• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 3

Thời gian xây dựng kế hoạch: 17/09/2021 Thời gian thực hiện: 20/09/2021

Lớp: 2D Buổi chiều:

Tự nhiên và xã hội:

BÀI 3: PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ ( T1 ) I.Mục tiêu

Sau bài học hs đạt được:

- Kể tên được một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Đề xuất được những việc bản thân và các thành viên trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc.Đưa ra được các tình huống xử lí khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.

- Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.

II.Các đồ dùng dạy học:

*Gv:

- Giáo án.

- Các hình trong SGK.

- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.

*HS:

- SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1

1. Khởi động ( 5p )

a.Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b.Cách thức tiến hành:

- GV cho HS quan sát hình bạn trong SGK trang 14 và trả lời câu hỏi: Bạn trong hình bị làm sao?

-HS trả lời theo gợi ý: Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ.

HS lắng nghe, tiếp thu.

-Quan sát hình

(2)

Bạn hoặc người nhà đã bao giờ bị như vậy chưa? - GV dẫn dắt vấn đề: Trong cuộc sống hằng ngày

sẽ có những lúc chúng ta gặp phải trường hợp một số thức ăn, đồ uống và đồ dùng trong gia đình có thể gây ngộ độc. Vậy lí do có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống là gì? Những việc làm để phòng tránh và xử lí khi bị ngộ độc qua đường ăn uống là gì? Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời trong bài học ngày hôm nay - Bài 3:

Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.

2. Hoạt động hình thành kiến thức ( 25p )

*Hoạt động 1: Một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống

a. Mục tiêu: Kể được tên một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 7 SGK trang 14, 15 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nói thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống trong cách hình.

+ Hãy kể tên một số thức ăn, đồ uống và đồ dùng có thể gây ngộc độc qua đường ăn uống có trong nhà em.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác nhận xét phần trình bày của các bạn.

- GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS.

3. Hoạt động luyện tập , vận dụng

HS lắng nghe, tiếp thu.

HS lắng nghe, tiếp thu.

-2,3 hs kể

-Làm việc theo nhóm 2 -Quan sát tranh

-Đại diện trình bày

-Đại diện trình bày -Nhận xét

(3)

*Hoạt động 2: Trao đổi thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau

a. Mục tiêu:

- Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.

- Nói được lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc nhóm 4 - GV yêu cầu HS:

+ Thảo luận nhóm 4

hoàn thành Phiếu thu thập thông tin sau:

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN

STT Lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống

Từ nguồn thông tin

+ Thành viên trong nhóm thay phiên nhau đóng vai bác sĩ để nói với bạn lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống

- GV yêu cầu các HS khác nhận xét phần trình bày của các bạn (bao gồm cả phần đong vai bác sĩ).

GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS.

4.Củng cố - dặn dò ( 5p )

+ Hôm nay chúng ta học bài gì ?

HS quan sát tranh.

HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

-Hướng dãn học sinh đóng vai

-Nhận xét

(4)

+ Để tránh không bị ngộ độc thức ăn chúng ta cần làm gì?

- Nhận xét tiết học

-Dặn về nhà xem trước bài mới chuẩn bị cho tiết sau.

-2,3 hs trả lời

-Lắng nghe thực hiện

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Luyện Tiếng Việt:

BÀI 5: EM CÓ XINH KHÔNG?

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:

- HS được củng cố kiến thức về sắp xếp theo trình tự câu chuyện, tìm hiểu nội dung bài Em có xinh không; ôn lại từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể, từ chỉ hành động -Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, có tinh thần hợp tác trong nhóm

-Phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập. Nhân ái, đoàn kết biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng phụ, phấn màu - HS: Vở BT Tiếng Việt III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động ( 5p )

- GV tổ chức cho HS cả lớp hát bài:

Lớp chúng mình đoàn kết - Hỏi: Hôm nay con học bài gì?

- Giới thiệu – ghi bảng

2. Hướng dẫn hs làm bài tập Bài 1:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài - Hướng dẫn HS phân tích đề bài - GV cho HS thảo luận nhóm 2

- Gọi đại diện nêu trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

-HS hát

- HS: Em có xinh không?

- HS nhắc lại

- HS đọc

- HS nghe và trả lời câu hỏi theo yêu cầu

- HS thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày

(5)

- GV chốt kết quả, thứ tự đúng: 2 – 4 – 1 – 3

- GV chốt: Sắp xếp đúng trình tự theo nội dung bài đọc

Bài 2:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài - Bài tập yêu cầu gì?

- GV gọi HS trình bày kết quả

- GV nhận xét, tuyên dương HS

=> GV chốt: Dựa vào bài đọc để nối đúng các câu tương ứng với các nhân vật trong bài

Bài 3:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài - Bài tập yêu cầu gì?

- GV chia lớp thành 2 đội tổ chức cho HS thi tìm ô chứa từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng, khen thưởng đội thắng cuộc.

Bài 4:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài - Bài tập yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi HS chữa bài

- GV nhận xét, chốt kết quả.

=> GV chốt: Từ ngữ chỉ hành động

- HS nghe - HS nghe

- HS đọc đề bài

- BT yêu cầu: Dựa vào bài đọc, nối câu thoại phù hợp với nhân vật

- HS trình bày bài:

+ Chưa xinh lắm vì em không có đôi sừng giống anh – hươu

+ Em có xinh không? – voi em + Em xinh lắm! – Voi anh

+ Không, vì cậu không có bộ râu giống tôi - dê

- HS nghe

- HS đọc đề bài

- BT yêu cầu: Tô màu những ô chứa từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể

- HS thi tìm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể :

+ Những ô chứa từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể: đầu, râu, tai, sừng, cằm

- HS nghe

- HS đọc đề bài

- BT yêu cầu: Những từ ngữ nào dưới đây chỉ hành động của voi em

- HS làm bài

- HS chữa miệng: Từ ngữ chỉ hành động của voi em: nhặt cành cây, nhổ khóm cỏ dại, ngắm mình trong gương - HS nghe

- HS đọc đề bài

- BT yêu cầu: Trả lời câu hỏi

(6)

Bài 5:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài - Bài tập yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi HS chữa bài

- GV nhận xét, chốt kết quả 3. Củng cố, dặn dò ( 5p ) - Nhận xét giờ học

- Cho HS những lại kiến thức được ôn trong bài

- YC HS học bài và chuẩn bị bài sau

- HS làm bài

- HS chữa miệng: Cuối cùng, voi em nhận ra mình xinh nhất khi đúng là voi

- HS nghe - HS nghe - HS nêu

- HS nghe và làm theo yêu cầu

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Thời gian xây dựng kế hoạch: 18/09/2021

Thời gian thực hiện: 21/09/2021 Lớp: 2D

Buổi chiều:

Luyện Toán:

BÀI 5: ÔN TẬP PHÉP CỘNG VÀPHÉP TRỪ ( KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 100 ) (TIẾT 2) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:

- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ và so sánh được các số có hai chữ số.

Viết đúng cách đặt tính. Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn.

- Phát triển năng lực tính toán.

- Có tính tính cẩn thận khi làm bài II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: VBT

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động ( 5p )

- GV cho HS hát.

2. HDHS làm bài tập ( 25p ) Bài 1: Đ,S?

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HS hát tập thể

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

(7)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - YC HS làm bài và giải thích rõ kết quả.

Vì sao đúng? Vì sao sai?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:Tính.

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Các TH nào có thể tính nhẩm được?

- Các TH còn lại đặt tính thẳng hàng, thẳng cột rồi thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.

- HD giúp đỡ HS lúng túng - Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Số?

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS: Tính kết quả của từng phép tính, so sánh các kết quả với 40 và 70 rồi trả lời từng câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:Tìm chữ số thích hợp.

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Nêu quy tắc tính cộng, trừ số có hai chữ số theo cột dọc?

- HDHS tính nhẩm theo từng cột để tìm chữ số thích hợp.

- HD mẫu câu a)

+ Ở cột đơn vị: 5 + 3 = 8, vậy chữ số phải tìm là 3

+ Ở cột chục: 4 + 3 = 7, vậy chữ số phải tìm là 7

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- HS thực hiện lần lượt các YC

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời

- 1-2 HS nêu: 50 + 8; 35 – 5; 4 + 70

- HS làm vở

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện theo cặp, chia sẻ kết quả:

Phép tính có kết quả bé hơn 40:

90 – 60.

Phép tính có kết quả lớn hơn 70:

70 + 9; 84 - 4 - HS nhận xét

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện theo hướng dẫn và chia sẻ kết quả

-1-2 HS đọc - HS chia sẻ.

(8)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - YC HS làm bài vào vở

- GV chữa bài

- GV nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò ( 5p )

- YC HS học bài và chuẩn bị bài sau

- 2-3 HS chia sẻ Bài gải

Nam có số viên bi màu đỏ là:

37 – 13 = 24 (viên bi ) Đáp số: 16 viên bi

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Thời gian xây dựng kế hoạch: 19/09/2021

Thời gian thực hiện: 22/09/2021 Lớp: 2D

Buổi sáng:

Đạo đức:

BÀI 1: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM (Tiết 2) I. Mục tiêu:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học để thực hành xử lý tình huống cụ thể.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

- Hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra ( 5p )

- Quê hương em ở đâu, giới thiệu về địa chỉ quê hương của em?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

2. Dạy bài mới ( 25p ) 2.1. Giới thiệu bài:

2.2. Luyện tập:

*Bài 1: Cùng bạn giới thiệu vẻ đẹp quê hương em

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm:

Em cùng bạn giới thiệu về vẻ đẹp quê

- 2-3 HS nêu.

HS thực hiện trong nhóm, ví dụ:

Chào các bạn, mình tên là A, rất vui

(9)

hương em theo gợi ý:

Quê em ở đâu?

Quê em có cảnh đẹp gì?

Con người quê hương em như thế n ào?

- GV chốt câu trả lời.

- Nhận xét, tuyên dương.

*Bài 2: Đưa ra lời khuyên cho bạn - GV trình chiếu tranh BT2

- YC HS quan sát 2 bức tranh , em sẽ khuyên bạn điều gì?

- YCHS thảo luận nhóm 4 đưa ra lời khuyên phù hợp

- Tổ chức cho HS chia sẻ và đóng vai trước lớp

- GV khen ngợi các bạn HS tự tin tham gia đóng vai và những bạn đưa ra lời khuyên phù hợp.

- Nhận xét, tuyên dương.

3.Vận dụng:

*Yêu cầu 1: + Sưu tầm tranh ảnh về vẻ đẹp thiên nhiên, con người quê hương em.

GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm

*Yêu cầu 2: Vẽ một bức tranh theo chủ đề “Vẻ đẹp quê hương em”.

- GV định hướng cách vẽ cho HS và yêu cầu HS về nhà vẽ

*Thông điệp:

- Gọi HS đọc thông điệp trong sgk cho cả lớp nghe

- Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông

mừng được giới thiệu với các bạn quê hương mình. Quê hương mình là xã ... , huyện ....tỉnh ... Quê mình có biển rộng mênh mông, có cánh đồng muối trắng. Người dân quê mình cần cù, thật thà, thân thiện...

- Cả lớp nghe và nhận xét

HS quan sát, thảo luận, đưa ra lời khuyên phù hợp( có nhiều lời khuyên khác nhau), ví dụ:

- Tranh 1: +Khuyên bạn cần nhớ địa chỉ quê hương, khi đi đâu còn biết lối về.

+ Khuyên bạn hỏi bố mẹ địa chỉ quê hương và ghi nhớ.

- Tranh 2:+ Khuyên bạn miền quê nào cũng có cảnh đẹp, đó là những gì gần gũi, thân thuộc với mình.

+ Khuyên bạn quê nào cũng đem đến cho chúng ta nhiều niềm vui từ gia đình, hàng xóm, bạn bè, thầy, cô giáo.... Nếu quan sát, khám phá và yêu quê, bạn sẽ thấy quê đẹp và rất vui.

- Các nhóm thực hiện.

HS lắng nghe, nhận nhiệm vụ

2-3 HS đọc

(10)

điệp vào cuộc sống.

4. Củng cố, dặn dò (5p) - Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.

- Nhận xét giờ học

Chia sẻ bài học

-Hs trả lời

-Lắng nghe thực hiện yêu cầu IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Tự nhiên và xã hội:

BÀI 3: PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ ( T2 ) I.Mục tiêu

Sau bài học hs đạt được:

- Kể tên được một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Đề xuất được những việc bản thân và các thành viên trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc.Đưa ra được các tình huống xử lí khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.

- Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.

II.Các đồ dùng dạy học:

*Gv:

- Giáo án.

- Các hình trong SGK.

- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.

*HS:

- SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Tiết 2 1.Khởi động ( 5p )

a.Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

(11)

b.Cách thức tiến hành:

- GV giới trực tiếp vào bài Giữ vệ sinh nhà ở (tiết 2).

2. Hình thành kiến thức ( 25p )

*Hoạt động 3: Tìm hiểu việc làm để giữ sạch nhà ở a. Mục tiêu:

- Biết nhận xét về việc làm để giữ vệ sinh nhà ở thông qua quan sát tranh ảnh.

Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh).

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 8 SGK trang 20, 21 và trả lời câu hỏi:

+ Các thành viên trong gia đình bạn Hà và bạn An đang làm gì?

+ Những việc làm đó có tác dụng gì?

+ Em và các thành viên trong gia đình đã làm gì để

giữ sạch nhà ở?

Bước 2: Làm việc cả lớp

-GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp.

-GV yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời

-GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS.

GV nhắc nhở thông điệp: Các em nhớ giữ sạchnhà ở hằng ngày và đặc biệt là nhà bếp, nhà vệ sinh.

3. Luyện tập, vận dụng

*Hoạt động 4: Thực hành quét nhà và lau bàn a. Mục tiêu: Biết sử dụng một số đồ dùng để

-Lắng nghe

HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi:

- HS trả lời:

+ Các thành viên trong gia đình bạn Hà và bạn An đang: lau sàn nhà, lau cửa kính, lau chùi ló nướng, lau chùi bồn rửa mặt, phủi bụi tủ và quét nhà, cọ rửa nhà vệ sinh, lau bàn ghế.

+ Những việc làm đó có tác dụng:Giúp nhà ở sạch sẽ, thoasg mát, đảm bảo được sức khỏe các thành viên trong gia đình, hạn chế được phần nào bệnh tật.

+ Em và các thành viên trong gia đình thường xuyên quét dọn, lau chùi bàn ghế; lau dọn nhà tắm, nhà vệ sinh hàng ngày; giặt giũ quần áo,...

- HS trả lời:

+ Để quét nhà, em cần chuẩn bị chổi quét nhà, hót rác, khẩu trang.

(12)

quét nhà và lau bàn đúng cách.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc nhóm 6 GV giao nhiệm vụ cho HS:

- Nhóm chẵn: Thực hành quét nhà.

+ Quan sát Hình quét nhà SGK trang 22 và trả lời câu hỏi: Em cần chuẩn bị đồ dùng gì để quét nhà?

Nêu các bước quét nhà?

+ Từng thành viên trong nhóm thực hiện quét nhà

đúng theo các bước.

- Nhóm lẻ: Thực hành lau bàn.

+ Quan sát Hình lau bàn SGK trang 22 và trả lời câu hỏi: Em cần chuẩn bị đồ dùng gì để lau bàn? Nêu các bước lau bàn?

+ Từng thành viên trong nhóm thực hiện lau bàn đúng theo các bước.

-GV hướng dẫn đổi nhiệm vụ của nhóm chẵn và nhóm lẻ.

Bước 2: Làm việc cả lớp

-GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp.

-GV yêu cầu các HS khác theo dõi, nhận xét phần thực hành của các bạn.

-GV bình luận và hoàn thiện phần trình bày của HS.

GV chốt lại nội dung toàn bài: Nhà ở cần được giữ gìn sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe và phòng tránh bệnh tật. Mỗi thành viên trong gia đình cần góp sức để giữ sạch nhà ở.

4.Củng cố - dặn dò ( 5p ) - Nhận xét tiết học.

+ Các bước quét nhà:

quét rác từ trong ra ngoài nhà, hót rác, đổ rác vào thùng.

HS tập quét nhà đúng theo các bước.

- HS trả lời:

+ Để lau bàn, em cần chuẩn bị chậu nước, khăn lau bàn.

+ Các bước lau bàn:

Giặt sạch khăn, vắt khô khăn, lau sạch bàn.

- HS tập lau bàn theo đúng các bước.

- HS thực hành quét nhà và lau bàn.

HS lắng nghe, tiếp thu.

(13)

-Nhắc nhở bài sau

HS lắng nghe, tiếp thu.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Thời gian xây dựng kế hoạch: 20/09/2021

Thời gian thực hiện: 23/09/2021 Lớp: 2D

Buổi sáng:

CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN BÀI 5: VUI TRUNG THU I. Mục tiêu:

- Tăng sự hiểu biết của các bạn về tết Trung thu, thu hút sự quan tâm tới việc bày biện mâm hoa quả, một yếu tố không thể thiếu trong việc bày biện ở tết Trung thu.

- Luyện sự khéo tay, cẩn thận khi làm một món đồ chơi Trung thu tiêu biểu.

- Tạo cảm xúc vui vẻ cho HS khám phá chủ đề vui Trung thu.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Một vài hình ảnh về mâm quả, tết Trung thu, đồ chơi Trung thu.

- HS: Sách giáo khoa; giấy màu, kéo, thước, hồ dán, dây sợi nhỏ.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu (5p): Chia sẻ những gì em biết về Tết Trung thu.

− GV giơ một cụm từ “Trung thu là

…” sau đó mời HS nói phương án của mình.

− GV chia lớp thành 2 nhóm (bên phải và bên trái GV) để thi đua xem nhóm nào tìm được nhiều từ diễn tả về Trung thu nhất.

Kết luận: Tết Trung thu có nhiều hình ảnh tiêu biểu, quen thuộc với

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

- HS 2 nhóm thi tìm từ

- HS lắng nghe

(14)

mỗi người Việt Nam như mâm quả, trăng sáng, rước đèn, bày cỗ Trung thu, giữa mùa thu, đồ chơi,…

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Hình thành kiến thức (15p):

*Hoạt động : Gọi tên các loại quả trong mâm quả bày Tết Trung thu.

− GV đưa ra một vài hình ảnh về mâm quả và đưa ra yêu cầu:

+ Em đã từng ăn loại quả nào trong đó? Mùi vị của nó thế nào? Nó có màu gì? Em có thích loại quả đó không?

+ Các loại quả thường được bày thế nào?

+ Ngoài việc bày nguyên cả quả thì trong mâm cỗ Trung thu, các loại quả còn được cắt tỉa thành những hình đẹp mắt như con chó bông làm từ múi bưởi, con nhím làm từ quả nho, bông hoa từ các loại quả khác,...

− GV có thể mang tới lớp những loại quả thật đặc trưng cho Trung thu như hồng, bưởi, na, doi, chuối. GV đề nghị HS nhắm mắt rồi sờ, ngửi từng loại quả để phân biệt.

Kết luận: GV giới thiệu với HS các loại quả thường dùng để bày cỗ Trung thu và cách bày biện mâm quả Trung thu.

3. Luyện tập, vận dụng(12p):

Thực hành làm đèn lồng đón Tết Trung thu.

− GV kiểm tra giấy màu, hồ dán, kéo, dây của các tổ.

− GV hướng dẫn từng bước để làm một chiếc đèn lồng hoàn thiện theo tranh vẽ trong SGK.

− HS cùng nhau trưng bày, treo đèn lồng vào các góc lớp, mỗi tổ một góc.

- 2-3 HS nêu.

- HS quan sát, trả lời - 2-3 HS trả lời.

- HS nhắm mắt sờ rồi ngửi quả để nêu tên quả.

- HS lắng nghe

- Các tổ bày đồ dùng.

- HS lắng nghe

- Các tổ làm lồng đèn và trưng bày sản phẩm.

(15)

− GV nhận xét sản phẩm của từng tổ.

Kết luận: HS rèn luyện được sự khéo léo thông qua việc làm đèn lồng. Có rất nhiều kiểu đèn lồng.

Chúng ta có thể sáng tạo ra đèn lồng của riêng mình.

4. Cam kết, hành động: (3p) - Hôm nay em học bài gì?

− GV đề nghị HS lựa chọn một việc để chuẩn bị Tết Trung thu cùng gia đình mình.

− GV nhắc lại những hướng dẫn bày mâm quả, gợi ý một số đồ chơi Trung thu có thể tự làm.

− GV gợi ý các hoạt động vui chơi trong đêm Trung thu tại nhà.

− GV gợi ý mỗi HS có thể góp một món bánh kẹo, hoa quả cho mâm cỗ Trung thu cùng các bạn ở lớp. GV nhắc HS mang mặt nạ của mình đến lớp cùng chơi Trung thu.

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

- 2-3 HS trả lời.

- HS lựa chọn - HS lắng nghe.

- HS chú ý - HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thái độ: ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi

Kể tên đồ ăn, đồ uống, đồ dùng có thể gây ngộ độc nếu cất giữ, bảo quản không cẩn thận. Hoạt động

Kiến thức thực hành về ATTP nói chung hay ngộ độc nói riêng của người dân cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu song kiến thức về nấm độc thì còn hết sức khiêm

Cần có sự thay đổi đó vì gia đình em có nhiều trẻ nhỏ nên các em dễ nghịch ngợm và sử dụng những loại thực phẩm gây

Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh. - Nhận biết và phân tích được những đặc điểm hình thức của một thể loại văn học. - Biết cách tìm ý, lập

Gợi ý đáp án: Nấm gồm nhiều loại, có nhiều hình dạng khác nhau, chúng là những sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực, sống ở nhiều loại môi trường khác nhau, dựa vào

Câu 5: Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách:B. thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến

Hiếu và em đi hội chợ gần nhà.Em của Hiếu rất thích nước ngọt màu xanh, đỏ và đòi Hiếu mua.Nếu là Hiếu em sẽ nói gì ?..