• Không có kết quả nào được tìm thấy

1.Điền những từ có chứa tiếng “nhân”vào chỗ chấm cho phù hợp: a)Toàn thể………..đều mong muốn hòa bình

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "1.Điền những từ có chứa tiếng “nhân”vào chỗ chấm cho phù hợp: a)Toàn thể………..đều mong muốn hòa bình"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài ôn ngày 2.3.2020.

1.Điền những từ có chứa tiếng “nhân”vào chỗ chấm cho phù hợp:

a)Toàn thể………..đều mong muốn hòa bình.

b).………..ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

c)Một quốc gia càng có nhiều………thì quốc gia đó càng phát triển.

d)Bà ngoại em……….như một bà tiên.

2.Chỉ ra câu ca dao, tục ngữ khuyên ta sống đoàn kết, nhân ái:

a) Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

b)Được chim bẻ ná, được cá quên nơm.

c) Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

d)Bẻ đũa chẳng bẻ được cả cả nắm.

e)Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo.

g)Đồng cam cộng khổ.

3.Viết hai câu văn theo yêu cầu sau:

a)Có dấu hai chấm báo hiệu lời nói của nhân vật.

b)Có dấu hai chấm báo hiệu bộ phận giải thích.

4.Nêu tác dụng của dấu hai chấm:

a) Mùa đông, Bọ Rầy không tìm được thức ăn, đói lả, bèn đến hỏi Kiến vay lương thực.

Kiến bảo: “ Chị Bọ Rầy ạ, giá trước đây chị cứ lo làm, đừng quở trách gì tôi thì bây giờ đâu đến nỗi chị phải ngồi đói meo!”

b)Mỗi mùa, cây bàng có một màu sắc khác nhau: mùa thu cháy trời đỏ rực, mùa đông gầy guộc thâm nâu, mùa xuân xanh non mỡ màng, mùa hè xanh thẫm.

c)Đi vào các làng hoa Hà Nội, ta như lạc vào mê cung của các mùi hương: quyến rũ của hoa hồng, ngan ngát của hoa huệ, nồng nàn của hoa cúc, kiêu hãnh của đóa trà mi.

d)Đom Đóm thầm nghĩ: “Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp!”

5.Hãy tìm ra các từ viết sai chính tả:

(2)

- che chở, chí hướng, trong trẻo,trung kết, che đậy, trở về, chê trách, phương châm, câu truyện, tránh né, trâm biếm, trung bình.

6.Chỉ ra từ đơn, từ ghép:

Mùa xuân thả nắng chiêm bao Thả mưa bụi phấn bạt vào rừng thông Mùa xuân thả nắng mật ong Cho cây lá nhạn đứng hong nhựa vàng.

7.Nối từ ở cột A với lời giải nghĩa phù hợp ở cột B:

1.đồng hành a.cùng có một ý, một lòng mong muốn như nhau.

2.đồng sức b. cùng đi chung một con đường.

3. đồng lòng c. lực lượng cùng đứng về một phía để phối hợp hành động vì mục đích chung.

4. đồng minh d.cùng huy động sức mạnh vì mục đích chung.

8.Ôn lại các bài văn kể chuyện mà em đã được học.

Bài ôn ngày 3.3.2020.

1. Sắp xếp các từ ngữ sau để tạo thành các câu tục ngữ, ca dao nói về lòng nhân hậu hoặc tinh thần đoàn kết:

a. Một con ngựa/ cả tàu/ đau/ bỏ cỏ.

b. Thương người/ thương thân/ như thể.

c. Chín người yêu/ mười người ghét/ hơn.

d. Chung/ đấu/ lưng/ cật.

2. Chỉ ra từ viết sai chính tả trong các từ sau:

- rá lạnh, hình ráng, củ dong riềng,da vị, ranh giới, dong chơi, giản dị, ranh lam thắng cảnh, rông bão, con rán, tranh dành, tháng riêng.

3. Viết tiếp một tiếng để tạo thành các từ láy: gầy…….., méo…………, thơm……, chăm………, xấu……., buồn………., hiếm………., nhạt…………., trắng……., mập…….., xanh…….., tươi…………..

4. Chỉ ra hai kiểu từ ghép: mùa thu, gió heo may, mật ong, hoa cúc, núi rừng, đồng ruộng, khoai ngô, rau muống, rừng đước, cây đước, cây nến.

(3)

5. Tìm các tiếng ghép với tiếng “trọng” để tạo thành 10 từ có nghĩa và đặt 2 câu với 2 từ trong số 10 từ vừa tìm được.

6.Điền s-x vào chỗ chấm:

- Kiều càng …ắc …ảo mặn mà ….o bề tài ….ắc lại là phần hơn Làn thu thủy nét…uân …ơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém …anh.

-…ương …uống trắng …óa đầy cả mặt …ông.

- Trên trời có những ngôi …ao …a …ôi. Có ngôi nào vụt …a …uống mặt đất.

7. Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ chấm:

- Nó làm việc ……rồi……..đi chơi ( xong/ song/sẽ/ sẻ).

- Có con chim….đậu trên mấy tấm gỗ mới….( xẻ/ sẻ).

- Anh ấy…..phong ra mặt trận ( xung/ sung).

- Ông tôi ….tay áo lên cuốc đất đắp cho hốc …….dây ( sắn/ xắn).

- Dã tràng ….cát biển đông (xe/ se).

8.Ôn lại các bài văn viết thư mà em đã được học.

Bài ôn ngày 4.3.2020.

1.Tìm các DT chung, DT riêng và đặt câu với 3 trong số các DT tìm được:

Hạt gạo làng ta./Có vị phù sa./ Của sông Kinh Thầy./ Có hương sen thơm/ Trong hồ nước đầy/ Có lời mẹ hát/ Ngọt bùi đắng cay…/Hạt gạo làng ta../ Có bão tháng bảy/ Có mưa tháng ba/ Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy/ Hạt gạo làng ta/ Những năm bom Mĩ/ Trút trên mái nhà….

2.Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm:

a. tự hào, tự kiêu, tự ái, tự lập, tự quản - Tưởng mình giỏi nên sinh ra ……..

- Lòng ……….. dân tộc.

- Buổi lao động do học sinh ……..

(4)

- Mới đùa một tí đã……….

- Mồ côi từ nhỏ, hai anh em phải sống………

b. trung hiếu, trung hậu, trung kiên, trung thành, trung thực.

- ……….với Tổ quốc.

- Khí tiết của một chiến sĩ ……….

- Họ là những người con ……….của dân tộc.

- Tôi xin báo cáo……….. sự việc xảy ra.

- Chị ấy là người phụ nữ…………

3. Điền ch-tr vào chỗ chấm:

- Thành công của cách mạng Việt Nam có phần đóng góp rất lớn của đội ngũ …í thức.

- Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký là người rất có ý …í và nghị lực.

- Tờ tạp …í này ….ứa đựng nhiều….i thức về khoa học công nghệ.

- Pháo của ta bắn …úng quân địch khiến đội hình của …úng bị phá vỡ.

- Trong thời kì chiến tranh, các bác sĩ, y tá quân đội không chỉ đóng góp …í tuệ mà còn thể hiện nghị lực và ý …í phi thường.

- Nằm giữa …ăn ấm đệm êm, ông vẫn luôn…ăn trở nghĩ đến những người nghèo.

- Của biếu là của lo, của …o là của nợ.

- ….ăm hay không bằng tay quen.

4.Viết tên, địa chỉ của em và ba bạn trong lớp ( tên- xã- huyện- tỉnh).

5. Viết đúng các tên riêng trong đoạn văn sau:

Hà nội có nhiều chợ đêm. Chợ đêm du lịch trên phố hàng đào, hàng ngang, kéo dài lên hàng đường, đồng xuân, họp từ 6 giờ chiều đến khoảng 11 giờ đêm ngày thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật.Chợ hoa quả ở long biên- bắc qua.Chợ rau đêm thì diễn ra ở nhiều nơi: cầu giấy, đường láng, ngã tư sở..

Nhưng mê nhất vẫn là chợ hoa quảng an. Tôi ngại dậy sớm nhưng mùa hoa nào tôi cũng đến chợ để xem. Ai đến hà nội nhờ đưa đi chơi, tôi cũng thêm chợ hoa quảng an vào chương trình.

6. Điền vào chỗ chấm r-d-gi:

- Cái …ường này …á …ất …ẻ.

- …a …iêng, bố mẹ cho tôi…a ở …iêng.

(5)

- Năm nay, …a đình tôi …a Bắc ăn Tết.

- Năm …an nhà cỏ thấp le te.

- Hôm qua, …àn nhạc …ao hưởng biểu …iễn …ất thành công.

7. Điền vào chỗ chấm iên-yên-iêng:

- Tất cả thành v…. trong gia đình đều tôn trọng sự r…. tư của nhau.

- Thờ cúng tổ t… là tín ngưỡng th…. l……. của người Việt.

- Ch….. tranh kết thúc đem lại sự bình…. cho mọi nhà.

- Một xinh tóc bỏ đuôi gà./ Hai xinh ăn nói mặn mà có du…../Ba xinh má lúm đồng t…..

8.Ôn lại các bài văn viết thư mà em đã được học.

Bài ôn ngày 5.3.2020.

1. Điền vào chỗ chấm l –n:

-Người ta đi cấy …ấy công/ Tôi ..ay đi cấy còn trông nhiều bề./

- Trèo …ên cây khế …ửa ngày/ Ai …àm chua xót …òng …ày khế ơi?

2. Tìm các câu tục ngữ, ca dao nói về mơ ước của con người.

3. Tìm các tiếng ghép với tiếng “mơ, ước”để tạo thành từ có nghĩa.

4. Từ nào không cùng nhóm cấu tạo với các từ còn lại:

- vắng vẻ, vắng lặng, văng vắng, vắng vắng.

- mong đợi, mong ước, mong mỏi, mong chờ, mong ngóng.

- cuống quýt, cuống cuồng, mừng cuống, luống cuống.

5. Xếp các từ ghép sau vào hai nhóm: diễn viên, vắng lặng, về hưu, mệt mỏi, độc thân, mùa hè, quen biết, giáo viên, thất vọng, vui sướng.

6.Tìm và viết lại cho đúng tên riêng viết sai trong đoạn văn sau:

Ánh sáng trong veo cho đến tháng chín.Núi trường định, hòn cà táng vẫn xanh rời rợi.Đến thu có vài hạt mưa bay.Đến tháng mười có gió heo may,có mây mù.Mưa lại đổ.Con sông thu bồn lại phình ra,đổi màu xanh ra vàng.

7.Điền n,l và dấu hỏi,dấu ngã để hoàn chỉnh khổ thơ sau:

Dưới vo một cành bàng Mầm…on mắt…im dim

Còn một vài…á đo Cố nhìn qua ke…á

(6)

Một mầm…on nho nho Thấy mây bay hối ha Còn…ằm…ép…ặng im Thấy…ất phất mưa phùn.

8.Ôn lại các bài văn miêu tả đồ vật mà em đã được học.

Bài ôn ngày 6.3.2020.

1.Đọc đoạn thơ sau:

Tre xanh./ Xanh tự bao giờ./ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh./ Thân gầy guộc,lá mong manh./ Mà sao nên lũy nên thành tre ơi./ Ở đâu tre cũng xanh tươi./ Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.

a)Chỉ ra từ đơn, từ ghép, từ láy.

b)Chỉ ra DT, ĐT, TT.

2.Đặt 3 câu có dùng dấu hai chấm,trong đó:

a.Một câu dẫn lời nói trực tiếp:

b.Một câu mang ý liệt kê:

c.Một câu mang ý giải thích:

3.Điền s hoặc x vào chỗ trống sau:

Năm qua thắng lợi vẻ vang,

Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.

Vì độc lập, vì tự do,

Đánh cho Mỹ cút,đánh cho ngụy nhào.

Tiến lên! Chiến…ĩ,đồng bào,

Bắc-Nam…um họp,…uân nào vui hơn!

4.Em hãy tìm các danh từ,động từ,tính từ trong văn bản sau:

Ếch ngồi đáy giếng

Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ.Xung quanh nó chỉ có vài con nhái,cua,ốc bé nhỏ.Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng,khiến các con vật kia rất hoảng sợ.Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

Một năm nọ,trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên tràn bờ,Đưa ếch ta ra ngoài.

(7)

Quen thói cũ,ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp.Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

5.Đặt câu với hai danh từ và 2 động từ vừa tìm được ở bài 4.

6.Chọn từ đã, đang, sắp, sẽ điền vào chỗ trống;

a.Tên trộm….lục lọi đồ đạc thì bị bố tôi phát hiện.

b.Những cành xoan….trổ lá,báo hiệu những chùm xoan….nở.

c.Cậu bé ước mơ lớn lên….là phi công

d.Trời….mưa mấy ngày hôm nay rồi.Hy vọng ngày mai trời….nắng.

7.Hãy xếp các tính từ vào các cột cho phù hợp: dũng cảm, vuông, thẳng, xanh lam, tím biếc, dài, ngắn, tím ngắt, nhát, đỏ ối, nâu thẫm, hiền lành, xanh lơ, cong queo, nóng tính, méo mó, hồng tươi, yếu đuối, gan dạ, tròn trịa.

a.Tính từ chỉ tính cách,phẩm chất:

b.Tính từ chỉ màu sắc:

c.Tính từ chỉ hình dáng, kích thước:

8.Ôn lại các bài văn miêu tả đồ vật mà em đã được học.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan