• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 22/11/2018

Ngày giảng: ... Tiết 28

BÀI 27. LỰC ĐIỆN TỪ I. MỤC TIÊU

1/ Kiến thức

- Mô tả được TN chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

- Vận dụng được quy tắc bàn tay trái biểu diễn lực từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ, khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện.

2/ Kĩ năng

- Mắc mạch điện theo sơ đồ, sử dụng các biến trở và các dụng cụ điện.

- Vẽ và xác định chiều đường sức từ của nam châm.

3/ Thái độ:

- Cẩn thận, trung thực, yêu thích môn học.

4/ Phát triển năng lực:

- Kết hợp thành thạo quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái.

*Thông qua việc tổ chức cho học sinh nghiên cứu kiến thức của bài học giúp học sinh hiểu việc ứng dụng kiến thức lí thuyết của bài để tạo ra các thiết bị điện phục vụ cho cuộc sống của con người nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống qua đó góp phần giáo dục học sinh có ý thức trách nhiệm trong học tập cũng như trong cuộc sống.

II. NHỮNG CÂU HỎI QUAN TRỌNG:

- Nam châm có tác dụng lực lên dòng điện không - Chiều của lực điện từ phụ thuộc những yếu tố nào - Quy tắc bàn tay trái

III. ĐÁNH GIÁ:

*Bằng chứng:

- Vận dụng kiến thức đã học và được học , vốn hiểu biết thực tế của mỗi cá nhân làm được các câu hỏi C1 đến C4, vận dụng được quy tắc bàn tay trái làm các bài tập liên quan.

* Hình thức đánh giá: Quan sát, bài tập vận dụng.

* Công cụ đánh giá: đánh giá theo thang điểm.

IV.CHUẨN BỊ:

- Nam châm, sgk, sách tham khảo,bảng phụ nhóm, nguồn, biến trở, khóa, ampe, giá đỡ, ống dây.

V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1/ Ổn định lớp(1')

2/ Kiểm tra bài cũ: ( 6')

?1: Cấu tạo của loa điện. Làm BT 26.1

?2: Nêu cấu tạo và hoạt động của rơle điện từ. Làm BT 26.3

(2)

ĐA:

BT 26.1: nên dùng dây dẫn mảnh để quấn nhiều vòng, vì tác dụng từ của nam châm điện tăng khi số vòng dây của nam châm điện tăng mà không phụ thuộc vào tiết diện của dây dẫn

BT 26.3:

a) Vào số vòng dây của ống dây và độ lớn của cđdđ qua ống dây

b) Kim của la bàn sẽ nằm dọc theo các đường sức từ bên trong ống dây, có nghĩa là nằm vuông góc với dây dẫn trên bề mặt hộp.

3/ Bài mới

* HĐ 1: TN về tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện

- Mục đích: HS mô tả được TN chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên dây dẫn có dòng điện chạy qua.

- Thời gian: 10'

- Hình thức tổ chức: nhóm

- Phương pháp: HĐ nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, thực nghiệm.

- Phương tiện : Bộ TN về tác dụng của từ trường lên ống dây có dòng điện chạy qua, sgk.

- Kĩ thuật dạy học : chia nhóm, giao nhiệm vụ

Hoạt động của GV HĐ của HS

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu TN hình 27.1 (SGK-tr.73) treo hình 27.1, yêu cầu HS nêu dụng cụ cần thiết để tiến hành TN.

GV: yêu cầu mô tả lại cách bố trí thí nghiệm. và nêu mục đích thì nghiệm.

GV: lưu ý cách bố trí TN, đoạn dây dẫn AB phải đặt sâu vào trong lòng nam châm chữ U, không để dây dẫn chạm vào nam châm.

GV: Gọi HS trả lời câu hỏi C1, so sánh với dự đoán ban đầu để rút ra kết luận

HS: nghiên cứu SGK, nêu dụng cụ cần thiết để tiến hành TN theo hình

27.1 (SGK-tr.73)

HS: Các nhóm nhận dụng cụ TN.

- tiến hành TN theo nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra khi đóng công tắc K.

HS: Đại điện các nhóm báo cáo kết quả TN và so sánh với dự đoán ban đầu

C1: Khi đóng công tắc K, đoạn dây dẫn AB bị hút vào trong lòng nam châm chữ U (hoặc bị đẩy ra ngoài

(3)

nam châm). Như vậy từ trường tác dụng lực điện từ lên dây dẫn AB có dòng điện chạy qua.

* HĐ 2: Tìm hiểu chiều của lực điện từ

- Mục đích: Nắm được lực điện từ phụ thuộc những yếu tố nào.

- Thời gian: 8'

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

- Phương pháp: HĐ nhóm, thực nghiệm rút kết luận - Phương tiện: Bộ TN, SGK.

- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.

HĐ của GV HĐ của HS

*Chuyển ý: Từ kết quả các nhóm ta thấy dây dẫn AB bị hút hoặc bị đẩy ra ngoài 2 cực của nam châm tức là chiều của lực điện từ trong TN của các nhóm khác nhau. Theo các em chiều của lực điện từ phụ thuộc vào yếu tố nào?

GV: Cần làm TN như thế nào để kiểm tra được điều đó.

GV: hướng dẫn HS thảo luận cách tiến hành TN kiểm tra và sửa chữa, bổ sung nếu cần

GV: Yêu cầu HS làm TN 2: Kiểm tra sự phụ thuộc của chiều lực điện từ vào chiều đường sức từ bằng cách đổi vị trí cực cuả nam châm chữ U.

GV: Qua 2 TN, chúng ta rút ra được kết luận gì?

*Thí nghiệm HS: tiến hành TN theo nhóm:

+ Đổi chiều dòng điện chạy qua dây dẫn AB, đóng công tắc K quan sát hiện tượng để rút ra kết luận

Khi đổi chiều dòng điện hoặc đổi chiều đường sức từ thì chiều lực điện từ thay đổi

HS: tiến hành TN theo nhóm:

+ Đổi chiều đường sức từ, đóng công tắc K quan sát hiện tượng để rút ra được kết luận

* Kết luận: Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ

* HĐ 3: Tìm hiểu quy tắc bàn tay trái

- Mục đích: HS nắm được quy tắc bàn tay trái.

- Thời gian: 5'

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương pháp: vấn đáp, thu thập thông tin, thực nghiệm.

- Phương tiện: SGK, tranh vẽ.

- Kĩ thuật dạy học : Hỏi và trả lời

HĐ của GV HĐ của HS

*Chuyển ý: Vậy làm thế nào để xác định chiều lực điện từ khi biết chiều dòng điện chạy qua dây dẫn và chiều của đường sức từ?

2. Quy tắc bàn tay trái: SGK/74 H: Cá nhân HS tìm hiểu quy tắc bàn tay trái trong SGK.

(4)

GV: Yêu cầu HS đọc mục thông báo ở mục 2. Quy tắc bàn tay trái (tr.74- SGK).

GV: treo hình vẽ 27.2 yêu cầu HS kết hợp hình vẽ để hiểu rõ quy tắc bàn tay trái.

GV:Cho HS vận dụng quy tắc bàn tay trái để đối chiếu với chiều chuyển động của dây dẫn AB trong TN đã quan sát được ở trên

HS vận dụng quy tắc bàn tay trái để kiểm tra chiều lực điện từ trong TN đã tiến hành ở trên, đối chiếu với kết quả đã quan sát được.

HS theo dõi hướng dẫn của GV để ghi nhớ và có thể vận dụng quy tắc bàn tay trái ngay tại lớp.

* HĐ 4: Vận dụng

- Mục đích: Vận dụng quy tắc bàn tay trái để làm các bài tập liên quan.

- Thời gian: 12'

- Hình thức tổ chức: cá nhân - Phương pháp: Thực hành - Phương tiện: SGK, máy chiếu.

- Kĩ thuât dạy học: Đặt câu hỏi

HĐ của GV HĐ của HS

? Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào yếu tố nào? Nêu quy tắc bàn tay trái.

? Nếu đồng thời đổi chiều dòng điện qua dây dẫn và chiều của đường sức từ thì chiều của lực điện từ có thay đổi không?

Làm TN kiểm tra.

GV: Hướng dẫn HS vận dụng câu C2, C3, C4. Với mỗi câu, yêu cầu HS vận dụng quy tắc bàn tay trái nêu các bước:

+Xác định chiều dòng điện chạy trong dây dẫn khi biết chiều đường sức từ và chiều lực điện từ.

+Xác định chiều đường sức từ (cực từ của nam châm) khi biết chiều dòng điện chạy qua dây dẫn và chiều lực điện từ tác dụng

lên dây dẫn.

C4:

H: Cá nhân HS hoàn thành câu C2, C3, C4 phần vận dụng

C2: Trong đoạn dây dẫn AB, dòng điện có chiều đi từ B đến A.

C3: Đường sức từ của nam châm có chiều đi từ dưới lên trên.

(5)

C4:

-

H27.5a: Cặp lực điện từ có tác dụng làm khung quay theo chiều kim đồng hồ

- H27.5b: Cặp lực điện từ không có tác dụng làm khung quay

- H27.5c: Cặp lực điện từ có tác dụng làm khung quay theo chiều ngược với chiều kim đồng hồ

* HĐ 4: Hướng dẫn về nhà:( 3')

- Mục đích: Định hướng cho hs các phần kiến thức cơ bản, giúp hs giải quyết các bt được giao.

- Thời gian: 3’

- Phương pháp: + Thu thập thông tin.

+ Tìm tòi nghiên cứu

- Phương tiện: SGK, SBT, các sách tham khảo

HĐ của GV HĐ của HS

- Về nhà học bài theo SGK, - Đọc phần có thể em chưa biết.

- Học bài và làm bài tập của bài 27/SBT

- Đọc bài 28: Động cơ điện một chiểu

- Nghe và ghi nhớ

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- SGK, SGV, thiết kế bài giảng, sách tham khảo.

VII. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

(6)

Ngày soạn: 22/11/2017 Tiết 29 Ngày giảng: ……….

BÀI 28. ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU I. MỤC TIÊU

1/ Kiến thức:

- Mô tả được các bộ phận chính, giải thích được hoạt động của động cơ điện một chiều.

- Nêu được tác dụng của mỗi bộ phận chính trong động cơ điện.

- Phát hiện sự biến đổi điện năng thành cơ năng trong khi động cơ điện hoạt động.

2/ Kĩ năng:

-Vận dụng quy tắc bàn tay trái XĐ chiều lực điện từ, biểu diễn lực điện từ.

- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều.

3/ Thái độ:

- Ham hiểu biết, yêu thích môn hoc.

4/ Phát triển năng lực :

- Lấy ví dụ ứng dụng của động cơ điện một chiều

* Thông qua việc tổ chức cho học sinh nghiên cứu kiến thức của bài học giúp học sinh hiểu việc ứng dụng kiến thức lí thuyết của bài để tạo ra các thiết bị điện phục vụ cho cuộc sống của con người nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống qua đó góp phần giáo dục học sinh có ý thức trách nhiệm trong học tập cũng như trong cuộc sống.

-

II. NHỮNG CÂU HỎI QUAN TRỌNG

- Nêu các bộ phận chính của động cơ điện một chiều, tác dụng của mỗi bộ phận ?

- Nêu hoạt động của động cơ điện một chiều.

- Động cơ điện một chiều và trong kĩ thuật có điểm gì giống và khác nhau?

- Khi HĐ động cơ điện chuyển hóa điện năng thành dạng năng lượng nào?

- Một số ứng dụng của động cơ điện mà em biết?

