• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Phát Land bằng việc áp dụng thuyết năng lực động

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Phát Land bằng việc áp dụng thuyết năng lực động"

Copied!
115
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH --- ---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG THỊNH PHÁT LAND BẰNG VIỆC ÁP DỤNG THUYẾT NĂNG LỰC ĐỘNG

TRẦN THỊ KIM OANH

Huế, tháng 1 năm 2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH --- ---

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG THỊNH PHÁT LAND BẰNG VIỆC ÁP DỤNG THUYẾT NĂNG LỰC ĐỘNG

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt Trần ThịKim Oanh

Lớp: K51E QTKD Khóa học: 2017 - 2021

ế, tháng 1 năm 2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

nhận được rất nhiều sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình từnhiều phía. Tôi xin bày tỏlòng biết ơn tới các tập thể và các cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian qua.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo trường Đại học Kinh tế Huế, quý thầy cô giảng viên, đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã cung cấp cho tôi những kiến thức phong phú, bổích trong những năm vừa qua cũng như đã tạo điều kiện giúp đỡtôi trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến Th.S Nguyễn Thị Thúy Đạt – người đã trực tiếphướng dẫn, góp ý vàđồng hành cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận, giúp tôi có thểhoàn thành tốt bài khóa luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh chị nhân viên tại Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Phát Land, đặc biệt là các anh chị trong bộphận kinh doanh đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện giúp tôi tìm hiểu thực tế và thu thập các số liệu cần thiết đểhoàn thành thời gian thực tập và bài khóa luận một cách tốt nhất.

Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Cuối cùng, mặc dù đã cố gắng nỗ lực trong việc thực hiện bài khóa luận này, nhưng với thời gian thực tập có hạn, kiến thức và khả năng bản thân còn hạn chếnên nội dung bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhà trường, quý thầy cô và bạn bè giúp đỡ, góp ý đểbài nghiên cứu này được hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 1 năm 2021 Sinh viên thực hiện Trần ThịKim Oanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vii

DANH MỤC BẢNG viii

1. Lý do chọn đềtài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 3

5 Cấu trúc đềtài 7

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐỘNG VÀ NĂNG LỰC

CẠNH TRANH 9

1.1 Tổng quan lý luận về năng lực động và năng lực cạnh tranh 9

1.1.1 Lý thuyết vềnguồn lực và đặc điểm của nguồn lực tạo lợi thếcho doanh nghiệp 9

1.1.1.1 Lý thuyết vềnguồn lực 9

1.1.1.2 Đặc điểm của nguồn lực tạo lợi thếcho doanh nghiệp 9

1.1.2 Lý luận chung vềthuyết năng lực động 11

1.1.2.1 Khái niệm về năng lực động 11

1.1.2.2 Lịch sửhình thành lý thuyết năng lực động 12

1.1.3 Lý luận chung vềbất động sản 14

1.1.3.1 Khái niệm vềbất động sản 14

1.1.3.2 Thuộc tính của bất động sản 15

1.1.4 Lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong kinh doanh bất động

sản 16

1.1.4.1 Khái niệm vềcạnh tranh 16

1.1.4.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh 17

1.1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 18

1.1.4.4 Vai trò, tầm quan trọng và sựcần thiết nângcao năng lực cạnh tranh 21

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.2 Cơ sở thực tiễn 32

1.2.1 Khái quát chung vềtình hình bất động sản cả nước 32 1.2.2 Khái quát chung tình hình bất động sản tại Thừa Thiên Huế 34 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC

CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY HOÀNG THỊNH PHÁT LAND 36

2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần Hoàng Thịnh Phát Land 36

2.1.1 Lịch sửhình thành và phát triển 36

2.1.2 Đặc điểm cơ cấu tổchức bộmáy quản lý 37

2.1.2.1 Cơ cấu tổchức bộmáy quản lý 37

2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụcủa các bộphận 38

2.1.3 Cơ cấu và tình hình laođộng 39

2.1.4 Tình hình kết quảkinh doanh của công ty Hoàng Thịnh Phát Land 41 2.1.5 Một sốcông ty bất động sản uy tínởThừa Thiên Huế 42 2.1.6 Các hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 43 2.2 Thực trạng áp dụng mô hình năng lực cạnh tranh động của công ty Hoàng Thịnh Phát Land trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh 48

2.2.1 Mô tả mẫu điều tra thông qua thống kê mô tả 48

2.2.1.1Đặc điểm đối tượng điều tra 48

2.2.1.2 Đặc điểm hành vi của khách hàng được điều tra 50

2.2.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha 52

2.2.2.1 Đối với các nhóm biến độc lập 53

2.2.2.2 Đối với nhóm biến phụthuộc 55

2.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis – EFA) 55

2.2.4 Phân tích hồi quy 59

2.2.4.1 Kiểm định mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụthuộc 59

2.2.4.2 Xây dựng mô hình hồi quy 60

2.2.4.3 Đánh giá độphù hợp của mô hình 60

2.2.4.4 Kiểm định sựphù hợp của mô hình hồi quy 61

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.2.6 Đánh giá của khách hàng về các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh

của công ty cổ phần Hoàng Thịnh Phát Land 65

2.2.6.1 Đánh giá của khách hàng về nhóm Năng lực marketing 65

2.2.6.2 Đánh giá của khách hàng vềnhóm Danh tiếng công ty 66

2.2.6.3 Đánh giá của khách hàng về nhóm Nănglực sáng tạo 68

2.2.6.4 Đánh giá của khách hàng về nhóm Định hướng kinh doanh 69

2.2.6.5 Đánh giá của khách hàng về nhóm Năng lực nguồn nhân lực 70

2.2.6.6 Đánh giá của khách hàng về nhóm Năng lực cạnh tranh 71

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC

CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY HOÀNG THỊNH PHÁT LAND 73

3.1 Định hướng phát triển của công ty Hoàng Thịnh Phát Land 73

3.2 Giải pháp để nâng cao năng lực canh tranh cho công ty Hoàng Thịnh Phát

Land 73

3.2.1 Nhóm giải pháp về Năng lực marketing 73

3.2.2 Nhóm giải pháp vềDanh tiếng công ty 74

3.2.3 Nhóm giải pháp về Năng lực sáng tạo 75

3.2.4 Nhóm giải pháp về Định hướng kinh doanh 76

3.2.5 Nhóm giải pháp về Năng lực nguồn nhân lực 76

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78

3.1 Kết luận 78

3.2 Hạn chế của đề tài và kiến nghị đối với nghiên cứu tương lai 79

3.3 Kiến nghị 80

3.3.1 Đối với các cơ quan chức năng 80

3.3.2 Đối với công ty 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI ĐIỀU TRA 85

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ XỬ LÝ, PHÂN TÍCH SPSS 89

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

Sơ đồ1: Quy trình nghiên cứu 3 Sơ đồ2: Nguồn lực đạt VRIN và lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp 11 Sơ đồ3: Lịch sửhình thành lý thuyết năng lực động 13

Sơ đồ4: Mô hình năng lực động của doanh nghiệp 29

Sơ đồ 5: Cơ cấu tổchức Công ty Cổphần Hoàng Thịnh Phát Land 37

Biểu đồ1: Biểu đồtần sốHistogram của phần dư chuẩn hóa 64

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

Bảng 1: Một sốnghiên cứu về năng lực động 27

Bảng 2: Các biến nghiên cứu và nguồn gốc thang đo 30

Bảng 3: Cơ cấu và tình hình nhân sự 39

Bảng 4: Tình hình kết quảkinh doanh 41

Bảng 5: Một sốcông ty bất động sản uy tín tại Huế 42

Bảng 6: Đặc điểm đối tượng điều tra 48

Bảng 7: Đặc điểm hành vi của khách hàng được điều tra 50 Bảng 8: Kiểm định độtin cậy thang đo các biến độc lập 53 Bảng 9: Kiểm định độtin cậy thang đo nhóm biến phụthuộc 55 Bảng 10: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập 55

Bảng 11: Rút trích nhân tốbiến độc lập 56

Bảng 12: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phụthuộc 58

Bảng 13: Rút trích nhân tốbiến phụthuộc 59

Bảng 14: Kiểm định tương quan Pearson 59

Bảng 15: Đánh giá độphù hợp của mô hình 60

Bảng 16: Kiểm định ANOVA 61

Bảng 17: Hệsốphân tích hồi quy 62

Bảng 18: Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Năng lực marketing 66 Bảng 19: Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Danh tiếng công ty 67 Bảng 20: Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Năng lực sáng tạo 68 Bảng 21: Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Định hướng kinh doanh 69 Bảng 22: Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Năng lực nguồn nhân lực 70 Bảng 23: Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Năng lực cạnh tranh 71

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Với chính sách mở cửa và hội nhập, nền kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển cùng với tốc độtoàn cầu hóa ngày càng cao đã tạo ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội cũng như thách thức mới. Một nhân tố đảm bảo cho sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của nền kinh tế, đó là nâng cao năng lực cạnh tranh bởi cạnh tranh là đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường và trong điều kiện hội nhập thì cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Doanh nghiệp nào có sựchuẩn bị tốt về năng lực cạnh tranh sẽnắm được quyền chủ động trên thị trường.

Đặc biệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đặc điểm nguồn lực bị giới hạn, thường đối mặt với áp lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng, tạo áp lực đe dọa sự tồn tại của doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình vì đó là chìa khóa dẫn đến thành công cho tất cả các doanh nghiệp, điều này lại đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn lực thích hợp để tạo ra lợi thếcạnh tranh. Vì vậy, yêu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp là phải phát hiện ra các nguồn lực tạo ra lợi thếcạnh tranh rồi từ đó duy trì và phát triển nhằm đảm bảo lợi thế cạnh tranh bền vững trong tương lai, giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.

Bất động sản là loại hàng hóa có tính đặc thù với giá trị lớn, thời gian tạo lập lâu dài và sựphảnứng của cung so với cầu là rất chậm. Thị trường bất động sản Việt Nam tuy lúc mới ra đời còn non trẻ, hoạt động không theo các quy luật tự nhiên, chưa bắt kịp theo sự phát triển của các nước trên thế giới. Nhưng đến nay, thị trường bất động sản Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, các công ty bất động sản được thành lập ngày càng nhiều, điều này khiến cho việc cạnh tranh diễn ra ngày một gay gắt.

Là một công ty bất động sản hoạt động chưa được lâu trên thị trường Huế, Công ty Cổphần Hoàng Thịnh Phát Land cũng đang phải đương đầu với những áp lực cạnh tranh từ những doanh nghiệp khác trong tỉnh cũng như các doanh nghiệp ở các tỉnh khác. Trước tình hình đó, công ty cũng đã đặt ra cho mình những yêu cầu cấp bách phải làm thế nào để tồn tại và phát triển ở thị trường tiềm năng nơi đây. Để làm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

đượcđiều này thì công ty phải nắm bắt được tình hình nguồn lực hiện có của mình và nuôi dưỡng các nguồn lực, đặc biệt là những nguồn lực có tính khác biệt nhằm tạo nên các lợi thếcạnh tranh phục vụcho mục đích kinh doanh của mình.

Xuất phát từthực tế đó, trong quá trình thực tập tại công ty tác giả quyết định lựa chọn đềtài“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Phát Land bằng việc áp dụng thuyết năng lực động” để làm đề tài khóa luận của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn, phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Hoàng Thịnh Phát Land và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian đến.

2.2 Mục tiêu cụ thể

Đề tài được giải quyết thông qua các mục tiêu sau đây:

Thứnhất, hệthống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn vềthuyết năng lực động và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực bất động sản.

Thứ hai, đánh giá thực trạng và hiệu quả việc áp dụng thuyết năng lực động trong nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổphần Hoàng Thịnh Phát Land.

Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổphần Hoàng Thịnh Phát Land.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc xem xét thuyết năng lực động.

Đối tượng khảo sát: khách hàng đãđược tư vấn và trải nghiệm các dịch vụcủa công ty tại thành phốHuế

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổphần Hoàng Thịnh Phát Land.

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại thành phốHuế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

Phạm vi thời gian: dữ liệu thứ cấp được thu thập từcác tài liệu do Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Phát Land năm 2018- 2020. Dữ liệu sơ cấp được thực hiện trong khoảng thời gian từ 12/10/2020 đến 17/1/2021.

4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Quy trình thiết kế nghiên cứu

4.2 Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 4.2.1.1 Nguồn dữ liệu thứ cấp

Dữliệu thứcấp được thu thập từnhiều nguồn khác nhau: từcác giáo trình, slide bài giảng, các công trình nghiên cứu có mục tiêu tương tự đểnhằm tìm kiếm thông tin tham khảo có tính định hướng cho đề tài; sách báo, mạng internet, website công ty;

thông tin vềtình hình hoạt động của công ty tại phòng Nhân sựvà phòng Kinh doanh của công ty trong những năm qua.

4.2.1.2 Nguồn dữ liệu sơ cấp

Xác định vấn đề nghiên cứu Thiết kếnghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ

Thiết kếbảng hỏi

Điều tra thử để kiểm tra và chỉnh sửa bảng hỏi

Nghiên cứu chính thức

Tiến hành phát và thu thập lại bảng hỏi

Làm sạch dữliệu

Xửlý, phân tích dữ liệu

Báo cáo kết quả nghiên cứu

Sử dụng phần mềm SPSS, tiến hành phân tích dữliệu

Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

Thiết kế bảng hỏi: bảng hỏi được xây dựng dựa trên mô hình nghiên cứu Năng lực động của các nghiên cứu khácở Việt Nam cũng như trên thế giới. Căn cứ vào mô hình nghiên cứu năng lực động của Wang và Ahmed (2007), mô hình nghiên cứu năng lực động và kết quả kinh doanh của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009). Tuy nhiên trong quá trình triển khai để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập thông tin phân tích, nội dung sẽ gắn với thực tế doanh nghiệp đang điều tra nên không hoàn toàn giống với nghiên cứu gốc. Yếu tốcòn lại là năng lực nguồn nhân lực được rút ra và kết hợp từcác nghiên cứu riêng lẻtừng nhân tốvà từ cơ sởviệc xem xét tình hình cụthểcủa doanh nghiệp.

Các nhân tốhay biến được lấy từcác nghiên cứu trước đây, nhưng nội dung của các nhân tố này được cấu thành dựa trên việc xem xét các định nghĩa của chính nhân tố đó và các nghiên cứu liên quan. Và đây cũng là cơ sở đểxây dựng các biến quan sát dưới dạng câu hỏi trong bảng câu hỏi nghiên cứu của đềtài này.

