• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 19 Ngày soạn: 9/1/2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 15 tháng 1 năm 2018(4A) KHOA HỌC

Tiết 37: TẠI SAO CÓ GIÓ ? I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.

2. Kĩ năng: Giải thích tại sao có gió ? Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.

3. Thái độ:: Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão.

* GDMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hộp đối lưu, nến, diêm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của giáo viên 1. Ôn định(1’)

2. Kiểm tra bài cũ(5’)

? Không khí cần cho sự thở của người, động vật, thực vật như thế nào?

? Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở?

? Lấy những ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật?

- Gv nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài(1’) yêu cầu hs quan sát hình 1, 2. Sgk và trả lời câu hỏi: Nhờ đâu mà cây lay động, diều bay ?

b. Nội dung:

Hoạt động 1: Chơi chong chóng(8’)

- Gv kiểm tra sự chuẩn bị chong chóng của hs và yêu cầu hs hoạt động nhóm chơi chong chóng để tìm hiểu:

+ Khi nào chong chóng không quay ? + Khi nào chong chóng quay ?

+ Khi nào chong chóng quay chậm, quay nhanh ?

- Gv nhận xét, đánh giá.

* Kết luận: Không khí chuyển động tạo thành gió. Gió thổi làm chong chóng quay.

- 3 hs trả lời.

- Học sinh quan sát hình 1, 2 trong Sgk.

- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn chơi chong chóng.

- Học sinh tự do chơi.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Nhận xét, bổ sung.

(2)

Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm. Không có gió tác động thì chong chóng không quay.

Hoạt động 2: Nguyên nhân có gió(7’) - Gv chia nhóm, yêu cầu hs làm thí nghiệm như Sgk/74.

- Gv theo dõi, nhắc nhở hs làm thí nghiệm - Gv nhận xét, đánh giá.

* Kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chệnh lệch nhiệt độ là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí . Không khí chuyển động tạo thành gió.

Hoạt động 3: Nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên.(12’)

- Yc hs quan sát tranh minh họa 6,7 sgk và trả lời:

? Hình vẽ, khoảng thời gian nào trong ngày?

? Mô tả hướng gió được minh họa trong hình?

- Yêu cầu hs trao đổi theo cặp câu hỏi:

? Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?

- Gv nhận xét, đánh giá, hoàn thiện câu trả lời của học sinh: Trong tự nhiên, dưới ánh sáng mặt trời, các phần khác nhau của trái đất không nóng lên như nhau.Phần đất liền nóng nhanh hơn phần nước và cũng nguội đi nhanh hơn phần nước. Sự chênh lệch nhiệt độ ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền nên ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.

3. Củng cố, dặn dò(2’) - Tại sao lại có gió ? - Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- Hs làm thí nghiệmtheo nhóm.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Học sinh lắng nghe.

- Hs qs, lắng nghe, trả lời:

- Hình 6: Vẽ ban ngày và hướng gió thổi từ biển vào đất liền.

- Hình 7: Vẽ ban đêm và hướng gió thổi từ đất liền ra biển.

- Hs thảo luận cặp đôi.

- Học sinh báo cáo, lớp bổ sung.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Học sinh lắng nghe.

- 2 học sinh trả lời.

--- Ngày soạn: 9/1/2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 15 tháng 1năm 2018(4A,4C)

(3)

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 19: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (tiết 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động

2. Kỹ năng: Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với người lao động.

- Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, chia sẻ, phản hồi thông tin.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức yêu lao động II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, Một số đồ dùng cho trò chơi sắm vai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

+ Tại sao phải biết yêu lao động? Nêu một số tấm gương biết yêu lao động mà em biết?

- Gv nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

*Giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ em.(8’)

- Yêu cầu mỗi HS tự đứng lên giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình.

* GV: Bố mẹ của mỗi bạn trong lớp chúng ta tuy mỗi ngời làm những nghề khác nhau nhưng tất cả đều là những người lao động. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem bố mẹ của các bạn HS lớp 4A làm những công việc gì qua câu chuyện:

Buổi học đầu tiên.

* Thảo luận chuyện: Buổi học đầu tiên(10’)

- GV kể chuyện.

+ Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình?

+ Nếu là bạn cùng lớp với Hà em sẽ làm gì?

- Vì lao động làm cho con người phát triển lành mạnh đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc

- HS nối tiếp giới thiệu.

- Hs lắng nghe.

- HS nghe kể chuyện

- Các bạn nghĩ bố mẹ Hà làm nghề quét rác không đáng được kính trọng.

- Em sẽ không cười vì bố mẹ bạn Hà cũng là người lao động chân chính.

(4)

* GV: Tất cả người lao động kể cả những người lao động bình thường nhất cũng cần được tôn trọng.

* Thảo luận nhóm đôi bài tập 1(5’) - HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS thảo luận ( 3 ).

- Gọi đại diện trình bày.

* GV: Nông dân, bác sĩ…đều là những người lao động vì họi hằng ngày lao động làm ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội. Người ăn xin, người buôn bán ma túy, kẻ chộm không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích thậm chí còn có hại cho xã hội.

* Thảo luận nhóm bài tập 2(5’) - Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV giao việc mỗi nhóm thảo luận 1 tranh.

- Gv gọi đại diện các nhóm trình bày.

* GV: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội. Mỗi người làm một nghề khác nhau có người lao động bằng chân tay, có người lao động bằng trí óc…

+ Qua phần tìm hiểu bài vừa rồi cơm ăn áo mặc và mọi của cải khác trong xã hội có được là nhờ ai?

+ Chúng ta phải có thái độ ntn đối với người lao động?

* Ghi nhớ: SGK/28 3. Củng cố, dặn dò(3’)

+ Vì sao phải kính trọng người lao động?

- Nhận xét giờ học.

- Người lao động là nông dân, bác sĩ, người giúp việc trong gia đình, lái ô tô, giám đốc công ti, người đạp xích lô, giáo viên, kĩ sư, tin học, nhà văn, nhà thơ.

- HS quan sát tranh, thảo luận.

- Đại diên nhóm trình bày.

- Nhờ những người lao động.

- Biết kính trọng, biết ơn người lao động.

- Hs trả lời.

--- Ngày soạn: 10/1/2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 15 tháng1 năm 2018(4C) Thứ năm ngày 18 tháng 1 năm 2018(4A,4B)

(5)

KĨ THUẬT

LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được một số lợi ích của việc trồng rau, hoa . 2. Kĩ năng: Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau , hoa . 3. Thái độ: Hs yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh một số loại cây rau hoa - Tranh minh hoạ lợi ích trồng rau, hoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức(1’)

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu của HS 3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài(1’)

- GV giới thiệu và nêu mục đích của bài học b .Hướng dẫn

+ Hoạt động 1 (15’)

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về lợi ích của công việc trồng rau hoa .

- GV treo tranh ( H1- SGK ) hướng dẫn quan sát

Trả lời câu hỏi :

+ Em hãy nêu lợi ích của việc trồng rau ?

+ Gia đình em thường chọn những loại rau nào làm thức ăn ?

+ Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hằng ngày ở gia đình em ?

+ Rau còn được sử dụng để làm gì ? - GV nhận xét tóm lời của HS bổ sung

* Hướng dẫn HS quan sát ( H2 – SGK ) + Trồng hoa có ích lợi gì ?

+ Gia đình em có trồng loại hoa nào ? + Em biết nơi nào có nhiều loại hoa ? + Trồng hoa có cho thu nhập cho gia đình không ?

- GV nhận xét HS trả lời chốt lại ý đúng . Hoạt động 2(11’)

- Hát

- Hs thực hiện yêu cầu.

- HS quan sát, dựa vào hiểu biết và SGK trả lời câu hỏi

- Rau được dùng làm thức ăn trong mỗi bửa ăn hằng ngày , rau cung cấp dinh dưỡng cẩn thiết cho con người.

- Rau muống , rau dền , rau cải

……..

- Chế biến thành các món ăn như luộc , xào nấu canh ……..

- Đem bán , xuất khẩu chế biến thực phẩm

- HS quan sát

- Dùng để trang trí , làm quà tặng thăm viếng ….

- Hoa mai , hoa cúc ………..

- Đà Lạt .

- Cho thu nhập cho gia đình .

(6)

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu điều kiện khả năng phát triển cây rau hoa ở nước ta . - GV nêu câu hỏi : Vì sao có thể trồng rau , hoa quanh năm ở khắp mọi nơi ?

- Muốn trồng rau hoa có năng suất cao chúng ta làm gì ?

- GV tóm tắt những nội dung chính của bài học theo phần ghi nhớ trong SGK .

4. Củng cố, dặn dò(2’)

- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.

- Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Vật liệu dụng cụ trồng rau hoa

- Vì điều kiện về khí hậu , đất đai ở nước ta rất thuận lợi cho cây rau hoa phát triển quanh năm.

- Chúng ta phải có hiểu biết về kĩ thuật gieo trồng , chăm sóc chúng .

- Vài HS đọc lại.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

Ngày soạn: 10/1/2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 16 tháng 1 năm 2018(4A) LỊCH SỬ

Bài 19: NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN I.MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần :

+ Vua quan ăn chơi sa đọa; trong triều một số quan lại bất bình. Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.

+Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.

- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ : Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly – một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu

2. Kĩ năng: Biết lí do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại: không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội.

3. Thái độ: Hs tích cực học tập.

*GDTTHCM: Đoàn kết để bảo vệ và xây dựng đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu học tập của HS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định(1’)

- Gv cho HS hát . 2.Kiểm tra bài cũ(5’)

- GV nhận xét bài kiểm tra HK 1 - GV giới thiệu chương trình HK2 3.Bài mới :

a.Giới thiệu bài(2’)

- Cả lớp hát .

- HS lắng nghe.

(7)

- GV giơí thiệu bài và ghi tựa : Nước ta cuối thời Trần

b. Tìm hiểu bài:

* Hoạt động1: Tình hình nước ta cuối thời Trần.(12’)

- HS đọc thầm nội dung SGK

- Các nhóm thảo luận theo sự gợi ý sau:

+ Vào nửa sau TK XIV, tình hình nứơc ta ntn?

- Vua quan nhà Trần ntn?

- Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ntn?

- Cuộc sống của nhân dân ntn?

- Thái độ của nhân dân với triều đình ra sao?

GV kết luận: Giữa TK XIV nhà Trần bước vào thời kỳ suy yếu.Vua quan ăn chơi sa đoạ, bóc lột nhân dân tàn khốc.

Nhân dân cực khổ, căm giận nổi dậy đấu tranh. Giặc ngoại xâm lăm le ngoài bờ cõi nước ta.

* Hoạt động 2 : Nhà Hồ thay thế nhà Trần(12’)

+ Hồ Quý Ly là người như thế nào?

+Hồ Quý Ly đã làm gì sau khi lên ngôi?

+ Theo em Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần tự xưng làm vua là đúng hay sai?

Vì sao?

+Vì sao nhà Hồ lai không chống lại được quân xâm lược nhà Minh?

- 1 HS nhắc lại

- Hs đọc thầm nd sgk.

- Từ giữa TK XIV tình hình đất nước ta ngày càng xấu đi.

- Vua quan ăn chơi sa đoạ (dẫn chứng về việc làm của Trần Dụ Tông).

- Những kẻ có quyền thế ngang nhiên vơ vét của dân để làm giàu.

- Đê điều không được quan tâm, nhiều năm xảy ra lũ lụt, mất mùa cuộc sống của nhân dân thêm cơ cực.

- Tầng lớp nô tì, nông dân dã nổi dậy đấu tranh

- Hs lắng nghe.

- Hồ Quý Ly là quan đại thần có tài của nhà Trần.

- Hồ Quý Ly thực hiện cải cách: Thay thế các quan cao cấp của nhà Trần bằng những người thực sự có tài, đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân. Quy định lại số ruộng đất, nô tỳ của quan lai và quý tộc, nếu thừa phải nộp cho nhà nước. Những năm có nạn đói nhà giàu phải bán thóc và tổ chức nơi chữa bệnh cho nhân dân.

- Đúng. Vì cuối thời Trần vua quan ăn chơi hưởng lac, không quan tâm đến pt đất nước, nhân dân đói khổ, giặc ngoại xâm lăm le xâm lược. Cần có triều đại khác thay thế.

- Vì nhà Hồ chỉ dựa vào quân đội, chưa đủ thời gian thu phục lòng dân, dựa vào sức mạnh đoàn kết của toàn xh.

(8)

Kết luận: Năm 1400 – 1406, Hồ Quý Ly làm vua và có nhiều cải cách lớn vì nước vì dân. Tuy nhiên do chưa đủ thời gian để đoàn kết sức mạnh toàn dân.

Nhà Hồ sụp đổ.

- GV nhận xét, kết luận :Hành động truất quyền vua là hợp lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa, làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi và Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách tiến bộ.

4.Củng cố, dặn dò(3’)

- GV cho HS đọc phần bài học trong SGK/44.

- Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài :

“ Chiến thắng Chi Lăng”.

- Nhận xét tiết học .

- Hs lắng nghe.

- Hs đọc ghi nhớ sgk.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

--- Ngày soạn: 11/1/2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 16 tháng 1 năm 2018(4A) ĐỊA LÍ

TIẾT 19: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng:

+ Vị trí: ven biển, bên bờ sông Cầm.

+ Thành phố cảng, trung tâm công nhiệp, đóng tàu, trung tâm du lịch,…

2. Kĩ năng: Chỉ được Hải Phòng trên bản đồ.

3. Thái độ: Hs tích cực học tập

* GDBVMT: Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con ngời ở đồng bằng Nam Bộ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.(ƯDCNTT)

- Phông chiếu bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Lược đồ TN đồng bằng Nam Bộ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài mới (3’)

Trong nhiều bài học trước, chúng ta đã đợc tìm hiểu về nhiều vùng miền khác nhau của Việt Nam. Ngày hôm nay, chúng ta cùng đi tiếp đến phía Nam để

- Hs lắng nghe.

(9)

tìm hiểu và khám phá đồng bằng Nam Bộ

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài 30’)

* Hoạt động 1: Đồng bằng lớn nhất của nước ta.(15’)(SLIDE 1)

- Quan sát lược đồ địa lí Việt Nam, thảo luật cặp đôi, trả lời câu hỏi:

+ Đồng bằng Nam Bộ do những sông nào bồi đắp lên?

+ Em có nhận xét gì về diện tích đồng bằng Nam Bộ?

+ Kể tên một số vùng trũng do ngập nước thuộc đồng bằng Nam Bộ?

+ Nêu các loại đất ở đồng bằng Nam Bộ?

- GV kết luận.

* * GDBVMT: Cải tạo đất ở đồng bằng Nam Bộ.

* Hoạt động 2: . Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt(15’)

- Quan sát hình 1 và nêu:

+ Nêu tên một số sông lớn, kênh rạch ở ĐBNB?

+ Hãy nêu nhận xét về mạng lưới sông, kênh rạch đó?

+ Từ đặc điểm về sông ngòi, kênh rạch như vậy, em có thể suy ra được những gì về đặc điểm đất đai ở ĐBNB?

? Vì sao ở ĐBNB, người dân không đắp đê ven sông?

? Sông ở ĐBNB có tác dụng gì?

- Gv nhận xét, bổ sung.

3. Củng cố dặn dò (2’)

- So sánh sự giống và khác của 2 ĐB BB và NB?

- Nhận xét giờ học.

- VN: làm bài tập và học thuộc bài.

- Hđ nhóm đôi, quan sát và trả lời:

- Đồng bằng Nam Bộ do hệ phù xa của hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai bồi đắp.

- ĐBNB có diện tích lớn nhất nước ta (diện tích gấp 3 lần diện tích Nam Bộ d).

- Đông Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.

- Ở ĐBNB có đất phù sa. Ngoài ra đồng bằng còn có đất chua, mặn.

- Sông lớn nhất của đồng bằng Nam Bộ là: Sông Mê Công, sông Đồng Nai, kênh Rạch Sỏi, kênh Phụng Hiệp, kênh Vĩnh Tế.

- Ở ĐBNB có nhiều sông ngòi, kênh rạchnên mạng lới sông ngòi và kênh rạch chằng chịt và dày đặc.

- Đất ở ĐBNB là đất phù sa vì có nhiều sông lớn bồi đắp.

- Đất ở ĐBNB thích hợp trồng lúa nước, giống như ở ĐBBB.

Đất ở ĐBNB rất màu mỡ.

- Để qua mùa mưa lũ, ruộng đồng sẽ được…

- Hs trả lời.

- Hs lắng nghe.

---

(10)

Ngày soạn: 11/1/2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 16 tháng 1năm 2018(4A) KHOA HỌC

TIẾT 38:GIÓ MẠNH, GIÓ NHẸ, CẦN TRÁNH BÃO I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.

2. Kĩ năng: Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão.

3. Thái độ: Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão

* GDMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu học tập, Sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Tại sao lại có gió ? Giải thích vì sao ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền còn ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển ?

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài(1’) - Nêu nhiệm vụ tiết học.

b. Nội dung:

Hoạt động 1: Một số cấp gió.(7’) - Yêu cầu hs quan sát hình vẽ thảo luận nhóm đọc thông tin trong sgk hoàn thành phiếu học tập (Tiết tập 1).

- Yc đại diện các nhóm trình bày.

- Gv nhận xét, kết luận: Gió có khi thổi mạnh, có khi thổi yếu. Gió càng lớn càng gây tác hại cho con người.

Hoạt động 2: Thiệt hại do bão gây ra và cách phòng chống bão(10’)

- Yêu cầu hs thảo luận các câu hỏi:

+ Nêu dấu hiệu đặc trưng của bão ? + Nêu tác hại do bão gây ra và cách phòng chống bão ?

+ Liên hệ tình hình phòng chống bão ở gia đình, địa phương ?

? Tác hại do bão gây ra?

- 2 hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Hs chia thành 4 nhóm thảo luận cùng hoàn thành phiếu học tập.

- Đại diện học sinh báo cáo.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Hs trao đổi với bạn và trả lời câu hỏi.

- Gió mạnh liên tiếp kèm theo mưa to, bầu trời đầy mây đen, đôi khi có gió xoáy.

- Hs trả lời.

(11)

? Một số cách phòng chống bão mà em biết?

- Gv theo dõi, giúp đỡ học sinh.

- Gv giúp hs hoàn thiện câu trả lời.

* Kết luận: Các hiện tượng dông bão gây thiệt hại rất nhiều về nhà cửa. Cơn bão càng lớn, thiệt hại về người và của càng nhiều….

Hoạt động 3: Trò chơi: Ghép chữ vào hình

- Gv phôtô 4 cấp gió trong sách thành phiếu. Yêu cầu hs thi nhau điền chữ ghi cấp gió tương ứng.

- Gv nhận xét, tổng kết.

3. Củng cố, dặn dò(3’)

- Có những cấp gió nào ? Ta cần làm gì để phòng chống bão ?

- Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

- Học sinh hai dãy cử đại diện, mỗi dãy 4 bạn.

- Hs thi tiếp sức.

- Lớp nhận xét.

- 2 học sinh trả lời.

- Lớp nhận xét.

--- Ngày soạn: 11/1/2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 18 tháng 1 năm 2018(2B) ĐẠO ĐỨC

TIẾT 19: TRẢ LẠI CỦA RƠI(TIẾT 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: + Nhặt được của rơi cần tìm cách trả cho người mất.

+ Trả lại của rơi là thật thà, sẽ được mọi người quý trọng.

2. Kĩ năng: Hs trả lại của rơi khi nhặt được.

3. Thái độ: Hs có thái độ quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.

* Gd học tập đạo đức HCM: Trả lại của rơi thể hiện đức tính thật thà, thực hiện theo 5 điều BH dạy. (liên hệ)

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng xác định giá trị bản thân (giá trị của sự thật thà) - Kĩ năng giải quyết vấn đề trong tình huống nhặt được của rơi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

? Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?

?Mọi người cần làm gì để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng?

- Nhận xét.

2. Bài mới: (33’)

- 2 HS trả lời.

(12)

a. Giới thiệu bài(1’) b. Tìm hiểu bài:

*Hoạt động 1: Thảo luận phân tích tình huống(18’)

MT: Gúp hs biết ra quyết định đúng khi nhặt được của rơi.

- Yêu cầu hs QST và cho biết nội dung tranh.

- Nêu tình huống: Theo em 2 bạn nhỏ có thể có những cách giải quyết nào với số tiền nhặt được.

- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi sau đó lên trình bày trước lớp.

- Yc hs lên đóng vai với tình huống đó.

? Nếu em là bạn nhỏ trong tình huống em sẽ chọn cách giải quyết nào?

- Nhận xét cách giải quyết tình huống của các nhóm.

Kết luận: Khi nhặt được của rơi, cần tìm cách trả lại cho người mất. Điều đó sẽ mang lại niềm vui cho họ và cho chính mình.

* Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ.(10’) MT: HS biết bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến có liên quan đến việc nhặt được của rơi.

- Đọc lần lượt từng ý kiến, sau mỗi ý kiến hs bày tỏ thái độ của mình bằng cách giơ các tấm bìa (đã quy định)

- Kết luận ý kiến đúng: ý đúng : a,c. Các ý b, d, đ là sai.

3. Củng cố – Dặn dò(5’)

- Hệ thống bài. GD hs học tập đạo đức HCM.

- GV cho hs nghe bài hát “Bà Còng”.

- Gv nêu câu hỏi theo nội dung bài hát.

Kết luận chung : Bạn Tôm, bạn Tép nhặt được của rơi,trả lại người mất là thật thà, được mọi người yêu quý.

- Dặn: Sưu tầm chuyện kể, các tấm gương không tham của rơi

QST: hai bạn nhỏ nhặt được tờ 20.000 nghìn đồng.

- Nghe.

- Thảo luận phán đoán các giải pháp có thể xảy ra.

- 4-5 nhóm HS trình bày tiểu phẩm.

- Các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung.

- Nêu ý kiến.

- Nghe, ghi nhớ.

- Bày tỏ ý kiến. Giải thích lí do.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lý, kết hợp các giác quan khi quan sát; Bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả 1 loài cây với miêu tả

*Mục tiêu: Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả lá

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh (BT2).. KN: Viết được đoạn

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một