• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
41
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 35

Tập đọc

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2 (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Kiểm tra đọc

- Nội dung: Các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34

2. Kỹ năng: Có kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/

phút; biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung của văn bản nghệ thuật hoặc từng nhân vật.

- Kỹ năng đọc - hiểu: Trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

3.Thái độ: Nêu được nhận xét về nhân vật trong bài đọc và lấy dẫn chứng minh họa cho nhận xét ấy.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên:

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34 (mỗi bài ghi vào 1 tờ giấy nhỏ).

- Phiếu kẻ sẵn bảng ở bài tập 2.

Học sinh: - Sách giáo khoa, vở bài tập.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Gọi 2 HS đọc bài: Nếu trái đất thiếu trẻ con và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, đánh giá HS.

2. Bài mới: (32’) a. Giới thiệu bài: (1’) b. Các hoạt động

a) Kiểm tra tập đọc: (20’)

- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc - Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS ) về chỗ chuẩn bị; Cử 1 HS giữ hộp phiếu bài tập đọc, khi có 1 bạn kiểm tra xong, thì gọi 1 HS khác tiếp tục lên gắp thăm bài đọc.

- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Nhận xét trực tiếp từng HS

- Đọc và trả lời câu hỏi.

Bài: Một vụ đắm tàu.

+ Giu - li - ét - ta chăm sóc Ma - ri - ô như thế nào khi bạn bị thương?

+ Thấy Ma- ri - ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dụi, Giu -li - ét - ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên

(2)

mái tóc băng cho bạn.

+ Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào? + Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên những đợt sóng lớn phá thủng thân tàu, phun nước vào khoang, con tau chìm dần giữa biển khơi, Ma - ri -ô và Giu - li - ét - ta hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển.

+Thái độ của Giu - li - ét - ta như thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa nhỏ hơn xuống xuồng là Ma- ri - ô?

+ Giu - li - ét - ta sững sờ, buông thõng hai tay, đôi mắt thẫn thờ, tuyệt vọng.

Bài: Con gái.

+ Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ?

+ Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi. Đi học về Mơ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ trong khi các bạn trai còn mải đá bóng. Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan.

+ Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về “ con gái” như thế nào ? Những chi tiết nào cho thấy điều đó ?

+ Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ thay đổi quan niệm về con gái. Bố ôm Mơ đến ngợp thở, cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt, dì Hạnh nới “Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng.”

+ Qua phần tìm hiểu, em hãy cho biết câu chuyện muốn nói lên điều gì?

+ Câu chuyện khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái.

Bài: Tà áo dài Việt Nam.

+ Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của người Việt Nam xưa?

+ Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy làm cho người phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.

+ Chiếc áo dài tần thời có gì khác so với + Áo dài truyền thống có hai loại

(3)

chiếc áo dài cổ truyền? áo: áo từ thân và áo năm thân. áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh vài sau ghép liền giữa số lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. áo năm thân may như áo tứ thân, nhưng vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải. áo dài tân thời chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía sau.

C. Hướng dẫn làm bài tập: (11’) Bài 2: (6’)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài. + 1 học sinh đọc.

+ Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung như thế nào ?

+ Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung Tên bài - Tác giả - Thể loại.

+ Hãy đọc tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh.

+ Các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh : Chuyện một khu vườn nhỏ, Tiếng vọng, Thảo quả, Hành trình của bầy ong, Người gác rừng tí hon, Trồng rừng ngập mặn.

+ Như vậy cần lập bảng thống kê có mấy cột dọc, có mấy hàng ngang ?

+ Như vậy, bảng thống kê có 3 cột dọc: Tên bài - Tên tác giả - Thể loại và 7 hàng ngang: 1 hàng là yêu cầu hàng là 6 bài tập đọc.

- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS mở mục lục sách để tìm bài cho nhanh.

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- HS cả lớp làm bài vào vở, 1 nhóm làm trên bảng phụ.

- HS nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

TT Tên bài Tác giả Thể loại

1 Chuyện một khu vườn nhỏ

Văn Long văn

2 Tiếng vọng Nguyễn Quang Thiều thơ

3 Thảo quả, Ma Văn Kháng văn

4 Hành trình của bầy ong Nguyễn Đức Mậu thơ 5 Người gác rừng tí hon Nguyễn Thị Cẩm Châu văn

6 Trồng rừng ngập mặn Phan Nguyên Hồng văn

Bài 3: (5’) Lập bảng tổng kết về chủ ngữ vị ngữ trong từng kiểu câu.

(4)

- Yêu cầu HS đọc yc. - Một hs đọc yc - lớp đọc thầm.

- Bài yc gì? - Lập bảng tổng kết về chủ ngữ

vị ngữ trong từng kiểu câu.

- Câu kể ai thế nào gồm mấy bộ phận ? - Gồm hai bộ phận: Vị ngữ trả lời cho câu hỏi thế nào, chủ ngữ trả lời cho câu hỏi ai ?

Thành phần câu Chủ ngữ vị ngữ

Câu hỏi Ai (cái gì ,con gì) Thế nào Cấu tạo Danh từ (cụm danh

từ) Đại từ

Tính từ (cụm tính từ ) - Động từ (cụm động từ)

Kiểu câu : Ai là gì

Thành phần câu Chủ ngữ vị ngữ

Câu hỏi Ai (cái gì ,con gì) Là gì (là ai,là con gì) Cấu tạo Danh từ (cụm danh

từ)

Là + danh từ ( cụm danh từ)

VD: Cánh đại bàng rất khoẻ.

VD: Chim công là nghệ sĩ múa tài ba.

3. Củng cố kiến thức: (3’)

- Nêu các kiểu câu đã học và cấu tạo của mỗi kiểu câu đó.

- Nhận xét tiết học.

- VN: học và chuẩn bị bài sau

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết thực hành tính và giải toán có lời văn.

2. Kĩ năng: Có kĩ năng giải toán có lời văn.

3.Thái độ: Tự giác tích cực làm bài.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập.

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- GV mời HS lên bảng làm bài tập 2 và 3 vbt của tiết học trước.

+ 2 HS lên bảng làm bài.

8,4 : x 6 0,24 x 3 x : 3,5 2

x 8,4 : 6 x 0,24 : 3 x 2 3,5 x 1,4 x 12,5 x 7

- GV chữa bài, nhận xét.

(5)

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’) b. Hướng d n l m b i t pẫ à à ậ

Bài 1: (10’) Tính.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu. + 1 học sinh đọc.

- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài. - Tính.

- Yêu cầu học sinh tự làm bài. + 1 học sinh làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.

a) 7

9 4 7

3 12 4 3 7 12 4 3 7

15

b) 1011:1131011:34 101143 44301522 c) 3,57 4,1 + 2,43 4,1

( 3,57 + 2,43) 4,1

6 4,1

24,6

d) 3,42 : 0,578,4 - 6,8

6 8,4 - 6,8

50,4 - 6,8 43,6 - Muốn nhân phân số với phân số ta

làm thế nào ?

- Ta nhân tử số với tử số mẫu số với mẫu số.

- Khi nhân phân số với phân số ta lưu ý điều gì ?

- Rút gọn rồi nhân.

Bài 2: (9’) Tính bằng cách thuận tiện nhất.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu. + 1 học sinh đọc.

- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài. - Tính bằng cách thuận tiện nhất.

- Yêu cầu học sinh tự làm bài. + 1 học sinh làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.

a.

3 8 3 3 7 17 11

4 17 2 11 3 7 63 17 11

68 22 21 63 68 17 22 11

21

b.

5 1 5 5 13 2 7

2 13 7 5 25 13 14

26 7 5 25 26 13

7 14

5

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 3: (10’) Bài toán

- Gọi học sinh đọc yêu cầu. + 1 học sinh đọc.

- Bài toán cho biết gì? + 1 bể bơi hình hộp chữ nhật có:

a 22,5m; b 19,2m Nếu bể chứa 414,72 m3 thì : hmực nước trong bể

5 4 h bể

(6)

- Bài toán hỏi gì? + h bể ?

- Yêu cầu học sinh tự làm bài. + 1 học sinh làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.

Bài giải

Diện tích đáy của bể bơi là:

22,519,2 432 (m2)

Chiều cao của mực nước trong bể là:

414,72 : 432 0,96 (m)

Tỉ số chiều cao của bể bơi và chiều cao của mực nước trong bể là

4 5

Chiều cao của bể bơi là:

0,96 

4

5 1,2 (m) Đáp số: 1,2 m - Muốn tính thể tích hình hộp chữ

nhật ta làm thế nào?

V a  b  c - Nhận xét, chữa bài.

* Bài 4: (5’) Bài toán.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu. + 1 học sinh đọc.

- Bài toán cho biết gì? v nước lặng 7,2 km/giờ v dòng nước 1,6km/giờ

- Bài toán hỏi gì? a. s … km nếu t 3,5 giờ?

b. tính thời gian thuyền đi ngược dòng hết quãng đường mà thuyền đã đi được xuôi dòng trong 3,5 giờ ?

- Yêu cầu học sinh làm bài. + 1 học sinh làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.

Gợi ý hs kém:

+ Nêu cách tính vận tốc của thuyền khi đi xuôi dòng nước.

+ Biết vận tốc và thời gian đi xuôi dòng, hãy tính quãng đường thuyền đi xuôi dòng.

+ Nêu cách tính vận tốc của thuyền khi đi ngược dòng.

+ Biết quãng đường và vận tốc của thuyền đi ngược dòng, hãy tính thời gian thuyền cần để đi hết quãng đường đó.

Bài giải

Vận tốc của thuyền khi xuôi dòng là:

7,2 + 1,6 = 8,8 (km/giờ)

Quãng sông thuyền đi xuôi dòng trong 3,5 giờ là:

8,8 3,5 30,8 (km)

Vận tốc của thuyền khi ngược dòng là:

7,2 - 1,6 5,6 (km/giờ) Thời gian để thuyền đi hết quãng đường 30,8km là:

30,8 : 5,6 5,5 (giờ)

Đáp số: a) 30,8km; b) 5,5 giờ

- Nhận xét. Chữa bài.

(7)

* Bài 5: (5’) Tìm x

- Gọi học sinh đọc yêu cầu. + 1 học sinh đọc.

- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài. - Tìm x

- Yêu cầu học sinh tự làm bài. + 1 học sinh làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.

8,75  x + 1,25  x 20 (8,75 + 1,25)  x 20 10 x 20 x 20 : 10 x 2 - Nhận xét. Chữa bài.

3. Củng cố kiến thức: (3’)

- Nêu công thức tính s, t, v ?

( s v t t s : v v s : t ) - GV nhận xét tiết học.

- VN: học và chuẩn bị bài sau.

____________________________________________________

Chính tả

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2 (TIẾT 2

)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Kiểm tra đọc - hiểu (lấy điểm) (Yêu cầu như ở tiết 1) - Lập bảng thống kê các bài tập đọc chủ điểm.

2. Kĩ năng: Nói được cảm nhận của mình về cái hay của những câu thơ trong chủ điểm.

- Hoàn chỉnh được bảng tổng kết về trạng ngữ theo yêu cầu bài tập 2.

3. Thái độ: Yêu quý Tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ:

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 29 đến tuần 34.

- Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê.

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1. Kiểm tra bài cũ: (4’) 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’) b. Hướng dẫn Hs ôn tập

*Kiểm tra tập đọc: (21’)

- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc - Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS ) về chỗ chuẩn bị; Cử 1 HS giữ hộp phiếu bài tập đọc, khi có 1 bạn kiểm tra xong, thì gọi 1 HS khác tiếp tục lên gắp thăm bài đọc.

- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và - Đọc và trả lời câu hỏi.

(8)

trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Cho điểm trực tiếp từng HS Bài : Công việc đầu tiên.

-Vì sao Út muốn được thoát li ? - Vì yêu nước, ham hoạt động muốn làm thật nhiều việc cho cách mạng - Cô bé Út trong câu chuyện chính là ai? - Bà Nguyễn Thị Định-người phụ nữ

Việt Nam đầu tiên được phong Thiếu tướng và giữ trọng trách Phó Tư lệnh Quân Giải Phóng miền Nam

- Nội dung chính ? * Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng .

Bài: Bầm ơi.

- Anh chiến sĩ dùng cách nói ntn để làm yên lòng mẹ?

- Dùng cách nói so sánh:

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi - Cách nói ấy có tác dụng gì? - Làm yên lòng mẹ: mẹ đừng lo nhiều

cho con, những việc con đang làm không thể sánh với những vất vả khó nhọc của mẹ nơi quê nhà.

- Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh ?

- Em nghĩ gì về anh chiến sĩ?

- Người mẹ của anh chiến sĩ là 1 phụ nữ Vnam điển hình: chịu thương chịu khó, hiền hậu đầy tình thương yêu con…

- yêu mẹ, yêu đất nước, đặt tình yêu mẹ bên cạnh tình yêu đất nước.

- Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo ,giàu tình yêu thương con nơi quê nhà . Bài: Út Vịnh.

+ Trường của Út Vịnh đã phát động phong trào gì ? nội dung của phong trào ấy là gì ?

+ Trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em.

Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua.

+ Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm + Út Vịnh nhận việc thuyết phục Sơn -

(9)

vụ giữ gìn an toàn đường sắt ? một bạn trai rất nghịch thường thả diều trên đường tàu. Thuyết phục mãi Sơn hiểu ra và hứa không chơi dại như thế nữa.

+ Khi nghe tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt

và đã thấy điều gì? + Vịnh thấy Hoa lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.

+ Út Vịnh hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?

+ Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến, Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới. Vịnh nhào người tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.

*Hướng dẫn làm bài tập: (10’) Bài 2: (10’)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài. + 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

+ Cần lập bảng tổng kết theo nội dung nào ?

+ Cần lập bảng tổng kết về các loại trạng ngữ đã học: Nêu câu hỏi ví dụ cho mỗi loại.

+ Trạng ngữ là gì? + Trạng ngữ là bộ phận phụ trong câu.

+ Có những loại trạng ngữ nào? + Trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện.

- Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho những câu hỏi nào ?

- Ở đâu, khi nào, thời gian nào, lúc nào, mấy giờ,vì sao, nhờ đâu, tại sao, để làm gì, vì cái gì, bằng cái gì, với cái gì.

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- HS nhận xét, bổ sung.

- Ch a b i.ữ à

TT Các loại trạng ngữ

Câu hỏi ví dụ

1 Trạng ngữ chỉ nơi chốn

Ở đâu? Ngoài đường, xe cộ đi lại tấp nập.

Trên cành chim hót líu lo.

2 Trạng ngữ chỉ thời gian.

Khi nào?

Mấy giờ?

Sáng sớm tinh mơ, nông dân đã ra đồng.

Đúng 8 giờ, trận đấu bắt đầu.

3 Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

Vì sao?

Nhờ đâu?

Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.

Nhờ siêng năng chăm chỉ, bạn ấy đã vựot lên đầu lớp.

(10)

Tại đâu? Tại lười biếng, bạn ấy bị điểm kém.

4 Trạng ngữ chỉ mục đích.

Để làm gì?

Vì cái gì?

Vì tổ quốc, chúng tôi sẵn sàng.

5 Trạng ngữ chỉ phương tiện.

Bằng cái gì?

Với cái gì?

Với đôi bàn tay khéo léo, Dũng đã nặn được con trâu rất đẹp .

3. Củng cố kiến thức: (3’) - Nhận xét giờ học.

- Về học thuộc nội dung bài , hoàn thành bài tập - Chuẩn bị bài sau.

________________________________________________

Khoa học

ÔN TẬP: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

I. MỤC TIÊU:

1.KT: Nêu được những nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hóa, biết một số từ ngữ liên quan đến môi trường.

2.KN: Củng cố kiến thức về các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số biện pháp bảo vệ môi trường.

3.TĐ: HScó ý thức bảo vệ môi trường

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng lớp kẻ sẳn ô chữ.

- Phiếu học tập cá nhân.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

+ Đọc thuộc mục Bạn cần biết trang 141.

+ Hãy nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường mà em biết?

+ Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?

- GV nhận xét, đánh giá HS.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’)

Bài học hôm nay củng cố các kiến thức về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số biện pháp bảo vệ môi trường.

b. Các ho t ạ động

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a) Hoạt động 1: (15’) Trò chơi: Đoán chữ

- GV vẽ lên bảng ô chữ như SGK - Mời 2 HS điều khiển trò chơi.

- HS tiến hành trò chơi đoán chữ.

b) Hoạt động 2: (16’) Ôn tập các kiến thức cơ bản

- GV chuẩn bị phiếu học tập và phát cho từng HS.

+ 2 HS lên điều khiển trò chơi.

- HS nhận phiếu học tập.

- HS hoàn thành phiếu trong

(11)

- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu trong 10 phút.

- GV viết vào biểu điểm lên bảng.

- GV gọi HS chữa bài, 2 HS ngồi cùng bàn đổi phiếu cho nhau để chữa bài và chấm bài cho bạn.

- GV thu bài, kiểm tra việc chữa bài, chấm bài của HS.

10 phút.

- HS quan sát.

- HS chữa bài, 2 HS ngồi cùng bàn đổi phiếu cho nhau để chữa bài và chấm bài cho bạn.

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

1. Điều gì sẽ sảy ra khi có quá nhiều khói , khí độc thải vào không khí.

a. Không khí trở lên nặng hơn b. Không khí bị ô nhiễm c. Không khí chuyển động d. Không khí bay cao

2. Yếu tố nào được nêu ra dưới đây có thể làm ô nhiễm nước.

a. Không khí b. Nhiệt độ c. Chất thải

d. Ánh sáng mặt trời

3. Trong các biện pháp làm tăng sản lượng lương thực trên diện tích đất canh tác, biện pháp nào sẽ làm ô nhiễm môi trường đất.

a. Tăng cường làm thuỷ lợi b. Chọn giống tốt

c. Sử dụng nhiều phân hoá học

d. Tăng cường mối quan hệ giữa cây lúa, các sự việc tiêu diệt sâu hại lúa 4. Theo bạn đặc điểm nào là quan trọng nhất của nước sạch.

a. Dễ uống

b. Giúp nấu ăn ngon

c. Giúp phòng tránh được các biệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da.

d. Không mùi , không vị 3. Củng cố kiến thức: (3’) - Nhận xét tiết học.

- Em và các bạn trong lớp đã làm gì bảo vệ môi trường ?

- Khi trên đường đi học về, em gặp một em nhỏ ăn quà xong liền vứt ngay vỏ kẹo ra vỉa hè, em sẽ nói gì với em nhỏ ?

- Dặn HS về nhà tiếp tục ôn tập để chuẩn bị tốt cho lên lớp 6.

________________________________________________________________________________

Ngày soạn:18/05/2019 Ngày giảng: Thứ ba ngày 21 tháng 5 năm 2019

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

(12)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết tính giá trị biểu thức.

- Tìm số trung bình cộng.

- Giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

2. Kĩ năng: Giải thành thạo các bài toán.

3.Thái độ: Yêu thích tiết học

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.

Bài giải

Vận tốc của ô tô thứ nhất là:

120 :2,5 48 ( km/giờ ) Vận tốc của ô tô thứ hai là:

48 : 2 24 ( km/giờ ) Thơì gian ô tô thứ hai đi là:

120 : 24 5 ( giờ )

Ô thứ nhất đến B trước ô tô thứ hai:

5 giờ - 2,5 giờ 2,5 giờ Đáp số: 2,5 giờ - GV chữa bài, nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’) b.Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1: (10’) Tính.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu. + 1 học sinh đọc.

- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài. - Tính.

- Yêu cầu học sinh tự làm bài. + 1 học sinh làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.

- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và đánh giá HS.

a) 6,78 - (8,951 + 4,784) : 2,05

6,78 - 13,735 : 2,05

6,78 - 6,7

0,08

b) 6 giờ 45 phút + 14 giờ 30 phút : 5

6 giờ 45 phút + 2 giờ 54 phút

8 giờ 99 phút ( hay 9 giờ 33 phút) - Nêu thứ tự thực hiện các phép tính

trong 1 biểu thức?

- Thực hiện trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau, ngoài ngoặc thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau.

Bài 2: ( 9’) Bài toán.

(13)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu. + 1 học sinh đọc.

- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài. - Tìm số trung bình cộng.

- Muốn tìm số trung bình cộng ta làm như thế nào ?

- Muốn tìm số trung bình cộng ta lấy tổng các số đó chia cho số các số hạng có trong tổng đó.

- Yêu cầu học sinh tự làm bài. + 1 học sinh làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở

a. 19; 34 và 46

Số trung bình cộng của 19; 34 và 46 là:

(19+34+46) :3 = 33 b. 2,4; 2,7; 3,5 và 3,8

Số trung bình cộng của 2,4; 2,7; 3,5 và 3,8 là:

(2,4+2,7+3,5+3,8):4 3,1 - GV chữa bài của HS trên bảng lớp,

sau đó nhận xét Bài 3: (10’) Bài toán.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu + 1 học sinh đọc.

- Bài toán cho biết gì? - Học sinh trai: 19 học sinh

Học sinh gái nhiều hơn học sinh trai: 2 học sinh

- Bài toán hỏi gì? - Học sinh trai:…%?

Học sinh gái: ….% ?

- Yêu cầu học sinh làm bài. + 1 học sinh làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở

Bài giải

Số học sinh gái của lớp đó là:

19 + 2 21 (học sinh) Học sinh của cả lớp là:

19 + 21 40 (học sinh)

Tỉ số phần trăm của học sinh trai so với số học sinh cả lớp là:

19 : 40 0,475 0,475 47,5 %

Tỉ số phần trăm của học sinh nữ so với số học sinh cả lớp là

21 : 40 = 0,525 0,525 = 52,5%

Đáp số: 47,5% và 52,5%

- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và đánh giá HS.

Nêu các bước giải bài toán tìm tỉ số

- HS lắng nghe.

(14)

phần trăm của 2 số? - Tìm tỉ số phần trăm của 2 số ta giải theo 2 bước:

+ Bước 1 tìm thương của 2 số đó.

+ Lấy thương vừa tìm được nhân với 100 rồi viết kí hiệu % vào bên phải tích vừa tìm được.

* Bài 4: (5’) Bài toán.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu. + 1 học sinh đọc.

- Bài toán cho biết gì? + 1 thư viện có: 6000 quyển sách

1 năm tăng: 20% so với số sách của năm trước

- Bài toán hỏi gì? - Sau 2 năm: … quyển sách?

- Yêu cầu học sinh làm bài + 1 học sinh làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở

Bài giải

Sau năm thứ nhất số sách của thư viên tăng lên số quyển là:

6000  20 : 100 1200 (quyển) Sau năm thứ nhất số sách thư viện có là:

6000 + 1200 7200 (quyển) Sau năm thứ hai số sách của thư viện tăng thêm là:

7200  20 : 100 1440 (quyển) Sau năm thứ 2 số sách thư viện có là:

7200 + 1440 8640 (quyển) Đáp số: 8640 quyển - GV chữa bài của HS trên bảng lớp,

sau đó nhận xét

* Bài 5: (5’) Bài toán.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu. + 1 học sinh đọc.

- Bài toán cho biết gì? + v xuôi dòng 28,4 km/giờ v ngược dòng 18,6 km/giờ - Bài toán hỏi gì? - Tính v nước lặng và v dòng nước?

- Yêu cầu học sinh làm bài. + 1 học sinh làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở

Bài giải

Vận tốc của dòng nước là (28,4 - 18,6):2 4,9 (km/giờ) Vận tốc của tàu thủy khi nước lặng là:

28,4 - 4,9 32,5 (km/giờ)

Đáp số: 23,5km/giờ và 4,9 km/giờ 3. Củng cố kiến thức: (3’)

(15)

- Nêu các bước giải bài toán tìm tỉ số phần trăm của 2 số?

(- Tìm tỉ số phần trăm của 2 số ta giải theo 2 bước:

+ Bước 1 tìm thương của 2 số đó.

+ Lấy thương vừa tìm được nhân với 100 rồi viết kí hiệu % vào bên phải tích vừa tìm được.)

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài sau.

_________________________________________________________

Lịch sử

ÔN TẬP HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hoàn thành thống nhất đất nước - Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

2. Kĩ năng: ghi nhớ các sự kiện lịch sử

3. Thái độ: Giáo dục hs ý thức tìm hiểu về lịch sử đát nước, mong muốn đóng góp công sức xây dựng và bảo vệ đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính bảng, phòng học thông minh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

GV HS

1.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Nêu các thời kì lịch sử đã học?

- Nêu các sự kiện lịch sử chính?

2. Bài mới :

-Giới thiệu bài : (1’)

* HĐ1 : Ôn tập về Hoàn thành thống nhất đất nước(16’)

- Cho hs trao đổi theo cặp và TLCH:

- Ngày 25-4-1976 trên đất nước ta diễn ra sự kiện gì ?

- Quang cảnh Hà Nội, Sài Gòn và khắp nơi trên đất nước tả trong ngày này ntn?

-Tinh thần nhân dân ta trong ngày này ra sao?

-Kết quả của cuộc tổng tuyển cử, bầu Quốc hội chung trên cả nước ngày 25 -4-

- 2hs trả lời, nhận xét

- Hs trao đổi theo cặp và TLCH:

- Ngày 25-4-1976 trên đất nước ta diễn ra cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.

- Hà Nội, Sài Gòn và khắp nơi trên đất nước tràn ngập cờ, hoa và biểu ngữ

- Nhân cả nước phấn khởi thực hiện quyền công dân của mình. Các cụ già tuổi cao, sức yếu vẫn đến tận trụ sở bầu cử cùng con cháu. Các cụ muốn tự tay bỏ lá phiếu của mình, lớp thanh niên 18 tuổi thể hiện niềm vui sướng vì lần đầu tên được cầm

(16)

1976 ntn?

-Vì sao nói ngày 25-4-1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta?

- Những quyết định quan trọng nhất của kỳ họp đầu tiên Quốc hội khoá VI là gì?

- Cho các nhóm trao đổi và trả lời.

- Gọi đại diện vài nhóm trả lời, cho lớp nhận xét.

- Sự kiện bầu cử Quốc hội khoá VI gợi cho ta nhớ đến sự kiện L/S nào trước đó?

-Những quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI thể hiện điều gì?

- Giáo viên nhấn mạnh : Việc bầu Quốc hội thống nhất và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất có ý nghĩa trọng đại. Từ đây nước ta có bộ máy nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội .

* HĐ2: Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình(16’)

- Nhiệm vụ của CM VN sau khi thống nhất đất nước là gì ?

- Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng năm nào ? Ở đâu ? Trong thời gian bao lâu ?

- GV yêu cầu HS chỉ trên bản đồ.

- Ai là người giúp chúng ta XD nhà máy này?

- Trên công trường xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình công nhân Việt

lá phiếu bầu cử Quốc hội thống nhất.

- Chiều 25-4-1976 cuộc bầu cử kết thúc tốt đẹp , cả nước có 98,8% tổng số cử tri đi bầu cử .

- Vì ngày này là ngày dân tộc ta hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh hi sinh gian khổ ..

- Các nhóm trao đổi, trả lời những quyết định quan trọng nhất của kỳ họp đầu tiên Quốc hội khoá VI : Tên nước ta là : CHXHCNVN; quy định Quốc kì : Lá cờ đỏ sao vàng;

Quốc ca:bài Tiến quân ca

Quốc huy ; chọn Thủ đô : Hà Nội ; đổi tên thành phố Sài Gòn –Gia Định là TPHCM

- Gợi nhớ đến ngày CMT8 thành công, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hoà. Sau đó ngày 6-11- 1946 toàn dân ta đi bầu cử Quốc hội khoá 1, lập ra nhà nước của chính mình.

- Ý nghĩa : Có ý nghĩa trọng đại. Từ đây nước ta có bộ máy nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội .

Thể hiện sự thống nhất đất nước cả về mặt lãnh thổ và nhà nước.

- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước, CMVN có nhiệm vụ xây dựng đất nước tiến lên CNXH

- Nhà máy được chính thức khởi công xây dựng tổng thể vào ngày 6- 11-1979 trên sông Đà, tại thị xã Hoà

(17)

Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào ?

- Cho hs quan sát hình 1 và hỏi : - Em có nhận xét gì về hình 1?

-Nêu những đóng góp của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đối với nứớc ta ?

*PHTM: Cho HS tìm trên mạng một số nhà máy Thuỷ điện lớn của nước ta.

- Cho 2 HS chỉ trên bản đồ vị trí Nhà máy thuỷ điện lớn nhất nước ta và nêu lợi ích của Nhà máy ấy.

3. củng cố, dặn dò(2’)

- Cho hs nêu lại ý nghĩa của sự hoàn thành thống nhất đất nước.

- Nêu những đóng góp của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đối với nứớc ta?

- Dặn hs về nhà ôn bài, chuẩn bị cho bài kiểm tra.

Bình sau 15 năm thì hoàn thành.HS chỉ trên bản đồ.

- Chính phủ Liên Xô là người cộng tác giúp đỡ chúng ta XD nhà máy này.

- Suốt ngày đêm có 35000 người và hàng nghìn xe cơ giới làm việc hối hả trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn. Tinh thần thi đua lao động, sự hi sinh quên mình của những người công nhân xây dựng.

- Anh ghi lại niềm vui của những người công nhân XD nhà máy thuỷ điện Hoà Bình khi vượt mức kế hoạch, đãnói lên sự tận tâm, cố gắng hết mức, dốc toàn tâm, toàn lực của công nhân XD nhà máy cho ngày hoàn thành công trình.

- Hạn chế lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ.

- Cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, nông thôn đến thành phố, phục vụ cho sản xuất và đời sống.

- Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là công trình tiêu biểu đầu tiên, thể hiện thành quả của công cuộc xay dựng CNXH.

- HS vào mạng tìm: Một số Nhà máy Thuỷ điện như : Thác Bà ở Yên Bái ; Đa Nhim ở Lâm Đồng ; laly ở Gia Lai.

- 2 HS chỉ trên bản đồ vị trí Nhà máy thuỷ điện lớn nhất nước ta và nêu lợi ích của Nhà máy ấy.

_____________________________________________

Đạo đức

THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ 2 VÀ CUỐI NĂM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học qua liên hệ thực tế các bài đã học: Em là học sinh lớp 5; Có trách nhiệm với việc làm của mình; Có chí thì nên; Nhớ ơn tổ tiên;

Tình bạn.

2. HS có kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống

(18)

3. HS yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

GV HS

1.KT Bài cũ (4’)

- Em hãy kể những việc làm thể hiện biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Nêu những biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- GV nhận xét, 2. Bài mới:

a. GTB(1’) b. Ôn tập(32’)

- GV chia nhóm 4, đặt câu hỏi cho các nhóm thảo luận:

+ Là học sinh lớp 5 em cảm thấy như thế nào? Em cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5?

+ Khi làm điều sai, em cần làm gì để thể hiện là ngưới có trách nhiệm với việc làm của mình?

+ Nêu gương một người mà em biết thể hiện Có chí thì nên?

+ Em còn biết câu chuyện, câu tục ngữ nào có cùng ý nghĩa Có chí thì nên?

+ Em đã làm gì thể hiện sự vượt khó trong học tập và cuộc sống?

+ Em đã làm gì để thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên?

+ Kể về tình bạn của em với một người bạn thân thiết?

+ Bạn bè cần có thái độ như thế nào?

+ Thấy bạn làm việc sai trái em cần làm gì?

3. Củng cố , dặn dò(3’)

+ Em đã làm gì để thể hiện sự vượt khó trong học tập và cuộc sống?

+ Em đã làm gì để thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên?

-Về nhà học bài ôn lại các bài đã học.

- GV nhận xét tiết học.

- HS kể.

- HS nêu, lớp nhận xét.

- Em rất tự hào là học sinh lớn nhất trường, em cần gương mẫu, học tốt.

- Biết nhận lỗi, không đổ lỗi cho người khác, biết sửa lỗi.

- HS nêu.

- Có công mài sắt có ngày lên kim:

“Câu chuyện bó đũa”.

- HS trình bày.

- HS nêu.

- HS kể.

- Đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.- Khuyên nhủ bạn, nếu bạn không nghe thì nói với thầy cô giáo, bố mẹ bạn.

_________________________________________

Luyện từ và câu

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2 (TIẾT 3)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Kiểm tra đọc - hiểu

(19)

2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng lập bảng thống kê qua bài tập lập bảng thống kê về tình hình phát triển giáo dục tiểu học ở nước ta .Từ các số liệu trên ,biết rút ra những nhận xét đúng.

3. Thái độ: Yêu quý môn học.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Thu thập, xử lí thông tin: lập bảng thống kê.

- Ra quyết định (lựa chọn phương án.)

III. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn qui tắc.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Kiểm tra bài cũ: (4’) 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’) b. Ki m tra t p ể ậ đọc: (20’)

- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.

- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

Bài: Những cánh buồm.

- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS ) về chỗ chuẩn bị; Cử 1 HS giữ hộp phiếu bài tập đọc, khi có 1 bạn kiểm tra xong, thì gọi 1 HS khác tiếp tục lên gắp thăm bài đọc.

+ Dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển ?

+ Sau trận mưa đêm; bầu trời và bãi biển như vừa gội rửa. Mặt trời nhuộm hồng tất cả bằng những tia nắng rực rỡ, cát mịn, biển xanh lơ.

Hai cha con dạo chơi trên bãi biển.

Người cha cao, gầy, bóng dài lênh khênh. Cậu con trai bụ bẫm, bóng tròn, chắc nịch.

+ Em hãy đọc những câu thơ thể hiện cuộc trò chuyện giữa hai cha con.

+ Những câu thơ:

Con: Cha ơi!

Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?

Cha:

Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa Sẽ có cây, có cửa, có nhà.

Những nơi đó cha chưa hề đi đến.

Con: Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

Để con đi...

(20)

Bài: Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em.

- Trẻ em có quyền được học tập ra sao? - Trẻ em có quyền được học tập.

- Trẻ em học Tiểu học công lập không phải đóng học phí.

- Điều luật 17 quy định những gì? - Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh …

- Đọc thầm điều 21 và trả lời câu hỏi:

Điều luật nào trong bài về bổn phận của trẻ em?

+ Điều 21.

+ Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật.

+ Trẻ em có các bổn phận sau:

Phải có lòng nhân ái.

Phải có ý thức nâng cao năng lực của bản thân.

Phải có tinh thần lao động.

Phải có đạo đức, tác phong tốt.

Phải có lòng yêu nước và yêu hoà bình.

+ Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng để thực hiện?

+ 3 HS đến 5 HS nối tiếp nhau liên hệ bản thân để phát biểu. Ví dụ:

+ Tôi đã thực hiện tốt bổn phận có lòng nhân ái: có đạo đức, tác phong tốt. Ở lớp, ở nhà tôi luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ mọi người.

Riêng bổn phận phải có tinh thần lao động tôi thực hiện chưa tốt vì ở nhà tôi rất lười làm việc nhà. Mẹ tôi rất hay kêu ca, phàn nàn về tôi. Tôi sẽ cố gắng làm việc giúp mẹ.

- Qua bài em hiểu thêm điều gì? + Em hiểu mọi người trong xã hội đều phải sống và làm việc theo pháp luật, trẻ em cũng có quyền và bổn phận của mình đối với gia đình, xã hội.

Bài : Lớp học trên đường.

+ Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học.

+ Những chi tiết cho thấy Rê-mi rất hiếu học:

- Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái.

- Khi bị thầy chê trách, so sánh với con chó Ca-pi vì chậm biết đọc, từ

(21)

đó cậu không dám sao nhãng một phút nào.

- Khi thầy hỏi có muốn học nhạc không, Rê-mi đã trả lời đó là điều cậu thích nhất.

Hướng dẫn bài tập: (11’)

Bài 2: (6’’)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài. + 1 HS đọc thành tiếng cho HS lớp cùng nghe.

- Chia lớp thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm 4 HS yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ:

- Hoạt động trong nhóm. Mỗi nhóm làm theo một yêu cầu, 6 nhóm làm vào khổ giấy to.

+ Các số liệu về tình hình phát triển giáo dục Tiểu học của nước ta trong mỗi năm học được thống kê theo những mặt nào ?

- Thống kê theo 4 mặt: Số trường - số hs- số giáo viên-tỉ lệ hs dân tộc tiểu số.

+ Như vậy cần lập bảng thống kê làm mấy cột dọc?

- Bảng thống kê gồm có mấy hàng ngang?

- Bảng thống kê gồm có 5 cột dọc:

1) Năm học.

2) Số trường.

3) Số hs.

4) Số giáo viên.

5) Tỉ lệ hs dân tộc.

- Bảng thống kê gồm có 5 hàng ngang gắn với số liệu của 5 năm học.

1) 2000 - 2001 2) 2001 - 2002 3) 2002 - 2003 4) 2003 - 2004 5) 2004 - 2005 - Yêu cầu các nhóm làm vào giấy khổ

to dán lên bảng. Các nhóm có cùng nội dung bổ sung thêm các từ ngữ mà nhóm bạn chưa có. GV ghi nhanh lên bảng.

- GV mời 3 đến 4 hs lên bảng thi kẻ thật nhanh bảng thống kê

- Dán lên bảng tờ mẫu.

- Hướng dẫn hs quan sát.

VD:

Thống kê tình hình phát triển giáo dục tiểu học Việt Nam ( T n m 2000 -2001 ừ ă đến 2004-2005)

1) Năm học 2) Số 3) Số hs 4) Số giáo

(22)

trường viên 2000-2001

2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005

Điền số liệu vào bảng thống kê:

- HS điền.

- Chữa - Các nhóm treo bảng nhóm chữa - nhận xét.

Thống kê tình hình phát triển giáo dục tiểu học Việt Nam ( Từ năm 2000 - 2001 đến 2004 - 2005)

1)Năm học 2)Số trường 3)Số hs 4)Số giáo viên

5) Tỉ lệ hs dt thiểu số

2000-2001 13829 9741100 355900 15,2%

2001-2002 13903 9315300 359900 15,8%

2002-2003 14163 8815700 363100 16,7%

2003-2004 14346 8346000 366200 17,7%

2004-2005 14518 7744800 362400 19,1 %

- So sánh bảng thống kê đã lập với bảng thống kê trong sách giáo khoa.

Chúng ta thấy điểm gì khác nhau?

- Bảng thống kê đã lập cho thấy một kết quả có tính so sánh rõ rệt giữa các năm học. Chỉ nhìn từng cột dọc có thể thấy ngay các số liệu có tính so sánh.)

Bài tập 3: (5’)

- HS đọc nội dung bài tập.

- Bài tập yc gì? - Nêu số tăng hay giảm.

- HS làm - Một hs làm bảng nhóm - lớp làm

vở bài tâp.

- Nhận xét kết luận lời giải đúng. a) tăng b) giảm

c) lúc tăng lúc giảm d) tăng

3. Củng cố kiến thức: (3’)

- So sánh bảng thống kê đã lập với bảng thống kê trong sách giáo khoa. Chúng ta thấy điểm gì khác nhau?(Bảng thống kê đã lập cho thấy một kết quả có tính so sánh rõ rệt giữa các năm học. Chỉ nhìn từng cột dọc có thể thấy ngay các số liệu có tính so sánh.)