Thang đo của bảng hỏi được thiết kế bằng thang đo Likert 5 mức độ gồm các mức đánh giá từ 1 đến 5 tương ứng với mức từ “Rất không đồng ý” đến “Rất đồng ý”.

Căn cứ vào thang đo này, người được hỏi sẽ đưa ra đánh giá của mình cho từng phát biểu được nêu trong bảng hỏi.

Ngoài ra bảng câu hỏi còn dùng các thang đo định danh, thang đo tỷ lệ để thu thập thêm các thông tin chung về khách hàng như: độ tuổi, giới tính, nghềnghiệp, thu nhập.

Các khách hàng nhận được bảng hỏi sẽ phản hồi trực tiếp và kết quả phản hồi sẽ được lọc và làm sạch trước khi tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo.

4.2.2 Phương pháp chọn mẫu và xác định quy mô mẫu 4.2.2.1 Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu: để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã trình bày, thiết kế chọn mẫu phi xác suất (Suander M., 2000) mà cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện được chấp nhận giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện (Krueger, R.A, 1998). Điều quan trọng chọn phương pháp nàylà vì người trảlời dễtiếp cận, họ sẵn sàng hợp tác trảlời câu hỏi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Với cách chọn mẫu phi xác suất, tuy có lợi vềmặt thời gian và tiết kiệm chi phí (Cooper & Schindler, 1998) hơn so với cách chọn mẫu xác suất. Nhưng cách chọn mẫu này cũng theo hai tác giả này, không phải lúc nào cũng chính xác vì sựchủ quan thiên vịtrong quá trình chọn mẫu và sẽlàm méo mó biến dạng kết quảnghiên cứu.

4.2.2.2 Phương pháp xác định quy mô mẫu

Theo Kumar (2005), kích thước mẫu sẽphụthuộc vào việc ta muốn gì từnhững dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì. Nếu vấn đề nghiên cứu càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn, một nguyên tắc là mẫu càng lớn thìđộchính xác của các kết quảnghiên cứu càng cao.

Một số quan điểm khác lại đưa ra kích thước mẫu phụ thuộc vào tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và sốtham sốcần ước lượng. Với phân tích nhân tố, kích thước mẫu phụ thuộc vào số lượng biến được đưa vào phân tích nhân tố.

Theo Hair (1998) đểcó thểphân tích nhân tốkhám phá EFA, dữliệu cần được thu thập với kích thước mẫu thỏa mãn ít nhất 5 mẫu trên một biến quan sát và cỡ mẫu không nên ít hơn 100.

Trong khi Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng tỉ lệ là 4 hay 5. Trong đề tài này có tất cả 23 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần có là 115 mẫu. Số lượng mẫu càng nhiều thì thông tin thu thập được càng có ích và tránh trường hợp mẫu thu lại không hợp lệ nên nghiên cứu chọn phát ra 120 phiếu khảo sát.

4.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 4.2.3.1 Thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp dùng tổng hợp các phươngphápđo lường, mô tả, trình bày số liệu đượcứng dụng trong lĩnh vực kinh tế đểthểhiện đặc điểm cơ cấu mẫu điều tra. (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, sách “Phân tích dữliệu nghiên cứu với SPSS”, nhà xuất bản Hồng Đức).

Trong nghiên cứu này, phương pháp thống kê mô tảthống kê đặc điểm của mẫu điều tra vềnhân khẩu học như: giới tính, độtuổi, nghềnghiệp, thu nhập v.v

4.2.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

Độtin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tốgiả.

Hệsốtin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữlại.

Các mức giá trị của hệsố Cronbach’s Alpha:

Cronbach’s Alpha > 0,8:thang đo lường tốt

0,7 < Cronbach’s Alpha < 0,8: thang đosửdụng được

0,6 < Cronbach’s Alpha < 0,7: thang đochấp nhận được nếu thang đo mới Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo là: loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 (hệsố Cronbach’s Alpha càng lớn thìđộ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, sách “Phân tích dữliệu nghiên cứu với SPSS”, nhà xuất bản Hồng Đức).

4.2.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) Theo Hair & ctg (1998), phân tích nhân tốlà một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một nhóm để chúng có ý nghĩa hơn nhưngvẫn chứa đựng hầu hết các nội dung thông tin của biến ban đầu.

Theo Hair & ctg (1998), Multivariate Data Analysis, Prentice – Hall International, trong phân tích EFA, KMO (Kaiser –Meyer – Olkin) là chỉ số dùng để đo lường sựthích hợp của mẫu và mức ý nghĩa của kiểm định Barlett. KMO có giá trị thích hợp trong khoảng [0,5;1]

Hair & ctg (1998) cho rằng: nếu chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading >

0,55 (thường có thểchọn 0,5); nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì Factor loading phải > 0,75.

Cho nên trong trường hợp này, cụthểcó 115 bảng hỏi điều tra, sau khi đã được kiểm định độtin cậy sẽtiến hành phân tích nhân tố với phép trích Principal components, sử dụng phép xoay Varimax với hệsốtruyền tải Factor loading phù hợp là 0,5. Do đó các

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

biến có hệ số truyền tải (Factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại, điểm dừng khi Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 và tổng phương sai trích lớn hơn 50%.

4.2.3.4 Hồi quy tuyến tính

Sau khi thang đo của các yếu tố khảo sát đã được kiểm định thì sẽ được xử lý chạy hồi quy tuyến tính với mô hình cơ bản ban đầu là:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + u Trong đó:

Y: Năng lực cạnh tranh động

X1–X5: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh động Β0: Hệsốchặn (hằng số)

β1-β5:Các hệsốhồi quy

u: Biến độc lập ngẫu nhiên (phần dư)

Sau khi kiểm định mô hình hồi quy sẽ giúp xác định được các nhân tố nào tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp. Yếu tốnào có hệsố β lớn thì mức độ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.

4.2.3.5 Kiểm định One-Sample T-test

Kiểm định này được sử dụng để kiểm định giả thiết về giá trị trung bình của một tổng thể.

Kiểm định giảthiết:

H0: µ = giá trịkiểm định (Test value) H1: µ ≠ giá trịkiểm định (Test value) Mức ý nghĩa α = 0,05

Nếu Sig. (2-tailed)≤ 0,05 thì bác bỏgiảthiết H0; Sig. (2-tailed) > 0,05 thì chưa có cơ sởbác bỏgiảthiết H0, chấp nhận giảthiết H0.

5 Cấu trúc đề tài

Cấu trúc của đềtài gồm 3 phần:

Phần 1: Đặt vấn đề

Phần 2: Nội dung và kết quảnghiên cứu

Chương 1:Tổng quan lý luận về năng lực động và năng lực cạnh tranh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Chương 2: Phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty trong việc áp dụng thuyết năng lực động

Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

Phần 3: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐỘNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

1.1 Tổng quan lý luận về năng lực động và năng lực cạnh tranh

1.1.1 Lý thuyết về nguồn lực và đặc điểm của nguồn lực tạo lợi thế cho doanh nghiệp

1.1.1.1 Lý thuyết về nguồn lực

Nguồn lực của doanh nghiệp thểhiệnởnhiều dạng khác nhau, chúng được chia ra thành hai nhóm: Nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình (Grant, 2002; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Lý thuyết của nguồn lực của doanh nghiệp tập trung phân tích năng lực cạnh tranh dựa vào các yếu tố bên trong, đó là nguồn lực cạnh tranh của doanh nghiệp (Wernerfelt, 1984; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn ThịMai Trang, 2009).

