• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ngân hàng câu hỏi môn Văn lớp 6, 7 HKII, năm học 2020-2021

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Ngân hàng câu hỏi môn Văn lớp 6, 7 HKII, năm học 2020-2021"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngân hàng câu hỏi và đáp án môn ngữ văn 7 HỌC KÌ II(2020-2021)

(Giáo viên : Bùi Minh Dũng – Trường THCS Nguyễn Du- Bắc Trà My) C©u 1 (nhận biết )

Tác phẩm trữ tình là:

A. Những văn bản viết bằng thơ.

B. Những tác phẩm kể lại một câu chuyện cảm động.

C. Thơ và tuỳ bút

D. Những văn bản thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả.

Đáp án D

C©u 2( Thông hiểu )

Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình:

A. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bầy tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc.

B. Ngôn ngữ trong tác phẩm trữ tình thường giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.

C. Trong tác phẩm trữ tình thường có yếu tố tự sự và miêu tả.

Đáp án A C ©u 3 (vận dụng )

Từ Hán Việt trong câu nào sau đây dùng không phù hợp? Hãy thay bằng từ thích hợp.

A. Hoàng đế đã băng hà

B. Người chiến sỹ đã hy sinh anh dũng C. Bọn giặc đã quy tiên

Đáp án C thay bằng bỏ mạng Câu 4 : (Nhận biết)

Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào ? A. Văn học dân gian

B. Văn học viết

C. Văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp D. Văn học thời kỳ kháng chiến chống Mĩ Đáp án: A

Câu 5: (Thông hiểu)

Câu tục ngữ nào trong các câu sau đồng nghĩa với câu "Thâm đông, hồng tây, dựng may Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi" ?

A.Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

B. Tháng 7 hiến bò, chỉ lo lại lụt.

C. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa.

D. Mống đông, vồng tây, chẳng mưa đây cũng bão giật.

Đáp án: D

Câu 6 : (Vận dụng)

Viết đoạn văn ngắn giải thích hiện tượng trong thiên nhiên: "Mưa tháng ba hoa đất Mưa tháng tư hư đất ".

Đáp án:

Viết được đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn giải thích được hiện tượng thiên nhiên xảy ra

Câu 7 : (Nhận biết)

Đặc điểm nổi bật về hình thức của tục ngữ về con người và xã hội là gì ? A. Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh.

B. Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ.

C. Từ và câu có nhiều nghĩa.

D. Cả 3 ý trên.

Đáp án: D

Câu 8: (Thông hiểu)

(2)

Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi: " Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất" ?

A. Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất.

B. Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất.

C. Tất nhiên là đọc sách.

D.Đọc sách.

Đáp án: D

Câu 9 : (Vận dụng)

Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh đẹp trường em trong đó có sử dụng câu rút gọn.

Đáp án:

Viết diễn cảm đoạn văn tả cảnh đẹp trường em về cảnh vật, con người, hoạt động chung có cảm xúc. Trong đó có sử dụng câu rút gọn ( Xác định rõ đó là rút gọn bộ phận nào ).

Câu 10): (Nhận biết)

Bài văn tinmh thần yêu nước của nhân dân ta được viết trong thời kỳ nào ? A. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

B. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp

C. Thời kỳ đất nước ta xây dựng CNXH ở miền Bắc D. Những năm đầu thế kỷ XX

Đáp án: B

Câu 11: (Thông hiểu)

Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt ?

A. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây

B. Lan được đi thăm quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết nhiều C. Hoa sim

D. Mưa rất to Đáp án: C

Câu 12 (Vận dụng)

Em hãy lập lại trình tự lập luận bài" Tinh thần yêu nước của nhân dân ta theo trình tự hàng dọc, hàng ngang".

Đáp án: Học sinh vẽ đúng sơ đồ hàng ngang, hàng dọc. Thiếu phần nào trừ điểm phần đó.

Câu 13: (Nhận biết)

Tác giả Đặng Thai Mai đã chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng việt về những mặt nào ?

A. Ngữ âm B. Từ vựng C. Ngữ pháp D. Cả 3 mặt trên Đáp án: D

Câu 14 (Thông hiểu)

Dòng nào là trạng ngữ trong câu " Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào"

(Nam Cao)

A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai.

B. Khi ấy.

C. Đầu nó còn để hai trái đào.

D. Cả A, B, C đều sai.

Đáp án: B

Câu 15 : (Vận dụng)

Hãy viết một đoạn văn ngắn chứng minh rằng tiếng việt của ta rất giàu ? Đáp án:

Viết đúng, đủ đoạn văn gồm 3 phần có bố cục rõ ràng nêu được :

(3)

- Hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú.

- Giàu thanh điệu.

- Cú pháp cân đối, nhẹ nhàng.

