Trường THCS Yên Thọ Họ và tên GV Tổ: KHXH Nguyễn Thị Hồng
Chủ đề : QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC
Môn: GDCD; Lớp 7 Thời gian thực hiện: 03 tiết
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
Giúp học sinh:
- Hiểu được Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của ai, ra đời vào thời gian nào, do ai lãnh đạo?
- Hiểu cơ cấu tổ chức của Nhà nước ta hiện nay bao gồm những lọai cơ quan nào? Phân chia các cấp như thế nào?
- Chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước.
2.Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự đọc SGK và tìm kiếm thông tin về nội dung bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS thảo luận nhóm để tìm hiểu bản chất của nhà nước ta, tìm hiểu 4 loại cơ quan trong bộ máy nhà nước
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết tình huống liên quan đến bộ máy nhà nước, biết đấu tranh ngăn chặn các hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm xử lý vi phạm quy định của pháp luật.
2.1. Năng lực đặc thù môn học
- Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của ai, ra đời vào thời gian nào, do ai lãnh đạo?
Hiểu cơ cấu tổ chức của Nhà nước ta hiện nay bao gồm những lọai cơ quan nào? Phân chia các cấp như thế nào? Chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước.
- Năng lực đánh gia hành vi: phân tích được, đánh giá được thái độ và hành vi trong cách cư xử của mọi người liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí nhà nước
- Năng lực điều chỉnh hành vi: HS biết thực hiện pháp luật và các quy định của địa phương, nội quy của trường học, giúp đỡ cán bộ nhà nước làm nhiệm vụ.
- Biết đấu tranh với hiện tượng tự do vô kỉ luật.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: có trách nhiệm trong hoạt động nhóm - Chăm chỉ: chăm học và ham học
- Nhân ái: yêu quê hương, mọi người 3/ Bài mới
HOẠT ĐÔNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của thầy và trò Nội dung a/ Mục tiêu:
Tạo tâm thế tiếp nhận bài học của học sinh.
b/ Nội dung: Gv cho hs nghe đoạn video Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập.
c/ Sản phẩm: Câu trả lời của Hs c/ Cách tiến hành:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv cho hs nghe đoạn video Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Hs nghe, sau đó suy nghĩ trả lời câu hỏi
Cảm xúc của em như thế nào sau khi nghe xong đoạn video trên.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Gv gọi tinh thần xung phong của Hs trả lời Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv nhận xét, bổ sung và dẫn dắt vào bài mới
- Gv cho HS theo dõi đoạn clip “Bác Hồ đọc bản
Tuyên ngôn độc lập” (2/9/1945).
* Kết quả:
GV: Nước Việt Nam ta là một đất nước đã trải qua bao thời kì kháng chiến. Cùng đó, đất nước đã có những thời khắc lịch sư thiêng liêng. Vậy hôm nay cô và các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
- GV dẫn vào bài.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Họat động 1: Tìm hiểu thông tin, sự kiện.
(Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, thảo luận nhóm).
a/ Mục tiêu:
- Giúp hs khai thác phần thông tin sự kiện và rút ra được khái niệm của bài học. Rèn NL giao tiếp, NL tự nhận thức, NL giải quyết vấn đề cho HS.
b/ Nội dung: Gv chia lớp thành 3 nhóm đọc SGK trang 54, sau đó thảo luận để trả lời câu hỏi
c/ Sản phẩm: Câu trả lời của Hs d/ Cách tiến hành:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Gv giao nhiệm vụ cho Hs
Hs nhận nhiệm vụ
Nhóm 1: Em hãy cho biết, nước ta - nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời từ bao giờ và khi đó ai là chủ tịch nước?
Nhóm 2: Nhà nước VNDCCH ra đời từ thành quả của cuộc cách mạng nào? Cuộc cách mạng đó do Đảng nào lãnh đạo?
Nhóm 3: Nhà nước VNDCCH đổi tên thành nước CHXHCNVN vào năm nào? Tại sao lại đổi tên như vậy?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Hs thực hiên nhiệm vụ
Gv đi xung quanh quan sát, giúp đỡ hs gặp khó khăn Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Gv gọi đại diện các nhóm trình bày Nhóm khác nhận xét, bổ sung
Nhóm 1: Nước VNDCCH ra đời ngày 2/9/1945 do Bác Hồ làm chủ tịch…
GV đưa chân dung của Bác HS: Nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung và nhắc đôi nét về Bác.
GV: Giới thiệu tranh Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập.
Hình ảnh bác đọc tuyên ngôn độc lập.
HS: Quan sát tranh.
Nhóm 2: Nhà nước VNDCCH ra đời từ thành quả của cuộc cách mạng tháng 8/1945. Cuộc cách mạng đó do Đảng Cộng sản VN lãnh đạo.
GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý.
Nhóm 3: Nhà nước đổi tên ngày 2/7/1976. Vì Chiến
I. Bài học:
1. Nhà nước:
Là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do Đảng Cộng sản VN lãnh đạo.
dịch HCM đã giải phóng miền nam, cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH.
GV: Nhận xét, bổ sung, giới thiệu điều 2,3,4,5 Hiến pháp 1992.
Họat động 2: Tìm hiểu tổ chức bô máy nhà nước.
a/ Mục tiêu:
Hs hiểu được bản chất của nhà nước ta. Hiểu được tổ chức của bộ máy nhà nước
b/ Nội dung: GV đặt câu hỏi để Hs trả lời
? Nhà nước ta là nhà nước của ai, do đảng nào lãnh đạo?
- Là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do Đảng Cộng sản VN lãnh đạo.
HS khác nhận xét.
? Em hiểu như thế nào là nhà nước của dân, do dân và vì dân?
- HS giải thích
- GV: Nhấn mạnh ý chính
? Hãy nêu tình cảm, suy nghĩ của em với Bác Hồ khi đọc lại đoạn trích tuyên ngôn độc lập? (SGK/55).
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhấn mạnh.
? Em hãy đọc một bài thơ nói lên ý chí giành độc lập của dân tộc ta?
- HS: Trả lời.
- GV:Nhận xét, chuyển ý.
c/ Sản phẩm: Câu trả lời của Hs d/ Cách tiến hành
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV: Chia nhóm thảo luận (6 nhóm).
GV: Cho HS quan sát sơ đồ. Treo bảng phụ ghi câu hỏi lên bảng.
HS: Thảo luận (3phút), đại diện nhóm trả lời, HS nhóm khác nhận xét.
Nhóm 1: Em hãy cho biết bộ máy nhà nưóc là gì?
- Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan, tổ chức bao gồm những cán bộ, công chức thực hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của đời sống xã hội.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, chuyển ý.
Nhóm 2: Bộ máy nhà nước được chia làm mấy
2. Bộ máy nhà nước:
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan, tổ chức bao gồm những cán bộ, công chức thực hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của đời sống xã hội.
a. Phân cấp bộ máy nhà nước:
cấp? Nêu tên gọi của từng cấp?
- 4 cấp.
+ Cấp trung ương.
+ Cấp tỉnh.
+ Cấp huyện.
+ Cấp xã.
GV: Nhấn mạnh ý chính, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý.
Nhóm 3: Bộ máy nhà nước cấp trung ương gồm có những cơ quan nào?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý.
Nhóm 4: Bộ máy nhà nước cấp tỉnh (thành phố) gồm có những cơ quan nào?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung. Chuyển ý.
Nhóm 5: Bộ máy nhà nước cấp quận (huyện, thị xã…) gồm có những cơ quan nào?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý.
Nhóm 6: Bộ máy nhà nước cấp xã (phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung. Cho thảo luận nhóm đôi.
GV: Cho HS quan sát sơ đồ. Treo bảng phụ ghi câu hỏi lên bảng.
HS: Thảo luận (3phút), đại diện nhóm trả lời, HS nhóm khác nhận xét.
- Bộ máy nhà nước được chia thành 4 cấp:
+ Bộ máy nhà nước cấp trung ương: Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
+ Bộ máy nhà nước cấp tỉnh: HĐND tỉnh, UBND tỉnh, TAND tỉnh, VKSND tỉnh…
+ Bộ máy nhà nước cấp huyện…: HĐND huyện, UBND huyện, TAND huyện, VKSND huyện…
+ Bộ máy nhà nước cấp xã…: HĐND xã, UBND xã.
b. Phân công bộ máy nhà nước:
? Bộ máy nhà nước được chia làm mấy loại cơ quan?
Nêu tên gọi của từng cơ quan?
HS: Trả lời, HS nhóm khác nhận xét.
GV: Nhấn mạnh ý chính, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý.
? Các cơ quan quyền lực đại biểu của nhân dân gồm có những cơ quan nào?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý.