Lý thuyết nguồn lực cho rằng nguồn lực của doanh nghiệp chính là yếu tốquyết định đến lợi thếcạnh tranh và kết quảkinh doanh của doanh nghiệp. Không phải tất cả những nguồn lực của doanh nghiệp đều có thể duy trì những lợi thế cạnh tranh. Theo Barney (1991), để duy trì lợi thế cạnh tranh, một nguồn lực của doanh nghiệp phải có 4 thuộc tính sau: Có giá trị, Hiếm, Khó thay thế, Khó bị bắt chước, gọi tắt là VRIN (Valuable, Rare, Inimitable, Non-substitubale).

1.1.1.2 Đặc điểm của nguồn lực tạo lợi thế cho doanh nghiệp

Nguồn lực có giá trị: có nghĩa rằng nó khai thác những cơ hội và/hoặc vô hiệu hóa được những mối đe dọa trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp đểmang lại lợi thếcạnh tranh cho doanh nghiệp.

Nguồn lực có giá trị sẽ mang đến lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, nguồn lực đó phải cho phép doanh nghiệp thực hiện được các chiến lược kinh doanh cải thiện năng suất và hiệu quả hoạt động của công ty (efficiency and effectiveness) (Barney, 1991). Từ đó giúp cho doanh nghiệp tận dụng được cơ hội và trung lập các mối đe dọa hiện hữu trong môi trường kinh doanh của doanh ngiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Nguồn lực hiếm: nó cần phải hiếm trong sựcạnh tranh tiềm tàng và hiện tại của doanh nghiệp và chỉ cóở doanh nghiệp này, được doanh nghiệp này sử dụng để thực thi các chiến lược tạo ra giá trị mà không cùng lúc được thực thi bởi nhiều doanh nghiệp khác.

Một nguồn lực có giá trị mà có mặt ở các doanh nghiệp khác thì không được xem là nguồn lực hiếm. Nguồn lực hiếm là nguồn lực mà chỉ có ở doanh nghiệp này, được doanh nghiệp sử dụng trong chiến lược tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, đem lại lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp (Barney, 1991)

Nguồn lực khó bắt chước: theo Lippman & Rumelt (1982) và Barney (1986a, 1986b), nguồn lực khó bị bắt chước khi có một trong ba hoặc cả ba nhân tố sau (a) doanh nghiệp có được nguồn lực đó nhờvào một số điều kiện xảy ra ở một thời điểm đặc biệt nào đó, (b) mối liên hệ giữa những nguồn lực đó với năng lực canh tranh của công ty một cách ngẫu nhiên, (c) nguồn lực đó có liên quan đến một hiện tượng xã hội, vượt quá khả năng kiểm soát vàảnh hưởng của doanh nghiệp.

Nguồn lực không thểthay thế: yêu cầu quan trọng đối với nguồn lực của doanh nghiệp để nguồn lực đó tạo ra lợi thếcạnh tranh đó là những nguồn lực không thể bị thay thế bằng những nguồn lực có giá trị thay thế tương đương về mặt chiến lược (Barney, 1991). Khả năng thay thếdiễn ra dưới hai hình thức, trước tiên nguồn lực đó không thể bắt chước được nhưng có thể được thay thế bằng một nguồn lực tương tự khác mà nó cho phép doanh nghiệp sử dụng nguồn lực tương tự này vẫn thực hiện được các chiến lược của doanh nghiệp (Barney & Tyler, 1990). Hình thức thứ hai là nhiều nguồn lực khác nhau có thể là thay thế mang tính chiến lược. Đối với doanh nghiệp này, nguồn lực A (ví dụ là lực lượng lãnh đạo tài năng) (Zucker, 1977) là nguồn lực đặc trưng mà doanh nghiệp khác không có được, nhưng doanh nghiệp B vẫn có thếmạnh đối với nguồn lực B (ví dụ đó là khả năng lên kếhoạch rất tốt) của mình và từ đó nguồn lực B của doanh nghiệp B vẫn có thể cạnh tranh với nguồn lực A của doanh nghiệp A (Pearce, Freeman & Robinson, 1987).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

(Nguồn: Barney, J.B, 1991) 1.1.2 Lý luận chung về thuyết năng lực động

1.1.2.1Khái niệm về năng lực động

Năng lực động (Dynamic Capability) là một loại năng lực đặc biệt, thể hiện

“khả năng tích hợp, xây dựng và tái tổchức các năng lực bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp trong khi phải đối diện với những thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh” (Tee, Pisano và Shuen, 1997). Khái niệm năng lực động phản ánh khả năng doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh dưới dạng mới và sáng tạo hơn trong điều kiện lịch sửvà vịthếthị trường hiện tại (Leonard-Barton, 1992)

Nắm giữkhả năng động cho phép doanh nghiệp liên tục tích hợp, tái cấu trúc, làm mới và tái tạo các nguồn lực và quan trọng là nâng cấp, tái tạo lại năng lực cốt lõi để đáp ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh, duy trì lợi thếcạnh tranh.

Eisenhardt và Martin (2000) định nghĩa khái niệm năng lực động là “các quy trình của doanh nghiệp có ử dụng các nguồn lực – đặc biệt các quy trình tích hợp, tái cơ cấu, xây dựng và phân bổcác nguồn lực–nhằm bắt kịp những sự kiến tạo nên những biến động thị trường” và “…những thói quen doanh nghiệp và thói quaen chiến lược cho phép doanh nghiệp đạt được các nguồn lực mới và tái cơ cấu khi thị trường xuất hiệ, cạnh tranh, phân chia, phát triển và biến mất”

Bản chất của năng lực động gắn với tên gịcủa nó:

(1) Khả năng (capabilities) gắn liền với vai trò chính của quản trị chiến lược trong thích nghi, tích hợp, tái tổchức các nguồn lực, năng lực, kĩ năng trong doanh nghiệp một cách phù hợp nhất với yêu cầu của thị trường biến động.

(2)Động (dynamic) khả năng đổi mới các năng lực cho phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh

Nguồn lực doanh nghiệp

Không thểthay thế

Khó bắt chước Hiếm

Giá trị Lợi thếcạnh tranh

bền vững của doanh nghiệp

Sơ đồ 2: Nguồn lực đạt VRIN và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Yếu điểm của các mô hình kinh tếhọc cổ điển là bỏqua quá trình động của thị trường. Lý thuyết năng lực động ra đời đã khắc phục khuyết điểm này. Lý thuyết năng lực động ngoài việc tập trung nghiên cứu khả năng và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp còn nhấn mạnh vào sự thay đổi của môi trường (Easterby-Smith và các cộng sự, 2009). Vì vậy, cho phép phân tích doanh nghiệp trong điều kện môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng.

Năng lực động là một loại năng lực và là một nguồn lực đặc biệt, do đó cũng là nền tảng hình thành lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp theo mô hình VRIN. Trong môi trường biến động, nguồn lực đủbốn yếu tố trong mô hình VRIN khong thực sự bền vững qua thời gian, vì vậy lợi thế cạnh tranh từ nguồn lực này sẽ không bền vững. Như vậy, khả năng chỉ là điều kiện cần đầu tiên, có thể cho phép doanh nghiệp khi sửdụng nguồn lực này, đạt được mục đích đề ra như cải thiện hiệu quảsản xuất kinh doanh. Năng lực cốt lõi là điều kiện cần thứ hai cho phép xác định phạm vi và mức độ quan trọng của nguồn lực và khả năng đối với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định. Tuy nhiên năng lực cốt lõi vẫn có thểbị lỗi thời, không thích hợp khi thị trường thay đổi, do sựphát triển của khoa học công nghệhay nhu cầu thị trường thay đổi. Vì vậy, năng lực động là điều kiện cần thứ ba cho phép doanh nghiệp phảnứng và quản trị được thay đổi, nhờ khả năng cập nhật, tái cấu trúc và tái tạo mới ccs nguồn lực, năng lực và năng lực cốt lõi.

Như vậy, năng lực động chính là khả năng quyết định mang lại hiệu quả trong dài hạn cho doanh nghiệp (Teece, Pisano và Shuen, 1997). Bởi vì khả năng thay dổi nhanh và tỉnh táo trước biến động thị trường rất khó bị bắt chước hoặc phải trảmột giá rất đắt để có được, nên đây chính là nguồn lực của lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp (Barney và các cộng sự, 2001)

1.1.2.2 Lịch sử hình thành lý thuyết năng lực động

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

 Xem xét xây dựng chiến lược từviệc phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài: ví dụmô hình 5 áp lực cạnh tranh.

 Phân tíchở điều kiện thị trường cân bằng

 Xem xét xây dựng chiến lược kinh doanh từviệc phân tích các yếu tốnội bộdoanh nghiệp (các nguồn lực hữu hình và vô hình)

 Phân tíchở điều kiện thị trường cân bằng

 Xem xét xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên phân tích các nguồn lực nội bộmang lại những lợi thếcho doanh nghiệp (chủ yếu các nguồn lực vô hình thỏa mãn tiêu chí: Đem lại lợi ích, hiếm, khó bắt chước, không thểthay thế).

 Phân tích xem xét các yếu tố trong điều kiện thị trường động (biến đổi)

Lý thuyết cạnh tranh truyền thống (Kinh tế học tổchức, Kinh tế học Chamberlain, Kinh tếhọc Schumpeter)

Lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp

Lý thuyết năng lực động doanh nghiệp

Sơ đồ 3: Lịch sử hình thành lý thuyết năng lực động

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

1.1.3 Lý luận chung về bất động sản 1.1.3.1Khái niệm về bất động sản

Bất động sản là những tài sản gắn liền với cuộc sống của mọi thành viên trong xã hội, là một phần quan trọng của mỗi quốc gia. Đó là một phần không thểthiếu trong mọi hoạt động của con người.

Từ thời La Mã cổ đại, người ta đã phân loại thành “bất động sản” và “động sản”, theo đó bất động sản không chỉ là đất đai, của cải trong lòngđất mà còn là tất cả những gìđược tạo ra do sức lao động của con người trên mảnh đất. Bất động sản bao gồm các công trình, mùa màng, cây trồng v.v và tất cảnhững gì liên quan đến đất đai hay gắn liền với đất đai, những vật trên mặt đất cùng với những bộ phận cấu thành lãnh thổ.

Pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều thống nhất ở chỗ coi bất động sản gồm đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của mỗi nước cũng có những nét đặc thù riêng thể hiện ở quan điểm phân loại và tiêu chí phân loại, tạo ra cái gọi là khu vực giáp ranh giữa hai khái niệm “bất động sản” và

“động sản”.

Hầu hết các nước đều coi bất động sản là đất đai và những tài sản có liên quan đến đất đai, không tách rời với đất đai, được xác định bởi vị trí địa lý của đất (Điều 517, 58 Luật Dân sự Cộng hòa Pháp; Điều 86 Luật Dân sự Nhật Bản, Điều 130 của Luật Dân sự Cộng hòa Liên Bang Nga; Điều 94, 96 Luật Dân sựCộng hòa Liên Bang Đức v.v). Tuy nhiên, Nga quy định cụthểbất động sản là “mãnhđất” chứ không phải là đất đai nói chung. Việc ghi nhận này là hợp lý vì đất đai nói chung là bộ phận của lãnh thổ, không thể là đối tượng của giao dịch nhân sự.

Tuy nhiên, mỗi nước lại có quan niệm khác nhau về những tài sản “gắn liền”

với đất đai được coi là bất động sản. Điều 520 Luật Dân sự Pháp quy định “mùa màng chưa gặt, trái cây chưa bứt khỏi cây là bất động sản, nếu đã bứt ra khỏi cây được coi là động sản”. Tương tự, quy định này cũng được thể hiện ở Luật Dân sự Nhật Bản, Bộ luật Dân sựBắc Kỳvà Sài Gòn cũ. Trong khi đó Điều 100 Luật Dân sựThái Lan quy định: “Bất động sản là đất đai và những vật gắn liền với đất đai, bao gồm cả những

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

quyền gắn với việc sở hữu đất đai”. Luật Dân sự Đức đưa ra khái niệm bất động sản bao gồm đất đai và các tài sản gắn với đất.

Như vậy, có hai cách diễn đạt chính: thứnhất, miêu tảcụthểnhững gìđược coi là“gắn liền với đất đai, và do vậy là bất động sản; thứhai, không giải thích rõ vềkhái niệm này và dẫn tới các cách hiểu khác nhau vềnhững tài sản “gắn liền với đất đai”.

Luật Dân sự Nga năm 1994 quy định về bất động sản đã có những điểm khác biệt đáng chú ý so với các Luật Dân sựtruyền thống. Điều 130 của Luật này một mặt, liệt kê tương tự theo cách của các Luật Dân sự truyền thống mặt khác, đưa ra khái niệm chung bất động sản là “những đối tượng mà dịch chuyển sẽ làm tổn hại đến giá trị của chúng”. Bên cạnh đó, Luật này còn liệt kê những vật không liên quan đến đất đai như “tàu biển, máy bay, phương tiện vũ trụv.v” cũng là bất động sản.

Theo Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/6/2005 thì bất động sản là các tài sản bao gồm đất đai, nhà, công trình, gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản do pháp luật quy định. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế năm 2005 thì bất động sản được định nghĩa gồm đất đai và những công trình do con người tạo nên gắn liền với đất.

Như vậy khái niệm bất động sản rất rộng, đa dạng nhưng nói chung có một quan điểm thống nhất là “bất động sản là những tài sản gắn liền với đất đai và không di dời được”, đất đai đó phải được đo lường bằng giá trị thểhiện qua số lượng và chất lượng của đất; nhà ở và công trình gắn liền với đất đai: là nhà cửa, các trung tâm thương mại, các văn phòng khách sạn. Và đặc biệt là các tài sản khác gắn liền không thể tách với công trình xây dựng đó: máy điều hòa,các máy móc thiết bị điều khiển hoạt động của công trình; các tài sản khác gắn liền với đất đai như: vườn cây, ao cá, chuồng trại chăn nuôi, cánh đồng làm muối, các hầm mỏkhoáng sản.

1.1.3.2Thuộc tính của bất động sản

Tính bất động: đất đai là hàng hóa đặc biệt, dù được đem chuyển nhượng, nhưng không thể đem bất động sản đó đến nơi họ muốn, đến một vịtrí khác. Quyền sử dụng đất nằm trong thị trường bất động sản, vị trí của đất đai gắn liền với điều kiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

sinh thái, kinh tế-xã hội, điều đó đã tácđộng đến phương thức sử dụng đất và giá đất, đó chính là nguyên nhân tại sao giá đất lại khác nhau dùởthếcận nhau.

Tính không đồng nhất: trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa rất đa dạng và phức tạp nên khó có thể tìm kiếm được hai tài sản giống hoàn toàn mà nó chỉ tương đồng vềmặt đặc điểm, chính vì vậy giá cảcủa bất động sản gắn liền với đặc điểm của mỗi tài sản. Giảsửrằng, hai bất động sản cùng nằm trong một khu vực nhưng giá của chúng còn phụ thuộc vào thời điểm bán như thế nào, người mua có thích hay không, tâm lý của người đi mua lúc đó như thế nào và đặc điểm cụthểcủa bất động sản, tất cả điều này chứng minh cho sự không đồng nhất đối với bất động sản và nhất là trong nền kinh tếthị trường hiện nay.

Tính khan hiếm: diện tích đất là có hạn so với sự phát triển của dân số, do vậy về lâu dài giá đất có xu hướng ngày càng tăng lên. Diện tích đất đai có chiều hướng giảm có rất nhiều nguyên nhân. Một là, do tốc độ tăng dân số nhanh đặc biệt là vùng nông thôn. Hai là, do tốc độphát triển kinh tếthị trường theo hướng công nghiệp hóa– hiện đại hóa làm cho diện tích nông nghiệp giảm. Ba là, do nhu cầu lao động ở thành thị cao hơn nông thôn dẫn đến tình trạng dân số ởthành phốcao lên, nhu cầu vềchỗ ở cũng tăng lên vì vậy phát sinh nhu cầu mua bán bất động sản, kinh doanh nhà cho thuê.

Tính bền vững đời sống kinh tế: bất động sản bao gồm cả đất đai và các công trình trên đất, đất đai là nguồn tài nguyên do thiên nhiên ban tặng, là tư liệu sản xuất đặc biệt mà không có tài sản nào có thểthay thế được. Nó được tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội nhưng dù đem sử dụng cho mục đích nào đi nữa thì nó cũng vẫn mang lại lợi ích cho chủsở hữu nên nó mang tính bền vững. Hơn nữa, đất đai được sử dụng để hưởng quyền sởhữu đất đai và hưởng các lợi ích do đất mang lại và thời gian sửdụng lại vô hạn làm cho ý nghĩa của đất đai, bất động sản được nhân đôi. Điều này thểhiện đời sống kinh tếbền vững.

1.1.4 Lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong kinh doanh bất động sản

1.1.4.1Khái niệm về cạnh tranh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Cạnh tranh là yếu tố đã xuất hiện từ rất lâu và luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nhưng định nghĩa thế nào là cạnh tranh cho đến nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau, chưa có sự đồng nhất.

Theo Các Mác (1978) “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Các Mác đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủnghĩa là quy luật điều chỉnh tỷsuất lợi nhuận bình quân, qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên những chênh lệch giữa giá cảchi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hóa dưới giá trịcủa nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận.

Theo Từ điển tiếng Việt (2002) “Cạnh tranh được hiểu là cố giành phần hơn, phần thắng vềphía mình giữa những người, những tổchức hoạt động nhắm vào những lợi ích như nhau”.

Theo từ điển Cornu của Pháp “Cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp độc lập với nhau và là đối thủcủa nhau trong cung ứng hàng hóa dịch vụnhằm làm thỏa mãn nhu cầu giống nhau với sự may rủi của mỗi bên, thểhiện qua việc lôi kéo được hoặc đểmất đi một lượng khách hàng thường xuyên” (Nguyễn Hữu Huyên, 2003)

Từ những khái niệm trên, cạnh tranh được khái quát một cách chung nhất là

“Cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủthể đang hoạt động trên thị trường với nhau, kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự thay thếlẫn nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh sốvà lợi nhuận”.

Các doanh nghiệp thương mại cần nhận thức đúng đắn về cạnh tranh để một mặt chấp nhận cạnh tranh theo khía cạnh tích cực để từ đó phát huy yếu tố nội lực nâng cao chất lượng phục vụkhách hàng, mặt khác tránh tình trạng cạnh tranh bất hợp lý dẫn đến làm tổn hại đến lợi ích cộng đồng cũng như làm suy yếu chính mình.

1.1.4.2Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Theo Từ điển thuật ngữkinh tếhọc (2001): “Năng lực cạnh tranh được hiểu là giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộthịphần của đồng nghiệp”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Michael Porter (2009b) cho rằng khó có thể đưa ra một khái niệm, định nghĩa tuyệt đối về năng lực canh tranh. Theo ông, “Để có thể cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp phải có được lợi thế cạnh tranh dưới mọi hình thức hoặc là có chi phí thấp hơn hoặc là có khả năng khác biệt hóa sản phẩm để đạt được mức giá cao hơn trung bình. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần ngày càng đạt được những lợi thếcạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thểcung cấp những hàng hóa hay dịch vụ có chất lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu suất cao hơn” (Michael Porter , 2009b).

Như vậy, có thể hiểu rằng: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thểhiện thực lực và lợi thếcủa doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng đểthu lợi ngày càng cao hơn”.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là yếu tố nội tại của doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp v.v một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối thủcạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tham gia, đây là cơ hội cho thị trường phát triển nhưng cũng là thách thức không nhỏkhi mức độchuyên môn hóa của các doanh nghiệp còn thấp, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn hạn chế. Vô hình chung sẽtạo sức ì lớn cho toàn thị trường.

1.1.4.3Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Định tính

Uy tín, thương hiệu là chỉ tiêu có tính chất rất khái quát, nó bao gồm nhiều yếu tố như: chất lượng sản phẩm, các hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp, hoạt động marketing, quan hệcủa doanh nghiệp với các tổchức tài chính, mức độ ảnh hưởng của các doanh nghiệp đến các đơn vị hành chính sựnghiệp v.v. Đó là tài sản vô hình, vô giá mà doanh nghiệp nào cũng coi trọng, nếu mất uy tín thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ không có khả năng cạnh tranh trên thương trường. Có uy tín, doanh nghiệp có thể huy động được rất nhiều nguồn lực như: vốn, nguyên vật liệu và đặc biệt là sự quan tâm,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

gắn bó của người lao động với doanh nghiệp hay sự ủng hộ của chính quyền địa phương với công ty.

Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ “thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ hoặc tổng hợp tất cả các yếu tố trên nhằm xác định một sản phẩm hoặc dịch vụcủa một sản phẩm và phân biệt sản phẩm dịch vụvới đối thủcạnh tranh. Có thể nói thương hiệu là hình thức thểhiện bên ngoài tạo raấn tượng, thểhiện cái bên trong cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp. Thương hiệu tạo ra nhận thức và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu có thể đem lại cho nhà sản xuất trong tương lai. Nói cách khác, thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Ví dụ khi nói đến cà phê người ta sẽnghĩ đến cà phê Trung Nguyên, hay khi nhắc đến xe máy sẽnghĩ đến Honda,… Tên hàng hóa gắn liền với thương hiệu trở thành một cụm từdễnhớ và làm cho khách hàng nhớ đến doanh nghiệp lâu hơn. (Nguồn: Đào Minh Đức, “Làm rõ khái niệm thương hiệu”,www. Margroup.edu.vn)

Xây dựng thương hiệu đòi hỏi vấn đề về thời gian, khả năng tài chính và ý chí không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao cũng có nghĩa là họ đã xây dựng được thương hiệu mạnh, thương hiệu đó luôn được khách hàng nhớ và nhận biết rõ ràng. Một thương hiệu mạnh là một thương hiệu có thể tạo được cho khách hàng sự ấn tượng, kích thích sử dụng sản phẩm. Nếu khách hàng đã thích và đam mê một thương hiệu, họ sẽ trung thành với thương hiệu đó.

Qua việc xây dựng thành công một thương hiệu có thể đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó vì: Thương hiệu tốt giúp tạo dựng sự tin tưởng, yên tâm và tựhào khi sửdụng thương hiệu đó. Thuong hiệu tốt giúp tạo dựng hìnhảnh công ty tốt và nhanh chóng thu hút được những khách hàng mới, vốn đầu tư và thu hút nhân tài.

Thương hiệu tốt giúp phân phối sản phẩm dễ dàng hơn, dễ tìm kiếm thị trường mới, đồng thời giảm chi phí tiếp thị, giúp doanh nghiệpcó điều kiện phòng thủ, chống lại sự cạnh tranh quyết liệt vềgiá.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Kinh nghiệm của doanh nghiệp một công ty có bềdày kinh nghiệm trên thương trường cũng được đánh giá rất cao về năng lực cạnh tranh. Kinh nghiệm sẽ giúp công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, có thểnắm bắt và xửlý tình huống phức tạp với thời gian và chi phí thấp nhất.

Cơ sởvật chất kỹthuật cơ sởvật chất kỹthuật ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của bất cứ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, đặc điểm của hoạt động kinh doanh bất động sản không sản xuất ra sản phẩm vật chất mà chỉ cung cấp những sản phẩm có sẵn và thông qua việc cung cấp dịch vụcho khách hàng dựa trên phần lớn là nguồn nhân lực, có sựhỗtrợ của công nghệ, thiết bị hiện đại, tiên tiến. Việc đánh giá của khách hàng là thông qua sựhài lòng vềnhân viên và dịch vụcủa công ty. Vì vậy, cơ sở vật chất kỹthuật cóảnh hưởng lớn tới năng lực cạnh tranh của một công ty môi giới bất động sản. Một công ty bất động sản có trang thiết bị tiên tiến, công nghệhiện đại thì dịch vụ của họ có chất lượng cao, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng. Hơn nữa, nhiềuchi nhánh được mở sẽ làm tăng tính tiện lợi hơn trong giao dịch và thu hút nhiều khách hàng trên địa bàn rộng lớn, từ đó khẳng định được vịthếcủa công ty. Một sốchỉ tiêu cơ sởvật chất kỹthuật –công nghệ như: số lượng chi nhánh, các giải pháp giao dịch tiên tiến v.v.

Nguồn nhân lực nguồn nhân lực của công ty bất động sản là nguồn vốn quý giá nhất, vì hầu hết các lĩnh vực đem lại doanh thu lớn cho công ty như dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, quản lý tài sản, hoạt động tụ doanh đều phụ thuộc chủ yếu và nhân tố con người. Trìnhđộ nguồn nhân lực cao sẽgiúp khách hàng nhanh chóng tiếp cận hơn với sản phẩm, tốc độ được phục vụ nhanh hơn, khách hàng được quan tâm kỹ hơn. Có thểnói nguồn nhân lực có vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh của công ty bất động sản, nguồn nhân lực cao là yếu tốtạo nên sựkhác biệt giữa các công ty bất động sản. Các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực bao gồm: số lượng cán bộ nhân viên, số lượng cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học, trình độ, kinh nghiệm của các cán bộquản lý cấp cao v.v.

Định lượng

Thị phần doanh nghiệp trên thị trường thị phần phản ánh thế mạnh của doanh nghiệp trong ngành, là chỉ tiêu được doanh nghiệp hay dùng để đánh giá mức độ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

chiếm lĩnh thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh. Thị phần lớn sẽ tạo lợi thế cho doanh nghiệp chi phối và hạthấp chi phí sản xuất do lợi thếvềquy mô.

Chỉ tiêu lợi nhuận được thể hiện qua một số yếu tố sau: giá trị sản lượng sản xuất, lợi nhuận ròng, tỷsuất lợi nhuận trên tổng sản lượng sản xuất. Đây là một trong các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất của doanh nghiệp nếu các chỉ tiêu này càng cao phản ánh hiệu suất kinh doanh càng cao và do đó tạo điều kiện đểnâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng, tổng hợp của các yếu tố như: con người, công nghệ, tổchức quản lý, cơ sở vật chất kỹthuật v.v.Do đó, nó là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng suất lao động được đo bằng sản lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng trên một đơn vị số lượng lao động làm ra sản phẩm đó.

Năng suất lao động của doanh nghiệp càng cao thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao so với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực. Khi doanh nghiệp có năng suất lao động cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng ít hơn cho một sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh từ đó nhà quản trị đưa ra được những chiến lược về giá, sản phẩm hiệu quả. (Vũ Anh Tuấn, Tô Đức Hạnh, Phạm Quang Phân, (2007), “Kinh tế chính trị Marx-Lenin”, Nhà xuất bản tổng hợp).

1.1.4.4Vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh

Theo Lê Quốc Uy (2015a), trong nền kinh tếthị trường, cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng, nó được coi là động lực của sựphát triển không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp mà cảnền kinh tế nói chung. Đối với sản phẩm và ngành bất động sản cạnh tranh cũng có vai trò quan trọng, cụthể như sau:

Đối với nền kinh tếquốc dân: cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần xóa bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bìnhđẳng trong kinh doanh. Cạnh tranh đảm bảo sự thúc đẩy sựphát triển của khoa học kỹthuật, sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc. Cạnh tranh thúc đẩy sự đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

của xã hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và phát triển kinh tế. Cạnh tranh làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho doanh nghiệp vươn ra thị trường nước ngoài.

Cạnh tranh giúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị trường, rút ra được những bài học thực tiễn bổsung vào lý luận kinh tếthị trường của nước ta.

Bên cạnh những tác dụng tích cực, cạnh tranh cũng làm xuất hiện những hiện tượng tiêu cực như làm hàng giả, buôn lậu trốn thuế v.v gây nên sự bất ổn trên thị trường, làm thiệt hại lợi ích của nhà nước và người tiêu dùng.

Đối với doanh nghiệp: cạnh tranh được coi là cái “sàng” để lựa chọn và đào thải những doanh nghiệp. Vì vậy, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trò cực kỳ to lớn. Cạnh tranh quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh tạo ra động lực cho sựphát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi cách để nâng cao hiệu quả của kinh doanh. Cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác marketing bắt đầu từviệc nghiên cứu thị trường đểxác định nhu cầu thị trường, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh để đáp ứng nhu cầu đó. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải nâng cao các hoạt động dịch vụ cũng như tăng cường các hình thức quảng cáo, khuyến mãi, chiết khấu v.v.

Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn để đáp ứng nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường đào tạo nhân viên để thực hiện dịch vụ một cách chuyên nghiệp v.v từ đó, làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.

Đối với ngành đầu tư kinh doanh bất động sản: ngành đầu tư, kinh doanh của bất động sản Việt Nam được hình thành và phát triển chưa lâu, có thể đánh dấu khi luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực. Trong khoảng thời gian mới được hình thành, hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện, tốc độphát triển quá nóng do nhu cầu vềbất động sản rất lớn trong khi nguồn cung có hạn. Điều này khiến giá bất động sản tăng vọt không ngừng, ngành đầu tư, kinh doanh bất động sản trong khoảng thời gian dài là có lãi, có dự án là có lãi. Nhà đầu tư thứcấp mua cũng có lãi. Hàng hóa tung ra thị trường bao nhiêu lập tức tiêu thụhết bấy nhiêu. Thực tếnày khiến ngành kinh doanh bất động sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

trong một thời gian dài chỉbiết chạy dựán, xin dự án đểtriển khai mà không quan tâm gìđến vấn đềcạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình.

Trong giai đoạn hiện nay, sau một khoảng thời gian dài phát triển quá nóng, khi cung vượt xa cầu, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản rơi vào tình trạng hoạt động thua lỗ, cầm chừng sản phẩm không bán được dẫn đến nguy cơ phá sản. Quy luật thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải cải tiến, đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh để chiến thắng trong cạnh tranh thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Như vậy, cạnh tranh trở thành một yếu tốquan trọng, quyết định đến việc thành bại của mỗi doanh nghiệp nói riêng, quyết định đến sự phát triển hay diệt vong của cả ngành bất động sản nói chung. Cạnh tranh trong đầu tư, kinh doanh bất động sản cũng là nền tảng để cơ quan nhà nước hoàn thiện hệthống pháp lý, nhằm từng bước lành mạnh hóa thị trường, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp. Từ đó, ngành đầu tư, kinh doanh bất động sản Việt Nam mới có cơ hội để phát triểnổn định, lâu dài.

Đối với sản phẩm : cạnh tranh tạo ra động lực cho các doanh nghiệp tựcắt giảm chi phí để giảm giá thành sản phẩm, chủ động áp dụng tiến bộkhoa học– công nghệ để nâng cao năng suất lao động, nghiên cứu sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Đối với sản phẩm bất động sản, các doanh nghiệp càng phải cẩn trọng hơn để mang đến cho khách hàng, các nhà đầu tư những sản phẩm rõ ràng về mặt pháp lý, không trôi nổi, tính thanh khoản cao, mang lại sự yên tâm cho khách hàng. Tính chiết khấu cao trong các sản phẩm sự án sẽ tin tưởng, mong muốn hợp tác lâu dài cho các nhà đầu tư.

1.1.5 Định nghĩa các yếu tố cấu thành Năng lực marketing

Đó là việc tìm ra các phương cách đểthỏa mãn nhu cầu khách hàng và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy, năng lực marketing của doanh nghiệp được thể hiện. Một là, thông qua việc liên tục theo dõi vàđáp ứng được với những thay đổi của thị trường, bao gồm khách hàng, đối thủcạnh tranh và môi trường vĩ mô (Homburg C, Grozdanovic M & Klarmann M, 2007). Hai là doanh nghiệp phải luôn nổlực tạo dựng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

mỗi quan hệ tốt với các đối tác kinh doanh như nhà cung cấp, khách hàng, nhà phân phối và chính quyền.

Việc đánh giá năng lực marketing của doanh nghiệp được thực hiện thông qua bốn thành phần cơ bản sau (Nguyễn Đình Thọ& Nguyễn ThịMai Trang, 2009)

Đáp ứng khách hàng (customer responsiveness) thểhiện sự đáp ứng của doanh nghiệp theo sự thay đổi vềnhu cầu và ước muốn của khách hàng.

Phản ứng với đối thủ cạnh tranh (competitor responsiveness), gọi tắt là phản ứng cạnh tranh, thể hiện sự theo dõi của doanh nghiệp đối với các hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn như các chiến lược marketing mà doanh nghiệp thực hiện để đáp trảvới đối thủcạnh tranh.

Thích ứng với môi trường vĩ mô (responsiveness to the change of the macroenvironment), gọi tắt là thích ứng môi trường, thể hiện việc doanh nghiệp theo dõi sự thay đổi của môi trường vĩ mô để nắm bắt các cơ hội và rào cản kinh doanh từ đó có các chính sách kinh doanh phù hợp.

Chất lượng mối quan hệvới đối tác (relationship quality), gọi tắt là chất lượng quan hệ, thể hiện mức độ doanh nghiệp đạt được chất lượng mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối và các cấp chính quyền có liên quan. Đó là việc doanh nghiệp thực hiện những cam kết đãđề ra với khách hàng hay là các thành viên tham gia thỏa mãn với mối quan hệ đã thiết lập.

Thực tiễn đã cho thấy lợi nhuận của doanh nghiệp thu được chủ yếu từ khách hàng hiện có, tuy vậy không phải doanh nghiệp nào cũng có thểthực hiện được (không thể thay thế và bắt chước được). Chất lượng mối quan hệ có quan hệ tỷ lệ thuận với kết quảkinh doanh của doanh nghiệp (hiếm và có giá trị). Vì vậy, chất lượng mối quan hệ thỏa mãn các tiêu chí VRIN và là yếu tố tạo nền năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp.

Tóm lại, các yếu tốtạo nên năng lực marketing đều đáp ứng yêu cầu của VRIN, vì vậy năng lực marketing là yếu tốtạo thành năng lực động của doanh nghiệp.

Định hướng kinh doanh

Đó là khả năng về tính độc lập, kh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đây là yếu tố nội hàm của mỗi DN, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị DN,…một cách riêng biệt mà cần đánh

Với đề tài nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Generali – Văn phòng Tổng Đại lý Gencasa Huế 1”, tác gỉa đã phân tích các yếu tố

Duy trì chính sách quan tâm động viên, khen thưởng đối với cán bộ làm việc tại VPĐD, tạo điều kiện về chi phí để VPĐD thường xuyên gặp gỡ với

Từ đó, thấy được những hạn chế cần phải khắc phục để định hướng phát triển, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet trực tiếp

Trường Đại học Kinh tế Huế.. thống thì DN phải xây dựng được những chính sách hợp lý và khác biệt hơn so với đối thủ. Như vậy, chính cơ chế thị trường và áp lực từ đối

Đối thủ cạnh tranh tiểm ẩn của Công ty TNHH Xây dựng Số 10 chủ yếu là những doanh nghiệp có quy mô và năng lực tài chính muốn mở rộng thị trường, ngành nghề

trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, QBPCI đối diện với thực tế về trình độ công nghệ mới, kỹ năng quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực

Đầu tư phát triển phương tiện vận tải là một hoạt động tốn kém nhiều chi phí của công ty nhưng đây là một khoản đầu tư dài hạn và cần thiết, nó tạo điều kiện thuận lợi