• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 20 Ngày soạn: 16/1/2021

Ngày giảng:

Tiết 78, 79

VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh;biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lý.yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.

2. Kĩ năng: Xác định được chủ đề, sắp xếp và Pt ý khi viết đoạn văn thuyết minh. Diễn đạt rõ ràng, chính xác. Viết đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.

- Rèn KNS giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, động não 3. Thái độ: giáo dục ý thức rèn luyện nghiêm túc.

4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiên và phân tích được ngữ liệu ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

II. Chuẩn bị

- GV: Nghiên cứu chuẩn kiến thức, SGK, soạn giáo án, TLTK, bảng phụ - HS: Soạn bài

III. Phương pháp

- Phương pháp đàm thoại, thực hành, thảo luận nhóm,phân tích tình huống, KT động não.

IV Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1- Ổn định tổ chức (1’)

2- Kiểm tra bài cũ (5p)

? Em hiểu thế nào là đoạn văn? Vai trò của đoạn văn trong văn bản? Cấu tạo thường gặp?

3- Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động (1’):

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật: động não, PP: thuyết trình.

*Giới thiệu bài: Để hoàn thành một văn bản thuyết minh, đoạn văn đóng một vai trò quan trọng. Viết tốt đoạn văn là điều kiện để làm tốt bài văn.

Hoạt động 2 (16p) Hình thành kiến thức Tìm hiểu đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Pp vấn đáp, phân tích mẫu GV treo bảng phụ -> HS đọc VD a

I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh 1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh a) Khảo sát, pt ngữ liệu

(2)

?) Theo em, câu nào là câu chủ đề của đoạn văn? - Câu 1

?) Các câu còn lại có tác dụng giải thích, bổ sung như thế nào?

- Câu 2: cung cấp thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi

- Câu 3: Cho biết lượng nước ấy bị ô nhiễm - Câu 4: Nêu sự thiếu nước ở các nước trên thế giới 3

- Câu 5: Dự báo đến 2005 thì 2/3 dân số thế giới thiếu nước => Các câu sau bổ sung thông tin làm rõ ý câu chủ đề (câu nào cũng nói về nước)

* HS đọc đoạn văn (b)

?) Đâu là câu chủ đề? TN chủ đề?

- Từ ngữ CĐ: Phạm Văn Đồng

?) Các câu tiếp theo có tác dụng gì?

- Cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các hoạt động đã làm

?) Các ý trong 2 đoạn văn được sắp xếp như thế nào?

- Từ khái quát -> cụ thể, từ tổng thể -> bộ phận

* GV dùng bảng phụ - HS đọc đoạn văn (a)

?) Theo em cần sắp xếp các ý, các câu như thế nào cho hợp lí?

- Cấu tạo -> công dụng -> cách sử dụng

?) Đoạn văn trên có nhược điểm gì?

- Không rõ câu CĐ, chưa rõ công dụng, ý lộn xộn

?) Đoạn văn trên nên tách đoạn và viết lại mỗi đoạn như thế nào?

- HS thảo luận, viết ra phiếu học tập -> trình bày -> GV nhận xét, sửa chữa

* Ví dụ: sgk

*) Nhận xét - Đoạn a, b:

+ Câu 1: Câu chủ đề

+ Câu còn lại bổ sung làm rõ ý câu chủ đề - Đoạn văn thuyết minh thường viết theo kiểu DD

2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn

a) Đoạn (a)

- Lỗi: ko rõ câu CĐ ý lộn xộn

- Sửa: tách thành 2 đoạn cấu tạo: ngoài -> trong cách dùng

Cấu tạo của chiếc bút bi gồm hai phần, trước hết là ruột bút bi. Đó là một ống nhựa dài, trong đó có chứa mực có thể màu xanh hay đen hoặc đỏ- những màu thường gặp ở bút bi. Phía dưới ống mực là là đầu bút bi. Có một hòn bi trắng nhỏ ở đầu ngòi bút khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra ghi thành chữ.

Ngoài ruột bút bi, chiếc bút bi còn có vỏ bên ngoài. Phần vỏ là một ống nhựa hoặc sắt để bọc ruột bút bi và làm cán

(3)

* HS đọc đoạn văn (b)

?) Nội dung của đoạn văn trên là gì?

Nhược điểm?

- Giới thiệu về chiếc đèn bàn

- ý lộn xộn, các câu gắn kết với nhau thiếu chặt chẽ

?) Nên giới thiệu đèn bàn bằng phương pháp nào? Tách làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nên viết như thế nào?

- Giới thiệu theo trình tự: từ ngoài vào, từ dưới lên

+ Đế đèn: gắn công tắc + Dây dẫn nối với công tắc + Đui đèn: bóng đèn

+ Chao đèn (đồng, sắt, hợp kim...)

?) Hãy sửa lại đoạn văn trên?

* HS làm vào phiếu học tập -> trình bày ->

GV sửa

?) Qua 2 đoạn văn trên, hãy rút ra đặc điểm của đoạn văn thuyết minh?

- 2 HS -> GV chốt -> 1 HS đọc ghi nhớ

bút viết. Nó gồm ống và nắp bút hoặc có lò xo ( Bút bi bấm) hoặc không có ( bút bi có nắp đậy)

b) Đoạn (b)

- Lỗi: ý lộn xộn

Các câu lk chưa chặt chẽ - Sửa: tách thành 2 đoạn

Sắp xếp theo trình tự: dưới -> trên

Nhà em có một chiếc đèn bàn. Đế đèn đ- ược làm bằng một khối thuỷ tinh hình tròn, trông rất vững chãi, trên đế đèn có công tắc để bật hoặc tắt đèn rất tiện lợi.

Từ đế đèn có một ống thép không gỉ thẳng đứng gắn một cái duôi đèn, trên đó lắp một bóng đèn 25 oát. Ống thép này rỗng nên dây điện đi từ công tắc đến bóng đèn được luồn trong đó.

Ở trên bóng đèn có chao đèn làm bằng vải lụa, có khung sắt ở trong và cóp vòng thép gắn vào bóng đèn. Nhờ có chiếc chao đèn mà ánh sáng trở nên tập trung và dịu hơn.

3. Ghi nhớ: SGK(15) Hoạt động 3 (17’)Mở rộng sáng tạo

Hướng dẫn Hs luyện tập

PP thực hành có hướng dẫn, nhóm, KT động não

BT1: HS nêu yêu cầu - N1-2: Viết MB - N3-4: Viết KB

-> các nhóm đọc, nhận xét

* Chú ý cấu tạo, mô hình đoạn văn thuyết minh

II. Luyện tập Bài tập 1 (15)

Viết mở bài và kết bài cho đề văn “Giới thiệu trường em”

MB: Mái trường yêu dấu của chúng tôi mang tên THCSHĐ. Ngôi trường rộng rãi, bề thế trên một bãi đất trống nằm ngay bên đường quốc lộ .

KB : Chỉ còn một thời gian nữa thôi, tôi sẽ phải từ giã mái trường này lên lớp vào trường phổ thông trung học. Biết bao kỉ niệm đẹp của thầy cô, bạn bè đã l- ưu dấu nơi đây. Mỗi lần nghĩ vậy, tôi càng thấy gắn bó và yêu thương hơn bao giờ hết mái trường cấp hai xinh xắn thân thuộc này.

(4)

BT2: Viết đoạn văn khi đã có câu chủ đề

* Dựa vào đoạn văn viết về Phạm Văn Đồng để viết đoạn văn giới thiệu về Hồ Chí Minh (năm sinh, năm mất, vài nét về cuộc đời hoạt động cách mạng, những cống hiến to lớn đối với dân tộc, thời đại)

- HS viết - đọc, nhận xét

GV cho điểm khuyến khích những HS viết tốt

Bài tập 2 (15)

Viết đoạn văn thuyết minh với chủ đề

“Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại”

Bước 1: Tìm ý Tìm ý:

+ Năm sinh, năm mất, quê quán, gia đình + Đôi nét về quá trình hoạt động và sự nghiệp cách mạng

+Vai trò và cống hiến to lướn đối với dân tộc và thời đại.

Bước 2: viết đoạn

Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Vốn mang trong mình nỗi đau mất nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm ra đi tìm đường giải phóng dân tộc. Sau khi trở về nước , Bác đã dành toàn bộ cuộc đời mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của nước nhà. Chúng ta hôm nay sống trong không khí hạnh phúc, hoà bình một phần lớn phải kể đến công lao và sự nghiệp lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Người.

Hoạt động 4: Vận dụng, sáng tạo

? Đoạn văn có vai trò như thế nào trong văn bản Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Tìm đoạn văn thuyết minh trong thực tế đời sống 5. Hướng dẫn về nhà (3p)

- Viết đoạn văn thuyết minh theo chủ đề tự chọn.

- Học bài, hoàn thành bài tập, chuẩn bị thuyết minh về một phương pháp, cách làm

- Soạn bài Quê hương:

+ Tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ + Đọc diễn cảm bài thơ

+ xác định thể thơ

+ xác định mạch cảm xúc của bài thơ

+ trả lời các câu hỏi mục Hướng dẫn học bài

+ Sưu tầm và so sánh với một số bài thơ khác cùng viết về đề tài quê hương V. Rút kinh nghiệm

………

………

...

(5)

Ngày soạn: 16/1/2021 Ngày giảng:

Tiết 80- Văn bản

QUÊ HƯƠNG

< Tế Hanh >

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Nắm được nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này: tình yêu quê hương đằm thắm.

- Cảm nhận được hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động, lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, thiết tha.

2. Kĩ năng

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ.

- Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc trong bài thơ

3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, những nét đẹp văn hóa truyền thống.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Kĩ năng giao tiếp: biết lắng nghe, phản hồi thông tin.

- Biết suy nghĩ sáng tạo: phân tích, cảm nhận nội dung, nghệ thuật trong văn bản.

- Kĩ năng ra quyết định; thể hiện sự tự tin: phát biểu.

- Kĩ năng nhận thức; đảm nhận trách nhiệm; quản lí thời gian;…

*Các nội dung tích hợp

- GD môi trường: qua cảnh thiên nhiên vùng biển vừa đẹp, vừa lãng mạn trong nỗi nhớ của Tế hanh đã cho thấy thiên nhiên gắn với tình yêu quê hương muôn đời không thể tách rời cuộc sống, tình cảm của con người.

- GD KNS:

+ Kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, tình cảm cá nhân trước nỗi nhớ, niềm khao khát hướng về quê hương của hồn thơ Tế Hanh;

+ KN tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về vẻ đẹp của thiên nhiên, con thuyền, cánh buồm, con người của miền biển, vẻ đẹp của hồn thơ Tế Hanh;

+ KN tự nhận thức về giá trị cuộc sống từ cuộc đời và cảm xúc thơ Tế Hanh. (Sử dụng các PP: động não, thảo luận nhóm)

- GD đạo đức: tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết, đằm thắm; trân trọng những hình ảnh giản dị, gần gũi nhất của thiên nhiên, niềm hạnh phúc vô bờ khi được sống trong quê hương và nhớ về những kỉ niệm quê hương

II. ChuÈn bÞ

- GV : §äc kü môc II- SGV , so¹n bµi vµ chuÈn bÞ t liÖu vÒ t¸c gi¶, máy chiếu

(6)

- HS : §äc vµ so¹n bµi theo hÖ thèng c©u hái SGK.

III. Ph ¬ng ph¸p

- PP: phân tích; bình giảng; vấn đáp; thảo luận; nêu và GQVĐ.

- KT: động não; giao nhiệm vụ; đặt câu hỏi...

IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1- Ổn định tổ chức (1’)

2- Kiểm tra bài cũ (5’)

? Đọc thuộc lòng diễn cảm một đoạn em thích nhất trong bài thơ “Nhớ rừng”?

Lời tâm sự của bài thơ là gì?

3- Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động (1’):

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật: động não, PP: thuyết trình.

Quê hương trở thành đề tài bất tận trong thơ ca. Với Đỗ Trung Quân quê hương thật thiêng liêng sâu nặng không gì thay thế được:

Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người

Còn với Tế Hanh, người con của xứ sở núi Ấn sông Trà. Đề tài quê hương trở đi trở lại trong thơ ông từ lúc tóc còn xanh cho đến khi đầu bạc. Ông viết về quê hương bằng cảm xúc đậm đà, và dành cho mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình một tình yêu thiết tha sâu nặng…

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm (7’)

- Mục tiêu: học sinh nắm được những hiểu biết cơ bản về thể loại

- Phương pháp: vấn đáp

- Phương tiện: tư liệu, SGK, máy chiếu.

- Kĩ thuật: động não.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

?) Nêu những hiểu biết của em về tác giả?

- HS phát biểu -> GV trình chiếu chân dung tác giả cùng những tác phẩm tiêu biểu – giới thiệu - chốt

(1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh,quê Quảng Ngãi. ông có mặt trong Pt thơ mới ở chặng cuối ( 1940- 1945)

- Thơ ông thường mang nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết, niềm khát khao TQ được thống nhất.

- Năm 1996 ông được nhà nước trao tặng giải thưởng về

I. Giới thiệu chung

1. Tác giả: (1921- 2009),quê Quảng Ngãi, đến với thơ mới khi phong trào này đã có nhiều thành tựu.Tình yêu quê hương tha thiết là đặc điểm nổi bật trong thơ ông.

(7)

VH nghệ thuật.

? Xuất xứ của bài thơ?

- Quê hương sáng tác năm 1938, khi tác giả mới tròn 17 tuổi (lần đầu tiên tác giả xa quê) đang theo học trung học ở Huế.Bài thơ là nỗi nhớ, là tình yêu nồng nàn đối với quê hương.

- Bài thơ rút trong tập “ Nghẹn ngào”

- Ông viết 4 bài thơ về quê hương + Quê hương (1939)

+ Nhớ (1956)

+ Trở lại con sông (1975) + Con sông xưa (1978) Hoạt động 3(19p)

Hướng dẫn HS đọc –hiểu văn bản

Pp vấn đáp, thuyết trình/ thảo luận nhóm, nêu vấn đề, đọc diễn cảm,KT động não

* GV nêu yêu cầu đọc

- Giọng nhẹ nhàng, trong trẻo, chú ý nhịp thơ ->GV đọc mẫu -> 2 HS đọc lại

?) Giải thích một số từ khó: trai tráng, tuấn mã...

?) Bài thơ viết theo thể thơ gì?

- Thơ mới: thơ 8 chữ, gồm nhiều khổ, gieo vần ôm và vần liền

?Bố cục bài thơ ? - Bố cục: 3 phần

+ P1: 6 câu đầu: Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá + P2: 8 câu tiếp: Cảnh đoàn thuyền trở về bến

+ P3: Còn lại: tình cảm của tác giả đối với quê hương Hoặc có thể chia bố cục:

+ P1: 2 câu đầu: Giới thiệu chung về “làng tôi”

+ P2: 6 câu tiếp: Miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá + P3: 8 câu tiếp: Cảnh thuyến cá trở về bến

+ P4: Còn lại: Nỗi nhớ làng của tác giả

? Làng quê của tác giả được giới thiệu ở hai câu mở đầu có gì đặc biệt?

Làng tôi. Nghề của làng: Chài lưới.

Vị trí: Cách biển nửa ngày sông -> một cách tính độ dài dân dã của người quen sông nước.

->bình dị, tự nhiên, giới thiệu chung về làng quê của mình, chỉ có ý nghĩa thông tin

2. Tác phẩm

- Trích trong tập “Nghẹn ngào” (1939). Sau in trong tập “Hoa niên” (1945)

- Không giống với phần lớn các tác phẩm đương thời, đây là một trong số ít bài thơ lãng mạn ngân lên những giai điệu thật tha thiết với cuộc sống cần lao.

II, Đọc - tìm hiểu tác phẩm

1. Đọc - tìm hiểu chú thích a. Đọc

b. Chú thích (Sgk) 2. Kết cấu - Bố cục:

- Thể thơ: thơ 8 chữ

- Bố cục: 3 phần

3. Phân tích

a. Hình ảnh quê hương

*) Cảnh làng quê

- Cảnh quê hương hiện lên đẹp thơ mộng, trong sáng, thanh bình.

(8)

GV: - Hai câu mở đầu ngắn gọn mà giới thiệu đầy đủ...

- Hai tiếng "làng tôi" vừa thân mật, vừa mộc mạc tự nhiên đã thể hiện một tình yêu một niềm tự hào về quê hương - một làng chài bé nhỏ- bốn bề sông nước "bao vây" một làng nghèo thuộc vùng duyên Hải miền Trung

"cách biển nửa ngày sông". Con sông mà nhà thơ nhắc tới là sông Trà Bồng chảy qua huyện Bình Sơn, phía bắc tỉnh Quảng Ngãi. Giọng điệu tâm tình, một cách nói chân quê dân dã vừa cụ thể, vừa trừu tượng nghe

"dịu ngọt"

GV chuyển: Kỷ niệm quê hương được lọc qua ánh sáng tâm hồn. Hình ảnh của người dân chài trong cái làng nhỏ bé ấy luôn in đậm trong ông

Hình ảnh người dân chài luôn gắn với công việc thân yêu của họ, 6 câu thơ tiếp là hồi tưởng lại một nét đẹp quê hương. Cảnh làng chài ra khơi đánh cá.

* HS đọc 6 câu tiếp

(?)Tác giả giới thiệu cảnh ra khơi của làng chài vào thời điểm nào và bằng những hình ảnh nào ?

-Thời điểm: bình minh (sớm mai hồng) -Tiết trời: trời trong, gió nhẹ.

(?) Em cảm nhận được gì từ khung cảnh thiên nhiên đó?

- Dùng tính từ chọn lọc, tạo nên hình ảnh đẹp: "trong"

"nhẹ" "hồng". Giọng thơ nhỏ nhẹ tâm tình. Như có tiếng reo: " Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá"

- Câu thơ đẹp, mở ra một cảnh tượng: bầu trời cao rộng, trong trẻo, nhuốm nắng hồng bình minh

- Một khung cảnh thiên nhiên đẹp, báo hiệu những điều tốt lành, một mẻ cá bội thu.

(?) Nổi bật trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp đó là hình ảnh nào?

Nổi bật là hình ảnh con người: dân trai tráng (những thanh niên khoẻ mạnh) con thuyền:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

?)Nhận xét gì về NT sử dụng trong đoạn thơ trên ? Tác dụng

- Động từ mạnh: hăng, phăng,mạnh mẽ, vượt -> khí thế dũng mãnh

- Phép liệt kê, một loạt ẩn dụ

*) Hình ảnh người dân chài - Khi ra khơi đánh cá

(9)

- So sánh mới mẻ, độc đáo: chiếc thuyền – con tuấn mã Cánh buồm – mảnh hồn làng -> diễn tả khí thế dũng mãnh của con thuyền toát lên sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng.

GV: Sáu câu thơ là cảnh ra khơi của trai tráng "làng tôi", niềm vui, khí thế đi chinh phục biển được thể hiện qua các hình ảnh con thuyền, cánh buồm, mái chèo đầy ấn tượng. Chiếc thuyền được so sánh với "con tuấn mã"

ngựa tơ, đẹp, phi nhanh lướt sóng ra khơi, đầy khí thế hăng hái. Mái chèo như lưỡi kiếm khổng lồ chém xuống lòng sông,rẽ nước đẩy mạnh con thuyền ra khơi

"phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang". Một con thuyền dũng mãnh, một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng, phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dào dạt sức sống.

?)Có người cho rằng hai câu thơ: "Cánh buồm... thâu góp gió" "tác giả đã miêu tả cánh buồm bằng sự so sánh độc đáo bất ngờvà lãng mạn". Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

GV gợi ý - Hàm chứa 3 vẻ đẹp

+ Các ĐT: Giương, rướn -> sức vươn mạnh mẽ

+ Hình ảnh so sánh: người đọc nhận thấy cả hình xác và linh hồn sự vật, gần gũi, thiêng liêng, cao cả

+ Màu sắc, tư thế: đẹp, lãng mạn, bay bổng

GV bình: Hình ảnh cánh buồm - hình ảnh giàu ý nghĩa và đẹp,giản dị, quen thuộc hàng ngày bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng. Nhà thơ đã thấy đó chính là biểu tượng của hồn làng nên dồn hết tình thương yêu vào ngòi bút đầy lãng mạn.để vừa vẽ ra cái hình vừa thể hiện cái hồn của cánh buồm.

Đem so sánh cánh buồm là vật hữu hình với hồn làng là một khái niệm vô hình thì quả là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Con thuyền ra khơi mang theo nỗi lo toan cùng niềm tin yêu hi vọng của bao người. Nhiệt tình và sức sống của con người truyền sang cả vật vô tri khiến cho con thuyền cũng có tâm hồn riêng, sức sống riêng. Nhịp thơ khoẻ khoắn tươi vui thể hiện khí thế sôi nổi và niềm khao khát hạnh phúc ấm no của người dân làng biển.

? qua pt , em có cảm nhận ntn về 6 câu thơ đầu ?

* HS đọc đoạn tiếp

?) Nếu hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đẹp khỏe khoắn được miêu tả bằng bút pháp bay bổng lãng mạn thì cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về được tả thực đến từng

Bằng lời văn miêu tả, sử dụng những tính từ chọn lọc (trong, nhẹ, hồng) kết hợp với các động từ mạnh (hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt) phép liệt kê, một loạt ẩn dụ cùng những so sánh mới mẻ độc đáo, sáu câu thơ đã mở ra một vẻ đẹp hùng tráng của những người dân chài ra khơi đánh cá: một con thuyền dũng mãnh, một sức sống mạnh mẽ, một phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, một bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.

* Khi đánh cá trở về:

(10)

chi tiết. Vậy hình ảnh đoàn thuyền trở về được miêu tả như thế nào qua cảm nhận của tác giả?

- Dân làng: tấp nập đón

- Kết quả lao động: con cá: tươi, ngon, bạc trắng - Người đánh cá: làn da rám nắng

thân hình: ....vị xa xăm - Con thuyền: nghỉ ngơi “im bến mỏi”

"nghe" - muối thấm vào thớ vỏ

?) Nhận xểt gì về nghệ thuật và cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ?Qua đoạn thơ, em hiểu thêm gì về tác giả?

- Dùng nhiều từ tượng hình -> sự tấp nập đông vui, không khí chào đón thân mật => sự bình yên hạnh phúc đang bao phủ cuộc sống nơi đây

- Hình ảnh con người được tả thực vừa đẹp, vừa khỏe mạnh, vừa đậm chất lãng mạn -> Họ như những đứa con của thần biển, như những bức tượng đồng nâu...->

phi thường. Dấu ấn của biển cả đã in đậm trên thân hình và trong tâm hồn họ.

"Dân chài lướilàn da ngăm rám năng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm"

- Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, sự chuyển đổi cảm giác tinh tế "nghe": nâng hình ảnh con thuyền (một vật vô tri) - có một đời sống tâm hồn sâu lắng. Những con thuyền về bến sau chuyến ra khơi, được nhà thơ ví như con người sau một ngày lao đông vất vả. Bao hiểm nguy giờ đã lùi xa, nhường chỗ cho sự thanh thản bình yên.

-> Qua đoạn thơ giúp ta thấy tình yêu sâu sắc, sự đồng cảm, trân trọng, quý mến của tác giả với quê hương.

?) Câu thơ:"Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe" giúp em hiểu thêm gì về cuộc sống của người dân chài?(Sự đối mặt với những biến cố khôn lường của thiên nhiên) - Khi những người thân ra khơi đánh cá, người ở nhà chờ đợi trong phấp phỏng, lo âu.Nay những con thuyền cập bến bình yên với đầy khoang cá, hỏi còn hạnh phúc nào hơn nên họ thốt lên: "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe"

- Biển cả đẹp đẽ giàu có và hào phóng nhưng cũng thật khó lường bởi lúc thì trời yên, biển lặng, lúc thì bão tố dữ dội. Giữa đại dương mênh mông, làm sao tránh được hiểm nguy, bất trắc? Chỉ có những người một đời gắn bó, sống chết với biển mới thấu hiể điều này. Cuộc sống của người dân chài ngàn đời nay phụ thuộc vào thiên nhiên. Họ vất vả cực nhọc, vất vả trăm bề để kiếm miếng cơm manh áo. Vì vậy, giây phút đón người thân sau chuyến đi biển an toàn trở về bao giờ

Bằng bút pháp tả thực kết hợp nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ, từ tượng hình độc đáo đã cho thấy: hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong một không khí tràn ngập yêu thương, niềm vui và hạnh phúc. Nổi bật trong niềm hân hoan đó, là những đứa con của biển, khoẻ mạnh

(11)

cũng tràn ngập niềm vui, đó chính là "Nhờ ơn trời"

?) Cảm nhận chung của em khi đoàn thuyền đánh cá trở về?

* GV: H/a quê hương đẹp đẽ với con người lao động cần cù đã khắc sâu trong ký ức, hỏi làm sao khi xa cách nhà thơ không thương, không nhớ đến quặn lòng? Vì vậy, mỗi lần nhớ về quê hương, cảnh đẹp của biển cả như hiện lên rõ ràng trong tâm tưởng nhà thơ.

*

HS đọc 4 câu cuối

Tuy nhiên, những kí họa của nhà thơ không phải là những bức tranh trực tiếp tức thời. Cảnh và người chỉ hiện lên trong kí ức của nhà thơ.

?)Vậy nhà thơ đã tưởng nhớ gì khi xa quê?Tại sao?

- Biển xanh nét đặc trưng của quê hương

- Cá bạc -> nhớ da diết, cồn cào, - Chiếc buồm vôi không giấu niềm tự hào về - Con thuyền quê hương xứ sở

- Mùi biển: nồng mặn

?) Tình cảm ấy được thể hiện bằng các thủ pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?

- Liệt kê những hình ảnh cụ thể, biểu trưng của quê hương

- Cách ngắt nhịp: kể mà như đếm: “màu nước xanh/ cá bạc/ chiếc buồm vôi -> nghẹn ngào một nỗi nhớ thương đau đáu.

- Sử dụng điệp ngữ "nhớ"tạo cảm xúc tha thiết bồi hồi

* GV: Đây là dòng cảm xúc mộc mạc, chân thành vì đây là tiếng nói thốt lên tự đáy lòng của một con người xa quê, để trái tim mình luôn cùng nhịp đập với sông biển quê hương

?) Em hiểu tấm lòng của nhà thơ với quê hương như thế nào?

- 2 HS -> GV chốt

Hoạt động 3(5p) Hướng dẫn HS tổng kết

Pp nhóm, thuyết trình

Nhóm 1 : ?) Những nét đặc sắc nghệ thuật nào làm nên cái hay và truyền cảm cho bài thơ?

Nhóm 2?) Bài thơ thể hiện điều gì?

- HS trình bày – nhận xét, bổ sung -> GV chốt

mang đậm chất quê hương.

b. Tình cảm của tác giả với quê hương

- Nhà thơ bày tỏ nỗi nhớ tình yêu tha thiết và niềm tự hào về quê hương của mình.

4. Tổng kết

a. Nội dung: Bức tranh tươi sáng khỏe khoắn về một làng chài. Qua đó thể hiện lòng yêu quê hương tha thiết, đằm thắm của nhà thơ.

b. Nghệ thuật

- Sáng tạo nên những hình ảnh của cuộc sống lao động

(12)

- 1 HS đọc ghi nhớ Hoạt động 4 (5p)

Hướng dẫn HS luyện tập PP thuyết trình

? Cảm nhận về tình yêu quê hương của nhà thơ Tế Hanh nói riêng và một số nhà thơ khác viết về quê hương. Còn em ,em sẽ bày tỏ tình cảm gì về quê hương mình

- HS suy nghĩ, bộc lộ, chia sẻ - GV nhận xét

thơ mộng.

- Tạo liên tưởng, so sánh độc đáo, lời thơ bay boognr đầy cảm xúc.

- Sử dụng thể thơ 8 chữ hiện đại có những sáng tạo mới mẻ, phóng khoáng..

c. Ghi nhớ : sgk(18) III. Luyện tập

Hoạt động 4: Vận dụng, sáng tạo

GV khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Vẽ sơ đồ tư duy văn bản 5. Hướng dẫn về nhà (3p)

- Học thuộc lòng bài thơ, nắm vững giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ . Biếtphân tích một vài chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ.

- Chuẩn bị: Khi con tu hú

+ Tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ + Đọc diễn cảm bài thơ

+ xác định thể thơ

+ xác định mạch cảm xúc của bài thơ

+ trả lời các câu hỏi mục Hướng dẫn học bài

+ Sưu tầm và so sánh với một số bài thơ khác cùng viết khi các tác giả đang ở trong tù

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng , hình thành cách ghi nhớ kiến