• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập 167, số 07, 2017

Tập 167, Số 07, 2017

(2)

T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ

Môc lôc Trang

Nguyễn Đại Đồng - Hoạt động khai thác mỏ ở Lào Cai dưới thời Gia Long và Minh Mệnh 3 Dương Thị Huyền - Thương mại châu Âu và những tác động đến tình hình chính trị Đàng Trong thế kỷ XVI- XVIII 9 Trần Thị Nhung - Miêu tả tình tiết trong Truyện Kiều và Kim Vân Kiều Truyện 15 Nguyễn Thị Hải Phương - Bản chất của ngôn từ văn học (nghĩ từ bài viết Bản chất xã hội, thẩm mỹ của diễn

ngôn văn học của Trần Đình Sử) 21

Phạm Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Thu Trang, Ngô Thị Lan Anh - Ảnh hưởng của lễ hội Vu Lan đến đời

sống đạo đức của nhân dân huyện Quốc Oai, Hà Nội 25

Phạm Thị Ngọc Anh - Hình tượng văn thủy ba trong mỹ thuật cổ Việt Nam và các ứng dụng trên sản phẩm mỹ

thuật tạo hình hiện đại 31

Trương Thị Phương - Giải pháp ứng dụng hiệu quả thông tin đồ họa trên báo điện tử 37 Phạm Thị Nhàn - Ẩn dụ từ vị giác “ngọt” trong tiếng Hán hiện đại 43 Lương Thị Thanh Dung – Sự khác nhau về kết cấu chữ Nôm của văn bản Thiền tông bản hạnh giữa bản in

năm 1745 và bản in năm 1932 49

Nguyễn Thị Quế, Phạm Phương Hoa - Đánh giá sự phù hợp của giáo trình New English File đối với việc

giảng dạy sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên 55 Hoàng Thị Thắm - Nghiên cứu về siêu nhận thức trong nghe tiếng Anh của sinh viên chương trình tiên tiến tại

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên 61

Nguyễn Quỳnh Trang, Dương Công Đạt, Vũ Kiều Hạnh - Thiết kế chương trình bổ trợ nói cho học sinh lớp

10 Trường Trung học Phổ thông Thái Nguyên 67

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và vấn đề phát triển năng lực nghiên cứu khoa

học cho học sinh trong dạy học Sinh thái học ở trung học phổ thông 79

Trần Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Hoa Hồng - Nâng cao tính ứng dụng trong xây dựng chương trình đào

tạo đại học tại Việt Nam – bài học từ chương trình giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) 85 Phạm Thị Bích Thảo, Nguyễn Thành Trung - Lựa chọn bài tập thể lực chuyên môn nâng cao kết quả học tập

chạy cự ly ngắn cho sinh viên khóa 14 Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên 91 Lê Huy Hoàng, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Ngân, Vũ Thị Vân Anh - Phát triển năng lực sử dụng ngôn

ngữ hóa học của học sinh phổ thông trong dạy học các nội dung về hóa học hữu cơ chương trình hóa học lớp 12

nâng cao 97

Nguyễn Trọng Du - Phỏng vấn ‘nhóm tập trung’: một phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả với các nghiên

cứu khoa học xã hội 103

Đỗ Thị Thái Thanh, Trương Tấn Hùng, Đào Ngọc Anh - Xây dựng hồ sơ năng lực bồi dưỡng giáo viên thể

dục các trường trung học phổ thông các tỉnh miền núi phía Bắc 109

Nguyễn Ngọc Bính, Dương Tố Quỳnh, Nguyễn Văn Thanh - Thực trạng sử dụng hệ thống phương tiện chuyên môn trong giảng dạy môn bóng chuyền cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh -

Đại học Thái Nguyên 115

Lê Văn Hùng, Nguyễn Nhạc - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ bóng đá nam sinh viên

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên 119

Journal of Science and Technology

167 (07)

N¨m

2017

(3)

Nguyễn Văn Dũng, Lê Văn Hùng - Một số giải pháp giúp sinh viên lựa chọn môn học tự chọn trong chương trình giáo dục thể chất dành cho sinh viên không chuyên thể dục thể thao Trường Đại học Sư phạm – Đại học

Thái Nguyên 125

Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Trường Sơn, Đỗ Như Tiến - Một số kết quả ban đầu trong việc áp dụng CDIO

để xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại Đại học Thái Nguyên 131 Đỗ Quỳnh Hoa - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng lối sống cho sinh viên Trường Đại học

Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay 135 Phạm Văn Hùng, Nguyễn Huy Hùng - Đánh giá đầu ra của chương trình đào tạo qua mức độ đáp ứng chuẩn

đầu ra của sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp 141

Ngô Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Thu Hiền - Yêu cầu khách quan của việc đổi mới quy trình kiểm tra đánh giá

kết quả học tập môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông nước ta hiện nay 147 Trương Thị Thu Hương, Trương Tuấn Anh - Ứng dụng dạy học dự án trong đào tạo giáo viên kỹ thuật tại

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên 153

Dương Quỳnh Phương, Trần Viết Khanh, Đồng Duy Khánh - Những nhân tố chi phối đến văn hóa tộc người

và văn hóa cộng đồng dân tộc dưới góc nhìn địa lí học 159

Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trần Quyết Thắng, Đào Thị Hương - Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại một số công ty kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố Thái

Nguyên 165

Nguyễn Văn Chung, Đinh Hồng Linh - Các yếu tố thành công cho website thương mại điện tử: trường hợp

doanh nghiệp du lịch nghỉ dưỡng vừa và nhỏ ở Quảng Bình 171

Đặng Thị Bích Huệ - Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Tuyên Quang và các tác động đến

đời sống người dân trên địa bàn xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 177 Lương Văn Hinh, Lương Trung Thuyền - Nghiên cứu biến động giá đất ở trên địa bàn thị trấn Thất Khê,

huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2015 183 Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thành Minh - Nghiên cứu các mối quan hệ cung ứng dịch

vụ quản trị hoạt động có dịch vụ trách nhiệm xã hội: trường hợp điển cứu tại các công ty dịch vụ vận tải chở

khách vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 189

Nguyễn Thị Thu Thương, Hoàng Ngọc Hiệp - Thực trạng quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát

triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên 193

Tạ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Mạnh Dũng - Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách

nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 199

Nguyễn Thị Kim Huyền - Ứng dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS): kinh nghiệm quốc tế và bài

học cho Việt Nam 205

Nguyễn Thị Nhung, Phan Thị Vân Giang - Tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư

nhân đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 211

Phạm Thuỳ Linh, Phạm Hoàng Linh, Trần Thị Thu Trâm - Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong bối

cảnh hội nhập mới 219

Nguyễn Thị Thu Trang, Trần Bích Thủy - Động lực làm việc của cán bộ công chức xã phường: nghiên cứu

điển hình tại thành phố Thái Nguyên 225

Nguyễn Thu Thủy, Hoàng Thái Sơn - Bài học kinh nghiệm trong quản lý rủi ro thanh khoản đối với Ngân

hàng Thương mại Cổ phần Á Châu 231

Ngô Thúy Hà - Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2020 237

Đoàn Quang Thiệu - Một số kết quả xây dựng mô hình học tập, thực hành về kế toán doanh nghiệp 243

(4)

Phạm Thị Mai Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 25 - 30

25 ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI VU LAN ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC

CỦA NHÂN DÂN HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI

Phạm Thị Mai Hương*, Nguyễn Thị Thu Trang, Ngô Thị Lan Anh Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Lễ hội Vu Lan có ý nghĩa tâm linh vô cùng sâu sắc, là sự kết hợp giữa yếu tố đạo đức và ý nghĩa xã hội. Bắt nguồn từ tích truyện Mục Kiền Liên cứu mẹ, lễ hội Vu Lan đã thể hiện rất rõ tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với đấng sinh thành. Với nhân dân huyện Quốc Oai, Hà Nội, lễ hội Vu Lan có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, đặc biệt là tư tưởng đạo hiếu. Chữ hiếu đó còn được mở rộng ra đó là hiếu với dân tộc, với đất nước, với nhân dân... Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, đối với đời sống đạo đức nhân dân huyện Quốc Oai, Hà Nội, lễ hội Vu Lan vẫn còn những hạn chế nhất định cần phải có giải pháp khắc phục, để lễ hội mang đậm chất nhân văn ấy thực sự có ý nghĩa.