III. ĐÁNH GIÁ

*Bằng chứng:

- Vận dụng kiến thức đã học, vừa học , vốn hiểu biết thực tế của mỗi cá nhân làm được các câu hỏi C1 đến C7, nêu được cấu tạo,nguyên tắc hoạt động của động cơ điện.

* Hình thức đánh giá: Quan sát, bài tập vận dụng.

* Công cụ đánh giá: đánh giá theo thang điểm.

(7)

IV. CHUẨN BỊ

- Nam châm chữ U , sgk, sách tham khảo,bảng phụ nhóm, tranh vẽ, máy chiếu, Mô hình động cơ điện một chiều

V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ Ổn định lớp(1')

2/ Kiểm tra bài cũ ( 4')

HĐ của GV HĐ của HS

+Phát biểu quy tắc bàn tay trái?

+Chữa bài tập 27.3. Hỏi thêm có lực từ tác dụng lên cạnh AB của khung dây không? Vì sao?

→GV lưu ý: Khi dây dẫn đặt song song với đường sức từ thì không có lực từ tác dụng lên dây dẫn.

-HS lên bảng chữa bài. HS khác chú ý lắng nghe, nêu nhận xét.

-HS lưu ý: Trong trường hợp dây dẫn được đặt song song với đường sức từ thì không có lực điện từ tác dụng lên dây dẫn.

3/ Bài mới:

* HĐ 1: Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo của động cơ điện một chiều - Mục đích: HS mô tả được các bộ phận chính của động cơ điện một chiều - Thời gian: 5’

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương pháp: Tìm tòi vấn đáp, quan sát.

- Phương tiện: Mô hình, SGK, máy chiếu - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi

Hoạt động của GV HĐ của HS

GV: phát mô hình động cơ điện một chiều cho các nhóm.

-Yêu cầu HS đọc SGK phần 1 (tr.76), kết hợp với quan sát mô hình trả lời câu hỏi:

Chỉ ra các bộ phận của động cơ điện một chiều.

GV: vẽ mô hình cấu tạo đơn giản lên bảng.1

* Các bộ phận chính của động cơ điện một chiều

HS: Cá nhân HS làm việc với SGK, kết hợp với nghiên cứu hình vẽ 28.1 và mô hình động cơ điện một chiều nêu được các bộ phận chính của động cơ điện một chiều

:

+Khung dây dẫn.

+Nam châm.

+Cổ góp điện.

*HĐ 2: Nghiên cứu nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều - Mục đích: Giải thích được HĐ của động cơ điện một chiều.

- Thời gian: 15’

- Hình thức tổ chức: nhóm

- Phương pháp: Thu thập thông tin, thực nghiệm rút kết luận - Phương tiện: máy chiếu, SGK

- Kĩ thuật dạy học: chia nhóm, giao nhiệm vụ

(8)

HĐ của GV HĐ của HS GV: Yêu cầu HS đọc phần thông báo

và nêu nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều.

-Yêu cầu HS trả lời câu C1.

? Cặp lực từ vừa vẽ được có tác dụng gì đối với khung dây? (C2)

GV: Yêu cầu HS làm TN theo nhóm, kiểm tra dự đoán câu C3.

? Động cơ điện một chiều có các bộ phận chính là gì? Nó hoạt động theo nguyên tắc nào?

GV: Chốt phần KL

2. Hoạt động của động cơ điện một chiều

HS: Cá nhân HS đọc phần thông báo trong SGK để nêu được nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều là dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

-Cá nhân HS thực hiện câu C1:

C1:

C2: Khung dây sẽ quay do tác dụng của 2 lực

HS: tiến hành TN kiểm tra dự đoán câu C3 theo nhóm. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, so sánh với dự đoán ban đầu.

HS: trao đổi rút ra kết luận về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều. Ghi vở

* Kết luận: SGK

*HĐ 3: Phát hiện sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện

- Mục đích: giúp HS thấy được sự chuyển hóa điện năng thành cơ năng khi động cơ điện HĐ

- Thời gian: 5’

- Hình thức tổ chức: cá nhân - Phương pháp: quan sát

- Phương tiện: tranh, máy chiếu - Kĩ thuật dạy học: Hỏi và trả lời

HĐ của GV HĐ của HS

? Khi hoạt động, động cơ điện chuyển hoá năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?

