• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo dục công dân 12 Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại | Giải bài tập GDCD 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo dục công dân 12 Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại | Giải bài tập GDCD 12"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại Phần 1: Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi (trang 115 sgk Giáo dục công dân 12) thuộc nội dung Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế: Theo suy nghĩ của em, tại sao Việt Nam lại kí kết Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung ̣(Hiệp định CEPT) với các nước ASEAN? Điều này lại mang lại lợi ích cho nền kinh tế nước ta?

Trả lời:

- Em nghĩ Việt Nam kí kết Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung ̣(Hiệp định CEPT) với các nước ASEAN vì:

- Hội nhập vào nên kinh tế khu vực và thế giới là xu thế tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia trong thời đại ngày nay.

- Điều này lại mang lại lợi ích cho nền kinh tế nước ta như:

+ Cho phép nước ta giao dịch hàng hóa mà không có rào cản pháp lí hoặc chi phí liên quan. Nên hàng hóa của Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực do lợi thế về nguyên liệu và nhân công....

+ Sự gia tăng cạnh tranh từ nước ngoài bởi tự do hóa thương mại đã tạo động lực cho các doanh nghiệp trong nước ta đạt hiệu quả cao hơn và sản xuất với chi phí rẻ hơn.

(2)

+ Sự cạnh tranh này cũng có thể thúc đẩy nước ta chuyển các nguồn lực sang các ngành mà chúng ta có thể có lợi thế cạnh tranh hơn...

+…

=> Hội nhập về thương mại là một bước đi quan trọng đầu tiên, để hàng hóa được giao lưu tự do, thông thương giữa các nước ASEAN nói chung, trong đó có Việt Nam nói riêng.

Phần 2: Bài tập cuối bài

Câu 1 (trang 117 sgk Giáo dục công dân 12): Em hiểu thế nào là điều ước quốc tế? Tại sao các nước lại cùng nhau kí kết điều ước quốc tế?

Trả lời:

- Điều ước quốc tế là văn bản pháp luật quốc tế do các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế thỏa thuận kí kết, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa họ với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế.

- Các nước cùng nhau kí kết điều ước quốc tế xuất phát từ lợi ích của mỗi nước, của tất cả các nước trong khu vực và của cả cộng đồng quốc tế, nhằm thực hiện quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, để cùng nhau sống trong hòa bình, hợp tác vì sự tiến bộ chung.

Câu 2 (trang 117 sgk Giáo dục công dân 12): Tại sao nói điều ước quốc tế là công cụ hữu hiệu nhất trong quan hệ hợp tác và phát triển giữa các quốc gia?

Trả lời:

(3)

- Điều ước quốc tế là văn bản pháp luật do các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế thoả thuận kí kết , nhằm điều chỉnh quan hệ giữa họ với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế.

- Sở dĩ người ta nói điều ước quốc gia là công cụ hữu hiệu nhất trong quan hệ hợp tác phát triển giữa các quốc gia vì:

+ Nội dung của điều ước quốc tế là các quy định về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên, là cơ sở pháp lí để thực hiện hợp tác quốc tế có hiệu quả.

+ Nôi dung của các điều ước quốc tế xác định rõ mục tiêu hợp tác của các quốc gia trong mỗi lĩnh vực, được thể hiện ở mỗi điều khoản cụ thể.

=> Do đó, thực hiện các điều khoản này là thực hiện rõ mục tiêu hợp tác vì sự phồn thịnh và phát triển của mỗi quốc gia và cả cộng đồng quốc tế.

Câu 3 (trang 117 sgk Giáo dục công dân 12): Qua hiểu biết của mình về điều ước quốc tế, theo em, Việt Nam đã và đang góp phần tích cực vào việc kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người như thế nào?

Trả lời:

(4)

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tham gia tích cực vào việc kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người như:

+ Năm 1982 Việt Nam kí Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.

+ Năm 1982 Việt Nam kí Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc.

+ 20/2/1990, Việt Nam phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Từ đó, Nhà nước ta đã tiến hành hàng loạt hoạt động cụ thể để thực hiện công ước:

1990 ban hành Luật Phổ cập giáo dục tiểu học. Năm 1991 ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, kèm nhiều văn bản pháp luật mới trong đó có các quy định liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em. Công ước về quyền của người khuyết tật, ký ngày 22/10/2007.

+ Việt Nam tham gia kí kết nhiều điều ước quốc tế quan trọng khác về quyền con người như: Công ước năm 1966 về các quyền dân sự và chính trị; Công ước năm 1966 về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội; công ước năm 1965 về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc;...