Từ khóa: Phật giáo, lễ hội Vu Lan, lễ hội, huyện Quốc Oai, đạo đức

ĐẶT VẤN ĐỀ *

Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây của Thành phố Hà Nội, là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hoá, nơi đây thường xuyên diễn ra các lễ hội. Trong đó, lễ hội Vu Lan là một lễ hội truyền thống của Phật giáo, hàng năm được tổ chức vào ngày rằm tháng bảy kết hợp với lễ Xá tội vong nhân của dân gian thu hút được đông đảo nhân dân trong huyện tham gia. Lễ hội Vu Lan là sự khẳng định về đạo hiếu của con người trong xã hội. Tư tưởng đạo hiếu ấy đã tác động rất lớn tới bổn phận, trách nhiệm của những người con huyện Quốc Oai đối với cha mẹ, ông bà, người đã nuôi nấng, dạy dỗ mình nên người.

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA LỄ HỘI VU LAN

Nguồn gốc của lễ hội Vu Lan

Vu Lan đọc theo chữ Uilambana (tiếng Pali), có nghĩa là cứu vớt những người đau khổ, xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Ông Ma Ha Một Đặc Già La, thường được gọi là Đại Mục Kiền Liên sau khi đạt chứng quả A La Hán, ông ngậm ngùi nhớ đến mẫu thân, bèn dùng huệ nhãn nhìn xuống các cõi khổ, thấy mẹ đã đọa vào kiếp ngạ quỷ nơi địa ngục với thân hình tiều tụy. Quá thương

*Tel: 01652024961; Email: maihuong291196@gmail.com

xót mẹ, ông vận dụng phép thần thông, đến ngay chỗ mẹ. Tay bưng bát cơm dâng mẹ mà nước mắt lưng tròng. Mẹ Mục Liên vì đói khát lâu ngày nên giật vội bát cơm mà ăn, nhưng chưa vào đến miệng thì cơm đã hóa thành lửa.

Mục Liên đau đớn vô cùng, khóc than thảm thiết rồi trở về bạch chuyện với Đức Phật để xin được chỉ dạy cách cứu mẹ. Phật cho ông biết vì nghiệp chướng của các kiếp trước mà mẹ ông mới phải sinh vào nơi ác đạo làm loại ngạ quỷ. Một mình Mục Liên vô phương cứu được mẹ, phải nhờ đến uy đức của chúng tăng khắp các nẻo đồng tâm hiệp ý cầu xin cứu rỗi cho mới được. Bởi vậy, Phật dạy Mục Liên phải thành kính đi rước chư tăng khắp mười phương về. Nhờ công đức cầu nguyện của các vị này, vong linh mẹ Mục Liên mới thoát khỏi khổ đạo, Phật lại dạy ông sắm đủ các món để dâng cúng các vị ấy [3, tr.47- 48].

Theo lời Phật dạy, nhằm ngày Rằm tháng bảy, Tôn giả Mục Kiền Liên lập bồn Vu Lan (chậu đựng đồ lễ cúng), thỉnh mời Chư Tăng đến chú nguyện. Nhờ đó mẹ của ngài Mục Liên mới được siêu thoát. Noi gương hiếu đễ của Tôn giả Mục Kiền Liên, hàng năm, cứ đến ngày rằm tháng bảy các tín đồ, phật tử khắp nơi lại tưng bừng tổ chức ngày lễ Vu Lan với tín tâm cầu cha mẹ, ông bà, tổ tiên mình sẽ được thoát khỏi tội đồ.

(5)

Phạm Thị Mai Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 25 - 30

26

Ý nghĩa của lễ hội Vu Lan

Mùa Vu Lan là dịp để mọi người cầu nguyện cho cha mẹ đã mất được vãng sinh về Tây phương cực lạc, còn những người vẫn còn cha, còn mẹ thì cầu nguyện cho cha mẹ được mạnh khỏe, an lạc, được sống hạnh phúc dài lâu bên con cái. Không biết từ bao giờ, báo hiếu đã trở thành trách nhiệm và bổn phận của mỗi con người, một nét đẹp trong văn hóa ứng xử, góp phần để củng cố đạo lý của gia đình, dòng họ, dân tộc và còn chính là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá đạo đức của con người ...

Kể từ khi Phật giáo có mặt tại Việt Nam đến nay, rằm tháng bảy – ngày lễ Vu Lan hay còn gọi là ngày Xá tội vong nhân luôn là ngày lễ quan trọng trong năm của Phật giáo. Nó đã trở thành ngày truyền thống hiếu hạnh không chỉ của người phật tử mà còn thể hiện đạo đức hiếu hạnh của đa số người dân Việt Nam. Đây là dịp để các phật tử dành một ngày an lạc, về với gia đình cha mẹ chuẩn bị một mâm cơm dâng lên gia tiên, thành kính cửa Phật và cúng phóng sinh cho các chúng sinh để bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với những người xấu số không có ai thờ cúng.

