• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 26 (mới 2022 + Bài Tập): Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Địa lí 9 Bài 26 (mới 2022 + Bài Tập): Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 26: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (tiếp theo)

4. Tình hình phát triển kinh tế

LƯỢC ĐỒ KINH TẾ VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

(2)

a) Nông nghiệp

* Điều kiện phát triển:

- Thuận lợi:

+ Địa hình đa dạng.

+ Vùng biển rộng lớn.

+ Số giờ nắng cao, ít sông đổ ra biển,...

- Khó khăn:

+ Qũy đất nông nghiệp hạn chế.

+ Nhiều thiên tai, bão lũ.

+ Sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp hơn trung bình của cả nước.

* Tình hình phát triển:

MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

- Chăn nuôi bò, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản là thế mạnh của vùng:

+ Đàn bò năm 2019 là 1259,7 nghìn con.

+ Ngư nghiệp: Sản lượng thuỷ sản vượt 750 nghìn tấn (2019), riêng sản lượng cá biển 520 nghìn tấn; các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là mực, tôm, cá đông lạnh.

- Nghề làm muối và chế biến thủy sản khá phát triển; các thương hiệu nổi tiếng: muối Cà Ná, Sa Huỳnh, nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.

- Biện pháp:

+ Trồng rừng phòng hộ.

+ Xây dựng hệ thống hồ chứa nước nhằm hạn chế thiên tai và chủ động cấp nước cho sản xuất - sinh hoạt.

(3)

Cánh đồng muối Sa huỳnh, Quảng Ngãi b) Công nghiệp

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ CỦA CẢ NƯỚC, THỜI KÌ 2005 - 2013 (Đơn vị: nghìn tỉ đồng)

- Giá trị sản xuất công nghiệp còn chiếm tỉ trọng nhỏ so với cả nước nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh và khá cao (từ 4,6% năm 2005 lên 7,7% năm 2013).

- Cơ cấu công nghiệp bước đầu được hình thành và khá đa dạng. Các ngành chính: Cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, chế biến lâm sản,... khai thác cát, titan.

- Các trung tâm công nghiệp lớn: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn,...

(4)

Trung tâm công nghiệp Đà Nẵng - Trung tâm công nghiệp lớn của vùng DHNTB c) Dịch vụ

* Giao thông vận tải:

- Điều kiện phát triển: vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi.

- Tình hình phát triển:

+ Các hoạt động vận tải trung chuyển trên tuyến Bắc - Nam diễn ra sôi động: Quốc lộ 1A.

+ Các thành phố biển vừa là đầu mối giao thông thủy bộ vừa là cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của các tỉnh trong vùng và Tây Nguyên.

* Du lịch:

- Điều kiện phát triển: có nhiều điểm du lịch nổi tiếng:

- Tình hình phát triển:

+ Các bãi biển đẹp: Non Nước, Nha Trang, Múi Né,...

+ Các di sản: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn,...

(5)

Bãi biển Nha Trang, Đà Nẵng - Được mệnh danh là hòn ngọc của Biển Đông 5. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

- Các trung tâm kinh tế của vùng đều là các thành phố biển, có quy mô vừa và nhỏ: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Quảng Ngãi.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Các tỉnh: Thừa Thiên - Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

+ Vai trò: tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và có tầm quan trọng ở các vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên.

(6)

Khu kinh tế biển Vân Phong, Khánh Hòa

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Do điều kiện tự nhiên của vùng nhiều đồi núi nên thế mạnh chính trong nông nghiệp của vùng là trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn. + Nhân dân

Cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận - Đời sống dân cư, đặc biệt là vùng cao, biên giới, hải đảo còn gặp nhiều khó khăn. - Tỉ lệ hộ nghèo hơn

+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh qua các năm. + Công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng tự nhiên của vùng. + Công nghiệp nhẹ với quy mô vừa và

- Địa hình: các tỉnh đều có địa hình núi, gò ở phía Tây, đồng bằng hẹp ở phía Đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều

* Ý nghĩa: Vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á; tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, tạo khả năng giao lưu kinh tế với các

- Trước 1975: phụ thuộc nước ngoài, chủ yếu phát triển công nghiệp nhẹ. - Hiện nay: nền công nghiệp phát triển mạnh và toàn diện. - Khu vực công nghiệp - xây

Bài 1 trang 69 sgk Địa lí lớp 9: Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh tiêu biểu của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu

- Nhờ đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất nên sản lượng lương thực tăng nhanh. Đã hình thành các vùng thâm canh lúa ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. - Sản