? Cơ quan hành chính gồm có những cơ quan nào?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung. Chuyển ý.
? Cơ quan xét xử gồm có những cơ quan nào?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý.
? Các cơ quan kiểm sát gồm có những cơ quan nào?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung. Chuyển ý.
? Kiểm sát và kiểm soát khác nhau ở điểm nào?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhấn mạnh ý chính, chiếu sơ đồ phân công bộ máy nhà nước.
GV cho HS xem một số hình ảnh bầu Quốc Hội, của địa phương,...
- Bộ máy nhà nước gồm có 4 loại cơ quan:
+ Các cơ quan quyền lực, đại biểu của nhân dân:
Quốc hội, HĐND các cấp…
+ Các cơ quan hành chính:
Chính phủ, UBND các cấp…
+ Các cơ quan xét xử:
TAND: tối cao, tỉnh, huyện, quân sự.
+ Các cơ quan kiểm sát:
VKSND: tối cao, tỉnh, huyện, quân sự.
GV:Nhiệm vụ của cờ đỏ là gì?
- Màu đỏ tượng trưng cho cách mạng cho tinh thần người việt ,màu vàng đại diện cho dân tộc việt nam với năm cánh là năm tầng lớp sĩ công nông thương binh. Thể hiện sự đoàn kết dân tộc lá cờ đơn giản về màu sắc nhưng hài hòa chưa có lá cờ nào mà lại dễ nhớ và ấn tượng như cờ Việt Nam.cờ đỏ sao vàng HS: Trả lời, HS khác nhận xét, nêu ví dụ chứng minh.
GV: Nhận xét, kết luận bài học.
* Rèn kĩ năng:
- HS biết thực hiện pháp luật và các quy định của địa phương, nội quy của trường học, giúp đỡ cán bộ nhà nước làm nhiệm vụ.
- Biết đấu tranh với hiện tượng tự do vô kỉ luật.
- Hình thành ở HS ý thức tự giác thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan nhà nuớc.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động của thầy và trò Nội dung a/ Mục tiêu: Củng cố và khắc sâu kiến thức cho hs
b/ Nội dung: Gv cho hs chơi trò chơi c/ Sản phẩm: Câu trả lời của hs d/ Cách tiến hành:
GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.
HS dơ tay chọn ô số và nhóm nào chọn được nhiều ô sỗ và trả lời đúng nhất sẽ thắng. Nếu chọn ô số mà
trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời lại cho nhóm khác.
GV có thể cho điểm cộng với nhóm tích cực.
- GV tổng kết kết quả thảo luận, gợi ý bổ sung:
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động của thầy và trò Nội dung a/ Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã
học để giải quyết các tình huống thực tiễn.
b/ Nội dung: Gv cho hs làm viêc theo cặp, 2 Hs là 1 cặp
c/ Sản phẩm: Câu trả lời của hs d/ Cách tiến hành:
? Viết một đoạn văn ngắn và cho biết, tại sao lại nói Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân?
- Tiết sau HS lên trình bày.
GV nhận xét.
Chủ đề : QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC(tiếp)
HOẠT ĐÔNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của thầy và trò Nội dung a/ Mục tiêu:
Tạo tâm thế tiếp nhận bài học của học sinh.
b/ Nội dung: Gv cho hs quan sát tranh c/ Sản phẩm: Câu trả lời của hs d/ Cách tiến hành:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Cho HS quan sát tranh về hoạt động của Quốc hội.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Hs quan sát tranh
Gv quan sát hs làm việc Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Gv gọi tinh thần xung phong của hs trả lời câu hỏi Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv nhận xét, bổ sung và dẫn dắt
* Kết quả
HS: Quan sát tranh và nêu suy nghĩ cá nhân.
GV: Nhận xét, dẫn vào bài.
GV: Hôm nay chúng ta tiếp tục đi sâu tìm hiểu về nhà nước CHXHCNVN.
- GV dẫn vào bài.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Họat động 2: Tìm hiểu Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước:
a/ Mục tiêu: Hs biết được chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước
b/ Nội dung: Gv chia lớp thành 6 nhóm c/ Sản phẩm: Câu trả lời của hs
d/ Cách tiến hành
GV: Cho HS quan sát sơ đồ phân công BMNN. Treo bảng phụ ghi câu hỏi lên bảng.
HS: Thảo luận (3phút), đại diện nhóm trả lời, HS nhóm khác nhận xét.