Việc tổ chức các nghi thức của lễ hội Vu Lan nói riêng và lễ hội Phật giáo nói chung là cơ sở để chúng ta bảo vệ những giá trị tốt đẹp, tích cực của Phật giáo. Từ đó biến lễ Vu Lan của Phật giáo trở thành một ngày hội của tình thương trong xã hội, nó mở rộng ra ngoài xã hội không chỉ ở phạm vi gia đình như: hoạt động từ thiện, thăm các trại trẻ mồ côi, bệnh viện... giúp đỡ người khác, sống vì cộng đồng xã hội, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

Như vậy, lễ hội Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Không chỉ là tưởng nhớ, tỏ lòng hiếu thảo đến người đã khuất, lễ Vu Lan còn là dịp

để con cái báo hiếu cha mẹ hiện tiền. Vào lễ Vu Lan, con cái trở về bên cha mẹ, có những cử chỉ, hành động, việc làm để bày tỏ sự biết ơn tới công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, đây là một nét đẹp trong truyền thống hiếu đạo của người Việt Nam. Ðồng thời, Lễ hội Vu Lan giúp chúng ta tiếp cận được ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo và triết lý sống của dân gian, đó là: “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”... Ngày lễ Vu Lan không còn là của riêng các phật tử mà đã mở rộng ra thành mùa báo ân, báo hiếu trong đời sống nhân dân Việt Nam ngày nay.

ẢNH HƯỞNG LỄ HỘI VU LAN ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA NHÂN DÂN HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI

Những ảnh hưởng tích cực

Quốc Oai thuộc Đồng bằng Bắc Bộ, là một huyện có nhiều lợi thế phát triển đô thị và công nghiệp [2]. Kinh tế - xã hội của huyện khá phát triển, đời sống vật chất của nhân dân từng bước được nâng lên. Là một huyện có bề dày về lịch sử - văn hóa, cũng là nơi tọa lạc của nhiều ngôi chùa cổ như Chùa Thầy, Chùa Quán, Chùa Hoàng Phúc... nên hoạt động văn hóa tâm linh, tinh thần của nhân dân huyện Quốc Oai phong phú, đa dạng.

Giống như nhiều địa phương trong cả nước, trong tiềm thức của người dân huyện Quốc Oai coi lễ hội Vu Lan như là mùa báo ân, báo hiếu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng. Vì thế, vào dịp tháng bảy âm lịch, mỗi người con đều tìm cách để trở về bên cha mẹ, dành thời gian quan tâm săn sóc, phụng dưỡng cha mẹ.

Trong quan niệm của Phật giáo, Vu Lan báo hiếu, là báo hiếu đối với cha mẹ, không chỉ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác, “bởi Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng nghiệp báo luân hồi. Chính vì nhìn nhận dưới góc độ đó, mà hết thảy mọi chúng sinh trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau. Ðiều này dẫn đến

(6)

Phạm Thị Mai Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 25 - 30

27 việc chúng ta phải mở rộng phạm vi báo hiếu

ra tất cả chúng sinh. “Phổ độ chúng sinh”,

“cứu nhân, độ thế”, “xá tội vong nhân” nhờ vậy mà được hình thành” [1].

Khi tìm hiểu về ảnh hưởng lễ hội Vu Lan đến đời sống tinh thần của người dân huyện Quốc Oai, Hà Nội, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của 300 người dân trong huyện. Có tới 205/300 số người được hỏi chiếm 68,3% cho rằng lễ hội Vu Lan ảnh hưởng lớn nhất đến tư tưởng đạo đức của nhân dân huyện Quốc Oai.

Trò chuyện, phỏng vấn với nhiều người dân, đặc biệt là các cụ già (ở các xã Sài Sơn, xã Đồng Bụt, xã Phượng Cách, xã Hoàng Xá...

huyện Quốc Oai) để lắng nghe ý kiến đánh giá, nhận xét và cảm nhận về mức độ ảnh hưởng của lễ hội Vu Lan đến người dân huyện Quốc Oai. Kết quả mà chúng tôi nhận được: đa phần các cụ già đều khẳng định đây là một lễ hội lớn được tổ chức hằng năm vào dịp tháng bảy âm lịch tại các chùa trong huyện, nhằm nhắc nhở con cháu phải hiếu kính cha mẹ và tưởng nhớ tới những người đã khuất. Có rất nhiều hoạt động được tổ chức ở các xã vào dịp này như nghi lễ rửa chân cho cha mẹ, bông hồng cài áo, làm cơm mời cha mẹ... Tại các chùa như Chùa Thầy, Chùa Hoàng Xá, Hoàng Phúc, Thiền Sư... tổ chức các nghi lễ cúng dàng Chư tôn Đức Phật, lập trai đàn để cầu nguyện, thiết trai diên để mời chư tăng thọ thực, nguyện cầu cho cha mẹ, ông bà đã khuất được siêu thoát; cha mẹ còn sống thì được phúc thọ giai lão. Thông qua những nghi lễ này, ý thức của người dân trong huyện Quốc Oai về đạo hiếu được củng cố và phát huy hơn, tình cảm gắn bó giữa con người với con người ngày càng trở lên sâu nặng, bền chặt. Đây là điều cần được giáo dục và phát huy trong giới trẻ của huyện Quốc Oai, bởi đứng trước tác động của nền kinh tế thị trường không ít những người con đã không làm tròn đạo hiếu, sống thiếu trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh.

Không chỉ dừng lại ở sự nhận thức mà những giá trị tích cực của Vu Lan báo hiếu đã tác

động trực tiếp đến thực tiễn đạo đức. Nhóm nghiên cứu đã có mặt ở các chùa của huyện Quốc Oai vào những ngày diễn ra lễ hội Vu Lan tháng bảy âm lịch năm 2016, được trực tiếp chứng kiến các hoạt động báo ân, báo hiếu thực hiện tại các chùa như hình ảnh Bông hồng cài áo (diễn ra tại chùa Hoàng Phúc): bông hồng màu đỏ được cài lên áo những ai còn cha mẹ; bông hồng màu phai dành cho ai mất mẹ, hoặc mất cha; bông hồng màu trắng cho người mất cả song thân. Nghi lễ này đã được mở rộng trong đời sống xã hội, ở nhiều nơi của huyện phong trào “Bông hồng xuống phố” được nhiều bạn trẻ (là thành viên hội phật tử huyện Quốc Oai) thực hiện cài hoa hồng cho những người lao động làm việc không có dịp tới chùa. Đây chính là giá trị nhân văn mà lễ hội Vu Lan mang đến trong cộng đồng xã hội, nó mở rộng lòng yêu thương giữa những con người với nhau; đó không chỉ dừng lại là sự báo hiếu trong gia đình mà còn mang tính phổ độ chúng sinh.

Rất nhiều hoạt động như cúng chúng sinh, phóng sinh, ăn chay, niệm Phật, làm từ thiện... đã được nhiều gia đình trong huyện thực hiện với mong muốn chia sẻ sự quan tâm, lòng yêu thương của mình đến vạn vật, mọi người xung quanh.

Trong cuộc sống hàng ngày, người dân huyện Quốc Oai luôn đề cao những phẩm chất đạo đức, coi đó là tiêu chuẩn cho mọi hành động.

Trong quan hệ giữa con người với con người, giáo lý nhà Phật về đạo hiếu, về ân tình cha mẹ đã thẩm thấu trở thành những tiêu chí, thang bậc để đánh giá đạo đức; để con người nhìn nhận người tốt, kẻ xấu, điều nên làm hay không nên làm, hình thành nên ở mỗi người dân những tình cảm đạo đức, tri thức hòa quyện cùng với các chuẩn mực đạo đức truyền thống vốn có của người Việt như: lòng thương yêu con người, yêu quê hương, đất nước, sống có tình có lý, sống thiện, sống tốt, nhân hậu, vị tha, bao dung độ lượng, đoàn kết, gắn bó, yêu lao động, yêu hòa bình, ghét cái ác, phê phán những hành động trái với lương tâm… Chính

(7)

Phạm Thị Mai Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 25 - 30

28

điều này, đã giúp cho người dân huyện Quốc Oai thực hiện những hành vi của mình trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ đạo đức trở nên đúng đắn hơn, chuẩn mực hơn, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, đạo đức.

Không chỉ làm việc thiện, việc tốt, mà người dân Quốc Oai còn quan niệm việc quan trọng nhất, thiết thực nhất đó chính là có hiếu với cha mẹ hay như một số người dân gọi đó là

“Tu tại gia”. Sự báo hiếu ấy không phải chỉ được thực hiện trong ngày lễ Vu Lan mà nó còn phải được thực hiện hàng ngày, hàng giờ.

Những người dân Quốc Oai dù ở lứa tuổi, địa vị nào cũng đều có những việc làm để thể hiện sự kính trọng, tình thương yêu đối với cha mẹ của mình đặc biệt là vào ngày lễ Vu Lan. Đó cũng là một trong những nét đẹp tiêu biểu trong lối sống của người dân huyện Quốc Oai từ ngàn xưa đến nay.

Những tác động tiêu cực

Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, trong quá trình ảnh hưởng của lễ Vu Lan đến đời sống đạo đức nhân dân huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.

Lễ Vu Lan là một nét đẹp văn hóa để tỏ lòng báo hiếu, tri ân của những người con đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, với những người đã khuất, phù hợp với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Tuy nhiên, những năm gần đây, bên cạnh nhiều hành động, nghĩa cử cao đẹp được thực hiện trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu, thì ở huyện Quốc Oai nói riêng và cả nước nói chung vẫn còn không ít hình ảnh, việc làm chưa đẹp với nhiều lý do khác nhau, có thể là do chưa hiểu hết, hoặc hiểu sai ý nghĩa của ngày lễ này. Vẫn còn hiện tượng con cái thực hiện trách nhiệm với cha mẹ như một nghĩa vụ thúc ép mà không từ lòng mình, tâm mình nên đã làm phiền lòng cha mẹ. Nghi lễ “rửa chân” cho cha mẹ, hay hình ảnh “bông hồng cài áo” vẫn còn mang tính nghi thức đối với một số người dân trong huyện, nó chưa thực sự tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức

để rồi đi đến hành động thường trực đối với mỗi người con trong việc báo hiếu với cha mẹ.

Khi cha mẹ còn sống thì không lo phụng dưỡng, để rồi khi họ qua đời mới thực hiện các nghi lễ báo hiếu, điều này đã mất đi ý nghĩa thực sự của lễ Vu Lan.

Hạn chế nổi bật nhất của lễ Vu Lan ở Quốc Oai chính là việc đốt vàng mã quá nhiều. Việc đốt vàng mã cho người khuất vào ngày lễ Vu Lan là một tục lệ quen thuộc nhưng tục lệ này đang bị làm xấu đi bởi một số hành động của những cá nhân kém hiểu biết. Nhiều người đua nhau sắm các hàng mã mô phỏng đồ dùng vật chất ở trên trần thế như: ô tô, xe máy, nhà lầu, ti vi, tủ lạnh… để đốt gửi xuống phục vụ cho người thân ở thế giới bên kia với suy nghĩ

“trần sao âm vậy”. Điều này đã gây ra sự tốn kém, lãng phí rất lớn về tiền của; môi trường bị ô nhiễm do vàng mã được đốt quá nhiều. Có một số người còn hiểu sai về ý nghĩa của tục đốt vàng mã. Họ cho rằng phải đốt thật nhiều đồ cho người đã khuất thì mới được ông bà, tổ tiên phù hộ độ trì cho ăn lên làm ra, kinh doanh thuận lợi…

Sự bày tỏ lòng thành kính, hiếu đễ của mỗi cá nhân phải xuất phát điểm là sự thành tâm, đi lễ để hướng thiện, việc báo hiếu phải ngay từ chính hành động hàng ngày của con cái đối với cha mẹ. Không có nghĩa là cứ đốt thật nhiều vàng mã, khấn bái xì xụp là có hiếu…Việc báo hiếu cha mẹ phải được thực hiện thường xuyên bằng việc chăm sóc, phụng dưỡng ngay ở hiện tại khi cha mẹ, ông bà còn sống chứ không phải khi người thân mất rồi mới có mâm cao cỗ đầy, mua nhiều đồ mã làm lễ bày cúng. Có trường hợp khi ông bà, cha mẹ, người thân còn sống thì hắt hủi, ngược đãi, thậm chí cãi nhau, đùn đẩy việc chăm sóc, nuôi cha mẹ nhưng khi họ mất rồi mới phô trương mâm cao cỗ đầy, vàng mã chất đống để làm lễ, khấn vái xì xụp, khóc lóc… Đó là những việc làm không đáng có, mọi người dân cần phải loại bỏ tư tưởng này để ngày lễ Vu Lan mang đúng với nghĩa là mùa báo hiếu bởi những việc làm thiết thực, có ích cho cha mẹ, người thân, cộng đồng và xã hội.

(8)

Phạm Thị Mai Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 25 - 30

29 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY

MẶT TÍCH CỰC, KHẮC PHỤC MẶT TIÊU CỰC ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI VU LAN ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA NHÂN DÂN HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI

Thứ nhất, nâng cao trình độ nhận thức của nhân dân, tuyên truyền giáo dục cho họ về ý nghĩa thực sự của lễ hội Vu Lan

Để phát huy những giá trị tích cực của của văn hóa lễ hội Vu Lan hiện nay, đòi hỏi chính quyền huyện Quốc Oai phải phát huy cao độ về “sự tác động trở lại” của tín ngưỡng, tôn giáo tới cơ sở kinh tế, tới tồn tại xã hội.

Tích cực tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân về vai trò của văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo nói chung trong đó có giá trị văn hóa lễ hội Vu Lan. Khi tuyên truyền giáo dục nhân dân trong huyện, cần chú ý tới sự đa dạng của các quan niệm và nghi lễ về báo hiếu, báo ân đối với cha mẹ, tổ tiên của đồng bào các dân tộc và của cộng đồng tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Khi tham gia vào lễ hội Vu Lan, người dân cần chấp hành và tuân thủ đúng với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo.

Cần phải tuyên truyền, giảng giải, để các tín đồ, phật tử hiểu đúng tư tưởng của Đức Phật.

Đặc biệt là hiểu được ý nghĩa thực sự của lễ hội Vu Lan, dạy con người coi trọng chữ Hiếu, hiểu luật nhân - quả, nghiệp báo luân hồi, từ bi hỷ xả, vô ngã vị tha, hướng thiện... từ đó góp phần hình thành nhân cách, đạo đức tốt đẹp trong lòng mỗi người phật tử cũng như nhân dân huyện Quốc Oai.

Thứ hai, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân huyện Quốc Oai, Hà Nội Chính quyền địa phương cần có những giải pháp để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần làm giảm bớt đi những ảnh hưởng tiêu cực mà Phật giáo và các lễ hội Phật giáo tác động đến nhân dân.

Tổ chức chính quyền cần chú trọng tới việc phát triển kinh tế như: tăng gia sản xuất, hỗ trợ giúp đỡ cho vay vốn, kêu gọi đầu tư trong

và ngoài nước, mở rộng quy mô các làng nghề truyền thống... Ngoài việc quan tâm đến đời sống vật chất, chính quyền địa phương cũng phải chú ý đến đời sống tinh thần của đồng bào Phật giáo nói riêng và người dân trong huyện Quốc Oai nói chung; đặc biệt là phải chú ý sát sao hơn nữa tới việc quản lý, chỉ đạo các hoạt động của nhà chùa trên địa bàn huyện như: ngày rằm tháng giêng, lễ Vu Lan, đại lễ Phật Đản, lễ Cầu An... và các lễ hội truyền thống trong huyện như: hội Chùa Thầy, hội Xếp, hội Sài...

Thứ ba, chính quyền địa phương cần có chính sách phù hợp để tổ chức có hiệu quả lễ hội Vu Lan

Tổ chức, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trong lễ hội Vu Lan phải trở thành một chương trình hành động lâu dài theo một kế hoạch hoạt động mang tính liên ngành và rộng khắp xã hội, đến với từng gia đình trong huyện mà không hạn chế trong khuôn khổ các ngôi chùa.

Cần phải tuyên truyền phổ biến kiến thức và ý nghĩa về lễ hội Vu Lan thông qua thông tin đại chúng và các buổi họp dân, để giúp nhân dân nâng cao nhận thức xã hội và năng lực nhận diện di sản văn hóa Phật giáo cùng nét đẹp nhân văn trong lễ hội Vu Lan.

Chính quyền địa phương cũng cần kết hợp với nhà chùa xây dựng dự án cụ thể cho các hoạt động, hướng dẫn các hình thức tổ chức lễ hội để thể hiện được sự kết hợp giữa giá trị văn hóa của Phật giáo gắn với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, cũng như phát huy ý nghĩa của Đức báo Ân trong Phật giáo qua các lễ hội như lễ hội Vu Lan.

Chính quyền địa phương cần có sự quan tâm sát sao hơn nữa trong việc giữ gìn an ninh trật tự khu vực tổ chức lễ hội, nghiêm cấm các hành vi buôn bán trái phép, lợi dụng truyền bá tư tưởng xấu của những thế lực thù địch.

Chính quyền cũng cần phải xác định rõ mục tiêu cơ bản là biến lễ hội Vu Lan trở thành ngày hội của tình yêu thương trong toàn xã

(9)

Phạm Thị Mai Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 25 - 30

30

hội, có nghĩa là không chỉ hạn chế ở các hoạt động báo hiếu ông bà, cha mẹ mà còn mở rộng ra các hoạt động từ thiện xã hội, nhằm thức tỉnh và rèn luyện “Phật tính” của từng cá nhân trong xã hội.

THAY LỜI KẾT

Quốc Oai là một huyện tiêu biểu của thành phố Hà Nội, đây là mảnh đất văn hiến với nhiều nét đẹp văn hóa từ nghìn đời nay. Nơi đây có hai tôn giáo chủ yếu là Phật giáo và Thiên chúa giáo, song Phật giáo vẫn phát triển hơn cả.

Trong quá trình tồn tại và phát triển, lễ hội Vu Lan đã làm cho người dân nơi đây thay đổi về nhiều mặt từ đạo đức, nhận thức cho đến phong tục tập quán. Mọi người biết hướng đến những cái tốt đẹp, luôn bảo nhau phải hướng

thiện, sống tốt, răn dạy con cháu phải biết hiếu kính với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, quê hương, làng xóm… Với người dân Quốc Oai, lễ hội Vu Lan đã trở thành lễ hội lớn của huyện vào dịp tháng bảy âm lịch hằng năm mang ý nghĩa là mùa báo ân, báo hiếu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Công Định (2013), Nguồn gốc và ý nghĩa giáo dục của lễ Vu Lan, http://www.phatgiao nguyenthuy.com, cập nhật ngày 10/1/2017.

2. Quốc Bảo Đỗ (2010), Lịch sử - Văn hóa Quốc Oai, Nxb Lao động, Hà Nội.

3. Đặng Từ Tính (2015), Vu Lan – Báo hiếu của đạo Phật với xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

SUMMARY

EFFECT OF VU LAN FESTIVAL ON THE MORAL LIFE OF PEOPLE OF QUOC OAI DISTRICT, HANOI

Pham Thi Mai Huong*, Nguyen Thi Thu Trang, Ngo Thi Lan Anh University of Education - TNU

Vu Lan festival has a very deep spiritual meaning. It is a combination of moral and social meaning, through the story of Moggallana which has shown very clearly the filial piety of children to their parents. For the people of Quoc Oai district, Hanoi, Vu Lan festival has a great influence, especially the thought of filial piety. Filial is also extended to the nation and the people...

However, besides the positive side, in the process of Vu Lan festival’s influence to the moral life of people of the Quoc Oai district, Hanoi still has certain restrictions must having solutions to Vu Lan festival in order to bring its original meaning.

Keyworks: Buddhism, Vu Lan festival, festival, Quoc Oai district, morality.

Ngày nhận bài: 11/5/2017; Ngày phản biện: 26/5/2017; Ngày duyệt đăng: 28/6/2017

*Tel: 01652024961; Email: maihuong291196@gmail.com

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cùng với việc kế thừa những hạt nhân hợp lý trong tư tưởng triết học phương Đông về con người, xây dựng con người, Hồ Chí Minh còn nghiên cứu và tiếp thu những giá

Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố dẫn đến sự thành công của các website thương mại điện tử đối với doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ ở Quảng Bình là tính phổ biến,

Nguyễn Thị Thanh Hồng, Nguyễn Thị Khánh Ly, Vũ Kiều Hạnh - Tăng cường sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động học tiếng Anh trong lớp học đông nhiều

Cũng đồng thời dựa trên mô hình SERQUALvà các đặc điểm cơ bản về chất lượng dịch vụ mạng di động, nhóm tác giả đã điều tra, nghiên cứu và đánh giá mức độ hài lòng

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và

để xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại Đại học Thái Nguyên 131 Đỗ Quỳnh Hoa - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng lối sống cho sinh

Giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho học sinh lớp 6 Trường THCS Chu Văn An – thành phố Thái Nguyên 338 Nguyễn Thị Mai Hương, Bùi Thị Sen - Các yếu tố ảnh hưởng đến