• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
36
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 27 Ngày soạn: 26/ 3/ 2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2021 TẬP ĐỌC

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: HS đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 45 tiếng/1 phút ) Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu, HS đọc, trả lời 1, 2 câu hỏi và nội dung bài đọc. Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ khi nào. Biết đáp lời cảm ơn trong các tình huống giao tiếp cụ thể.

2, Kỹ năng: Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

3, Thái độ: Vận dụng đáp lời cảm ơn trong các tình huống giao tiếp hàng ngày 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS đọc bài Sông Hương, trả lời câu hỏi:

? Vào mùa hè, sông Hương đổi màu như thế nào?

?Do đâu mà sông Hương có sự thay đổi ấy?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 2)

- GV nêu mục tiêu và ghi tên bài

2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (15)

- Cho HS lên bốc thăm bài tập đọc

- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc

- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét

3. Đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?

Bài 2 (4)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Câu hỏi Khi nào dùng để hỏi về nội dung gì?

- Yêu cầu đọc câu văn phần a

- Khi nào hoa phượng vĩ nở đỏ rực?

- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét.

- Lần lượt 4 HS lên bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị

- HS đọc và trả lời câu hỏi - Theo dõi, nhận xét

- HS đọc

- Dùng để hỏi về thời gian

- Đọc: Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực

- Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực

(2)

- Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Khi nào?

- Yêu cầu HS làm bài - Yêu cầu đọc bài làm - Nhận xét

Bài 3 (4)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu đọc câu văn phần a

- Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?

- Bộ phận này dùng để chỉ điều gì? Thời gian hay địa điểm?

- Ta phaair đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào?

- Yêu cầu 2 HS cùng bàn hỏi đáp - Nhận xét

4. Đáp lời cảm ơn (5) - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu thảo luận đóng vai thể hiện tình huống

- Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (5)

? Khi đáp lời cảm ơn em cần có thái độ như thế nào?

- GV nhận xét giờ học

- Dặn về nhà ôn lại các bài tập đọc đã học

- Mùa hè

- Lớp làm VBT - HS đọc: Khi hè về - HS nhận xét

- HS đọc

- Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.

- Những đêm trăng sáng - Dùng để chỉ thời gian

- Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng?

- HS trình bày - Nhận xét - HS đọc

- Thảo luận đóng vai + Trong tình huống a:

- Có gì đâu. / - không có chi. / - Giúp được bạn là mình vui rồi …

+ Trong tình huống b: Dạ thưa ông không có gì đâu ạ !

+Trong tình huống c: Thưa bác không có gì! Lúc nào cần bác cứ gọi cháu.

- Nhận xét - Trả lời - Lắng nghe ____________________________________

TẬP ĐỌC

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: HS đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 45 tiếng/1 phút ) Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu, HS đọc, trả lời 1, 2 câu hỏi và nội dung bài đọc. Nắm được một số từ ngữ về bốn mùa. Biết đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn.

2, Kỹ năng: Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

3, Thái độ: Ham thích học môn Tiếng Việt

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(3)

- GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc, tranh ảnh mái chèo bánh lái của thuyền

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Câu hỏi Khi nào dùng để hỏi về nội dung gì?

- Đặt câu cho bộ phận in đậm sau?

Mùa xuân, cây cối đâm chồi, nảy lộc.

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 2)

- GV nêu mục tiêu và ghi tên bài

2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (15)

- Cho HS lên bốc thăm bài tập đọc

- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc

- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét

3. Trò chơi mở rộng vốn từ: (7) - GV chia lớp thành 6 nhóm và đặt tên cho từng nhóm VD :

N1: Xuân, N2: Hạ, N3: Thu, N4: Đông, N5: Thời gian bốn mùa, N6: Quả

- Thành viên từng tổ đứng lên và tự đố các bạn nhóm khác .VD :

- Trong khi các nhóm nói , GV có thể ghi nhanh một số những ý chính VD : + Mùa Xuân: Bắt đầu từ tháng giêng và kết thúc vào tháng 3. Có hoa mai, đào.

Có quả vú sữa, thời tiết thì ấm áp +Mùa Hạ: Bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 6. Có hoa phượng vĩ .Có quả măng cụt, xoà,vải . Thời tiết thì nóng bức, oi nồng

- Tương tự như vây GV điền tiếp các nhóm còn lại

- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm làm nhanh đúng, tham gia chơi sôi nổi

4. Cách dùng dấu chấm (6) - GV gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bảng, cả lớp làm bài vào vở

- HS trả lời

- HS khác nhận xét.

- Lần lượt 4 HS lên bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị

- HS đọc và trả lời câu hỏi - Theo dõi, nhận xét

- Hoạt động nhóm.

- HS tự giới thiệu : Tôi là mùa Xuân, vậy đố các bạn mùa của tôi bắt đầu từ tháng nào và kết thúc vào tháng nào?

- HS mời bất kì một bạn nhóm khác trả lời, nếu ai được mời và trả lời đúng thì lại được đặt câu hỏi có nội dung theo nhóm của mình

VD: mời đúng nhóm quả thì người được mời sẽ hỏi : Mùa Xuân có quả gì?

Và tương tự như vậy cho đến khi các thành viên trong nhóm trả lời hết - Nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài, đọc đoạn trích - HS làm bài trên bảng, lớp làm VBT Trời đã vào thu. Những đám mây bớt

(4)

- GV nhận xét bài làm trên bảng, chốt lại bài làm đúng

C. Củng cố - dặn dò (5)

? Mùa xuân bắt dầ từ tháng mấy, kết thúc vào tháng mấy?

- GV nhận xét giờ học

- Dặn về nhà ôn lại các bài tập đọc đã học

đổi màu . Trời bớt nặng . Gió hanh heo đã rải khắp cánh đồng. Trời xanh và cao dần lên.

- Nhận xét - Trả lời - Lắng nghe

__________________________________

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I.MỤC TIÊU

1, Kiến thức: thuộc bảng nhân bảng chia đã học. Biết thực hiện phép nhân phép chia có số kèm đơn vị đo. Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính, giả bài toán có một phép tính chia.

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân phép chia

3, Thái độ: Hs có tính cẩn thận trong tính toán, biết vận dụng vào thực tế.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bảng phụ - HS: Vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS đọc các bảng nhân , bảng chia đã hoc

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Luyện tập

Bài 1: (9)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 - Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét bài làm của các em trên bảng lớp

- Yêu cầu HS làm bài vào vở

=> Củng cố cho HS mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. thực hiện phép nhân hoặc phép chia có số kèm đơn vị đo.

