• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án Toán 3 tuần 25 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án Toán 3 tuần 25 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Toán tuần 25 tiết 1

Thực Hành Xem Đồng Hồ (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nhận biết được về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian).

2. Kĩ năng: Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút (cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã). Biết thời điểm làm công việc hàng ngày của học sinh. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1;Bài 2; Bài 3.

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.

- Nhận xét, cho điểm.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

- Học sinh hát đầu tiết.

- 3 em thực hiện.

- Nhắc lại tên bài học.

a. Hoạt động 1: Xem đồng hồ (18 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS biết cách xem đồng hồ chính xác đến từng phút, củng cố về biểu tượng thời gian

* Cách tiến hành:

Bài 1: Xem tranh rồi trả lời câu hỏi - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu từng cặp HS quan sát lần lượt từng tranh rồi hỏi – đáp theo các câu hỏi trong SGK

- Gọi 1 số cặp hỏi – đáp trước lớp - GV nhận xét, chốt lại.

- Gọi 1 HS mô tả lại các hoạt động trong 1 ngày của bạn Lan.

Bài 2: Vào buổi chiều hoặc buổi tối, hai đồng hồ nào chỉ cùng thời gian?

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài

- GV yêu cầu HS xem đồng hồ có kim giờ, kim phút và đồng hồ điện tử để thấy được đồng hồ có cùng thời gian.

- HS đọc yêu cầu bài.

- Học nhóm đôi

- 1 số cặp hỏi – đáp trước lớp. HS nhận xét.

- 1 HS mô tả lại các hoạt động trong 1 ngày của bạn Lan.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm lên làm bài.

(2)

- Hướng dẫn HS làm mẫu 1 câu - Cho HS học nhóm 4 nhóm

- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.

- GV nhận xét, chốt lại

b. Hoạt động 2: Khoảng thời gian (8 phút)

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết xác định khoảng thời gian đã diễn ra sự việc.

* Cách tiến hành:

Bài 3: Trả lời câu hỏi sau:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- GV hướng dẫn HS quan sát đồng hồ ở bức tranh thứ nhất theo hệ thống câu hỏi:

+ Lúc bắt đầu đánh răng và rửa mặt là mấy giờ?

+ Lúc đánh răng và rửa mặt xong là mấy giờ?

+ Vậy Hà đáng răng rửa mặt trong bao nhiêu phút?

- Cho làm bài cá nhân - Gọi HS trả lời

- GV nhận xét, chốt lại

- Nhắc nhở HS lưu ý 1 số chỗ sai mà HS mắc phải 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- Theo dõi

- Học nhóm 4 nhóm

- Đại diện các nhóm lên trình bày. HS khác nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài.

- Phát biểu

- HS cả lớp làm bài vào vở - HS đứng lên đọc kết quả.

HS nhận xét.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

Toán tuần 25 tiết 2

Bài Toán Liên Quan Đến Rút Về Đơn Vị

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1;Bài 2.

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

(3)

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.

- Nhận xét, cho điểm.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

- Học sinh hát đầu tiết.

- 3 em thực hiện.

- Nhắc lại tên bài học.

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS biết giải bài toán đơn và bài toán có hai phép tính (10 phút)

* Mục tiêu: Giúp nhận biết được các cách giải toán.

* Cách tiến hành:

 Hướng dẫn giải bài toán 1 (bài toán đơn) - GV ghi bài toán trên bảng và hỏi:

+ Bài toán cho ta biết những gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn tính số lít mật ong trong mỗi can ta là cách nào?

- Gọi 1 HS lên bảng làm

 Hướng dẫn giải bài toán 2 (bài toán hợp có hai phép tính chia và nhân).

- Gọi HS đọc bài toán 2 - Ghi tóm tắt lên bảng

- Đặt hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS giải

- Cho HS tự nêu các bước bài toán liên quan đến rút về đơn vị

- Khi giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”, thường tiến hành theo hai bước:

+ Bước 1: Tìm giá trị 1 phần (thực hiện phép chia) + Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần đó (thực hiện phép nhân).

b. Hoạt động 2: Thực hành (15 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

* Cách tiến hành:

Bài 1: Toán giải

- Cá nhân phát biểu

- 1 HS lên bảng làm bài.

- HS đọc đề bài toán - Theo dõi

- Trả lời theo hướng dẫn của GV - Phát biểu

- Lắng nghe

- HS: Làm phép tính chia.

- HS: Làm phép tính nhân.

(4)

- Gọi 1 HS đọc đề bài

- Đặt hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS giải - Cho HS làm phép tính vào bảng con - GV nhận xét, chốt lại

Bài 2: Toán giải - gọi 1 HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán và tự làm.

- Gọi 2 HS lên bảng sửa bài (1 em tóm tắt, 1 em giải)

- GV nhận xét, chốt lại

Bài 3: Xếp hình (Dành cho học sinh khá, gỉoi) - GV mời 1 HS yêu cầu bài.

- Cho HS quan sát hình mẫu rồi tự xếp hình, 2 em xếp nhanh nhất được lên bảng thi xếp

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- Đọc đề bài

- Trả lời câu hỏi hướng dẫn của GV - Làm bảng con phép tính

- HS đọc đề bài.

- HS cả lớp làm bài vào vở - 2 HS lên bảng sửa bài.

- HS nhận xét.

- HS đọc yêu cầu bài.

- Tự xếp hình

- HS nhận xét bài của bạn.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

Toán tuần 25 tiết 3

Luyện Tập (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật.

2. Kĩ năng: Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 2;Bài 3;Bài 4.

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

(5)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.

- Nhận xét, cho điểm.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

- Học sinh hát đầu tiết.

- 3 em thực hiện.

- Nhắc lại tên bài học.

a. Hoạt động 1: Bài toán rút về đơn vị (17 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

* Cách tiến hành:

Bài 2: Toán giải - Gọi 1 HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS học nhóm đôi làm ra nháp - Gọi 2 HS thi đua sửa bài

Giải

Số quyển vở có trong 1 thùng là:

2135: 7 = 305 (quyển) Số quyển vở có trong 5 thùng là:

305 x 5 = 1535 (quyển) Đáp số: 1535 quyển vở - Gọi học sinh nhận xét bài bạn.

- GV nhận xét, chốt lại.

Bài 3: Lập đề toán theo tóm tắt rồi giải - GV mời 1 HS yêu cầu bài.

- Ghi tóm tắt lên bảng Tóm tắt:

4 xe : 8520 viên gạch 3 xe : … viên gạch?

- Hỏi bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Gọi HS đặt đề toán theo tóm tắt

- Cho HS làm vào vở, rồi đổi vở kiểm tra chéo - Gọi 1 HS làm trên bảng

- Cho HS nhận xét - GV nhận xét, chốt lại

b. Hoạt động 2: Chu vi hình chữ nhật (7 phút)

* Mục tiêu: Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật.

- HS đọc đề bài.

- Học nhóm đôi - 2 HS thi đua sửa bài

- HS nhận xét bài của bạn.

- HS đọc yêu cầu bài.

- Theo dõi

- 3 HS nêu

- HS đặt đề toán theo tóm tắt: Có 4 xe chở được 8520 viên gạch. Hỏi 3 xe như thế chở được bao nhiêu viên gạch?

- Làm vào vở - Nhận xét

(6)

* Cách tiến hành:

Bài 4: Toán giải

- GV mời HS đọc đề bài.

- Cho HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật.

- Cho HS làm phép tính vào bảng con - Cho nêu miệng lời giải.

Tóm tắt:

Chiều dài : 25 m

Chiều rộng : kém chiều dài 8 m Chu vi : … mét?

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- HS đọc đề bài.

- Phát biểu - Làm bảng con - 2 HS nêu:

Giải

Chiều rộng hình chữ nhật là:

25 - 8 = 17 (m)

Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:

(25 + 17) x 2 = 84 (m) Đáp số: 84 m

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

Toán tuần 25 tiết 4

Luyện Tập (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

2. Kĩ năng: Viết và tính được giá trị của biểu thức. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 2;Bài 3;Bài 4 (a, b).

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.

- Nhận xét, cho điểm.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

- Học sinh hát đầu tiết.

- 3 em thực hiện.

- Nhắc lại tên bài học.

a. Hoạt động 1: Bài toán rút về đơn vị (17 phút)

(7)

* Mục tiêu: Giúp HS biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

* Cách tiến hành:

Bài 1: Toán giải (dành cho học sinh khá, giỏi) - GV mời 1 HS đọc đề bài

- Cho HS nhận dạng toán và nêu cách làm - Đặt hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS - GV yêu cầu HS tự làm.

- Gọi 1 HS lên bảng sửa bài

- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét, chốt lại:

Bài 2: Toán giải

- GV mời 1 HS đọc đề bài - GV yêu cầu HS tự làm vào vở - GV mời 2 HS lên bảng sửa bài.

Tóm tắt:

6 căn phòng : 2550 viên gạch 7 căn phòng : …… viên gạch?

- GV nhận xét, chốt lại Bài 3: Số?

- Gọi 1 HS yêu cầu bài.

- Cho HS làm vào sách giáo khoa bằng bút chì.

- Gọi 1 HS làm trên bảng

- GV nhận xét, chốt lại

- Nhắc lại các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

b. Hoạt động 2: Chu vi hình chữ nhật (7 phút)

* Mục tiêu: Củng cố lại cách tính giá trị biểu thức.

* Cách tiến hành:

Bài 4a; b (riêng học sinh khá, giỏi làm hết): Viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức

- HS đọc đề bài.

- Làm nhóm đôi

- Trả lời câu hỏi của GV - HS cả lớp làm bài vở.

- Một HS lên bảng sửa bài.

- HS nhận xét.

- HS đọc đề bài.

- HS cả lớp làm bài vào vở - 2 HS lên bảng sửa bài.

Giải

Số viên gạch để lát nền 1 căn phòng là:

2550: 6 = 425 (viên gạch) Số viên gạch cần để lát 7 căn phòng là:

425 x 7 = 2975 (viên gạch) Đáp số: 2975 viên gạch - HS nhận xét bài của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Làm vào sách giáo khoa bằng bút chì.

- 1 HS làm trên bảng

Thời

gian đi 1 giờ 2 giờ 4 giờ 3 giờ giờ Quãng

đường đi 4km ..km ..km ..km 20km

- HS đọc yêu cầu của bài.

(8)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Hỏi cách tính giá trị biểu thức có các phép tính nhân, chia. Ta làm cách nào?

- Cho HS làm vào vở - Nhận xét

- Nhắc lại cách tính giá trịc của biểu thức 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- HS trả lời.

- Làm vở

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

Toán tuần 25 tiết 5

Tiền Việt Nam

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nhận biết tiền Việt Nam loại: 2000 đồng; 5000 đồng, 10 000 đồng.

2. Kĩ năng: Bước đầu biết chuyển đổi tiền. Biết cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng.

Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1 (a, b); Bài 2 (a, b, c); Bài 3 kết hợp giới thiệu cả bài "Tiền Việt Nam" ở Toán lớp 2 (trang 162).

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.

- Nhận xét, cho điểm.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

- Học sinh hát đầu tiết.

- 3 em thực hiện.

- Nhắc lại tên bài học.

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết các tờ giấy bạc (8 phút)

* Mục tiêu: Giúp nhận biết được các tờ giấy bạc:

2000, 5000, 10000 đồng

* Cách tiến hành:

 Giới thiệu các loại tiền: 2000 đồng, 5000 đồng, 10.000 đồng

- HS quan sát.

(9)

- Yêu cầu HS nhận xét về màu sắc, các dòng chữ ghi của từng loại tiền trên

- Cho HS quan sát các loại giấy bạc trên

- Cho HS nêu các loại giấy bạc đã học - Nhận xét, chốt lại.

b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS biết đổi tiền, thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng, biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ

* Cách tiến hành:

Bài 1a; b: Trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền?

- Mời 1 HS đọc yêu cầu bài

- Cho HS nêu cách làm thế nào để biết số tiền ở mỗi chú lợn

- Cho HS học nhóm đôi - Gọi HS trả lời

- Nhận xét, chốt lại

Bài 2a; b; c: Phải lấy các tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải?

- Mời 1 HS đọc yêu cầu bài - Cho HS QS câu mẫu

- Hướng dẫn HS cách làm bài - Cho HS làm bài các nhân ra nháp - Gọi HS trả lời miệng

- Cho HS nhận xét

- Nhắc HS cộng số tiền cho cẩn thận thật chính xác Bài 3: Xem tranh rồi trả lời câu hỏi:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Cho cả lớp quan sát tranh trong SGK - Cho học nhóm đôi

- Gọi HS trả lời.

- Nhận xét, chốt lại.

 Giới thiệu bài “Tiền Việt Nam” ở Toán lớp 2 (trang 162):

- Phát biểu nhận xét

- HS quan sát và nhận xét các tờ giấy bạc trên.

- HS nêu nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài.

- Phát biểu

- Học nhóm đôi

- 3 HS trả lời, HS nhận xét.

- HS đọc yêu cầu bài.

- QS câu mẫu - Theo dõi - Học cá nhân.

- Trả lời

- HS khác nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài.

- Quan sát tranh - Học nhóm đôi

- Đại diện các cặp HS đứng lên trả lời.

(10)

- Giáo viên gíơi thiệu.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- Học sinh lắng nghe, quan sát.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Ôn lại cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.. - Hoàn thành vở bài

- Ôn lại các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.. - Hoàn thành vở bài

1, Kiến thức: Biết thực hiện phép tính, giải bài toán liên quan đến các số đo theo đơn vị đo độ dài đã học?. 2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng hiện phép tính, giải bài toán liên

Tìm giá trị của NHIỀU phần bằng nhau (Thực hiện phép tính nhân)..

Các bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng hai bước:. + Bước 1: Tìm giá trị của một trong các phần bằng nhau (thực

Các bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng hai bước:. + Bước 1: Tìm giá trị của một trong các phần bằng nhau (thực

Muốn giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ta thực hiện theo mấy bước?. Đó là những

BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ (tiếp