+ Việt Nam cũng tích cực tham gia đối thoại về quyền con người với nhiều quốc gia, như: Mỹ, Ô-xtrây-li-a, Thụy Sỹ và Liên minh Châu Âu (EU)... nhằm trao đổi quan điểm, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, hướng tới nâng cao hơn sự hưởng thụ quyền của người dân ở mỗi quốc gia.

+ Việt Nam có những đóng góp tích cực trong việc thành lập Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền, Ủy ban ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của phụ nữ và trẻ em, thông qua tuyên bố Nhân quyền ASEAN.

+ Việt Nam là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014 - 2016). Đặc biệt, ngày 7-6-2019, tại trụ sở Liên hợp quốc, Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (nhiệm kỳ 2020 - 2021) với số phiếu ủng hộ cao kỷ lục 192/193 phiếu. Mới đây, Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 1 và tháng 4 - 2021 với nhiều dấu ấn, đóng góp. Những thành tựu đó được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao; thể hiện uy tín, vị thế quốc tế ngày càng tăng của Việt Nam.

(5)

+ Thành tựu về quyền con người của Việt Nam được Liên hợp quốc thừa nhận. Đến nay, Việt Nam không chỉ là một trong sáu quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã hoàn thành phần lớn các mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ trước thời hạn năm 2015 mà còn được xem là tấm gương điển hình của cộng đồng quốc tế trong thực hiện mục tiêu phát triển bao trùm, không ai bị bỏ lại phía sau của Liên hợp quốc...

=> Với những kết quả đạt được trong việc thực thi pháp luật về quyền con người, cùng với môi trường thiên nhiên tươi đẹp, chế độ chính trị văn minh, văn hóa đặc sắc, xã hội ổn định, con người thân thiện, cởi mở. Năm 2019, Việt Nam đã vinh dự lọt vào tốp 10 danh sách những quốc gia đáng sống và làm việc nhất thế giới.

Câu 4 (trang 117 sgk Giáo dục công dân 12): Tại sao nói Việt Nam đã và đang tích cực vào việc kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới?

Trả lời:

- Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới là xu thế tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia trong thời đại ngày nay. Trong bối cảnh chung đó, Việt Nam đã chủ động và nhanh chóng hội nhập, kí kết và tham gia các điều ước quốc tế song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế và thực hiện phân công lao động quốc tế cụ thể như:

+ Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc, tổ chức đóng vai trò trung tâm trong xây dựng luật pháp quốc tế, gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột và ứng phó với các thách thức toàn cầu. Quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc trong hơn 40 năm qua đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia, dân tộc, duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triển đất nước; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh

(6)

Việt Nam trên trường quốc tế; làm sâu sắc hơn quan hệ giữa Việt Nam với các nước, các đối tác chủ chốt và bạn bè, tranh thủ một nguồn lực quan trọng phục vụ công cuộc phát triển đất nước.

+ Việt Nam tiếp tục tích cực tham gia vào nỗ lực chung của Liên hợp quốc trong việc giải quyết các vấn đề hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế, thúc đẩy quyền con người. Việt Nam đã tích cực tham gia thương lượng và ký Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân 2018 và là nước thứ 10 phê chuẩn Hiệp ước.

+ Sau khi kí kết, tham gia điều ước quốc tế, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật để thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong các điều ước quốc tế này.

Những kết quả này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những nỗ lực chung của Việt Nam và Liên hợp quốc trong việc khắc phục những mặt còn tồn tại, mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác hai bên, hỗ trợ tích cực cho công cuộc phát triển đất nước, hội nhập quốc tế của Việt Nam và góp phần nâng cao vai trò của Liên hợp quốc trong thời kỳ mới…

- Trong mối quan hệ với các nước láng giềng, Việt Nam đặc biệt quan tâm củng cố, duy trì và phát triển quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia:

+ Với Trung Quốc, 30/12/1999, Việt Nam kí kết Hiệp ước biên giới trên bộ, ngày 25/12/2000, kí kết Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ.

+ Kí kết các hiệp ước hoặc hiệp định về biên giới trên bộ với Lào và Campuchia.

+ Kí kết các hiệp ước hoặc hiệp định trên biển với Campuchia và Thái Lan.

+ Nhằm bảo vệ an ninh biên giới quốc gia, tăng cường tình hữu nghị với các nước láng giềng, năm 2003, Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Biên giới quốc gia, đánh dấu bước phát triển mới của công tác lập pháp nước nhà. Luật Biên giới quốc gia là sự ghi nhận về mặt pháp lí cam kết của Việt Nam thực hiện các điều ước quốc tế đã kí với các nước về hòa bình, hữu nghị, láng giềng thân thiện.

+…

Chính vì vậy mà chúng ta có thể nói rằng: Việt Nam đã và đang tích cực vào việc kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.

