• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh có đáp án THPT Quỳnh lưu 4 mã 3 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh có đáp án THPT Quỳnh lưu 4 mã 3 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Đề thi thử THPTQG năm 2017_trường THPT Quỳnh Lưu 4 Nghệ An_đề 3.

Câu 1: Mức xoắn 1 trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gọi là A. sợi nhiễm sắc. B. sợi cơ bản.

C. sợi siêu xoắn. D. nuclêôxôm.

Câu 2: Phép lai nào trong các phép lai sau đây đã giúp Coren phát hiện ra sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân)?

A. Lai thuận nghịch. B. Lai phân tích. C. Lai tế bào. D. Lai cận huyết.

Câu 3: Giao phối cận huyết là giao phối giữa các cá thể:

A. Có quan hệ họ hàng gần nhau trong cùng loài B. Khác loài thuộc cùng 1 chi

C. Sống trong cùng 1 khu vực địa lý

D. Khác loài nhưng có đặc điểm hình thái giống

Câu 4: Nội dung nào dưới đây là quan điểm của Đacuyn về việc giải thích sự hình thành loài mới?

A. Loài mới được hình thành là kết quả của tiến hoá nhỏ.

B. Loài mới được hình thành dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng

C. Dưới tác của ngoại cảnh, loài biến đổi từ từ, qua nhiều dạng trung gian và không có loài nào bị đào thải.

D. Quá trình hình thành loài mới là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể gốc theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới, cách ly sinh sản với quần thể gốc.

Câu 5: Phép lai AAaa AAaa tạo kiểu gen AAaa ở thế hệ sau với tỉ lệ A. 1

8 B. 2

9 C. 1

4 D. 1

2 Câu 6: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến số lượng nhiễm sắc thể gây ra?

A. Ung thư máu. B. Claiphentơ.

C. Thiếu máu hình liềm. D. Bạch tạng Câu 7: Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể đơn duỗi xoắn xảy ra ở

A. kì cuối. B. kì sau C. kì giữa D. kì đầu Câu 8: Trao đổi đoạn không cân giữa 2 crômatit trong cặp tương đồng gây hiện tượng

A. hoán vị gen. B. hoán vị gen.

C. chuyển đoạn D. lặp đoạn và mất đoạn.

Câu 9: Loại ARN nào mang bộ ba mã sao?

A. mARN B. ARN của vi rút C. tARN D. rARN

(2)

Câu 10: Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là

A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

C. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

D. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

Câu 11: Nếu ở P tần số các kiểu gen của quần thể là :20%AA :50%Aa :30%aa, thì sau 3 thế hệ tự thụ, tần số kiểu gen AA :Aa :aa sẽ là :

A. 41,875 : 6, 25 : 51,875 B. 51,875 : 6, 25 : 41.875 C. 48,75 :12,5 : 38,75 D. 38,75 :12,5 : 48,75 Câu 12: Tự thụ phấn sẽ không gây thoái giống trong trường hợp:

A. Không có đột biến xảy ra

B. Các cá thể ở thế hệ xuất phát có kiểu gen đồng hợp trội có lợi hoặc không chứa hoặc chứa ít gen có hại

C. Các cá thể ở thế hệ xuất phát thuộc thể dị hợp D. Môi trường sống luôn luôn ổn định

Câu 13: Trong quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền thì từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra : A. Tần số các alen và tỉ lệ các kiểu gen

B. Thành phần các alen đặc trưng của quần thể C. Vốn gen của quần thể

D. Tính ổn định của quần thể Câu 14: Cho các thành tựu:

(1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người.

(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.

(3) Tạo ra giống bông và đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.

(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.

Những thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền là:

A. (1), (2). B. (3), (4). C. (1), (3). D. (1), (4).

Câu 15: Ở một loài động vật, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số II có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là

(1) ABCDEFG (2) ABCFEDG

(3) ABFCDEG (4) ABFCEDG

Trình tự phát sinh đảo đoạn là

A.

       

2 1 3 4   B.

       

1 2 4 3  

(3)

C.

       

3 2 4 1   D.

       

1 3 2 4  

Câu 16: Trong một quần thể tự phối thì thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng:

A. tồn tại chủ yếu ở trạng thái dị hợp B. ngày càng ổn định về tần số các alen

C. phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau D. ngày càng phong phú và đa dạng về kiểu gen

Câu 17: Trình tự nuclêôtit đặc biệt trong ADN của NST, là vị trí liên kết với thoi phân bào được gọi là

A. hai đầu mút NST. B. tâm động.

C. eo thứ cấp. D. điểm khởi đầu nhân đôi.

Câu 18: Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì A. chúng đều có hình dạng giống nhau giữa các loài

B. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên và nay vẫn còn thực hiện chức năm C. chúng đều có kích thước như nhau giữa các loài

D. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.

Câu 19: Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp tử Aa là 0,40. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể sẽ là bao nhiêu?

A. 0,20 B. 0,10 C. 0,30 D. 0,40

Câu 20: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số 24%.

Theo lí thuyết, phép lai De De

AaBb aaBb

dE dE cho đời con có tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử về cả bốn cặp gen và tỉ lệ kiểu hình trội về cả bốn tính trạng trên lần lượt là

A. 7,94% và 21,09% B. 7,22% và 20,25% C. 7,94% và 19,29% D. 7,22% và 19,29%

Câu 21: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào

A. quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài.

B. tốc độ sinh sản của loài.

C. áp lực của chọn lọc tự nhiên.

D. tốc độ tích lũy những biến đổi thu đựơc trong đời cá thể do ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh.

(4)

Câu 22: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là

A. sự mềm dẻo của kiểu hình (thường biến).

B. thể đột biến.

C. biến dị tổ hợp.

D. mức phản ứng của kiểu gen.

Câu 23: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử

A. ADN B. ARN C. prôtêin D. ADN và ARN

Câu 24: Trong phép lai aaBbDdeeFf x AABbDdeeff thì tỉ lệ kiểu hình con lai A_bbD_eeff là A. B.

A. 3

4 B. 3

16 C. 1

8 D. 3

32 Câu 25: Gen không phân mảnh có

A. vùng mã hoá liên tục. B. vùng mã hoá không liên tục.

C. cả exôn và intrôn. D. các đoạn intrôn.

Câu 26: Một đoạn NST bình thường có trình tự các gen như sau: ABCDE*FGH ( dấu * biểu hiện cho tâm động), một đột biến xảy ra làm NST có trình tự các gen: ABCF*EDGH, dạng đột biến đã xảy ra là

A. đảo đoạn có chứa tâm động B. đảo đoạn ngoài tâm động C. chuyển đoạn tương hỗ D. mất đoạn chứa tâm động.

Câu 27: Hiện tượng di truyền chéo liên quan tới trường hợp nào sau đây?

A. Gen trong tế bào chất B. Gen trên NST Y C. Gen trên NST X

D. Gen trong tế bào chất, hoặc gen trên NST Y( giới cái: XY)

Câu 28: Gen b gây chứng Phenylketoniệu về phương diện di truyền đây là bệnh gây ra do rối loạn sự chuyển hóa phenyalanin. Alen B quy định sự chuyển hóa bình thường, sơ đồ dưới đây, vòng tròn biểu thị giới nữ, hình vuông biểu thị giới nam, còn tô đen biểu thị người mắc chứng Phenylketoniệu

(5)

Xác suất mang gen bệnh của người thứ gái (3) là bao nhiêu?

A. 1

3 B. 1

2 C. 2

3 D. 3

4 Câu 29: Kiểu gen DE

AaBB de khi giảm phân cho được bao nhiêu loại giao tử nếu không xảy ra hoán vị gen?

A. 2 B. 4 C. 8 D. 16

Câu 30: Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch, người ta thu được kết quả như sau:

Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1 toàn cây hoa trắng.

Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được F1 toàn cây hoa đỏ.

Lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thu phấn cho cây F1ở phép lai nghịch thu được F2.

Theo lý thuyết F2, ta có A. 100% cây hoa trắng.

