• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU NGỌC CHÂU

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU NGỌC CHÂU"

Copied!
119
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNMAY

XUẤT KHẨU NGỌC CHÂU

Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:

Lê Văn Nam Th.SVõ Phan Nhật Phương Lớp: K48 QTKD

Niên khóa: 2014 – 2018

Huế, tháng 5 năm 2018 ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNMAY

XUẤT KHẨU NGỌC CHÂU

Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:

Lê Văn Nam Th.SVõ Phan Nhật Phương Lớp: K48 QTKD

Niên khóa: 2014 – 2018

Huế, tháng 5 năm 2018 ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNMAY

XUẤT KHẨU NGỌC CHÂU

Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:

Lê Văn Nam Th.SVõ Phan Nhật Phương Lớp: K48 QTKD

Niên khóa: 2014 – 2018

Huế, tháng 5 năm 2018

Đại học kinh tế Huế

(2)

LỜI CÁM ƠN!

Sau quá trình thực tập tại Công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu cùng với sựtích lũy kiến thức trong suốt thời gian học tập tại trường Đại Học Kinh tế Huế, tôi đãhoàn thànhđược khóa luận tốt nghiệp của mình.

Đểhoàn thành bài khóa lun này, ngoài snlc ca bn thân, tôi còn nhn được rt nhiu s giúp đỡ ca quý thy cô và các anh ch trong công ty. Nhân dp nàytôi xin chân thành gi lời cám ơn xâu sắc đến quý thầy cô trường Đại Hc Kinh tếHuếđã tn tình ging dy tôi trong thời gian qua, đã trang b cho tôi nhng kiến thc cnthiết cho vic hoàn thành bài khóa luận. Đặc bit tôi xin gi lời cám ơn sâu sắc đếncô giáo Thc s Võ Phan Nhật Phương, người đã trc tiếp tn tình hướng dn, chbảo, giúp đỡtôi hoàn thành bài khóa lun này.

Đồng thi,trong thi gian thc tp ti Công ty CPhn May Xut Khu Ngc Châu, tôiđã được các anh ch trong phòng nhân s ch bo tn tình, to mọi điều kin thunli, truyền đạt nhng kiến thc thc tếvà cung cp nhng thông tin cn thiết phc vcho vic hoàn thành tốt đềtài nghiên cu ca mình. Tôi xin trân trng gi li cảm ơnđến Ban lãnh đạo Công ty C Phn May Xut Khu Ngc Châu, cùng các anh ch trongphòng Nhân s, phòng Kếtoán và mt sphòng ban khácđã giúp đỡtôi trong sutthi gian thc tp va qua.

Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn những người thân trong gia đình và bn bè đã hếtlòng ng hộ, giúp đỡ tôi rt nhiu trong thi gian thc hin khóa lun tt nghip.

Song thi gian tìm hiu thc tế có hn, kiến thc ca bn thân còn nhiu hn chếnên bài viết còn nhiu thiếu sót. Kính mong quý thy cô cùng ban lãnh đạo công tyđóng góp ý kiến đểbài hóa luận được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn !

Huế,tháng 5năm 2018 Sinh Viên Lê Văn Nam

Đại học kinh tế Huế

(3)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ...i

MỤC LỤC ...ii

DANH MỤC BẢNG ...vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ ...vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...vii

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1.1. Lý do chọn đề tài ...1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...1

1.3. Câu hỏi nghiên cứu...2

1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...2

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ...2

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...2

1.5. Phương pháp nghiên cứu ...2

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...4

1.1. Cơ sở lí luận...4

1.1.1. Khái niệm, vai trò quản trị nhân sự ...4

1.1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực ...4

1.1.1.2. Khái niệm về quản trị nhân sự...4

1.1.1.3. Vai trò của quản trị nhân sự ...5

1.1.2. Một vài học thuyết quản trị nhân sự ...6

1.1.3. Nội dung quản trị nhân sự ...10

1.1.3.1. Phân tích công việc...10

1.1.3.2. Tuyển mộ ...12

1.1.3.3. Tuyển chọn nhân lực ...14

1.1.3.4. Đào tạo và phát triển nhân lực...15

1.1.3.5. Đề bạt thăng tiến...16

1.1.3.6. Chính sách đãi ngộ nhân sự...16

Đại học kinh tế Huế

(4)

1.1.4. Đánh giá kết quả thực hiện công việc ...17

1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nhân lực ...19

1.1.5.1. Nhân tố môi trường kinh doanh ...19

1.1.5.2. Nhân tố con người ...20

1.1.5.3. Nhân tố nhà quản trị ...21

1.1.6. Mô hình nghiên cứu...22

1.2. Cơ sở thực tiễn...22

1.2.1. Một số đặc điểm nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dệt may ở Việt Nam...23

1.2.2. Kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực ở một số doanh nghiệp trong nước...24

1.2.3. Kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực ở một số doanh nghiệp ngoài nước ...25

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU NGỌC CHÂU ...27

2.1. Khái quát chung về công ty ...27

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu...27

2.1.1.1. Sơ lược về công ty ...27

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty...28

2.1.2. Những đặc điểm ảnh hưởng đến quản trị nhân sự...31

2.1.2.1. Đặc điểm về máy móc thiết bị ...31

2.1.2.2. Quy trình công nghệ ...32

2.2. Phân tích về kết quả sản xuất kinh doanh của Công Ty...33

2.2.1.Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015-2017...33

2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ...35

2.3. Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng lao động tại công ty ...38

2.3.1. Đánh giá chung...38

2.3.2. Thực trạng sử dụng lao động của công ty ...38

2.3.3. Công tác tuyển dụng ...39

2.3.4. Công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty...41

2.3.4.1. Một số biện pháp quản lý nguồn nhân lực của công ty ...41

Đại học kinh tế Huế

(5)

2.3.4.2. Các hình thức đào tạo của công ty...42

2.3.5. Đãi ngộ đối với người lao động...42

2.4. Đánh giá của cán bộ công nhân viên về công tác quản trị nhân sự tại Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu ...46

2.4.1 Phân tích các đặc trưng của mẫu ...46

2.4.2.Kiểm định độ tin cậy của các thang đo...50

2.4.3. Kiểm định các yếu tố của mô hình ...57

2.4.3.1. Kiểm định hệ số tương quan...58

2.4.3.2. Hồi quy tuyến tính ...59

2.4.4. Kiểm định giá trị trung bình về mức độ hài lòng của nhân viên ...62

2.4.5. Kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng của người lao động đối với từng nhân tố theo đặc điểm cá nhân ...63

2.5. Những thành công và tồn tại của công tác quản trị nhân sự tại công ty...66

2.5.1.Những điểm mạnh của công tác quản trị nhân sự tại công ty ...66

2.5.2. Một số điểm yếu tồn tại trong công tác quản trị nhân sự trong công ty...67

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY...69

3.1. Phương hướng, mục tiêu hoạt động quản trị nhân sự của công ty trong thời gian tới ...69

3.1.1. Phương hướng hoạt động của công tác quản trị nhân sự ...69

3.1.2. Mục tiêu công tác quản trị nhân lực ...70

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực trong công ty...71

3.2.1.Về bố trí công việc ...71

3.2.2. Về công tác đào tạo ...71

3.2.3. Tăng cường công tác tuyển chọn nguồn nhân lực...72

3.2.4.Công tác tổ chức cán bộ ...73

3.2.5. Sản xuất kinh doanh ...73

3.2.6 Chính sách đãi ngộ ...73

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...75

Đại học kinh tế Huế

(6)

3.1. Kết luận...75

3.2. Một số kiến nghị ...75

3.2.1. Đối với nhà nước ...75

3.2.2. Đối với bộ ban ngành ...76

3.2.3. Đối với doanh nghiệp ...76

3.3. Hạn chế của đề tài và đề nghị đối với nghiên cứu tiếp theo...77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...78

Đại học kinh tế Huế

(7)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn qua 3 năm 2015-2017...34

Bảng 2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh 2015-2017...36

Bảng 2.3.TỔNG SỐ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY ...38

Bảng 2.4. CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY...39

Bảng 2.5. Các bộ phận làm việc của công ty...46

Bảng 2.6. Cronbach's Alpha của thang đo yếu tố “công việc”...50

Bảng 2.7. Cronbach's Alpha của thang đo yếu tố “Lương thưởng ” ...51

Bảng 2.8. Cronbach's Alpha của thang đo yếu tố “Đào tạo” ...52

Bảng.2.9. Cronbach's Alpha của thang đo yếu tố “Thăng tiến”...52

Bảng 2.10. Cronbach's Alpha của thang đo yếu tố “Cấp trên” ...53

Bảng 2.11. Kiểm định số lượng mẫu thích hợp...54

Bảng 2.12. Kết quả phân tích nhân tố khám phá của Công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu ...55

Bảng 2.13. Tên các biến ...57

Bảng 2.14. Kết quả phân tích tương quan Pearson ...58

Bảng 2.15. Hồi quy đa biến với mức độ đồng ý chung...60

Bảng 2.16. Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Stepwise ...60

Bảng 2.17. Anova ...61

Bảng 2.18. Kết quả kiểm định One – Sample T-test ...62

Bảng 2.19. Kết quả kiểm định Independent Samples Test về giới tính ...63

Bảng. 2.20. Kết quả phân tích Anova về Tuổi ...64

Bảng 2.21. Kết quả phân tích Anova về Chức vụ ...64

Bảng. 2.22. Kết quả phân tích Anova về Trình độ ...65

Bảng. 2.23. Kết quả phân tích Anova về Thâm niên công tác ...65

Bảng 2.24. Kết quả phân tích Anova về Thu nhập...66

Đại học kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu ...22

Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty ...29

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ nam, nữ trong điều tra...47

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ độ tuổi của mẫu...47

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ các chức vụ của mẫu...48

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ trình đồ của mẫu ...48

Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ thâm niên công tác của mẫu ...49

Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ thu nhập của mẫu ...49

Đại học kinh tế Huế

(9)

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Lý do chọn đề tài

Trong cơ chế quản lý hiện nay, điều có ý nghĩa quyết định đến sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh là mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một phương thức quản lý mới vừa phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất .Tăng cường công tác quản lý nguồn lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống công tác quản lý. Ngày nay khi nền kinh tế phát triển với xu thế quốc tế hóa, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp không chỉ còn nằm trong phạm vi một quốc gia mà đã mở rộng ra toàn cầu. Cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đổi mới và khai thác một cách có hiệu quả mọi nguồn lực có sẵn. Nguồn nhân lực cũng là một trong những nguồn lực quan trọng của tổ chức. Một công ty có nguồn tài chính dồi dào, có máy móc kỹ thuật hiện đại đến đâu cũng trở nên vô nghĩa nếu không biết quản trị nhân sự.

Nhân sự là một vấn đề vô cùng quan trọng, nó xuất hiện ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống xã hội. Một tổ chức, một cơ quan, một tập thể lao động không quản trị nhân sự tốt, sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế. Chính các phương thức quản trị sẽ quyết định bầu không khí lao động trong tổ chức căng thẳng hay vui vẻ thoải mái. Đồng thời thực hiện tốt hiệu quả công tác này sẽ góp phần to lớn vào việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần và phúc lợi của lao động, tạo động lực lôi cuốn và động viên người lao động hăng hái trên mặt trận sản xuất kinh doanh.

Chính vì vậy, quản trị nhân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Con người là nguồn lực đóng vai trò quan trọng nhất, là nguồn tài nguyên và là yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.

Tuy nhiên đây là vấn đề hết sức phức tạp nên việc nghiên cứu nó vừa đòi hỏi tính cấp bách, lại vừa có ý nghĩa mang tính chiến lược lâu dài.

Xuất phát từ thực tiễn như vậytôi đã chọn đề tài: ‘‘Giải Pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu’’.

1.2.Mục tiêu nghiên cứu

Hiểu rõ những lý luận về công tác quản trị nhân sự trong các doanh nghiệp.

Vận dụng những lý thuyết nghiên cứu để đánh giá các vấn đề về thực trạng công

Đại học kinh tế Huế

(10)

tác quản trị nhân sự tại Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu.

Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị nhân sự tại Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu.

1.3.Câu hỏi nghiên cứu

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân sự của công ty?

- Thực trạng về nguồn nhân lực và công tác quản trị nhân sự tại Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu như thế nào?

- Những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị nhân sự của Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu là gì?

1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cu

Các vấn đề liên quan đến công tác quản trị nhân sự tại Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu.

1.4.2. Phm vi nghiên cu

- Phạm vi không gian: Công tác quản trị nhân sự tại Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu.

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu số liệu sử dụng trong 3 năm từ năm 2015 – 2017.

1.5.Phương pháp nghiên cứu

 Phương Pháp thu thập thông tin:

- Thông tin và số liệu thứ cấp trong đề tài được tổng hợp từ các báo cáo, kết quảhoạt động kinh doanh của công ty. Trong đó báo cáo nhân lực được cung cấp từ phòng hành chính tổ chức nhằm đánh giá tình hình nhân lực của công ty qua các năm và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được cung cấp từ phòng kế toán giúp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

- Thông tin sơ cấp được điều tra từ bảng hỏi và phỏng vấn.

 Phương pháp thống kê bằng SPSS

Sử dụng kỹ thuật sử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Nội dung xử lý số liệu gồm:

- Kiểm định độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s alpha.

Đại học kinh tế Huế

(11)

- Phân tích nhân tố EFA để xác định các nhân tố ẩn chứa đằng sau các biến số quan sát được.

- Phân tích hồi quy tuyến tính (Linear Regression) để xác định các nhân tố thật sự có tác động đến công tác quản trị nhân sự cũng như hệ số của từng nhân tố này trong phương trình hồi quy tuyến tính.

- Phương pháp One- Sample T-test để kiểm định giá trị trung bình về mức độ hài lòng của nhân viên.

- Giả thiết cần kiểm định là: H0: µ=giá trị kiểm định(Test value) H1: µ# giá trị kiểm định(Test value)

Nếu sig>0.05: chưa đủ cơ sở đề bác bỏ giả thiết H0

Nếu sig<0.05: bác bỏ giả thiết H0 với khả năng phạm sai lầm thấp nhất.

So sánh sự khác biệt về sự thỏa mãn của các nhóm đối với công ty bằng phương pháp kiểm định. Cụ thể:

- Đối với tiêu thức giới tính sử dụng phương pháp kiểm định Independent Samples T-Test

- Đối với tiêu thức độ tuổi, thâm niên, chức vụ, thu nhập, trình độ sử dụng phương pháp phân tích Anova

 Điều tra phân tích

 Phương pháp tổng hợp

 Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu phân tầng:Xác định tỷ lệ nhân viên ở mỗi bộ phận, rồi từ đó tính ra số nhân viên phải phỏng vấn ở mỗi bộ phận. Em sử dụng phương pháp phỏng vấn gián tiếp.

Cách chọn mẫu: Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu (Hoàng Trọng &

Chu Nguyễn Mộng Ngọc(2008)[1] để tiến hành phân tích nhân tố EFA thì cỡ mẫu ít nhất phải bằng 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. Trong nghiên cứu này có 28 biến dùng cho phân tích nhân tố nên cỡ mẫu là 140. Tuy nhiên để kết quả nghiên cứu được chính xác hơn thì số bảng hỏi được phát ra là 150 bảng, trong đó số bảng hỏi được thu về là 148 bảng hợp lệ và 2 bảng ko hợp lệ do điền thiếu thông tin.

Đại học kinh tế Huế

(12)

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1.Khái nim, vai trò qun trnhân s 1.1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực

- Theo Fischer và Dornhusch thì nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích lũy được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai.

- Theo giáo sư Phạm Minh Hạc ( 2001), nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc nào đó.

- Khi nói đến nguồn nhân lực, chúng ta nói đến trình độ, cơ cấu, sự đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động. Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người lao động.

- Theo giáo trình Quản trị nguồn nhân lực của TS. Trần Kim Dung[2], nguồn nhân lực là nguồn lực và khả năng của con người, là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội bao gồm số lượng và chất lượng lao động.

- Nguồn nhân lực của tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó. Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người, nguồn lực này bao gồm thể lực và trí lực.

 Như vậy có rất nhiều khái niệm về nguồn nhân lực nhưng ta có thể xem khái niệm nguồn nhân lực trên hai góc độ:

 Nguồn nhân lực xã hội: nguồn nhân lực xã hội là dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.

 Nguồn nhân lực doanh nghiệp: là lực lượng lao động của doanh nghiệp chính là số người có tên trong danh sách của doanh nghiệp và được doanh nghiệp trả lương.

1.1.1.2. Khái niệm về quản trị nhân sự

- Quản trị nhân sự là toàn bộ các công việc về quản trị con người (với tư cách lực lượng lao động trong doanh nghiệp) thường được gọi là “quản trị nhân viên”.

- Từ đầu thập kỷ 1990, các nước phát triển sử dụng khái niệm “quản trị tài nguyên nhân lực” (Human resource management)[3] với ý nghĩa coi nguồn nhân lực là

Đại học kinh tế Huế

(13)

tài nguyên cần khai thác và phát triển để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta gọi ngắn gọn là “quản trị nhân sự”.

- Vậy quản trị nhân sự là toàn bộ các việc liên quan tới con người trong doanh nghiệp: hoạch định cung cầu, tuyển mộ và tuyển chọn, bố trí sử dụng, đào tạo và phát triển, đãi ngộ và xử lý các mối quan hệ về lao động. Quản trị nhân sự phải tạo ra hệ thống hợp tác làm việc qua phân công hợp lý, phát huy tối đa năng lực của mỗi người nhằm đảm bảo hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, đạt tới mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của Doanh nghiệp.

- Quản trị nhân sự là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ chức năng quản lý có mặt ở mọi cấp quản lý trong Doanh nghiệp.

- Theo TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền – TS. Đoàn Thị Thu Hà (2002)[4], Quản trịnhân sự - quản trị con người đòi hỏi phải đảm bảo tính khoa học và tính nghệ thuật.

+ Tính khoa học: Các nhà quản lý nhân sự phải được đào tạo một cách đầy đủ, chính quy, cơ bản tức là hiểu về nghiệp vụ, phương pháp những yếu tố ảnh hưởng đến công tác này.

+ Tính nghệ thuật: Mỗi con người trong lao động đều có tâm lý khác nhau, hoàn cảnh cũng như mong muốn khác nhau. Hay nói khác đi, mỗi người lao động là một thế giới riêng, có những bí ẩn riêng. Nó đòi hỏi nhà quản trị nhân sự không chỉ có khả năng nắm bắt khoa học, mà còn là người giỏi về tâm lý, tinh nhạy trong ứng xử giao tiếp.

1.1.1.3. Vai trò của quản trị nhân sự

- Quản trị nguồn nhân sự đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mà nó còn đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức và giúp cho các tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường. Tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân sự trong tổ chức xuất phát từ vai trò quan trọng của con người. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự thành bại của tổ chức. Nguồn nhân sự là một trong những nguồn lực không thể thiếu được của tổ chức nên quản trị nguồn nhân sự chính là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức. Mặt khác, quản lý các nguồn sự khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu tổ chức

Đại học kinh tế Huế

(14)

không quản lý tốt nguồn nhân sự, vì suy đến cùng mọi hoạt động quản lý đều thực hiện bởi con người.

- Trong thời đại ngày nay, quản lý nguồn nhân sự có tầm quan trọng ngày càng tăng vì những lý do sau:

 Do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên các tổ chức muốn tồn tại và phát triển buộc phải cải tổ tổ chức của mình theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, năng động trong đó yếu tố con người mang tính quyết định. Bởi vậy, việc tìm đúng người phù hợp để giao đúng việc, đúng cương vị đang là vấn đề đáng quan tâm đối với mọi loại hình tổ chức hiện nay.

 Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển của ngành kinh tế buộc các nhà quản lý phải biết thích ứng. Do đó việc tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo, điều động nhân sự trong tổ chức nhằm đạt hiệu quả tối ưu là vấn đề phải quan tâm hàng đầu.

 Nghiên cứu về quản trị nhân sự sẽ giúp cho các nhà quản lý học được cách giao tiếp với người khác, biết cách đặt câu hỏi và biết cách lắng nghe, biết cách tìm ra ngôn ngữ chung với nhân viên của mình và biết cách nhạy cảm với nhu cầu của nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên chính xác, biết cách lôi cuốn nhân viên say mê với công việc và tránh được sai lầm trong việc tuyển chọn, sử dụng lao động để nâng cao chất lượng thực hiện công việc và nâng cao hiệu quả của tổ chức.

1.1.2. Một vài học thuyết quản trị nhân sự

Thứ nhất là học thuyết X

Học thuyết X được Douglas Mc Gregor đưa ra vào những năm 1960, đó là kết quả của việc tổng hợp các lý thuyết quản trị nhân lực được áp dụng trong các xí nghiệp ở phương Tây. Học thuyết X đưa ra giả thiết có hướng tiêu cực về con người như sau:

Lười biếng là bản tính của con người bình thường, họ chỉ muốn làm việc ít.

Họ thiếu chí tiến thủ, không dám gánh vác trách nhiệm, cam chịu để người khác lãnh đạo.

Từ khi sinh ra, con người đã tự coi mình là trung tâm, không quan tâm đến nhu cầu của tổ chức.

Bản tính con người là chống lại sự đổi mới.

Đại học kinh tế Huế

(15)

Họ không được lanh lợi, dễ bị kẻ khác lừa đảo và những kẻ có dã tâm đánh lừa.

-Từ những giả thiết về bản tính con người nói trên, học thuyết X cũng cung cấp phương pháp lý luận truyền thống là: “Quản lý nghiêm khắc” dựa vào sự trừng phạt,

“Quản lý ôn hòa” dựa vào sự khen thưởng, “Quản lý ngiêm khắc và công bằng” dựa vào cả sự trừng phạt và khen thưởng. Học thuyết X cũng được khái quát theo ba điểm sau:

Nhà quản trị phải chịu trách nhiệm tổ chức các doanh nghiệp hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu về kinh tế trên cơ sở các yếu tố như: tiền, vật tư, thiết bị, con người.

Đối với nhân viên, cần chỉ huy họ, kiểm tra, điều chỉnh hành vi của họ để đáp ứng nhu cầu của tổ chức.

Dùng biện pháp thuyết phục, khen thưởng, trừng phạt để tránh biểu hiện hoặc chống đối của người lao động đối với tổ chức.

- Đây là học thuyết có cái nhìn mang thiên hướng tiêu cực về con người và là một lý thuyết máy móc. Theo học thuyết này thì các nhà quản trị lúc bấy giờ chưa hiểu hết về các mức nhu cầu của con người nên chỉ hiểu đơn giản là người lao động có nhu cầu về tiền hay chỉ nhìn phiến diện và chưa đầy đủ về người lao động nói riêng cũng như bản chất con người nói chung. Chính điều đó mà những nhà quản trị theo học thuyết X này thường không tin tưởng vào bất kỳ ai. Họ chỉ tin vào hệ thống những quy định của tổ chức và sức mạnh của kỷ luật. Khi có một vấn để nào đó xảy ra, họ thường cố quy trách nhiệm cho một cá nhân cụ thể để kỷ luật hoặc khen thưởng.

- Tuy có những hạn chế nhưng cũng không thể kết luận rẳng học thuyết X là học thuyết sai hoàn toàn vì những thiếu sót của học thuyết X xuất phát từ thực tế - đó là sự hiểu biết về quản trị còn đang trong quá trình hoàn chỉnh. Như vậy, việc nhìn ra những thiếu sót của học thuyết X lại là tiền đề để cho ra đời những lý thuyết quản trị tiến bộ hơn. Từ khi xuất hiện cho đến nay học thuyết X vẫn có ý nghĩa và được ứng dụng nhiều nhất là trong các ngành sản xuất và dịch vụ. Học thuyết X giúp các nhà quản trị nhìn nhận lại bản thân để chỉnh sửa hành vi cho phù hợp và nó cũng trở thành học thuyết quản trị nhân lực kinh điển không thể bỏ qua để giảng dạy trong các khối kinh tế.

Thứ hai là học thuyết Y

- Học thuyết Y cũng được Douglas Mc Gregor đưa ra vào những năm 1960, có thể coi học thuyết Y là sự “sửa sai” hay tiến bộ hơn về lý thuyết quản trị nhân lực.

Đại học kinh tế Huế

(16)

Xuất phát từ việc nhìn nhận được những chỗ sai lầm trong học thuyết X, học thuyết Y đã đưa ra những giả thiết tích cực hơn về bản chất con người:

Lười nhác không phải là bản tính bẩm sinh của con người nói chung. Lao động trí óc, lao động chân tay cũng như nghỉ ngơi, giải trí đều là hiện tượng của con người.

Điều khiển và đe dọa không phải là biện pháp duy nhất thúc đẩy con người thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Con người sẽ làm việc tốt hơn nếu đạt được sự thỏa mãn cá nhân.

- Từ cách nhìn nhận về con người như trên, học thuyết Y đưa ra phương thức quản trị nhân lực như:

Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của cá nhân.

Các biện pháp quản trị áp dụng đối với người lao động phải có tác dụng mang lại “thu hoạch nội tại’’.

Áp dụng nhưng phương thức hấp dẫn để có được sự hứa hẹn chắc chắn của các thành viên trong tổ chức.

Khuyến khích tập thể nhân viên tự điều khiển việc thực hiện mục tiêu của họ, làm cho nhân viên tự đánh giá thành tích của họ.

- Học thuyết Y có tích cực và tiến bộ hơn học thuyết X ở chỗ nó nhìn đúng bản chất con người hơn. Nó phát hiện ra rằng, con người không phải là những cỗ máy, sự khích lệ đối với con người nằm trong chính bản thân họ. Nhà quản trị cần cung cấp cho họ một môi trường làm việc tốt thì nhà quản trị phải khéo léo kết hợp mục tiêu của cá nhân vào mục tiêu tổ chức. Tức là làm cho nhân viên hiểu rằng để thỏa mãn mục tiêu của mình thì mình cần phải thực hiện tốt mục tiêu của tổ chức. Việc đánh giá nhân viên theo học thuyết Y này hết sức linh động, các nhà quản trị để cho nhân viên tự đặt ra mục tiêu, tự đánh giá thành tích công việc của mình, khiến cho nhân viên cảm thấy cảm thấy họ thưc sự được tham gia vào hoạt động của tổ chức từ đó họ có trách nhiệm và nhiệt tình hơn. Tuy có những điểm tiến bộ như trên, học thuyết Y cũng có những hạn chế đó là việc tuân theo học thuyết Y có thể dẫn đến sự buông lỏng quá trong quản lý hoặc trình độ của tổ chức chưa phù hợp để áp dụng học thuyết này. Vì vậy học thuyết Y chỉ có thể được phát huy tốt trong các tổ chức có trình độ phát triển cao và

Đại học kinh tế Huế

(17)

yêu vầu sự sáng tạo như các tập đoàn kinh tế lớn như Microsoft, Unilever, P&G… Và cũng như học thuyết X, học thuyết Y cũng đã được coi là học thuyết kinh điển trong quản trị nhân lực, được đưa vào giảng dạy trong các khối kinh tế.

Thứ ba là học thuyết Z

- Học thuyết Z được tiến sỹ W. Ouchi đưa ra vào những năm 70 của thế kỷ trước, học thuyết này được xây dựng dựa trên thực tiễn và lý luận. Học thuyết Z còn có một tên khác đó là “Quản lý kiểu Nhật” vì học thuyết này là kết quả của việc nghiên cứu phương thức quản lý trong các doanh nghiệp Nhật Bản từ năm 1973. Cốt lõi của thuyết này là làm thỏa mãn và gia tăng tinh thần của người lao động để từ đó họ đạt được năng suất chất lượng trong công việc.

- Xuất phát từ những nhận xét về người lao động, thuyết Z có nội dung như sau:

Thể chế quản lý phải đảm bảo cho cấp trên nắm bắt được tình hình của cấp dưới.

Đảm bảo chế độ làm việc lâu dài để nhân viên phát huy tính tích cực, khuyến khích họ đưa ra những phương án để nghị của mình.

Nhà quản lý cấp trung gian phải thực hiện được vai trò thống nhất tư tưởng, thống nhất chỉnh lý và hoàn thiện những ý kiến của cấp cơ sở, kịp thời báo cáo tình hình với cấp trên và đưa ra những kiến nghị của mình.

Chú ý đào tạo và phát triển nhân viên.

Đánh giá nhân viên phải toàn diện, rõ ràng, cẩn trọng và có biện pháp kiểm soát tế nhị, mềm dẻo, giữ thể diện cho người lao động.

- Học thuyết Z là một học thuyết khá hiện đại và là học thuyết phương Tây nhưng vì nó dựa trên sự quản lý của các doanh nghiệp Nhật Bản nên nó cũng có những đặc điểm tư duy phương Đông. Thứ nhất,người Nhật nói riêng và người phương Đông nói chung rất coi trọng sự trung thành và lòng tự trọng hay cái “tôi” cá nhân. Họ coi trọng điều đó hơn là tiền bạc trong nhiều trường hợp. Người Nhật đã vận dụng được điều đó để đưa vào phương pháp quản trị của mình. Thứ hai, người phương Đông thường luôn cố gắng hướng đến sự hòa hợp, trong học thuyết có sự hòa hợp của ba yếu tố đó là năng suất lao động, sự tin cậy và sự khôn khéo trong quan hệ giữa người với người.

Đó là những điểm làm nên sự khác biệt cũng như thành công của học thuyết Z.

Đại học kinh tế Huế

(18)

- Tuy nhiên cũng như hai học thuyết X, Y học thuyết Z cũng có nhược điểm đó là tạo ra sức ỳ lớn trong nhân viên.

1.1.3. Ni dung qun trnhân s 1.1.3.1. Phân tích công việc

Khái niệm

* Theo PGS - TS.Bùi Đình Bắc (2005)[5], phân tích công việc là tiến trình nghiên cứu nội dung công việc nhằm xác định nhiệm vụ tiến hành, các điều kiện, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc và các phẩm chất, kỹ năng cần thiết mà người lao động cần có để thực hiện tốt công việc.

- Phân tích công việc cung cấp các thông tin về yêu cầu, đặc điểm của công việc, làm cơ sở cho việc xây dựng bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc.

- Bảng mô tả công việc là văn bản liệt kê các quyền hạn trách nhiệm khi thực hiện công việc, các mối quan hệ trong báo cáo thực hiện công việc, các điều kiện làm việc, trách nhiệm thanh tra, giám sát các tiêu chuẩn cần đạt được trong quá trình thực hiện công việc.

- Bảng tiêu chuẩn công việc là văn bản tóm tắt những yêu cầu về phẩm chất cá nhân, những nét tiêu biểu và đặc điểm về trình độ học vấn, năng lực, nguyện vọng, sở thích... của người thực hiện công việc.

- Bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc được sử dụng làm thông tin cơ sở cho việc tuyển lựa, chọn lọc và đào tạo nhân viên, đánh giá việc thực hiện công việc và trả công lao động.

* Theo Trường Trung cấp Đông Dương Indochina College, Quản trị nhân sự[6].

Thông tin để thực hiện phân tích công việc.

Để thực hiện phân tích công việc được chính xác cần phải sử dụng các loại thông tin:

1.Thông tin về tình hình thực hiện công việc

- Các thông tin được thu nhập trên cơ sở của công việc thực tế thực hiện công việc, như phương pháp làm việc, hao phí thời gian thực hiện công việc, các yếu tố của thành phần công việc.

Đại học kinh tế Huế

(19)

2.Thông tin về yêu cầu nhân sự.

- Bao gồm tất cả các yêu cầu về nhân viên thực hiện công việc như học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng, các kiến thức hiểu biết liên quan đến thực hiện công việc, các thuộc tính cá nhân.

3. Thông tin về các yêu cầu đặc điểm, tính năng tác dụng, số lượng, chủng loạicủa các máy móc, trang bị dụng cụ được sử dụng trong quá trình sử dụng công việc.

4.Các tiêu chuẩn mẫu trong thực hiện công việc

- Bao gồm các tiêu chuẩn, định mức thời gian thực hiện, số lượng, chất lượng của sản phẩm hay công việc... Tiêu chuẩn mẫu là cơ sở để đánh giá việc thực hiện công việc của nhân viên.

5.Các thông tin về điều kiện thực hiện công việc

- Bao gồm các thông tin liên quan đến các vấn đề điều kiện làm việc như sự cố gắng về thể lực, điều kiện vệ sinh lao động, thời gian biểu, điều kiện tổ chức hoạt động, của công ty, chế độ lương bổng, quần áo đồng phục…

Trình tự thực hiện phân tích công việc

- Bước 1: Xác định mục đích sử dụng các thông tin phân tích công việc, từ đó xác định các hình thức thu thập thông tin phân tích hợp lý nhất.

- Bước 2:Thu nhập các thông tin cơ bản trên cơ sở sơ đồ tổ chức, các văn bản về mục đích yêu cầu, chức năng quyền hạn của công ty, phòng ban, phân xưởng, sơ đồ quy trình công nghệ và bảng mô tả công việc cũ (nếu có).

- Bước 3: Chọn lựa các vị trí đặc trưng và những điểm then chốt để thực hiện phân tích công việc nhằm làm giảm thời gian và tiết kiệm hơn trong phân tích công việc, nhất là khi cần phân tích các công việc tương tự như nhau.

- Bước 4: Áp dụng các phương pháp khác nhau để thu thập thông tin phân tích công việc: quan sát, bấm giờ, chụp ảnh, phỏng vấn, bảng câu hỏi.

-Bước 5:Kiểm tra, xác minh lại tính chính xác của thông tin.

-Bước 6: Xây dựng bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc.

Các phương pháp phân tích công việc.

Phương pháp bảng câu hỏi phân tích chức vụ

Đại học kinh tế Huế

(20)

Phương pháp này nhằm mục đích thu thập các thông tin định lượng, đánh giá mức độ của các trách nhiệm, nhiệm vụ của các công việc khác nhau. Người phân tích công việc phải xác định mỗi vấn đề có vai trò gì đối với công việc và nếu có thì ở phạm vi, mức độ áp dụng thế nào theo cách phân loại.

Phương pháp phân tích công việc theo chức vụ kỹ thuật

Áp dụng để phân tích các công việc do công nhân thực hiện nhằm xác định cấp bậc hay mức độ phức tạp của công việc.

- Xác định những chức năng chủ yếu trong thực hiện công việc thông thường, có thể phân loại được.

- Tính điểm các chức năng: So sánh các chức năng trên cơ sở các yêu cầu, đặc điểm khi thực hiện công việc, từ đó xác định quan hệ tỷ lệ giữa các chức năng.

- Xác định số điểm của mỗi công việc: Số điểm của mỗi công việc được tính bằng tổng số điểm cho tất cả các chức năng của công việc.

- Chuyển từ điểm sang bậc: Căn cứ vào tổng số điểm của mỗi công việc để chuyển từ điểm sang bậc.

1.1.3.2. Tuyển mộ

- Theo ThS.Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS.Nguyễn Ngọc Quân (2004)[7] , Tuyển mộ là quá trình thu hút nguồn nhân lực có khả năng làm việc đáp ứng được nhu cầu thực tế của tổ chức từ nhiều nguồn khác nhau tới làm việc cho tổ chức. Để có hiệu quả cao trong công tác này thì cán bộ quản lý nhân lực phải theo sát chiến lược và kế hoạch đã đề ra, thực hiện đúng các mục tiêu và chất lượng nguồn nhân lực. Xác định chính xác mức tuyển dụng, yêu cầu kỹ năng làm việc, hạn chế các trường hợp vào công ty không làm được việc phải đi đào tạo lại. Tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí trong việc tuyển mộ, cần tập trung vào những ứng viên có hồ sơ đáp ứng được các yêu cầu cơ bản tối thiểu mà công ty đã đề ra.

- Theo Nguyễn Văn Lê – Nguyễn Văn Hòa (1997)[8] , tuyển mộ nhân viên là một tiến trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng kí, nộp đơn tìm việc làm.

Đại học kinh tế Huế

(21)

Nguồn tuyển việc:

- Công ty tiến hành tuyển mộ với phạm vi rộng rãi trên toàn quốc bằng các phương tiện thông tin đại chúng, nguồn nhân lực không bị hạn chế bởi không gian và thời gian, điều kiện yêu cầu càng đơn giản thì càng thu hút được đông đảo lực lượng lao động tham gia vào quá trình tuyển mộ, bao gồm các nguồn sau:

Nguồn nội bộ: Đây là nguồn lao động rất an toàn, bởi họ đã quen với môi trường làm việc, kỷ luật của tổ chức và luật lệ khác. Các tổ chức tiến hành thống kê các vị trí công việc còn trống, khuyến khích mọi người trong nội bộ những ai có nhu cầu và khả năng phù hợp với vị trí đó và cảm thấy công việc tốt hơn hiện tại, nên tham gia ứng tuyển.

Nguồn lực bên ngoài: Phương pháp này được áp dụng rộng rãi khi mở rộng quy mô sản xuất hay thêm một lĩnh vực sản xuất mới. Nguồn này được huy động từ:

Tuyển dụng từ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hay các trường đào tạo nghề.

Tuyển dụng từ bạn bè, người thân của nguồn nhân lực trong nội bộ: Thông qua sự giới thiệu của nhân viên trong tổ chức, bạn bè hay người thân của họ có thể đang cần việc làm mà có khả năng đảm nhiệm được vị trí cần tuyển dụng thì có thể tham gia ứng tuyển.

Tuyển dụng từ nhân viên cũ: Nguồn nhân lực này tuy không nhiều nhưng cũng là đối tượng tuyển dụng của các tổ chức. Nhân viên cũ trước đây có thể bị sa thải, giảm biên chế, bỏ việc, chuyển công tác do công việc không phù hợp với trình độ chuyên môn về một lĩnh vực nào đó nay cũng có thể tuyển vào vị trí công việc mới.

Tuyển dụng từ khách hàng: Những khách hàng có nhu cầu nguyện vọng và khả năng làm việc phù hợp với công việc cần tuyển có thể tham gia tuyển dụng. Khách hàng là người cũng biết nhiều về tổ chức nên việc ứng tuyển cũng dễ dàng.

Tuyển từ các nguồn khác: Có thể thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm để quảng bá công việc đối với người cần tìm việc.

Đại học kinh tế Huế

(22)

1.1.3.3. Tuyển chọn nhân lực

- Theo ThS. Bùi Văn Chiêm[9], tuyển chọn nhân lực là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào yêu cầu của công việc để tìm ra những người phù hợp với những yêu cầu đặt ra trong số những người thu hút được trong quá trình tuyển mộ.

- Quá trình tuyển chọn là một quy trình gồm nhiều bước, mỗi bước được coi như một hàng rào sàng lọc, số lượng các bước được phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công việc, phụ thuộc vào tỷ lệ tuyển mộ, khả năng tài chính, mức độ tin cậy của thông tin thu được.

+ Bước 1: Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ: Là bước đầu tiên trong quá trình tuyển chọn nhằm xác lập mối quan hệ giữa người sử dụng lao động với người xin việc đồng thời xác định những cá nhân có tố chất có khả năng phù hợp để tiếp tục mối quan hệ với ứng viên đó.

+ Bước 2: Sàng lọc qua đơn xin việc: Đây là nội dung quan trọng của quá trình tuyển chọn và đơn xin việc thường được các tổ chức thiết kế theo mẫu và người xin việc chỉ việc điền vào và thông qua đơn xin việc chúng ta sẽ có những thông tin về kỹ năng kinh nghiệm, về kiến thức hiện tại, đặc điểm tâm lý cá nhân, các ước mơ, kỳ vọng, những khả năng đặc biệt khác.

+ Bước 3: Phỏng vấn tuyển chọn: Là quá trình giao tiếp bằng lời thông qua việc hỏi và trả lời giữa những người tuyển dụng và người xin việc, đây là một trong những phương pháp thu nhập thông tin cho việc ra quyết định tuyển chọn. Phương pháp phỏng vấn giúp chúng ta khắc phục được những nhược điểm mà quá trình nghiên cứu đơn xin việc không nắm được, hoặc các loại văn bằng chứng chỉ không nêu hết được.

+Bước 4: Khám sức khỏe và đánh giá thể lực của các ứng viên: Để đảm bảo cho các ứng viên có sức khỏe làm việc có sức khỏe làm việc lâu dài trong tổ chức và tránh những đòi hỏi không chính đáng của người được tuyển về đảm bảo sức khỏe làm việc lâu dài trong tổ chức và tránh những đòi hỏi không chính đáng của người được tuyển về đảm bảo sức khỏe thì bước quan trọng tiếp theo là phải tiến hành khám sức khỏe và đánh giá thể lực của các ứng viên.

Đại học kinh tế Huế

(23)

+ Bước 5: Thẩm tra các thông tin thu được trong quá trình tuyển chọn: Để xác định độ tin cậy của các thông tin thu được qua các bước tuyển chon ta phải thực hiện bước thẩm tra lại mức độ chính xác của các thông tin.

+ Bước 6: Tham quan công việc: Những người xin việc luôn kỳ vọng về sự thỏa mãn công việc do đó nếu tạo ra sự thất vọng đối với công việc do không đầy đủ các thông tin thì sẽ gây ra rất nhiều bất lợi cho người mới đến nhận công việc. Do đó để tạo điều kiện cho những người xin việc đưa ra quyết định cuối cùng về việc làm thì tổ chức có thể cho các ứng viên tham quan hoặc nghe giải thích đầy đủ về các công việc mà sau khi được tuyển dụng họ sẽ phải làm.

+ Bước 7: Ra quyết định tuyển chọn: Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước trên và các thông tin tuyển dụng đã đảm bảo theo đúng yêu cầu tuyển chọn đề ra thì hội đồng tuyển chọn sẽ ra quyết định tuyển dụng đối với người xin việc.

1.1.3.4. Đào tạo và phát triển nhân lực

- Đào tạo nguồn nhân lực là hoạt động nhằm mục đích nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để quá trình làm việc có hiệu quả hơn.

- Quá trình này diễn ra liên tục trong suốt thời gian hình thành và phát triển của tổ chức, nâng cao được kỹ năng làm việc, tăng tầm hiểu biết và khả năng tư duy sáng tạo cho con người, để từ đó đóng góp nhiều hơn nữa cho tổ chức.

Nội dung đào tạo:

Đào tạo nâng cao kỹ năng làm việc cho nhân viên.

Đào tạo hoạt động theo nhóm: Nhằm hướng dẫn đội ngũ nhân viên cách hòa nhập và làm việc theo nhóm một cách hiệu quả nhất.

Đào tạo thực hiện nhiều chức năng: Nội dung này nhằm trang bị cho nhân viên một lượng kiến thức rộng lớn và đầy đủ, khả năng thực hiện được nhiều công việc, có khả năng tư duy tổng hợp cao, linh hoạt trong công việc.

Đào tạo tính sáng tạo cho nhân viên: Ở hình thức đào tạo này đội ngũ nhân viên được ưu tiên làm việc trong một môi trường đặc biệt, được tự do suy nghĩ sáng tạo theo ý thích cá nhân, phát huy hết tính sáng tạo mà không bị kiểm soát bởi bất cứ hệ thống kiểm soát nào.

Đại học kinh tế Huế

(24)

Phát triển nguồn nhân lực:

- Đây là nhiệm vụ hàng đầu của các tổ chức, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay. Phát triển nguồn nhân lực bao gồm việc đánh giá sự thực hiện, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, tạo môi trường làm việc tối đa tiêm năng trí tuệ vốn có của họ.

1.1.3.5. Đề bạt thăng tiến

- Đề bạt là chuyển vị trí công việc của nhân viên lên một vị trí cao hơn với trách nhiệm nặng nề hơn, phù hợp với trình độ chuyên môn khả năng làm việc của nhân viên. Đồng thời với nhiệm vụ này là nhận mức lương và quyền lực lớn hơn trước, khẳng định được vị trí của mình trong tổ chức.

 Mục đích của đề bạt này là:

Tạo động lực cho những nhân viên có mong muốn được làm ở vị trí cao hơn hoàn thành xuất sắc công việc để có cơ hội thăng tiến.

Tạo động lực cho người lao động cố gắng làm việc và cống hiến cho tổ chức xứng đáng với những gì mà họ được hưởng.

Tránh được các rủi ro khi tuyển nguồn nhân lực từ bên ngoài vào do chưa nắm rõ năng lực và phẩm chất đạo đức của họ.

Giúp tổ chức giữ chân các nhân tài khi trao cho họ những nhiệm vụ xứng đáng với khả năng của họ.

- Đề bạt là kết quả theo dõi cả quá trình làm việc và cống hiến của nhân viên, là thước đo mức độ quan trọng của mỗi cá nhân với tổ chức. Một người được đề bạt khi tổ chức nhận thấy rằng họ có đủ năng lực và trình độ để đảm nhiệm công việc mới. Đề bạt phải được tiến hành công khai minh bạch giữa tổ chức, không được lén lút ưu tiên những người không xứng đáng. Vị trí đề bạt phải còn đang trống và tổ chức phải có thông báo rõ ràng về những ứng viên có thể được lựa chọn. Việc đề bạt thường gắn liền với công tác đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cần thiết cho vị trí công việc mới.

1.1.3.6. Chính sách đãi ngộ nhân sự

- Đây là phương pháp tác động vào tâm lý của người lao động. Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người, biểu hiện đầu tiên của nó là về kinh tế thể hiện qua mối quan hệ giữa người lao động với nhau. Kích thích vào lợi ích chính là kích thích vào

Đại học kinh tế Huế

(25)

quá trình sản xuất, vào nhiệt huyết làm việc của người lao động. “Sau quá trình làm việc, mình sẽ có được những gì?” đó là câu hỏi mà tất cả những người lao động quan tâm hàng đầu. Lợi ích càng lớn thì động lực càng lớn, họ sẽ làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn và có chất lượng hơn, ngược lại một công ty làm ăn yếu kém, lương thấp không có các chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc tồi thì rõ ràng không có động lực làm việc hay chỉ làm việc đối phó vì họ nghĩ rằng cái mà họ được không xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra. Nhu cầu của người lao động buộc họ làm việc nhưng chính lợi ích là động lực trực tiếp và mạnh nhất để họ làm việc với hiệu quả cao.

 Các chính sách đãi ngộ được áp dụng là:

Chính sách tiền lương: Các nhà quản lý tiến hành đánh giá năng lực làm việc, hiệu quả đạt được của nguồn nhân lực, từ đó xây dựng hệ thống chính sách tiền lương phù hợp với kết quả lao động.

Chính sách tiền thưởng: Bên cạnh lương là nguồn thu nhập chủ yếu thì tiền thưởng cũng là mối quan tâm của người lao động. Họ muốn nhận được những lợi ích xứng đáng từ sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Tiền thưởng càng lớn thì người lao động càng hứng thú làm việc vì đây là khoản tiền mà họ nhận được thêm ngoài lương.

Chính sách đãi ngộ khác: Trợ cấp phương tiện đi lại, liên lạc cho các cán bộ quản lý, chế độ nghỉ sinh cho lao động nữ, xây dựng hệ thống nhà ở cho những người có nhu cầu, có chế độ về tiền trợ cấp trong trường hợp ốm đau và bệnh tật.…

1.1.4. Đánh giá kết quảthực hiện công việc

- Đánh giá kết quả thực hiện công việc là một hoạt động quan trọng trong Quản trị nguồn nhân sự, giúp cho doanh nghiệp có cơ sở để hoạch định, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và phát triển nhân sự. Đánh giá đúng năng lực của cán bộ công nhân viên quyết định một phần không nhỏ đến sự thành công của doanh nghiệp. Đó là sự đánh giá có hệ thống tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng trước đó.

Vai trò của việc đánh giá kết quả thực hiện công việc.

- Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên cung cấp các thông tin cơ bản để đưa ra các quyết định về vấn đề tiền lương của người lao động.

Đại học kinh tế Huế

(26)

-Giúp cho nhà quản trị và nhân viên có cơ hội để xem xét lại các phẩm chất liên quan đến công việc cần thiết phải có của một nhân viên.

-Giúp cho nhà quản trị và nhân viên xây dựng kế hoạch điều chỉnh lại những sai sót trong việc thực hiện công việc của mình.

Trình tự đánh giá kết quả thực hiện công việc

- Xác định các yêu cầu cơ bản cần đánh giá: Cần xác định được lĩnh vực, kỹ năng, kết quả cần đánh giá và những yếu tố này liên hệ đến việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp như thế nào.

- Lựa chọn phương án đánh giá: Có nhiều phương án đánh giá khác nhau, nhưng tùy theo hoạt động của từng doanh nghiệp mà lựa chọn phương án đánh giá cho phù hợp.

- Huấn luyện những người làm công tác đánh giá về kỹ năng đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên.

- Thảo luận với nhân viên về nội dung và phạm vi đánh giá.

- Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn thực hiện công việc.

- Thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá: Thường thảo luận về những điều nhất trí và chưa nhất trí trong cách đánh giá, chỉ ra những điểm tốt, những điểm cần khắc phục trong thực hiện công việc của nhân viên.

- Xác định mục tiêu và kết quả mới cho nhân viên: Điều quan trọng trong năng lực thực hiện công việc của nhân viên là cần vạch ra các phương hướng, cách thức cải tiến thực hiện công việc, đề ra các chỉ tiêu mới cho nhân viên.

Các phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc

- Phương pháp mức thang điểm: Hay phương pháp mức thang điểm vẽ đồ thị, việc đánh giá được ghi lại trên một bảng thang điểm. Thang điểm này được chia thành nhiều khung, được xác định bằng cách phân loại như: xuất sắc, giỏi, khá…

- Phương pháp xếp hạng: Người được đánh giá được xếp hạng theo thứ tự mỗi đặc tính hay yếu tố. Người ta chia phương pháp này thành hai phương pháp: phương pháp xếp hạng luân phiên và phương pháp so sánh cặp.

- Phương pháp ghi chép, lưu trữ: Người lãnh đạo ghi lại những vụ việc quan trọng, những vụ việc tích cực và tiêu cực trong quá trình thực hiện công việc của nhân viên. Đối với những vụ việc có sai sót thì cần lưu lại để giúp họ sửa chữa và khắc phục.

Đại học kinh tế Huế

(27)

Xây dựng và thực hiện chương trình đánh giá

- Lựa chọn và thiết kế phương pháp đánh giá: Tùy thuộc vào mục đích đánh giá và mục tiêu của công tác quản lý của từng doanh nghiệp mà lựa chọn và thiết kế phương pháp đánh giá cho phù hợp.

- Lựa chọn người đánh giá: Thông thường người lãnh đạo là người đánh giá. Tuy nhiên, một số cá nhân cũng được lựa chọn để đánh giá, nhưng ý kiến của người lãnh đạo trực tiếp thường chủ đạo và có tính quyết định, còn các ý kiến khác là tham khảo.

- Xác định chu kỳ đánh giá: Thường được quy định sáu tháng một lần hoặc một năm một lần hoặc tùy thuộc vào từng đợt hoàn thành công việc.

- Phỏng vấn đánh giá: Là cuộc nói chuyện trực tiếp của lãnh đạo và nhân viên, nhằm xem xét lại tình hình thực hiện công việc, các tiềm năng trong tương lai và các biện pháp để hoàn thiện công việc của nhân viên.

1.1.5. Nhng nhân tố ảnh hưởng đến qun trnhân lc 1.1.5.1. Nhân tố môi trường kinh doanh

- Theo Wikipedia, Bách khoa toàn thư mở[10]: Hiện nay chúng ta đang sống trong môi trường luôn thay đổi và thay đổi với một tốc đọ rất nhanh. Các nhà quản lý phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn hơn, đó là chuẩn bị cho sự thay đổi cũng đồng thời phải thích nghi với những thay đổi đó. Bởi vậy nhận biết rõ nguồn gốc của sự thay đổi là một yếu tố quan trọng đối với các nhà quản lý nói chung và với các nhân viên chuyên môn nhân lực nói riêng.

 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhân sự là:

Môi trường vật chất và môi trường kinh tế: Việc gia tăng dân số và cạn kiệt về tài nguyên, ô nhiễm môi trường làm cho sự cạnh tranh giữa các vùng các quốc gia, các công ty và thậm chí giữa các cá nhân với nhau ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Sự tăng trưởng kinh tế và tố độ lạm phát đều có ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống và công ăn việc làm cho người lao động.

Môi trường công nghệ – kỹ thuật, thông tin: Kỹ thuật hiện đại và công nghệ sản xuất mới làm xuất hiện một số ngành nghề mới. Thêm vào đó nghề cũ mất đi phải có đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và giải quyết những người dôi ra. Khoa học

Đại học kinh tế Huế

(28)

kỹ thuật hiện đại đã làm cho môi trường thông tin ngày càng phát triển và thông tin trở thành một nguồn lực mang tính chất sống còn đối với tổ chức.

Môi trường chính trị: Các tổ chức kinh doanh sẽ ngày càng có tác động mạnh mẽ hơn tới môi trường chính trị thông qua các sản phẩm dịch vụ hay việc làm do họ tạo ra đối với xã hội. Ngược lại, môi trường chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ như là sự ổn định các chính sách kinh tế.

Môi trường văn hóa - xã hội: Xã hội phân chia thành nhiều nhóm quyền lợi và các nhóm này sẽ quan tâm đến những sản phẩm mang tính cộng đồng như là nạn thất nghiệp nhiều hơn là một số sản phẩm kinh tế như là lợi nhuận.

Thêm vào đó lối sống , nhu cầu cách nhìn nhận về giá trị con người cũng thay đổi. Những thay đổi này có ảnh hưởng đến cách tư duy, các chính sách và quản lý nhân lực trong tổ chức.

1.1.5.2. Nhân tố con người

- Nhân tố con người ở đây chính là nhân viên làm việc trong doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp, mỗi người lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực quản trị, về nguyện vọng, sở thích…vì vậy họ có những nhu cầu ham muốn khác nhau. Quản trị nhân sự phải nghiên cứu kỹ vấn đề này và đề ra các biện pháp quản trị phù hợp nhất.

- Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì trình độ của người lao động cũng được nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn. Điều này ảnh hưởng tới cách nhìn nhận của họ với công việc, nó cũng làm thay đổi những đòi hỏi, hài lòng với công việc và phần thưởng của họ.

- Trải qua các thời kỳ khác nhau thì nhu cầu, thị hiếu, sở thích của mỗi cá nhân cũng khác đi, điều này tác động rất lớn đến quản trị nhân sự. Nhiệm vụ của công tác nhân sự là phải nắm được những thay đổi này để sao cho người lao động cảm thấy tự tin, hài lòng, gắn bó với doanh nghiệp bởi vì thành công của doanh nghiệp thường phụ thuộc rất lớn vào con người xét về nhiều khía cạnh khác nhau.

- Tiền lương là thu nhập chính của người lao động, nó tác động trực tiếp tới người lao động. Mục đích của người lao động là bán sức lao động của mình để được trả công. Vì vậy vấn đề tiền lương thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người, nó là

Đại học kinh tế Huế

(29)

công cụ để thu hút lao động, muốn cho công tác quản trị nhân sự được thực hiện một cách có hiệu quả thì các vấn đề về tiền lương phải được quan tâm một cách thích đáng.

1.1.5.3. Nhân tố nhà quản trị

- Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phương hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp, điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng để có thể đưa ra các định hướng phù hợp cho doanh nghiệp.

- Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản trị phải thường xuyên quan tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, phải làm cho công nhân tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình.

- Ngoài ra nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận, mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công.

- Nhà quản trị phải thu thập xử lý thông tin một cách khách quan tránh tình trạng bất công vô lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanh nghiệp. Nhà quản trị đóng vai trò là phương tiện thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của nhân viên.

Để làm được điều này phải nghiên cứu nắm vững quản trị nhân sự vì quản trị nhân sự giúp nhà quản trị học được cách tiếp cận nhân viên, biết lắng nghe ý kiến của họ, tìm ra được tiếng nói chung với họ.

- Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp có đem lại kết quả như mong muốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của nhà quản trị với lợi ích chính đáng của người lao động.

Đại học kinh tế Huế

(30)

1.1.6. Mô hình nghiên cứu

Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu

(Nguồn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự của Công Ty Cổ Phần May Thiên An Phát) - Từ nghiên cứu của bài khóa luận trước của anh chị về bài ‘‘ Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự của Công Ty Cổ Phần May Thiên An Phát’ để em làm cơ sở đưa ra đề xuất về mô hình nghiên cứu này.

1.2. Cơ sở thực tiễn

- Trong chiến lược phát triển nhân tài của doanh nghiệp (DN), người làm công tác nhân sự đóng vai trò rất quan trọng. Người làm công tác quản trị nhân sự phải quản lý, duy trì và phát huy tối đa sức mạnh của nguồn lực nhân sự, một nguồn lực quan tr

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hiện nay, thị trường ngày càng có nhiều doanh nghiệp xuất hiện, đây là một mối đe dọa đối với các công ty đang hoạt động. Chính vì vậy, Công ty cần phải tập trung vào

Trường Đại học Kinh tế Huế.. Hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp CBNV thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và thường xuyên cải tiến công việc thông qua các hoạt

Song, dù ở giác độ nào thì Quản trị nhân lực chính là sự phối hợp một cách tổng thể các công việc như hoạch định nhân lực, các phương hướng tuyển dụng, lựa chọn, đào

Mục tiêu chung của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp

nguồn nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình, hoạt động bảo đảm cho doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực

Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý theo lộ trình và kế hoạch từng bước là tiến trình góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng Cục Dự trữ Nhà nước khu

Bốn là, nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực giúp cho các nhà quản trị học được cách giao dịch với người khác, biết tìm ra ngôn ngữ chung và biết nhạy cảm với nhu cầu

Công ty còn áp dụng các hình thức đào tạo nhƣ tạo ra phong cách làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên, tổ chức các phong trào thi sản xuất hoàn