• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
48
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 25 Ngày soạn: 13/03/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 15 tháng 03 năm 2021 Tiết 1: Chào cờ

--- Tiết 2: Tập đọc

Tiết 49: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG I – MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

2. Kĩ năng:

- Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên (trả lời được các câu hỏi trong Sách giáo khoa).

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh minh hoạ trang 67, 68 SGK.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A, Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi HS đọc từng đoạn của bài Hộp thư mật và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

+ Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?

+ Nêu nội dung bài đọc.

Nhận xét, đánh giá từng HS B, Dạy - học bài mới: 30’

1, Giới thiệu bài

- Yêu cầu HS mở SGK trang 67, quan sát tranh, đọc tên chủ điểm và nói suy nghĩ của em về chủ điểm.

2, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc

- 2 HS đọc bài nối tiếp và lần lượt trả lời các câu hỏi theo SGK.

- Đặt hộp thư ở nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất – nơi một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng, hòn đá hình mũi tên trỏ vào nơi giấu hộp thư mật; báo cáo được đặt trong một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng.

- Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

- Nhận xét.

- 1 HS đọc, lớp theo dõi

(2)

- Gọi 1 HS đọc toàn bài - GV chia đoạn: 3 đoạn

Đoạn 1:Đền Thượng ... chính giữa.

Đoạn 2 : Làng của các vua Hùng ... đồng bằng xanh mát.

Đoạn 3 : Trước đền Thượng ... rửa mặt, soi gương.

- Gọi 3 HS đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi hs đọc phần chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc - GV cho HS giải nghĩa từ khó.

? Thế nào là chót vót?

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp - GV nhận xét hs làm việc.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu lưu ý giọng đọc toàn bài b, Tìm hiểu bài

-Gọi HS đọc đoạn 1

+ Bài văn viết về cảnh vật gì ? ở đâu?

+ Hãy kể những điều em biết về Vua Hùng.

- Giảng : Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng ...

- Nêu nội dung chính của đoạn 1?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2

+ Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?

+ Những từ ngữ đó, gợi cho em thấy cảnh

- 3 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - sửa lỗi phát âm cho hs.

- 1 hs đọc chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó + Chót vót là độ cao tột độ.

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

- Lắng nghe tìm cách đọc đúng

-1HS đọc, lớp theo dõi

+ Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tình Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên của dân tộc ta.

+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập ra nhà nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vung phú thọ, cách đây khoảng 4000 năm.

- Lắng nghe.

+ Vị trí của đền Thượng -Lớp đọc thầm

+ Những từ ngữ : những đám hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn, bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là những dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xã là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cành hoa đại, những gốc thông già, giếng Ngọc trong xanh...

+ Cảnh thiên nhiên ở đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.

+ Cảnh thiên nhiên nơi đền

(3)

thiên nhiên ở đền Hùng ra sao?

-Nêu nội dung chính của đoạn 2?

-Gọi HS đọc đoạn 3

+ Bài văn đã gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết nào về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ?

- GV ghi lên bảng các truyền thuyết.

+ Hãy kể ngắn gọn về các truyền thuyết mà em biết.

+ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào :Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

+ Dựa vào nội dung tìm hiểu được, em hãy nêu nội dung chính của bài.

- Ghi nội dung chính lên bảng: Ca ngợi vẻ tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

GV giảng thêm

c, Hướng dẫn đọc diễn cảm

- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp toàn bài, nhắc HS theo dõi tìm cách đọc phù hợp.

- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2:

“Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn dưới...đồng bằng xanh mát.”

+ Đọc mẫu đoạn văn.

? Nêu các từ cần nhấn giọng, ngắt nghỉ?

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét đánh giá từng HS.

3. Củng cố dặn dò: 5’

? Em đã được đến thăm Đền Hùng chưa?

Hãy nêu cảm nhận của em khi được dên đó?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS

Thượng.

-1 HS đọc lớp theo dõi.

+ Những truyền thuyết : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Thành Gióng; An Dương Vương; Sự tích trăm trứng;

Bánh trưng, bánh giày.

- Nối tiếp nhau kể.

+ Câu ca dao như nhắc nhở mọi người dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quen ngày giỗ Tổ.

+ Câu ca luôn nhắc nhở mọi người luôn nhớ đến cội nguồn của dân tộc.

+ Bài văn ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

- 2 HS nhắc lại nội dung chính. HS cả lớp ghi vào vở.

- 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn, HS cả lớp theo dõi, sau đó 1 HS nêu cách đọc, các từ ngữ cần nhấn giọng, Các HS các bổ sung và thống nhất cách đọc đúng.

- Theo dõi GV đọc mẫu.

“Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, /ẩn dưới...đồng bằng xanh mát.//”

- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.

- 3 đến 5 HS đọc diễn cảm đoạn văn trên. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- 2 HS nêu

- Lắng nghe.

(4)

--- Tiết 3: Toán

Tiết 121: ÔN TẬP I – MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS nắm vững cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương, tỉ số phần trăm 2. Kĩ năng:

- Vận dụng để giải được bài toán liên quan.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ: 5’

+H.? Nêu quy tắc và viết công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật và thể tích hình lập phương?

- GV nhận xét, đánh giá B - Dạy bài mới: 32’

1, Giới thiệu: Trực tiếp

2, Hướng dẫn HS Luyện tập

Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:

a) Viết phân số tối giản vào chỗ chấm:

40dm3 = ...m3 A) 501 B) 254 C) 504 D) 251 - Gọi hs đọc đề bài.

- Yêu cầu hs tự làm bài

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV chữa bài của hs trên bảng lớp, sau đó yêu cầu hs đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài tập 2: Thể tích của một hình lập phương bé là 125cm3 và bằng 85 thể tích của hình lập phương lớn.

a) Thể tích của hình lập phương lớn bằng bao nhiêu cm3?

b) Hỏi thể tích của hình lập phương lớn bằng bao nhiêu phần trăm thể tích của một hình lập phương bé?

- GV yêu cầu hs tự đọc yêu cầu bài.

-Yêu cầu HS làm bài

- 2 hs nêu và viết công thức.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp

- 1 hs lên bảng làm bài, hs cả lớp viết vào vở.

- 1 hs nhận xét

- 2 hs ngồi cạnh nhau kiểm tra bài lẫn nhau.

Lời giải : Khoanh vào D

(5)

- Gọi HS đọc bài

- Gv chữa bài của hs trên bảng lớp, sau đó nhận xét, đánh giá cho hs.

* Bài tập 3:Cho hình thang vuông ABCD có AB là 20cm, AD là 30cm, DC là 40cm. Nối A với C ta được 2 tam giác ABC và ADC.

a) Tính diện tích mỗi tam giác?

b) Tính tỉ số phần trăm của diện tích tam giác ABC với tam giác ADC?

A 20cm B 30cm

D 40cm D - GV yêu cầu hs tự đọc yêu cầu bài.

-Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài

- Gv chữa bài của hs trên bảng lớp, sau đó nhận xét, đánh giá cho hs.

3, Củng cố dặn dò: 3’

- Yêu cầu hs nhắc lại các kiến thức vừa luyện tập.

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò:

-1 HS đọc

- 1 hs lên bảng làm bài vào bảng phụ , hs cả lớp làm bài vào vở ôli.

- Đọc bài , nhận xét chữa bài Lời giải:

Thể tích của hình lập phương lớn là:

125 : 5

8 = 200 (cm3)

Thể tích của hình lập phương lớn so với thể tích của hình lập phương bé là:

200 : 125 = 1,6 = 160%

Đáp số: 200 cm3 ; 160%

- 1 hs đọc đề bài.

- 1 hs lên bảng làm bài vào bảng phụ , hs cả lớp làm bài vào vở ôli.

- Đọc bài , nhận xét chữa bài Lời giải:

Diện tích tam giác ADC là:

40

30 : 2 = 600 (cm2) Diện tích tam giác ABC là:

20

30 : 2 = 300 (cm2)

Tỉ số phần trăm của diện tích tam giác ABC với tam giác ADC là:

300 : 600 = 0,5 = 50%

Đáp số: 600 cm2 ; 50%

- Hs lần lượt trả lời theo yêu cầu của GV.

(6)

--- Tiết 4: Lịch sử

Sấm sét đêm giao thừa I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Giúp HS biết cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân 1968, tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn.

2. Kĩ năng:

- Nêu được các sự kiện quan trọng và thuật lại được diễn biến 3. Thái độ:

- Giáo dục tình yêu đất nước II. Đồ dùng dạy học :

Tranh tư liệu.

III. Hoạt động dạy học :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Yêu cầu trả lời câu hỏi:

+ Nêu mục đích mở ra đường Trường Sơn.

+ Nêu Ý nghĩa của đường Trường Sơn đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.

- Nhận xét, ghi điểm.

3. Bài mới : 32’

- Giới thiệu: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 là chiến thắng to lớn của Cách mạng miền Nam, tạo ra những chuyển biến mới. Bài Sấm sét đêm giao thừa sẽ giúp các em tìm hiểu về sự kiện đó.

- Ghi bảng tựa bài.

* Hoạt động 1:

- Yêu cầu tham khảo SGK và thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi sau:

+ Tìm những chi tiết nói lên sự tấn công bất ngờ và đồng loạt của quân dân ta vào dịp Tết Mậu Thân 1968 ?

+ Kể lại cuộc chiến đấu của quân giải phóng ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn.

- Yêu cầu trình bày kết quả.

- Nhận xét, kết luận và yêu cầu quan sát hình SGK.

* Hoạt dộng 2:

- Yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi:

- Hát vui.

- HS được chỉ định thực hiện.

- Nhắc tựa bài.

- Tham khảo SGK và thảo luận theo nhóm đôi.

- Tiếp nối nhau trình bày.

- Nhận xét, bổ sung và quan sát hình.

(7)

+ Em có nhận định gì về thời điểm, cách đánh và tinh thần của quân dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ?

+ Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

- Nhận xét, kết luận: Tết Mậu Thân 1968, quân dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố, thị xã,... làm cho Mỹ và quân đội Sài Gòn thiệt hại nặng nề, hoang mang lo sợ.

4.Củng cố - Dặn dò: 3’

- Ghi bảng nội dung bài học.

- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 1968 là một cuộc tập kích chiến lược, một thắng lợi có ý nghĩa lớn, đánh dấu một giai đoạn mới của cách mạng miền Nam.

- Nhận xét tiết học.

- Xem lại bài đã học.

- Tham khảo SGK và tiếp nối nhau trình bày.

- Nhận xét, bổ sung.

- Tiếp nối nhau đọc.

Ngày soạn: 13/3/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2021 Tiết 1: Tiếng Anh

(GV bộ môn dạy) Tiết 2: Toán

Tiết 122: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- Củng cố các kiến thức về số đo thời gian đã học.

2. Kỹ năng:

- Biết tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối qua hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào. Đổi một đơn vị đo thời gian. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1 ; Bài 2 ; Bài 3a.

3. Thái độ:

- Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.

II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ .

III - CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A, Kiểm tra bài cũ: 4’

- Gọi HS lên bảng làm bài - GV nhận xét, đánh giá cho HS B, Dạy học bài mới: 32’

1, Giới thiệu bài: Trực tiếp

- HS làm bài 1,2 VBT(45) - HS lắng nghe.

(8)

2, Hướng dẫn ôn tập về các đơn vị đo thời gian

a, Các đơn vị đo thời gian

- GV yêu cầu : Hãy kể tên các đơn vị đo thời gian mà các em đã được học.

- GV treo bảng phụ có nội dung như sau :

1 Thể kỉ = ...năm 1năm = ....tháng

1 năm thường = .... ngày 1 năm nhuận = .... ngày Cứ ...năm lại có 1 năm nhuận.

Sau ... năm không nhuận thì đến 1 năm nhuận.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và điền sô thích hợp và chỗ trống.

- GV hỏi :

+ Biết năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào ?

+ Kể tên 3 năm nhuận tiếp theo của năm 2004 ?

+ Em có nhận xét gì về chỉ số các năm nhuận ?

+ Em hãy kể tên các tháng trong năm ?

+ Em hãy nêu các ngày của các tháng.

- GV giảng thêm về cách nhớ các ngày của các tháng :

+ Từ tháng 1 đến tháng 7 : Không tính tháng 2, các tháng lẻ có 31 ngày, các tháng chẵn có 30 ngày.

Từ tháng 8 đến tháng 12 : Các tháng chẵn có 31 ngày, các tháng lẻ có 30 ngày.

+ Tháng Hai năm thường có 28 ngày, năm nhuận có 29 ngày.

- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

- HS nối tiếp nhau kể cho đến khi đủ các đơn vị đo thời gian đã học.

- HS đọc nội dung bài tập trên bảng phụ.

- 1 HS lên bảng điền số. HS cả lớp làm vào giấy nháp. Sau đó thống nhất bảng đúng như sau :

1 Thể kỉ = 100 năm 1năm = 12 tháng

1 năm thường = 365 ngày 1 năm nhuận = 366 ngày Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận.

Sau 3 năm không nhuận thì đến 1 năm nhuận.

- HS nối tiếp nhau trả lời :

+ Năm nhuận tiếp theo là năm 2004.

+ Đó là các năm 2008, 2012, 2016.

+ Chỉ số các năm nhuận là số chia hết cho 4.

+ Các tháng trong năm là : Tháng Một, Tháng Hai, Tháng Ba, Tháng Tư, Tháng Năm, Tháng Sáu, Tháng Bảy, Tháng Tám, Tháng Chín, Tháng Mười, Tháng Mười Một, Tháng Mười Hai.

+ Các tháng có 30 ngày : Tháng Tư, Tháng Sáu, Tháng Chín, Tháng Mười Một.

Các tháng có 31 ngày : Tháng Một, Tháng Ba, Tháng Năm, Tháng Bảy, Tháng Tám, Tháng Mười, Tháng Mười Hai.

+ Tháng Hai năm thường có 28 ngày, năm nhuận có 29 ngày.

- HS lắng nghe.

(9)

- GV treo bảng phục có nội dung sau : 1 Tuần lễ = .... ngày

1 ngày = ... giờ 1 giờ = .... phút 1 phút = .... giây.

- Gv yêu cầu HS điền số thích hợp vào chỗ trống.

- GV yêu cầu HS đọc lại bảng đơn vị đo thời gian.

b, Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian

- GV treo bảng phụ có sẵn nội dung bài tập đổi đơn vị đo thời gian như sau :

a, 1,5 năm = .... tháng b, 0,5 giờ = ... phút c, 32 giờ = .... phút

d, 126 phút = ... giờ ....phút = ...

giờ

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV yêu cầu HS giải thích cách đổi trong từng trường hợp trên.

- GV nhận xét

cách đổi của HS, giảng lại những trường hkợp HS trình bày chưa rõ ràng.

3, Luyện tập thực hành SGK Bài tập 1: SGK

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS dùng chữ số La Mã để ghi thế kỉ.

- GV mời HS tiếp nối nhau đọc bài làm.

- GV nhận xét bài làm của HS.

- 1 HS lên bảng điền. HS cả lớp làm bài vào vở, sau đó nhận xét bài làm của bạn trên bảng và đi đến thống nhất kết quả như sau :

1 Tuần lễ = 7ngày 1 ngày = 24giờ 1 giờ = 60 phút 1 phút = 60 giây.

- 1 HS đọc to cho cả lớp nghe.

- HS đọc nội dung bài tập, sau đó 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.

a, 1,5 năm = 18 tháng b, 0,5 giờ = 30 phút c, 32 giờ = 40 phút

d, 126 phút = 3 giờ 36 phút = 3,6 giờ

- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

- 4 HS lần lượt nêu cách đổi của 4 trường hợp.

- 1 HS đọc to cho cả lớp cùng nghe.

Sau đó HS cả đọc lại đề bài trong SGK.

- HS làm bài tập.

- Mỗi HS nêu 1 sự kiện, kèm theo nêu số năm và thế kỉ xảy ra sự kiện đó.

+ Kính viễn vọng năm 1671 được công bố vào thế kỉ XVII.

+ Bút chì năm 1794 được công bố vào thế kỉ XVIII.

+ Đầu máy xe lửa năm 1804 được công bố vào thế kỉ XIX.

+ Xe đạp năm 1869 được công bố vào thế kỉ XIX. (có bánh bằng gỗ) + Ô tô năm 1886 được công bố vào thế kỉ XIX.

+ Máy bay 1903 được công bố vào

(10)

Bài tập 2: SGK

- Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.

- GV nhận xét chốt lại.

Bài tập 3: SGK

- GV cho HS tự làm, sau đó mời HS đọc bài trước lớp để chữa bài.

- GV nhận xét.

3. Củng cố dặn dò: 3’

- GV hệ thống lại nội dung bài - GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS:

thế kỉ XX.

+ Máy tính điện tử 1946 được công bố vào thế kỉ XX.

+ Vệ tinh nhân tạo 1957 được công bố vào thế kỉ XX. (Vệ tinh nhân tạo đầu tiên do người Nga phóng lên vũ trụ).

- Bài tập yêu cầu đổi các đơn vị đo thời gian.

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào cở bài tập.

- Theo dõi chữa bài của GV, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

a) 6 năm = 72 tháng

4 năm 2 tháng = 50 tháng 3 năm rưỡi = 42 tháng (12 tháng × 3,5 = 42 tháng) 3 ngày = 72 giờ

0,5 ngày= 12 giờ 3 ngày rưỡi = 84 giờ b) 3 giờ = 180 phút 1,5 giờ = 90 phút

4

3giờ = 45 phút ( 60 ×

4

3=

4

180 45 phút) 6 phút = 360 giây

2

1phút = 30 giây.

1 giờ = 3600 giây.

- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- 1 HS đọc bài làm cho cả lớp theo dõi chữa bài.

a) 72 phút = 1,2 giờ.

270phút =4,5giờ.

b) 30 giây = 0,5 phút.

135 giây = 2,25 phút.

- HS lắng nghe.

(11)

Tiết 3: Chính tả

Tiết 25: AI LÀ THUỶ TỔ LOÀI NGƯỜI I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nghe-viết đúng bài CT, không mắc quá 5 lỗi trong bài.

2. Kỹ năng:

- Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (BT2).

3. Thái độ:

- Mở rộng hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới.

II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ.

III - CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A, Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 2 HS viết bảng lớp, HS cả lớp viết vào vở các tên riêng : Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Sa Pa, Trường Sơn, A-ma Dơ-hao...

- Gọi HS nhận xét bài của bạn.

- Nhận xét, đánh giá HS.

B, Dạy học bài mới: 30’

1, Giới thiệu bài: Trực tiếp 2. Hướng dẫn nghe viết chính tả a, Tìm hiểu nội dung bài

- Gọi HS đọc đoạn văn.

- Hỏi : Bài văn nói về điều gì ?

b, Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết.

- Yêu cầu HS đọc và viết các từ khó.

- Hỏi : Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người và tên địa lý nước ngoài ?

- Nhận xét câu trả lời của HS.

- Treo bảng phụ có ghi sẵn quy tắc viết hoa.

- 1 HS đọc , các HS khác viết tên riêng: Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Sa Pa, Trường Sơn, A-ma Dơ-hao...

- HS nhận xét

- HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng - Trả lời : Bài văn nói về truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới, về thuỷ tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này.

- HS tìm và nêu các từ khó : Ví dụ : Truyền thuyết, chúa trời, A-đam, Ê- va, Trung Quốc, Nữ Oa, n Độ, Bra- hma, Sác-lơ Đác-uyn...