* Bảng thống kê dùng để làm gì?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng __________________________________

(23)

Kể chuyện

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2 (TIẾT 4

)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Kiểm tra đọc - hiểu (Yêu cầu như ở tiết 1) - Lập bảng thống kê các bài tập đọc chủ điểm.

2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng lập biên bản cuộc họp qua bài luyện tập viết biên bản cuộc họp của chữ viết - Bài cuộc họp của chữ viết .

3. Thái độ: Yêu quý Tiếng Việt.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Ra quyết định/ giải quyết vấn đề.

- Xử lí thông tin.

III. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1.. Kiểm tra bài cũ: (4’) 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài. (1’) b. Các ho t ạ động

a) Kiểm tra tập đọc: (15’) - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc

- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS ) về chỗ chuẩn bị; Cử 1 HS giữ hộp phiếu bài tập đọc, khi có 1 bạn kiểm tra xong, thì gọi 1 HS khác tiếp tục lên gắp thăm bài đọc.

- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Nhận xét trực tiếp từng HS

- Đọc và trả lời câu hỏi.

Bài: một vụ đắm tàu

+ Giu - li - ét - ta chăm sóc Ma - ri - ô như thế nào khi bạn bị

thương ?

+ Thấy Ma- ri - ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dụi, Giu -li - ét - ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.

+ Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào ?

+ Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên những đợt sóng lớn phá thủng thân tàu, phun nước vào khoang, con tau chìm dần giữa biển khơi, Ma - ri -ô và Giu - li - ét - ta hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển.

+ Thái độ của Giu - li - ét - ta như + Giu - li - ét - ta sững sờ, buông thõng hai

(24)

thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa nhỏ hơn xuống xuồng là Ma- ri - ô ?

tay, đôi mắt thẫn thờ, tuyệt vọng.

Bài: Con gái.

+ Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ?

+ Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi. Đi học về Mơ tưới rau, chẽ củi, nấu cơm giúp mẹ trong khi các bạn trai còn mải đá bóng. Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan.

+ Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về “ con gái” như thế nào? Những chi tiết nào cho thấy điều đó ?

+ Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ thay đổi quan niệm về con gái. Bố ôm Mơ đến ngợp thở, cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt, dì Hạnh nói

“Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng.”

+ Qua phần tìm hiểu, em hãy cho biết câu chuyện muốn nói lên điều gì?

+ Câu chuyện khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái.

Bài: Tà áo dài Việt Nam.

+ Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của người Việt Nam xưa?

+ Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy làm cho người phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.

+ Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?

+ Áo dài truyền thống có hai loại áo: áo từ thân và áo năm thân. áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh vài sau ghép liền giữa số lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. áo năm thân may như áo tứ thân, nhưng vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải. áo dài tân thời chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía sau.

c) Hướng dẫn luyện tập: (14’)

- Gọi hs đọc yc. - Một hs đọc thành tiếng - lớp đọc thầm . - Các chữ cái và dấu câu họp bàn

việc gì ?

- Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng, bạn này không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết những câu văn rất kì quặc.

- Cuộc họp đề ra cách gì để giúp - Giao cho anh dấu chấm yêu cầu Hoàng

(25)

bạn Hoàng? đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu.

- Hãy nêu cấu tạo của một biên bản ?

1. Biên bản là văn bản ghi lại nội dung một cuộc họp hoặc một sự việc đã diễn ra để làm bằng chứng.

2. Nội dung biên bản gồm ba phần.

a) Phần mở đầu ghi quốc hiệu, tiêu ngữ ( hoặc tên tổ chức ) tên biên bản.

b) Phần chính ghi thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, nội dung sự việc.

c) Phần kết thúc ghi tên, chữ kí của những người có trách nhiệm.

- Thống nhất mẫu biên bản ? - HS nêu.

- GV yêu cầu HS làm. - Làm cá nhân - Một hs làm bảng nhóm.

- Chữa nhận xét. - Nhiều hs nối tiếp đọc.

- Tuyên dương bạn viết tốt.

VD:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP LỚP 5A1 1. Thời gian, địa điểm:

- Thời gian: 15 giờ ngày 24 tháng 5 năm 2018

- Địa điểm: phòng học lớp 5A1, Trường Tiểu học Hồng Thái Đông.

2.Thành viên tham dự: Các chữ cái và dấu câu.

3.Chủ tọa, thư kí:

- Chủ tọa: bác chữ A - Thư kí: chữ C

4. Nội dung cuộc họp:

- Bác chữ A phát biểu: Mục đích cuộc họp là tìm cách giúp đỡ Hoàng vì bạn không biết chấm câu. Bạn viết những câu rất kì quặc.

- Anh dấu chấm phân tích nguyên nhân: Do khi viết, Hoàng không để ý các dấu câu, mỏi tay chỗ nào, chấm chỗ ấy.

- Bác chữ A đề nghị: Anh dấu chấm có trách nhiệm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi định chấm câu.

(26)

- Tất cả các chữ cái và dấu câu đều tán thành ý kiến.

- Cuộc họp kết thúc lúc 17 giờ ngày 8 tháng 5 năm 2012.

Người lập biên bản Chủ tọa C A Chữ C Chữ A 3. Củng cố kiến thức: (3’)

- Hãy nêu cấu tạo của một biên bản?

- Ta cần ghi biên bản những trường hợp nào? ( Vi phạm an toàn giao thông, Vi phạm nội quy trường, lớp, Bàn giao tài sản, ...)

- Nhận xét tiết học.

- Học sinh chuẩn bị bài sau.

____________________________________________________________

Ngày soạn: 19/05/2019 Ngày giảng: Thứ tư ngày 22 tháng 5 năm 2019

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết tính giá trị biểu thức.

- Tìm số trung bình cộng.

- Giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

2. Kĩ năng: Giải thành thạo các bài toán.

3.Thái độ: Yêu thích tiết học

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.

Bài giải

Vận tốc của ô tô thứ nhất là:

120 :2,5 48 ( km/giờ ) Vận tốc của ô tô thứ hai là:

48 : 2 24 ( km/giờ ) Thơì gian ô tô thứ hai đi là:

120 : 24 5 ( giờ )

Ô thứ nhất đến B trước ô tô thứ hai:

5 giờ - 2,5 giờ 2,5 giờ Đáp số: 2,5 giờ

(27)

- GV chữa bài, nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’) b.Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1: (10’) Tính.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu. + 1 học sinh đọc.

- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài. - Tính.

- Yêu cầu học sinh tự làm bài. + 1 học sinh làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.

- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và đánh giá HS.

a) 6,78 - (8,951 + 4,784) : 2,05

6,78 - 13,735 : 2,05

6,78 - 6,7

0,08

b) 6 giờ 45 phút + 14 giờ 30 phút : 5

6 giờ 45 phút + 2 giờ 54 phút

8 giờ 99 phút ( hay 9 giờ 33 phút) - Nêu thứ tự thực hiện các phép tính

trong 1 biểu thức?

- Thực hiện trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau, ngoài ngoặc thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau.

Bài 2: ( 9’) Bài toán.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu. + 1 học sinh đọc.

- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài. - Tìm số trung bình cộng.

- Muốn tìm số trung bình cộng ta làm như thế nào ?

- Muốn tìm số trung bình cộng ta lấy tổng các số đó chia cho số các số hạng có trong tổng đó.

- Yêu cầu học sinh tự làm bài. + 1 học sinh làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở

a. 19; 34 và 46

Số trung bình cộng của 19; 34 và 46 là:

(19+34+46) :3 = 33 b. 2,4; 2,7; 3,5 và 3,8

Số trung bình cộng của 2,4; 2,7; 3,5 và 3,8 là:

(2,4+2,7+3,5+3,8):4 3,1 - GV chữa bài của HS trên bảng lớp,

sau đó nhận xét Bài 3: (10’) Bài toán.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu + 1 học sinh đọc.

- Bài toán cho biết gì? - Học sinh trai: 19 học sinh

Học sinh gái nhiều hơn học sinh trai: 2 học sinh

- Bài toán hỏi gì? - Học sinh trai:…%?

(28)

Học sinh gái: ….% ?

- Yêu cầu học sinh làm bài. + 1 học sinh làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở

Bài giải

Số học sinh gái của lớp đó là:

19 + 2 21 (học sinh) Học sinh của cả lớp là:

19 + 21 40 (học sinh)

Tỉ số phần trăm của học sinh trai so với số học sinh cả lớp là:

19 : 40 0,475 0,475 47,5 %

Tỉ số phần trăm của học sinh nữ so với số học sinh cả lớp là

21 : 40 = 0,525 0,525 = 52,5%

Đáp số: 47,5% và 52,5%

- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và đánh giá HS.

Nêu các bước giải bài toán tìm tỉ số phần trăm của 2 số?

- HS lắng nghe.

- Tìm tỉ số phần trăm của 2 số ta giải theo 2 bước:

+ Bước 1 tìm thương của 2 số đó.

+ Lấy thương vừa tìm được nhân với 100 rồi viết kí hiệu % vào bên phải tích vừa tìm được.

* Bài 4: (5’) Bài toán.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu. + 1 học sinh đọc.

- Bài toán cho biết gì? + 1 thư viện có: 6000 quyển sách

1 năm tăng: 20% so với số sách của năm trước

- Bài toán hỏi gì? - Sau 2 năm: … quyển sách?

- Yêu cầu học sinh làm bài + 1 học sinh làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở

Bài giải

Sau năm thứ nhất số sách của thư viên tăng lên số quyển là:

6000  20 : 100 1200 (quyển) Sau năm thứ nhất số sách thư viện có là:

6000 + 1200 7200 (quyển) Sau năm thứ hai số sách của thư viện tăng thêm là:

(29)

7200  20 : 100 1440 (quyển) Sau năm thứ 2 số sách thư viện có là:

7200 + 1440 8640 (quyển) Đáp số: 8640 quyển - GV chữa bài của HS trên bảng lớp,

sau đó nhận xét

* Bài 5: (5’) Bài toán.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu. + 1 học sinh đọc.

- Bài toán cho biết gì? + v xuôi dòng 28,4 km/giờ v ngược dòng 18,6 km/giờ - Bài toán hỏi gì? - Tính v nước lặng và v dòng nước?

- Yêu cầu học sinh làm bài. + 1 học sinh làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở

Bài giải

Vận tốc của dòng nước là (28,4 - 18,6):2 4,9 (km/giờ) Vận tốc của tàu thủy khi nước lặng là:

28,4 - 4,9 32,5 (km/giờ)

Đáp số: 23,5km/giờ và 4,9 km/giờ 3. Củng cố kiến thức: (3’)

- Nêu các bước giải bài toán tìm tỉ số phần trăm của 2 số?

(- Tìm tỉ số phần trăm của 2 số ta giải theo 2 bước:

+ Bước 1 tìm thương của 2 số đó.

+ Lấy thương vừa tìm được nhân với 100 rồi viết kí hiệu % vào bên phải tích vừa tìm được.)

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài sau.

_________________________________________________________

Tập đọc

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2 (TIẾT 5)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Tiếp tục kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.

- Hiểu bài thơ: Trẻ con ở Sơn Mĩ, cảm nhận được vẻ đẹp của những chi tiết hình ảnh sống động; biết miêu tả một hình ảnh trong thơ.

2. Kĩ năng: Nói được cảm nhận của mình về cái hay của những câu thơ trong chủ điểm.

3. Thái độ: Yêu quý Tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

(30)

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’) b. Các ho t ạ động

Kiểm tra tập đọc: (16’)

- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc - Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS ) về chỗ chuẩn bị; Cử 1 HS giữ hộp phiếu bài tập đọc, khi có 1 bạn kiểm tra xong, thì gọi 1 HS khác tiếp tục lên gắp thăm bài đọc.

- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Nhận xét trực tiếp từng HS.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

Bài: Công việc đầu tiên.

- Vì sao Út muốn được thoát li ? - Vì yêu nước, ham hoạt động muốn làm thật nhiều việc cho cách mạng.

- Cô bé Út trong câu chuyện chính là ai?

- Bà Nguyễn Thị Định - người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong Thiếu tướng và giữ trọng trách Phó Tư lệnh Quân Giải Phóng miền Nam

Nêu nội dung chính của bài? - Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng

Bài: Bầm ơi.

- Anh chiến sĩ dùng cách nói ntn để làm yên lòng mẹ?

- Dùng cách nói so sánh:

Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu

mươi

- Cách nói ấy có tác dụng gì ? - Làm yên lòng mẹ: mẹ đừng lo nhiều cho con, những việc con đang làm không thể sánh với những vất vả khó nhọc của mẹ nơi quê nhà - Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em

nghĩ gì về người mẹ của anh?

- Em nghĩ gì về anh chiến sĩ ?

- Người mẹ của anh chiến sĩ là 1 phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương chịu khó, hiền hậu đầy tình thương yêu con…

- Yêu mẹ, yêu đất nước, đặt tình yêu

Tài liệu tham khảo

Đề cương

Tài liệu liên quan

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

Allow the pupils some time to colour in the pictures of the words that start with the /v/ sound. Check around the classroom providing any

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

Năng lực:Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn

Hoạt động của GV Hoạt động của HS.. Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện. Kể lại toàn bộ nội dung truyện. Mỗi nhóm có 3 HS và giao nhiệm vụ

Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá