• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 14: EM THỰC HIỆN CÔNG VIỆC NHƯ THẾ NÀO (2 tiết ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng

 Trong bài học này học sinh sẽ được học về cách để thực hiện công việc một cách hợp lý.

2. Phát triển năng lực, phẩm chất 2.1. Năng lực chung

 Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm.

 Hình thành năng lực giải quyết vấn đề thông qua tình huống thực tiễn.

2.2. Năng lực đặc thù

 Nêu được một số công việc hằng ngày có thể thực hiện theo từng bước, mỗi bước là một việc nhỏ, các bước phải được sắp xếp theo thứ tự.

 Nhận biết được nên chia một việc thành những việc nhỏ hơn để dễ hiểu và dễ thực hiện.

 Nêu được ví dụ về một việc có thể chia thành những việc nhỏ hơn.

2.3. Phẩm chất

Bài học góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất sau:

o

Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân và của nhóm khi tham học.

o

Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm. Đồng thời phải có trách nhiệm với sự an toàn, cẩn trọng khi làm việc với máy tính.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử,...

2. Học sinh: SGK, SBT, đồ dùng học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG Mục tiêu:

- Yêu cầu cần đạt.

(2)

 Học sinh nhận biết được thực hiện công việc theo từng bước.

- Năng lực - Phẩm chất

GV tổ chức hoạt động Hoạt động của học sinh Kết quả/sản phẩm học tập

- GV đưa ra nội dung tình huống: Mỗi buổi sáng, khi chuông đồng hồ báo thức reo là An bắt đầu thực hiện công việc trước khi đi học. Hình 80 cho biết những việc mà An thường làm. Em hãy sắp xếp thứ tự thực hiện việc đó.

- Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá.

- GV chốt dẫn vào bài

- Học sinh lắng nghe, quan sát.

- Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

- Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

- Học sinh nêu ra được những việc cần làm theo thứ tự trước khi đi học:

thức dậy, vệ sinh cá nhân, ăn sáng, thay quần áo, đi giày dép.

Hoạt động 2: THỰC HIỆN CÔNG VIỆC THEO TỪNG BƯỚC

Mục tiêu:

- Yêu cầu cần đạt.

 Học sinh biết thực hiện công việc theo từng bước sao cho hợp lý.

- Năng lực

 Nêu được một số công việc hằng ngày có thể thực hiện theo từng bước, mỗi bước là một việc nhỏ, các bước phải được sắp xếp theo thứ tự.

- Phẩm chất

Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập

của cá nhân và của nhóm khi tham gia hoạt động học.

(3)

Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm.

GV tổ chức hoạt động Hoạt động của học sinh

Kết quả/sản phẩm học tập

- GV đưa ra ví dụ thực

hiện công việc theo các bước, các bước phải được thực hiện theo thứ tự nhất định. Thông nội dung SGK Tr 63 + 64.

- GV tổ chức hoạt động nhóm.

- Tuyên duyên, khen ngợi

- GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide) - Câu hỏi củng cố:

- Đọc yêu cầu - Các nhóm nhận nhiệm vụ

- HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

- Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

- HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến - Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

- HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

-Có nhiều công việc được thực hiện theo từng bước,

mỗi bước là một việc nhỏ và các bước phải được sắp xếp theo một thứ tự nhất định.

- Học sinh làm bài tập củng cố SGK Tr 64.

1. Em hãy xếp mỗi việc sau với một bước vẽ hình cho thích hợp:

a) Vẽ cánh cửa ra vào.- Bước 2 b) Vẽ hai cửa sổ.- Bước 4

c) Vẽ khung và mái nhà.- Bước 1 d) Vẽ khung cửa ra vào.- Bước 3 2. Dựa vào các hình vẽ sau, em hãy nêu các bước thực hiện vẽ máy bay.

Vẽ thân máy bay – Bước 1 Vẽ cánh máy bay – Bước 2 Vẽ đuôi máy bay – Bước 3 Tô màu cho máy bay – Bước 4

Hoạt động 3: CHIA MỘT VIỆC THÀNH NHỮNG VIỆC NHỎ HƠN Mục tiêu:

(4)

- Yêu cầu cần đạt.

 Học sinh biết được cách cách chia một việc thành những việc nhỏ hơn.

- Năng lực

 Nhận biết được nên chia một việc thành những việc nhỏ hơn để dễ hiểu và dễ thực hiện.

 Nêu được ví dụ về một việc có thể chia thành những việc nhỏ hơn.

- Phẩm chất

Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm.

GV tổ chức hoạt động Hoạt động của học sinh Kết quả/sản phẩm học tập

- GV đưa ra ví dụ chia một việc thành những việc nhỏ hơn để dễ hiểu và dễ thực hiện. Theo hướng dẫn nội dung và hình 81, 82 SGK Tr 64 + 65.

- GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide) - Câu hỏi củng cố:

- Đọc yêu cầu

- Các nhóm nhận nhiệm vụ - HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu - Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp - HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

- Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

- HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

-Một việc có thể chia thành những việc nhỏ hơn. Chia một việc thành những việc nhỏ giúp chúng ta dễ hiểu và dễ thực hiện.

- Học sinh làm bài tập củng cố SGK Tr 65.

1. Hằng ngày, lớp em đều thực hiện việc trực nhật, có thể chia nhỏ : lau bảng, quét lớp, kê bàn, giặt rẻ lau...

2. Ví dụ về một việc có thể chia thành những việc nhỏ hơn: Chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp.

Hoạt động 4: LUYỆN TẬP Mục tiêu:

- Yêu cầu cần đạt.

(5)

 Khái quát lại các kiến thức đã học thông qua các bài luyện tập, qua đó vận dụng vào thực tiễn.

- Năng lực - Phẩm chất

Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân .

Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm.

GV tổ chức hoạt động Hoạt động của học sinh Kết quả/sản phẩm học tập

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

- GV thu phiếu 1 số nhóm, chiếu lên máy chiếu vật thể

- Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá

- GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)

- HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu

- Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp

- HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến

- Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.

- HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức

-Học sinh làm bài tập SGK Tr 66.

1. Các bước lấy mực vào bút máy.

2. Robot phải thực hiện: tiến 3 bước, quay phải, tiến 2 bước.

Hoạt động 5: VẬN DỤNG a. Mục tiêu

- Học sinh được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Yêu cầu:

+ Em hãy chia việc chuẩn bị bài và đồ dùng học tập cho ngày hôm sau thành những việc nhỏ. Trong mỗi việc nhỏ, em hãy liệt kê các bước thực hiện.

(6)

b. Sản phẩm

- Câu trả lời được ghi trên phiếu học tập.

c. Tổ chức hoạt động

- Giao nhiệm vụ: Học sinh thực hiện hoạt động vào ngoài giờ lên lớp: Em hãy chia việc chuẩn bị bài và đồ dùng học tập cho ngày hôm sau thành những việc nhỏ. Trong mỗi việc nhỏ, em hãy liệt kê các bước thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

1. Những điều GV đã thực hiện chưa thành công:

– ...

– ...

2. Những điều GV muốn thay đổi:

– ...

– ...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

B.Phân tích cho Hà thấy việc làm của Hoa thể hiện bạn quan tâm và sống chan hòa với mọi người, biết giúp đỡ người khác, việc làm đó cần phải được nêu gương trước tập

- Em xử sự như vậy vì học sinh phải tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; việc tuyên truyền cổ động cho ngày bầu cử Quốc hội là trách nhiệm của một đội viên, việc

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về hoạt động chăm sóc khách hàng và, đánh giá, phân tích đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chăm

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố “Bản chất công việc” không có ảnh hưởng rõ ràng đến sự hài lòng của người lao động, các yếu tố về “Điều kiện làm việc”,

Một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng đó là sự hài lòng về chất lượng dịch vụ, trong khóa luận “ Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về việc thực hiện hợp đồng

Đây là khâu đầu tiên, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị của doanh nghiệp, thông qua hoạt động nghiên cứu này mà doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, mong muốn

Xây dựng thương hiệu khởi đầu bằng việc nghiên cứu khách hàng mục tiêu nhằm tìm hiểu cảm nhận của họ đối với sản phẩm/dịch vụ và hình ảnh thương hiệu trong mối

Về nội dung chương trình, cả sinh viên và giảng viên đều có sự đánh giá khá tương đồng ở mức độ tốt và rất tốt với tỉ lệ trên 80%; Về phương pháp giảng dạy của GV