(7)

Câu 5 (trang 117 sgk Giáo dục công dân 12): Việt Nam đã kí kết và tham gia các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế như thế nào?

Trả lời:

Việt Nam đã kí kết và tham gia các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế như:

- Ở phạm vi khu vực:

+ Tiến trình hội nhập kinh tế bắt đầu khi nước ta trở thành thành viên ASEAN, tham gia Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) từ năm 1995 – thực hiện hội nhập về thương mại trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN.

+ Năm 1998, nước ta trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), kí kết một số hiệp định và thỏa thuận về tự do hóa thương mại và đầu tư với các nước thành viên APEC.

- Ở phạm vi toàn cầu:

+ Đến năm 2008, nước ta đã có quan hệ thương mại với hơn 160 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.

+ Tham gia Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), kí kết nhiều hiệp định về hợp tác kinh tế và thương mại với các nước trong Liên minh châu Âu (EU)

+ Gia nhập WTO, nước ta tham gia hàng loạt điều ước quốc tế về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế và trở thành thành viên đầy đủ của cộng đồng kinh tế thế giới.

+….

=> Trong quá trình hội nhập, Việt Nam nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết đa phương và song phương, thông qua việc ban hành hệ thống pháp luật để cụ thể hóa

(8)

các điều khoản của các hiệp định mà nước ta đã kí kết, tham gia. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện…

Câu 6 (trang 117 sgk Giáo dục công dân 12): Theo em, nếu chỉ kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị mà không có các điều ước quốc tế về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế thì có đủ điều kiện để phát triển đất nước trong bối cảnh quốc tế hiện nay không? Tại sao?

Trả lời:

- Nếu chỉ ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị mà không có các điều ước quốc tế về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế thì đất nước khó có thể phát triển trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Bởi vì:

+ Không có hợp tác và hội nhập chúng ta sẽ không tranh thủ được sự giúp đỡ vốn và công nghệ kĩ thuật,… của các nước phát triển. Nếu vậy, chúng ta sẽ ngày càng tụt hậu ngày càng xa so với các nước trong khu vực và quốc tế.

=> Vì vậy Việt Nam bên cạnh việc kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị mà còn kí các điều ước quốc tế về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế để có đủ điều kiện để phát triển đất nước trong bối cảnh quốc tế hiện nay.

Câu 7 (trang 118 sgk Giáo dục công dân 12): Sắp xếp các điều ước quốc tế dưới đây theo các cột tương ứng

STT Tên điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế về quyền con người (1)

Điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia

Điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế (3)

(9)

(2) 1 Công ước của Liên

hợp quốc về Quyền trẻ em

2 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển

3 Nghị định thư Ki -ô –tô về môi trường 4 Hiệp ước về biên

giới trên bộ giữa Việt Nam với các nước láng giềng 5 Hiệp định về

khuyến khích và bảo hộ đầu tư

6 Hiệp đinh thương mại Việt Nam – Nhật Bản

7 Hiệp định về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Ô- xtrây-li-a

8 Công ước về chống phân biệt đối xử với phụ nữ

(10)

Trả lời:

STT Tên điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế về quyền con người (1)

Điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia (2)

Điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế (3)

1 Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em

(1)

2 Công ước của Liên hợp quốc về Luật

(2)

(11)

Biển

3 Nghị định thư Ki -ô –tô về môi trường

(2)

4 Hiệp ước về biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các nước láng giềng

(2)

5 Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư

(3)

6 Hiệp đinh thương mại Việt Nam – Nhật Bản

(3)

7 Hiệp định về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Ô- xtrây-li-a

(3)

8 Công ước về chống phân biệt đối xử với phụ nữ

(1)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thông tin 1. Hệ thống chính trị ở Việt Nam do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng là hạt nhân của hệ thống chính trị Đảng lấy chủ nghĩa Mác -

Yêu cầu a) Suy nghĩ và hành động của T thể hiện sự hiểu biết về quyền quyền và nghĩa vụ của công dân. Qua đó T đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện

Di sản văn hoá Không gian văn hoá Công chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại (2005), sau

+ Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. + Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ

Câu hỏi (trang 82 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung gia đình, các chức năng của gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Gia đình em có

Câu hỏi (trang 97 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung lòng yêu nước: Học sinh chúng ta, những công dân trẻ của đất nước, chúng ta cần phải làm gì để

Đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc hiến định nguyên tắc hạn chế quyền có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ: (i) Nó làm rõ tinh thần của luật

- Thứ nhất là phát triển giáo dục đào tạo tạo ra những con người có nhiều tri thức, trình độ dân trí cao và có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao trong các ngành nghề để