-Có thể gợi ý HS:

+Khi có dòng điện chạy qua động cơ điện quay. Vậy năng lượng đã được chuyển hoá từ dạng nào sang dạng nào?

Chú ý: Ngoài động cơ điện 1 chiều còn có động cơ điện xoay chiều

* Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện

HS: Cá nhân HS nêu nhận xét về sự chuyển hoá năng lượng trong động cơ điện.

Khi động cơ điện một chiều hoạt động, điện năng chuyển hoá thành cơ năng.

* HĐ 5: Củng cố,vận dụng

- Mục đích: vận dụng kiến thức đã học làm các bài tập cơ bản trong SGK, nêu được một số ứng dụng của động cơ điện 1 chiều trong thực tế

(9)

- Thời gian: 10'

- Hình thức tổ chức: cá nhân - Phương pháp: Tìm tòi, vấn đáp - Kĩ thuật dạy học: Hoàn tất nhiệm vụ - Phương tiện: SGK, tranh vẽ

HĐ của GV HĐ của HS

GV: Tổ chức cho HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C5, C6, C7 vào vở BT.

-Hướng dẫn HS trao đổi trên lớp→đi đến đáp án đúng.

* Vận dụng

HS: Cá nhân HS trả lời câu hỏi C5, C6, C7 vào vở, tham gia thảo luận trên lớp hoàn thành các câu hỏi đó.

C5:

Khung quay ngược chiều kim đồng hồ C6: Vì nam châm vĩnh cửu không tạo ta từ trường mạnh như nam châm điện C7:

+ Động cơ điện xoay chiều: quạt điện, máy bơm, động cơ trong tủ lạnh, máy giặt ...

+ Động cơ điện 1 chiều có trong các bộ phận quay của đồ chơi trẻ em ...

* HĐ 6: Hướng dẫn về nhà

- Mục đích: Định hướng cho hs các phần kiến thức cơ bản, giúp hs giải quyết các bt được giao.

- Thời gian: 5'

- Phương pháp: + Thu thập thông tin.

+ Tìm tòi nghiên cứu

- Phương tiện: SGK, SBT, các sách tham khảo

HĐ của GV HĐ của HS

- Về nhà học bài theo SGK,

-Học bài và làm bài tập của bài 28/SBT

-Đọc trước bài 30.

- Nghe và ghi nhớ

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

(10)

- SGK, SGV, thiết kế bài giảng, sách tham khảo.

VII. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

..

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện chạy qua a) Mục tiêu: Mô tả được TN chứng tỏ tác dụng của

Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều các đường sức từ trong lòng ống

Biết chiều dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng đặt trong từ trường và không song song với đường sức từ, chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn. Xác định chiều

- Phát biểu được quy tắc bàn tay trái về chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều.. - Nêu được nguyên tắc cấu tạo

Câu 45: Cho các trường hợp tác dụng của lực điện từ lên một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua như hình vẽ sau:A. Các trường hợp có dòng điện chạy xuyên vào

AN APPLICATION OF SPLIT-PI CONVERTER TO MICROGRID WITH DC-MOTOR LOAD ỨNG DỤNG BỘ BIẾN ĐỔI SPLIT-PI TRONG LƯỚI ĐIỆN SIÊU NHỎ.. CÓ PHỤ TẢI ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Lĩnh vực nghiên cứu: Mô hình hóa hệ thống điện từ sử dụng mô hình các bài toán nhỏ - ứng dụng tới các thiết bị điện từ có cấu trúc mỏng (vỏ máy biết áp, tủ điện cao trung

Với khả năng quan sát thu được, bộ quan sát phi tuyến đều cục bộ phù hợp trong ứng dụng ước lượng thông số của các hệ thống phi tuyến sử dụng máy điện. Chi