- Ta cần viết hoa chữ cái đầu tên của mỗi bộ phận tạo thành tên đó, nếu tên có nhiều bộ phận thì giữa các tiếng trong 1 bộ phận được nối với nhau bằng các gạch

nối.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.

(12)

C, Viết chính tả

- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận câu cho hs viết.

- GV đọc toàn bài học sinh soát lỗi.

d, Chấm, chữa bài

- GV yêu cầu 1 số hs nộp bài

- Yêu cầu hs đổi vở soát lỗi cho nhau - Gọi hs nêu những lỗi sai trong bài của bạn, cách sửa.

- GV nhận xét chữa lỗi sai trong bài hs.

3, Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài tập 2: SGK(70): Tìm các tên riêng trong mẩu chuyện vui dưới đây và cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào?

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện Dân chơi đồ cổ.

- Gọi HS đọc phần chú giải.

- Giải thích : Cửu Phủ là tên một loại tiền cổ Trung Quốc thời xưa.

- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân. Gợi ý HS : Dùng bút chì gạch chân dưới các tên riêng và giải thích cách viết hoa tên riêng đó.

- Gọi HS giải thích cách viết hoa từng tên riêng.

- Kết luận : Các tên trong bài là : Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công. Những tên riêng đó đều được viết hoa. Tất cả chữ cái chữ đầu của mỗi tiếng vì là tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo nguyên âm Hán Việt.

- Hỏi : Em có suy nghĩ gì về tính cách của anh chàng mê đồ cổ.

- Học sinh nghe và viết bài.

- Học sinh tự soát lỗi bài viết của mình.

- Những hs có tên đem bài lên nộp - 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở soát lỗi cho nhau.

- Vài hs nêu lỗi sai, cách sửa.

- Hs sửa lỗi sai ra lề vở.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- Lắng nghe.

- HS làm bài cá nhân.

- 6 HS nối tiếp nhau phát biểu. VD + Khổng tử là tên người nước người nhưng được viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng vì được đọc theo phân âm Hán Việt.

- Lắng nghe.

- Trả lời : Anh chàng mê đồ cổ trong mẩu chuyện là một kẻ gàn dở, mù quáng : Hễ nghe nói một vật là đồ cổ thì anh ta hấp tấp mua liền, không cần biết đó là đồ thật hay là đồ giả. Bán hết nhà cửa vì đồ cổ, trắng tay phải đi ăn mày, anh ngốc vẫn không bao giờ xin cơm, xin gạo mà chỉ gào xin tiền Cửu Phủ từ đời Khương Thái công.

- Ta cần viết hoa chữ cái đầu tên của mỗi bộ phận tạo thành tên đó, nếu tên

(13)

3. Củng cố dặn dò: 5’

? Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người và tên địa lý nước ngoài ?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS.

có nhiều bộ phận thì giữa các tiếng trong 1 bộ phận được nối với nhau bằng các gạch nối.

Tiết 4: Luyện từ và câu

Tiết 49: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu.

- Hiểu tác dụng của liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.

2. Kĩ năng.

- Biết cách sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học.

* Giảm tải không làm BT1 phần Luyện tập II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

- Các bài tập 1, 2 phần luyện tập viết vào bảng nhóm.

III - CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A, Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu ghép có cặp từ hô ứng.

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- Nhận xét, đánh giá HS.

B, Dạy hcọ bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2. Tìm hiểu ví dụ

Bài 1: SGK(71): Trong câu in nghiêng dưới đây, từ nào lặp lại từ ngữ đã dùng ở câu trước

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài, nhắc HS dù ng bút chì gạch chân dưới từ ngữ được lặp lại để liên kết câu.

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài 2: SGK(71): Nếu người ta thay từ được dùng lặp lại bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì hai câu trên có còn gắn bó với nhau không?

- 2 HS làm trên bảng lớp.

- Nhận xét bạn trả lời, làm bài đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 2 HS làm bài trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở bài tập.

- Nhận xét bài bạn làm đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- Chữa bài: Từ đền được nhắc lại

(14)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.

- Gợi ý HS : Em thử thay thế các từ in đậm vào câu sau, sau đó đọc lại xem hai câu đó có ăn khớp với nhau không ? Vì sao ? - Gọi HS phát biểu.

- Kết luận : Nếu thay thế từ đền câu thứ hai bằng một trong các từ : Nhà, chùa, trường, lớp thì nội dung hai câu không ăn khớp với nhau vì mỗi câu nói về một sự vật khác nhau. Câu 1 nói về dền Thượng câu 2 nói về ngôi nhà hoặc ngôi chùa, trường, lớp học,...

Bài 3:SGK(71)

- Hỏi : Việc lặp lại từ trong đoạn văn có tác dụng gì ?

- Kết luận : Hai câu văn trên cùng nói về một đối tượng là ngôi đền Thượng. Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn.

3, Ghi nhớ SGK(71)

- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.

- Gọi HS đặt 2 câu có liên kết các câu bằng cách lặp từ ngữ để minh hoạ cho Ghi nhớ.

4. Luyện tập

Bài tập 1: SGK(72)Giảm tải

Bài tập 2: SGK(72): Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống để các câu , các đoạn văn liên kết với nhau:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm bài.

- 4 HS nối tiếp nhau phát biểu trước lớp.

+ Nếu thay từ nhà thì hai câu không ăn nhập với nhau vì câu đầu nói về đền, câu sau lại nói về nhà.

+ Nếu thay từ chùa thì hai câu không ăn nhập với nhau, mỗi câu nói một ý. Câu đầu nói về đền Thượng, câu sau nói về chùa.

- Lắng nghe.

- Suy nghĩ và trả lời. Việc lặp lại các từ đền tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu.

- Lắng nghe.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc thầm để thuộc bài ngay tại lớp.

-

3 HS nối tiếp nhau đặt câu.

Ví dụ

(15)

tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

3. Củng cố dặn dò: 5’

- Hỏi : Để liên kết một câu đứng trước nó ta có thể làm như thế nào ?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 2 HS làm bài trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở bài tập.

- Nhận xét bài bạn làm đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- Chữa bài.

* Các từ cần điền theo thứ tự là:

thuyền, thuyền, thuyền, thuyền, thuyền, chợ, cá, cá, tôm.

- Ta có thể lặp lại trong câu đó những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước.

--- Buổi chiều

Tiết 1: Thể dục (GV bộ môn dạy)

Tiết 2: TANN (GV bộ môn dạy) Tiết 3: Luyện từ và câu

Tiết 50: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ

I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu thế nào là liên kiết câu bằng cách thay thế từ ngữ.

2. Kĩ năng:

- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ .

III - CÁC HOẠT Đ ỘNG D Y H CẠ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi HS lên bảng đặt câu có sử dụng liên kết bằng cách lặp từ ngữ.

- Yêu cầu HS dưới lớp đọc thuộc lòng phần Ghi nhớ.

- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và làm bài.

- Nhận xét, đánh giá từng HS.

B. Dạy - học bài mới: 30’

- 2 HS lên bảng đặt câu.

- 3 HS đứng tại chỗ đọc thuộc lòng phần Ghi nhớ trang 71.

- Nhận xét.

(16)

1, Giới thiệu bài: Trực tiếp 2, Tìm hiểu bài

Bài 1: SGK(76): Các câu trong đoạn văn sau nói về ai? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu HS làm các bài theo cặp. Gợi ý HS dùng bút chì gạch chân dưới những từ ngữ cho em biết đoạn văn nói về ai.

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng - Kết luận lời giải đúng.

Bài 2: SGK(76): Vì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn trên hay hơn cách diễn đạt trong đoạn văn sau đây:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.

- Gọi HS phát biểu

- Kết luận: Việc thay thế những từ ngữ ta dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở hai đoạn văn trên được gọi là phép thay thế từ ngữ.

3. Ghi nhớ: SGK(76)

- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ

- Yêu cầu HS lấy ví dụ về phép thay thế từ ngữ.

4. Luyện tập

- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 2 Hs ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm bài. 1 HS làm trên bảng lớp.

- Nhận xét bài làm đúng/ sai, nếu sai thì sửa lại cho dúng.

- Chữa bài.

* Các câu trong đoạn văn trên nói về Trần Quốc Tuấn. Các từ ngữ chỉ Trần Quốc Tuấn là:

Hưng Đạo Vương, Ông, Vị Quốc công Tiết chế, vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- HS thảo luận theo cặp.

- Nối tiếp nhau phát biểu, bổ sung cho đến khi có câu trả lời hoàn chỉnh: Đoạn văn ở bài 1 diễn đạt hay hơn đoạn văn ở bài 2 vì đoạn văn ở bài 1 dùng nhiều những từ ngữ khác nhau nhưng cùng chỉ một người là Trần Quốc Tuấn. Đoạn văn ở bài 2 lặp lại quá nhiều từ Hưng Đạo Vương.

- Lắng nghe.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp. HS cả lớp cùng đọc thầm để thuộc bài ngay tại lớp.

- Lấy ví dụ minh hoạ về phép thay thế.

(17)

Bài tập 1: SGK(77): Hãy thay thế các từ lặp lại trong mỗi câu văn của đoạn văn sau bằng những từ ngữ có giá trị tương đương để đảm bảo liên kết mà không lặp lại từ ngữ.

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài

- Yêu cầu HS làm bài vào bảng nhóm dán lên bảng. GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài tập 2: SGK(77): Giảm tải 3. Củng cố - Dặn dò: 5’

- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 HS làm vào bảng nhóm. HS cả lớp làm vào vở bài tập.

- Làm việc theo yêu cầu của GV.

- Chữa bài.

+ Từ anh thay cho Hai Long + Cụm từ Người liên lạc thay cho người đặt hộp thư.

+ Từ anh thay cho Hai Long + Từ đó thay cho những vật gợi ra hình chữ V

Việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết câu.

- 2 HS đọc

Tiết 4: Hoạt đông trải nghiệm Trạm trực thăng, máy bay

Hình – Mô hình lắp ghép trạm trực thăng, máy bay 1. Mô tả

- Mô hình trạm radar dẫn đường cho máy bay và trực thăng.

- Mô hình sau khi lắp ghép sẽ giống như hình trên.

- Giáo viên chuẩn bị bộ thiết bị lắp ghép cơ khí (mỗi bộ có hướng dẫn láp ráp đi kèm).

(18)

- Khay đựng các chi tiết lắp ghép được phân loại theo từng nhóm chi tiết (có thể cho học sinh tiết trước sắp xếp lại sau khi thực hành).

- Giáo viên giới thiệu về trạm radar, máy bay, trực thăng trong thực tế (có thể trình chiếu các hình ảnh hoặc video).

2. Giao nhiệm vụ

- Hình thức hoạt động: Cả lớp.

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm: Lắp ghép mô hình “Trạm dẫn đường trực thăng, máy bay”.

- Giáo viên đặt câu hỏi:

o Trực thăng và máy bay thông thường có cấu tạo như thế nào? (Gợi ý:

trực thăng cấu tạo gồm buồng lái, cánh quạt, phần đuôi; máy bay cấu tạo gồm buồng lái, thân máy bay có cánh 2 bên và phần đuôi)

o Trực thăng khác gì máy bay thông thường? (Gợi ý: trực thăng có cánh quạt ở trên đầu, máy bay thông thường không có thay vào đó thì máy bay thông thường có cánh 2 bên)

o Khi máy bay di chuyển trên bầu trời thì di chuyển như thế nào? Trạm dẫn đường là gì? (Gợi ý: Máy bay di chuyển trên bầu trời theo những tuyến

“đường” được định sẵn; Trạm dẫn đường làm trạm tạo ra các “con đường” cho máy bay di chuyển theo)

3.Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ

- Hướng dẫn các nhóm phân chia các thành viên của nhóm phối hợp thực hiện đảm bảo tiến độ thời gian cho phép. Ví dụ: 1 học sinh thu nhặt các chi tiết cần lắp ở từng bước bỏ vào khay phân loại, 1 học sinh lấy các chi tiết đã thu nhặt lắp ghép.

- Hướng dẫn cách sử dụng sách hướng dẫn lắp ghép hoặc sử dụng trực tiếp trên máy tính bảng

4. Lắp ráp mô hình và vận hành thử nghiệm

- Hình thức hoạt động: làm việc toàn lớp, kết hợp với làm việc nhóm.

- Bước 1: Giáo viên phát các bộ thiết bị cho các nhóm.

- Bước 2: Các nhóm tiến hành lắp ráp mô hình.

- Bước 3: Vận hành và thử nghiệm mô hình “Trạm dẫn đường trực thăng, máy bay”: Các nhóm vận hành và thử nghiệm “Trạm dẫn đường trực thăng máy bay”. Mô hình hoàn thành giống như phần mô tả thì nhóm tiến hành báo cáo.

Nếu chưa đúng thì tiến hành chỉnh sửa.

5.Nhận xét và đánh giá

- Yêu cầu các nhóm trình kết quả đã lắp ghép vận hành mô hình đã lắp ghép và trả lời câu hỏi của giáo viên đã nêu ở đầu bài.

- Giáo viên nhắc lại kiến thức ở bài học.

- Các nhóm chụp lại mô hình đã học và yêu cầu làm bài thu hoạch ở nhà.

6. Sắp xếp, dọn dẹp

Giáo viên hướng dẫn các nhóm tháo các chi tiết lắp ghép và bỏ vào hộp đựng theo các nhóm chi tiết như ban đầu

(19)

Ngày soạn: 13/3/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 17 tháng 3 năm 2021 Tiết 1: Tiếng Anh

( GV bộ môn dạy) Tiết 2: Tập đ ọc Tiết 50: CỬA SÔNG I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, gắn bó.

2. Kĩ năng:

- Hiểu ý chính: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong Sách giáo khoa; thuộc lòng 3, 4 khổ thơ).

1.3. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

* GDMT: GV giúp HS cảm nhận được tấm lòng của của sông qua một số câu thơ.

từ đó giáo dục ý thức biết quý trọng và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II - Ồ DÙNG DẠY HỌCĐ

* Tranh trang 74 - SGK.

III - CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài Phong cảnh đền Hùng và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.

- Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?

- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.

- Nhận xét, đánh giá.

B, Dạy học bài mới: 32’

1, Giới thiệu bài:

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi : Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh.

- 2 HS lần lượt lên bảng đọc và trả lời các câu hỏi theo SGK.

+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm.

+ Có những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm dập dờn bay lượn; bên trái là đỉnh Ba vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh,…

- Quan sát và nêu. Ví dụ : Tranh vẽ cảnh một cửa sông, có nhiều con sông lớn chảy về từ các ngả, thuyền 19

(20)

- Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a, Luyện đọc

- Gọi HS đọc bài thơ

- GV chia đoạn: 6 đoạn ( mỗi đoạn là một khổ thơ)

- Gọi 6 HS đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi hs đọc phần chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc - GV cho HS giải nghĩa từ khó.

? Thế nào là phù sa?

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp - GV nhận xét hs làm việc.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu lưu ý giọng đọc toàn bài - Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài thơ.

b, Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 1 :

+ Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển ?

+ Theo em, cách giới thiệu ấy có tác dụng gì hay ?

- Giảng : Cách nói cửa sông của tác giả rất đặc biệt.

? Nêu nội dung chính đoạn 1?

-Yêu cầu HS đọc khổ thơ 2,3,4,5

+ Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào ?

bè qua lại tấp nập.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc bài

- 6 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài thơ. Mỗi HS đọc một khổ thơ.

+ Lần 1: HS đọc - sửa lỗi phát âm.

- 1 hs đọc chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó + Phù sa: Đất mịn, nhiều chất màu được cuốn theo dòng nước, hoặc lắng đọng lại ven sông.

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

- Lắng nghe tìm cách đọc đúng

- HS đọc thầm :

+ Những từ ngữ là : cửa nhưng không then khoá / cũng không khép lại bao giờ.

+ Cách nói đó rất hay, làm cho ta như thấy cửa sông cũng là một cửa nhưng khác với mọi cửa bình thường, không có then cũng không có khoá.

- Lắng nghe.

+ Giới thiệu về cửa sông.

+ Cừa sông là nơi những dòng sông gửi phù sa để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng, nơi biển cả tìm về với đất liền, nơi nước ngọt của những con sông và nước mặt của biển cả hoà lẫn vào 20

(21)

? Nêu nội dung chính của khổ thơ 2,3,4,5?

-Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ cuối bài.

+ Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về "tấm lòng" của cửa sông đối với cội nguồn.

+ Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nói đến điều gì ?

- Đó chính là ý nghĩa của bài thơ.

- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.

c, Hướng dẫn đ ọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ

- Yêu cầu 6 HS nối tiếp nhau đọc bài và nêu giọng đọc từng khổ thơ

- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 4,5;

+ GV đọc mẫu.

? Nêu các tư ngữ nhấn giọng chỗ ngắt nghỉ?

+ Yêu cầu HS đọc theo cặp.

- Tổ chức thi đọc diễn cảm khổ 4 - 5.

- Nhận xét, đánh giá HS.

- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ theo hình thức nối tiếp khổ thơ.

- Mời 3 HS đọc thuộc lòng.

- GV nhận xét đánh giá cho HS

- Tuyên dương HS thuộc cả bài thơ ngay tại lớp.

3. Củng cố dặn dò: 3’

? Dòng sông cũng có tình cảm như con người. vậy chúng ta cần có thái độ như thế nào?

- GV giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS

nhau tạo thành vùng nước lợ, nơi cá tôm hội tụ, những chiếc thuyền câu lấp loá đêm trăng, nơi những con tàu kéo còi giã từ mặt đất, nơi tiễn đưa người ra khơi.

+ Cửa sông một địa điểm dặc biệt.

-HS đọc thầm.

+ Phép nhân hoá giúp tác giả nói được "tám lòng" của cửa sông là không quên cội nguồn.

+ Qua hình ảnh của cửa sông, tác giả muốn ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn.

- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. HS lớp viết vào vở.

- 6 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài, HS cả lớp theo dõi. Sau đó, 1 HS nêu cách đọc, các HS khác bổ sung và đi đến thống nhất giọng đọc - Theo dõi GV đọc mẫu, phát hiện cách ngắt giọng, nhấn giọng khi đọc bài.

“ Nơi cá đối vào đẻ trứng Nơi tôm rảo đến búng càng Cần câu uốn cong lưỡi sóng Thuyền ai lấp lóa đêm trăng.

+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc diễn cảm.

- 3 HS thi đọc diễn cảm

- HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng từng khổ thơ.

- 3 HS lần lượt đọc.

- HS phát biểu. VD: Không vứt rác bừa bãi ra sông, tuyên truyền đến mọi người ý thức giữ gìn môi trường....

Tiết 2: Toán 21

(22)

Tiết 123: CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết cách thực hiện phép cộng số đo thời gian.

2. Kỹ năng:

- Biết thực hiện phép cộng số đo thời gian. Vận dụng giải các bài toán đơn giản.

Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1 (dòng 1, 2) ; Bài 2.

3. Thái độ:

- Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.

II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

-Bảng phụ

III - CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A, Kiểm tra bài cũ: 6’

- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập 4 năm 2 tháng = … tháng

1,5 giờ = … phút 3 ngày rưỡi = …. giờ 72 phút = …. giờ

- GV chữa bài, nhận xét đánh giá.

B, Dạy học bài mới: 30’

1, Giới thiệu bài: Trực tiếp

2.2. Hướng dẫn thực hiện phép cộng các số đo thời gian

a, Ví dụ 1

- GV treo bảng phụ gọi 1 HS đọc.

- GV hỏi :

+ Xe ô tô đi từ Hà nội đến Thanh Hoá hết bao nhiêu lâu ?

+ Xe tiếp tục đi từ Thanh Hoá đến Vinh hết bao nhiêu lâu ?

+ Bài toán yêu cầu em tính gì ?

+ Để tính được thời gian xe đi từ HS nội đến Vinh chúng ta phải thực hiện phép tính gì ?

- GV nêu : Đó là phép cộng hai số đo thời gian. Các em hãy thảo luận với bạn bên cạnh để tìm cách thực hiện phép cộng này.

- GV mời một số HS trình bày cách tính của mình.

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.

4 năm 2 tháng = 50 tháng 1,5 giờ = 90 phút

3 ngày rưỡi = 84 giờ 72 phút = 1,2 giờ

- 2 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe

- HS trả lời :

+ Xe ô tô đi từ Hà nội đến Thanh Hoá hết 3giờ 15 phút

+ Xe tiếp tục đi từ Thanh Hoá đến Vinh hết 2 giờ 35 phút.

+ Tính thời gian đi từ Hà Nội đến Vinh.

+ Để tính được thời gian xe đi từ HS nội đến Vinh chúng ta phải thực hiện phép tính cộng:ư

3giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút.

- 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành một cặp thảo luận cách thực hiện phép cộng.

- Một số HS nêu ttrước lớp, HS có thể đưa ra các cách như sau :

22

(23)

- GV nh n xét, khen ng i các cách m HSậ ợ à a ra, sau ó gi i thi u cách t tính

đư đ ớ ệ đặ

nh sau :ư

+ 3giờ 15 phút 2 giờ 35 phút 5 giờ 50 phút

- GV hỏi : Vậy 3giờ 15 phút cộng 2 giờ 35 phút bằng bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút ? - Yêu cầu HS trình bày bài toán.

b, Ví dụ 2

- GV dán băng giấy số đề toán ví dụ 2 và yêu cầu HS đọc.

- GV hỏi :

+ Bài toán cho em biết những gì ?

+ Bài toán yêu cầu em tính gì ?

+ Hãy nêu phép tính thời gian đi cả hai chặng ?

+ Tương tự như cách đặt tính như ở ví dụ 1, em hãy đặt tính và thực hiện phép tính trên.

- GV mời HS nhận xét bài làm của HS trên bảng sau đó hỏi :

+ 83 giây có thể rút gọn không ? Đổi được thành bao nhiêu phút, bao nhiêu giây ? + Như vậy ta có thể viết 45 phút 83 giây thành 46 phút 23 giây.

- GV yêu cầu HS trình bày bài toán.

- GV lưu ý HS về cách thực hiện phép cộng các số đo thời gian :

? Khi cộng số đo thời gian cần cộng như thế nào?

+ Trong trường hợp số đo theo đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì cần làm gì?

+ Đổi ra số thập phân rồi tính.

+ Đổi ra phút rồi tính.

+ Đặt tính rồi tính.

- HS theo dõi cách làm của GV, sau đó thực hiện lại.

- HS nêu : 3giờ 15 phút cộng 2 giờ 35 phút bằng 5 giờ 50 phút.

- 2 HS đọc đề toán cho cả lớp cùng nghe.

- HS nối tiếp nhau trả lời : + Bài toán cho biết :

Chặng thứ nhất đi : 22 phút 58 giây.

Chặng thứ hai đi : 23 phút 25 giây.

+ Bài toán yêu cầu tính thời gian đi cả hai chặng.

+ Phép cộng :

22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây.

+ 1 HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.

+ 22 phút 58 giây 23 phút 25 giây 45 phút 83 giây

- HS nêu : 83 giây = 1 phút 23 giây.

+ Ta thực hiện đặt tính và thực hiện tính. Khi viết số đo thời gian này dưới số đo thời gian kia thì các số có cùng loai đơn vi đo phải thẳng cột với nhau và cộng từng cột như cộng với các số tự nhiên.

+ Sau khi được kết quả, một số đo có đơn vị thấp hơn có thể có thể đổi thành đơn vị cao hơn liền kề nó 23

(24)

3, Luyện tập thực hành Bài tập 1 : SGK(132)

- GV yêu cầu HS mở SGK, đọc yêu cầu đề bài và nêu yêu cầu của đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét bài làm của HS làm trên bảng, sau đó yêu cầu HS dưới lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.

Bài tập 2: SGK(132) - GV mời HS đọc đề toán.

+ Bài tập cho em biết những gì ?

+ Bài toán yêu cầu em tính gì ?

+ Làm thế nào để tính được Lâm đi từ nhà đến viện Bảo tàng Lịch sử hết bao nhiêu thời gian?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét đánh giá HS.

3. Củng cố dặn dò: 3’

? Khi cộng số đo thời gian cần cộng như thế nào

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS

nhưng phải dựa vào bảng đơn vị đo thời gian.

- HS : Bài tập yêu cầu chúng ta thực hiện phép cộng số đo thời gian.

-4 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở bài tập.

- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

a, 7năm 9 tháng + 5năm 6 tháng = 13năm 3 tháng 3giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút

= 9 giờ 37 phút 12 giờ 18 phút + 8 gời 12 phút = 20 giờ 30 phút 4 giờ 35 phút + 8 giờ 42phút = 13 giờ 17 phút - 1 HS đọc cho cả lớp cùng nghe - Bài toán cho biết: Lâm đi từ nhà đến bến xe hết 35 phút, sau đó đi ô tô đến viện bảo tàng lịch sử hết 2 giờ 20 phút .

+ Hỏi Lâm đi từ nhà đến viện Bảo tàng Lịch sử hết bao nhiêu thời gian.

+ Thực hiện phép cộng : 35 phút và 2 giờ 20 phút.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở bài tập.

Bài giải

Thời gian Lâm đi từ nhà đến viện Bảo tàng Lịch sử là :

35 phút + 2 giờ 20 phút = 2 giờ 55 phút

Đáp số : 2 giờ 55 phút + Ta thực hiện đặt tính và thực hiện tính. Khi viết số đo thời gian này dưới số đo thời gian kia thì các số có cùng loai đơn vi đo phải thẳng cột với nhau và cộng từng cột như cộng với các số tự nhiên.

24

(25)

Tiết 4: Kể chuyện

Tiết 25: VÌ MUÔN DÂN

I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.

2. Kĩ năng:

- Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC .

- Tranh minh hoạ trang 73 SGK.

III - CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC .

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A, Kiểm tra bài cũ: 4’

- Yêu cầu HS kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em chứng kiến hoặc tham gia.

- Nhận xét, đánh giá HS.

B, Dạy - học bài mới: 32’

1, Giới thiệu bài: Trực tiếp

- 2 HS kể chuyện trước, cả lớp nghe và nhận xét.

2, GV kể chuyện

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, đọc thầm các yêu cầu trong SGK.

- GV kể lần 1: Giọng thong thả, chậm rãi.

- Viết bảng và giải thích các từ.

+Tị hiểm,Quốc công Tiết chế, Chăm pa, bấy giờ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận ngày nay) , Sát thát: Giết giặc Nguyên.

- Giải thích sơ đồ quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện trên bảng phụ.

- GV kể lần 2: vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.

3, Hướng dẫn kể chuyện.

a) Kể chuyện trong nhóm.

- Yêu cầu HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, nêu nội dung của từng tranh.

- Gọi HS phát biểu. GV kết luận, ghi nhanh lên bảng.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, tìm nội dung chính của từng tranh.

- HS nối tiếp nhau phát biểu, bổ sung về nội dung chính của từng tranh, cho hoàn chỉnh + Tranh 1: Cha của Trần Quốc Tuấn trước khi qua đời dặn con phải giành lại ngôi vua. Trần Quốc Tuấn không cho điều đó là phải, nhưng thương cha nên gật đầu.

+ Tranh 2: Năm 1284, giặc Nguyên sang xâm lược nước ta.

+ Tranh 3: Trần Quốc Tuấn mời Trần Quang Khải xuống thuyền của mình ở bến Đông để cùng nhau bàn kế đánh giặc.

+ Tranh 4: Trần Quốc Tuấn tự tay dội nước tắm cho Trần Quang Khải, khéo léo 25

(26)

cởi bỏ mâu thuẩn gia tộc.

+ Tranh 5: Theo lời Trần Quốc Tuấn, vua mở hội nghị Diên Hồng triệu tập các vị bô lão từ mọi miền đất nước.

+ Tranh 6: Cả nước đoàn kết một lòng nên giặc Nguyên bị đánh tan.

- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm

- Yêu cầu HS: Sau khi các bạn trong nhóm đều đã được kể, các em hãy cùng trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.

b) Thi kể chuyện trước lớp.

- Tổ chức cho các nhóm thi kể chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp.

- Nhận xét, đánh giá HS.

- Tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện.

- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.

- Nhận xét, đánh giá HS.

c) Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

+ Câu chuyện kể về ai?

+ Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì?

+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?

+ Câu chuyện khiến em suy nghĩ gì về truyền thống đoàn kết của dân tộc?

+ Chuyện gì xảy ra nếu vua tôi nhà Trần không đoàn kết chống giặc?

3. Củng cố - Dặn dò: 4’

+ Em biết những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nào nói về truyền thống đoàn kết của dân tộc?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS

- 4 HS tạo thành 1 nhóm. Khi 1 HS kể các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, sửa lỗi cho bạn.

- HS hỏi- đáp trong nhóm về ý nghĩa câu chuyện.

- 2 nhóm HS thi kể, mỗi nhóm 6 HS nối tiếp nhau kể chuyện.

- HS cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm kể tốt, bạn kể hay.

- 3 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.

- HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu và bình chọn bạn kể hay nhất.

+ Câu chuyện kể về Trần Hưng Đạo.

+ Câu chuyện giúp em hiểu về truyền thống đoàn kết, hoà thuận của dân tộc ta.

+ Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xoá bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc.

+ Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Nhờ đoàn kết chúng ta đã chiến thắng được kẻ thù.

+ Nếu không đoàn kết thì mất nước.

-VD: máu chảy ruột mền, một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công.

Ngày soạn: 13/03/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 18 tháng 3 năm 2021 26

(27)

Tiết 1: Thể dục (GV bộ môn dạy)

--- Tiết 2: Toán

Tiết 124: TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết cách thực hiện phép trừ số đo thời gian.

2. Kỹ năng:

- Biết thực hiện phép trừ số đo thời gian. Vận dụng giải các bài toán đơn giản.

Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1 ; Bài 2.

3. Thái độ:

- Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.

II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III - CÁC HOẠT Đ ỘNG D Y H C Ạ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A, Kiểm tra bài cũ: 5’

- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập 1 và 2 của tiết trước.

- GV chữa bài, nhận xét đánh giá HS.

B, Dạy học bài mới: 32’

1, Giới thiệu bài: Trực tiếp

2, Hướng dẫn thực hiện phép trừ các số đo thời gian

a, Ví dụ 1

- GV dán băng giấy có đề bài toán của ví dụ 1 và yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV hỏi :

+ Ô tô khởi hành từ Huế vào lúc nào ? + Ô tô đến Đà Nắng vào lúc nào ? + Muốn biết ô tô đi từ Huế đến Đà Nắng mất bao nhiêu thời gian ta làm như thế nào?

- GV yêu cầu : Đó là một phép trừ số đo thời gian. Hãy dựa vào cách thực hiện phép cộng các số đo thời gian để đặt tính và thực hiện phép trừ trên.

- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp, sau đó giảng lại cách thực hiện phép trừ trên cho HS.

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.

- HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

- 2 HS đọc to cho cả lớp cùng nghe.

- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.

+ Ô tô khởi hành từ Huế lúc 13 giờ 10 phút.

+ Ô tô đến Đà Nắng vào lúc 15 giờ 55 phút.

+ Chúng ta phải thực hiện phép tính trừ 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài giấy nháp.

15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút 2 giờ 45 phút 27

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài tập 1: SGK(77): Hãy thay thế các từ lặp lại trong mỗi câu văn của đoạn văn sau bằng những từ ngữ có giá trị tương đương để đảm bảo liên kết mà không lặp lại từ

Cuéc khëi nghÜa tuy kh«ng thµnh c«ng nh ng tÊm g ¬ng anh dòng cña TriÖu ThÞ Trinh s¸ng m·i víi non s«ng, ®Êt n íc... TriÖu

2. Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước... 1.Tìm những từ ngữ được lặp lại để liên

Liên kết câu trong bài bằng từ ngữ nối là dùng các từ ngữ có tác dụng kết nối để liên kết các câu, các đoạn trong bài. Các từ ngữ có tác dụng kết nối như : nhưng,

Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm ( chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một

• Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước... Tìm những từ ngữ được lặp lại để liên kết

khác nhau của đền Thượng. Trường Tiểu học Đức Giang.. Nếu ta thay được dùng lặp lại từ bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì 2 câu trên có còn gắn bó

Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc ta có thể dùng…… hoặc từ ngữ thay thế cho những từ ngữ đã dung ở câu