Nhóm 1: Em hãy cho biết chức năng nhiệm vụ của cơ quan Quốc hội là gì?
HS: Trả lời. GV:Nhận xét, bổ sung.
? Vì sao Quốc hội được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất?
HS: Trả lời.
- Quốc hội: là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, do nhân dân bầu ra, được nhân dân giao cho nhiệm vụ trọng đại:
+ Làm và sửa đổi Hiến pháp, Luật.
+ Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội và dối ngoại của đất nước.
+ Quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của
I. Bài học:
1. Nhà nước:
2. Bộ máy nhà nước:
a. Phân cấp bộ máy nhà nước:
b. Phân công bộ máy nhà nước:
c. Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước:
nhân dân.
GV: Nhận xét, bổ sung, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý.
Nhóm 2: Nêu chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ?
Vì sao Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất?
HS: Trả lời, HS nhóm khác nhận xét.
- Chính phủ: là cơ quan chấp hành của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, có nhiệm vụ:
+ Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp, pháp luật phát huy quyền làm chủ của công dân.
+Thống nhất việc quản lí thực hiện các nhiệm vụ…
+ Bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống nhân dân…
GV: Nhấn mạnh ý chính, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý.
Nhóm 3: HĐND do ai bầu ra, có nhiệm vụ gì?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
- HĐND: là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân bầu ra, có nhiệm vụ:
+ Bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương
+ Quyết định kế hoạch phát triển về mọi mặt ở địa phương.
? HĐND tỉnh Đồng Nai do ai bầu ra và có nhiệm vụ gì?
- Do nhân dân tỉnh Đồng Nai bầu ra….
GV: Nhận xét, bổ sung, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý.
Nhóm 4: UBND do ai bầu ra và có nhiệm vụ gì?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
- UBND: là cơ quan chấp hành của HĐND, do HĐND bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa
- Quốc hội: là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, do nhân dân bầu ra, được nhân dân giao cho nhiệm vụ trọng đại:
+ Làm và sửa đổi Hiến pháp, Luật.
+ Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội và dối ngoại của đất nước.
+ Quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của nhân dân.
- Chính phủ: là cơ quan chấp hành của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, có nhiệm vụ:
+ Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp, pháp luật phát huy quyền làm chủ của công dân.
+Thống nhất việc quản lí thực hiện các nhiệm vụ…
+ Bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống nhân dân…
- HĐND: là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân bầu ra, có nhiệm vụ:
+ Bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương + Quyết định kế hoạch phát triển về mọi mặt ở địa phương.
- UBND: là cơ quan chấp
phương…
? UBND tỉnh Đồng Nai do ai bầu ra, có nhiệm vụ gì?
? Do HĐND tỉnh Đồng Nai bầu ra….
GV: Nhận xét, bổ sung. Chuyển ý.
Nhóm 5: Em hãy cho biết tòa án nhân dân có chức năng nhiệm vụ gì?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
- Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự: là cơ quan xét xử;
xét xử công khai và quyết định theo đa số.
? Hãy cho biết ở tỉnh Đồng Nai có tòa án nhân dân không?
- Có….
GV: Nhận xét, bổ sung, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý.
Nhóm 6: Em hãy cho biết viện kiểm sát nhân dân có chức năng nhiệm vụ gì?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
- Viện kiểm sát nhân dân: thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
? Hãy cho biết ở tỉnh Đồng Nai có viện kiểm sát nhân dân không?
- Có…
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung. Chuyển ý.
GV: Cho thảo luận nhóm đôi. HS thảo luận nhóm, trả lời. HS nhóm khác nhận xét.
? Nhà nước có trách nhiệm như thế nào đối với công dân?
- Phát huy quyền làm chủ, nâng cao đời sống nhân dân.
- Bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước giàu mạnh.
? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với nhà nước?
- Quyền: làm chủ, giám sát, góp ý kiến.
- Nghĩa vụ:
+ Thực hiện chính sách pháp luật của nhà nước.
+ Bảo vệ cơ quan nhà nước.
+ Giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ HS: Trả lời, HS nhóm khác nhận xét.
GV: Nhấn mạnh ý chính, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý. GV đưa ra sơ đồ trật tự hình thành các cấp.
hành của HĐND, do HĐND bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương…
- Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự: là cơ quan xét xử; xét xử công khai và quyết định theo đa số.
- Viện kiểm sát nhân dân:
thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
3. Trách nhiệm của nhà nước:
- Phát huy quyền làm chủ, nâng cao đời sống nhân dân.
- Bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước giàu mạnh.
4. Quyền và nghĩa vụ của công dân:
- Quyền: làm chủ, giám sát, góp ý kiến.
- Nghĩa vụ:
+ Thực hiện chính sách pháp luật của nhà nước.
+ Bảo vệ cơ quan nhà nước.
+ Giúp đỡ cán bộ nhà
GV: Nhận xét, kết luận bài học.
* Rèn kĩ năng:
- HS biết thực hiện pháp luật và các quy định của địa phương, nội quy của trường học, giúp đỡ cán bộ nhà nước làm nhiệm vụ.
- Biết đấu tranh với hiện tượng tự do vô kỉ luật.
- Hình thành ở HS ý thức tự giác thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan nhà nuớc.
* Là HS dưới mái trường XHCN em thấy mình được hưởng quyền gì và phải có nghĩa vụ như thế nào với gia đình và xã hội?
nước thi hành công vụ.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động của thầy và trò Nội dung a/ Mục tiêu: Giúp hs vận dụng lí thuyết để
làm bài có hiệu quả.
(Kĩ năng giao tiếp, ứng xử; KN hợp tác, đặt mục tiêu, đảm nhận trong việc thực hiện kế hoạch ).
b/ Nội dung: Gv cho hs làm việc cá nhân c/ Sản phẩm: Câu trả lời của hs
d/ Cách tiến hành:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Gv cho hs làm bài tập
HS: Đọc và làm bài tập d (SGK/59) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Hs làm bài tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận Gv gọi hs lên bảng làm bài tập
II. Luyện tập:
Bài tập d (SGK/59)
* Chính phủ làm nhiệm vụ:
2
* Chính phủ do: 2
* Ủy ban nhân dan do: 3
Bước 4: Kết luận, nhận định Gv nhân xét, bổ sung
GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động của thầy và trò Nội dung a/ Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải
quyết vấn đề.
b/ Nội dung. Gv cho hs làm việc theo cặp c/ Sản phẩm: Câu trả lời của hs
d/ Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận trong vòng 3 phút sau đó đại diện nhóm lên bảng trả lời.
- Chọn câu trả lời đúng:
1 - Cách mạng tháng 8 là ngày 15/8/1945.
2 - Ngày 2/9/1945 nước VNDCCH ra đời.
3 - Ngày 2/9/1946 khai sinh nước VNDCCH.
4 - Cách mạng tháng 8 là ngày 18/8/1945.
5 - Ngày 2/7/1976 đổi tên nước CHXHCNVN.
6 - Ngày 7/2/1976 đổi tên nước CHXHCNVN.
Chọn:
2 - Ngày 2/9/1945 nước VNDCCH ra đời.
4 - Cách mạng tháng 8 là ngày 18/8/1945.
5 - Ngày 2/7/1976 đổi tên nước CHXHCNVN.
? Em hãy kể một số việc mà bản thân hay gia đình em đã đến cơ quan nhà nước để giải quyết và các bước thực hiện..
- Tiết sau HS lên trình bày.
- GV nhận xét.
- GV tổng kết kết quả thảo luận, gợi ý bổ sung:
Chủ đề : QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC(tiếp)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
Giúp học sinh:
- Hiểu được bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm có những cơ quan nào?
- Hiểu nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó.
2. Năng lực:
- HS xác định đúng cơ quan nhà nước ở địa phương có chức năng giải quyết công việc của cá nhân và gia đình.
- Tôn trọng ý kiến và việc làm của cán bộ địa phương .
- Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán bộ địa phương hoàn thành nhiệm vụ.
3. Phẩm chất
- Hình thành ở HS ý thức tự giác thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và quy định của địa phương.
- Có ý thức tôn trọng, giữ gìn an ninh, trật tự công cộng và an toàn xã hội ở địa phương.
II/ Chuẩn bị của Gv và Hs
1.Chuẩn bị của gv. SGK,giáo án, tranh ảnh
2. Chuẩn bị của hs: SGK, đọc trước bào khi đến lớp III/ Tiến trình dạy học
HOẠT ĐÔNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của thầy và trò Nội dung a/ Mục tiêu:
Tạo tâm thế tiếp nhận bài học của học sinh.
b/ Nội dung: gv cho hs quan sát tranh c/ Sản phẩm: Câu trả lời của hs
d/ Cách tiến hành:
- Gv cho HS theo dõi đoạn clip “Sơ đồ tổ chức bộ máy
nhà nước Việt Nam hiện hành” (2017).
? em hãy cho biết cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương?
GV: Nước Việt Nam ta là một đất nước đã trải qua bao thời kì kháng chiến. Cùng đó, đất nước đã có những thời khắc lịch sư thiêng liêng. Vậy hôm nay cô và các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
- GV dẫn vào bài.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống.
GV: Treo sơ đồ BMNN cấp cơ sở y/c HS đọc lại.
? Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm có những cơ quan nào?
- HĐND xã (phường, thị trấn) và UBND xã (phường, thị trấn).
GV cho HS tự đọc tình huống SGK/ 60.
HS đọc tình huống, thảo luận nhóm đôi, trả lời;
HS nhóm khác nhận xét.
? Em hãy cho biết cơ quan nào có quyền cấp lại giấy khai sinh?
- UBND cấp xã…
? Người xin cấp lại giấy khai sinh cần có các giấy tờ gì?
- Đơn, sổ hộ khẩu gia đình, chứng minh thư nhân dân và các giấy tờ cần thiết khác.
? Thời hạn xin cấp lại giấy khai sinh được quy định
I. Bài học:
* Bộ máy nhà nước cấp cơ sở:
HĐND và UBND xã (phường, thị trấn) là cơ quan chính quyền nhà nước cấp cơ sở.
như thế nào?
- Thời hạn 7 ngày.
GV: Nhận xét, bổ sung. Chuyển ý.
* Tình huống: Mẹ sinh em bé. Gia đình em cần xin giấy khai sinh thì đến cơ quan nào?
1. Công an xã.
2.Trường THPT.
3. UBND xã.
- Câu 3.
HS nhóm khác nhận xét.
GV: Nhấn mạnh ý chính, hướng dẫn HS rút ra UBND xã giải quyết việc gì.
Họat động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
a/ Mục tiêu: HS hiểu Bộ máy nhà nước cấp cơ sở:
b/ Nội dung:
GV: Chia nhóm thảo luận (4 nhóm) c/ Sản phẩm: Câu trả lời của hs d/ Cách tiến hành
HS: Thảo luận (3phút), đại diện nhóm trả lời.
HS: Đọc điều119,120 và điều 123 Hiến pháp 1992.
* Điều 119 (sửa đổi, bổ sung Điều 125):
Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị Uỷ ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan.
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội động viên nhân dân cùng Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương.
* Điều 120 (mới)
1. Hội đồng Hiến pháp là cơ quan do Quốc hội thành lập, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
2. Hội đồng Hiến pháp kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành; kiến nghị Quốc hội xem xét lại văn bản quy phạm pháp luật của mình khi
phát hiện có vi phạm Hiến pháp; yêu cầu Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật của mình hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ văn bản vi phạm Hiến pháp; kiểm tra tính hợp hiến của điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trước khi trình Quốc hội, Chủ tịch nước phê chuẩn.
3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng Hiến pháp và số lượng, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng Hiến pháp do luật định.
* Điều 123 (sửa đổi, bổ sung Điều 146)
Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Treo bảng phụ ghi câu hỏi lên bảng:
Nhóm 1+2: HĐND xã do ai bầu ra, có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhóm 3+4: UBND xã do ai bầu ra? UBND xã có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Hs thảo luận
Gv quan sát
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Nhóm 1+2: HĐND xã do nhân dân trong xã trực tiếp bầu ra.
- Nhiệm vụ:
+ Phát triển kinh tế- xã hội.
+ Ổn định và nâng cao đời sống ND.
Nhóm 3+4: Do HĐND xã bầu ra và có nhiệm vụ + Thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương mình
trong mọi lĩnh vực.
+ Kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của
HĐND xã.
+ Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
HS: Trả lời.
HS nhóm khác nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra nội dung bài học.
a. Hội đồng nhân dân:
- HĐND xã do nhân dân trong xã trực tiếp bầu ra.
- Nhiệm vụ:
+ Phát triển kinh tế- xã hội.
+ Ổn định và nâng cao đời sống ND.
+ Củng cố an ninh quốc phòng.
GV: Nêu ví dụ thực tế để HS hiểu bài.
Rèn kĩ năng xử lí tình huống, vận dụng vào thực tế, giải quyết tình huống, đưa ra tình huống, trình bày 1 phút.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV giới thiệu sơ đồ bộ máy nhà nước cấp cơ sở
ở địa phương:
GV rút ra ghi nhớ và chiếu bài tập nhanh: (Trò chơi ai nhanh hơn):
? UBND được tổ chức ở những cấp nào?
A. Cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã.
B. Cấp tỉnh, huyện, xã.
C. Cấp huyện, xã.
D. Cấp xã.
? Bộ máy nhà nước cấp cơ sở bao gồm những cơ quan nào?
A. HĐND và UBND.
B. Hội chữ thập đỏ, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh.
C. Đảng uỷ, Đoàn thanh niên.
D. Cả A, B, C đều đúng.
? Muốn đăng kí hộ khẩu, ta phải đến:
A. Trường học B. Uỷ ban nhân dân C. Trạm y tế
D. Công an.
? Nối nhiệm vụ vào tên các cơ quan:
I. Bài học
* Bộ máy nhà nước cấp cơ sở:
a. Hội đồng nhân dân:
b. Uỷ ban nhân dân:
- UBND xã do HĐND xã bầu ra.
Là cơ quan chấp hành nghị quyết của HĐND , là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
- Nhiệm vụ:
+ Quản lí nhà nước ở địa phương mình trong các lĩnh vực…
+ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND xã.
+ Đảm bảo an ninh chính trị, TTAT xã hội; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, quản lí hộ khấu, hộ tịch ở địa phương…
+ Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản nhà nước, bảo vệ quyền lợi của ND…
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động của thầy và trò Nội dung a/ Mục tiêu: Củng cố và khắc sâu kiến thức
cho hs
- Phát huy tinh thần tự học, tìm tòi các vấn đề liên quan nội dung bài học.
- Rèn NL giao tiếp, NL tự nhận thức, NL giải quyết vấn đề cho HS.
b/ Nội dung: Gv cho hs làm việc cá nhân c/ Sản phẩm: Câu trả lời của hs
d/ Cách tiến hành:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Gv cho hs làm bài tập c SGk trang 62 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Hs làm bài tập Gv quan sát
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Gv gọi tinh thần xung phong của Hs lên bảng làm bài tập
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức Rèn kĩ năng xử lí tình huống, vận dụng vào thực tế, giải quyết tình huống, đưa ra tình huống, trình bày 1 phút.
- GV tổng kết kết quả thảo luận, gợi ý bổ sung:
II. Luyện tập:
Bài tập c (SGK/62)
1. Đăng kí hộ khẩu. (Công an)
2. Khai báo tạm trú. (Công an)
3. Khai báo tạm vắng. (Công an)
4. Đăng kí kết hôn.(UBND xã)
5. Xin cấp giấy khai sinh.
(UBND xã)
6. Sao giấy khai sinh.(UBND xã)
7. Xác nhận lí lịch. (Công an)
8. Xin sổ khám bệnh. (Trạm y tế, bệnh vện)
9. Xác nhận bảng điểm học tập. (Trường học).
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động của thầy và trò Nội dung a/ Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học
để giải quyết các tình huống thực tiễn.
- Phát huy tinh thần tự học, tìm tòi các vấn đề liên quan nội dung bài học.
- Rèn NL giao tiếp, NL tự nhận thức, NL giải quyết vấn đề cho HS.
b/ Nội dung: Gv cho hs làm việc theo nhóm
c/ Sản phẩm: Câu trả lời của hs.
d/ Cách tiến hành:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
* Tình huống:
Ba bạn: Hạnh, Hường và Điệp băn khoăn chưa rõ một điều. Việc quản lí các hoạt động ở địa phương như : kinh doanh, dịch vụ, sản xuất hàng hoá,
chăm lo phát triển trường lớp là nhiệm vụ của ai, HĐND hay UBND ?
- Hạnh: Theo tớ, đây là nhiệm vụ của HĐND vì nó rất quan trọng.
- Hường: Việc này quan trọng lắm nó là nhiệm vụ của cả HĐND và UBND.
- Điệp: Tớ thấy, theo bài học GDCD lớp 7 thì đây là nhiệm vụ của UBND.
Theo em, ý kiến của bạn nào đúng? Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Hs thảo luận, trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận Gv gọi đại diện các nhóm trả lời Đáp án:
Ý kiến của bạn Điệp đúng, vì UBND xã ( phường, thị trấn) là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, có nhiệm vụ quản lí mọi hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục…
Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét.