• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 30/10/2021 Ngày giảng: 02/11/2021

Tiết 17 ÔN TẬP GIỮA KÌ I

I . Mục tiêu 1. Kiến thức:

- Giúp học sinh khắc sâu những kiến thức đã học qua các chương ở học kì I.

- Biết được kiến thức cơ bản trong từng chương, bài đã học.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực sinh học: năng lực vận dụng kiến thức sinh học, năng lực quan sát, nhận thức, phân tích, tìm hiểu sinh học, ngôn ngữ sinh học

3. Phẩm chất:

- Giáo dục học sinh phẩm chất tự tin, chăm chỉ, trung thực, yêu thương, có trách nhiệm, đoàn kết, độc lập tự chủ trong suy nghĩ và hành động.

II. Thiết bị dạy học và học liệu - Máy tính, máy chiếu.

- Đọc bài trước ở nhà III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số học sinh (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (Lồng ghép trong nội dung ôn tập) 1. Hoạt động 1: NHIỆM VỤ MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học qua hình ảnh.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

GV y/c HS nhắc lại: Từ đầu năm học, đã học tất cả mấy chương, nội dung cơ bản của từng chương?-> HS trả lời: học 2 chương...Gv nhận xét. Tiết học hôm nay sẽ hệ thống hoá toàn bộ kiến thức về các bài đã học, chuẩn bị kiến thức cho bài kiểm tra giữa học kì I

2. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nhiệm vụ 1. Hệ thống hoá các qui luật di truyền (12p)

(2)

a. Mục tiêu: hệ thống hoá kiến thức trọng tâm trong từng chương đã học.

.

b. Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d. Tổ chức thực hiện: GV triển khai nhiệm vụ học tập Bước 1: Chuyển giao

nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thành phiếu học tập.

- GV có thể nêu thêm câu hỏi gợi ý HS về nội dung, giải thích và ý nghĩa của các định luật nếu thấy HS còn lúng túng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận nhóm để trả lời được câu hỏi của nhiệm vụ được giao.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

+ HS báo cáo: Cử đại diện trả lời câu hỏi.

+ Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung + HS trả lời, nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ học tập, tham gia thảo luận của HS và của các nhóm. Cho điểm khuyến khích các nhóm, HS

Phiếu học tập

Tóm tắt các quy luật di truyền Tên quy

luật

Nội dung Giải thích Ý nghĩa

Phân li F2 có tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 3 trội:1 lặn

Phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng

Xác định trội thường là tốt.

Phân li độc lập

F2 có tỉ lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành.

Phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng

Tạo biến dị tổ hợp

Di truyền liên kết

Các tính trạng do nhóm gen liên kết quy định được di truyền cùng nhau

Các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào.

Tạo sự di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng có lợi.

Di truyền ở các loài giao phối tỉ Phân li và tổ hợp Điều khiển tỉ lệ

(3)

giới tính lệ đực : cái xấp xỉ 1:1

của cặp NST giới tinh

đực/cái.

Nhiệm vụ 2. Hệ thống hoá những diễn biến cơ bản của NST qua các kì trong nguyên phân và giảm phân.(14p)

a. Mục tiêu: Hệ thống hoá những diễn biến cơ bản của NST qua các kì trong nguyên phân và giảm phân

b. Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d. Tổ chức thực hiện: GV triển khai nhiệm vụ học tập Bước 1: Chuyển giao

nhiệm vụ học tập

Hoạt động cá nhân :

GV yêu cầu HS tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thành phiếu học tập

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS: Bằng kiến thức đã học, thảo luận nhóm để trả lời được câu hỏi của nhiệm vụ được giao.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

- HS thảo luận theo nhóm, thống nhất nội dung cần điền và cử đại diện báo cáo kết quả.

- HS hoàn thành phiếu học tập

+ Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung + HS trả lời, nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ học tập, tham gia thảo luận của HS và của các nhóm.

Những diến biến cơ bản của NST qua các kì nguyên phân và giảm phân

Các kì Nguyên phân Giảm phân I Giảm phân II

Kì đầu NST kép đóng xoắn, đính vào thoi phân bào ở tâm động

NST kép đóng xoán.

Cặp NST tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo.

NST kép co lại, thấy rõ số lượng NST kép ( đơn bội).

Kì giữa Các NST kép co ngắn cực đại và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo

Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

(4)

của thoi phân bào.

Kì sau Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.

Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực của tế bào.

Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.

Kì cuối Các NST đơn trong nhân với số lượng bằng 2n như ở tế bào mẹ.

Các NST kép trong nhân với số lượng n kép bằng ẵ tế bào mẹ.

Các NST đơn trong nhân với số lượng bằng n (NST đơn).

Bản chất và ý nghĩa của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh

Các quá trình Bản chất ý nghĩa

Nguyên phân Giữ nguyên bộ NST 2n , 2 tế bào con tạo ra đều có bộ NST 2n như tế bào mẹ.

Duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ tế bào.

Giảm phân Làm giảm số lượng NST đi một nửa. Các tế bào con có số lượng NST n = 1/2 tế bào mẹ (2n).

Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ cơ thể ở ngững loài sinh sản hữu tính và tạo ra biến dị tổ hợp.

Thụ tinh Kết hợp 2 bộ NST đơn bội (n) thành bộ NST lưỡng bội (2n).

Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ cơ thể ở loài sinh sản hữu tính, tạo ra nguồn biến dị tổ hợp.

3. Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

- So sánh nguyên phân và giảm phân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đưa câu hỏi

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc kĩ câu hỏi và suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh trả lời đáp án, HS khác nhận xét, bổ sung

(5)

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả, cho điểm

4. Hoạt động 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS làm một bài tập về di truyền và một bài tập về tế bào.

2. Thực hiện hiện vụ học tập

3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập 4. Kết luận, nhận định:

5. Hoạt động 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

a. Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học. HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi yêu cầu gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS.

b. Nội dung: hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

- Giải thích một số tình huống trong thực tế: Quan niệm của ông bà chúng ta về việc sinh con trai hay con gái là do người mẹ là đúng hay sai?

* Dặn dò

Ôn tập lại toàn bộ nội dung kiến thức Chương 1 và 2 để chuẩn bị cho kiểm tra giữa kì 2.

V. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn như: Kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật các trận đánh và

-Yêu cầu các câu hỏi ,bài tập cần nhẹ nhàng,đa dạng (có câu hỏi đóng,câu hỏi mở,câu hỏi kiến thức,câu đố vui)phù hợp với các yêu cầu về chuẩn kiến thức,kĩ năng môn

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập... c) Sản phẩm: HS vận dụng

Trả lời: Khi rót nước vào phích có một lượng không khí bên ngoài tràn và, nếu đậy nút ngay lại thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên nở ra và làm

HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập

- Nhận biết ý nghĩa của phép chia vào một số tình huống gắn bó với thực tiễn.. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải các bài toán

- Nhận biết ý nghĩa của phép chia vào một số tình huống gắn bó với thực tiễn.. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải các bài toán

Nội dung: GV yêu cầu HS tra bảng 1 trang 42 xác định nguyên tử khối của một số nguyên tố, hướng dẫn HS giải bài tập, mở rộng kiến thức cho HS.. Sản phẩm: HS vận dụng