• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
47
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1

Ngày soạn: Ngày 04 tháng 09 năm 2020

Ngày giảng:( Sáng) Thứ hai, ngày 07 tháng 09 năm 2020 TOÁN

Ôn Tập Các Số Đến 100 I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Biết đếm, đọc, viết các số đến 100.

- Nhận biết dược các Số có một chữ số, các số có hai chữ số; số lớn nhất số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau.

2. Kĩ năng :

- Viết được các số từ 0 đến 100.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Bảng phụ, VBT.

- Học sinh: Vở bài tập, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. ( 5’)

- Giáo viên kiểm tra sách giáo khoa, vở, bút, bảng con của học sinh.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới.

1. Giới thiệu bài. ( 1’) - Giáo viên giới thiệu bài.

- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại đầu bài.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

s( 29’) Bài 1 (3)

a) Nêu tiếp các số có 1 chữ số.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các số từ 0 đến 10.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các số từ 0 đến 10.

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng viết các số từ 0 đến 10, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên hỏi:

? Có bao nhiêu số có 1 chữ số ? Kể tên

- Học sinh bỏ đồ dùng học tập lên bàn.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh nhắc lại đầu bài.

- 2 học sinh nêu các số từ 0 đến 10.

- 2 học sinh nêu các số từ 0 đến 10.

- 1 học sinh lên bảng viết, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- Học sinh trả lời.

- Có 10 số có một chữ số là : 0, 1, 2, 3, 4,

(2)

các số đó ?

? Số đầu tiên có một chữ số là chữ số nào?

? Số đứng liền sau của số 0 là số nào?

? Số đứng sau số 1 là số nào?

? Số đứng sau số 2 là số nào?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét câu trả lời của bạn.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm phần b, c vào bảng con.

- Giáo viên nhận xét chữa bài.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên chốt kiến thức.

Bài 2 (3)

a) Nêu tiếp các số có 2 chữ số.

- Giáo viên hỏi :

? Số có 2 chữ số đầu tiên trong bảng là chữ số nào?

? Đứng sau số 10 là số mấy?

? Đứng sau số 11 là số mấy?

- Giáo viên treo bảng phụ yêu cầu học sinh lên bảng điền.

5, 6, 7, 8, 9.

+ Số 0 + Số 1.

+ Số 2.

+ Số 3.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh làm bài vào bảng con theo yêu cầu.

b) Viết số bé nhất có 1 chữ số: 0 c) Viết số lớn nhất có 1 chữ số: 9 - Học sinh lắng nghe và chữa bài.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức về số có một chữ số.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

+ Chữ số 10.

+ Số 11 + Số 12

- Học sinh lên bảng điền, lớp theo dõi nhận xét.

10 11 12 13 14 14 16 17 18 19

20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

30 31 32 33 34 35 36 37 38 39

40 41 42 43 44 45 46 47 48 49

50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

60 61 62 63 64 65 66 67 68 69

70 71 72 73 74 75 76 77 78 79

80 81 82 83 84 85 86 87 88 89

90 91 92 93 94 95 96 97 98 99

- Giáo viên goi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhân xét và chữa bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm b, c vào bảng con.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh làm bài vào bảng con.

b) Số bé nhất có hai chữ số là: 10 c) Viết số lớn nhất có 2 chữ số: 99 - Học sinh theo dõi lắng nghe.

(3)

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên chốt kiến thức.

Bài 3

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên chốt kiến thức.

C. Củng cố, dặn dò. ( 3’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức về số có hai chữ số.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải viết số liền sau, trước của các số 39, 90, 99.

- Học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở.

- Học sinh lên bảng làm bài.

a) Số liền sau của số 39 là số: 40 b) Số liền trước số 90 là số : 89 c) Số liền trước số 99 là số: 98 d) Số liền sau của số 99 là số: 100 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe và chữa bài.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức về số liền sau, số liền trước.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = TẬP ĐỌC

Tiết 1 + 2: Có công mài sắt, có ngày nên kim I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- Đọc đúng rõ ràng toàn bài ; biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm ,dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì,nhẫn nại mới thành công (trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa.)

2. Kĩ năng:

- Học sinh đọc to ,rõ ràng, đọc đúng chính tả.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

* Giáo dục KNS: Làm việc gì cũng phải kiên trì nhấn nại mới thành công. Tự nhận thức về bản thân.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên:Tranh minh họa.Bảng ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

(4)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Giáo viên kiểm tra sách giáo khoa, vở, bút của học sinh.

- Giáo viên nhận xét.

B. Dạy bài mới (30') 1. Giới thiệu bài: (1’)

- Truyện đọc mở đầu chủ điểm Em là học sinh có tên gọi Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa và trả lời câu hỏi:

- Tranh vẽ những ai ? Họ đang làm gì ? - Vậy muốn biết bà cụ làm việc gì, bà cụ và cậu bé nói với nhau những chuyện gì, muốn nhận được một lời khuyên hay, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu truyện Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại đầu bài.

2. Luyện đọc: ( 29’) a. Đọc mẫu.

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

+ Lời cậu bé: tò mò, ngạc nhiên,

+ Lời người dẫn chuyện: Thong thả, chậm rãi.

+ Lời bà cụ: Ôn tồn, hiền hậu.

b. Đọc câu.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từ khó:

Nghệch ngoạc, bỏ dở, nắn nót, thành tài - Giáo viên gọi học sinh đọc.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

c. Đọc đoạn.

- Giáo viên chia đoạn cho học sinh.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn đọc câu dài:

+ Mỗi khi cầm quyển sách, /cậu chỉ đọc vài dòng / đã ngáp ngắn,/ ngáp dài/ rồi bỏ dở. //

+ Giống như cháu đi học,/ mỗi ngày cháu

- Học sinh để sách vở lên bàn cho giáo viên kiểm tra.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh theo dõi, lắng nghe.

- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- Tranh vẽ một bà cụ và một cậu bé. Bà cụ đang mài một vật gì đó. Bà vừa mài vừa nói chuyện với cậu bé. Cậu bé nhìn bà làm việc, lắng nghe lời bà.

- Học sinh nhắc lại đầu bài.

- Học sinh theo dõi, lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc từ khó.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh đọc câu dài.

(5)

học một ít, / sẽ có ngày cháu thành tài. //

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc chú giải trong sách giáo khoa.

d. Đọc trong nhóm.

- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu lớp luyện đọc trong nhóm 4.

- Giáo viên gọi đại diện nhóm thi đọc.

- Giáo viên goi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét – tuyên dương.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc cả bài.

=> Chuyển ý:

Tiết 2

3. Tìm hiểu bài. (18’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

? Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào?

? Thế nào gọi là ngáp ngắn ngáp dài?

? Thế nào gọi là nắn nót ?

? Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?

? Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?

* Giáo dục KNS: Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài được chiếc kim nhỏ không?

? Những câu nào cho thấy cậu bé không tin?

? Bà cụ giảng giải như thế nào?

? Đến lúc này cậu bé có tin lời bà cụ không?

Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?

? Câu chuyện này khuyên em điều gì?

? Em thấy mình đã kiên trì nhẫn lại chưa?

- Giáo viên chốt kết hợp giáo dục KNS:

Trong cuộc sống không phải công việc nào cũng dễ dàng mà có rất nhiều những khó

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh đọc chú giải.

- Học sinh luyện đọc trong nhóm.

- Đại diện nhóm thi đọc.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc cả bài.

- Học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

+ Mỗi khi cầm sách cậu chỉ đọc được vài dòng là chán, bỏ đi chơi. viết chỉ nắn nót được mấy chữ đầu rồi nghệch ngoạc cho xong chuyện.

+ Ngáp nhiều vì buồn ngủ, mệt hoặc chán.

+ Biết hoặc làm cẩn thận tỉ mỉ gọi là nắn nót.

+ Bà cụ đang vần thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá.

+ Để thành cái kim khâu.

+ Cậu không tin thỏi sắt mài được thành cây kim nhỏ.

+ Câu: “Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được”.

+ Mỗi ngày mài thỏi sắt… sẽ có ngày cháu thành tài.

+ Cậu bé tin, cậu bé hiểu ra quay về nhà học bài.

+ Câu chuyện khuyên em làm việc chăm chỉ, cần cù, không ngại khó, ngại khổ.

- HS trả lời - Lắng nghe

(6)

khăn nếu như chúng ta không cố gắng không kiên trì , nhẫn nại thì sẽ không thể hoàn thành công việc đó được.

? Qua bài học nói lên điều gì?

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại nội dung bài.

4. Luyện đọc lại. ( 12’) - Giáo viên hỏi:

? Câu chuyện có mấy nhân vật?

- Giáo viên đọc mẫu bài lần 2.

- Giáo viên hướng dẫn đọc phân vai.

- Giáo viên yêu cầu học sinh thi đọc phân vai.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò. ( 4’)

- Theo các em như thế nào là kiên trì và nhẫn lại ?

- Khi chúng ta làm bất cứ một việc gì đó thì chúngta cũng phải kiên trì nhẫn nại thì mới thành công.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

*Nội dung: Làm việc gì cũng phải kiên trì nhẫn nại mới thành công.

- Học sinh nhắc lại nội dung bài.

- Học sinh trả lời.

+ Có 3 nhân vật: người dẫn chuyện, bà cụ, cậu bé.

- Học sinh theo dõi, lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh thi đọc phân vai.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Ngày 04 tháng 09 năm 2020

Ngày giảng:( Chiều) Thứ hai, ngày 07 tháng 09 năm 2020 ĐẠO ĐỨC

Bài 1: Học tập và sinh hoạt đúng giờ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập sinh hoạt đúng giờ.

- Học sinh êu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

2. Kỹ năng:

- Học sinh biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý và thực hiện đúng thời gian biểu.

3. Thái độ:

- Học sinh có thái độ đồng tình với các bạn học tập sinh hoạt đúng giờ.

*Giáo dụcTT HCM: Có thái độ tiết kiệm thời gian, biết học tập và sinh hoạt đúng giờ là noi theo gương Bác Hồ.

(7)

* Giáo dục KNS:Kĩ năng quản lí thời gian học tập sinh hoạt đúng giờ. Kĩ năng lập kế hoạch để học tập sinh hoạt đúng giờ. Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập đúng giờ và chưa đúng giờ.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Phiếu bài tập, vở bài tập.

- Học sinh: Vở bài tập Đạo Đức.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. ( 5’)

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng của học sinh phục vụ cho môn học.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới. (30') 1. Giới thiệu bài. ( 1’) - Giáo viên giới thiệu bài.

- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại.

2. Các hoạt động(29’) a. Hoạt động 1:

- Giáo viên chia 2 nhóm, mỗi nhóm 1 tình huống.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh bày tỏ ý kiến trong các tình huống việc nào đúng việc nào sai?

- Giáo viên gọi các nhóm trình bày.

- Giáo viên gọi nhóm khác nhận xét.

- Giáo viên kết luận:

=>Trong hai trường hợp trên hai bạn làm hai việc cùng một lúc không phải là học tập, sinh hoạt đúng giờ.

b. Hoạt động 2: Xử lí tình huống

- Giáo viên chia nhóm, phát phiếu bài tập cho nhóm mỗi nhóm một tình huống.

- Học sinh để đồ dùng lên bàn cho giáo viên kiểm tra.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại đầu bài.

- Học sinh chia nhóm và hảo luận nhóm theo phiếu.

+ Tình huống 1: Trong giờ học toán cô giáo đang hướng dẫn cả lớp làm bài tập.

Bạn Lan tranh thủ làm bài tập làm văn, bạn Tùng vẽ máy bay.

+ Tình huống 2: Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, riêng bạn Dương vừa ăn vừa đọc truyện.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Các nhóm lựa chọn cách ứng xử phù hợp và chuẩn bị đóng vai.

+ Tình huống1: Ngọc đang xem một chương trình ti vi rất hay, mẹ nhắc Ngọc đã đến giờ đi ngủ.

+ Tình huống 2: Đầu giờ học sinh xếp hàng vào lớp. Trịnh và Lai đi học muộn,

(8)

- Giáo viên yêu cầu học sinh đóng vai theo tình huống phù hợp.

Giáo viên gọi hai nhóm lên bảng đóng vai hai tình huống trên.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và kết luận:

=> Hai tình huống trên mỗi tình huống có cách ứng xử khác nhau.

c. Hoạt động 3: Giờ nào việc nấy.

- Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 nhiệm vụ. Yêu cầu các nhóm thảo luận.

- Giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày.

- Giáo viên gọi nhóm khác nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và kết luận:

=> Cần sắp xếp thời gian hợp lý để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi.

- Giáo viên ghi lên bảng: Cần học tập sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khỏe học hành, mau tiến bộ.

* KNS:Chúng ta phải làm như thế nào để tự bản thân chúng ta có thể tự quản lí thời gian của mình, thời gian học tập và sinh hoạt đúng giờ để không bị ảnh hưởng tới công việc mà mình muốn làm ví dụ như là học bài, đi học, vệ sinh cá nhân ?

- Giáo viên chốt kết hợp giáo dục KNS:

Vậy bản thân chúng ta muốn quản lí thời gian tốt để học tập và sinh hoạt đúng giờ thì chúng ta phải lập ra cho mình một kế hoạch để quản lí thời gian, học tập và sinh hoạt đúng giờ. Chúng ta cứ nhìn vào cái biểu mà chúng ta đã lập ra để thực hiện.

khoác cặp đứng ở cổng trường. Trịnh rủ bạn : “Đằng nào cũng muộn rồi.Trịnh rủ bạn chúng mình đi mua bi đi”

- Học sinh đóng vai theo yêu cầu.

- Hai nhóm lên bảng đóng vai hai tình huống trên.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng ghe.

- Các nhóm thảo luận theo yêu cầu.

- Nhóm1:Buổi sáng em làm những việc gì?

- Nhóm 2: Buổi trưa em làm những việc gì?

- Nhóm 3:Buổi chiều em làm những việc gì?

- Nhóm 4: Buổi tối em làm những việc gì?

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

(9)

Giáo viên yêu cầu học sinh lập kế hoạch để quản lí thời gian ,học tập sinh hoạt đúng giờ.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lập kế hoạch để sinh hoạt đúng giờ và quản lí thời gian.

* Giáo dụcTT HCM:

- Giáo viên hỏi:

- Chúng ta cần phải làm những gì để biết tiết kiệm thời gian và học tập, sinh hoạt đúng giờ ?

- Giáo viên chốt kết hợp giáo dục TT HCM :Chúng ta cần phải biết tiết kiệm thời gian, biết học tập và sinh hoạt đúng giờ như vậy là chúng ta đãkhông để thời gian lãng phí và như vậy là chúng ta đã biết noi theo gương Bác Hồ.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại.

C. Củng cố, dặn dò. ( 3’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh lập kế hoạch theo yêu cầu của giáo viên.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe và thực hiện.

- Học sinh nhắc lại.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Tiêt 1: Cơ quan vận động I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS biết được xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể.Nhờ xương mà cơ thể cử động được.

2. Kỹ năng: Năng vận động sẽ giúp cho cơ và xương phát triển tốt.

3.Thái độ: GD hs có ý thức tự giác chăm tập thể dục để cơ và xương phát triển tốt.

II. Đồ dùng dạy - học.

- Tranh vẽ cơ quan vận động - VBT, sách giáo khoa.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định tổ chức: (1’)

2.Kiểm tra bài cũ: (3-5’)

- Kiểm tra sách vở phục vụ môn học.

3.Bài mới: (30’) a.Giới thiệu bài:

- Y/C hát bài con công nó múa.

- HD một số động tác múa.

- Hát

- Lớp hát tập thể.

- Múa một số đông tác minh hoạ cho bài hát : Nhún chân, vẫy tay.

(10)

- Chốt lại ghi đầu bài.

b.Nội dung:

*Hoạt động 1: Thể hiện theo tranh . - Làm một số cử động .

- Y/C hoạt động nhóm 2.

-Y/C trình bầy .

-Y/C cả lớp thực hiện.

? Trong động tác vừa làm bộ phận nào của cơ thể cử động?

để thực hiện được những động tác trên thì đầu, mình, tay, chân phải cử động.

* Hoạt động 2: Quan sát và nhận biết cơ quan vận động, tự nắm bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình.

- Hướng dẫn thực hành.

? Dưới lớp da của cơ thể là gì ? - HD cử động.

? Nhờ đâu mà các bộ phận cử động?

-> Nhờ sự phối hợp gữa xương và cơ mà cơ thể ta có thể chuyển động được.

- Y/C quan sát tranh.

- Y/C chỉ và nêu tên cơ quan vận động của cơ thể.

->Nhờ xương và cơ mà cơ thể hoạt động được. Vậy xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.

*Hoạt động 3:(trò chơi) - Hướng dẫn cách chơi -Y/C các nhóm thực hiện .

- Y/C một số nhóm lên bảng thực hiện.

- NX đánh giá:

Tay ai khoẻ là biểu hiện của cơ quan vận động khoẻ. Cần chăm chỉ tập thể dục và vận đông thường xuyên.

- Nhắc lại.

- 1,2 hs nêu câu hỏi ( T4)

- Các nhóm quan sát các hình 1,2,3,4 (trang 4 ) và làm một số đông tác như các bạn nhỏ trong sách đã làm.

- Một số nhóm lên thực hiện.

- Lớp thực hiện tại chỗ một số đông tắc theo lời hô của giáo viên.

- Tay, chân, đầu, mình.

- Có xương và bắp thịt (cơ)

- Nhờ cơ và xương mà các bộ phân chuyển động được.

- Quan sát hình 5,6 ( T5)

- HS lên bảng dùng thước chỉ vào tranh vẽ cho cả lớp thấy được: H5: là xương H6:là cơ.

Trò chơi : vật tay

- Hai hs ngồi đối diện nhau, dùng hai ánh tay tì hai khuỷ tay lên bàn hai cánh tay đan chéo vao nhau.

- Khi nghe GV hô : bắt đầu thì cả hai bạn cùng dùng sức của mình để cố gắng kéo thắng tay bạn. Tay ai kéo thẳng được cánh tay của bạn sẽ là người thắng cuộc, - Một số cặp lên bảng thực hiện.

- Lắng nghe

(11)

4.Củng cố dặn dò:(4’)

- Nhắc hs thường xuyên tập thể dục.

- NX tiết học.

- Lắng nghe, thực hiện

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ sáu ngày 05tháng 09 năm 2020

Ngày giảng: ( Chiều ) Thứ ba, ngày 08 tháng 09 năm 2020 Luyện Toán

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về các số đến 100.

2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, sách thực hành.

2. Học sinh: Đồ dung học tập, sách thực hành.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập b. Hoạt động 2: Ôn luyện (20 phút):

Bài 1.a. Viết tiếp các số có một chữ số vào ô trống:

01 1 0

Bài 1.b.

Số lớn nhất có một chữ số là : ...

Số bé nhất có hai chữ số là : ...

Số lớn nhất có hai chữ số là : ...

Số liền sau của 10 là : ...

Số liền trước của 99 là : ...

Bài 1.c.

Các số tròn chục từ 10 đến 90 là:

Bài 2. Viết (theo mẫu):

69 = 60 + 9 71 = ...

85 = ... 55 = ...

96 = ... 38 = ...

- Hát

- Lắng nghe.

Kết quả:

01 1 0

Bài 1.b.

Số lớn nhất có một chữ số là : 9 Số bé nhất có hai chữ số là : 10 Số lớn nhất có hai chữ số là : 99 Số liền sau của 10 là : 11 Số liền trước của 99 là : 98 Bài 1.c.

Các số tròn chục từ 10 đến 90 là:

10,20,30,40,50...80, 90.

Kết quả:

69 = 60 + 9 55= 50 + 5 85 = 80 + 5 71 = 70 + 1 96 = 90 + 6 38 = 30 + 8

(12)

Bài 3.

><= ?

Bài 4. Viết các số sau 72, 61; 84; 32:

a) Từ bé đến

lớn : ...

b) Từ lớn đến

bé : ...

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.

- Giáo viên chốt đúng - sai.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

Kết quả:

Kết quả:

32; 61; 72; 84 84; 72; 61; 32

- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = LUYỆN TIẾNG VIỆT

Đọc Hiểu Truyện: Thần đồng Lương Thế Vinh I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Đọc trôi chảy toàn bài - Hiểu ý nghĩa câu chuyện.

2.Kỹ năng:

- Ngắt nghỉ đúng.

3.Thái độ:

- Có ý thức rèn đọc ở nhà và yêu thích môn học.

II.CHUẨN BỊ

- Giáo viên:Thực hành toán và tiếng việt.

- Học sinh: Thực hành toán và tiếng việt.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng sách vở của học sinh.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- Học sinh lắng nghe.

57 ... 75 63 ... 36 49 ... 51 90 ... 91 40 + 7 ... 47 20 + 5 ...

57 < 75 63 > 36 49 < 51 90 < 91 40 + 7 = 47 20 + 5 < 26

(13)

B. Dạy bài mới: ( 30’) 1.Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên yêu yêu cầu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ( 29’)

Bài tập 1: Đọc truyện “ Thần đồng Lương Thế Vinh”

- Giáo viên đọc mẫu câu chuyện: “ Thần đồng Lương Thế Vinh”

- Giáo viên nêu giọng đọc.Giới thiệu về tác giả.

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từ khó.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu dài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.

- Giáo viên gọi học sinh thi đọc từng đoạn.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

-Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay, đọc tốt.

- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc nội dung câu chuyện.

Bài 2.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên gọi một học sinh đọc truyện:

“ Thần đồng Lương Thế Vinh”

- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở.

- Giáo viên hỏi:

a) Lương Thế Vinh là ai ?

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh lắng nghe và đọc thầm theo giáo viên.

- Học sinh đọc lại bài, lớp đọc thầm theo.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh luyện đọc từ khó: Vấp ngã, tung tóe, nổi, Trạng Lường.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh đọc câu dài.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.

- Học sinh thi đọc đoạn.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- 2 học sinh đọc, lớp theo dõi.

- 1 hoc sinh nêu yêu cầu bài.

- Học sinh đọc, lớp theo dõi.

- Học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở.

- Học sinh trả lời.

a) Là Trạng nguyên thời xưa, giỏi tính toán.

b) Cậu bé Vinh nghĩ cách lấy bưởi từ dưới hố lên.

c) Đổ nước vào hố để bưởi nổi lên.

(14)

b) Trong câu chuyện, có sự việc gì đặc biệt xảy ra ?

c) Cậu bé Vinh đã thể hiện trí thông minh như thế nào ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = LUYỆN TIẾNG VIỆT

Phân biệt l/n; an/ang ; c/k I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Học sinh biết phân biệt l/n, an/ang,c/k.

2.Kỹ năng:

- Học sinh biết đặt câu.

3.Thái độ:

- Yêu thích môn học.

II.CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Thực hành Toán và Tiếng Việt.

- Học sinh: Thực hành Toán và Tiếng Việt.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài Thần đồng Lương Thế Vinh của tiết 1 và trả lời câu hỏi.

a) Lương Thế Vinh là ai ?

b) Trong câu chuyện trên, có sự việc gì đặc biệt ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: ( 30’) 1) Giới thiệu bài: (1')

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên bài.

2) Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

(29')

- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi.

- Là Trạng nguyên thời xưa, giỏi tính toán.

- Cậu bé Vinh nghĩ ra cách lấy bưởi từ dưới hố lên.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

(15)

*Bài tập 1: Điền vào chỗ trống.

a)l hoặc n

- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi và làm bài vào vở thực hành.

- Giáo viên gọi đại diện nhóm trình bày.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

b)an hoặc ang

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài vào vở.

- Giáo viên theo dõi học sinh làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm của mình.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài tập 2: Điền chữ: c hoặc k.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở.

- Giáo viên gọi một số học sinh trình bày.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài tập 3: Viết từ ngữ sau vào ô thích hợp.

- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Giáo viên gọi học sinh đọc các từ ngữ trong bài.

- Học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Học sinh thảo luận theo cặp và làm bài vào vở thực hành.

- Đại diện nhóm trình bày.

Cầu ao loang vết mỡ Em buông cần ngồi câu Phao trắng tênh tênh nổi Trên trời xanh làu làu.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh suy nghĩ và làm bài cá nhân vào vở.

- Một số học sinh đọc bài làm của mình.

Chiều sau khu vườn nhỏ Vòm lá rung tiếng đàn Ca sĩ là chim sẻ

Khán giả là hoa vàng Tất cả cùng hợp xướng Những lời ca reo vang.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Học sinh làm bài vào vở thực hành.

- Một số học sinh trình bày.

Giữa trưa hè, trời nóng như thiêu. Dưới những lùm cây dại, đàn kiến vẫn nhanh nhẹn, vui vẻ và kiên nhẫn với công việc kiếm ăn.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh đọc.

- Học sinh quan sát bảng phụ.

(16)

- Giáo viên treo bảng phụ hướng dẫn học sinh làm bài tập.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài, lớp làm bài vào vở thực hành.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở thực hành.

+ Từ chỉ đồ dùng học tập: bút, cặp sách, vở, bảng, thước kẻ.

+ Từ chỉ hoạt động: lăn, viết, đọc, hát, vẽ.

+ Từ chỉ tính nết: ngoan ngoãn, tinh nhgịch, dịu hiền, chăm chỉ.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe, chữa bài.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ sáu ngày 05 tháng 09 năm 2020

Ngày giảng: ( Sáng ) Thứ tư, ngày 09 tháng 09 năm 2020 TOÁN

Tiết 3: Số hạng – Tổng I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh: Bước đầu biết tên gọi thành phần kết quả của phép cộng số hạng, tổng.

2. Kĩ năng:

- Biết thực hiện phép cộng các số có 2 chữ số không nhớ trong phạm vi 100.

- Củng cố về phép cộng không nhớ các số có hai chữ số và giải toán có lời văn.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu thích học toán.

II. CHUẨN BỊ.

-Giáo viên:Bảng phụ, thẻ chữ số hạng, tổng, sách giáo khoa.

- Học sinh: Vở ô li, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên A. Kiểm tra bài cũ. ( 5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng viết các số 33, 54, 45, 28 theo thứ tự từ bé đến lớn và thep thứ tự từ lớn đến bé.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

Hoạt động của học sinh

- 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét:

- Theo tứ tự từ bé đến lớn là: 28, 33,45,54.

- Theo tứ tự từ lớn đến bé là: 28, 33, 45, 54.

- Học sinh nhận xét.

(17)

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới. (30') 1. Giới thiệu bài. ( 1’) - Giáo viên giới thiệu bài.

- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại.

2. Bài toán. ( 7’)

- Giáo viên viết phép tính lên bảng: 35 + 24 = 59.

- Giáo viên gọi học sinh đọc phép tính và tính kết quả.

- Giáo viên nêu: Vậy trong phép tính cộng này 35 gọi là số hạng. Giáo viên viết số hạng xuống dưới 35 và 24 cũng gọi là số hạng viết xuống dưới, kết quả của phép cộng là 59 gọi là tổng ghi xuống dưới 59.

- Giáo viên chỉ vào bất kì số nào để học sinh đọc.

35 + 24 = 59 số hạng số hạng tổng

- Giáo viên gọi học sinh nêu lại tên gọi từng số của phép tính.

- Giáo viên hướng dẫn cách đặt tính:

+35 24 59

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tên các thành phần.

3. Thực hành. ( 22’)

Bài 1. Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu).

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Giáo viên hướng dẫn học sinhlàm bài tập.

- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập, lớp theo dõi nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh nhắc lại đầu bài.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh đọc và tính kết quả.

- Học sinh theo dõi, lắng nghe.

- Một số học sinh đọc.

- Học sinh nêu lại: 35 là số hạng, 24 là số hạng, 59 là tổng.

- Học sinh theo dõi cách đặt tính.

- Học sinh nhắc lại.

- Học sinh nhắc lại tên các thành phần.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh lên bảng thực hiện tính, lớp theo dõi nhận xét.

Số hạng 12 43 5 65

Số hạng 5 26 22 0

Tổng 17 69 27 65

(18)

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

Bài 2. Đặt tính rồi tính tổng (theo mẫu) biết.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mẫu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về cách trình bày của phép tính mẫu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách viết, cách thực hiện phép tính theo cột dọc.

- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

Bài 3.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- Giáo viên viết tóm tắt lên bảng.

Tóm tắt:

Buổi sáng : 12 xe đạp Buổi chiều : 20 xe đạp

Cả hai buổi : … xe đạp?

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài giải, dưới lớp làm bài vào vở.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò. ( 4’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Học sinh đọc mẫu.

- Học sinh nhận xét: Phép tính được trình bày theo cột dọc.

- Học sinh nêu: Viết số hạng thứ nhất rồi viết tiếp số hạng kia xuống dưới sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục, viết dấu +, kẻ vạch ngang.

Tính từ phải sang trái.

- Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài .

b)

+ 53 22

75

c)

+ 30 28

58

d)

+ 9

20 29

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe và chữa bài.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Bài toán cho biết một cửa hàng buổi sáng bán được 12 xe đạp, buổi chiều bán được 20 xe đạp.

- Bài toán hỏi hai buổi cửa hàng bán được tất cả bao nhiêu xe đạp ?

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh lên bảng làm bài giải, dưới lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Số xe đạp bán được cả hai buổi là:

12 + 20 = 32 ( xe )

Đáp số: 32 xe đạp - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

(19)

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = CHÍNH TẢ ( Tập chép)

Tiết 1: Có công mài sắt , có ngày nên kim I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Chép lại chính xác đoạn trích trong bài: “Có công mài sắt có ngày.

2. Kĩ năng:

- Trình bày đúng hai câu văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Làm được các bài tập 2, 3,4.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thích viết chữ đẹp.

II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Bảng phụ: đoạn chép chính tả. Bảng cài, bút dạ.

- Học sinh: Bảng con, vở, bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. ( 5’)

- Giáo viên kiểm tra sách vở, đồ dùng học sinh.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương B. Dạy bài mới. ( 30' )

1. Giới thiệu bài. ( 1’) - Giáo viên gới thiệu bài.

- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại đầu bài.

2. Hướng dẫn tập chép: ( 20’) a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:

- Giáo viên đọc mẫu đoạn chính tả chép trên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhìn bảng đọc lại đoạn chép.

- Giáo viên giúp học sinh nắm nội dung đoạn chép. Giáo viên hỏi:

- Đoạn này chép từ bài nào ?

- Đoạn chép này là lời của ai nói với ai ?

- Bà cụ nói gì với cậu bé ?

- Học sinh để đồ dùng học tập lên bàn cho giáo viên kiểm tra.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh nhắc lại đầu bài.

- Học sinh theo dõi, lắng nghe giáo viên đọc.

- 3, 4 học sinh đọc theo yêu cầu.

- Học sinh trả lời:

- Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Của bà cụ nói với cậu bé.

- Bà cụ giảng giải cho cậu bé biết kiên trì nhẫn lại thì việc gì cũng làm được.

(20)

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét.

- Đoạn chép có mấy câu ? - Cuối mỗi câu có dấu gì ?

- Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ?

- Chữ đầu đoạn được viết như thế nào ? b. Viết từ khó:

- Giáo viên đưa từ khó: ngày, mài, sắt, cháu.

- Giáo viên gọi học sinh đọc từ khó.

- Giáo viên yêu cầu lớp đọc đồng thanh.

- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết vào bảng con.

- Giáo viên nhận xét, sửa lỗi cho học sinh.

c. Luyện viết chính tả:

- Giáo viên đọc lại bài viết chính tả.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn bảng chép bài.

- Giáo viên đọc lại cho học sinh soát lỗi bài chính tả.

d. Nhận xét, chữa bài:

- Giáo viên thu 5 – 7 bài .

- Giáo viên nhận xét từng bài viết trước lớp.

3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả ( 9' )

Bài tập 2

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài.

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng thi bài nhanh và đúng.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài tập 3

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh theo dõi và trả lời câu hỏi.

- Đoạn chép có hai câu.

- Dấu chấm.

- Những chữ đầu câu, đầu đoạn được viết hoa - chữ Mỗi, Giống.

- Viết hoa chữ cái đầu tiên, lùi vào một ô, chữ Mỗi.

- Học sinh theo dõi - Học sinh đọc từ khó.

- Lớp đọc đồng thanh.

- Học sinh luyện viết từ khó vào bảng con.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nhìn bảng chép bài.

- Học sinh lắng nghe và soát lỗi.

- Học sinh nộp vở.

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh suy nghĩ và tự làm bài.

- 2 học sinh lên bảng thi làm bài nhanh và đúng

+ Kim khâu, cậubé, kiên trì, bà cụ.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu.

(21)

- Giáo viên treo bảng phụ gọi học sinh lên bảng lần lượt viết từng chữ cái vào chỗ trống ở cột 2.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên xóa những chữ đã viết ở cột 2, giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại các chữ cái vừa xóa.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn cột 3 và đọc lại tên 9 chữ cái.

- Giáo viên xóa tên chữ cái ở cột 3, yêu cầu học sinh nhìn chữ cái ở cột 2, nói lại tên 9 chữ cái ở cột 3.

- Giáo viên gọi học sinh đọc thuộc lòng tên 9 chữ cái.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

C. Củng cố, dặn dò. ( 4’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- 3 học sinh lên bảng viết.

+ a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê.

- Học sinh nhận xét, - Học sinh lắng nghe.

- Học sinh làm bài theo yêu cầu.

- 3 học sinh đọc.

- 3 học sinh đọc.

- Học sinh nói lại tên 9 chữ cái ở cột 3.

- Một số học sinh đọc.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = TẬP ĐỌC

Tiết 3: Tự thuật I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc đúng các từ có vần khó (quê, quán, quận trường…) - Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy, giữa các dòng.

- Biết đọc một đoạn văn tự thuật với giọng rõ ràng, rành mạch.

2. Kĩ năng:

- Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ mới được giải nghĩa.

- Nắm được những thông tin chính về bạn HS bài.

- Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật.

3. Thái độ:

- Học sinh có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập sinh hoạt đúng giờ.

*Giáo dục QTE: ( Tìm hiểu bài )

Mỗi em đều có quyền có họ tên và tự hào về tên của mình,và có quyền được học tập trong nhà trường.

(22)

II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Tranh minh hoạ, bảng phụ, sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên A. Kiểm tra bài cũ. ( 5’)

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim và trả lời câu hỏi.

? Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào?

? Thế nào gọi là ngáp ngắn ngáp dài?

? Thế nào gọi là nắn nót ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương B. Dạy bài mới. (30')

1. Giới thiệu bài. ( 1’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi sau:

+ Đây là ảnh ai ?

- Giáo viên giới thiều bài: Đây là ảnh một bạn học sinh. Hôm nay chúng ta sẽ đọc lời bạn ấy tự kể về mình. Những lời kể về mình như thế được gọi là " Tự thuật" hay là " lí lịch". Qua lời tự thuật của bạn, các em sẽ biết bạn ấy tên gì, là nam hay nữ, sinh ngày nào, nhà ở đâu. Giờ học còn giúp các em hiểu cách đọc một bài tự thuật rất khác cách đọc một bài văn, bài thơ.

- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại đầu bài.

2 . Luyện đọc. ( 12’) a. Đọc mẫu.

- Giáo viên đọc mẫu với giọng đọc rành mạch, nghỉ hơi rõ giữa phần yêu cầu và trả lời.

b. Đọc câu.

Hoạt động của học sinh

- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.

+ Mỗi khi cầm sách cậu chỉ đọc được vài dòng là chán, bỏ đi chơi. viết chỉ nắn nót được mấy chữ đầu rồi nghệch ngoạc cho xong chuyện.

+ Ngáp nhiều vì buồn ngủ, mệt hoặc chán.

+ Biết hoặc làm cẩn thận tỉ mỉ gọi là nắn nót.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

Đây là ảnh một bạn học sinh.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh theo dõi và ghi đầu bài.

- Học sinh nhắc lại đầu bài.

- Học sinh theo dõi, lắng nghe.

(23)

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từ khó: Tự thuật, Hàn Thuyên, Hoàn Kiếm.

- Giáo viên gọi một số học sinh đọc từ khó.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đồng thanh đọc từ khó.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

c. Đọc đoạn.

- Giáo viên chia đoạn:

+ Đoạn 1 từ đầu đến Hà Nội.

+ Đoạn 2 : Đoạn còn lại.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Giáo viên đưa câu dài lên bảng.

Họ và tên:// Bùi Thanh Hà Nam,/ nữ:// nữ

Ngày sinh:// 23 – 4 – 1996( hai mươi ba/

tháng tư/ năm một nghìn chín trăm chín mươi sáu.//

- Giáo viên đọc mẫu câu dài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc câu dài.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc phần chú giải trong sách giáo khoa.

d. Đọc từng đoạn trong nhóm.

- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm đôi.

- Giáo viên gọi đại diện nhóm thi đọc.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc cả bài.

3.Tìm hiểu bài. ( 8’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

- Học sinh đọc tiếp nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc từ khó: Tự thuật, Hàn Thuyên, Hoàn Kiếm.

- Học sinh đồng thanh đọc từ khó.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc câu dài:

Họ và tên:// Bùi Thanh Hà Nam,/ nữ:// nữ

Ngày sinh:// 23 – 4 – 1996( hai mươi ba/

tháng tư/ năm một nghìn chín trăm chín mươi sáu.//

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh đọc phần chú giải trong sách giáo khoa.

- Học sinh luyện đọc trong nhóm đôi.

- Đại diện nhóm thi đọc.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc cả bài.

- Học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

(24)

? Em biết những gì về bạn Thanh Hà?

? Nhờ đâu mà em biết được rõ về bạn Thanh Hà như vậy?

? Em hãy cho biết họ tên em, nam hay nữ, ngày sinh, nơi sinh của em ?

? Em cho biết em ở bản nào, xã nào, huyện nào, tỉnh nào?

? Qua bài học hôm nay cho em biết điều gì ?

- Giáo viên ghi nội dung bài lên bảng, gọi học sinh nhắc lại.

* Giáo dục QTE:

- Theo các em chúng ta có quyền được đi học không ? Và nếu được đi học thì bổn phận của người học sinh phải như thế nào ?

- Giáo viên chốt: Mỗi chúng ta đều có quyền riêng đó là có họ tên và tự hào về tên của mình,và chúng ta đều có quyền được học tập trong nhà trường.

4. Luyện đọc lại. ( 12’) - Giáo viên đọc mẫu lần 2.

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài trước lớp.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương . C. Củng cố, dặn dò. ( 4’)

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

+ Em biết: Tên, giới tính, ngày sinh, nơi sinh, quê quán,….của bạn Thanh Hà.

+ Nhờ vào tự thuật của bạn.

+ Học sinh trả lời.

+ Học sinh trả lời.

=> Bài đọc hôm nay giúp các em biét tự thuật về bản thân mình.

- Học sinh nhắc lại.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc bài trước lớp.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ sáu ngày 05 tháng 09 năm 2020

Ngày giảng: ( Chiều ) Thứ tư, ngày 09 tháng 09 năm 2020 LUYỆN TOÁN

Luyện về số hạng- Tổng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về số hạng, tổng.

2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(25)

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập, - Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

b. Hoạt động 2: Ôn luyện (20 phút):

Bài 1. Đặt tính rồi tính:

a) 42 và 16 b) 65 và 23 ... ...

c) 81 và 8 d) 55 và 30 ... ...

Bài 2. Tính nhẩm :

60 + 20 = ... 50 + 30 = ...

30 + 30 = ... 10 + 40 = ...

40 + 20 + 10 = ... 40 + 30 = ...

Bài 3. Số ?

a) 1dm = ...cm 10cm= ... dm b) Tính

3dm + 5dm = 15 dm- 3dm=

12dm + 6dm = 46 dm- 4dm=

Bài 4. Một lớp có 15 nam và 14 nữ. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh ?

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.

- Giáo viên chốt đúng - sai.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

Học sinh nêu yêu cầu bài 1 - HS làm bài và chữa bài.

- Nêu yêu cầu

- Học sinh làm vào vở - HS chữa bài tại chố - Hs nhận xét

- Nêu yêu cầu

- Học sinh làm vào vở - HS chữa bài tại chố - Hs nhận xét

- HS đổi chéo vở chữa bài cho nhau - Hs nêu yêu cầu

- Hs làm bài

- hs nhận xét bài bạn Giải

Số học sinh trong lớp học đó là:

15 + 14 = 29 (hs)

Đáp số: 29 học sinh - Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = =

(26)

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

( Học Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống ) Bài 1: Bác kiểm tra nội vụ

I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Hiểu và cảm nhận được sự quan tâm sâu sát của Bác tới mọi người xung quanh, nhất là lối sống gọn gàng, ngăn nắp

2. Kĩ năng:

- Vận dụng bài học về sự gọn gàng, ngăn nắp từ câu chuyện vào cuộc sống của bản thân các em

3. Thái độ:

- Có thói quen gọn gàng ngăn nắp, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

II.CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2.

