• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa Lí 6 Bài 22: Sự đa dạng của thế giới sinh vật. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới | Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Cánh Diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa Lí 6 Bài 22: Sự đa dạng của thế giới sinh vật. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới | Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Cánh Diều"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 22. Sự đa dạng của thế giới sinh vật.

Các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới

Câu hỏi trang 179 sgk Địa Lí 6: Sự phát sinh và phát triển của sinh vật trên Trái Đất có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Sự sống trên Trái Đất phụ thuộc vào sự đa dạng của sinh vật. Vậy sinh vật trên Trái Đất đa dạng như thế nào? Chúng có giống nhau ở mọi nơi không? Có rất nhiều những câu hỏi xoay quanh thế giới sinh vật mà chúng ta đang cần lời giải đáp.

Trả lời:

* Sự đa dạng của sinh vật trên Trái Đất

- Sinh vật trên Trái Đất gồm thực vật, động vật, vi sinh vật và các dạng sống khác.

- Khoảng 10-14 triệu loài sinh vật sinh sống trên bề mặt Trái Đất,…

* Sự phân bố của động, thực vật

- Trên lục địa đa dạng nhưng tập trung chủ yếu ở đới nóng và đới ôn hòa.

- Ở đại dương

+ Thực vật chủ yếu là các loài dong, tảo sống.

+ Động vật đa dạng, phong phú. Chúng sống ở tất cả các tầng của đại dương.

A/ Câu hỏi giữa bài

Sự đa dạng của thế giới sinh vật

Câu hỏi trang 180 sgk Địa Lí 6: Hãy kể tên một số loài thực vật, động vật sống trên lục địa, ở biển, đại dương và ở vùng Bắc Cực?

Trả lời:

- Một số loại thực vật, động vật sống trên lục địa: voi, sư tử, nai, hươu cao cổ, chuột túi, cáo mỏ vịt, các loài bạch đàn, lim, thông,...

- Một số loại thực vật, động vật sống ở đại dương: cá, tôm, cua, sò, san hô, tảo, bạch tuộc, mực,...

- Một số loại thực vật, động vật sống ở vùng Bắc Cực: gấu bắc cực, cáo tuyết, cá voi trắng, nhạn bắc cực, rêu, địa y,...

Các đới thiên nhiên trên Trái Đất

Câu hỏi trang 181 sgk Địa Lí 6: Quan sát hình 22.2, hãy kể tên và xác định trên lược đồ các đới thiên nhiên Trái Đất?

(2)

Trả lời:

- Đới nóng nằm trong khoảng từ 300B đến 300N.

- Hai đới ôn hoà nằm trong khoảng từ 300B đến 600B và từ 300N đến 600N.

- Hai đới lạnh nằm trong khoảng từ 600B đến cực Bắc và từ 600N đến cực Nam.

Rừng nhiệt đới

(3)

Câu hỏi trang 182 sgk Địa Lí 6:

- Đọc thông tin và quan sát hình 22.3, hãy xác định phạm vi phân bố của các kiểu rừng nhiệt đới trên Trái Đất?

- Quan sát hình 22.5, hãy mô tả cấu trúc của rừng nhiệt đới?

Trả lời:

(4)

- Phạm vi phân bố của các kiểu rừng nhiệt đới trên Trái Đất: Phân bố chủ yếu ở hai bên xích đạo, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến, chỉ có một số nơi như chân núi Hi-ma-lay-a và chân núi An-đet vượt qua giới hạn này, đến khoảng vĩ tuyến 300.

- Cấu trúc của rừng nhiệt đới từ thấp đến cao: Tầng thảm lưới -> Tầng dưới tán -> Dây leo thân gỗ -> Cây thuộc tầng tán chính -> Cây thuộc tầng vượt tán.

B/ Câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 182 sgk Địa Lí 6: Lấy ví dụ để chứng minh sinh vật trên Trái Đất rất đa dạng.

Trả lời:

Sinh vật trên thế giới rất đa dạng

- Phân bố: Ở trong đất, trong nước, trong không khí và trên lục địa.

- Sự đa dạng đó được thể hiện ở sự đa dạng của thành phần loài.

+ Khoảng 10 triệu đến 14 triệu loài sinh vật.

+ Có 4000 loài thú, hơn 6000 loài bò sát, hơn 9000 loài chim, 30000 loài cá.

+ Hơn 15000 loài thực vật trên cạn,...

- Trên lục địa, biển và đại dương động, thực vật hết sức đa dạng.

Câu 2 trang 182 sgk Địa Lí 6: Quan sát hình 22.2, hãy nêu giới hạn và đặc điểm của đới ôn hòa.

Trả lời:

Giới hạn và đặc điểm của đới ôn hòa là

- Giới hạn: Từ vĩ tuyến 300B và 300N đến vĩ tuyến 600B và 600N.

(5)

- Đặc điểm đới ôn hòa:

+ Nhiệt độ trung bình, các mùa trong năm rõ rệt nên thiên nhiên cũng thay đổi theo mùa.

+ Thực vật chủ yếu là rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng, thảo nguyên,...

+ Động vật đa dạng về cả số loài và số lượng mỗi loài.

Câu 3 trang 182 sgk Địa Lí 6: Quan sát hình 22.2, hãy cho biết Việt Nam thuộc đới thiên nhiên nào?

Trả lời:

Việt Nam thuộc đới thiên nhiên của đới nóng.

(6)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khí hậu cận xích đạo Khí hậu nhiệt đới 1.Nhiệt đới khô 2.Nhiệt đới ẩm Khí hậu núi cao?. Kể tên các kiểu khí

Các đới khí hậu còn phân hóa thành các kiểu: nhiệt đới khô và cận nhiệt lục địa chiếm diện tích lớn nhất, phía nam có kiểu ôn đới hải dương, đông và đông nam có

+ Khí hậu châu Á phân hóa đa dạng: có đủ các đới khí hậu trên Trái đất, mỗi đới lại phân chia thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau. - Nêu ý nghĩa của sông, hồ đối với việc

1. Châu Á Đới khí hậu cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.. Châu Âu Đới khí hậu cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt. Châu Phi

+ Giữa và cuối mùa hạ: gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động. Vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây

Quan sát tranh ảnh và dựa vào vốn hiểu biết, em hãy so sánh sự khác nhau giữa rừng rậm nhiệt đới với rừng ngập mặn (về môi trường sống và đặc điểm cây

Nêu sự khác nhau về thực vật giữa rừng mưa nhiệt đới với rừng lá kim và đài nguyên... Sự khác nhau về thực vật giữa rừng mưa nhiệt đới với rừng

- Ở biển và đại dương, thực vật chủ yếu là các loài rong, tảo sống gần bờ; động vật rất phong phú và đa dạng do môi trường sống biển và đại dương ít bị biến động hơn