Bài 2: (9)

- HS đọc - Nhận xét

- HS đọc

- HS làm bảng

a) 2 x 4 = 8 3 x 5 = 15 4 x 3 = 12 8 : 2 = 4 15 : 3 = 5 12 : 4 = 3 8 : 4 = 2 15 : 5 =3 12 : 3 = 4 b) 2cm x 4 = 8cm 10dm : 5 = 2dm 5dm x 3 = 15dm 12dm : 4 = 3dm 4l x 5 = 20l 18l : 3 = 6l - Nhận xét

(5)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS làm bài vài vở - GV giúp HS sửa bài

- GV nhận xét

Bài 3: (9)

- Bài tập yêu cầu gì?

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

- Con vận dụng bảng chia mấy để làm bài?

C. Củng cố - dặn dò (5)

Kết quả của phép tính 5 x 4 + 10 là:

A. 20 B. 30 C. 40 - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

- Tính

- HS làm bảng, lớp làm bài vào vở a) 3 x 4 + 8 = 12 + 8

= 20

3 x 10 – 14 = 30 – 14 = 16 b) 2 : 2 x 0 = 1 x 0 = 0 0 : 4 + 6 = 0 + 6 = 6 - Nhận xét - HS đọc

- Trả lời

- 2 HS làm bảng, lớp làm vở a. Bài giải

Mỗi nhóm có số học sinh là:

12 : 4 = 3 (học sinh) Đáp số: 3 học sinh b. Bài giải

Số nhóm học sinh là:

12 : 3 = 4 (nhóm) Đáp số: 4 nhóm - Nhận xét

- HS trả lời - HS nghe

--- CHÍNH TẢ

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 4)

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: HS đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 45 tiếng/1 phút ) Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu, HS đọc, trả lời 1, 2 câu hỏi và nội dung bài đọc. Nắm được một số từ ngữ về chim chóc hoặc gia cầm, viết được một đoạn văn ngắn về một số loài chim hoặc gia cầm

2, Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết văn tả các loài chim và gia cầm 3, Thái độ: HS yêu quý các loài chim

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(6)

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Câu hỏi Ở đâu dùng để hỏi về nội dung gì?

- Khi đáp lời cảm ơn của người khác chúng ta cần phải có thái độ như thế nào?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 2)

- GV nêu mục tiêu và ghi tên bài

2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (15)

- Cho HS lên bốc thăm bài tập đọc

- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc

- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét

3. Trò chơi mở rộng vốn từ về chim chóc (8)

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV nói thêm: các loài gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) cũng được xếp vào họ hàng nhà chim.

- Chia lớp làm 5 – 7 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tự chọn 1 loài chim hay gia cầm.

- Hướng dẫn cách chơi:

+Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm trả lời câu hỏi. Thư kí nhóm viết nhanh vào giấy khổ to đặc điểm của loài chim hoặc gia cầm mà nhóm chọn, sau đó dán lên bảng.

- GV và cả lớp cùng nhận xét, tuyên dương nhóm thực hiện đúng và nhanh.

4. Viết đoạn văn ngắn về một loài chim hoặc gia cầm (7)

- GV gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS nói tên loài chim hoặc gia cầm mà mình sẽ viết.

- Yêu cầu HS làm bài miệng.

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.

- Sau khi HS làm bài xong cho 5 – 7 HS đọc bài trước lớp.

- HS trả lời

- HS khác nhận xét.

- Lần lượt 4 HS lên bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị

- HS đọc và trả lời câu hỏi - Theo dõi, nhận xét

- Nói hoặc làm động tác để đố nhau về tên, đặc điểm, hoạt động cuủa loài chim.

- Các nhóm tự chọn tên loài chim hoặc gia cầm cho nhóm mình

- Nhóm trưởng nêu câu hỏi và mời các bạn trong nhóm trả lời. Thư kí ghi nhanh các ý trả lời vào giấy khổ to.

- Nhóm nào xong trước thì dán lên bảng và trình bày trước.

- HS nhận xét.

- HS tự nêu tên loài chim hoặc gia cầm mà mình chọn để viết.

- HS làm bài miệng trước lớp.

- HS cả lớp làm bài vào vở.

- HS trình bày bài làm trước lớp.

- HS khác nhận xét.

VD:+Trong đàn gà nhà em có một con

(7)

C. Củng cố - dặn dò (5)

? Gia đình em nuôi những con vật nào?

- GV nhận xét giờ học

- Dặn về nhà ôn lại các bài tập đọc đã học

gà mái màu xám. Gà xám không đẹp nhưng rất chăm chỉ và đẻ rất nhiều trứng. Đẻ xong nó lạng lẽ ra khỏi ổ và tiếp tục đi kiếm mồi không kêu inh ỏi như nhiều cố gà mái khác.

+Ông em có nuôi một con sáo. Mỏ nó vàng và lông màu nâu sẫm. Nó hót suốt ngày. Có lẽ nó vui vì được cả nhà chăm sóc, được nuôi trong một cái lồng rất to. Cái lồng được treo ở cạnh cây hoa lan toả hương thơm ngát.

- Trả lời - Lắng nghe --- Ngày soạn: 27/ 3/ 2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 30 tháng 3 năm 2021 TOÁN

ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết quan hệ giữa đơn vị và chục; gữa chục và trăm; biết đơn vị nghìn; quan hệ giữa trăm và nghìn

2, Kĩ năng: Nhận biết được các số tròn trăm, biết cách đọc viết các số tròn trăm.

3, Thái độ: HS ham thích học toán

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ, phiếu bài tập.

- HS: Vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Các con đã được học đến số nào?

- Hãy đọc các số tròn chục đến 100?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Giới thiệu, nêu mục tiêu

2. Ôn tập về đơn vị, chục và trăm (10) - Gắn lên bảng 1 ô vuông và hỏi có mấy đơn vị?

- GV tiếp tục gắn 2, 3, ... 10 ô vuông yêu cầu HS nêu số đơn vị

- 10 đơn vị còn gọi là gì?

- Trả lời - Nhận xét

- có 1 đơn vị - HS nêu

- 10 đơn vị gọi là 1 chục - 1 chục bằng 10 đơn vị

(8)

- 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?

- Viết: 10 đơn vị = 1 chục

- GV gán bảng các hình chữ nhật biểu diễn chục yêu cầu HS nêu các chục

- 10 chục bằng mấy trăm?

- Viết: 10 chục = 100 3. 1 nghìn (8)

a. 100

- Gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi có mấy trăm?

- Gọi HS lên bảng viết số 100

- Gắn 2 hình vuông như trên và hỏi có mấy trăm?

- Lần lượt đưa ra 3, 4, 5...10 hình vuông như thế để giới thiệu 300, 400,....

- Các số từ 100 đến 900 có đặc điểm gì chung?

- Những số này được gọi là những số tròn trăm

b. 1000

- Gắn lên bảng 10 hình vuông và hỏi có mấy trăm?

- 10 trăm được gọi là 1 nghìn - Viết 10 trăm = 1 nghìn

- Để chỉ số lượng là 1 nghìn người ta dùng số 1 nghìn, viết là 1000

- Gọi HS đọc và viết 1000 - 1 chục bằng mấy đơn vị?

- 1 trăm bằng mấy chục?

- 1 nghìn bằng mấy trăm?

- Yêu cầu HS nêu lại các mối quan hệ.

4. Thực hành (10) - Gọi HS đọc yêu cầu

- GV gắn các hình vuông biểu diễn một số đơn vị, một số chục, các số tròn trăm bất kì lên bảng.

- Yêu cầu HS lên bảng đọc, viết số tương ứng.

- Nhận xét

- HS nêu - Bằng 100

- Có 100 - HS viết 100 - Có 200 - Trả lời

- Cùng có 2 chữ số 0 đứng cuối - Nghe

- Có 10 trăm

- Cả lớp đọc

- Quan sát và nhận xét - HS đọc, viết

- 1 chục bằng 10 đơn vị - 1 trăm bằng 10 chục - 1 nghìn bằng 10 trăm - Nhắc lại

- HS đọc - Quan sát

- HS làm bản, lớp làm VBT - 200 : Hai trăm

- 300 : Ba trăm - 400 : Bốn trăm - 500 : Năm trăm - 600 : Sáu trăm - 700 : Bẩy trăm

(9)

C. Củng cố - dặn dò (5)

? 1 chục bằng mấy đơn vị. 1 trăm bằng mấy chục. 1 nghìn bằng mấy trăm?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: So sánh các số tròn trăm

- 800 : Tám trăm - 900 : Chín trăm - Nhận xét

- Trả lời - Lắng nghe

__________________________________________

KỂ CHUYỆN

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 3)

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: HS đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 45 tiếng/1 phút ) Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu, HS đọc, trả lời 1, 2 câu hỏi và nội dung bài đọc. Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ ở đâu? Biết đáp lời xin lỗi trong các tình huống giao tiếp cụ thể.

2, Kỹ năng: Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

3, Thái độ: Biết nói lời xin lỗi khi làm sai một việc gì đó.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Câu hỏi Khi nào dùng để hỏi về nội dung gì?

- Đặt câu cho bộ phận in đậm sau?

Mùa xuân, cây cối đâm chồi, nảy lộc.

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 2)

- GV nêu mục tiêu và ghi tên bài

2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (15)

- Cho HS lên bốc thăm bài tập đọc

- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc

- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét

3. Đặt và trả lời câu hỏi: Ở đâu?

Bài 2 (4)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- HS trả lời

- HS khác nhận xét.

- Lần lượt 4 HS lên bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị

- HS đọc và trả lời câu hỏi - Theo dõi, nhận xét

- HS đọc

(10)

- Câu hỏi: “Ở đâu?” dùng để hỏi về nội dung gì?

- Yêu cầu đọc câu văn phần a - Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu?

- Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi: “Ở đâu?”

- Yêu cầu HS làm bài - Yêu cầu đọc bài làm - Nhận xét

Bài 3 (4)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu đọc câu văn phần a

- Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?

- Bộ phận này dùng để chỉ điều gì? Thời gian hay địa điểm?

- Ta phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào?

- Yêu cầu 2 HS cùng bàn hỏi đáp - Nhận xét

4. Đáp lời xin lỗi (5) - GV gọi HS đọc yêu cầu

? Cần đáp lời xin lỗi trong các trường hợp trên với thái độ như thế nào ?

- GV yêu cầu HS thực hành theo cặp - GV mời đại cặp lên trình bày lại - GV yêu cầu HS làm bài vào vở - GV giúp HS sửa bài

- GV nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (5)

? Câu hỏi Ở đâu dùng để hỏi về nội dung gì?

- GV nhận xét giờ học

- Dùng để hỏi về địa điểm (nơi chốn) - Đọc: Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.

- Hai bên bờ sông - Hai bên bờ sông - Lớp làm VBT

- HS đọc: Trên những cành cây - HS nhận xét

- HS đọc

- Hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.

- Hai bên bờ sông - Dùng để chỉ địa điểm

- Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu?

- HS trình bày: Ở đâu trăm hoa khoe sắc thắm ?

- Nhận xét

- Yêu cầu nói lời đáp lại lời xin lỗi của người khác.

- Cần đáp lại lời xin lỗi với thái độ lịch sự, nhẹ nhàng không chê trách nặng lời vì ngừoi gây lỗi, làm phiền đã biết xin lỗi .

- HS làm việc theo nhóm đôi - Đại diện các nhóm lên trình bày - HS làm bài vào vở

- HS lên bảng sửa bài :

+ Tình huống a: Thôi không sao ! Lần sau bạn nhớ chạy cẩn thận hơn .

+ Tình huống b: Không có gì ! Cị cũng chỉ trách lầm em thôi mà .

+ Tình huống c: Dạ không sao đâu bác, bác đừng có bận tâm

- Nhận xét - Trả lời - Lắng nghe

(11)

- Dặn về nhà ôn lại các bài tập đọc đã học

________________________________________________

TẬP VIẾT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 5)

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: HS đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 45 tiếng/1 phút ) Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu, HS đọc, trả lời 1, 2 câu hỏi và nội dung bài đọc. Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với như thế nào? (BT2, 3); biết đáp lời khẳng định, phủ định trong tình huống cụ thể. (BT4)

2, Kỹ năng: Rèn kĩ năng đáp lời khẳng định phủ định trong các tình huống giao tiếp.

3, Thái độ: Vận dụng đáp lời khẳng định và phủ định trong các tình huống giao tiếp hàng ngày

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS nói tên và tả qua một số đặc điểm của loài chim mà em biết?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 2)

- GV nêu mục tiêu và ghi tên bài

2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (15)

- Cho HS lên bốc thăm bài tập đọc

- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc

- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét

3. Đặt và trả lời câu hỏi: Như thế nào?

Bài 2 (4)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Câu hỏi “Như thế nào?” dùng để hỏi về nội dung gì?

- Yêu cầu đọc câu văn phần a

- Mùa hè, hai bên bờ sông hoa phượng vĩ nở như thế nào?

- HS trả lời câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét.

- Lần lượt 4 HS lên bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị

- HS đọc và trả lời câu hỏi - Theo dõi, nhận xét

- HS đọc

- Dùng để hỏi về đặc điểm

- Đọc: Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.

- Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông

(12)

- Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Như thế nào?”

- Yêu cầu HS làm bài - Yêu cầu đọc bài làm - Nhận xét

Bài 3 (4)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu đọc câu văn phần a

- Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?

- Phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào?

- Yêu cầu 2 HS cùng bàn hỏi đáp - Nhận xét

4. Đáp lời khẳng định, phủ định (5) - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu thảo luận đóng vai thể hiện tình huống

- Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (5)

? Khi đáp lời khẳng định, phủ định em cần có thái độ như thế nào?

- GV nhận xét giờ học

- Dặn về nhà ôn lại các bài tập đọc đã học

- Đỏ rực

- Lớp làm VBT - HS đọc: Nhởn nhơ - HS nhận xét

- Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm - Chim đậu trắng xóa trên những cành cây.

- Trắng xóa

- Trên những cành cây chim đậu như thế nào?

- HS trình bày: Bông cúc sung sướng như thế nào?

- Nhận xét - HS đọc

- Thảo luận đóng vai

a. Ôi, thích quá! Cảm ơn ba đã báo cho con biết./ Thế ạ? Con sẽ chờ để xem nó.

b. Thật à? Cảm ơn cậu đã báo tớ tin vui này./ Ôi, thật thế hả? Tớ cảm ơn bạn.

c. Tiếc quá, tháng sau chúng em sẽ cố gắng nhiều hơn ạ.

- Nhận xét - Trả lời - Lắng nghe __________________________________

Ngày soạn: 28/ 3/ 2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 31 tháng 3 năm 2021 TOÁN

SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết so sánh các số trònh trăm. Biết thứ tự các số tròn trăm, biết điền các số tròn trăm vào các vạch trên tia số.

2, Kĩ năng: Rèn kĩ đọc viết các số tròn trăm.

3, Thái độ: HS biết vận dụng vào thực tế.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ

(13)

- HS: Vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:

Hãy đọc các số tròn trăm: 200, 400, 500, 900

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài

2. So sánh các số tròn trăm (10) - Gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 100 hỏi: Có mấy trăm ô vuông?

- Yêu cầu HS lên bảng viết số 200

- Gắn tiếp 3 hình vuông lên bảng và hỏi có mấy trăm ô vuông?

- 200 ô vuông và 300 ô vuông thì bên nào có nhiều ô vuông hơn?

- Vậy 200 và 300 thì số nào lớn hơn?

- 200 và 300 số nào bé hơn?

- Gọi HS lên bảng điền dấu?

- GV hỏi: 200 và 400 số nào lớn hơn? Số nào bé hơn?

- 300 và 500 số nào lớn hơn, số nào bé hơn?

2. Luyện tập Bài 1: (6)

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

? Hãy nêu cách so sánh 300 với 500?

- Nhận xét

Bài 2: (6)

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài

? hãy nêu cách so sánh 500 và 400, 500 và 500, 900 và 1000?

- Nhận xét

Bài 3: (6)

- Gọi HS đọc yêu cầu?

- 4 HS làm bảng

- Cả lớp làm bài ra nháp.

- Nhận xét

- Có 200

- HS viết số 200 - Có 300

- 300 ô vuông nhiều hơn 200 ô vuông

- 300 lớn hơn 200 - 200 bé hơn 300 - HS điền dấu - HS trả lời - Nhận xét

- So sánh

- 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

100 < 200 300 < 500 200 > 100 500 > 300 - Nhận xét

- So sánh

- 2 HS làm bảng, lớp làm VBT 100 < 200 400 > 300 300 > 200 700 < 800 500 > 400 900 = 900 700 < 900 600 > 500 500 = 500 900 < 1000 - Nhận xét

(14)

- Số tròn trăm liền sau số 100 là số mấy?

- Số tròn trăm liền sau số 200 là số mấy?

- Yêu cầu HS làm bài - Yêu cầu đọc kết quả - Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh các số tròn trăm?

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: Các số tròn chục từ 110 đến 200.

- Số - 200 - 300

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT 100; 200; 300; 400; 500; 600; 700;

800; 900; 1000 - Nhận xét - HS nhắc lại - Lắng nghe

--- TẬP ĐỌC

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 6)

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: HS đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 45 tiếng/1 phút ) Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu, HS đọc, trả lời 1, 2 câu hỏi và nội dung bài đọc. Nắm được một số từ ngữ về muông thú (BT2); kể ngắn về một số con vật mình biết.

2, Kỹ năng: Rèn kĩ năng sử dụng các từ ngữ về muông thú.

3, Thái độ: Có ý thức bảo vệ các loài thú.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Câu hỏi “Như thế nào?” dùng để hỏi về nội dung gì?

- Khi đáp lời khẳng định, phủ định của người khác chúng ta cần phải có thái độ như thế nào?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 2)

- GV nêu mục tiêu và ghi tên bài

2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (15)

- Cho HS lên bốc thăm bài tập đọc

- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc

- HS trả lời

- HS khác nhận xét.

- Lần lượt 4 HS lên bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị

- HS đọc và trả lời câu hỏi

(15)

- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét

3. Trò chơi mở rộng vốn từ về muông thú (8)

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

Giáo viên hướng dẫn HS chơi: Chia lớp thành 2 nhóm: Avà B

Đại diện nhóm A nói tên con vật, các thành viên nhóm B xướng lên những từ ngữ chỉ đặc điểm hay hoạt động của các con vật đó. Giáo viên ghi lên bảng những ý kiến đúng.

+Đổi đại diện nhóm b nói tên con vật, nhóm A phải xướng lên những hoạt động của con vật đó.

- Hai nhóm phải nói được ít nhất 5,7 con vật.

- GV và cả lớp cùng nhận xét, tuyên dương nhóm thực hiện đúng và nhanh.

4. Kể về một con vật mà em biết (7) - GV gọi HS đọc yêu cầu

- Gọi một số HS nói tên các con vật em định kể.

- Cho HS tiếp nối nhau thi kể.

- Cho HS nhận xét

- GV nhận xét khen ngợi

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.

- Sau khi HS làm bài xong cho 5 – 7 HS đọc bài trước lớp.

C. Củng cố - dặn dò (5)

? Gia đình em nuôi những con vật nào?

- GV nhận xét giờ học

- Dặn về nhà ôn lại các bài tập đọc đã học

- Theo dõi, nhận xét

- HS đọc - HS chơi: VD HS A: Con hổ

HS B: Hung dữ, chúa tể rừng xanh, vồ mồi rất nhanh....

- HS nhận xét.

- HS đọc

- HS tự nêu tên các con vật mà mình định kể

- HS thi kể trước lớp.

- HS cả lớp làm bài vào vở.

- HS trình bày bài làm trước lớp.

- HS khác nhận xét.

