• Không có kết quả nào được tìm thấy

SỞ GD-ĐT NINH THUẬN TRUNG TÂM GDTX-HN TỈNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "SỞ GD-ĐT NINH THUẬN TRUNG TÂM GDTX-HN TỈNH "

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

SỞ GD-ĐT NINH THUẬN TRUNG TÂM GDTX-HN TỈNH

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ 2 NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC 11

A.PHẦN TRẮC NGHIỆM

I. Chương V : HIDROCACBON NO (ANKAN) 1. Công thức phân tử chung của ankan là

A. CnH2n+2 (n  1) B. CnH2n-2 (n  2)

C. CnH2n (n 2) D. CnH2n-2 (n  3)

2. Các ankan không tham gia loại phản ứng nào?

A. Phản ứng thế B. Phản ứng cộng C. Phản ứng tách D. Phản ứng cháy 3. Phản ứng nào là phản ứng đặc trưng của ankan?

A. Phản ứng cộng B. Phản ứng thế C. Phản ứng cháy D. Phản ứng oxi hóa 4. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan A. C2H2, C3H4, C4H6 B. CH4, C2H2, C3H4

C. CH4, C2H6, C4H10 D. C2H6, C3H8, C5H10

5. Số đồng phân cấu tạo của chất có công thức phân tử C4H10

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

6. Số đồng phân cấu tạo của chất có công thức phân tử C5H12

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

7. Khi đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 44 gam CO2 và 28,8 gam H2O. Giá trị của V là :

A. 8,96. B. 11,20. C. 13,44. D. 15,68.

8. Khi đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 16,8 lít khí CO2 (đktc) và x gam H2O. Giá trị của x là :

A. 6,3. B. 13,5. C. 18,0. D. 19,8.

9. Đốt cháy hoàn toàn 29 gam một ankan thu được 88 gam CO2. CTPT của ankan là A. C4H10. B. C3H8. C. C5H12. D. C2H6. 10. Đốt cháy hoàn toàn 2 lít ankan thu được 8 lít H2O (đktc). CTPT của ankan là:

A. C4H10 B. C5H12 C. C3H8 D. C6H14

II. Chương VI : HIDROCACBON KHÔNG NO

11. Số đồng phân cấu tạo của anken có công thức phân tử C4H8

A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 12.Trùng hợp etilen, sản phẩm thu được có cấu tạo là

A. (–CH2=CH2–)n. B. (–CH2–CH2–)n. C. (–CH=CH–)n. D. (–CH3–CH3–)n . 13. Oxi hoá etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là : A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH. C. K2CO3, H2O, MnO2. B. C2H5OH, MnO2, KOH. D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2. 14. Khi cho propen tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao, có Ni làm xúc tác thu được

A. propan B. etan C. pentan D. butan

(2)

2 15. Khi cho buten tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao, có Ni làm xúc tác thu được

A. propan B. etan C. pentan D. butan 16. Chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng etilen?

A.C3H8 B.C6H6 C. C3H6 D.C3H4

17. Cho 4,48 lít hỗn hợp khí gồm metan và etilen đi qua dung dịch brom dư, thấy dung dịch nhạt màu và còn 1,12 lít khí thoát ra, các thể tích khí đều đo ở đktc. Thể tích khí etilen có trong hỗn hợp là

A. 1,12l B. 2,24l C. 3,36l D. 4,48l

18. Để chuyển hoá ankin thành anken ta thực hiện phản ứng cộng H2 trong điều kiện có xúc tác A. Ni, to. B. Mn, to. C. Pd/ PbCO3, to. D. Fe, to.

19. Để chuyển hoá ankin thành ankan ta thực hiện phản ứng cộng H2 trong điều kiện có xúc tác A. Ni, to. B. Mn, to. C. Pd/ PbCO3, to. D. Fe, to. 20. Sản phẩm thu được khi trùng hợp buta-1,3-đien có tên là

A. polietilen B. polibutađien C. poli(vinyl clorua) D. polipropilen 21. Sản phẩm thu được khi trùng hợp isopren có tên là

A. poliisopren B. polibutađien C. poli(vinyl clorua) D. polipropilen 22. But-2-in có công thức phân tử là

A. C4H6 B. C4H8 C. C5H12 D. C5H10

23. Pent-1-in có công thức phân tử là

A. C4H6 B. C4H8 C. C5H12 D. C5H10

24. Ba phân tử axetilen cộng hợp với nhau tạo thành

A. vinyl clorua B. vinyl axetilen C. benzen D. butađien 25. Hai phân tử axetilen cộng hợp với nhau tạo thành

A. vinyl clorua B. vinyl axetilen C. benzen D. butađien

26. Cho 2,24 lít propin phản ứng hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư. Khối lượng kết tủa thu được là A. 29,4 gam. B. 14,7 gam. C. 14,8 gam. D. 25,4 gam.

27. Cho 3,36 lít axetilen phản ứng hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư. Khối lượng kết tủa thu được là A. 29,4 gam. B. 36,0 gam. C. 14,8 gam. D. 25,4 gam.

28. Thuốc thử dùng để phân biệt etilen và axetilen là

A. Br2 B.NaOH C. AgNO3/NH3 D. KMnO4

29. Để phân biệt etan và eten, dùng phản ứng nào là thuận tiện nhất ?

A. Phản ứng đốt cháy. B. Phản ứng cộng với hiđro.

C. Phản ứng cộng với nước brom. D. Phản ứng trùng hợp.

30. Có hai mẫu thử gồm but-1-in và but-2-in. Dùng chất nào để phân biệt 2 mẫu thử trên?

A.dung dịch Br2 B. dung dịch AgNO3/NH3

C. dung dịch HCl D. Cả A và B

31. Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là :

A. 0,05 và 0,1. B. 0,1 và 0,05. C. 0,12 và 0,03. D. 0,03 và 0,12.

32. Cho 4,48 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là :

A. 0,1 và 0,1. B. 0,1 và 0,05. C. 0,12 và 0,03. D. 0,03 và 0,12.

(3)

3 33. Ankađien là :

A. hiđrocacbon có 2 liên kết đôi C=C trong phân tử.

B. hiđrocacbon mạch hở có 2 liên kết đôi C=C trong phân tử.

C. hiđrocacbon có công thức là CnH2n-2.

D. hiđrocacbon, mạch hở có công thức là CnH2n-2. 34. Ankađien liên hợp là :

A. ankađien có 2 liên kết đôi C=C liền nhau.

B. ankađien có 2 liên kết đôi C=C cách nhau 2 nối đơn.

C. ankađien có 2 liên kết đôi C=C cách nhau 1 liên kết đơn.

D. ankađien có 2 liên kết đôi C=C cách xa nhau.

35. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế khí etilen bằng cách A. Đun nóng natri axetat khan với hỗn hợp CaO, NaOH B. Cho canxi cacbua tác dụng với nước

C. Đun nóng khí metan ở 15000C

D. Đun nóng ancol etylic với xút tác H2SO4 đặc, 1700C 36. Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch KMnO4?

A. etilen B. axetilen C. etan D. butađien

37. Cho các chất: etan, etilen, axetilen, buta-1,3-đien, metan. Số chất làm mất màu dung dịch brom là A.2 B. 4. C. 3 D. 5

38. Cho các chất: propan, etilen, axetilen, isoprene, metan, propilen. Số chất làm mất màu dung dịch brom là

A. 2 B. 4. C. 3 D. 5

III. Chương VII : HIDROCACBON THƠM 39. Câu nào đúng nhất trong các câu sau đây ?

A. Benzen là một hiđrocacbon. B. Benzen là một hiđrocacbon no.

C. Benzen là một hiđrocacbon không no D. Benzen là một hiđrocacbon thơm.

40. Lắc đều ống nghiệm có chứa brom lỏng, bột Fe và benzen, hiện tượng xảy ra là A. Xuất hiện kết tủa trắng B. Màu nâu của brom nhạt dần

C.Có bọt khí thoát ra D. Màu sắc của brom không biến đổi.

41. Phản ứng giữa benzen và clo ngoài ánh sáng sinh ra sản phẩm là

A.C6H5Cl B. C6H4Cl2 C. C6H6Cl2 D. C6H6Cl6

42. Tính chất nào sau đây không phải của ankylbenzen ?

A. Không màu sắc. B. Không mùi vị.

C. Không tan trong nước. D. Tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.

43. Phản ứng chứng minh tính chất no; không no của benzen lần lượt là : A. thế, cộng. B. cộng, nitro hoá.

C. cháy, cộng. D. cộng, brom hoá

IV. Chương VIII : ANCOL-PHENOL 44. CTCT của glixerol là

A. HOCH2CHOHCH2OH. B. HOCH2CH2OH.

C. HOCH2CHOHCH3. D. HOCH2CH2CH2OH.

45. Glixerol là ancol có số nhóm hiđroxyl (-OH) là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

(4)

4 46. Nhóm chất đều phản ứng được với C2H5OH

A. Zn, HBr B. Na, HBr C. Na, NaOH D. CuO, NaOH

47. Chất làm tan được Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam

A. C3H5(OH)3 B.C2H5OH C. C6H5OH D. CH3-CH=O 48. Ancol no, đơn chức có 10 nguyên tử H trong phân tử có số đồng phân là :

A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.

49. Ancol no, đơn chức có 12 nguyên tử H trong phân tử có số đồng phân là :

A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.

50. Một ancol no đơn chức có %H = 13,04% về khối lượng. Công thức của ancol là :

A. C6H5CH2OH. B. CH3OH. C. C2H5OH. D. C3H7OH.

51. Một ancol no đơn chức có % về khối lượng của oxi là 50%. Công thức của ancol là :

A. C3H7OH. B. CH3OH. C. C6H5CH2OH. D. C3H7OH.

52. Đốt cháy hoàn toàn một ancol đơn chức A thu được 4,48 lít khí CO2 (đkc) và 5,4 gam H2O. CTPT của X là

A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C4H9OH

53. Cho 23 gam ancol etylic tác dụng với Na (dư), sau phản ứng thu được V lít khí hidro (đktc). Giá trị V là A. 3,36 B. 4,48 C. 5,6 D. 2,24

54. Cho 46 gam ancol etylic tác dụng với Na (dư), sau phản ứng thu được V lít khí hidro (đktc). Giá trị V là A. 3,36 B. 11,2 C. 5,6 D. 2,24

55. Nhỏ nước brom (màu nâu) vào dung dịch phenol xảy ra hiện tượng A. Brom mất màu và có kết tủa trắng B. Sủi bọt khí

C.Brom mất màu và có kết tủa vàng D. Brom mất màu, dd trong suốt 56. Chất vừa phản ứng được với kim loại Na vừa phản ứng được với dd kiềm NaOH là

A. C2H5OH B. C6H5OH C.C6H5-CH3 D. CH3-CHO 57. Phenol và ancol etylic đều cùng phản ứng được với chất nào sau đây?

A. NaOH B. Na C. Br2 D. HCl 58. Dùng chất nào sau đây để phân biệt etanol và phenol

A. dd brom. B. dd AgNO3/NH3. C.dd NaCl. D. quỳ tím.

IV. Chương IX : ANĐEHIT-XETON-AXIT CACBOXYLIC 59. CTPT nào phù hợp với anđehit axetic

A.C2H6O B.C2H4O2 C. C2H4O . D.CH2O 60. Cặp chất xảy ra phản ứng tráng bạc là

A. C2H2 + AgNO3/NH3 B.C6H5OH + NaOH C. CH3-CH=O + AgNO3/NH3 D. C2H5OH + HBr 61. Công thức của axit fomic là

A. HCOOH B. HCHO C. CH3COOH D. CH3CHO 62. Sục khí X vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Khí X là

A. Etilen B. Axetilen C. Metan D. Anđehit axetic

63. Axit cacboxylic có trong giấm ăn có CTCT thu gọn là

A. HCOOH B. HOOC-COOH

C. CH3COOH D. CH3CH2COOH

(5)

5 64. Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ là

A. 2% →5%. B. 5→9%. C. 9→12%. D. 12→15%.

B.PHẦN TỰ LUẬN

1/ Hoàn thành sơ đồ phản ứng(ghi rõ điều kiện nếu có)

a.CH3COONa⎯⎯→(1) CH4 ⎯⎯→(2) C2H2 ⎯⎯→(3) C2H4 ⎯⎯→(4) C2H5OH ⎯⎯→(5) C2H5ONa

b. CaC2 ⎯⎯→(1) C2H2 ⎯⎯→(2) C6H6 ⎯⎯→(3) C6H5Br

C H vinylaxetilen ⎯→C H butadien ⎯→caosubuna

) 6 ( 6

4 ) 5 ( 4

4 ( ) ( )

2/ Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất đựng trong các bình riêng biệt.

a. các khí: metan, axetilen, etilen, cacbonic

b. các dung dịch: glixerol, benzen, phenol, ancol etylic c. các dung dịch: phenol, andehit axetic, ancol etylic, benzen d. các dung dịch: ancol etylic, phenol, glixerol, benzen.

3/ Bài toán

1. Dẫn 7,84 lít hỗn hợp A gồm metan, etilen và axetilen đi vào bình (1) chứa một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy có 24gam kết tủa vàng nhạt, tiếp tục dẫn các khí còn lại di vào bình (2) chứa dd Br2 lấy dư thấy khối lượng bình nặng thêm 4,2 gamvà có khí thoát ra sau phản ứng. Các thể tích khí đo ở đktc.

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b. Tính thể tích và khối lượng các khí có trong hỗn hợp ban đầu

2. Cho 14 gam hỗn hợp A gồm phenol và etanol tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch NaOH 0,2M, sau thu được m gam muối.Viết các phương trình hoá học xảy ra.

a. Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp A.

b. Tính thể tich khí thoát ra (đkc) nếu cho lượng phenol trong (A) tác dung hết với kim loại Na.

3. Cho 16,3 gam hỗn hợp A gồm phenol và etanol tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch brom 1M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa

a. Viết phương trình phản ứng xảy ra

b. Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp A c. Tính giá trị của m

(6) (7)

(4)

CH3CHO

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nguyên nhân của hiện tượng mỏi cơ: Do cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và oxi(đặc biệt khi bị thiếu oxi) nên đã tích tụ axít lắc tích trong cơ bắp tác

3/ Đốt cháy 1,6 (g) sulfur (S) trong bình chứa khí oxygen (O 2 ) thu được khí sulfur dioxide (SO 2 ) a/ Tính thể tích khí oxygen cần dùng để đốt cháy lượng

Hỗn hợp này sau khi ngưng tụ hết hơi nước còn 1,8 lít, tiếp tục cho hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch kiềm dư thì còn lại 0,5 lít khí.. Thể tích hỗn hợp thu được sau

Dẫn hỗn hợp khí qua bình đựng dung dịch brom dư, khí etilen phản ứng hết tạo thành đibrometan là chất lỏng ở trong dung dịch.. b) Bao nhiêu lít không khí chứa

Dẫn hỗn hợp qua dung dịch brom dư, khi đó etilen phản ứng tạo thành đibrometan là chất lỏng ở lại trong dung dịch và chỉ có metan thoát ra. b) Do trong không khí

Cả X và Y đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và đều phản ứng được với dung dịch KOH sinh ra muốiA. Tỉ khối hơi của Y so với X có

Lƣợng muối nitrat trong dung dịch A đem cô cạn đến khối lƣợng không đổi thu đƣợc chất rắn TA. Đem cân T thấy khối lƣợng giảm m gam so với khối

Dẫn hỗn hợp X đi qua dung dịch brom dư, sau phản ứng thấy có 32 gam brom tham gia phản ứng và còn lại 2,24 lít khí thoát ra khỏi bình brom... Các thể tích