• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế.

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế."

Copied!
97
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

......

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TẠI XÍ NGHIỆP CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ

NGUYỄN ĐĂNG HỢP

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

......

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TẠI XÍ NGHIỆP CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN ĐĂNG HỢP LỚP: K51C QTKD

Giảng viên hướng dẫn:

PGS.TS NGUYỄN KHẮC HOÀN

Huế, 01/2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô Trường Đại Học Kinh Tế- Đại Học Huế, cảm ơn quý thầy cô khoa Quản Trị Kinh Doanh. Bản thân em nhận được sự truyền đạt và giúp đỡ về mọi mặt từ quý thầy cô trong quá trình học tập tại giảng đường, là điều mà em vô cùng trân quý vì nó chính là nền tảng vững chắc cho em trong suốt chặng đường còn lại. Và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn - PGS.TS Thầy Nguyễn Khắc Hoàn, người đã nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện báo cáo thực tập này.

Để có được bài báo cáo này và hoàn thành một cách trọn vẹn. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các anh chị trong Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình em thực tập tại công ty.

Bên cạnh đó em xin gửi lời cảm ơn tới chị Lê Thị Thu Hiền - Bộ phận tổ chức lao động tiền lương đã trực tiếp hướng dẫn, giúp em hiểu rõđược những vấn đề liên quan. Cảm ơn chị đã luôn sát sao chỉ dẫn em trong suốt quá trình triển khai cho tới lúc hoàn thành đềtài.

Trong quá trình thực tập và trong quá trình hoàn thành bài báo cáo, bản thân em cũng khó tránh khỏi những sai sót, em rất mong quý thầy cô bỏ qua.

Đồng thời từ những chủ quan của bản thân và trình độ lý luận chưa được hoàn chỉnh cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từquý thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô tại trường Đại học Kinh tếHuế, quý anh chịtại Công ty cổDệt May Huế.

Huế, tháng 1 năm 2021 Sinh viên thực hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của đềtài nghiên cứu ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

2.1. Mục tiêu chung...2

2.2. Mục tiêu cụthể...2

3. Đối tượng nghiên cứu...2

4. Phạm vi nghiên cứu...2

5. Phương pháp nghiên cứu...2

5.1. Phương pháp thu thập thông tin ...2

5.2. Phương pháp xửlý sốliệu...3

6. Cấu trúc đềtài ...3

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ...5

CHƯƠNGI: TỔNG QUAN VỀVẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...5

1.1. Cơ sởlý luận ...5

1.1.1. Một sốkhái niệm...5

1.1.1.1. Lao động...5

1.1.1.2. Tổchức lao động...5

1.1.1.3. Tổchức lao động khoa học ...6

1.1.2. Nhiệm vụ, vai trò và ý nghĩa của tổchức lao động khoa học ...6

1.1.2.1. Nhiệm vụcủa tổchức lao động khoa học ...6

1.1.2.2. Vai trò của tổchức lao động khoa học...7

1.1.2.3. Ý nghĩa của tổchức lao động khoa học ...8

1.1.3. Nguyên tắc của tổchức lao động khoa học...9

1.1.4. Nội dung của tổchức lao động khoa học...10

1.1.4.1. Phân công lao động ...10

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.1.4.2. Hợp tác lao động ...14

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổchức lao động khoa học ...17

1.1.5.1. Môi trường bên ngoài...17

1.1.5.2. Môi trường bên trong ...19

1.1.6. Đặc điểm của lao động trong xí nghiệp dệt may...20

1.2. Cơ sởthực tiễn ...21

1.2.1. Thực tiễn nghiên cứu và áp dụng công tác tổchức lao động khoa học ...21

1.2.2. Một số hướng nghiên cứu của tổchức lao động khoa học hiện đại trên thếgiới 21 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TỔCHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TẠI XÍ NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔPHẦN DỆT MAY HUẾ...24

2.1. Giới thiệu vềCông ty Cổphần Dệt May Huế...24

2.1.1. Thông tin khái quát ...24

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ...24

2.1.2.1. Quá trình hình thành...24

2.1.2.2. Những thành tích tiêu biểu ...26

2.1.2.3. Thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh...27

2.1.3. Định hướng phát triển ...28

2.1.3.1. Tầm nhìn công ty ...28

2.1.3.2. Sứ mệnh của Huegatex...29

2.1.3.3. Giá trịcốt lõi Công ty...29

2.1.3.4. Triết lý kinh doanh ...29

2.1.3.5. Mục tiêu hoạt động của công ty ...30

2.1.4. Mô hình quản trị, tổchức kinh doanh và bộmáy quản lý ...30

2.1.4.1. Cơ cấu bộmáy quản lý...31

2.1.4.2. Mô hình quản trị...32

2.1.5. Giới thiệu vềNhà máy May số1 của Công ty...33

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.1.6.1. Kết quảsản xuất kinh doanh ...35

2.1.6.2. Tổchức quản lí điều hành ...36

2.1.6.3. Tình hình laođộng ...36

2.2. Phân công và hợp tác lao động...38

2.3. Bốtrí ca kíp ...50

CHƯƠNGIII: MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TẠI XÍ NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔPHẦN DỆT MAY HUẾ...53

1. Giải pháp chung ...53

2. Giải pháp về phân công lao động...55

3. Giải pháp vềhợp tác lao động...56

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...59

1. Kết luận ...59

2. Kiến nghị...59

2.1. Đối với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế...59

2.2. Đối với Ban Giám đốc Công ty Cổphần Dệt May Huế...60

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...61

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm 2020...35

Bảng 2: Tình hình laođộng 6 tháng cuối năm 2020...36

Bảng 3: Tổng hợp về lao động của nhà máy...37

Bảng 4: Số lao động trong các tổ Nhà máy May 1 ...38

Bảng 5: Bố trí lao động và máy móc tại quy trình may của nhà máy...44

Bảng 6: Bố trí lao động và máy móc tại khâu triển khai sản xuất...45

Bảng 7: Bố trí lao động và máy móc chi tiết tại 3 công đoạn trong khâu triển khai sản xuất...46

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của Công tyCổ phần Dệt May Huế...31 Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức của Nhà máy May số 1...33 Sơ đồ 3: Bố trí không gian nhà máy và đường di chuyển để hoàn thành 1 sản phẩm...40 Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất may...43 Sơ đồ 5: Bố trí thời gian làm việc trong ngày...51

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TP : Thành phẩm

BTP : Bán thành phẩm P.TGĐ : Phó Tổng Giám đốc GĐĐH : Giám đốc Điều hành HĐQT : Hội đồng Quản trị NPL : Nguyên phụ liệu XNK : Xuất nhập khẩu

CN : Chi nhánh

KD : Kinh doanh

LĐTBXH : Lao động -Thương binh vàXã hội LĐLĐVN : Liên đoàn Lao động Việt Nam

VCCI : Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Việc sửdụng có hiệu quảcác nguồn lực: Tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nguồn vốn và tiến bộ khoa học - kỹ thuật có quyết định rất lớn đến sự phát triển và thành công của một nền kinh tế. Trong các nguồn lực đó thì nhân tố được coi là quan trong nhất và có yếu tố quyết định nhất là yếu tố con người. Nguồn lực lao động là nguồn lực đặc biệt và quý báu nhất của một quốc gia.Lao động là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, nó có ý nghĩa quyết định trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Lao động có vai trò quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nó giúp tăng khảnăng cạnh tranh và thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.

Sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, khai thác tối đa tiềm năng của mỗi người lao động là một nhiệm vụcũng như một yêu cầu tất yếuđối với công tác tổchức lao động. Nâng cao hiệu quảhoạt động tổchức lao động là một đòi hỏi khách quan của hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Tổ chức lao động có tác dụng rất lớn đến hiệu quảsản xuất kinh doanh. Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tếthị trường thì phải thực hiện hợp lý công tác này.

Công ty cổ phần Dệt may Huế là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, tuy là một công ty có uy tín và có thương hiệu trên thị trường chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm sợi, vải dệt kim, hàng may mặc, nguyên phụliệu, thiết bị ngành dệt may... Tuy nhiên, trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay công ty cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các công ty cùng ngành. Do đó, đểkhẳng định vị thếcủa mình trên thị trường thì công ty phải làm tốt công tác quản lý nguồn nhân lực nói chung và công tác tổchức lao động nói riêng cho các xí nghiệp của mình sao cho khoa học và hợp lý nhất.

Nhận thấy rõ vai trò to lớn của công tác tổchức lao động tới hiệu quảkinh tếcủa Công ty cổ phần Dệt may Huế, đặc biệt là tới các xí nghiệp trong công ty. Em quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích tình hình tchức lao động khoa hc ti xí nghip ca Công ty cphn Dt may Huế”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng tổchức lao động tại Nhà máy may số 1, đềxuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảsửdụng lao động tại Công ty.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Hệthống hóa 1 sốlý luận cơ bản vềtổchức lao động khoa học.

Phân tích, đánh giá tình hình tổ chức lao động khoa học tại Nhà máy may số1, đặc biệt chú trọng đến tình hình tổchức lao động khoa họcở công đoạn triển khai sản xuất may.

Đưa ra một số giải pháp giúp công tác tổ chức lao động khoa học tại Nhà máy may số1 cũng như Công tyhiệu quả hơn.

3. Đối tượngnghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tình hình tổchức lao động khoa học tại Nhà máy may số 1 thuộc Công ty Cổphần Dệt May Huế.

4. Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu: Nhà máy may số1 thuộc Công ty Cổphần Dệt May Huế.

Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu là tại thời điểm thực tập (01/11/2020 - 01/01/2021).

5.Phương pháp nghiên cứu

5.1.Phương pháp thu thập thông tin

 Phương pháp chuyên gia: Tiến hành thu thập ý kiến từnhững người có kinh nghiệm trong công tác tổchức lao động khoa học và những người thực hiện nó trong Nhà máy may số 1. Đó là:

+ Chuyên viên lao động tiền lương Nhà máy may số1.

+ Tổ trưởng tổCông nghệNhà máy may số1.

+ Tổ trưởng của tổHoàn thành, tổ trưởng của tổKỹthuật, tổ trưởng của tổMay

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

+ Ngoài ra, còn có một sốcông nhân làm việc lâu năm ởcác bộphận được nghiên cứu.

Những câu hỏi xin ý kiếnluôn được chuẩn bị trước, sẽcó những câu hỏi phát sinh trong quá trình thu thập ý kiến. Thời gian xin ý kiến là những lúc nhàn rỗi của các chuyên gia.

 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Lấy ý kiến cá nhân của từng người lao động trong Nhà máy may số1 cho vấn đề có liên quan đến tổchức lao động khoa học.

+ Cỡmẫu: 300 (lao động).

+ Thời gian thu thập: Vào những lúc ăn trưa và những lúc nghỉ ngơi của các lao động trong Nhà máy may số1.

 Những sốliệu được lấy chủyếuvào giai đoạn 6 tháng cuối năm 2020 do Văn phòng Nhà máy số1 cung cấp. Thời gian lấy: Sáng thứ 7 mỗi tuần trong thời gian thực tập.

5.2. Phương pháp xử lý số liệu

 Đối với các thông tin định tính:

+ Ghi chép lại, tiến hành quan sát, so sánh với những gì mà các chuyên giađã trình bày.

+ Xử lý logic bằng việc đưa ra những phán đoán về bản chất của các sựkiện, đồng thời thểhiện sựliên hệlogic của các sựkiện.

 Đối với thông tin định lượng:

+ Ghi chép lại, tiến hành quan sát, so sánh với những gì mà các chuyên giađã trình bày.

+ Các sốliệu chủyếu vào giai đoạn 6 tháng cuối năm 2020 do Văn phòng nhà máy số1 cung cấp sẽ được tổng hợp, phân tích và chọn lọc ra những nội dung cần thiết trong bài.

6. Cấu trúc đề tài

Đềtài gồm có 3 phần chính:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

 Phần 1: Đặt vấn đề

 Phần 2: Nội dung và kết quảnghiên cứu - Chương I: Tổng quan vềvấn đềnghiên cứu

- Chương II: Tình hình tổchức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty Cổ phần Dệt May Huế

- Chương III: Một sốgiải pháp nhằm nâng cao công tác tổchức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty Cổphần Dệt May Huế

 Phần 3: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Lao động

Lao động là hoạt động có mục đích của con người giúp con người tồn tại và phát triển, nhờ có lao động mà các nhu cầu vềvật chất và tinh thần được đáp ứng. Có nhiều định nghĩa khác nhau về lao động.

“Lao động là một hoạt động có ý thức của con người; trong quá trình lao động, con người sử dụng các công cụ lao động để tác động vào tự nhiên, sửdụng tự nhiên để tạo nên các giá trịsửdụng cần thiết cho việc thoảmãn các nhu cầu của mình”[6].

“Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội”[7].

“Lao động là hoạt động có mục đích của con người và luôn gắn liền với một quá trình”[3, Tr.18].

Dù được định nghĩa như thế nào hay dưới hình thức nào đi chăng nữa thì lao động luôn gắn với một quá trình nhất định. Khi nói đến quá trình laođộng thì2 phương diện luôn được xét đến đầu tiên đó là:

Vềphương diện vật chất: Dưới bất kỳhình thức kinh tế- xã hội nào thì quá trình lao động muốn tiến hành được phải bao gồm đủ3 yếu tố: công cụ lao động - đối tượng lao động và bản thân lao động.

Về phương diện xã hội: Tính xã hội, tính tập thể của lao động xuất hiện khi có mối quan hệqua lại giữa người với người thông qua quá trình laođộng.

1.1.1.2. Tổ chức lao động

Dưới điều kiện kinh tế - xã hội thì lao động luôn có sự kết hợp các mối quan hệ lao động với nhau để đạt được một mục đích nào đó sau đó thu được kết quảnhất định, do đó phải tổchức lao động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Tổ chức lao động được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiều đều đi đến một thống nhất:“Tổchức quá trình hoạt động của con người, trong sự kết hợp của ba yếu tốcủa quá trình laođộng và các mối quan hệqua lại giữa những người lao động với nhau nhằm đạt được mục đích của quá trình laođộng” [3, Tr.7].

Thực chất, tổ chức lao động là hệ thống các sắp xếp, bố trí hoạt động lao động của con người sao cho đạt được năng suất cao nhất mà vẫn sử dụng đầy đủ tư liệu sản xuất và vẫn đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

1.1.1.3. Tổ chức lao động khoa học

Lịch sử đã cho thấy, lao động chỉ thực sự đạt hiệu quả tối ưu khi được thực hiện đúng phương pháp dựa trên cơ sở khoa học. Do vậy, tổchức lao động thực sự là khoa học khi nó được ứng dụng cho những thành tựu khoa học và những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.

Do đó có thể hiểu rằng, tổchức lao động khoa học là việc sử dụng các thành tựu khoa học kỹthuật, kinh nghiệm tiên tiến, đưa ra các phương pháp mới nhằm giảm chi phí, tiết kiệm trong sản xuất, phân công lao động hợp lý... để tăng hiệu quả công việc, hiệu suất lao động (hiệu suất lao động ở đây không phải chỉ là năng suất cao, mà còn phải đảm bảo sức khoẻ cho con người) [10].

Tổ chức lao động khoa học khác với tổ chức lao động ở phương pháp, cách giải quyết và mức độphân tích khoa học các vấn đề. Tổchức lao động khoa học chính là tổ chức lao động ởtrìnhđộ cao hơn tổchức lao động hiện hành.

1.1.2. Nhiệm vụ, vai trò và ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học 1.1.2.1. Nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học

Trong điều kiện xã hội phát triển, tổchức lao động khoa học thực hiện 03 nhóm nhiệm vụsau: kinh tế- tâm sinh lý - xã hội [8]:

Nhiệm vụkinh tế: Phải kết hợp một cách tốt nhất kỹthuật và con người trong quá trình sản xuất để ứng dụng có hiệu quảnhất những tiềm năng lao động và vật chất với

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

mục đích không ngừng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng lao động, giảm giá thành sản phẩm.

Nhiệm vụtâm sinh lý: Tạo điều kiện lao động bình thường, nâng cao sức hấp dẫn và nội dung phong phú của lao động với mục đích đem lại khả năng lao động cao và giữgìn sức khoẻcủa con người.

Nhiệm vụxã hội: Tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện, biến lao động thành nhu cầu sống đầu tiên trên cơ sở dung hoà giáo dục chính trị với giáo dục lao động.

Những nhiệm vụkinh tế, tâm lý và xã hội của tổchức lao động có liên hệchặt chẽvới nhau và đòi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ.

1.1.2.2. Vai trò của tổ chức lao động khoa học

Mỗi một tổchức nói chung và xí nghiệp nói riêng đều có một cơ cấu tổchức nhất định, trong đó tổ chức được chia thành các đơn vị như phòng, ban... Việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụcủa từng bộphận là một điều quan trọng trong việc thực hiện mục đích chung của tổchức. Điều đó đồng nghĩa với việc khi giao bộphận cho cá nhân hay tập thể đảm nhiệm cần xác định rõ ràng nhiệm vụ, công việc cụthểcho họ. Phải đảm bảo đúng người đúng việc, đúng vị trí. Chỉ có như vậy thì việc quản lý mới đạt được hiệu quảcao.

Tổ chức lao động khoa học là một điều kiện quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ chức nói chung và xí nghiệp nói riêng. Một tổ chức nếu thiếu đi sự hợp tác lao động, thiếu đi bầu không khí tổchức lành mạnh, thân thiện, không có văn hóa riêng thì dù cho cơ cấu tổ chức có rõ ràng, các cá nhân được phân công nhiệm vụhợp lý thì tổ chức đó vẫn không đạt được năng suất cao nhất. Đặc biệt, vấn đề phân công lao động, hợp tác lao động, xây dựng văn hóa tổchức... là những nội dung quan trọng nhất của tổ chức lao động khoa học.

Đối với một xí nghiệp, tổchức lao động khoa học có ý nghĩa rất lớn. Tổchức lao động khoa học giúp cho hoạt động của các bộ phận được thống nhất, hoạt động đồng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

bộ, làm việc khoa học. Xí nghiệp nào, tổchức nào phân công tốt, sắp xếp chính xác vị trí cho từng bộphận, từng người lao động thì dĩ nhiên hoạt động quản lý, điều hành sẽ đạt được mục đích đềra.

Tổ chức lao động khoa học ngoài việc giúp nhà quản lý đạt được mục đích quản lý mà còn giúp cán bộ, người lao động tăng thu nhập, góp phần tạo tâm lý hăng say trong công việc góp phần tạo ra môi trường lao động lành mạnh, thúc đẩy tốt đẹp mối quan hệgiữa cá nhân với tập thể lao động, người lao động với nhà quản lý.

1.1.2.3. Ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học

Ý nghĩa của tổchức lao động được thểhiệnởhai mặt sau [5, Tr.9]:

Vềmặt kinh tế:

Tổ chức lao động khoa học cho phép nâng cao năng suất lao động, tăng cường hiệu quảsản xuất nhờ tiết kiệm lao động sống và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn vật tư, trang thiết bị, nguyên vật liệu hiện có. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm giảm hoặc thậm chí loại trừ hẳn nhu cầu vềvốn đầu tư cơ bản, vì nóđảm bảo tăng năng suất nhờ áp dụng các phương pháp tổ chức các quá trình lao động hoàn thiện nhất.

Đồng thời nó cũng có tác dụng trong việc thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện kỹthuật và công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ kỹthuật hóa quá trình lao động và đó chính là điều kiện để nâng cao năngsuất lao động và hiệu quảsản xuất.

Vềmặt xã hội:

Tổ chức lao động khoa học có tác dụng giảm nhẹ lao động và an toàn lao động, đảm bảo sức khỏe cho người lao động và phát triển con người một cách toàn diện, thu hút con người tự giác tham gia vào quá trình lao động cũng như nâng cao trình độ văn hóa sản xuất thông qua việc áp dụng các phương pháp an toàn và ít mệt mỏi nhất, áp dụng các chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, loại trừ những yếu tố môi trường độc hại, tạo ra những điều kiện lao động thuận lợi ở từng bộ phần sản xuất và tại từng nơi làm việc, bố trí người lao động thực hiện những công việc phù hợp với khả năng và sở

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

1.1.3. Nguyên tắc của tổ chức lao động khoa học

Để đạt được hiệu quả cao trong thực tiễn, tổ chức lao động khoa học cần phải tuân thủ5 nguyên tắc sau:

Thứnhất, nguyên tắc vềtính khoa học của các biện pháp.

Trước hết phải thiết kế và áp dụng dựa trên cơ sở vận dụng các kiến thức khoa học (thểhiệnở sự sử dụng các nguyên tắc khoa học, các tiêu chuẩn, các phương pháp, các quy định...). Các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội sẽ được các biện pháp tổ chức lao động khoa học đáp ứng. Ngoài ra, các biện pháp này còn phải có tác dụng phát hiện và khai thác khả năng dựtrữ để nâng cao năng suất lao động, là cơ sở đểthỏa mãn các nhu cầu ngày càng tăng của con người thông qua việc làm cho người lao động.

Thứhai, nguyên tắc vềtính tổng hợp của việc áp dụng các biện pháp.

Trong các sự việc và vấn đề cần phải nghiên cứu mối quan hệqua lại hữu cơ với nhau, quan hệgiữa bộphận với toàn bộvà xem xét trên nhiều mặt, chứ không tách rời.

Thứba, nguyên tắc về tính đồng bộcủa biện pháp.

Khi thực hiện các biện pháp tổ chức lao động khoa học thì cần phải triển khai đồng bộcác vấn đềcó liên quan với nhau.

Đểnguyên tắc này được thực hiện đúng đắn thì cần phải có sựtham gia, phối hợp đồng bộcủa các bộ phận có liên quan trong tổ chức, sự thống nhất hoạt động của các cán bộlãnh đạo.

Thứ tư,nguyên tắc vềtính kếhoạch của công tác tổchức lao động khoa học.

Tất cảcác biện pháp tổchức lao động khoa học trong tổchức phải được kếhoạch hóa trên cơ sở những nguyên tắc và phương pháp khoa học. Ngoài ra, các biện pháp này phải có tác dụng trực tiếp nâng cao chất lượng các chỉtiêu trong kếhoạch tổchức.

Thứ năm, nguyên tắc về tính quần chúng của việc xây dựng và áp dụng biện pháp.

Khi áp dụng các biện pháp tổ chức lao động khoa học cần phải thu hút được sự tham gia của quần chúng, tận dựng được các sáng kiến, sự sáng tạo của quần chúng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Người lao động được xem là trung tâm của quá trình sản xuất, theo quan điểm đó mà người lao động phải được tham gia vào quá trình tạo nên những điều kiện lao động tốt cho chính mình.

Trên cơ sở các nguyên tắc đó, việc thực hiện và áp dụng tổ chức lao động khoa học trong thực tiễn phải kết hợp một cách linh hoạt và mềm dẻo, không vận dụng cứng nhắc để đạt được những hiệu quảcao nhất.

1.1.4. Nội dung của tổ chức lao động khoa học 1.1.4.1. Phân công lao động

Một nhân tốcốt yếu đểthực hiện tổchức lao động một cách khoa học đó là phân công lao động một cách hợp lý. Tức có thểnói rằng muốn tổchức lao động một cách khoa học thì không thểnào thiếu phân công lao động.

“Phân công lao động là sự phân chia lao động đểsản xuất ra một hay nhiều sản phẩm nào đó mà phải qua nhiều chi tiết, nhiều công đoạn cần nhiềungười thực hiện”

[9].

“Phân công lao động là việc phân chia quá trình laođộng hoàn chỉnh thành nhiều phần việc nhỏvà giao một phần việc cho một hoặc một số người lao động chịu trách nhiệm thực hiện. Kết quả lao động của mỗi người lao động chỉ là một bộphận trong thành quả lao động chung, hoàn chỉnh của cảtập thể lao động” [3, Tr.76].

Trong một doanh nghiệp, quá trình lao động hoàn chỉnh là quá trình biến nguyên phụ liệu ban đầu thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Phân chia quá trình lao động là việc phân chia cho một bộ phận hay cá nhân các nhiệm vụ, chức năng hay phần công việc trong quá trình laođộng hoàn chỉnh.

Trong mỗi thời kỳ hoạt động và phát triển thì doanh nghiệp luôn có những mục tiêu, nhiệm vụ hay chức năng cụ thể phù hợp chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Do đó, việc phân chia quá trình lao động cũng sẽ thay đổi sao cho phù hợp qua mỗi thời kỳhay thời điểm hoạt động của doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

- Xác định yêu cầu kĩ thuật mà con người phải đáp ứng.

- Xây dựng danh mục các nghề nghiệp của xí nghiệp, hướng nghiệp, tuyển chọn cán bộ, công nhân cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất.

- Bốtrí cán bộ, công nhân theo đúng những yêu cầu của công việc.

Phân công lao động phải đảm bảo sự phù hợp giữa công việc, con người và công nghệ.

Để phân công lao động thu lại được kết quảthì phân công laođộng phải thực hiện một sốnguyên tắc sau:

Thứ nhất, phải đảm bảo sự phù hợp giữa tổchức lao động khoa học với quy trình sản xuất công nghệvà với trìnhđộphát triển của lực lượng sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, phải xuất phát từ yêu cầu của công việc trong sản xuất, kinh doanh để lựa chọn con người vào vị trí thích hợp nhất thông qua phấn dấu, đào tạo, phát triển hay thuyên chuyển.

Thứ ba, đảm bảo sự phân công lao động phù hợp với đặc điểm và khả năng của từng người. Phân công lao động phải nhằm mục đích phát triển toàn diện con người trên cơ sở nội dung công việc luôn phong phú, hấp dẫn, phát huy được tính sáng tạo trong sản xuất kinh doanh.

Trong doanh nghiệp, phân công lao động có các nội dung sau [4, Tr.20-21]:

Thứ nhất, xác định những yêu cầu kỹ thuật của công việc và đòi hỏi người lao động phải đáp ứng.

Thứ hai, xây dựng danh mục những nghề nghiệp của xí nghiệp, thực hiện một cách khách quan việc hướng nghiệp, tuyên truyền, tuyển chọn cán bộ, công nhân theo những yêu cầu của sản xuất.

Thứ ba, thực hiện bố trí cán bộ, công nhân vào đúng yêu cầu của công việc, áp dụng những phương pháp có hiệu quảvềmặt huấn luyện. Sử dụng hợp lý những người đãđược đào tạo, bồi dưỡng tiếp những người có khả năng phát triển, đào tạo lại những người không phù hợp với công việc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Có ba hình thức phân công lao động:

Thứ nhất, phân công lao động theo chức năng: Là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các công việc khác nhau thành những chức năng lao động nhất định, căn cứvào vịtrí và chức năng chính của xí nghiệp, bao gồm 3 loại sau:

- Theo chức năng quản lý: quản lý nhân lực, quản trị sản xuất, tài chính kếtoán, marketing...

- Theo mức độ tác động vào quá trình làm thay đổi đối tượng lao động, bao gồm:

+ Lao động trực tiếp: gồm những người trực tiếp làm việc như công nhân sản xuất, bán hàng...

+ Lao động gián tiếp: là những người quản lý, lãnh đạo, quản lý tác nghiệp, chuyên gia, những lao động thừa hành và phục vụ...

- Theo sự khác nhau về đối tượng quản lý: quản lý kinh tế, quản lý hành chính, quản lý kĩ thuật.

Tác dụng của phân công lao động theo chức năng là giúp cho người lao động làm việc đúng phạm vi trách nhiệm của mình không hao phí thời gian vào những việc không đúng chức năng và nhờ đó mà đạt năng suất lao động cao.

Thứ hai, phân công lao động theo công nghệ: Là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các loại công việc khác nhau theo tính chất của quy trình công nghệ thực hiện chúng. Tùy theo mức độ của chuyên môn hóa, phân công lao động theo công nghệ được chia thành hai loại:

- Phân công lao động theo đối tượng: Là hình thức phân công trong đó một công nhân hay một nhóm công nhân thực hiện một tổnhóm các công việc tương đối trọn vẹn chuyên chế tạo một sản phẩm hoặc một chi tiết nhất định của sản phẩm. Đây là hình thức phân công đơn giản, dễ thực hiện nhưng cho năng suất lao động không cao, thường được áp dụng trong sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ hoặc thủ công.

-Phân công lao động theobước công việc: Là hình thức phân công trong đó mỗi công

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Hình thức này sử dụng phổ biến trong sản xuất hàng loạt, là sự phát triển sâu hơn của phân công lao động theo đối tượng.

+ Ưu điểm của hình thức này đó là máy móc thiết bị được tận dụng tối đa hóa, tạo điều kiện để doanh nghiệp cơ giới hóa, cơ khí hóa. Sự chuyên môn hóa làm cho kĩ năng người lao động cao hơn từ đó chất lượng sản phẩm tăng và năng suất lao động cũng tăng. Hình thức này còn tiết kiệm lao động tối đa, giảm thời gian lãng phí, nâng cao chất lượng của tổchức lao động khoa học.

+ Nhược điểm của hình thức này đó là có thể làm xuất hiện sự đơn điệu, nhàm chán do phân chia quá nhỏquá trình sản xuất.

Thứ ba, phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc: Là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các công việc khác nhau tùy theo tính chất phức tạp của nó. Hình thức này nhằm sử dụng trình độ lành nghề của công nhân phù hợp với mức độ phức tạp của công việc. Ứng với những mức độ phức tạp khác nhau của công việc là sự khác nhau vềtrìnhđộ lành nghềcủa công nhân. Trìnhđộlành nghề của công nhân được thểhiện qua:

+ Sựhiểu biết của công nhân vềcông nghệ, vềthiết bị.

+ Kĩ năng lao động và kinh nghiệm sản xuất: Cấp bậc công nhân nhỏ hơn hoặc bằng cấp bậc công việc, cấp bậc công nhân được xác định qua thi nâng bậc.

Hình thức phân công lao động này cho phép sử dụng hợp lý cán bộ, công nhân.

Tạo điều kiện nâng cao trình độ lành nghề, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo điều kiện thù lao lao động hợp lý.

Hệsố phân công lao động (Kpc): Kpc= 1 -∑tk/ (Tca× n) Trong đó:

 Tca: Thời gian làm việc của một ca làm việc.

 n: Số người lao động của nhóm được phân tích.

 tk: Thời gian lao động làm việc không đúng nhiệm vụ được phân công.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

 Kpc: Hệ số phân công lao động, phản ánh mức độ chuyên môn hóa lao động.

Tỉ lệ: ∑tk / (Tca × n) (luôn < 1), càng nhỏthì thời gian làm đúng công việc được giao càng cao, thểhiện tính chuyên môn hóa lao động càng cao.

Kpc= 1: Tất cảmọi người lao động đều làm đúng công việc.

1.1.4.2. Hợp tác lao động

Một quá trình lao động diễn ra với nhiều công đoạn mà muốn hoạt động một cách trơn tru thì không chỉcó sự phân công lao động trong tập thể là đủmà cần phải có thêm một yếu tốkhácđó chính là hợp tác lao động. Hợp tác lao động giúp quá trình laođộng diễn ra nhanh hơn, một cách suôn sẻ hơn.

“Sự phù hợp các dạng lao động đã được chia nhỏ ra phân công lao động gọi là hiệp tác lao động. Hiệp tác lao động là đòi hỏi tất yếu của ngành chuyên môn hóa lao động. Chuyên môn hóa lao động càng cao hiệp tác càng phải rộng và càng chặt chẽ” [3, Tr.109].

Ý nghĩa của hợp tác lao động được xem xét chủyếuở2 khía cạnh sau [2, Tr.28]:

Ý nghĩa kinh tế: Hợp tác lao động tạo ra sức sản xuất mới cho lao động, với tư cách là lao động tập thể, cho phép sử dụng thời gian lao động và tư liệu sản xuất một cách tiết kiệm và hiệu quả hơn. Nó tạo ra hiệu quả hơn hẳn là lao động riêng lẻ, đặc biệt đối với những loại lao động có tính chất phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của nhiều người. Mặt khác, hợp tác lao động sẽ làm thay đổi điều kiện vất chất ngay cả khi phương pháp lao động và cơ sởkỹthuật không thay đổi.

Ý nghĩa xã hội: Hợp tác lao động làm tăng tính tích cực hơn trong công việc do xuất hiện những động cơ mới, những kích thích mới trong lao động. Mặt khác, hợp tác lao động giúp phát triển mối quan hệ giữa người với người một cách tốt đẹp hơn, qua đó giúp các cá nhân tự hoàn thiện mình hơn, mở rộng các mối quan hệ, tăng tính gắn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Trong một tổ chức nói chung hay một xí nghiệp nói riêng thì hợp tác lao động thường được sửdụng dưới hai hình thức sau:

Thứnhất, hợp tác lao động vềmặt không gian:

Hình thức này được xem xét dưới ba góc độ:

- Không gian trong toàn tổ chức: Xác định được mối quan hệ giữa các công việc trong hệthống chung, hệthống tổng thể và thể hiện thông qua hai dòng thông tin như sau:

+ Theo đường truyền của dòng thông tin quản lý.

+ Theo đường đi của nguyên vật liệu trong quá trình gia công và chế tạo sản phẩm.

Trên cơ sở của hai khía cạnh này sẽ bốtrí các phòng ban, công xưởng một cách hợp lý nhất.

- Không gian trong nội bộ phòng ban: Xác định mối quan hệ về mặt công việc giữa nhóm, tổ, đội trong một bộ phận chuyên trách sao cho mối quan hệ đó tiết kiệm thời gian và hiệu quả đạt được là tối đa.

- Không gian trong tổ nhóm: Là việc xác định sự phối hợp công việc một cách nhịp nhàng, có sự chia sẻ, hỗtrợ, hợp tác giữa các thành viên để đảm bảo công việc của nhóm đạt được mục tiêu đặt ra.

Hình thức thứ ba mang nhiều nội dung của tổ chức lao động, hai hình thức đầu chủyếu mang nội dung của tổchức sản xuất.

Tổ chức sản xuất là hình thức tổ chức lao động tập thể phố biến nhất trong sản xuất, thể hiện rõ nét sự hợp tác lao động trong xí nghiệp. Trong xí nghiệp thường có hai loại tổchức sản xuất là tổsản xuất chuyên môn hóa và tổsản xuất tổng hợp.

- Tổ sản xuất chuyên môn hóa: Gồm những công nhân cùng nghề hoàn thành những công việc có quy trình công nghệgiống nhau .

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

- Tổ sản xuất tổng hợp: Gồm những công nhân có các nghề khác nhau, trình độ chuyên môn khác nhau, nhưng cùng hoàn thành tất cả các bước công việc của quá trình sản xuất. Có thểchia ra ba loại tổsản xuất tổng hợp:

+ Tổ tổng hợp có phân công lao động đầy đủ: Gồm những công nhân có ngành nghềkhác nhau, trìnhđộchuyên môn khác nhau, mỗi người làm những công việc khác nhau theo ngành nghềvà trìnhđộ chuyên môn của mình.

+ Tổtổng hợp có sự phân công lao động không đầy đủ: Gồm những công nhân có ngành nghề khác nhau nhưng mỗi người không chỉ thực hiện những công việc theo chuyên môn hẹp của mình mà còn thực hiện những công việc chung khác.

+ Tổ tổng hợp không có phân công lao động: Gồm những công nhân có diện chuyên môn rộng, mỗi người thực hiện những công việc của tổ.

Thứ hai, hợp tác về mặt thời gian: Là sự tổ chức các ca làm việc trong một ngày đêm, bố trí các ca làm việc hợp lý để tận dụng tối đa máy móc thiết bị đảm bảo sức khỏe của người lao động. Tùy điều kiện công việc của xí nghiệp mà ngày làm việc có thể có một ca, hai ca hoặc ba ca. Khi làm việc ba ca xí nghiệp phải có chế độ đảo ca hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Chế độ đảo ca hợp lý là phải đáp ứng được những yêu cầu của sản xuất và đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Phân công lao động và hợp tác lao động hợp lý là điều kiện nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất. Vì thế khi lựa chọn hình thức phân công và hợp tác lao động cần chú ý phân tích những mặt sau:

+ Loại xí nghiệp: quy mô, đặc điểm...

+ Loại hình sản xuất: thành phần nghề nghiệp, phân công lao động theo chức năng...

+ Trình độ cơ khí hóa và tự động hóa sản xuất: nội dung lao động, chế độ làm việc, nghỉ ngơi...

+ Thành phần, thiết bịcông nghệ: xác định số lượng công nhân chính, phụ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

+ Tính toán hao phí lao động của từng công việc, loại công việc, bước công việc, từng sản phẩm, chi tiết nhằm xác định tỉ lệ hợp lý giữa các ngành nghề, trình độ chuyên môn của công nhân.

Tóm lại có thểthấy rằng, phân công lao động và hợp tác lao động có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Phân công lao động càng sâu thì hợp tác lao động càng rộng. Sự gắn kết, chặt chẽ trong hợp tác lao động phụ thuộc vào việc phân công lao động hợp lý như thế nào. Qua sự hợp tác lao động mà phân công lao động càng thêm hoàn thiện và toàn diện hơn.

Hệsố đo lường hợp tác lao động trong một tổchức / doanh nghiệp (Kht):

Kht= 1–TLp/ Tca Trong đó:

 TLp: Thời gian lãng phí do hợp tác lao động không tốt dẫn đến ngưng trệ hoạt động trong một ca.

 Tca: Thời gian một ca làm việc.

Tỉ lệ: TLp / Tca (luôn < 1), tỉ lệ này càng nhỏ thì sự hợp tác trong tổ chức càng cao.

Kht= 1: Sự hợp tác hoàn hảo trong một tổchức.

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức lao động khoa học 1.1.5.1. Môi trường bên ngoài

Những nhóm tác nhân nằm bên ngoài doanh nghiệp cóảnh hưởng đến công tác tổ chức lao động khoa học có thể kể đến như: Môi trường chính trị và luật pháp, môi trường tự nhiên và cơ sởhạtầng, môi trường kỹthuật và công nghệ...

- Môi trường chính trị và luật pháp: Sự ổn định vềchính trị hay không là nhân tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các quan điểm về chính trị và luật pháp có tác động trực tiếp đến mặt hàng đang kinh doanh và đối tác kinh doanh của doanh nghiệp. Những bộ luật về lao động có quy định

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

rõ ràng về những gì mà người lao động hay doanh nghiệp có thể làm đã ảnh hưởng không ít đến công tác về lao động và đặc biệt là công tác tổchức lao động khoa học.

- Môi trường tự nhiên và cơ sở hạtầng: Nhu cầu cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, cải thiện điều kiện sinh hoạt gần gũi với thiên nhiên, hợp vệ sinh đã trở thành một nhu cầu cơ bản trong lòng cán bộ công nhân viên và người lao động. Môi trường làm việc thoáng mát, sạch sẽ, những khuôn viên tươi mát với nhiều cây xanh sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi giúp giữ gìn sức khoẻ và tăng năng suất cho người lao động. Ngược lại, nếu điều kiện làm việc quáồn ào hay quá ô nhiễm… nó vô tình sẽtạo ra ức chế gây ra tâm trạng dễbị nóng nảy, những mâu thuẫn nảy sinh từ đây gây ảnh hưởng đến hiệu quảtổchức lao động khoa học của doanh nghiệp.

- Môi trường kỹthuật và công nghệ: Sự phát triển về khoa học kỹ thuật và công nghệ vô tình đã buộc người lao động phải bắt kịp tiến độ của nó nếu muốn đạt được năng suất lao động mà doanh nghiệp mong muốn. Bên cạnh những người lao động bắt kịp nhanh chóng với khoa học và công nghệ thì vẫn tồn tại những người lao động tiếp thu chập làmảnh hưởng đến tổng thểphát triển của doanh nghiệp. Do đó, việc sử dụng lao động như thế nào cho hợp lý, không gây tình trạng thừa hay thiếu lao động, gây đình trệsản xuất là nhiệm vụcủa tổchức lao động khoa học [2, Tr.22].

- Môi trường kinh tế: Các yếu tố như sự tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi cơ cấu sản xuất, tiềm năng về kinh tế, tiềm năng về đầu tư, lạm phát, thất nghiệp, các chính sách tiền tệ... tác động đến cách mà doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực của mình, qua đó ảnh hưởng đến công tác tổchức lao động khoa học của doanh nghiệp.

- Môi trường văn hoá - xã hội: Hành vi và cuộc sống của người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp bởi môi trường văn hóa - xã hội, nếu doanh nghiệp quan tâm đúng mực mối quan hệ này thì có thể khiến người lao động làm việc tốt và ngược lại. Qua đó, công tác tổ chức lao động khoa học của doanh nghiệp phải có các biện pháp phù hợp với môi trường văn hoá- xã hộiở địa phương, ởtrong ngành vàởtrên thị trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

1.1.5.2. Môi trường bên trong

Cơ sở vật chất và trình độ khoa học công nghệ, tổ chức và quản lý lao động của doanh nghiệp, số lượng và chất lượng lao động... là những nhân tố bên trong doanh nghiệp có tác động đến công tác tổchức lao động khoa học của doanh nghiệp.

- Số lượng và chất lượng lao động: Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác tổchức lao động khoa học tại doanh nghiệp. Đểsử dụng hiệu quảnguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí lao động... thì cần phải căn cứ vào số lượng và chất lượng của lao động nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh.

- Tổ chức và quản lý lao động: Việc tổ chức lao động khoa học tốt sẽ làm cho người lao động cảm thấy yêu thích công việc đang làm, tạo ra cảm giác thoải mái cho người lao động trong quá trình lao động, góp phần làm tăng năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu quả tổ chức lao động khoa học. Phân công người lao động vào đúng vị trí có công việc phù hợp với khả năng và năng lực của họgiúp họcó thể phát huy được hết năng lực của mình, góp phần tăng sựyêu thích công việc cho họ hơn giúp đảm bảo hiệu suất công việc mà doanh nghiệp yêu cầu. Việc quản lý lao động được thểhiện qua những công tác sau: Đào tạo, tuyển dụng, phát triển, đãi ngộ...

- Kết cấu hàng hoá kinh doanh: Mỗi doanh nghiệp có một mặt hàng hay ngành hàng kinh doanh khác nhau. Điều này trực tiếp ảnh hường đến công tác tổ chức lao động khoa học của doanh nghiệp. Mỗi ngành hàng có yêu cầu riêng về quy trình sản xuất do đó công tác tổ chức lao động khoa học cần được thực hiện phù hợp với các yêu cầu đó đểthuận tiện cho người lao động trong doanh nghiệp.

- Đặc điểm về vốn: Nguồn vốn dồi dào của một doanh nghiệp sẽ được thể hiện trong việc cải thiện cơ sở vật chất kỹthuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn hay dài hạn. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổchức lao động khoa học trong doanh nghiệp.

- Cơ sở vật chất và trìnhđộ khoa học công nghệ: Cơ sở vật chất và trình độ khoa học công nghệcủa một doanh nghiệp góp phần tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện việc làm cho người lao động qua đó nâng cao hiệu quảtổchức lao động khoa học.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Việc tiến hành áp dụng công nghệvà kỹthuật sản xuất tiên tiến giúp người lao động có tâm lý thoải mái hơn trong công việc, nâng cao hiệu quảsử dụng lao động, giảm thiểu thời gian lao động và hao phí thời gian lao động.

- Quy mô cơ cấu hàng hoá kinh doanh:Quy mô cơ cấu hàng hóa quyết định cách thức cũng như biện pháp phù hợp trong công tác tổchức lao động khoa học của doanh nghiệp, nó góp phần giúp người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ của mình từ đó dần hoàn thiện công tác tổchức lao động khoa học trong doanh nghiệp.

1.1.6. Đặc điểm của lao động trong xí nghiệp dệt may

Theo Lê Thị Thu Hiền (2013), lao động trong xí nghiệp dệt may có các đặc điểm sau:

- Số lượng lao động trong ngành dệt may tăng nhanh chóng nhưng trong khi đó đào tạo không tăng nhanh tương ứng như thế. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn hạn chế và số lượng người có trình độ kỹ thuật này còn ít. Những người đã được đào tạo chất lượng thấp, phần lớn họ chưa biết thao tác, hoặc nếu biết thì họ chỉ biết làm theo mà chưa biết nguyên lý vận hành.

- Mối quan hệ giữa chủ sở hữu lao động với người lao động không chặt chẽ và không có ràng buộc rõ ràng. Hợp đồng lao động chỉ mang tính chất tạm thời.

- Năng suất lao động trong ngành dệt may còn thấp là nguyên nhân chủ yếu của thu nhập thấp và sựbiến động lớn về lao động trong các xí nghiệp.

- Ý thức trong lao động còn thấp, phần lớn lao động thiếu tác phong trong công việc, thường xuyên đi làm muộn, không tập trung trong công việc, bỏ việc tùy tiện và thiếu ý thức tiết kiệm, giữ gìn vệsinh trong sản xuất.

- Lao động không ổn định, thường xuyên thay đổi chỗ làm do các vấn đềvề tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm và các phúc lợi không đảm bảo. Tình trạng “nhảy việc”

xảy ra thường xuyên trong các xí nghiệp dệt may.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực tiễn nghiên cứu và áp dụng công tác tổ chức lao động khoa học

Khoa học tổ chức lao động lần đầu tiên được nghiên cứu một cách nghiêm túc vào thế kỷ 19 bởi Frederick Winslow Taylor, cha đẻ của khoa học về động tác trong lao động. Xuất thân là kỹ sư cơ khí làm việc trong nhà máy thép Midvale, nhờ tư duy và đầu óc quan sát, Taylor đã tổng kết được các động tác cơ bản nhất của người công nhân, xây dựng quy trình làm việc tối ưu vềmặt thời gian. Ông còn nghiên cứu và đưa ra những lý thuyết đầu tiên vềkhoa học quản lý.

Ảnh hưởng của thuyết Taylor thật to lớn, nó làm thay đổi hẳn hiệu quả của nền công nghiệp nước Mỹtrong thời gian sau đó. Henry Ford đã ứng dụng thuyết quản lý sản xuất và dây chuyền của Taylor vào nhà máy Ford của mình. Kết quả là Ford Motors đã trở thành tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới hồi đầu thế kỷ 20.

Sau Taylor, nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng đã tham gia nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của tổ chức lao động khoa học, điển hình là Henry Fayol (1841 – 1925), Folet (1868 – 1933), Simon (1916 – 2001)... các công trình của họ làm phát triển môn khoa học này, mở rộng lĩnh vực nghiên cứu cả về mặt tổ chức, nhiều trong số đó cònđượcứng dụng vô cùng hiệu quảtới ngày nay.

1.2.2. Một số hướng nghiên cứu của tổ chức lao động khoa học hiện đại trên thế giới

Thứnhất, tối ưu hoá động tác của người lao động.

Trong quy trình động tác lao động, cần loại bỏ tất cả các động tác thừa, các động tác tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động. Không những thế còn phải sắp xếp trình tự các động tác hợp lý, xây dựng thành tiêu chuẩn và đào tạo cho công nhân. Khi đó, năng suất lao động tăng cao, giá thành sản phẩm hạ và người lao động thực sự vui thích khi làm việc.

Thứhai, cải thiện điều kiện lao động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Điều kiện lao động như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng... có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và tâm sinh lý của người lao động. Theo nghiên cứu của Đại học công nghệHelsinki - Phần Lan, nhiệt độ môi trường tiêu chuẩn của người công nhân là từ 18 - 31ºC, khoảng hiệu quả nhất là từ 21 – 23ºC. Ngoài ngưỡng này, năng suất lao động giảm xuống. Độ ẩm cũng vậy, độ ẩm cao cản trở sự bay hơi của mồ hôi, làm tăng thân nhiệt, là môi trường cho vi khuẩn phát triển, độ ẩm thấp gây khô mũi, nứt nẻda...

Độ ẩm môi trường lý tưởng cho người lao động là 40–60%.

Thứba, kích thích lao động.

Tìm ra nhu cầu thiết yếu của của người lao động sau đó tạo ra các kích thích có lợi giúp tăng năng suất lao động. Từ năm 1914, Henry Ford đã thực hiện hai chính sách: trả công “5 đôla một ngày” và tuần làm việc 40h. Hiệu quả từ chất lượng sản phẩm và năng suất đáng kinh ngạc của công nhân đã chững minh cho luận điểm đúng đắn của ông, vốn bị hoài nghi và chỉtrích rất nhiều.

Thứ tư, sựphân công và hợp tác trong lao động.

Nếu ba hướng nghiên cứu trên quan tâm chủ yếu tới cá thể người lao động thì hướng nghiên cứu về sự phân công và hợp tác trong lao động lại chú trọng về mặt tổ chức tập thể lao động. Chẳng hạn trong công trường xây dựng, có rất nhiều loại công việc, từng loại công việc lại được phân chia nhỏ: công tác chính và công tác phụ, công tác có kỹthuật cao và công tác có kỹthuật đơn giản. Do đó, mỗi tổ thợ đều có cơ cấu với nhiều bậc thợ hỗtrợnhau. Ngoài ra, sự hợp tác lao động thểhiện khi một số tổlao động cùng phối hợp đểtạo ra một sản phẩm: công tác bê tông toàn khối chỉ có thểthực hiện nhờsự phối hợp đầy đủcủa các tổván khuôn, cốt thép và bê tông.

Thứ năm, nghiên cứu mô hình quản lý thích hợp.

Ở mức tổchức cao hơn, cần nghiên cứu tìm ra những mô hình quản lý thích hợp.

Hình thức tổ chức và quản lý của doanh nghiệp phải đảm bảo gắn kết chặt chẽ người lao động với doanh nghiệp đó, chẳng hạn cổ phần hoá. Khi người lao động tìm được

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

được chính người lao động giám sát chặt chẽ, từ hiệu quả sử dụng tài nguyên, chất lượng sản phẩm cũng như bảo vệ môi trường... Kim Woo Choong, người sáng lập ra tập đoàn Daewoo, là bậc thầy trong việc truyền cảm hứng làm việc tới mức: “nếu các công ty khác làm việc từ 9h sáng đến 5h chiều thì nhân viên của chúng tôi làm việc từ 5h sáng đến 9h tối... kết quả là Daewoo chỉ cần 22 năm để phát triển bằng thành quả trong suốt 44 nămcủa công ty khác...”. (Nguồn: Internet)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC LAO ĐỘNGKHOA HỌCTẠI XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ

2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.1.1. Thông tin khái quát

- Tên giao dịch: CÔNG TY CỔPHẦN DỆT MAY HUẾ.

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 3300100628.

- Vốn điều lệ: 100.000.000.000 VNĐ.

- Vốn đầu tư của chủsở hữu: 100.000.000.000 VNĐ.

- Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước, phường Thủy Dương, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Website: www.huegatex.com.vn.

- Mã cổphiếu: HDM.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2.1. Quá trình hình thành

- Công ty CổPhần Dệt May Huế (viết tắt là HUEGATEXCO) được thành lập từ việc Cổphần hóa Công ty Dệt May Huế, thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Năm 1979 hiệp định được ký kết giữa hai Nhà nước Việt Nam - Hungary quyết định sẽ xây dựng một nhà máy sợi tại Việt Nam. Ngày 16/01/1988, Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ra quyết định thành lập nhà máy sợi Huế. Ngày 26/03/1988, nhà máy được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động. Ngày 19/02/1994 thành lập Công ty Dệt May Huế(tên giao dịch: Hue Garment company, viết tắt: Hutexco) thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex) theo quy định 140/CNN của Bộ Công Nghiệp, do Nhà máy Sợi tiếp nhận thêm nhà Máy Dệt Huế. Ngày 26/03/1997, công ty xây dựng thêm nhà Máy Dệt Nhuộm và chính thức khai trương đi vào sản xuất. Cuối năm 1998, quy mô mở rộng thêm một phân xưởng may nên nhà máy này được tách thành hai nhà máy: Nhà máy Dệt Nhuộm và Nhà máy May. Nhà máy khi đi vào sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

Đài Loan... và cả thị trường nội địa. Năm 2002, công ty đã lắp thêm 8.000 cọc sợi cho nhà máy May với thiết bị hiện đại của Đức, Thụy Sĩ, đầu tư thêm nhà máy sợi với 50.000 cọc sợi tại khu công nghiệp Phú Bài. Lúc này, Công ty Dệt May Huếcó 5 thành viên với doanh thu hàng năm đạt trên 300 tỷ đồng: Nhà máy sợi, Nhà máy may 1, Nhà máy dệt nhuộm, Nhà máy dệt khăn, Xí nghiệp cơ điện phụtrợ.

- Căn cứ Quyết định số 169/2004/QĐ-BCN ngày 09/12/2004 và Quyết định số 2722/2005/QĐ-BCN ngày 25/08/2005 của Bộ trưởng BộCông Nghiệp chuyển Công ty Dệt may Huế thành Công ty Cổphần Dệt may Huế, hoạt động theo giấy phép đăng ký số 3103000140 ngày 17/11/2005 và thay đổi lần thứ ba số 3300100628 ngày 17/02/2017 do phòng Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp - SởKếhoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huếcấp.

- Niêm yết trên sàn Upcom ngày 29/12/2009. Ngày giao dịch chính thức 21/01/2010 theo Thông báo số 15/TB-SGDCKHN ngày 11/01/2010 của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.

- Thực hiện Nghịquyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016, Công ty đã tiến hành chào bán cổphần tăng vốn điều lệtừ 50 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 10/11/2016 do phòng Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp - SởKếhoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huếcấp.

- Hiện tại, Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộkỹthuật và công nhân lành nghề, tạo ra sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008. Bên cạnh đó, Công ty cũng được chứng nhận về Trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội trong sản xuất hàng may mặc (SA - 8000) của các khách hàng lớn tại Mỹ như: Perry Ellis, Sears, Hansae, Li &

Fung, JC Penny, Kohn, Valley View, Regatta... có chứng nhận của tổ chức WRAP và chương trình hợp tác chống khủng bố của Hải Quan Hoa Kỳ và Hiệp hội thương mại (CT-PAT).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

2.1.2.2. Những thành tích tiêu biểu

+ Năm 2019: Cờ thi đua của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Cờ thi đua sản xuất của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Danh hiệu Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động ngành Dệt May Việt Nam.

+ Năm 2018: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng bằng khen đơn vị thi đua xuất sắc, Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động.

+ Năm 2017: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc, tiếp tục được vinh danh danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động lần thứ tư, Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động.

+ Năm 2016: Công ty nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Thừa Thiên Huếtặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc, tiếp tục được vinh danh danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động lần thứ ba liên tiếp, Giấy khen của Cục Hải quan Thừa Thiên Huế, Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động.

+ Năm 2015: Công ty được Chính phủtặng cờ Đơn vịdẫn đầu phong trào thi đua xuất sắc, được UBND tỉnh Thừa Thiên Huếtặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc, được Bộ LĐTBXH - Tổng LĐLĐVN và VCCI tiếp tục vinh danh danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động.

+ Năm 2014: Công ty nhận được Cờ thi đua của Bộ Công Thương, Cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của tỉnh Thừa Thiên Huế, danh hiệu “Vì người lao động”, Danh hiệu “Top 5 Doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện Ngành Dệt May Việt Nam”, VCCI tặng bằng khen, Cục Thuếtỉnh Thừa Thiên Huếtặng giấy khen vềthành tích xuất sắc trong công tác nộp thuế2014.

+ Năm 2013: Nhận Huân chương Độc lập Hạng Ba, Ông Nguyễn Bá Quang - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty nhận huân chương Lao động Hạng Ba, cờ đơn vị đẫn đầu phong trào thi đua xuất sắc của Chính phủ, Giải thưởng Đơn vị sử dụng lao động hài hòa của Tập đoàn Dệt may Việt nam, Bằng khen của của phòng Thương

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

mại và Công nghiệp Việt Nam đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam.

+ Năm 2012: Cờ Đơn vịdẫn đầu phong trào thi đua của Chính phủ.

+ Năm 2011: Nhận Cờ thi đua Đơn vịxuất sắc của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Bằng khen của Bộ Công Thương, Bằng khen Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

+ Năm 2010: Nhận Cờ Đơn vịdẫn đầu phong tràothi đua của Chính phủ, Cờ Đơn vịsản xuất dẫn đầu Khối Doanh nghiệp tỉnh.

+ Năm 2009: Nhận Bằng khen của Bộ Công Thương, Bằng khen Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Năm 2008: Nhận Cờ thi đua Đơn vị xuất sắc của Bộ Công Thương, Bằng khen của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông Nguyễn Bá Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

+ Năm 2003 - 2006: Nhận Cờ thi đua Đơn vịxuất sắc của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

+ Nam 1998: Nhận Huân chương Lao động hạng nhất và Cờ thi đua Đơn vịxuất sắc của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

+ Năm 1995: Nhận Huân chương Lao động hạng nhì.

2.1.2.3. Thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh

- Công ty Cổphần Dệt May Huếlà thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam được thành lập ngày 26/3/1988. Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng sợi, vải dệt kim và hàng may mặc. Công ty có 7 nhà máy thành viên với hơn 5.600 cán bộ công nhân lao động, doanh thu hàng năm trên 1.800 tỷ đồng. Các nhà máy thành viên của Công ty bao gồm:

+ Nhà máy Sợi: Công ty hoàn thành việc đầu tư, bổ sung nâng cấp thiết bị nâng cao sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa các mặt hàng tăng khả

Trường Đại học Kinh tế Huế

(37)

năng cạnh tranh các thị trường xuất khẩu và nội địa. Sản lượng sợi đạt 13.500 tấn/năm chi sốbình quân Ne 30.

+ Nhà máy Dệt Nhuộm: Được trang bị đồng bộcác thiết bịdệt kim, nhuộm, hoàn tất nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Đài Loan, với sản lượng dệt kim 1.500 tấn/năm. Trong năm 2017 hoàn thành việc đầu tư bổsung thiết bị đểsản xuất các đơn hàng có sửdụng sợi Spandex đa dạng hóa các năng lực sản xuất, nghiên cứu sản xuất các mặt hàng mới, đảm bảo nguồn hàng FOB phục vụchocác nhà máy May. Trong năm 2018, Công ty đã hoàn thành hệthống xử lý nước thải, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn cột A.

+ Nhà máy May: Với 5 nhà máy may thành viên, được trang bị các máy may hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, với sản phẩm chính là áo T- shirt, Polo- shirt, áo Jacket, quần Short, quần áo trẻ em và các loại hàng may mặc khác làm từ vải dệt kim và dệt thoi. Sản lượng hàng năm đạt 23 triệu sản phẩm.

+ Xí nghiệp Cơ Điện chuyên vận hành chuyển tải trạm điện 110/6 KV, gia công cơ khí, sửa chữa và xây dựng các công trình phụcho các nhà máy thành viên. Công ty đã tiến hành đầu tư, tu bổ, nâng cấp trạm biến áp 110KV.

- Sản phẩm của Công ty hiện nay đang được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, EU, Đài Loan, Hàn Quốc (đối với hàng may mặc), ThổNhĩ Kỳ, Ai Cập, Bồ Đào Nha, Đài Loan, Colombia... (đối với sản phẩm sợi) và được bán rộng rãi trên thị trường nội địa.

Sản phẩm Công ty nhiều năm được bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao, giải thưởng Sao vàng Đất Việt và các giải thưởng khác

- Năm 2019, tổng doanh thu Công ty đạt 1.743 tỷ đồng.

2.1.3. Định hướng phát triển 2.1.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Về mặt xã hội: Tổ chức lao động khoa học có tác dụng giảm nhẹ lao động và an toàn lao động, đảm bảo sức khỏe cho người lao động và phát triển con người một cách toàn diện,

Theo như kết quả nghiên cứu thì nhân tố phong cách lãnh đạo là một trong ba nhân tố có ảnh cao nhất đến động lực làm việc của người lao động tại công ty, các tiêu chí

Trên cơ sở lý luận nguồn nhân lực, sự thỏa mãn của người lao động đối với doanh nghiệp, đề tài đi sâu nghiên cứu nhằm xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa

Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường được sự quan tâm của khoa quản trị kinh doanh, trường Đại Học KinhTế Huế dưới sự hướng dẫn của cô Lê Thị

Trong chương này, tác giả đã trình bày những khái niệm về động lực và tạo động lực của công nhân lao động, đưa ra các học thuyết liên quan đến động lực

Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM thì 2 nhân tố Quản trị nguồn nhân lực xanh, Văn hóa tổ chức xanh ảnh hưởng tích cực đến Mong muốn bảo vệ môi trường

Dựa trên các kết quả nghiện cứu, ta có thể răng phần lớn người lao động đồng ý với chính sách tạo động lực của công ty, kết quả nghiệm cứu cho thấy mối quan hệ chặt chẽ

Ngược lại, nếu hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của công ty, quỹ lương giảm làm ảnh hưởng đến thu