giải thích cho hs hiểu)

* Bài tập 4

- Gọi hs đọc yêu cầu và mẫu của bài.

- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm. GV giao cho mỗi nhóm làm 1 phần.

- Gọi 4 nhóm dán phiếu lên bảng lớp, đọc các cặp thừ tìm được. Các nhóm khác bổ sung.

- GV nhận xét kết luận các cặp từ đúng.

- Yêu cầu hs viết vào vở các cặp từ trái nghĩa.

3, Củng cố, dặn dò (4’)

? Thế nào là từ trái nghĩa cho ví dụ?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò

- 1 hs làm trên bảng lớp, hs dưới lớp dùng bút chì gạch chân các từ trái nghĩa vào VBT.

- HS nhận xét đúng/sai

- Theo dõi kết luận của gv và sửa lại bài mình.

- Mỗi hs nói nghĩa của 1 câu, hs khác nhận xét bổ sung.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp.

- 2 bàn quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm, cùng trao đổi làm bài.

- Từng nhóm nêu những từ mình tìm được.

Các nhóm khác bổ sung.

- Hs theo dõi

- HS viết bài vào VBT.

- 2 hs trả lời.

- Về nhà:học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ. Chuẩn bị bài sau.

Nhận xét :

………

………

………..

---

Tập làm văn

LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I – MỤC TIÊU

-Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) thể hiện rõ sự quan tâm và chọn lọc chi tiết miêu tả.

(33)

- Diễn đạt thành câu,bước đầu biết dùng từ ngữ , hình ảnh gợi tả trong bài văn.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng lớp viết sẵn đề bài, cấu tạo bài văn tả cảnh III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Kiểm tra giấy bút của học sinh.

B - Dạy bài mới (30’) 1, Giới thiệu: trực tiếp 2, Thực hành viết

- Gv sử dụng các đề trong SGK/44 làm đề.

- Gv thu, chấm 1 số bài . - GV nêu nhận xét chung 3, Củng cố dặn dò( 4’) - GV nhận xét tiết học.

Dặn dò

- HS tự lựa chọn đề bài cho mình - 5 HS có tên mang vở lên chấm.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

Nhận xét :

………

………

………..

_______________________________________

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG I – MỤC TIÊU

- Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách “ Rút về đơn vị” hoặc

“Tìm tỉ số”.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng nhóm

- Phiếu bài tập

III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

- GV nhận xét, ghi điểm.

- 1hs lên bảng mỗi hs chữa bài tập 1 (VBT/25)

- 1 hs lên bảng chữa bài tập 3(VBT/26) - HS nhận xét

(34)

B - Dạy bài mới (30’) 1, Giới thiệu: Trực tiếp 2, Hướng dẫn hs luyện tập

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc đề bài toán.

- Yêu cầu hs tóm tắt làm bài và chữa bài.

- GV hướng dẫn: Bài toán thuộc loại toán gì?

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, chốt lại cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.

* Bài tập 2: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc đề bài toán.

? Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?

- Yêu cầu hs tự làm bài và chữa bài - Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, chốt lại cách làm bài: Cách giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.

* Bài tập 3: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc đề bài toán.

- Yêu cầu hs tóm tắt làm bài và chữa bài.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài

- 1 hs đọc trước lớp.

- Cả lớp tóm tắt làm bài vào vở ô li - 1 hs lên bảng làm bài.

- Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.

- 1hs nhận xét.

Bài giải Tổng số phần bằng nhau là:

2 + 5 = 7 (phần) Số học sinh nam là:

28 : 7x 2 = 8 (em) Số học sinh nữ là:

28 - 8 = 20 (em)

Đáp số: nam 8 em nữ 20 em - 1 hs đọc trước lớp.

+ Ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng rồi nhân tổng đó với 2 (cùng đơn vị đo).

- Cả lớp làm bài vào vở ô li - 1 hs lên bảng làm bài.

- 1hs nhận xét.

Bài giải Chiều rộng của mảnh đất là:

15 : (2 - 1) = 15 (m) Chiều dài của mảnh đất là:

15 + 15 = 30 (m) Chu vi mảnh đất là:

(30 + 15) x 2 = 90 (m) Đáp số: 90 m - 1 hs đọc trước lớp.

- Cả lớp tóm tắt làm bài vào vở ô li - 1 hs lên bảng làm bài.

- 1hs nhận xét.

Bài giải

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a) Diện tích toàn phần của hình M gấp mấy lần diện tích toàn phần của hình N?. b) Thể tích của hình M gấp mấy lần thể tích của

[r]

[r]

Muốn cộng số đo thời gian ta làm như thế nào?. Muốn trừ số đo thời gian ta làm như

Chia hình vuoâng thaønh hai phaàn baèng

-Xây dựng cốt truyện tương đối hợp lí, một số bài làm biết sử dụng lời kể tự nhiên, diễn đạt tương đối trôi chảy, biết sử dụng dấu câu để phân biệt lời

Trong bài văn miêu tả cây cối, mỗi đoạn văn có một nội dung nhất định, chẳng hạn: tả bao quát, tả từng bộ phận của cây hoặc tả cây theo từng mùa,

Muốn tổ chức một hoạt động liên quan đến nhiều người đạt được kết quả tốt thì cần phải lập CTHĐ, nêu rõ mục đích, các việc cần làm, thứ tự công