- Từ vựng dồi dào 3 mặt thơ, nhạc, họa Câu 16: (Nhận biết)

Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhăm mục đích gì?

A. Làm cho câu văn ngắn gọn hơn.

B. CDT, CĐT, CTT.

C. Các quan hệ từ.

D. Cả A, B đều đúng Đáp án: A

Câu 17: (Thông hiểu)

Câu mở đầu một đoạn văn nghị luận không làm nhiệm vụ gì?

A. Nêu rõ luận điểm cần chứng minh.

B. Liên kết đoạn văn đã viết ở đoạn trên với đoạn văn sẽ biết ở đoạn dưới.

C. Nêu ra những dẫn chứng để chứng minh cho luân điểm mà đoạn văn đã làm sáng tỏ.

D. Cả A, B, C đều sai Đáp án: A

Câu 18 : (Vận dụng)

Rừng mang nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên ?

Đáp án:

Rừng mang nhiều lợi ích cho con người.

- Cung cấp không khí, điều hòa nhiệt độ, môi trường, tránh lũ lụt, chống giặc.

Câu 19 : (Nhận biết)

Dòng nào nói đúng nhất các loại từ có thể làm trạng ngữ trong câu ? A.DT, ĐT,TT.

B.CDT, CĐT, CTT.

C. Các quan hệ từ.

D. Cả A, B đều đúng.

Đáp án: D

Câu 20 : (Thông hiểu)

Theo tác giả, sự giản dị trong đời sống vật chất của Bác Hồ bắt nguồn từ lý do gì ? A. Vì tất cả mọi người Việt nam đều sống giản dị.

B.Vì đất nước ta còn ngheò nàn, thiếu thốn.

C. Vì Bác sống sôi nỏi, phong phú và cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân.

D. Vì Bác muốn mọi người phải noi gương Bác.

Đáp án: C

Câu 21 : (Vận dụng)

Viết đoạn văn chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ ? Đáp án:

Viết được đoạn văn gồm có 3 phần: MĐ, TĐ,KĐ.

MĐ: Giới thiệu chung về Bác.

TĐ: Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác qua 3 phương diện.

KĐ: Khẳng định được đức tính giản dị của Bác Câu 22 (Nhận biết)

Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận ? A. Luận điểm.

(4)

B. Luận cứ.

C. Các kiểu lập luận.

D. Cốt truyện.

Đáp án: D

Câu 23(Thông hiểu)

Đức tính giản dị của Bác được tác giả chứng minh qua những phương diện nào ? Đáp án

-Giản dị trong đời sống

-Giản dị trong mối quan hệ với mọi người -Giản di trong nói và viết

Câu 24 (Nhận biết)

Dòng nào không phải là phép lập luận trong văn nghị luận?

A. Chứng minh B. Phân tích C. Kể chuyện D. Giải thích Đáp án: B

Câu 25 : (Thông hiểu)

Theo em, khái niệm cụm chủ - vị có đồng nhất với chủ ngữ và vị ngữ của câu hay không?

A. Không B. Có Đáp án: A

Câu 26 (Vận dụng)

Viết một đoạn văn chứng minh về tinh thần yêu nước của nhân dân ta?

Đáp án:

Viết được đoạn văn gồm 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn theo trình tự thời gian, có dẫn chứng cụ thể.

Câu 27 (Nhận biết)

Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn được viết theo thể loại nào?

A. Bút ký B. Tuỳ ký C. Tiểu thuyết D.Truyện ngắn Đáp án: B

Câu 28 (Thông hiểu)

Trọng tâm miêu tả của sự tương phản trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” là gì?

A. Nhân dân B. Quan phủ C. Chánh tổng D.Người dân quê Đáp án: C

Câu 29 (Vận dụng)

Viết đoạn văn phân tích làm rõ mặt tương phản thứ nhất trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”

Đáp án:

Viết được đoạn văn có bố cục 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Nêu được sự tương phản vể:

- Thời gian

- Mưa to và độ dâng của nước sông - Không khí trong đình và trên đê.

- Sự bất lực của con người so với sức nước

(5)

Câu 30 (Nhận biết)

Nội dung truyện là sự tưởng tượng được bố trí theo trình tự cuộc hành trình của Va Ren từ Pháp sang Việt Nam đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai Đáp án: A

Câu 31 (Thông hiểu)

Ngôn ngữ của Va Ren trong tác phẩm thuộc hình thức ngôn ngữ nào?

A. Ngôn ngữ độc thoại B. Ngôn ngữ đối thoại C. Ngôn ngữ biểu cảm Ngôn ngữ miêu tả

Đáp án: A

Câu 32: ( Vận dụng)

Viết đoạn văn phân tích làm rõ mặt tương phản thứ hai trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay Đáp án:

Viết được đoạn văn có bố cục 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Nêu được sự tương phản về:

- Địa điểm

- Không khí, quang cảnh - Đồ dùng sinh hoạt - Sự đam mê tổ tôm

- Nỗi khổ của người dân khi đê vỡ

Câu 33 (Nhận biết)

Phương tiện nào được dùng để tổ chức đêm ca Huế trên sông Hương?

A. Tàu thuỷ B. Thuyền rồng C. Xuồng máy D. Thuyền gỗ Đáp án: B

Câu 34 (Thông hiểu)

Câu văn sau dùng phép liệt kê gì?

Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán?

A. Liệt kê không tăng tiến B. Liệt kê không theo từng cặp C. Liệt kê tăng tiến

D.Liệt kê theo từng cặp Đáp án: A

Câu 35 (Vận dụng)

Viết đoạn văn miêu tả cảnh đẹp đêm trăng trên sông Hương?

Đáp án:

Viết được đoạn văn có bố cục 3 phần, miêu tả được cảnh đẹp đêm trăng trên sông Hương về con người, cảnh vật

Câu 36 (Nhận biết)

Trích đoạn Nỗi oan hại chồng nằm ở phần thứ mấy của vở chèo?

A. Phần thứ nhất B. Phần thứ hai

(6)

C. Phần thứ ba D. Phần thứ tư Đáp án: A

Câu 37 (Thông hiểu)

Sùng bà là nhân vật đại diện cho loại người nào trong xã hội?

A. Đại diện cho những người mẹ chồng quyền quý B. Đại diện cho những người mẹ chồng hiền lành

C. Đại diện cho những người mẹ chồng quyền quý nhưng ác nghiệt D . Đại diện cho những người mẹ chồng tham lam

Đáp án: C

Câu 38 (Vận dụng)

Viết đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung vở chèo “Quan âm thị kính”

Trong cuộc sống, sinh hoạt khi nào cần viết văn bản đề nghị?

Đáp án:

Viết được đoạn văn tóm tắt được đầy đủ nội dung của vở chèo theo trình tự thời gian, diễn biến sự việc.

Câu 39 (Nhận biết)

Trong cuộc sống, sinh hoạt khi nào cần viết văn bản đề nghị?

Đáp án:

Khi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể để cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền giải quyết.

Câu 40 (Thông hiểu)

Nắm chắc nội dung kiến thức các tác phẩm văn học, văn bản đã học ở học kỳ II Đáp án:

Nắm chắc nội dung kiến thức các tác phẩm văn học, văn bản đã học ở học kỳ II Câu 4 1 (Vận dụng)

Viết một văn bản đề nghị hoàn chỉnh Đáp án:

Viết được một văn bản hoàn chỉnh Câu 42 (Nhận biết)

Khi nào người ta dùng văn bản báo cáo?

Đáp án:

Khi cần trình bày về tình hình, sự việc và kết quả làm được của cá nhân hay tập thể Câu 43 (Thông hiểu)

Thế nào là từ đồng âm?

Đáp án:

Là những từ có cách phát âm giống nhau và nghĩa khác nhau Câu 44: (Vận dụng)

Viết đoạn văn tả cảnh trường em trong đó có sử dụng từ đồng âm, đồng nghĩa, từ trái nghĩa Đáp án:

Viết được đoạn văn có cảm xúc gồm 3 phần, trong đó có sử dụng đúng từ đồng âm, đồng nghĩa, từ trái nghĩa.

Câu 45 (Nhận biết)

Loại câu nào thường dùng để miêu tả?

A. Câu cảm B. Câu cầu khiến C. Câu hỏi D. Câu kể Đáp án: A

Hết

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đáp án: Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,…để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu

Đáp án: Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,…để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu

Đáp án : Qua đoạn trích , ta thấy tác giả vạch trần sự thật tội ác bằng những tư liệu phong phú, xác thực, với tấm lòng của một người yêu nước, thương nòi.Tuy khách

Để thực hiện nhiệm vụ đã nêu ra, bản “ Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” đã đề ra cách thức hoạt động

- ở hai sự việc sau về ý nghĩa có điểm khác so với ba sự việc đầu: Dạy con bằng cách ứng xử hàng ngày của người thân trong gia đình ( môi trường gia đình) Người

- Yêu cầu đoạn văn viết phải nói được tình cảm của em đối với quê hương, có cảm xúc, bố cục rõ ràng, mạch lạc, có sử dụng ít nhất một cặp từ trái nghĩa.. Đặt câu với mỗi

Đáp án : Qua đoạn trích , ta thấy tác giả vạch trần sự thật tội ác bằng những tư liệu phong phú, xác thực, với tấm lòng của một người yêu nước, thương nòi.Tuy khách

Để thực hiện nhiệm vụ đã nêu ra, bản “ Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” đã đề ra cách thức hoạt động