• Không có kết quả nào được tìm thấy

Anh(chị) làm gì để thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm đó?

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Anh(chị) làm gì để thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm đó? "

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1/3 Họ và tên thí sinh

………

Đơn vị ……….

Số báo danh:………….

Giám thị 1(họ tên chữ ký)

………..

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN THUẬN BẮC (Đề chính thức )

HỘI THI GIÁO VIÊN THCS DẠY GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016 -2017

Phần thi: Kiểm tra năng lực

Thời gian : 90 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ RA

Câu 1.(4.0 điểm)

Ngày 26 tháng 8 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký ban hành Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017 của ngành Giáo dục; trong đó giáo dục trung học có những nhiệm vụ chính nào?

Anh(chị) làm gì để thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm đó?

Câu 2.(6.0 điểm)

Dạy học tích hợp là phương thức duy nhất để dạy học phát triển năng lực của người học? Anh(chị) hãy nêu quan điểm của mình về dạy học tích hợp theo đặc trưng bộ môn đang được áp dụng trong nhà trường phổ thông; lấy một ví dụ minh họa để minh chứng cho quan điểm trên?

---HẾT---

(Thí sinh có thể dùng tài liệu để làm bài)

(2)

2/3

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN THUẬN BẮC

HỘI THI GIÁO VIÊN THCS DẠY GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016 -2017

ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM (Phần thi kiểm tra năng lực )

NỘI DUNG BIỂU

ĐIỂM Câu 1.(4.0 điểm)

Có 6 nhiệm vụ chủ yếu:

1. Tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Bộ GD&ĐT thực hiện Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

0.5

2. Tăng cường nền nếp, kỷ cương và chất lượng, hiệu quả công tác trong các cơ sở giáo dục trung học. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện từng địa phương, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tại mỗi cơ quan quản lí và cơ sở giáo dục.

0.5

3. Đề cao tinh thần đổi mới và sáng tạo trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục. Tập trung đổi mới phong cách, nâng cao hiệu quả công tác quản lí đối với các cơ sở giáo dục trung học theo hướng tăng cường phân cấp quản lí, thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, trách nhiệm giải trình của đơn vị, cá nhân thực hiện nhiệm vụ và chức năng giám sát của xã hội, kiểm tra của cấp trên. Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý.

0.5

4. Thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới nội dung, phương thức đánh giá học sinh phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; tiếp tục thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, trong nhà trường.

1.0

5. Tích cực đổi mới nội dung, phương thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học, phân luồng học sinh sau THCS và THPT.

0.5

6. Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục về năng 0.5

(3)

3/3

NỘI DUNG BIỂU

ĐIỂM lực xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng

phát triển năng lực học sinh; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo;

Đổi mới sinh hoạt chuyên môn; nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lí, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.

7. Liên hệ thực tế nhiệm vụ được giao tại đơn vị - Khảo sát đầu năm

- Bàn giao chất lượng - Cam kết chất lượng

- Phương hướng phấn đấu và thực hiện nhiệm vụ của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao

0.5

Câu 2.(6.0 điểm)

Thí sinh phải nêu được những điểm cơ bản sau đây:

1. Nêu được ưu điểm:

- Mục tiêu của việc học được người học xác định một cách rõ ràng ngay tại thời điểm học;

- Nội dung dạy học: Tránh những kiến thức, kỹ năng bị trùng lặp; phân biệt được nội dung trọng tâm và nội dung ít quan trọng; Các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh;

- Phương pháp dạy học: Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống; Thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học;

- Đối với người học: cảm thấy quá trình học tập có ý nghĩa vì nó giải quyết được một tình huống, một vấn đề trong thực tiễn cuộc sống từ đó có điều kiện phát triển kỹ năng chuyên môn.

1.5

2. Hạn chế:

Tuy nhiên, khi thực hiện dạy học tích hợp cũng gặp phải không ít khó khăn vì đây còn là một quan điểm còn mới đối với nhà trường, với giáo viên, với phương diện quản lý, với tâm lý học sinh và phụ huynh học sinh cũng như các nhà khoa học của mỗi bộ môn; Các chuyên gia, các nhà sư phạm đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm, các chuyên viên phụ trách môn học rất khó để chuyển đổi từ chuyên môn sang lĩnh vực mới trong đó cần sự kết hợp với chuyên ngành khác mà họ đã gắn bó; Giáo viên và các cán bộ thanh tra, chỉ đạo thường gắn theo môn học, không dễ để thực hiện chương trình tích hợp các môn học; Phụ huynh học sinh khó có thể ủng hộ những chương trình khác với chương trình mà họ có đã được học.

1.5

3. Phương thức dạy học tích hợp giáo viên phải:

- Giáo viên phải biết nguyên tắc, quy trình các bước xây dựng các chủ đề tích hợp, đó là:

+ Việc xây dựng chủ đề tích hợp được thực hiện theo nguyên tắc: hướng đến mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo mục tiêu giáo dục môn học; Đảm bảo tích hợp nội dung phương pháp dạy học. Nội dung chủ đề học sinh khai thác, vận dụng kiến thức của môn học để phát hiện và giải quyết vấn đề một cách chủ động và sáng tạo với tinh thần hợp tác; Gắn với thực tiễn, tác động đến

1.5

(4)

4/3

NỘI DUNG BIỂU

ĐIỂM tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh; Phù hợp với năng

lực hiện có của học sinh; Phù hợp với điều kiện khách quan của trường học hiện nay; Đảm bảo để tổ chức cho học sinh học tập tích cực, giúp học sinh khai thác kiến thức môn, phát hiện một số kỹ năng, năng lực chung.

+ Các bước xây dựng chủ đề tích hợp:

Bước 1: Phân tích nội dung chương trình của môn để tìm ra những nội dung chung có liên quan với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhưng lại được trình bày riêng biệt ở mỗi bộ môn.

Bước 2: Lựa chọn nội dung gắn với thực tiễn đời sống và phù hợp với năng lực của học sinh.

Bước 3: Đề xuất và tiến hành xây dựng một số chủ đề cụ thể.

Bước 4: Điều chỉnh các chủ đề sau khi thực nghiệm.

3. Ví dụ được nêu rõ ràng, cụ thể theo đặc trưng của bộ môn; thể hiện được phương thức tích hợp trong cùng môn học hoặc liên môn

1.5

Hướng dẫn chấm: Mỗi câu được nêu trong biểu điểm được đánh giá tối đa trong từng phần, nếu thí sinh trả lời được 90% số ý theo đáp án, thì đạt điểm tối đa.

- Giám khảo cho điểm thành phần số thập phân đến 0.25 điểm

- Tùy vào mức độ trả lời trong bài làm, giáo khảo thống nhất tỷ lệ đạt được cho mỗi thành phần của câu hỏi.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Xuất phát từ lý do đó, trong thời gian thực tập tại công ty, tôi quyết định lựa chọn đề tài:“ Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc đối với nhân viên tại

Findings from these studies indicated that teachers‟ pedagogical beliefs and class teaching were found a development or a change in a wide range of studies,

Chính vì vậy, nghiên cứu này cũng tập trung vào 4 cách quản lý của giảng viên đó là cách quản lý lớp học độc đoán, cộng tác, dân chủ, và trao quyền; nhóm tác giả

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, có thể kết luận, những sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Lâm nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu có tồn tại những KKTL trong hoạt

Vì vậy để khai thác, sử dụng đất hợp lý, bảo vệ môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời quản lý bền vững đất cát cần nghiên cứu về thực trạng và từ đó đề

Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người và mức độ tự do thương mại của nước nhập khẩu có ảnh hưởng tích cực đến

Trong nghiên cứu này, dữ liệu được thu thập bằng việc sử dụng Bảng câu hỏi khảo sát về những khó khăn thường gặp trong quá trình thực hành kỹ năng

Nhận thức rõ điều này, ngày 10 tháng10 năm 2013 vừa qua, tại thành phố Hợp Phì (Trung Quốc-TQ), chín trường ĐH tinh hoa của TQ– thành viên của nhóm C9