- Học sinh: Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động 1: Khởi động ( 5’ ) - Giáo viên yêu cầu cả lớp hát: Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ.

- Giáo viên giới thiệu bài.

2. Hoạt động 2: Đọc hiểu ( 15’) - Giáo viên gọi học sinh đọc mục tiêu - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại mục tiêu trước lớp.

* Hoạt động cá nhân:

- Giáo viên gọi học sinh đọc truyện trang 4 sách giáo khoa.

- Giáo viên giải thích từ ( nếu có từ khó trong bài đọc ).

- Giáo viên hỏi:

+ Trong câu chuyện này, vì sao khi báo động hoặc buổi sáng thức dậy, mọi người thường hay bị lẫn giày, dép?

+ Buổi sáng thức dậy, mọi người ngạc nhiên vì điều gì?

Hoạt động của học sinh

- Cả lớp hát theo yêu cầu.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc mục tiêu.

- 3 học sinh nhắc lại mục tiêu trước lớp.

- 1 học sinh đọc to trước lớp.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

- Vì tối anhem đi ngủ thường để dép lộn xộn.

- Dép được xếp gọn gàng đôi nào đôi nấy.

(27)

+ Buổi tối hôm trước, ai là người đã sắp xếp lại những đôi dép?

+ Từ sau khi được Bác chỉnh sửa cách để giày dép, anh em nội vụ đã làm được điều gì?

- Giáo viên hỏi: Chúng ta đã học tập được điều gì từ Bác Hồ?

- Giáo viên kết luận: Mỗi chúng ta hãy tự tạo cho bản thân mình một thói quen gọn gàng và ngăn nắp sẽ làm cho nơi ta sinh sống sạch sẽ và đẹp hơn.

* Hoạt động nhóm

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

+ Câu nào trong câu chuyện nhận xét chung về Bác Hồ?

+ Em hiểu từ “anh em” trong câu văn “ Bác quan tậm từ cái lớn, sâu sát từ cái nhỏ đời thường của anh em” như thế nào? Có phải anh em trong cùng 1 gia đình do bố mẹ sinh ra hay không?

+ Câu chuyện khuyên chúng ta bài học gì ?

3. Hoạt động 3: Thực hành - ứng dụng ( 15’)

* Hoạt động cá nhân:

- Giáo viên nêu câu hỏi và gọi học sinh trả lời câu hỏi:

+ Em có thường sắp xếp lại góc học tập của mình không ?

+ Em đã giúp bố mẹ gấp quần áo cho vào tủ bao giờ chưa? Vì sao phải gấp quần áo gọn gàng?

+ Ở nhà, em có tham gia cùng bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, hoặc tự sắp xếp phòng ngủ của mình không? Kể một lần em tham gia cùng bố mẹ dọn nhà.

- Giáo viênb nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 trong 2 phút câu hỏi sau:

+ Gọn gàng, ngăn nắp giúp gì cho ta khi sử dụng đồ đạc?

- Bác Hồ.

- Sắp xếp ngăn nắp từ đôi dép đến đồ dung cá nhân rồi mới đi ngủ.

- Tính gọn gàng ngăn nắp.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- Bác Hồ quan tâm từ cái lớn, sâu sát từ cái nhỏ đời thường của anh em.

- Bác Hồ luôn coi tất cả mọi chiến sĩ như là anh em của mình mặc dù không phải là anh em cùng 1 gia đình.

- Câu chuyện khuyên chúng ta cần phải biết đoàn kết, yêu thương nhau và có một lối sống gọn gàng, ngăn nắp.

- Học sinh trả lời câu hỏi.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh thảo luận nhóm 2.

- Tìm được đồ vật dễ dàng.

(28)

+ Gọn gàng, ngăn nắp có làm cho căn nhà , căn phòng đẹp hơn không?

- Giáo viên gọi các nhóm trình bày, nhận xét.

- Giáo viên kết luận: Gọn gàng và ngăn nắp sẽ giúp ta tìm được nhanh và dễ dàng vật cần tìm đồng thời làm cho căn nhà của chúng ta sạch sẽ và đẹp, thoáng mát hơn.

4. Hoạt động 4. Tổng kết và đánh giá (5’)

- Ở trường, lớp chúng ta cần làm gì để gọn gàng, ngăn nắp?

+ Sống gọn gàng, ngăn nắp có những ích lợi gì?

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh trả lời.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =  = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ hai ngày 07 tháng 09 năm 2019

Ngày giảng: ( Sáng ) Thứ năm, ngày 10 tháng 09 năm 2020 TOÁN

Tiết 4: Luyện tập I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh biết cộng nhẩm số tròn chục có hai chữ số.

- Học sinh biết tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng.

- Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.

- Biết giải toán bằng một phép cộng.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh tư duy toán học.

II. CHUẨN BỊ.

-Giáo viên: Sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. ( 4’)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 2 của tiết trước, lớp theo dõi nhận xét.. - Giáo viên gọi học sinh

- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng, tuyên dương nhóm thắng cuộc. - Học sinh suy nghĩ và tự làm bài vào vở bài tập.. bài, lớp theo dõi nhận xét bổ sung. -

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm lại bài tập 4 tiết trước, lớp theo dõi nhận xét.. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét - Giáo viên nhận

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3, cả lớp theo dõi nhận xétC. - Gv gọi hs nhận xét bài làm

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 1 của tiết trước, lớp theo dõi nhận xét.2. - Giáo viên gọi học sinh

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của HSKT A/ Kiểm tra bài cũ: 5’.. - Kiểm tra sự chuẩn bị

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.. - Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng. Ghi ngay kết quả cuối cùng vào Vở bài tập. - HS nhận xét bài của bạn và tự

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ.( 4’).. - GV KT vở viết bài ở nhà của HS trong