B. 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng.

C. 100% cây hoa đỏ.

D. 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ.

Câu 31: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; các gen phân li độc lập. Cho hai cây đậu (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ; 12,5% cây thân cao hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là:

A. 2 : 2 :1:1:1:1. B. 3:1:1:1:1:1 C. 3 : 3 :1:1 D. 1:1:1:1:1:1:1:1.

Câu 32: Các nhân tố tiến hoá làm phong phú vốn gen của quần thể là

(6)

A. Di nhập gen, Chọn lọc tự nhiên B. Đột biến , biến động di truyền C. Đột biến, di nhập gen

D. Đột biến , Chọn lọc tự nhiên Câu 33: Cho các nhân tố sau:

(1) Đột biến (2) Chọn lọc tự nhiên (3) Các yếu tố ngẫu nhiên (4) Giao phối ngẫu nhiên

Cặp nhân tố đóng vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa là

A. (1) và (4) B. (1) và (2) C. (3) và (4) D. (2) và (4)

Câu 34: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen là A,a; B,b và D,d cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai cho đđời con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ

A. 5

16 B. 3

32 C. 15

64 D. 1

64

Câu 35: Ở cà chua2n 24 . Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được 25 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào này có kí hiệu là

A. 2n –1 B. 2n 2 C. 2n 2 D. 2n 1

Câu 36: Cho một số hiện tượng sau :

(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung á.

(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.

(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của các loài cây khác.

Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử ?

A. (1), (2) B. (3), (4) C. (1), (4) D. (2), (3) Câu 37: Ở opêron Lac, khi không có đường lactôzơ thì protein ức chế sẽ gắn với

A. enzim ARN pôlimêraza làm kích hoạt enzim này.

B. vùng vận hành, làm cho vùng vận hành không vận hành được C. gen cấu trúc làm kích hoạt tổng hợp prôtêin.

D. vùng khởi động làm cho vùng khởi động không khởi động được

(7)

Câu 38: Mục đích chủ yếu của việc gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi và cây trồng là:

A. Thúc đẩy tăng trọng ở vật nuôi và cây trồng sau khi đã được xử lý gây đột biến B. Làm tăng sức chống chịu của vật nuôi và cây trồng

C. Tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống D. Làm tăng khả năng sinh sản của cơ thể

Câu 39: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen khác với tỉ lệ phân li kiểu hình?

A. Aabb x aabb và Aa x aa B. Aabb x aaBb và Aa x aa

C. Aabb x AaBb và AaBb x AaBb.

D. Aabb x aaBb và AaBb x aabb

Câu 40: Nguyên nhân của tiến hoá theo Đacuyn là gì?

A. Kết quả của quá trình cách li địa lý và cách li sinh học.

B. Thay đổi tập quán hoạt động ở động vật hoặc do ngoại cảnh thay đổi.

C. Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của ngoại cảnh.

D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị - di truyền của sinh vật.

Đáp án

1-B 2-A 3-A 4-B 5-D 6-B 7-A 8-D 9-A 10-D

11-A 12-B 13-A 14-C 15-D 16-C 17-B 18-D 19-B 20-C

(8)

21-D 22-D 23-B 24-D 25-A 26-A 27-C 28-C 29-B 30-C

31-A 32-C 33-A 34-C 35-D 36-D 37-B 38-C 39-C 40-D

LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án B

- NST gồm chủ yếu là ADN và prôtêin loại histon, xoắn theo các mức khác nhau.

- NST gồm các gen, tâm động các trình tự đầu mút và trình tự khởi đầu tái bản.

- Phân tử ADN mạch kép chiều ngang 2nm, quấn 1vòng (chứa 146 cặp nuclêotit) quanh khối prôtêin (8 phân tử histon) tạo nên nuclêôxôm.

- Các nuclêôxôm nối với nhau bằng 1 đoạn ADN và 1 phân tử prôtêin histôn tạo nên chuỗi nuclêôxôm chiều ngang 11 nm gọi sợi cơ bản. Tiếp tục xoắn bậc 2 tạo sợi nhiễm sắc 30nm

Xoắn tiếp lên 300nm và xoắn lần nữa thành cromatit 700nm

1nm 10 3 micromet . 

Câu 2: Đáp án A Câu 3: Đáp án A Câu 4: Đáp án B Câu 5: Đáp án D

Cơ thể AAaa giảm phân cho giao tử: 1 4 1 AA : Aa : aa

6 6 6

kiểu gen AAaa ở đời con 4 4 1 1 18 1

Aa. Aa 2. AA. aa

6 6 6 6 36 2

   

Câu 6: Đáp án B

Trong các bệnh trên của đề bài:

Bệnh ung thư máu do đột biến cấu trúc NST gây ra: Mất đoạn đầu mút trên NST số 21 hoặc 22

Bệnh Claiphento do đột biến số lượng NST gây ra: Cặp NST giới tính có 3 chiếc, có dạng XXY

Bệnh thiếu máu hình liềm do đột biến gen trội trên NST thường Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn trên NST thường

(9)

Câu 7: Đáp án A

Ở kì đầu, kì giwuax NST đều ở dạng kép

Kì sau NST đã tách thành dạng đơn nhưng vẫn ở dạng co xoắn Kì cuối NST ở dạng duỗi xoắn

Câu 8: Đáp án D Câu 9: Đáp án A Câu 10: Đáp án D Câu 11: Đáp án A

Ở P tần số các kiểu gen của quần thể là :20%AA : 50%Aa : 30%aa Sau 3 thế hệ tự thụ, tần số kiểu gen:

1 3 1

Aa 50%. 6, 25%

2 16

      

1 3

1 2

AA 20% 50%. 41,875%

2

    

  

Câu 12: Đáp án B Câu 13: Đáp án A

Trong quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền thì từ tỉ lệ kiểu hình lặn ta có thể dễ dàng suy ra tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể dựa vào định luật Hacđi-Vanbec.

Câu 14: Đáp án C

Trong các thành tựu trên, thành tựu 1, 3 là thành tựu do ứng dụng của kĩ thuật di truyền Thành tựu 2, 4 là các thành tựu do ứng dụng của phương pháp gây đột biến

Câu 15: Đáp án D Câu 16: Đáp án C

Ở quần thê tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể biến đổi theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp và tần số tương đối của các alen không thay đổi quan các thế hệ nên kiểu gen của quần thể sẽ trở nên nghèo nàn, không phong phú Câu 17: Đáp án B

Câu 18: Đáp án D Câu 19: Đáp án B

Sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp tử Aa trong quần thể là:

1 2

0, 4. 0,1

  2

   Câu 20: Đáp án C

(10)

Tần số hoán De De 24%, AaBb aaBb

dE dE

 

Kiểu gen dị hợp tử về bốn cặp gen AaBbDdEe :

Xét riêng từng cặp 1

AaBb aaBb AaBb

   4

De De

dE dE  dị hợp 2 cặp,DE

de hoặc De DE

. 0,12 0,12 2 0,0288

dE de    

De 0,38 0,38 2 0, 2888

dE    

Tỷ lệ kiểu gen dị hợp về 4 cặp: 1

0,3176 0,0794 7,94%

4  

Tỷ lệ kiểu hình trội về cả bốn tính trạng trên: A-B-D-E-

1 3 3

AaBb aaBb A B :

2 4 8

      De De

dede 0,12 0,12 0,0144

dE dE    

Áp dụng công thức: D E : 0,5 0,0144 0,5144    Tỷ lệ kiểu hình trội về 4 tính trạng là: 3

0,5144 0,1929 19, 29%

 8  Câu 21: Đáp án D

- Quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình tích lũy các alen qui định kiểu hình thích nghi. Môi trường chỉ đóng vai trò sàng lọc chứ không tạo ra các đặc điểm thích nghi.

Ví dụ: khả năng kháng thuốc penixilin của vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Năm 1941 à chưa xuất hiện chủng kháng thuốc, 1944 xuất hiện một vài chủng có khả năng kháng thuốc, đến 1992 có 95% chủng vi khuẩn tụ cầu vàng có khả năng kháng penixilin và các thuốc khác tương tự.

Nguyên nhân là do một số chủng vi khuẩn tụ cầu vàng có gen đột biến làm thay đổi cấu trúc thành tế bào làm cho thuốc không thể bám vào thành tế bào được. Gen đột biến này nhanh chóng lan rộng trong quần thể bằng cách truyền từ hế hệ này sang thế hệ khác hoặc từ tế bào này sang tế bào khác

- Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào: (1) quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài, (2) tốc độ sinh sản của loài, (3) áp lực CLTN

Câu 22: Đáp án D Câu 23: Đáp án B

(11)

Câu 24: Đáp án D

         

aaBbDdeeFf AABbDdeeff  aa AA Bb Bb Dd Dd ee ee Ff ff     Đời con tỉ lệ kiểu hình con lai A_bbD_eeff là: 1 3 1 3

1. 1.

4 4 232 Câu 25: Đáp án A

Gen không phân mảnh là gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục, trong cấu trúc không có các đoạn int ron và exon xếp xen kẽ nhau.

Câu 26: Đáp án A

Đoạn NST bình thường có trình tự các gen như sau: ABCDE*FGH bị đột biến đảo doạn DE*F thành NST có trình tự các gen: ABCF*EDGH, đây là dạng đột biến đảo đoạn có chứa tâm động, đoạn DEF đứt ra, quay 180 độ và được nối vào vị trí cũ.

Câu 27: Đáp án C Câu 28: Đáp án C

Cặp vợ chồng ở thế hệ thứ 2 bình thường sinh con gái bị bệnh chứng tỏ tính trạng bị bệnh do gen lặn trên NST thường quy định.

Cặp vợ chồng I1 x I2 đều bình thường, sinh 1 người con trai bị bệnh, người con trai bị bệnh này có kiểu gen aa sẽ nhận 1 a từ bố và 1a từ mẹ. Do vậy I1 và I2 đều có kiểu gen Aa

Người con gái 3 bình thường có thể có kiểu gen: 1 2 AA : Aa

3 3 nên xác suất mang gen bệnh của người thứ gái (3) là 2/3Aa

Câu 29: Đáp án B

Aa giảm phân cho 2 loại giao tử A, a BB giảm phân cho 1 loại giao tử B

DE

de giảm phân không có hoán vị gen cho 2 loại giao tử: DE, de Vậy kiểu gen AaBBDE

de giảm phân cho 2.1.2 4 loại giao tử Câu 30: Đáp án C

Dựa vào kết quả của phép lai thuậ nghịch ta thấy F1 luôn cho kiểu hình giống mẹ chứng tỏ ở đây có hiện tượng di truyền ngoài nhân, con lai luôn mang kiểu hình giống mẹ.

Vậy khi lấy hạt phấn cây hoa trắng ở phép lai thuận thụ phấn cho cây hoa đỏ ở phép lai nghịch thì thì con lai sẽ mang kiểu hình của mẹ hay F2 cho 100% cây hoa đỏ

Câu 31: Đáp án A

(12)

F1 thu được tỉ lệ 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ; 12,5% cây thân cao hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng 3 : 3 :1:1

Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng. Ta có:

Cao " thấp 1:1 nên P: Aa x aa Đỏ : trắng 3 :1 nên P: Bb x Bb

Chứng tỏ F1 thu được 8 tổ hợp giao tử 4.2. Chứng tỏ 1 bên F1 cho 4 loại giao tử, 1 bên cho 2 loại giao tử. Cây F1 cho 4 loại giao tử có kiểu gen AaBb, cây còn lại có kiểu gen aaBb Ta có: P AaBb aaBb 

Aa aa Bb Bb

 

f1 thu được tỉ lệ kiểu gen: 1:1 1: 2 :1

   

2 : 2 :1:1:1:1 Câu 32: Đáp án C

Trong các nhân tố tiến hóa trên: Đột biến và di nhập gen có thể làm xuất hiện alen mới trong quần thể nên có thể làm phong phú vốn gen của quần thể

Chọn lọc tự nhiên và biến động di truyền có thể làm 1 alen mất đi khỏi quần thể nên làm nghèo vốn gen của quần thể

Câu 33: Đáp án A Trong các nhân tố trên:

Đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa Giao phối ngẫu nhiên có thể làm xuất hiện biến dị tổ hợp, cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa

Câu 34: Đáp án C

Cây thấp nhất có chiều cao 150cm là cây đồng hợp tử lặn ở tất cả các gen (aabbdd).

Mỗi alen trội làm chiều cao cây tăng lên thêm 5cm Cây có chiều cao 170cm phải có kiểu gen mang 170 150

5 4

  alen trội và 2 alen lặn.

Tỉ lệ kiểu gen mang 4 alen trội ở đời con là:

4 6 6

C 15

2 64

(Tỉ lệ kiểu gen mang k alen trội ở đời con được tính bằng công thức:

k m n

n

C 2

với n là tổng số cặp gen dị hợp của bố và mẹ, m là tổng số cặp gen đồng hợp của bố và mẹ).

Câu 35: Đáp án D

Ở cà chua2n 24. 25 NST 24 1 2n 1     Câu 36: Đáp án D

(1, (4) là cách li trước hợp tử (dạng cách li xảy ra làm cho hợp tử không được hình thành.

(13)

(2), (3) là dạng cách li sau hợp tử Câu 37: Đáp án B

Operon là các gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường phân bố theo cụm có chung một cơ chế điều hòa.

Operon Lac là các gen cấu trúc quy định tổng hợp các enzim thủy phân Lactozo được phân bố thành cụm trên ADN và có chung một cơ chế điều hòa.

- Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) : nằm kề nhau, có liên quan với nhau về chức năng

- Vùng vận hành (O) : là đoạn mang trình tự nu đặc biệt, là nơi bám của prôtêin ức chế ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc.

- Vùng khởi động (P) : nơi bám của enzim ARN-pôlimeraza khởi đầu sao mã.

Gen điều hòa (R) : không thuộc thành phần của opêron nhưng đóng vai trò quan trọng trong điều hoà hoạt động các gen của opêron qua việc sản xuất prôtêin ức chế.

Vậy Ở opêron Lac, khi không có đường lactôzơ thì protein ức chế sẽ gắn với vùng vận hành, làm cho vùng vận hành không vận hành được.

Câu 38: Đáp án C Câu 39: Đáp án C

Phép lai A, B sai vì tỉ lệ phân li của phéo lai Aa x aa có tỉ lệ phân li kiểu gen = tỉ lệ phân li kiểu hình và đều = 1:1

Phép lai D sai vì phép lai AaBb x aabb và Aabb x aaBb có tỉ lệ phân li kiểu gen = tỉ lệ phân li kiểu hình và đều = 1:1:1:1

Câu 40: Đáp án D

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

tạo ra một số lượng lớn các con bò có mức phản ứng giống nhau trong một thời gian ngắn Câu 3: Trong một quần thể, xét 5 gen: gen 1 có 4 alen, gen 2 có 3 alen, hai

Sự khác biệt về kích thước mỏ giữa các cá thể đang sinh sống ở hòn đảo chung so với các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo riêng là kết quả của quá trình

A. Tác động của CLTN B. Tăng tần số đột biến gen tạo màu đen C. Bụi than trong môi trường ngày một tăng D. Tần số đột biến gen tạo màu đen không đổi Câu

Quá trình điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật rất phức tạp, có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau như điều hòa phiên mã (điều hòa số lượng mARN được

Trong một quần thể vật nuôi hay cây trồng, các biến dị xuất hiện có thể có lợi hoặc bất lợi cho con người, do đó sự CLNT diễn ra: vừa đào thải những biến dị

Câu 9: Tác động của chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật nhân thực

Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số của các alen trội có khuynh hướng tăng dần, tần số các alen lặn có khuynh hướng

Trong trường hợp các điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa những cá thể trong quần thể.. Các ví dụ: Cây thông trong