• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
43
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 29 Ngày soạn: 6/ 4/ 2018

Ngày giảng:Thứ hai / 9 /4/2018

TẬP ĐỌC

®Çm sen I. MỤC TIÊU:

+ Kiến thức: HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : Xanh mát, ngan ngát, thanh khiết,dẹt lại, xoè ra, cánh hoa. HS đọc đúng, liền mạch, ngắt hơi chỗ có dấu phẩy, nghỉ hơi chỗ có dấu chấm.

- Ôn các vần en,oen.

- HS hiểu 1 số từ ngữ: ngan ngát, nhị, đài sen, thu hoạch.

- HS hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa,hương sen.

+ Kỹ năng: Qua bài học rèn kỹ năng đọc đúng, liền mạch, lưu loát..

+ Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, biết quí trọng và bảo vệ các loài hoa.

II. CHUẨN BỊ

- GV: BĐ DTV,tranh sgk,

- HS: BĐ DTV, sgk, phấn, giẻ lau,bảng…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1, Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- 2 hs đọc bài.Vì bây giờ mẹ mới về + Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không?

+ Lúc nào cậu mới khóc? Vì sao?

- GV nhận xét cách đọc cho điểm.

3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài: ( 1’) Bài: Đầm sen b. Giảng bài mới.

GV đọc mẫu: Giọng đọc nhẹ nhàng chậm rãi , khoan thai.

Luyện đọc từ khó: ( 5’)

- GV ghi lần lượt các từ khó lên bảng.

- GV uốn nắn sửa sai.

- GV kết hợp giảng từ.

+ Con hiểu thế nào là “ thanh khiết ” ? + Con hiểu “đài sen” là gì?

+ Con hiểu nhị (nhuỵ) là gì?

+ Con hiểu thế nào là “thu hoạch” ? + GV nhận xét uốn nắn.

Luyện đọc câu: ( 5’)

- Cậu bé không khóc.

- Khi mẹ đi làm về cậu mới khóc.Vì cậu muốn làm nũng mẹ.

- Cả lớp theo dõi.

- HS đọc lần lượt các từ: Xanh mát, ngan ngát, thanh khiết,dẹt lại,xoè ra, cánh hoa.

- Mỗi từ gọi 3 hs đọc.

- Trong sạch

- Là bộ phận phía ngoài của hoa sen.

- Nhị là bộ phận sinh sản của hoa.

- Lấy về.

- 2 hs đọc lại các từ trên bảng.

(2)

- Trong bài có mấy câu?

- HS đọc nhẩm từng câu . - HS luyện đọc từng câu

+ Cho hs đọc nối tiếp 8 câu đến hết bài

Luyện đọc đoạn, cả bài:( 5’)

- GV chia đoạn: - Bài chia làm 3 đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến mặt đầm.

+ Đoạn 2: Tiếp đến xanh thẫm.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- GV cho hs đọc nhẩm từng đoạn.

- GV theo dõi nhận xét cách đọc.

- Gọi hs đọc nối tiếp nhau theo 3 đoạn.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

b.Luyện tập: ( 10’)

Bài 1: 2HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS tìm và nêu kết quả, GV nhận xét chữa bài.

Bài 2: 2HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS tìm và nêu kết quả, GV nhận xét chữa bài.

Bài 3: 2HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS quan sát tranh vẽ gì?

- HS đọc câu mẫu.

- GV uốn nắn sửa sai.

+ GV lưu ý hs nói nhiều câu khác nhau.

- Trong bài có 8 câu . - HS đọc nhẩm từng câu .

- HS luyện đọc từng câu ( mỗi câu 3 hs đọc)

- 8 hs đọc nối tiếp 8 câu đến hết bài.

- HS đánh dấu vào sách.

- HS luyện đọc từng đoan.

- Mỗi đoạn gọi 3 hs đọc .

- Gọi 3 hs đọc nối tiếp nhau theo 3 đoạn

- 2 hs đọc toàn bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

+ Tìm tiếng trong bài:

- Có vần en: sen,ven,chen + Tìm tiếng ngoài bài:

- Có vần en : đen, then…

- Có vần oen : hoen, nhoẻn…

+ Nói câu chứa tiếng có vần en,oen.

- Quyển truyện dế mèn.

+Truyện dế mèn phưu lưu ký rất hay.

- HS luyện nói câu + Em được cô giáo khen.

+ Bé nhoẻn miệng cười.

- 1 học sinh đọc cả bài.

Tiết 2

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:

10’

+ GV nêu câu hỏi.

- HS đọc nhẩm đoạn 1, suy nghĩ trả lời.

+ Đầm sen được trồng ở đâu?

+ Lá sen có đặc điểm gì?

- HS đọc nhẩm đoạn 2, suy nghĩ trả lời.

- HS suy nghĩ trả lời.

+ 3 hs đọc đoạn 1:

- Đầm sen được trồng ở ven làng.

- Lá sen màu xanh mát…

+ 3 hs đọc đoạn 2:

(3)

+ Khi nở hoa sen trông đẹp như thế nào?

+ Hương sen thơm như thế nào?

+ Đài sen có đặc điểm gì?

- HS đọc nhẩm đoạn 3, suy nghĩ trả lời.

+ Vào mùa sen mọi người ngồi trên thuyền nan làm gì?

- Bài thơ này nói lên điều gì?

Hướng dẫn học sinh luyện đọc:(12’) - GV đọc mẫu lần 2 , hướng dẫn học sinh cách đọc toàn bài.

- GV theo dõi nhận xét cách đọc . - GV hướng dẫn hs cách đọc 1 số câu văn để tả vẻ đẹp của lá, hoa, hương sen

- GV nhận xét cách đọc.

Lưu ý: Khi hs luyện đọc theo đoạn gv kết hợp hỏi câu hỏi về nội dung bài, hoặc tìm tiếng từ có vần trong bài.

Hướng dẫn học sinh luyện nói :(8’) - Chủ đề hôm nay nói về gì?

- Tranh vẽ gì?

- Hoa sen có đặc điểm gì?

- Lá sen như thế nào?

- GV quan sát nhận xét.

- Lưu ý hs nói nhiều câu khác nhau.

4. Củng cố dặn dò: (4’) - Hôm nay học bài gì?

- Qua bài này nói lên điều gì?

- Muốn cho các loài hoa luôn tươi đẹp em cần làm gì?

- Về đọc lại bài trả lời câu hỏi SGK.

- Về đọc trước bài mời vào để giờ sau học.

- Khi nở cánh hoa đỏ nhạt xoè ra, phô đài sen và nhị vàng.

- Hương sen ngan ngát thanh khiết.

- Đài sen khi già thì dẹt lại xanh thẫm.

+ 3 hs đọc đoạn 3:

- Mọi người rẽ lá hái hoa.

- Tả về vẻ đẹp của đầm sen, cụ thể lá sen, hoa, hương sen.

- Cả lớp quan sát theo dõi gv đọc.

- Học sinh luyện đọc từng đoạn , mỗi đoạn 2, 3 hs đọc.

- 2 hs đọc toàn bài . - HS đọc theo nhóm.

- Từng nhóm lên đọc

+ Nói về hoa sen.

- Vẽ hoa, lá sen

- Hoa sen có màu hồng.

- Lá sen to, có màu xanh.

+ HS luyện nói câu.

- Hoa sen màu hồng rất đẹp.

- Lá sen to tròn như cái nón.

- Đầm sen.

- Tả về vẻ đẹp của đầm sen, cụ thể lá sen, hoa, hương sen.

- Em cần chăm sóc và bảo vệ hoa.

TOÁN

PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100 (cộng không nhớ)

(4)

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Nắm được cách cộng số có hai chữ số. Biết đặt tính rồi làm tính cộng (không nhớ) số có hai chữ số.

- Kĩ năng:Vận dụng thực hành cộng số có hai chữ số vào giải toán và đo độ dài.

- Thái độ: HS có ý thức tự giác, chịu khó học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Các bó, mỗi bó 1 chục que tính và 1 số que tính rời.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Làm bài tập 1,2 sách giáo khoa trang 152.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới (32 phút)

a. Giới thiệu cách làm tính cộng (không nhớ).

* Trường hợp phép cộng có dạng 35+ 24.

* B 1: Gv hướng dẫn hs thao tác trên que tính.

- Yêu cầu hs lấy 35 que tính.

- Gv hỏi:

+ 35 que tính gồm mấy chục q tính và mấy q tính rời?

+ Nêu cách viết số chục và số đơn vị của số 35.

- Yêu cầu hs lấy tiếp 24 que tính và hỏi:

+ 24 gồm mấy chục que tính và mấy que tính rời?

+ Nêu cách viết số chục và số đơn vị của số 24.

- Hướng dẫn hs gộp các bó 1 chục que tính với nhau và các que tính rời với nhau.

+ Nêu tổng số que tính gồm: 5 chục và 9 que tính.

+ Nêu cách viết số chục và số đơn vị vào cột.

* B 2: Hướng dẫn kĩ thuật làm tính cộng.

- Hướng dẫn hs cách đặt tính và tính:

35 5 cộng 4 bằng 9, viết

+ 3 cộng 2 bằng 5, viết 24

59

- Như vậy: 35+ 24= 59

* Trường hợp 35+ 20.

- Yêu cầu hs tự đặt tính rồi tính.

- GV quan sát giúp đỡ - Vậy 35+ 20= 55.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs tự lấy.

- Gồm 3 chục que tính và 5 que tính rời.

- Số 3 ở hàng chục, số 5 ở hàng đơn vị.

- Hs tự lấy.

- 3 hs nêu.

- Hs nêu.

- Gồm 2 chục và 4 que tính rời.

- Hs thao tác với que tính.

- 3 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs quan sát.

(5)

- Cho hs nêu lại cách cộng.

* Trường hợp phép cộng dạng 35+ 2.

- Yêu cầu hs tự đặt tính rồi tính.

- Vậy 35+ 2= 37.

- Cho hs nêu lại cách tính.

b. Thực hành:

Bài 1: Tính:

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- GV quan sát giúp đỡ HS - Gv nhận xét chữa bài.

-> Củng cố cho hs phép cộng trong phạm vi 100 không nhớ.

Bài 2: Đặt tính rồi tính:

- Yêu cầu hs tự đặt tính rồi tính.

- Quan sát, giúp đỡ học sinh - Gọi hs nhận xét bài.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

-> Củng cố cho hs phép cộng trong phạm vi 100 không nhớ, hs biết đặt tính theo hàng dọc.

Bài 3: - Đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu hs tự giải bài toán.

- Nhận xét bài giải.

-> Củng cố cho hs giải toán có lời văn.

Bài 4:Đo độ dài của mỗi đoạn thẳng rồi viết số đo:

- Nêu lại cách đo.

- Yêu cầu hs tự đo rồi viết số đo.

- Đọc bài làm.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra.

- Nhận xét bài làm của bạn.

-> Củng cố cho hs cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước.

3. Củng cố, dặn dò (3 phút) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập: 1,2 SGK

- Hs đặt tính vào bảng con.

- 5 hs nêu.

- Hs đặt tính.

- 3 hs nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- HS chữa bài

- 2 hs nêu.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs đọc.

- Lớp 1A trồng được 35 cây, lớp 2A trồng được 50 cây.

- Hỏi cả hai lớp trồng được tất cả bao nhiêu cây?

- Hs làm bài.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- 3 hs đọc:

+ 9cm, 13 cm, 12 cm.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 2 hs nêu.

(6)

ĐẠO ĐỨC

CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT( tiết 2) I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: Học sinh nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt. Biết cách chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hàng ngày..

- Kí năng: Học sinh có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi, thân ái với bạn bè và em nhỏ.

- Thái độ: HS có ý thức quý trọng những bạn biết chào hỏi, tạm biệt đúng. Biết quyền được tôn trọng, không phân biệt đối xử của trẻ em, tự giác thực hiện chào hỏi và tạm biệt trong cuộc sống hàng ngày.

II. CÁC KNS CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI

- KN giao tiếp/ứng xử với mọi người, biết chào hỏi khi gặp gỡ và tạm biết khi chia tay.

III. CHUẨN BỊ - Vở bài tập đạo đức - Phòng học thông minh

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- Khi nào em nói lời cảm ơn? Nói tạm biệt khi nào?

- Nhận xét – đánh giá 2. Bài mới (32 phút) a. Giới thiệu bài b. Các hoạt động

* Hoạt động 1. Làm bài tập 3

GV HD cách làm. Cho HS thảo luận theo cặp đôi để đưa ra cách ứng xử phù hợp.

- Cần chào hỏi như thế nào?

- Vì sao làm như vậy?

- GV nhận xét – kết luận

Tranh a: Cần chào hỏi người đó với lời nói cho phù hợp với tuổi tác…Lời chào phải nhẹ nhàng, không gây ồn, không được nói to vì làm phiền đến người bệnh.

Tranh b: Trong nhà hát, rạp phim chỉ cần gật đầu cười là được…

* Hoạt động 2: Liên hệ thực tế Yêu cầu HS kể trước lớp:

- Em chào hỏi hay tạm biệt ai?

- Khi đó em đã làm gì, nói gì?

- Tại sao em làm như thế

- 2 hs trả lời qua máy

- HS thảo luận theo bàn - 4 cặp hs nêu trước lớp

- Nhận xét – bổ sung - Nghe

(7)

- Kết quả như thế nào?

Gv tổng kết, nhận xét khen ngợi những em đã biết chào hỏi, tạm biệt người khác.

* Hoạt động 3: Hát bài: Con chim vành khuyên - GV nêu yêu cầu

- Cho hS hát tập thể

Con chim trong bài là con vật như thế nào?

* Hoạt động 4: HD đọc câu tục ngữ Lời chào cao hơn mâm cỗ 3. Củng cố dặn dò (4 phút)

- Khi nào cần chào hỏi, khi nào nói tạm biệt?

- Nhận xét chung giờ

- Thực hiện chào hỏi và tạm biệt hàng ngày. Chuẩn bị bài sau

- Nhiều HS nói trước lớp

- Hát tập thể - 2 HS trả lời

- Đọc đồng thanh HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ

TIỂU PHẨM “AI YÊU MẸ NHẤT”

I. MỤC TIÊU

Giáo dục học sinh tình cảm yêu thương và biết quan tâm, chăm sóc mẹ bằng những việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.

II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo qui mô lớp III. CÁCH TIẾN HÀNH

Bước 1: Chuẩn bị

- Trước 1 – 2 tuần, gv lựa chọn một số học sinh có khả năng và tổ chức cho các em tập tiểu phẩm “ Ai yêu mẹ nhất”.

(Các vai: Người dẫn chuyện, thỏ mẹ, thỏ trắng, thỏ nâu, thỏ đen.)

Bước 2: Diễn tiểu phẩm

- Gv giới thiệu: Chúng ta ai cũng yêu mẹ của mình.

Hôm nay cô cùng cả lớp cùng xem tiểu phẩm “ Ai yêu mẹ nhất” do một số bạn trong lớp đóng.

- Các em hãy chú ý quan sát và trả lời xem trong ba bạn thỏ con, bạn nào yêu mẹ nhất nhé.

Bước 3: Thảo luận lớp

- Sau khi chơi, gv tổ chức cho hs thảo luận theo các câu hỏi sau:

+ Theo em, bạn thỏ con nào yêu mẹ nhất? Vì sao?

+ Em đã biết yêu mẹ như bạn thỏ con chưa? Hãy

HS chuẩn bị

Hs diễn tiểu phẩm

ấmh thảo luận trả lời.

(8)

kể một vài việc em đã làm?

- Giáo viên kết luận: Trong ba bạn thỏ, Thỏ Nâu là yêu mẹ nhất vì Thỏ Nâu biết quan tâm chăm sóc mẹ. Các em hãy học tập Thỏ Nâu, thể hiện tình yêu với mẹ bằng những việc làm cụ thể, thiết thực trong cuộc sống hàng ngày.

Ngày soạn: 7/ 4/ 2018 Ngày giảng: Thứ ba / 10 /4/2018

TẬP VIẾT t« ch÷ hoa l,M,N I. MỤC TIÊU:

+ Kiến thức: Giúp hs nắm chắc cấu tạo,qui trình viết các chữ hoa L,M,N - HS viết đúng các vần, các từ ngữ : en,oen,hoa sen,nhoẻn cười.theo kiểu chữ viết thường , cỡ chữ theo vở tập viết tập 2.

+ Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng viết nhanh, liền mạch , thẳng dòng, khoảng cách đều đặn.

+ Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn tập viết, thấy được vẻ đẹp của chữ viết.

Từ đó hs có ý thức rèn chữ đẹp và giữ được sách vở sạch đẹp.

II. CHUẨN BỊ

- GV: chữ mẫu, bảng phụ.

- HS : VBT, Bảng con, phấn, chì.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1, Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- 2 hs lên bảng viết: hiếu thảo,yêu mến.

- Lớp viết bảng con : ..

3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài : ( 1’) Bài: Tô chữ hoa L b. Giảng bài mới: ( 15’) Hướng dẫn viết chữ hoa:

quan sát mấu, nhận xét: (5’)

- GV treo chữ mẫu lên bảng, nêu câu

- GV nhận xét sửa chữ viết cho hs.

- HS quan sát trả lời.

(9)

hỏi.

- Nêu cấu tạo và độ cao của từng chữ?

+ Chữ L gồm mấy nét?

+ Chữ L cao mấy ly, rộng mấy ly?

+ Các nét chữ được viết như thế nào?

+ Điểm đặt bút bắt đầu ở đâu?

+ Khoảng cách giữa các chữ trên 1 dòng như thế nào?

Hướng dẫn cách viết:

- GV viết mẫu, kết hợp nêu qui trình viết.

- Chữ M, N GV HD tương tự Hướng dẫn viết vần: ( 5’) - Con nêu cấu tạo vần en,oen ? - GV viết mẫu, kết hợp nêu qui trình viết

- GV uốn nắn chữ viết cho hs.

Hướng dẫn viết từ ngữ : ( 5’) - Từ “ Nhoẻn cười ” gồm mấy chữ ghi tiếng?

- Nêu cấu tạo và độ cao của từng chữ?

- Các nét chữ được viết như thế nào?

- Vị trí của dấu huyền, hỏi,đặt ở đâu?

- Khoảng cách giữa các chữ viết như thế nào?

- Khoảng cách giữa các từ như thế nào?

- Các từ còn lại hướng dẫn tương tự.

Hướng dẫn học sinh cách viết:

- GV viết mẫu , kết hợp nêu qui trình viết.

- Đặt bút ở đường kẻ thứ 2 viết chữ ghi âm nh cao 5 ly, rộng 1 ly

rưỡi .Nối liền với chữ ghi vần oen, dừng bút ở đường kẻ thứ 2. Cách

- Chữ gồm 1 nét

- Chữ L cao 5 ly, rộng 4 ly.

- Các nét chữ viết liền mạch cách đều nhau .

- Điểm đặt bút bắt đầu ở dòng kẻ thứ 6 kết thúc ở đường kẻ thứ 2.

- Cách 1 ô viết 1 chữ.

- HS quan sát viết tay không.

- Vần en,oen đều được ghép bởi 2 âm.

đều có âm n đứng sau.

- HS quan sát viết tay không.

- HS viết bảng con en oen.

- Gồm 2 chữ: Chữ “ nhoẻn ” đứng trước, chữ “ cười ” đứng sau.

- Chữ ghi âm i,e n,u,o,c cao 2 ly, rộng 1 ly rưỡi Chữ ghi âm nh, cao 5 ly.

- Các nét chữ viết liền mạch cách đều nhau .

- Dấu huyền viết ở trên đầu âm ơ .dấu hỏi trên đầu âm e.

- Cách nhau 1 ly rưỡi.

- Cách nhau 1 ô.

- Học sinh quan sát viết tay không.

- HS viết bảng con : viết chữ, duyệt binh.

- GV nhận xét uốn nắn chữ viết cho hs.

HS viết vào vở.

+ 1 dòng chữ L

1 +

2 3

(10)

1,5ly viết chữ ghi âm c cao 2 ly, nối liền với chữ ghi vần “ươi ”

- Các từ còn lại gv hd hs tương tự.

Luyện viết :vở: ( 15’)

- GV hướng dẫn hs viết bài vào vở.

- GV qs giúp đỡ hs yếu.

- Lưu ý hs tư thế ngồi viết , cách cầm bút cách để vở…

- GV chấm 1 số bài , nhận xét ưu nhược điểm của hs

4. Củng cố dặn dò: (4’)

- Hôm nay con viết những chữ gì?

- GV nhận xét giờ học , tuyên dương những hs có ý thức viết chữ đẹp.

+ 1dòng : hoa sen + 1 dòng : nhoẻn cười - Tô chữ hoa L,M,N - GV nhận xét bổ sung.

CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP) hoa sen

I.MỤC TIÊU:

+ Kiến thức: HS nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng bài thơ lục bát “ Hoa sen

”.HS viết 28 chữ trong 12 -15 phút.Điền đúng vần en hay oen hoặc chữ g,gh vào chỗ trống.Làm được các bài tập 2,3 trong SGK.

+ Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng viết nhanh, đúng, liền mạch, sạch sẽ,rõ ràng.

+Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học,có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Chép sẵn bài lên bảng.

- HS : Bút, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1, Ổn định tổ chức lớp: ( 1’

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’)

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng bút vở của hs.

- GV kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.

3. Bài mới :

a.Giới thiệu bài : ( 1’) Bài : Hoa sen.

b. Giảng bài mới.

*Đọc bài cần chép : ( 3’)

- GV chép sẵn bài thơ lên bảng.

- HS lấy đồ dùng để lên bàn.

- 2hs lên bảng viết từ: Lời chúc,nghìn cái nhớ.

- Cả lớp quan sát theo dõi.

(11)

- GV đọc bài thơ.

- Bài thơ cần chép gồm mấy câu ? - Con có nhận xét gì về cách trình bày ?

- Các nét chữ viết như thế nào ?

* viết từ khó : ( 5’)

- GV nêu ra 1 số từ khó khi viết hs cần viết đúng.

- GV đọc cho hs viết *viết bài vào vở : ( 15’)

- GV nhắc nhở hs cách trình bày, tư thế ngồi, cách cầm bút…

- GV đọc lại khổ thơ..

- GV thu bài nhận xét bài viết.

b. Luyện tập : ( 5’)

Bài 1 : 2HS nêu yêu cầu BT - Trước khi điền con phải làm gì ? - HS làm bài, gv chữa bài.

Bài 2 : 2HS nêu yêu cầu BT.

- Trước khi điền con phải làm gì ? - HS làm bài, gv chữa bài.

4. Củng cố dặn dò : (4’) - Hôm nay con viết bài gì?

- Khi viết bài cần chú ý điều gì?

- Về viết lại bài vào vở,chuẩn bị bài sau.

- 2 hs đọc . - Gồm 4 câu .

- Tên bài viết cỡ lớn.Các chữ đầu câu thơ đều viết hoa.

- Câu 6 chữ viết lui vào 2 ô.

- Câu 8 chữ viết lui vào 1 ô.

- Các nét chữ viết liền mạch và cách đều nhau.

- Học sinh viết vào bảng con : lá xanh, bông trắng, hôi tanh.

- Học sinh chép bài vào vở, gv quan sát uốn nắn hs yếu.

- HS dùng bút chì để soát lại bài.

- HS thấy nhược điểm rút kinh nghiệm cho bài sau.

+ Điền vần en hay oen :

- Con qs tranh,đọc các chữ đã cho,điền thử,đánh vần,sau đó điền.

Đèn bàn Cưa xoèn xoẹt + Điền g hay gh :

- Con qs tranh,đọc các chữ đã cho,điền thử,đánh vần,sau đó điền.

Tủ gỗ lim đường gồ ghề con ghẹ

- Bài : Hoa sen.

- Viết cẩn thận trình bày sạch sẽ.

TOÁN

Tiết 111: luyÖn tËp I. MỤC TIÊU:

+ Kiến thức: Giúp hs nắm chắc được cách đặt tính và cách thực hiện phép cộng

( không nhớ) số có 2 chữ số.Biết thực hiện tính nhẩm.

+ kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh thành thạo, giải toán lời văn , sử dụng ngôn ngữ toán học.

+Thái độ : Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

(12)

II. CHUẨN BỊ

- GV: BĐ DT, mô hình.

- HS : VBT,SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1, Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 2.Kiểm tra bài cũ :( 5’)

- 2 hs lên bảng làm bài tập.

- Cả lớp nhận xét,giáo viên chữa bài.

3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài:(1’) Tiết 114:luyện tập.

b. Giảng bài mới:

Bài 1: ( 8’) 2 HS nêu yêu cầu bài tập.

- BT1 có mấy yêu cầu?

- Khi thực hiện phép tính con chú ý điều gì?

- HS làm bài nêu kết quả, gv chữa bài.

Bài 1 cần nắm được gì?

Bài 2: ( 7’) 2 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Khi nhẩm con chú ý điều gì?

- HS làm bài gv chữa bài.

Bài 2 cần nắm được gì?

* HS nêu cách nhẩm.

Bài 3: ( 8’) 2 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS nhìn tranh nêu bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

a.Đặt tính rồi tính.

58 + 21 36 + 53 b.Giải bài toán theo tóm tắt:

Có : 34 hòn bi.

Thêm : 12 hòn bi.

Có tất cả: …hòn bi ?

+ Đặt tính rồi tính.

- 2 yêu cầu đặt tính.

tính.

- Viết các chữ số cùng hàng đơn vị thẳng cột với nhau.

47 + 22 80 + 9 8 + 39

- Cách được cách đặt tính và cách thực hiện phép tính.

+ Tính nhẩm:

- Nhẩm từ trái sang phải.

30 + 6= 36 60 + 9 = 69 82 + 3 = 85 40 + 5 =45 70 + 2 = 72 3 + 82 = 85

- Cách thực hiện tính nhẩm từ trái sang phải

- Con thực hiện cộng hoặc trừ nhẩm các chữ số đơn vị với nhau,các chữ số ở cột chục với nhau.

- 2 hs đọc bài toán.

Tóm tắt.

Có : 21 bạn gái.

Có : 14 bạn trai

47 +

22 69

……

80 +

9 89

……

8 +

31 39

……

(13)

+ Muốn biết lớp em có tất cả bao nhiêu bạn con làm như thế nào?

- HS trình bày lời giải, GV nhận xét chữa bài.

Bài 3 củng cố kiến thức gì?

Bài 4: ( 7’) 2 HS nêu yêu cầu bài tập.

- GV quan sát uốn nắn hs.

- GV nhận xét chữa bài.

Bài 4 củng cố kiến thức gì gì?

4. Củng cố dặn dò: (4’)

- Bài hôm nay con cần nắm được kiến thức gì?

- HS nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà xem lại các bài tập, chuẩn bị bài sau.

Có tất cả :…bạn?

Bài giải.

Lớp em có tất cả số bạn là:

21 + 14 = 35 ( bạn ) Đáp số: 35 bạn.

- Cách giải bài toán có lời văn.

+ Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8 cm - HS thực hành vẽ , nêu kết quả.

- Cách vẽ độ dài đoạn thẳng.

- Nắm cách đặt tính và cách thực hiện phép cộng ( không nhớ) trong phạm vi 100, cách tính nhẩm.

- Cả lớp nhận xét bổ sung.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TIẾT 1

I. MỤC TIÊU

- Học sinh đọc, viết một cách chắc chắn bài Đầm sen - Chép 3 câu trong bài Ngôi nhà

- Điền được các vần en hay oen. Điền chữ g hay gh vào chỗ chấm.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ - SGK.

- HS: Sách thực hành.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1 Giới thiệu bai: (3’) Gv nêu

2. Hướng dẫn luyện viết (18’)

* Hướng dẫn từ khó - Gv đọc mẫu toàn bài - Gọi HS đọc

? trong bài em thấy có từ nào khó viết

- HS lắng nghe - 3-4 HS đọc

- HS nêu: phủ khắp, xèo ra, thanh khiết.

(14)

- Gv hướng dẫn HS cách viết các từ khó

- Yêu cầu HS viết bảng con( GV đọc cá từ cho HS viết)

- Nhận xét sửa sai cho HS

* Hướng dẫn viết vở

- Yêu cầu HS lấy vở viết bài

- Lưu ý cho HS chữ đầu tiên của bài lùi vào 1 ô. Sau dấu chấm phải viết hoa.

- Gv đọc cho hoc sinh viết bài - Quan sát giúp đỡ HS

3. Hướng dẫn làm bài tập. (15’) Bài 2/39: Nối đúng

- Gọi 1 HS đọc bài Đầm Sen

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4.

- Gọi HS đọc bài

- Nhận xét tuyên dương HS

Bài 1 / 39: Viết câu văn tả hoa sen, hương sen, đài sen.

- GV đọc yêu cầu.

- Gọi 1 HS làm bảng yêu cầu HS làm vở,

- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra - Nhận xét củng cố.

Bài 2 /40 : Điền: en hay oen?

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu hs làm bài vào sách - Gọi HS đọc bài.

- GV nhận xét, củng cố.

Bài 3/ 40: Điền g hay gh ? - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp đôi - Gọi đại diện cặp đọc bài

- Nhận xét củng cố quy tắc chính tả gh và g.

3. Củng cố- dặn dò: (5’)

- HS viết bảng con.

- HS lấy vở viết bài

- Hs đổi chéo vở cho nhau kiểm tra

- 1-2 HS đọc yêu cầu - HS làm bài

Lá sen---màu xanh mát, cao thấp chen nhau phủ khắp mặt đầm

Hoa sen----khi mở ngan ngát, thanh khiết.

- 1-2 HS đọc yêu cầu

- HS viết vào sách: hoa sen ngan ngát thanh khiết...

- 1-2 HS đọc yêu cầu - HS làm bài

Hoen rỉ giấy khen Then cửa nhen lửa - HS đọc bài làm

- 1-2 HS đọc yêu cầu - HS làm bài

Gói bánh thúng gạo Thác ghềnh tắm gội Ôm ghì ghé bến

- HS lắng nghe.

(15)

- GV củng cố nội dung bài học - Gv nhận xét giờ học

- Dặn dò HS về nhà.

THỰC HÀNH TOÁN TIẾT 1

I. MỤC TIÊU:

*Giúp hs:

- Làm thành thạo cách làm tính cộng trong phạm vi 100

- HS K-G có thể làm được bài toán có lời văn với nhiều phép tính cho một bài giải.

II.ĐỒ DÙNG:- Bảng phụ III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1 Giới thiệu bài (2’)

2 Thực hành: (32’) Bài 1: Đặt tính rồi tính - Gọi HS đọc yêu cầu bài 1

- Gọi 1 HS làm bảng, lớp làm vở.

- Gọi HS đọc bài

- Nhận xét và củng cố cách đặt tính và thực hiện tính

Bài 2: Đúng ghi Đ sai ghi S - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi đại diện HS đọc bài.

- Nhận xét và củng cố cách ghi đúng sai.

Bài 3:

- Gọi HS đọc bài toán : Trong giỏi có 16 viên bi, người ta bỏ thêm vào 12 viên bi vàng và lấy ra 8 viên bi đỏ. Hỏi trong giỏ còn lại mấy viên bi.

- Gọi 1 HS làm bảng, yêu cầu HS dưới lớp làm bài( khuyến khích HS Khá-giỏi)

- Nhận xét và củng cố cách trình

- 2 – 3 HS đọc bài toán - 1 HS làm bài

53 35 55 44 17 + + + + +

14 22 23 33 71 57 57 78 77 88

- 1 – 2 HS đọc - HS làm bài.

66+33=99 Đ 53+32= 85 Đ 32+12=42 S 36+63=99 Đ 6+6+24=44 S 12+12+12= 26 S

- HS đọc bài toán

- 1 HS trình bày bài giải Bài giải

Trong giỏi còn lại số viên bi là:

16+12-8= 20 ( viên bi) Đáp số: 20 viên bi.

(16)

bày bày bài giải có 2 lần tính.

3. Củng cố, dặn dò: (5’) - Cho hs nêu lại các bước trình bày bài giải

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe

Ngày soạn: 7/ 4/ 2018

Ngày giảng:Thứ tư /10/ 4/ 2018

TẬP ĐỌC mêi vµo I. MỤC TIÊU:

+ Kiến thức: HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : Kiễng chân, sửa

soạn,buồm thuyền, HS đọc đúng, liền mạch, ngắt hơi chỗ có dấu phẩy, nghỉ hơi chỗ có dấu chấm.Biết nghỉ hơi ở sau mỗi dòng thơ.

- Ôn các vần : ong, oong.

- HS hiểu 1 số từ ngữ: Kiễng chân, sửa soạn,buồm thuyền

- HS hiểu nội dung bài: Chủ nhà hiếu khách, niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi.

+ Kỹ năng: Qua bài học rèn kỹ năng đọc đúng, liền mạch, lưu loát..

+ Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, biết quí trọng và thân ái với mọi người.

II. CHUẨN BỊ

- GV: BĐ DTV,tranh sgk, - HS : sgk,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1, Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- 2 hs đọc bài Đầm sen.

+ Đầm sen được trồng ở đâu?

+ Lá sen có đặc điểm gì?

+ Khi nở hoa sen trông đẹp như thế nào?

- GV nhận xét cách đọc cho điểm.

3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài: ( 1’)Bài: Mời vào b. Giảng bài mới.

- Đầm sen được trồng ở ven làng.

- Lá sen màu xanh mát…

- Khi nở cánh hoa đỏ nhạt xoè ra, phô đài sen và nhị vàng.

- Cả lớp theo dõi nhận xét.

(17)

GV đọc mẫu: Giọng đọc vui tinh nghịch với đoạn thơ ngắn, giọng chậm rãi ở các câu đối thoại.

Học sinh luyện đọc:

Luyện đọc từ khó: ( 5’)

- GV ghi lần lượt các từ khó lên bảng.

- GV uốn nắn sửa sai.

- GV kết hợp giảng từ.

+ Con hiểu thế nào là “ buồm thuyền”

?

+ Con hiểu “kiễng chân” là gì.?

+ GV nhận xét uốn nắn.

Luyện đọc câu: ( 5’) - Trong bài có mấy câu?

- HS đọc nhẩm từng câu . - HS luyện đọc từng câu + GV cho hs đọc nối tiếp câu.

Luyện đọc đoạn, cả bài:( 5’) - GV chia đoạn:

- Bài chia làm 4 đoạn.Mỗi khổ thơ là một đoạn.

- HS luyện đọc từng đoan.

- GV kiểm tra chống đọc vẹt.

- GV nhận xét cách đọc.

- Gọi 4 hs đọc nối tiếp 4 đoạn.

- Gọi 2 hs đọc toàn bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

b.Luyện tập: ( 10’)

Bài 1: 2HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS tìm và nêu kết quả, GV nhận xét chữa bài.

Bài 2: 2 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS tìm và nêu kết quả, GV nhận xét

- HS đọc lần lượt các từ: Kiễng chân, sửa soạn,buồm thuyền.

- Mỗi từ gọi 3 hs đọc.

- Buồm được làm bằng vải treo trên các con thuyền.

- 1 hs lên làm động tác kiễng chân, cả lớp quan sát.

- 2 hs đọc lại các từ trên bảng.

- Trong bài có 13 câu . - HS đọc nhẩm từng câu .

- HS luyện đọc từng câu ( mỗi câu 3 hs đọc)

- 13 hs đọc nối tiếp.

- HS đánh dấu vào sách

- Mỗi đoạn gọi 3 hs đọc - Theo dõi nhận xét

- 4 hs đọc nối tiếp nhau 4 đoạn.

- Gọi 2 hs đọc toàn bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

+ Tìm tiếng trong bài:

- Có vần ong : Trong + Tìm tiếng ngoài bài:

- Có vần ong : Đong gạo…

- Có vần oong : Rau cải xoong…

Tiết 2

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

*Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:10’

+ GV nêu câu hỏi.

- HS đọc nhẩm cả bài suy nghĩ trả lời.

+ Những ai đến gõ cửa ngôi nhà

+ 3 hs đọc bài.

- Thỏ, nai, gió.

- Thỏ tai dài, nai có sừng.

(18)

+ Những con vật này có đặc điểm gì?

+ Các con vật gõ cửa chủ nhà yêu cầu gì?

+ Thỏ và nai là những con vật như thế nào?

- HS đọc nhẩm đoạn 3,4,suy nghĩ trả lời

+ Gió được chủ nhà mời vào nhà để làm gì?

+ Những người bạn tốt đến chơi chủ nhà đón tiếp như thế nào?

- Bài thơ này nói lên điều gì?

*Hướng dẫn học sinh luyện đọc:

(12’)

- GV đọc mẫu lần 2,hướng dẫn học sinh cách đọc toàn bài.

- GV theo dõi nhận xét cách đọc . - Hướng dãn đọc 1 số câu văn đối thoại giữa 2 nhân vật.

- GV nhận xét cách đäc.

Lưu ý: Khi hs luyện đọc theo đoạn gv kết hợp hỏi câu hỏi về nội dung bài hoặc tìm tiếng từ có vần trong bài.

*Hướng dẫn học sinh luyện nói : ( 8’ )

- Chủ đề hôm nay nói về gì?

- Tranh vẽ gì?

- HS đọc câu mẫu.

- Đoạn văn này có mấy câu?

- Đoạn văn này nói về con vật nào?

- Chim sáo có đặc điểm gì?

- Em thích con vật nào ? Nó có đặc điểm gì?

- GV quan sát nhận xét uốn nắn câu nói cho hs.

- Lưu ý hs nói nhiều câu khác nhau.

4. Củng cố dặn dò: (4’) - Hôm nay học bài gì?

- Qua bài này nói lên điều gì?

- Khi có khách đến nhà con cần làm

- Chủ nhà yêu cầu xem tai, xem gạc.

- 2 con vật này rất hiền lành.

- Cả lớp quan sát theo dõi gv đọc.

+ 3 hs đọc bài.

- Đón trăng lên, quạt mát thêm , reo hoa lá, đẩy buồm thuyền đi khắp miền làm viêc tốt.

- Chủ nhà đón tiếp rất niềm nở.

- Chủ nhà hiếu khách niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi.

- Cả lớp theo dõi.

- Học sinh luyện đọc từng đoạn , mỗi đoạn 2, 3 hs đọc.

- 2 hs đọc toàn bài . - HS đọc theo nhóm - Từng nhóm lên đọc

+Nói về những con vật mà em yêu thích

- Vẽ 2 bạn và con chim sáo.

Mẫu: Tôi rất yêu con sáo của tôi.Nó hót rất hay. Nó thích ăn châu chấu.

- Có 3 câu.

- Con chim sáo.

- Hót rất hay, thích ăn châu châu.

- HS tự trả lời con vật mà mình thích.

- HS luyện nói trước lớp

+ Tôi rất thích con voi, con voi có cài vòi dài. Nó thích ăn lá mía.

+ Tôi rất thích con mèo. Nó hay bắt chuột. Nó thích ăn cơm với cá.

- Mời vào.

- Chủ nhà hiếu khách niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi.

- Cấn đón tiếp khách niềm nở.

(19)

gì?

- Về đọc lại bài trả lời câu hỏi SGK.

- Về đọc trước bài Chú công. để giờ sau học.

TOÁN TIẾT 112: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Biết làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 100.

- Kĩ năng: Biết tính nhẩm, vận dụng để cộng các số đo độ dài đơn vị là cm.

- Thái độ : GDHS có ý thức chịu khó làm toán.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Đặt tính rồi tính: 51+ 35 80+ 9 8+ 31 - Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới Bài 1: ( 8’) Tính:

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

* Khi thực hiện tính theo cột dọc con cần chú ý gì?

Bài 2: ( 10’) Tính:

Ghi: 30cm + 40cm = … - Nêu cách tính?

- Yêu cầu hs tự làm bài.

* Lưu ý HS khi tính các số có kèm theo đơn vị đo độ dài thì kết quả cũng phải kèm theo đơn vị đo độ dài.

Bài 3: ( 7’) Nối (theo mẫu):

- Gọi hs nêu mẫu: 32+ 17 nối với số 49 - Tương tự yêu cầu hs làm bài.

- Nhận xét bài làm.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

Bài 4: ( 10’) Đọc đầu bài.

- Nêu tóm tắt bài toán.

- Yêu cầu hs tự giải bài toán.

- Nhận xét bài giải.

3. Củng cố, dặn dò (4 phút)

- Nêu các bước trình bày giải bài toán có lời văn?

- Gv nhận xét giờ học.

- 3 hs lên bảng làm bài.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- Hs nêu.

- 1 hs nêu yc.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài.

- 1 hs nêu yc.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- Hs nêu.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs đọc.

- 1 hs nêu.

- Hs nêu.

(20)

- Dặn hs về nhà làm bài.

Ngày soạn: 8/ 4/ 2018 Ngày giảng:Thứ năm / 11 /4/2018

TẬP ĐỌC chó c«ng I. MỤC TIÊU:

+ Kiến thức: HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : Nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh. HS đọc đúng, liền mạch, ngắt hơi chỗ có dấu phẩy, nghỉ hơi chỗ có dấu chấm.

- Ôn các vần oc,ooc.

- HS hiểu 1 số từ ngữ: rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh.

- HS hiểu nội dung bài: Đặc điểm của đuôi công lúc bé và vẻ đẹp của bộ lông công lúc trưởng thành.

+ Kỹ năng: Qua bài học rèn kỹ năng đọc đúng, liền mạch, lưu loát..

+ Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, biết yêu quí và bảo vệ các loài động vật trong thiên nhiên.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : - kiên định.

- Ra quyết định:tìm kiếm các lựa chọn,xá định giải pháp, phân tích điểm mạnh yếu

- Tự nhận thức.

- Suy nghĩ sáng tạo.

III. CHUẨN BỊ

- GV: BĐ DTV,tranh sgk,

- HS : sgk, phấn, giẻ lau,bảng…

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1, Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- 2 hs đọc bài : Mời vào.

+ Những ai đến gõ cửa ngôi nhà?

+ Gió được chủ nhà mời vào nhà để làm gì?

- GV nhận xét cách đọc . 3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài: ( 1’)Bài: Chú công b. Giảng bài mới.

*GV đọc mẫu: Giọng đọc chậm rãi nhấn mạnh những từ ngữ tả vẻ đẹp của đươi công.

*Luyện đọc từ khó: ( 5’)

- GV ghi lần lượt các từ khó lên bảng.

- Thỏ, nai,, gió.

- Đón trăng lên, quạt mát thêm , reo hoa lá, đẩy buồm thuyền đi khắp miền làm việc tốt.

- Cả lớp theo dõi nhận xét.

Cả lớp theo dõi.

- HS đọc lần lượt các từ: Nâu gạch, rẻ

(21)

- GV uốn nắn sửa sai.

- GV kết hợp giảng từ.

+ Con hiểu thế nào là rẻ quạt?

+ Con hiểu rực rỡ là gì?

+ GV nhận xét uốn nắn.

*Luyện đọc câu: ( 5’) - Trong bài có mấy câu.

- HS đọc nhẩm từng câu . - HS luyện đọc từng câu

+ GV cho 5 hs đọc nối tiếp 5 câu.

*Luyện đọc đoạn, cả bài:( 5’)

- GV chia đoạn: - Bài chia làm 2 đoạn.

+ Đoạn 1: 2 câu đầu + Đoạn 2: 3 câu cuối . - HS luyện đọc từng đoan.

- GV giúp đỡ hs, kiểm tra chống đọc vẹt, nhận xét cách đọc.

- Gọi 2 hs đọc nối tiếp 2 đoạn.

- Gọi 2 hs đọc toàn bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

b. Luyện tập: ( 10’)

Bài 1: 2HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS tìm và nêu kết quả, GV nhận xét chữa bài.

Bài 2: 2HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS tìm và nêu kết quả, GV nhận xét chữa bài.

Bài 3: 2HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS quan sát tranh vẽ gì?

- HS đọc câu mẫu.

- GV uốn nắn sửa sai.

* GV lưu ý hs nói nhiều câu khác nhau.

quạt, rực rỡ, lóng lánh.

- Mỗi từ gọi 3 hs đọc.

- GV cho hs quan sát rẻ quạt.

- Có nhiều màu sắc rất đẹp.

- 2 hs đọc lại các từ trên bảng.

- Trong bài có 5 câu . - HS đọc nhẩm từng câu .

- HS luyện đọc từng câu ( mỗi câu 3 hs đọc)

- 5 hs đọc nối tiếp câu đến hết bài.

- HS đánh dấu vào sách.

- Mỗi đoạn gọi 3 hs đọc

- Theo dõi nhận xét cách đọc của bạn.

- Gọi 2 hs đọc nối tiếp 2 đoạn.

- Gọi 2 hs đọc toàn bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

+ Tìm tiếng trong bài:

- Có vần oc: ngọc + Tìm tiếng ngoài bài:

- Có vần oc : Tóc, thóc…

- Có vần ooc : soóc,rơ mooc

+ Nói câu chứa tiếng có vần oc,ooc.

- Vẽ con cóc, cậu bé mặc quần soóc.

Mẫu: Con cóc là cậu ông giời.

- HS luyện nói câu

- Chúng em chăm chỉ học bài.

- Xe rơ moóc đang chở hàng.

- 1 học sinh đọc cả bài.

Tiết 2

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

*Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:10’

+ GV nêu câu hỏi.

- HS đọc nhẩm đoạn 1, suy nghĩ trả lời.

- HS suy nghĩ trả lời.

+ 3 hs đọc đoạn 1:

- Chú công có bộ lông màu nâu gạch.

(22)

+ Lúc mới chào đời, chú công có bộ lông như thế nào?

+ Chú biết làm động tác nào?

- HS đọc nhẩm đoạn 2,

+ Sau 2,3 năm đuôi công trống thay đổi như thế nào?

* Bài này nói lên điều gì?

*Hướng dẫn học sinh luyện đọc:

(12’)

- GV đọc mẫu lần 2 , hướng dẫn học sinh cách đọc toàn bài.

- GV theo dõi nhận xét cách đọc . - GV nhận xét cách đọc.

* Lưu ý: Khi hs luyện đọc theo đoạn gv kết hợp hỏi câu hỏi về nội dung bài , hoặc tìm tiếng từ có vần trong bài.

*Hướng dẫn học sinh luyện nói : ( 8’ )

- Chủ đề hôm nay nói về gì?

- Tranh vẽ gì?

- GV quan sát nhận xét.

Lưu ý hs nói nhiều câu khác nhau 4. Củng cố dặn dò: (4’)

- Hôm nay học bài gì?

- Qua bài này nói lên điều gì?

- Con cần làm gì để bảo vệ các loài vật?

- Về đọc lại bàì chú công trả lời câu hỏi

- Về đọc trước bài Chuyện ở lớp để giờ sau học.

- Chú biết xoè cái lông đuôi nhỏ xíu thành hình rẻ quạt.

+ 3 hs đọc đoạn 2:HS suy nghĩ trả lời.

- Sau 2,3 năm đuôi công trống lớn thành 1 thứ xiêm áo rực rỡ sắc màu.Mỗi chiếc lông đuôi óng ánh…

ngọc lóng lánh.

- Đặc điểm của đuôi công lúc bé và vẻ đẹp của bộ lông công lúc trưởng

thành.

- Cả lớp quan sát theo dõi gv đọc.

- Học sinh luyện đọc từng đoạn , mỗi đoạn 2, 3 hs đọc.

- 2 hs đọc toàn bài .

+ Hát bài hát về con công.

- Vẽ các bạn đang múa về con công.

- HS thực hành thi hát về con công.

- Chú công.

- Tả về vẻ đẹp của bộ lông công.

- Cần giữ gìn không giết hại chúng.

(23)

THỂ DỤC BÀI 29: TRÒ CHƠI I. MỤC TIÊU:

- Làm quen với chuyền cầu theo nhóm 2 người. Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi ở mức nhất định.

- Làm quen với trò chơi "Kéo cưa lừa xẻ". Yêu cầu biết tham gia được vào trò chơi ở mức ban đầu (chưa có vần điệu).

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập.

- GV chuẩn bị 1 còi, đủ cho 2 HS có 1 quả câu và cùng HS chuẩn bị dụng cụ (vợt, bảng nhỏ, bìa cứng.v.v..) để chuyền cầu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Phần mở đầu: (8-10’)

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.

HS lắng nghe yêu cầu bài học.

- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường: 50-60m.

HS thực hiện chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc - Ôn bài thể dục phát triển chung: 1 lần, mỗi

động tác 2x8 nhịp, do cán sự điều khiển, GV giúp đỡ.

HS thực hiện bài thể dục phát triển chung

2. Phần cơ bản: (20-22’)

- Trò chơi "Kéo cưa lừa xẻ". HS chơi trò chơi GV nêu tên trò chơi, sau đó cho HS đứng theo

từng đôi một quay mặt vào nhau (theo đội hình vòng tròn hoặc hàng ngang). Cho 1 đôi lên làm mẫu cách nắm tay nhau và cách đứng chuẩn bị kết hợp với lời giải thích và chỉ dẫn của GV. Sau đó cho 2 HS đó làm mẫu "Kéo cưa lừa xẻ". Tiếp theo, GV hỏi xem các em đã rõ cách chơi chưa, rồi cho các em học cách nắm tay nhau. GV đi sửa chữa, uốn nắn cách cầm tay và tư thế đứng chuẩn bị, sau đó cho HS bắt đầu cuộc chơi. Giới thiệu cho HS cách ngồi kéo cưa để các em chơi ở nhà.

HS lắng nghe thực hiện

- Chuyền cầu theo nhóm 2 người. HS thực hiện

(24)

Cho HS cả lớp tập hợp thành 2 hoặc 4 hàng dọc, sau đó quay mặt vào nhau tạo thành từng đôi một. Tiếp theo dàn đội hình sao cho từng đôi một cách nhau 1,5- 3m. Trong mỗi hàng, người nọ cách người kia tối thiểu 1m. Trường hợp sân hẹp, HS đông, GV có thể cho tập theo 2 đợt, mỗi đợt 2 tổ.

HS thực hiện

GV chọn 2 HS có khả năng thực hiện động tác tốt, chỉ dẫn bằng lời cho 2 HS đó làm mẫu, đồng thời giải thích cách chơi cho cả lớp biết, rồi cho từng nhóm tự chơi.

HS thực hiện làm mẫu

3. Phần kết thúc: (4-6’)

- Đứng vỗ tay và hát hoặc đi thường theo nhịp 2-4 hàng dọc.

HS thực hiện - GV cùng HS hệ thống bài.

- GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà. HS lắng nghe TỰ NHIÊN XÃ HỘI

NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CON VẬT I. MỤC TIÊU :

- Kiến thức : Kể tên và chỉ được một số loại cây và con vật.

- Kĩ năng : Biết được đặc điểm chung nhất của cây cối, con vật - Thái độ : Có ý thức bảo vệ cây cối và con vật.

* GDBVMTBĐ: Có rất nhiều loại cây cối, con vật (cá, tôm, mực...) sống dưới biển

II. CHUẨN BỊ

- Các hình trong sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- Muỗi thường sống ở đâu?

- Nêu tác hại do bị muỗi đốt?

- Khi đi ngủ con thường làm gì để không bị muỗi đốt

GV nhận xét – đánh giá 2. Bài mới (32 phút) a. Giới thiệu bài b. Hoạt động

Hoạt động 1. Phân loại thực vật

3 HS lên bảng trả lời

(25)

Mục đích: HS ôn lại các cây đã học, nhận biết 1 số cây mới, phân biệt 1 số loại cây.

* Các bước tiến hành

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 HS quan sát các hình trong SGK/60 hãy chỉ ra đâu là cây rau, cây hoa, cây gỗ và nêu tên 1 số loại cây rau, cây hoa, cây gỗ khác mà em biết (ghi ra giấy). Nêu ích lợi của chúng?

GV quan sát, giúp đỡ các nhóm - Nhận xét bổ sung

* KL: Có rất nhiều loại cây khác nhau, cây thì cho hoa (cây hoa), cây thì làm thức ăn (cây rau), cây thì lấy gỗ để xây nhà, đóng bàn ghế (cây gỗ).

Tất cả các cây đều có: thân, rễ, lá, hoa.

Hoạt động 2. Phân loại động vật

* Mục đích: HS ôn lại các con vật đã học, nhận biết 1 số con vật mới, phân biệt 1 số con vật có hại, con vật có lợi.

* Các bước tiến hành

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 HS quan sát các hình trong SGK/61 hãy chỉ và nói tên các con vật có ích: tên các con vật có hại?

- GV quan sát, giúp đỡ các nhóm - Nhận xét bổ sung

KL: Có rất nhiều động vật khác nhau về hình dạng, kích cỡ, nơi sống… nhưng chúng đều giống nhau là có đầu, mình và cơ quan di chuyển 3. Củng cố dặn dò (4 phút)

Trò chơi: Tìm tên con vật, cây cối

- GV Hướng dẫn cách chơi : Nêu tên các con vật, cây cối mà em biết?

- Nhận xét – bổ sung

GDMTBĐ: Các loại cây cối, con vật sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước…Có rất nhiều loại cây cối, con vật (san hô, cá, tôm, mực...) sống dưới biển. Cần chăm sóc, bảo vệ các loại cây cối, con vật có ích…

- Nhận xét tiết học

- VN ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau.

- HS ngồi theo nhóm 6, tự phân công nhóm trưởng, cử thư kí ghi chép nội dung thảo luận

- Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp.

- HS nghe, nhớ

- HS ngồi theo nhóm 6, tự phân công nhóm trưởng, cử thư kí ghi chép nội dung thảo luận

- Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp.

- HS nghe, nhớ

- HS nghe

- Kể tên các loại cây cối, con vật mà mình biết - Nhận xét – bổ sung - Nghe – nhớ

(26)

Ngày soạn: 10/ 4/ 2018 Ngày giảng:Thứ sáu / 13 / 4 /2018

CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT) Tiết 10: mêi vµo I. MỤC TIÊU:

+ Kiến thức: HS nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng khổ thơ 1,2 bài “ Mời vào

”.HS viết 16 chữ trong 10 -15 phút.Điền đúng vần ong hay oong hoặc chữ ng,ngh vào chỗ

trống.Làm được các bài tập 2,3 trong SGK.

+ Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng viết nhanh, đúng, liền mạch, sạch sẽ,rõ ràng.

+ Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học,có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Chép sẵn bài lên bảng.

- HS : Bút, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1, Ổn định tổ chức lớp: ( 1)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng bút vở của hs.

- GV kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.

3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài: ( 1’)Bài: Mời vào b. Giảng bài mới.

* Đọc bài cần chép: ( 3’)

- GV chép sẵn khổ thơ lên bảng.

- GV đọc khổ thơ.

- Đoạn cần chép gồm mấy câu?

- Con có nhận xét gì về cách trình bày?

- Các nét chữ viết như thế nào?

*viết từ khó: ( 5’)

- GV nêu ra 1 số từ khó khi viết hs cần viết đúng.

- GV đọc cho hs viết

*viết bài vào vở: ( 15’)

- HS lấy đồ dùng để lên bàn.

- 2hs lên bảng viết từ: Hôi tanh, bông trắng, lá xanh.

- Cả lớp quan sát theo dõi.

- 2 hs đọc . - Gồm 6 câu .

- Tên bài viết cỡ nhỡ. Các chữ đầu câu thơ đều viết hoa .

- Các nét chữ viết liền mạch và cách đều nhau.

- Học sinh viết vào bảng con : nếu nai.

gạc

- Học sinh chép bài vào vở, gv quan sát uốn nắn hs yếu.

(27)

- GV nhắc nhở hs cách trình bày, tư thế ngồi, cách câm bút…

- GV đọc lại khổ thơ..

- GV thu bài chấm điểm, nhận xét bài viết.

b. Luyện tập: ( 5’) Bài 1: 2HS nêu yêu cầu

- Trước khi điền con phải làm gì?

- HS làm bài, gv chữa bài.

Bài 2: 2HS nêu yêu cầu.

- Trước khi điền con phải làm gì?

- HS làm bài, gv chữa bài.

4. Củng cố dặn dò: (4’) - Hôm nay con viết bài gì?

- Khi viết bài cần chú ý điều gì?

- Về viết lại bài vào vở,chuẩn bị bài sau

- HS dùng bút chì để soát lại bài.

- HS thấy nhược điểm rút kinh nghiệm cho bài sau.

+ Điền vần ong hay oong : - Con qs tranh,đọc các chữ đã

cho,điền thử,đánh vần,sau đó điền.

Boong tàu Nam mong lớn + Điền ng hay ngh :

- Con qs tranh,đọc các chữ đã

cho,điền thử,đánh vần, sau đó điền.

Ngôi nhà Nghề nông nghe nhạc - Bài : Mời vào .

- Viết cẩn thận trình bày sạch sẽ.

KỂ CHUYỆN NIỀM VUI BẤT NGỜ I. MỤC TIÊU:

+ Kiến thức: HS Nghe gv kể chuyện,hiểu nội dung câu chuỵên và kể lại được 1 đoạn câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh .

Hiểu nội dung của câu chuyện : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi và thiếu nhi cũng rất yêu Bác Hồ.

+ Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng kể chuyện lưu loát, rõ ràng, biết phân biệt giọng kể của từng nhân vật.

+ Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, kính yêu và nhớ ơn Bác Hồ.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Tranh minh hoạ - HS: sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1, Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

- Lớp 1A6 Vắng….

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- 2 hs kể chuyện : Bông hoa cúc trắng..

- GV nhận xét cho điểm.

3.Bài mới:

a.Giới thiệu bài: ( 1’) Bài: Niềm vui

- Cả lớp theo dõi nhận xét cách kể chuyện của bạn.

(28)

bất ngờ

b. Giáo viên kể chuyện lần 1:

Giáo viên kể chuyện lần 2:

*Tìm hiểu nội dung câu chuyện:

( 12’)

- Câu chuyện có mấy nhân vật?

- Khi đi qua phủ chủ tịch các bạn xin cô giáo điều gì?

- Điều gì diễn ra sau đó?

- Bác Hồ hỏi các bạn điều gì?

- Bác đưa các cháu đi đâu?

- Bác dặn các cháu điều gì?

- Cuộc chia tay diễn ra như thế nào?

- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

*Hướng dẫn kể chuyện ( 15’)

- GV cho hs kể chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý trong SGK.

+ Tranh 1 vẽ gì?

- GV nhận xét cách kể chuyện của học sinh.

+ Tranh 2 vẽ gì?

- GV nhận xét cách kể chuyện của học sinh.

+ Tranh 3, 4 học sinh kể tương tự : + GV cho hs kể toàn bộ câu chuyện.

+ Giáo viên hướng dẫn hs kể chuyện theo vai nhân vật.( cô giáo, Bác Hồ.

- Cả lớp theo dõi gv kể chuyện.

- HS sinh theo dõi,kết hợp quan sát tranh trong sách giáo khoa.

- Có 3 nhân vật:cô giáo,Bác Hồ,các bạn hs.

- Xin cô vào thăm bác.

- Cô giáo đang lúng túng thì cánh cử mở ra.

- Các cháu có ngoan không?

- Bác đưa cháu đi thăm vườn cây, ao cá của Bác..

- Phải chăm ngoan , học giỏi để cha mẹ vui lòng.

- Giờ chia tay đã đến Bác vẫy tay chào các cháu, các cháu lưu luyến ngoảnh lại vấy tay chào Bác.

- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi và thiếu nhi cũng rất yêu Bác Hồ.

- HS quan sát tranh kể từng đoạn câu chuyện.

- Các bạn đi qua cổng phủ chủ tịch.

- HS kể đoạn 1.

- Cả lớp theo dõi nhận xét cách kể chuyện của bạn.

-Cổng phủ chủ tịch mở, các chiến sĩ mời cô giáo và các bạn vào thăm Bác.

- HS kể đoạn 2.

- GV nhận xét cách kể chuyện của học sinh

- 2hs kể lại toàn bộ câu chuyện.

- HS tự phân vai ,tập kể trong nhón.

- Từng nhóm lên kể chuyện, nhóm

(29)

các bạn hs)

- Giáo viên nhận xét chung.

4. Củng cố dặn dò: (4’)

- Hôm nay con kể câu chuyện gì?

- Câu giúp em hiểu điều gì?

- Về tập kể lại chuyện chuẩn bị bài sau.

khác nhận xét.

- Niềm vui bất ngờ.

- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi và thiếu nhi cũng rất yêu Bác Hồ.

TOÁN

PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 (TRỪ KHÔNG NHỚ) I. MỤC TIÊU:

+ Kiến thức: Giúp hs nắm được cách đặt tính và cách thực hiện phép trừ ( không nhớ)số có 2 chữ số.Biết giải toán lời văn có phép tính trừ số có 2 chữ số.

+ kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh thành thạo, giải toán lời văn , sử dụng ngôn ngữ toán học.

+Thái độ : Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. CHUẨN BỊ

- GV : BĐ DT, mô hình.

- HS : VBT, SGK.BĐ DT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1, Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 2.Kiểm tra bài cũ :( 5’)

- 2 hs lên bảng làm bài tập.

- Cả lớp nhận xét,giáo viên chữa bài.

3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài: ( 1’)

Tiết 113: phép trừ trong phạm vi 100.

b. Giảng bài mới:

*Hướng dẫn trừ các số có 2 chữ số:

5’

- GV thao tác đồ dùng.

a.Đặt tính rồi tính.

57 + 12 36 + 33 b.Giải bài toán theo tóm tắt:

Có : 14 cái bát Thêm : 10 cái bát Có tất cả: …cái bát ?

- HS thực hành theo.

- HS lấy 5 bó que tính và 7 que tính

(30)

- Các con lấy 5 bó que tính và 7 que tính rời.

- Con lấy 5 bó que tính và 7 que tính rời.tức là con lấy được bao nhiêu que tính?

- Số 57 được viết bằng mấy chữ số?

- Số 57 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

*GV ta viết chữ số 5 ở cột chục, chữ số 7 ở cột đơn vị.

- Các con bớt đi 2 bó que tính và 3 que tính rời..

- Bớt đi 2 bó que tính và 3 que tính rời,tức là con bớt đi bao nhiêu que tính?

- Số 23 được viết bằng mấy chữ số?

- Số 23 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

*GV ta viết chữ số 2 ở cột chục, chữ số 3 ở cột đơn vị.

- Bớt đi con làm phép tính gì? ( trừ) - Vậy lúc đầu có 57 que tính, con bớt đi 23 que tính ,con còn lại bao nhiêu que tính?

- Số 34 được viết bằng mấy chữ số?

- Số 34 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

*GV ta viết chữ số 3 ở cột chục, chữ số 4 ở cột đơn vị.

*Hướng dẫn cách đặt tính: ( 5’) - Hướng dẫn cách đặt tính,kết hợp nói.

Ta viết số 57 ở trên, viết số 24 ở dưới số 57 sao cho 2 chục thẳng cột với 5 chục,3 đơn vị thẳng cột với 7 đơn vị ,viết dấu - ở bên trái giữa 2 số, dùng thước kẻ gạch ngang thực hiện từ phải sang trái.

rời.

để lên bàn.

- Con lấy được năm mươi bảy que tính.

- Số 57 được viết bằng 2 chữ số, chữ số 5 đứng trước, chữ số 7 đứng sau.

- Số 57 gồm 5 chục và 7 đơn vị

- HS thực hành bớt que tính.

- Con bớt được 23 que tính.

- Số 23 được viết bằng 2 chữ số, chữ số 2 đứng trước, chữ số 3 đứng sau.

- Số 23 gồm 2 chục và 3 đơn vị

- Bớt đi con làm phép tính trừ.

- Con còn lại 34 que tính.

- Số 34 được viết bằng 2 chữ số, chữ số 3 đứng trước, chữ số 4 đứng sau.

- Số 34 gồm 3 chục và 4 đơn vị

Chục Đơn vị – 5

2 3

7 3 4 - Cả lớp theo dõi Đặt tính

* 7 trừ 4 bằng 3 viết 3

* 5 trừ 2 bằng 3 viết 3

57 –

23 34

……

(31)

- 2 hs nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính.

b. Luyện tập: ( 20’)

Bài 1: (7’) 2 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Khi thực hiện phép tính con chú ý điều gì?

-HS làm bài nêu kết quả, gv chữa bài.

- Khi đặt tính con chú ý điều gì?

-HS làm bài nêu kết quả, gv chữa bài.

Bài 1 cần nắm được kiến thức gì?

Bài 2: (6’) 2 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Muốn biết phép tính đúng hay sai con phải làm gì?

- HS làm bài gv chữa bài.

Bài 2 cần biết làm gì?

Bài 3: (7’) 2 HS nêu yêu cầu bài tập.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết còn lại bao nhiêu trang con làm như thế nào?

- HS trình bày lời giải, GV nhận xét chữa bài.

- Bài 3 cần nắm được gì?

4. Củng cố dặn dò: (4’)

- Bài hôm nay con cần nắm được kiến thức gì?

- HS nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện

- GV nhận xét giờ học.

Vậy 57 - 23 = 34 a. Tính:

- Thực hiện từ phải sang trái.

b.Đặt tính rồi tính.

- Viết các chữ số cùng hàng đơn vị thẳng cột với nhau.

67 – 22 56 – 16 94 - 92

- Cách đặt tính và cách thực hiện phép tính trừ các số có 2 chữ số.

+ Đúng ghi đ, sai ghi s :

Thực hiện lại phép tính để kiểm tra kết quả.

- Biết cách thực hiện phép tính trừ.

- 2 hs đọc bài toán.

Tóm tắt.

Có : 64 trang Đã đọc: 24 trang.

Còn lại: …trang?

Bài giải.

Còn lại số trang chưa đọc là:

64 - 24 = 40 ( trang ) Đáp số: 40 trang - Cách giải bài toán có lời văn có phép trừ.

- Nắm cách đặt tính và cách thực hiện phép trừ ( không nhớ) trong phạm vi 100.

87 -

35 52

……

43 -

12 55

85

– 64

21

……

49 –

25 24

……

98 –

72 26

……

59 –

53 06

……

– 67 22 45

……

56 –

16 40

……

94 –

92 02

……

đ s

(32)

- Về nhà xem lại các bài tập, chuẩn bị bài sau.

- Cả lớp nhận xét bổ sung.

KĨ NĂNG SỐNG EM YÊU TRƯỜNG LỚP

Tiết 1 I/ MỤC TIÊU

 Giúp HS:

- Kể được những điều em yêu thích ở trường, lớp.

- Thể hiện những hành động yêu quý thầy cô, bạn bè và trường lớp.

- GD TĐyêu quý thầy cô, bạn bè, trường lớp, yêu quê hương đất nước.

II/ CHUẨN BỊ

- Tranh TH kỹ năng sống Lớp 1, SGK, bút chì, bút màu sáp…

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1.Ổn định:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

+ Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học,có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

+ Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học,có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học, cẩn thận, tỉ mỉ khi làm

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm