• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI 25: ÔN TẬP CHƯƠNG III

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BÀI 25: ÔN TẬP CHƯƠNG III "

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

NỘI DUNG TRỌNG TÂM TUẦN 10/HK2 MÔN: LỊCH SỬ 6

Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch bệnh Covid – 19 TIẾT 29 (THEO PPCT)

BÀI 25: ÔN TẬP CHƯƠNG III

1/Ách thống trị của các triều đai phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta

a)Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỷ X là thời Bắc thuộc?.

Bởi vì: Từ năm 179 TCN đến thế kỷ X, nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc (Trung Quốc ) thống trị, kéo dài hơn một nghìn năm nên sử cũ gọi là thời Bắc thuộc . Thời kì Bắc thuộc kết thúc sau chiến thắng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán vào năm 938.

b)Trong thời gian Bắc thuộc, nước ta bị mất tên, bị sáp nhập vào Trung Quốc và có những tên gọi khác nhau như sau:

- Thời nhà Hán gọi là châu Giao - Thời nhà Ngô gọi là Giao Châu

- Thời nhà Lương vẫn gọi là Giao Châu - Thời nhà Đường gọi là An Nam đô hộ phủ

c)Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời Bắc thuộc như thế nào?

-Xóa tên nước và sáp nhập đất đai của nước ta vào Trung Quốc; biến nước ta thành các châu, quận, huyện của Trung Quốc.

-Người Hán trực tiếp nắm quyền đến cấp huyện

-Bóc lột dân ta tàn bạo bằng chế độ thuế, nộp cống và lao dịch nặng nề.

- Đẩy mạnh chính sách đồng hóa nhằm biến dân ta thành dân Hán.

*Chính sách thâm hiểm nhất là chính sách đồng hóa dân tộc. Bởi vì: Họ muốn biến người Việt thành người Hán, ngăn cản sự phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, dần xóa bỏ hoàn toàn quốc gia và dân tộc Việt.

2/Cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc

Stt Thời gian

Tên cuộc khởi nghĩa

Người lãnh đạo

Tóm tắt diễn biến Ý nghĩa

(2)

1 Năm 40 Khởi nghĩa Hai Bà Trƣng

Trƣng Trắc, Trƣng Nhị

Khởi nghĩa nổ ra ở Hát Môn (Mê Linh-Hà Nội). Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa, tấn công Luy Lâu và nhanh chóng chiếm toàn bộ Châu Giao. Khởi nghĩa thắng lợi. Trưng Trắc được tôn làm vua (Trưng Vương).

Thể hiện tinh thần yêu nước và ý chí quyết tâm giành lại độc lập, chủ quyền đất nước của dân tộc ta.

2 Năm 248 Khởi nghĩa Bà Triệu

Triệu Thị Trinh

Khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Hậu Lộc- Thanh Hóa) rồi lan rộng khắp Giao Châu nhưng sau đó bị nhà Ngô cho quân đàn áp.

3 Năm 542 Khởi Nghĩa Lý Bí

Lý Bí Khởi nghĩa nổ ra từ Thái Bình (Sơn Tây), trong vòng 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận huyện. Nhà Lương 2 lần cho quân sang đàn áp đều thất bại. Khởi nghĩa thắng lợi. Năm 544, Lý Bí xưng hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước ta là Vạn Xuân.

4 Khoảng đầu thế kỉ VII đến năm 722

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế)

Khởi nghĩa nổ ra ở Hoan Châu (Hà Tĩnh), được nhân dân hưởng ứng.

Ông xưng đế (Mai Hắc Đế), duy trì nền độc lập, tự chủ của nước ta được gần 10 năm. Nhà Đường cho quân đàn áp năm 722.

5 Khoảng năm 776 đến 791

Khởi nghĩa Phùng Hƣng

Phùng Hƣng Khởi nghĩa nổ ra ở Đường Lâm (Hà Nội). Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được thành Tống Bình.

Phùng Hưng sắp đặt lại việc cai trị.

Đến năm 791 nhà Đường cho quân đàn áp.

3/Sự biến chuyển về kinh tế và văn hóa xã hội

a)Nêu các biểu hiện cụ thể của những biến chuyển về kinh tế và văn hóa xã hội ở nước ta trong thời Bắc thuộc:

*Kinh tế:

(3)

-Nghề rèn sắt vẫn phát triển mặc dù bị chính quyền đô hộ kiểm soát gắt gao.

-Nông nghiệp: dùng trâu bò kéo cày, trồng 2 vụ lúa 1 năm, chú trọng đắp đê phòng lũ lụt...

-Các nghề thủ công rất phát triển (Vd: nghề làm gốm, xây dựng, đóng thuyền, chăn tằm dệt lụa...)

-Buôn bán trong nước được mở rộng .

*Xã hội:

-Thêm nhiều tầng lớp và có sự phân hóa sâu sắc. Quyền lực xã hội chủ yếu tập trung trong tay người Hán.

*Văn hóa:

-Chữ Hán, Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo được truyền vào nước ta

-Nhân dân ta vẫn giữ được tiếng Việt và các phong tục tập quán của dân tộc .

b)Sau hơn 1000 năm bị đô hộ, tổ tiên vẫn giữ được những phong tục, tập quán gì?

Những phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc Việt như: thờ các vị vua Hùng, thờ những người có công với đất nước, với dân tộc; làm bánh chưng, bánh giày, ăn trầu cau...

*Sau hơn môt nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta:

-Lòng yêu nước

-Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.

-Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X được gọi là thời Bắc thuộc, vì trong giai đoạn này nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc (TQ) đô

c) Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta Thời Bắc thuộc. -Về

Hoạt động 1: Dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhân dân ta cực nhục là:.. -Chia nước ta thành nhiều quận, huyện do chính

Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu từ năm 40 đến thế kỉ

☐ Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo luật pháp của người Hán..

Bài 3 trang 18 SGK Lịch sử 4: Em hãy kẻ và điền vào bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến

- Sử cũ gọi thời gian từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc thuộc vì thời kì này dân ta mất nước, phải chịu ách đô hộ hà khắc của các triều đại phong kiến Trung Quốc,

Câu 2 trang 51 SBT Lịch Sử 6: Dựa vào thông tin trong cột A, em hãy đánh dấu (X) vào cột B các chính sách thể hiện chính sách đồng hoá về văn hoá của chính quyền đô