- Trả lời - Lắng nghe

___________________________________

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 7)

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: HS đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 45 tiếng/1 phút ) Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu, HS đọc, trả lời 1, 2 câu hỏi và nội dung bài đọc. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “Vì sao”. Biết cách đáp lời đồng ý của người khác trong tình huống giao tiếp cụ thể.

2, Kỹ năng: Biết đặt và trả lời câu hỏi, đáp lời đồng ý của người khác ttrong các tình huống giao tiếp hàng ngày.

(16)

3, Thái độ: HS có tính cẩn thận trong giao tiếp.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS nói tên và tả qua một số đặc điểm của loài chim mà em biết?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 2)

- GV nêu mục tiêu và ghi tên bài

2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (15)

- Cho HS lên bốc thăm bài tập đọc

- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc

- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét

3. Đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao?

Bài 2 (4)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nội dung gì?

- Yêu cầu đọc câu văn phần a - Vì sao Sơn ca khô cả họng?

- Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”

- Yêu cầu HS làm bài - Yêu cầu đọc bài làm - Nhận xét

Bài 3 (4)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu đọc câu văn phần a

- Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?

- Phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào?

- Yêu cầu 2 HS cùng bàn hỏi đáp - Nhận xét

4. Đáp lời đồng ý (5)

- HS trả lời câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét.

- Lần lượt 4 HS lên bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị

- HS đọc và trả lời câu hỏi - Theo dõi, nhận xét

- HS đọc

- Dùng để hỏi về nguyên nhân, lí do của sự việc nào đó

- Đọc: Sơn ca khô cả họng vì khát.

- Vì khát - Vì khát

- Lớp làm VBT - HS đọc: Vì mưa to - HS nhận xét

- Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm

- Bông cúc héo lả đi vì thương xót sơn ca

- Vì thương xót sơn ca - Vì sao bông cúc héo lả đi?

- HS trình bày: Vì sao đến mùa đông ve không có gì ăn?

- Nhận xét

(17)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu thảo luận đóng vai thể hiện tình huống

- Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (5)

? Khi đáp lời đồng ý em cần có thái độ như thế nào?

- GV nhận xét giờ học

- Dặn về nhà ôn lại các bài tập đọc đã học

- HS đọc

- Thảo luận đóng vai

a. thay mặt lớp, em xin cảm ơn cô đã đến dự liên hoan văn nghệ với chúng em.

b. Chúng em cảm ơn cô ạ.

c. Dạ! Con cảm ơn mẹ.

- Nhận xét - Trả lời - Lắng nghe

___________________________________________

Ngày soạn: 29/ 3/ 2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 1 tháng 4 năm 2021 TOÁN

CÁC SỐ TRÒN CHỤC TỪ 110 ĐẾN 200

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Nhận biết được các số tròn chục từ 110 đến 200.

2, Kĩ năng: Biết cách đọc viết các số tròn chục từ 110 đến 200, biết cách so sánh các số tròn chục.

3, Thái độ: Tự giác tích cực có tính cẩn thận trong học tập.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- GV yêu cầu HS lên bảng viết các số tròn chục mà mình đã biết?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Giới thiệu, nêu mục tiêu

2. Giới thiệu các số tròn chục từ 110 đến 200 (7)

- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 110 hỏi:

có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?

- Số này đọc là: một trăm mười

- Số 110 có mấy chữ số, là những số nào?

- Một trăm là mấy chục?

- 110 có tất cả bao nhiêu chục?

- Có lẻ ra đơn vị nào không?

- HS làm bảng - Lớp làm nháp - Nhận xét

- Có 1 trăm, 1 chục, 0 đơn vị

- Nghe

- Có 3 chữ số: chữ số hàng trăm là 1, chữ số hàng chục là 1, chữ số hàng đơn vị là 0

- 100 là 10 chục

(18)

- Đây là một số tròn chục

- Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm ra cách đọc và viết của các số 130, 140, 10, 160, 170, 180, 190, 200

- Yêu cầu HS đọc số?

- Yêu cầu cả lớp đọc các số tròn chục từ 110 đến 200

3. So sánh các số tròn chục (7)

- Gắn hình biểu dễn 110: có mấy hình vuông?

- Gắn tiếp hình biểu diễn 120: có mấy hình vuông?

- 110 hình vuông và 120 hình vuông thì bên nào có nhiều hình vuông hơn?

- 110 và 120 số nào lớn hơn, số nào bé hơn?

- Yêu cầu HS lên bảng điền dấú

- Ngoài cách so sánh thông qua các hình vuông như trên. Trong toán học chúng ta so sánh các chữ số cùng hàng của hai số với nhau

- Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 110 và 120?

- Hãy so sánh các chữ số hàng chục với nhau?

- Khi đó ta nói 120 lớn hơn 110 và viết 120 > 110, hay 110 bé hơn 120, viết 110

< 120

- Yêu cầu HS so sánh 120 và 130 4. Bài tập

Bài 1(5)

- GV yêu cầu đọc đề bài -Yêu cầu HS làm bài vào vở - GV nhận xét

- Yêu cầu HS đọc các số vừa viết

Bài 2: (5)

- Nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT - GV giúp HS sửa bài

- Có 11 chục - Không

- Tìm cách đọc và viết - Lần lượt đọc

- Cả lớp đọc

- 110 hình vuông - 120 hình vuông

- 120 hình vuông nhiều hơn 110 hình vuông

- 120 lớn hơn 110, 110 bé hơn 120 - 1 HS lên bảng điền

- Nghe

- Chữ số hàng trăm cùng là 1 - 2 lớn hơn 1 hay 1 bé hơn 2 - Quan sát

- So sánh

- HS đọc

- 2 HS làm bảng, lớp làm vở

Viết số Đọc số

110 Một trăm mười 130 Một trăm ba mươi 150 Một trăm năm mươi 170 Một trăm bẩy mươi 180 Một trăm tám mươi - Nhận xét

- So sánh

- 2 HS làm bảng, lớp làm VBT 110 < 120 130 < 150

(19)

- GV nhận xét

- Hãy nêu cách so sánh 130 và 150?

Bài 3: (5)

- Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làn bài

- Hãy nêu cách so sánh 150 với 150?

- Nhận xét

Bài 4 (4)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Số tron trăm liền sau 110 là số mấy?

- Số liên sau 120 là số mấy?

- yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

- Yêu cầu HS đọc dãy số C. Củng cố - dặn dò (5)

- Ý nào sau đây có kết quả đúng ?

A.100 > 110 B.180 > 190 C.120 < 130 - Nhận xét tiết học.

- Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài: Các sô từ 101 đến 110

120 > 110 150 > 130 - Nhận xét

- HS nêu

- 2 HS làm bảng, lớp làm VBT 100 < 110 180 > 170 140 = 140 190 > 150 150 < 170 160 > 130 - Nhận xét

- HS đọc - 120 - 130

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT 110, 120, 130, 140, 150, 160, 170, 180, 190, 200

- Nhận xét - Trả lời

- HS nghe, ghi nhớ.

________________________________________

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được tên và lợi ích của một số loài vật sống dưới nước. Quan sát và chỉ ra được một số vật sống dưới nước.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và nêu được ví dụ loài vật sống dưới nước.

3. Thái độ: HS có ý thức bảo vệ các loài vật.

4. Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá đồ vật; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Thẩm mĩ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kĩ năng quan sát và tìm kiếm và xử lí các thông tin về động vật sống dưới nước..

- Kĩ năng ra quyết định nên và không nên làm gì để bảo vệ động vật.

- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.

- Phát triển kĩ năng hợp tác biết hợp tác với mọi người xung quanh cùng bảo vệ động vật.

* Tích hợp Biển – đảo: HS biết một số loài vật biển: Cá mập, cá ngừ, tôm, sò...

một số tài nguyên biển. Giáo dục cho HS thấy được muốn cho các loài vật (sinh vật biển) tồn tại và phát triển chúng ta cần giữ sạch nguồn nước.( HĐ1)

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV:máy tính, máy chiếu

(20)

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

? GV yêu cầu HS kể tên một số loài vật sông trên cạn?

? Nêu ích lợi của một số con vật sống trên cạn?

- GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3) - Giới thiệu, nêu mục tiêu.

2. Hoạt động 1: Làm việc theo SGK (15)

- GV yêu cầu HS nhìn các hình trong SGK và trả lời các câu hỏi trong sách

“Chỉ nói tên và nêu ích lợi của một số con vật trong hình vẽ?”

- GV khuyến khích có thể tự đặt thêm các câu hỏi trong quá trình quan sát, tìm hiểu về các con vật được giới thiệu trong SGK

- GV theo dõi nhắc nhở các nhóm hoạt động tích cực

- GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp

- GV giới thiệu cho HS biết các hình ở trang 60 bao gồm các con vật sống ở nước ngọt .

=>Kết luận: Có rất nhiều loài vật sống ở dưới nước, trong đó có những loài vật sống ở nước ngọt (ao, hồ, sông, suối) có những loài vật sống ở nước mặn (biển).

Muốn cho các loài vật sống ở dưới nước được tồn tại và phát triển chúng ta cần giữ sạch nguồn nước .

3. Hoạt động 2: Các nhóm trình bày những tranh ảnh đã sưu tầm (12) - GV yêu cầu HS làm việc theo tổ

- GV phát cho các tổ tờ giấy khổ lớn yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm và phân loại theo yêu cầu

- GV lần lượt mời các nhóm lên trình bày

- GV yêu cầu sau khi các nhóm khác trình bày xong, các nhóm sẽ tự đánh giá

- HS trả lời - Nhận xét

- HS nghe

- HS làm việc theo nhóm đôi

- Các em quan sát và trả lời câu hỏi - Các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung .

+ Hình 1: Cua + Hình 2: Cá vàng + Hình 3: Cá quả

+ Hình 4: Trai (nước ngọt) + Hình 5: Tôm (nước ngọt )

+ Hình 6: Cá mập (ở phía trên cùng, bên trái trang sách) phía dưới bên phải là cá ngừ, sò, ốc, tôm ….phía dưới bên trái là đôi cá ngựa

- Các hình ở trang 61 là các con vật sống ở nước mặn .

- HS làm việc theo tổ

+Loài vật sống ở nước ngọt +Loài vật sống ở nước mặn - Đại diện các nhóm lên trình bày - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung nếu cần thiết

(21)

lẫn nhau

=>Kết luận: Loài vật sống dưới nước là một một nguồn tài nguyên vô giá chúng ta phải biết khai thác đúng quy định để tránh làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này.

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Con vật nào sau đây sống ở nước mặn?

A. Cá chuồn B. Cá chuối C. Con cua - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị : Nhận biết cây cối và các con vật.

- Trả lời - HS nghe

______________________________________________________________

ĐẠO ĐỨC

GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết: Mọi người cần phải hỗ trợ giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật.

2. Kỹ năng: Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để gíp đỡ người khuyết tật.

3. Thái độ: Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy, NL quan sát, ...

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kĩ năng thể hiện sư cảm thông với người khuyết tật.

- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết các vấn đề phù hợp trong các tình huống liên quan đến người khuýêt tật.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

?Em cần làm gì khi găp người khuyết tật?

? Hãy nêu những việc mà các em có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật ?

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2)

- Nêu mục tiêu và ghi tên bài

2. Hoạt động 1: (18) Xử lí tinh huống - GV yêu cầu các nhóm trưởng lên bốc thăm tình huống cho nhóm mình.

- HS trả lời. Cả lớp theo dõi.

- Nhận xét

- HS nghe

- Các nhóm trưởng lên bốc thăm và đọc tình huống của nhóm mình cho cả lớp cùng nghe

(22)

- GV nêu tình huống: Đi học về đến đầu làng thì Thủy và Quân gặp một người bị hỏng mắt.Thủy chào: “Chúng cháu chào chú ạ !”. Người đó bảo: “Chú chào các cháu. Nhờ các cháu giúp chú tìm đến nhà ông Tuấn xóm này với.” Quân liền bảo:

“Về nhà nhanh để xem hoạt hình trên ti vi , cậu ạ.”

? Nếu em là Thủy em sẽ làm gì khi đó?

Vì sao?

- GV kết luận: Thủy nên khuyên bạn: cần chỉ đường hoặc dẫn người bị hỏng mắt đến tận nhà cần tìm.

3. Hoạt động 2: (12) Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật

- GV yêu cầu HS các nhóm lên trình bày ,giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được

- Sau mỗi nhóm trình bày GV tổ chức cho các em thảo luận

- GV kết luận : GV nhận xét và tuyên dương những nhóm có những tư liệu hay - GV: Người khuyết tật chịu nhiều đau khổ ,thiệt thòi , họ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cần giúp đỡ người khuyết tật để họ bớt buồn tủi,vất vả, thêm tự tin vào cuộc sống. Chúng ta cần làm những việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ họ

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Em sẽ làm gì khi gặp người bị cụt chân đang lên ô tô?

A. Đứng nhìn.

B. Giúp họ lên xe

C. Đứng chỉ trỏ và cười họ.

- Nhận xét tiết học.

- Về học bài thực hiện những điều đã học.

Chuẩn bị bài sau.

- HS các nhóm thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp

- Các nhóm khác bổ sung nếu cần

- HS trình bày tư liệu

- Các nhóm nhận xét ,và đóng góp ý kiến về tư liệu mà nhóm các bạn vừa sưu tầm được

- Trả lời

- HS nghe

--- Phòng học trải nghiệm

GIỚI THIỆU ROBOT THÁM HIỂM (TIẾT 2) I. Mục tiêu

1.Kiến thức

(23)

- Hiểu được cấu tạo của rô bốt phát hiện vật thể và các bước lắp ráp rô bôt phát hiện vật thể

2.Kĩ năng

- Lắp ráp mô hình theo đúng hướng dẫn.

- Sử dụng được phần mềm lập trình, kết nối và điều khiển robot.

- Làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe, phản biện.

3.Thái độ

- Nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung của nhóm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình lắp ráp mô hình.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Tài liệu bộ leggo wedo 2.0, bộ đồ dung lego wedo 2.0 - Học sinh: Bộ đồ dùng lego wedo 2.0, máy tính bảng

III.Tiến trình

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh A.KTBC

- Nhắc lại nôi quy lớp học?

B.Bài mới

1.Giới thiệu bài:

-Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu các khối lệnh để chuẩn bị cho phần thự hành lắp ráp robot thám hiểm phát hiện vật thể.

2.Bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu các khối lệnh.

- Nêu lại nội quy lớp học.

Luôn luôn tập trung, lắng nghe lời Thầy, cô.

Nhiệt tình, sôi nổi tham gia các hoạt động trên lớp

Thân thiện với bạn học, giữ gìn bộ công cụ học tập. Sử dụng các chi tiết thật cẩn thận, tuyệt đối không được làm rơi rớt trên sàn nhà và cấm mang các chi tiết về nhà

Làm việc có tổ chức, hòa đồng, đoàn kết và chia sẻ công việc với nhau

- Hs lắng nghe.

(24)

- Nhóm 4 thục hành

- Nhiệm vụ: nghiêm cứu các khối lệnh sẽ dung trong lập trình robot thám hiểm tự hành.

Khối xanh lá - Khối động cơ.

Nêu tác dụng của từng khối lệnh màu xanh lá?

Các khối màu đỏ (Các khối âm thanh và hiển thị).

- Nêu tác dụng của khối lệnh màu đỏ?

- Dùng để điều chỉnh tốc độ của động cơ, mức động cơ từ 0 đến 10, có thể nhập hơn 10 nhưng tốc độ lớn nhất vẫn là 10.

- Dùng để điều chỉnh thời gian hoạt động của động cơ, có thể nhập bao nhiêu tuỳ thích, đơn vị đo lường tương đối với giây chứ không bằng.

- Dùng để dừng động cơ.

Dùng để thay

đổi chiều quay của động cơ quay sang trái hoặc sang phải.

Dùng để điều chỉnh và thay đổi màu sắc hiển thị trên bộ não (Smarthub) của robot. Có các màu sắc như: đỏ, vàng, xanh lá, xanh dương, ...

- Khối âm thanh:

+ Dùng để phát ra các đoạn nhạc có sẵn trong phần mềm,mô tả các âm thanh

(25)

Các khối màu vàng (Các khối lệnh điều kiện).

Nêu tác dụng của khối lệnh màu vàng?

Các khối màu cam: phát hiện vật cản ở phía trước

Hoạt động 2: Thực hành lập mã lệnh.

- HS thực hành lập mã lệnh và giải thích ý nghĩa các khối lệnh.

- GV hướng dẫn, giúp đỡ

Hoạt động 3:Trình bày sản phẩm trước lớp.

- Tổ chức cho học sinh giới thiệu và trình diễn sản phẩm

GV nhận xét.

C.Tổng kết- đánh giá - Nhận xét giờ học.

- Tuyên dương nhắc nhở học sinh - Dọn dẹp lớp học.

hoạt động của robot trong từng bài học.

- Khối hình ảnh:

+ Dùng để phát ra hình ảnh có sẵn trong phần mềm.

Khối chờ có điều kiện, chờ:

+ Dùng để phát hiện vật thể, phát hiện độ nghiêng, phát hiện

tiếng động hoặc chờ trong bao nhiêu giây, ...

- Khối vòng lặp.

+ Dùng để lặp đi lặp lại 1 chương trình.

- Thảo luận nhóm thực hành.

- Trinh diễn sản phẩm, giải thích ý tưởng.

--- Hoạt động ngoài giờ

CHỦ ĐIỂM: HÒA BÌNH HỮU NGHỊ I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

-Kiến thức: - Giới thiệu gương anh hùng liệt sĩ địa phương.

- Kỹ năng: - Thực hành rèn luyện tìm hiểu gương anh hùng liệt sĩ địa phương.

(26)

-Thái độ: - Giáo dục học sinh noi gương nữ kiện tướng chiến hào Dương Thị Cẩm Vân.

- Quan sát, lắng nghe II. Chuẩn bị

- Máy chiếu tranh minh họa, câu hỏi.

IV. Hoạt động dạy học

Hoạt động của Gv Hoạt động của HS

A. Ổn định tổ chức:

- HS hát bài cháu yêu chú bộ đội B. Bài mới

1. Hoạt động 1: Giới thiệu gương anh hùng liệt sĩ địa phương.

- GV giới thiệu tóm tắt tiểu sử Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nữ kiện tướng chiến hào Dương Thị Cẩm Vân.

- Năm 1960, từ xã Quách Văn Phẩm, huyện Đầm Dơi, cô bé 13 tuổi Dương Thị Cẩm Vân đã lên đường đi theo cách mạng. Ban đầu chị làm giao liên, rồi hăng hái xin được vào du kích xã để được cầm súng giết giặc.

- Mùa khô năm 1966, với Chiến dịch bao vây Chi khu Đầm Dơi, ta bủa vây từ 5 mũi với tổng chiều dài 20.000 m chiến hào và 300 hầm râu tôm. Dương Thị Cẩm Vân dẫn đầu mũi hướng Bắc.

- Khi chiến hào đi qua những đoạn trống trải địch dễ phát hiện thì chị xung phong đào trước. Riêng chị đào hơn 1.500 m và 25 hầm râu tôm. Có lúc cao điểm, dưới làn mưa đạn của kẻ thù nhưng chị vẫn đào được hơn 50 m chỉ trong một đêm.

- Có những hầm râu tôm áp sát đồn địch khoảng từ 50-70 m. Từ hầm râu tôm Dương Thị Cẩm Vân bắn tỉa “xuyên táo” 1 viên đạn diệt 2 tên địch. Chị còn có 2 sáng kiến rất độc đáo góp phần tiêu diệt rất nhiều tên địch.

Sáng kiến thứ nhất là dùng phân chuồng trộn với lá dá thắt con cúi, lợi dụng chiều gió để un khói độc vào đồn địch suốt 21 ngày đêm ròng rã, làm cho chúng cay mắt phải ra khỏi lô cốt và du kích ta mặc tình bắn tỉa.

Sáng kiến thứ hai là làm giàn thun ban đêm bắn lựu đạn vào tiền đồn khống chế không cho bọn lính ra khỏi đồn. Trong cao điểm 100

- H/s nghe

- Theo dõi

(27)

ngày đêm bao vây Chi khu Đầm Dơi, mặc dù địch đánh trả quyết liệt bằng máy bay ném bom, pháo liên tục vào trận địa ta ngày lẫn đêm nhưng với ý chí quyết tâm ta đã dũng cảm đẩy lùi và khống chế bọn lính đồn trú trong chi khu.

Năm 1966, tại Đại hội chiến sĩ thi đua quân khu, Dương Thị Cẩm Vân được phong tặng danh hiệu “Nữ kiện tướng chiến hào”. Năm 1968 chị được điều động về Đại đội Đoàn 195 Quân khu 9. Trong trận bom rải thảm của địch, chị đã hy sinh.Trong cuộc đời hoạt động cách mạng tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng anh dũng, Dương Thị Cẩm Vân tham gia 130 trận đánh, cùng đơn vị tiêu diệt và làm bị thương 150 tên địch, thu 120 súng. Riêng bản thân chị diệt 57 tên, bắt sống 8 tên và bắn rơi một máy bay.

- Năm 2000 chị được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tên chị nay đã đi vào thơ ca và được đặt tên đường, tên trường học và công viên văn hóa.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về anh hùng liệt sĩ địa phương Dương Thị Cẩm Vân: 10p

- GV Nêu câu hỏi

1. Chị Dương Thị Cẩm Vân đã lên đường đi theo cách mạng năm bao nhiêu tuổi?

Đáp án A. Năm 13 tuổi, B. Năm 14 tuổi , C.

Năm 15 tuổi

2. Trong Chiến dịch bao vây Chi khu Đầm Dơi, ta bủa vây từ 5 mũi chị Dương Thị Cẩm Vân dẫn đầu mũi hướng nào?

Đáp án A. Hướng Đông, B. Tây, C. Nam, D.

Hướng Bắc.

3. Năm 1966, tại Đại hội chiến sĩ thi đua quân khu, Dương Thị Cẩm Vân được phong tặng danh hiệugì?

Đáp án A. Anh hùng LL Vũ trang Nhân dân B. “Nữ kiện tướng chiến hào”.

C. Dũng sĩ diệt Mỹ

4. Chị Dương Thị Cẩm Vân tham gia bao nhiêu trận đánh?

A. 130 trận đánh, B. 140 trận đánh, C. 150 trận đánh

- HS nghe và tr l i câu h iả ờ

A. Năm 13 tu i, B. Năm 14 tu i , C. Năm 15 tu i

- A. Hướng Đông, B. Tây, C. Nam, D.

Hướng Bắ%c.

- A. Anh hùng LL Vũ trang Nhân dân B. “N ki n tữ ệ ướng chiế%n hào”.

C. Dũng sĩ di t My0

A. 130 tr n đánh , B. 140 tr n đánh, C. 150 tr n đánh

A. Nắm 1966, B. Nắm 1967, C. Nắm 1968.

HS quan sát, lắ%ng nghe

(28)

5. Chị Dương Thị Cẩm Vân mất năm nào?

A. Năm 1966, B. Năm 1967, C. Năm 1968.

3. Hoạt động 3: Giáo dục học sinh noi gương nữ kiện tướng chiến hào Dương Thị Cẩm Vân.5p

Dương Thị Cẩm Vân là biểu tượng sáng ngời tinh thần đấu tranh bất khuất của lực lượng du kích địa phương quân Đầm Dơi, mãi mãi là dấu son truyền thống rạng ngời của Đảng bộ và quân, dân Đầm Dơi. Đây là quê hương có truyền thống lịch sử cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cho đến các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau./.

C. Củng cố – Dặn dò(5’) - Nhận xét tiết học.

--- Ngày soạn: 30/ 3/ 2021

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 2 tháng 4 năm 2021 TOÁN

CÁC SỐ TỪ 101 ĐẾN 110

I.MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Nhận biết được các số từ 101 đến 110, biết đọc viết các số từ 101 đến 110, biết so sánh các số từ 101 đến 110, biết thứ tự các ssố từ 101 đến 110.

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc viết các số từ 101 đến 110

3, Thái độ: HS có tính cẩn thận trong học tập, biết vận dụng vào thực tế.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: Vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS lên bảng so sánh các số sau 300....200 500....700

100....600 900....200 300....300 700....700 - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Các số từ 101 đến 110 (10)

- 2 HS lên bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

(29)

- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm?

- Gắn thêm 1 hình vuông nhỏ và hỏi:

Có mấy chục và mấy đơn vị?

- Để chỉ có tất cả 1 trăm, 0 chục, 1 đơn vị. Trong toán học người ta dùng số 1 trăm linh 1 và viết là 101

- Tương tự với 102, 103....110. Yêu cầu HS thảo luận để đọc viết các số trên.

- Nhận xét 3. Luyện tập Bài 1: (4)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 - Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét bài làm của các em trên bảng lớp

- Yêu cầu HS đọc các số trong BT 1?

Bài 2: (4)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Số liền sau 101 là số mấy?

- Số liền sau 102 là số mấy?

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét

- Yêu cầu HS đọc dãy số?

Bài 3: (5)

- Bài tập yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS lên bảng làm , đồng thời các bạn ở dưới lớp làm bài vào vở

- Nhận xét

- Hãy nêu cách so sánh 109 với 108, 109 và 110, 102 với 102?

Bài 4 (5)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Gọi HS đọc phần a

- Muốn viết được các số từ bé đến lớn ta làm thế nào?

- Có 100

- Có 0 chục và 1 đơn vị - HS đọc và viết số 101

- HS đọc và viết các số - Nhận xét

- HS đọc

- 1HS lên bảng nối, Lớp làm VBT +Một trăm linh bẩy: 107

+Một trăm linh chín: 109 +Một trăm linh tám: 108 +Một trăm linh hai: 102 +Một trăm linh năm: 105 +Một trăm linh ba: 103 - Nhận xét

- HS làm vở - Số

- 102 - 103

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109,110

- Nhận xét - So sánh

- HS làm bài vào vở - 2 em lên làm trên bảng 101 < 102 106 < 109 102 = 102 103 > 101 105 < 104 105 = 105 109 > 108 109 < 110 - Nhận xét

- HS đọc

- Ta so sánh các số rồi xếp theo thứ tự từ bé đến lớn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá..

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và

-Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá..