• Không có kết quả nào được tìm thấy

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN "

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN

Trần Phạm Văn Cương1*, Trần Nhật Tân1, Vũ Bạch Điệp2

1Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai

2Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Nguyên

TÓM TẮT

Sông Công là thành phố công nghiệp, trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa - xã hội phía Nam của tỉnh Thái Nguyên; là đầu mối giao thông, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Trong những năm gần đây, thành phố Sông Công đang trong quá trình đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa; tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh, hoà theo xu thế đó, tốc độ phát triển đô thị đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới quá trình sử dụng đất nông nghiệp tại thành phố Thái Nguyên nói chung và thành phố Sông Công nói riêng.

Từ khóa: đô thị hóa; cơ cấu; đất nông nghiệp; Sông Công; Thái Nguyên.

Ngày nhận bài: 22/11/2018; Ngày hoàn thiện: 27/12/2018; Ngày duyệt đăng: 31/12/2018

THE REALITY OF URBAN DEVELOPMENT AND INFLUENCE ON THE STRUCTURE OF AGRICULTURAL LAND USE

IN SONG CONG CITY, THAI NGUYEN PROVINCE

Tran Pham Van Cuong1*, Tran Nhat Tan1, Vu Bach Diep2

1Thai Nguyen University - Lao Cai Campus

2College of Economics and Techniques

ABSTRACT

Song Cong is an industrial city, an economic, administrative, cultural and social center in the south of Thai Nguyen province. It is an important communication and economic development hub of North East region. In recent years, Song Cong city is in the process of accelerating the implementation of industrialization and modernization; The pace of urbanization has been quite fast. According to that trend, the pace of urban development has strongly affected the process of using agricultural land in Thai Nguyen city in general and Song Cong city private.

Keywords: urbanization; structure; agricultural land; Song Cong; Thai Nguyen.

Received: 22/11/2018; Revised: 27/12/2019; Approved: 31/12/2018

* Corresponding author. Email: cuongtpv@tnu.edu.vn

(2)

1. Đặt vấn đề

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người và xã hội, là sản phẩm của sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội. Đất là nơi diễn ra các hoạt động sống, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong các lĩnh vực sử dụng đất đai. Nó giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Đất đai còn là địa điểm, là nền tảng, là cơ sở cho mọi hoạt động phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Ngày nay, xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Quá trình phát triển đô thị đã làm cho diện tích đất nông nghiệp tại Thành phố Sông Công có những thay đổi đáng kể: diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp ở khu vực nông thôn bị thu hẹp dần nhường cho diện tích đất khu đô thị tăng lên nhanh chóng, quan hệ kinh tế đất đô thị cũng được tiền tệ hóa theo quy luật của kinh tế thị trường.

2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương Pháp thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu:

+ Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, về đất đai.

+ Thu thập tài liệu, số liệu về môi trường, lao động, việc làm.

- Phương pháp điều tra sơ cấp:

+ Quy mô đất nông nghiệp của hộ gia đình trước và sau khi thu hồi đất.

+ Thu nhập, đời sống, việc làm của hộ gia đình trước và sau khi thu hồi đất.

+ Ý kiến của người dân về vấn đề sử dụng đất, đời sống, việc làm, môi trường trước sự phát triển của đô thị.

+ Số lượng phiếu điều tra nông hộ để điều tra tổng thể đời sống, thu nhập người dân là 50 phiếu.

- Phương pháp tổng hợp: là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi sử dụng các phương pháp có được một kết luận hoàn thiện, đầy đủ, chỉ ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hoá các vấn đề trong nhận thức tổng hợp.

- Phương pháp thống kê so sánh: là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định mức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này cho phép ta phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa các thời điểm nghiên cứu đã và đang tồn tại trong những giai đoạn lịch sử phát triển nhất định đồng thời giúp ta phân tích được các động thái phát triển của chúng.[1]

3. Thực trạng phát triển đô thị tại thành phố sông công

Khu công nghiệp Sông Công nằm ở phía Bắc Thị xã Sông Công, cách Thành phố Thái Nguyên 18 km về phía Nam và cách Thủ đô Hà Nội 60 km theo quốc lộ 3; cách cảng đường sông Đa Phúc 15 km (từ đó đi cảng Cái Lân gần 100 km); cách ga Lương Sơn của tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều 1 km và cách sân bay Quốc tế Nội Bài 40 km.[2]

- Trong chiến lược phát triển công nghiệp toàn quốc, tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh chiếm vị trí hết sức quan trọng, trong đó có vùng công nghiệp Thủ đô Hà Nội và trục công nghiệp Đa Phúc, Đông Triều, Uông Bí hướng ra cảng Cái Lân. Khu công nghiệp Sông Công nằm trong vành đai công nghiệp Thủ đô Hà Nội có mối quan hệ đặc biệt trong sự phát triển các khu công nghiệp phía Bắc và trục quốc lộ đi lên vùng công nghiệp Thái Nguyên và đi các tỉnh phía Bắc.

- Một lợi thế lớn khác của KCN Sông Công là nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên, chỉ cách thành phố Thái Nguyên 18 km và có điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng của Thái Nguyên về cở sở hạ tầng, tài nguyên khoáng sản và nhân công lành nghề.

- Về công tác quản lý đô thị: Ủy ban nhân dân thành phố thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của thành phố tích cực

(3)

phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, phường kiểm tra việc quản lý trật tự xây dựng, hành lang an toàn giao thông, quản lý đô thị theo đúng quy chế quản lý đô thị của thành phố. Công tác vệ sinh môi trường đô thị được quan tâm đầu tư tạo cảnh quan đô thị sáng, xanh, sạch đẹp. Ngoài ra trong thời gian vừa qua thành phố đã tiến hành xây dựng và công bố thành công 4 tuyến phố văn minh đô thị trên địa bàn thành phố.

- Về công tác quy hoạch: Hiện nay 7/7 phường (Mỏ Chè, Lương Châu, Thắng Lợi, Phố Cò, Bách Quang, Cải Đan, Lương Sơn) của thành phố Sông Công đã được phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 và 4 xã (Bình Sơn, Bá Xuyên, Tân Quang, Vinh Sơn) đã được phê duyệt quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới và công bố đạt chuẩn nông thôn mới.

- Trong năm 2016 toàn thành phố có trên 40 dự án đăng ký đầu tư, mở rộng với tổng số vốn đăn ký trên 1.000 tỷ đồng; Về đầu tư xây dựng cơ bản, UBND thành phố đã khởi công mới được 08 dự án với tổng mức kinh phí đầu tư 142,772 tỷ đồng, chuẩn bị đầu tư 15 dự án với tổng kinh phí khái toán 722 tỷđồng. Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách, thành phố thực hiện giải ngân tính đến hết ngày 30/11/2016 đạt 111,409 tỷ đồng, bằng 78% kế hoạch vốn được phân bổ, ước thực hiện cả năm đạt 100% kế hoạch.

- Về phát triển công nghiệp và xây dựng Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn không tính các chi nhánh ước đạt 4.474 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), bằng 104,5%

so với kế hoạch năm và tăng 13% so với cùng kỳ năm 2015. Tính riêng giá trị sản xuất công nghiệp địa phương (đã loại trừ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các chi nhánh) ước đạt 2.180 tỷ đồng, bằng 103,8% so với kế hoạch tỉnh giao, tăng 13,36% so với cùng kỳ năm 2015.

Năm 2016 có 08 dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trên 40 dự án,

doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn với tổng số vốn đăng ký trên 1.000 tỷ đồng và tổng diện tích thuê đất gần 10 ha.

Diện tích công nghiệp tập trung của thành phố Sông Công là 578 ha, trong đó có 02 Khu công nghiệp và 03 Cụm công nghiệp gồm:

- Khu công nghiệp Sông Công I (220 ha):

Khu A có diện tích 40 ha thuộc địa bàn 2 phường Mỏ Chè và Lương Châu; Khu B có diện tích 197 ha thuộc phường Bách Quang, sản xuất linh kiện Honda, Toyota, dụng cụ y tế, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng.

Diện tích công nghiệp đã lấp đầy gần 100 ha;

đã thu hút được 38 dự án đầu tư (trong đó có 04 dự án có vốn đầu tư nước ngoài) với tổng số vốn đăng ký gần 3.000 tỷ đồng, có 25 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh, tổng doanh thu ước đạt 2.420 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 17 triệu USD, trong đó chủ yếu là hàng xuất khẩu dệt may; giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động.

Ngành nghề chủ yếu đang hoạt động là luyện cán thép, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản phẩm may xuất khẩu, tiêu dùng

- Khu công nghiệp Sông Công II (250 ha) thuộc địa bàn xã Tân Quang, định hướng tập trung các ngành sản xuất kim loại, máy Đi-ê- zen, phụ tùng, chế biến nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc, điện tử.

- Cụm công nghiệp Khuynh Thạch (19,06 ha) được phê duyệt trên địa bàn phường Cải Đan, tập trung sản xuất các sản phẩm luyện kim, đúc, cán thép, vật liệu xây dựng. Năm 2009, thành phố được tỉnh tiếp tục cho điều chỉnh quy hoạch lên 40 ha cho cụm công nghiệp Khuynh Thạch (trong đó 20 ha dành cho cụm cảng ICD).

- Cụm công nghiệp Nguyên Gon với diện tích 12,74 ha tại phường Cải Đan, thành lập năm 2004, tập trung các cơ sở luyện kim, cơ khí, công nghệ phần mềm; năm 2009, Cụm công nghiệp Nguyên Gon được điều chỉnh mở rộng thêm 8 ha (dành cho nhà máy may Shinwon với mức đầu tư 15 triệu USD).

(4)

- Cụm công nghiệp Bá Xuyên 48,5 ha tại xã Bá Xuyên đã quy hoạch xong với các ngành chủ đạo là cơ khí, phụ tùng ôtô, máy thủy lực, dụng cụ y tế, chế biến nông sản.

Hiện nay trên địa bàn thành phố đã có trên 100 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện sản xuất với số lượng lao động trên 15 nghìn người.

- Về phát triển thương mại - dịch vụ

Tổng giá trị hàng hóa bán lẻ trên địa bàn năm 2016 ước đạt 565 tỷ đồng (theo giá thực tế), bằng 100,1% kế hoạch năm và tăng 9,81% so với cùng kỳ năm 2015.

Năm 2016 chỉ tiêu xuất khẩu của thành phố vẫn giữ được mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2015, với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như may mặc, dụng cụ y tế, dụng cụ cầm tay, linh kiện điện thoại đã tăng cả về số lượng và giá trị xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 103,6 triệu USD (theo giá thực tế), bằng 81,5% so với kế hoạch năm và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2015.

- Về sản xuất nông, lâm nghiệp

Thành phố đã tích cực triển khai đồng bộ các chương trình, đề án tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2016 – 2020, hiện nay toàn thành phố có 08 trang trại lợn, 56 trang trại gà, trên 200 gia trại; UBND thành phố đang phối hợp với các đơn vịliên quan tổ chức khảo sát đánh

giá để tiến hành xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung tại một số xã, phường. Đồng thời, chủ động khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 25.037 tấn; Trồng mới và trồng thay thế giống chè được 25 ha, nâng diện tích chè của thành phố lên 730 ha.

Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt ước đạt 92 triệu đồng; đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định.

Tổng diện tích rừng sản xuất trên địa bàn thành phố đạt 153,35 ha, trong đó trồng rừng theo chương trình 147 của Thủ tướng Chính phủ 100 ha. Công tác quản lý nhà nước về lâm sản được kiểm tra chặt chẽ, công tác phòng chống cháy rừng được thực hiện nghiêm túc.[2]

4. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp tại thành phố sông công

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hoá ngày mở rộng các khu dân cư, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, phát triển giao thông, thuỷ lợi diện tích đất nông nghiệp đã có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể về sự thay đổi cơ cấu đất nông nghiệp thành phố Sông Công được thể hiện trong bảng 1.

Bảng 1. Tình hình biến động đất đai của thành phố Sông Công từ năm 2015 đến năm 2017

STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Diện tích

năm 2017

So với năm 2015 Diện tích Tăng, giảm

(+)

Tổng diện tích đất 9671,1 9671,1

1 Đất nông nghiệp NNP 7421,08 7518,14 -97,06

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5707,6 5618,24 89,38

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1302,3 1425,68 -123,43

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 411,21 474,22 -63,01

1.4 Đất làm muối LMU 0

2 Đất phi nông nghiệp PNN 2250,02 1899,9 350,12

2.1 Đất ở OCT 633,51 615,48 18,03

2.2 Đất chuyên dùng CDG 1600,68 1267,13 333,55

3 Đất chưa sử dụng CSD 15,83 17,29 -1,46

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0

(Nguồn: Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất thành phố Sông Công) [5]

(5)

Qua bảng 1 cho thấy, phát triển đô thị làm tổng diện tích đất nông nghiệp đã giảm xuống còn 7421,08 ha, giảm 97,06 ha so với tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2015. Diện tích và cơ cấu của nhóm đất nông nghiệp có sự biến động. Cụ thể: Đất sản xuất nông nghiệp năm 2017 là 5707,6 m2 chiếm 76,91%, diện tích đất lâm nghiệp là 1302,3m2 chiếm 17,55%, diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 411,21m2 chiếm 5,54%. Trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm là 3546,81m2 chiếm 47,79%, đất trồng cây lâu năm là 2160,81m2 chiếm 29,12%. Trong những năm gần đây, đặc biệt là giai đoạn 2015-2017 sự phát triển mạnh mẽ của khu công nghiệp Sông Công với các nhà máy lớn như Samsung, Botada,.... đã làm thay đổi diện mạo của thành phố và kéo theo sự thay đổi cơ cấu đất tại đây. Đất nông nghiệp đang dần bị chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp và đất chuyên dùng. Cụ thể về tình hình biến động các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp của thành phố Sông Công được thể hiện trong hình 1.

Hình 1. Biểu đồ biến động các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp trong giai đoạn

2015- 2017 của thành phố Sông Công Nhận xét: Từ biến động về đất đó ta thấy được khi phát triển đô thị đã tác động rất lớn đến sử dụng đất nông nghiệp, được thể hiện qua việc đất nông nghiệp giảm qua các năm, thay vào đó là đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng có diện tích ngày càng tăng. Đó là nhu cầu thực tế của sự chuyển dịch cơ cấu

lao động, việc làm, cơ cấu ngành kinh tế, sự phát triển các khu công nghiệp lớn đã tạo ra diện mạo mới cho thành phố.

5. Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở thành phố sông công

5.1. Sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách đất đai phù hợp với quá trình đô thị hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường

Tiếp tục bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước về đất đai và cơ chế chính sách về quản lý đất đô thị.

Nghiên cứu để ban hành kịp thời, đồng bộ các các quy định để thực hiện Luật kinh doanh bất động sản, Luật nhà ở, Luật xây dựng…

theo hướng đơn giản cho người sử dụng đất.

Chỉ đạo kiểm tra, rà soát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời nghiên cứu để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của toàn phường.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, có quy định về chế tài xử lý đối với cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý vi phạm các quy định về quản lý sử dụng đất bằng cả biện pháp hành chính và biện pháp kinh tế.

5.2. Điều chỉnh những điểm bất hợp lý và quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất

- Cần xem xét lại quy trình lập, thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch đô thị trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng và quyền quyết định của nhà đầu tư, hạn chế sự tập trung quyền lực và ngân sách của Nhà nước vào công tác quy hoạch đô thị, chấm dứt tình trạng

“quy hoạch treo”, “dự án treo” như hiện nay.

- Cần nghiên cứu để ban hành các tiêu chuẩn, định mức về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, các quy phạm cụ thể về đô thị bền vững, để từ đó xây dựng quy trình về chiến lược phát triển đô thị bền vững, làm căn cứ lập các đồ án quy hoạch chi tiết các khu đô thị. Có như vậy các nhà chuyên môn, các cơ quan có chức năng lập quy hoạch đô thị và các đơn vị,

(6)

các nhân có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch có đủ hành lang pháp lý cần thiết để thực hiện. Tránh tình trạng chồng chéo trong các quy định pháp luật.

5.3. Tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước đối với đất đai

- Tăng cường trang bị các thiết bị quản lý hiện đại bằng cách sử dụng các công nghệ tin học mới nhất, đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý nhanh nhất, đồng thời giảm bớt được sức ép từ khối lượng công việc lên bộ máy quản lý.

- Cần có sự phối hợp giữa Nhà nước với các cơ sở đào tạo, đảm bảo lực lượng cán bộ quản lý nhà nước về đất đai có đủ trình độ chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý.

Những định hướng, giải pháp nêu ra là kết quả tổng kết những bài học kinh nghiệm thu thập qua các tài liệu quản lý đất đai với mong muốn đề xuất một số các định hướng và giải pháp tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất đai, giúp Đảng bộ và chính quyền thị trấn Hương Sơn xây dựng được cơ chế chính sách phù hợp, quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai quý giá của quốc gia và của đồng bào các dân tộc tỉnh.

6. Kết luận

Trong giai đoạn 2015-2017, tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố không đổi, nhưng cơ cấu đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp có sự thay đổi, diện tích nông nghiệp giảm 97,06 ha.

Việc giảm diện tích đất nông nghiệp chủ yếu tập trung vào đất sản xuất nông nghiệp và trong đó chủ yếu là giảm đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây lâu năm khác

được chuyển sang đất phi nông nghiệp như đất ở đô thị, đất chuyên dùng để sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.

Để thực hiện được những yêu cầu đặt ra trong việc giải quyết những thách thức nêu trên, cần có những giải pháp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai lâu dài, thực sự hiệu quả. Đảm bảo tính phát triển bền vững cho thành phố Sông Công nói riêng, cho không những thành phố Sông Công mà cả tỉnh Thái Nguyên và khu vực nói chung.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý đất đai, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, chính sách hỗ trợ học tập, việc làm cho người dân bị mất đất sao cho phù hợp với sự phát triển của khu vực và toàn xã hội.

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, cần có sự phối hợp và đồng thuận giữa nhiều ngành nghề, lĩnh vực sao cho mối quan hệ Nhà nước - Doanh nghiệp - Người dân đạt hiệu quả cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Cẩm Bá Thường, Vấn đề ĐTH và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội của nông thôn Việt Nam, 2009.

[2]. Hà Thanh Tú, Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý và sử dụng đất đai tại thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015- 2017, 2017.

[3]. songcong.gov.vn

[4]. UBND Thành phố Sông Công, Kiểm kê đất đai năm 2016, 2017.

[5]. UBND Thành phố Sông Công, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kì đầu(2010- 2015) Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, 2016.

[6]. UBND Thành phố Sông Công, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010- 2015, 2016.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

 Kết quả nghiên cứu này cho thấy các yếu tố cá nhân (ví dụ như mối quan tâm đến môi trường, ý thức về sức khỏe, và kiến thức về TPHC) có sự ảnh hưởng lớn đến hành vi

Sau quá trình tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp thu thập được từ điều tra phỏng vấn trực tiếp khách hàng bằng bảng hỏi, nghiên cứu đã thu được những kết

Đây là mọ t trong những khó kha n mà khi làm công tác tổ chức hẹ thống kế toán ngu ời tổ chức phải đạ c biẹ t quan tâm vì nếu không khéo sẽ dẫn đến thông tin kế toán

Kết quả nghiên cứu (xem Bảng 2.12) chỉ ra rằng có 5 yếu tố ảnh hưởng đến Ý định sử dụng dịch vụ IB của khách hàng cá nhân gồm: Nhận thức sự hữu

- Xu hướng: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng -> Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao.. - Nguyên nhân của

Việc tạo dựng mô hình 4DGIS các công trình xây dựng để mô phỏng sự phát triển nhà ở dân xây dựng dựa trên cơ sở các điểm ngẫu nhiên phát sinh theo thời gian

Tài khoản kế toán phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn

Vậy làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi tâp hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, là nơi làm cầu nối, nơi có thể tạo ra động lực tác động tích cực thúc đẩy sự phát