• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 28 / 03 / 2021 Tiết: 27 Ngày dạy: 02 / 4 / 2021 TUẦN 27

BÀI 16 - TIẾT 27

QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ TÍNH MẠNG THÂN THỂ, SỨC KHOẺ, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM (T2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu những quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.

- Hiểu đó là tài sản quý nhất của con người cần phải giữ gìn, bảo vệ.

2. Kĩ năng:

- Biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

- Biết bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân.

- Giáo dục kĩ năng sống: ra quyết định và giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ứng phó.

3.Thái độ: HỢP TÁC, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM

- Có thái độ quí trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của bản thân, đồng thời tôn trọng tính mạng,sức khoẻ, danh sự, nhân phẩm của người khác.

- Giáo dục đạo đức:

+ Tôn trọng sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người khác

+ Phản đối những hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

- KN tư duy phê phán - KN tự nhận thức - KN sáng tạo - KN đặt mục tiêu

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

- Giải quyết vấn đề - Động não

- Xử lí tình huống - Liên hệ và tự liên hệ - Thảo luận nhóm....

- Kích thích tư duy

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Tranh ảnh, câu chuyện về vi phạm thân thể,nhân phẩm, danh dự . - Giấy khổ to, bút dạ.

- Luật giáo dục.

- Máy chiếu.

(2)

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: (01’)

Lớp Ngày giảng Tên H/s vắng

6 02 / 4 / 2021 2. Kiểm tra bài cũ: (05’)

- Hãy nêu quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khoẻ,danh dự và nhân phẩm của công dân?

- Đáp: Là quyền cơ bản của công dân 3. Bài mới: (39’)

Để hiểu được như thế nào là biết tôn trọn tính mạng, thân thể, sức khoẻ,danh dự và nhân phẩm của người khác và tự biết bảo vệ quyền của mình như thế nào. Tiết học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài 16 “Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm”

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (08’) Rèn luyện cách ứng xử cho hs.

Mục tiêu: Giúp học sinh biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

Phương pháp: Giải quyết vấn đề Cách tiến hành

Gv: HD học sinh làm bài tập c ở sgk/45.

Gv: Theo em khi tính mạng, thân thể bị xâm hại cần phải làm gì?.

- Phản kháng, thông báo tìm sự giúp đỡ của người có trách nhiệm.

Hoạt động 2: (10') Trách nhiệm của công dân và học sinh Mục tiêu: Giúp học sinh biết phê phán những hành

vi xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.Tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.

Phương pháp: thảo luận nhóm Cách tiến hành

ND: Tìm hai hành vi xâm hại đến:

N1: Tính mạng,

N2: Thân thể, Sức khoẻ

2. Trách nhiệm của công dân học sinh:

- Phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm của người khác.

- Biết tự bảo vệ quyền của mình.

- Không ai được đánh người.

- Không ai được làm nhục, vu khống làm thiệt hại đến danh dự và uy tính của người khác.

(3)

N3: Danh dự.

N4: Nhân phẩm.

Các nhóm thảo luận, trình bày, GV nhận xét, chốt.

Gv: Khi thân thể tính mạng...của người khác bị xâm phạm thì chúng ta cần làm gì?.

- Nghiêm cấm mọi hành vi truy bức, nhục hình, tra tấn người.

- Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật phải kịp thời cứu giúp.

*/ Tình huống: ( BT b trong SGK)

Tuấn và Hải ngồi cạnh nhau. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Tuấn đã chửi Hải và còn rủ anh trai đánh Hải.

Em hãy cho biết, ai là người vi phạm pháp luật?

Vi phạm điều gì?

Anh trai Tuấn cũng vi phạm PL, không biết can ngăn em, mà còn tiếp tay cho em -> Em đã sai lại càng làm cho em sai thêm.

Theo em, Hải có thể có cách ứng xử như thế nào? cách nào là tốt nhất?

Khi thấy các hành vi như vậy chúng ta cần có cách ứng xử như thế nào?

Vậy chúng ta cần có trách nhiệm như thế nào đối với tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác?

Khi người khác xâm phạm đến quyền của mình ta cần phải làm gì?

Khi bị người khác bắt nạt em sẽ làm như thế nào?

- Tuấn vi phạm PL: Chửi và rủ anh đến đánh Hải ( lôi kéo người khác cùng phạm tội ) -> Xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của Hải.

- Hải cần báo thầy cô, bố mẹ biết.

-> Phê phán, tố cáo để có hình thức ngăn chặn và sử lý kịp thời.

-> Phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.

-> Cần phải biết bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình theo qui định của PL.

Hoạt động 3: (09’) Tình huống mở rộng

Hoạt động 4: (06’) Thực hành, luyện tập:

Mục tiêu: Giúp học sinh biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe,

* Bài tập c. (SGK/54)

- Phê phán việc làm xấu của nhóm con trai.Vì đó là cách ứng xử giúp

(4)

danh dự, nhân phẩm.

Phương pháp: giải quyết vấn đề, động não Cách tiến hành

Gv: HD học sinh làm các bài tập b,c,d,đ sgk/46.

( Ở bài tập b, Gv có thể cho HS sắm vai).

Gv: HD học sinh làm các bài tập ở sách bài tập tình huống 6/49,50.

( Nếu còn thời gian Gv cho HS làm tiếp những bài tập sau:

1. Trong những hành vi sau hành vi nào xâm phạm đến tính mạng... của CD?.

a. Lan ở nhà trông em, sợ em chạy ra đường nên đã lấy dây buộc chân em vào chân giường.

b. Hà, Nam Huân cùng vào hùa với nhau trêu đùa Linh đến phát khóc.

c. Nghe thấy một bạn nói xấu cô giáo, Hiền đến lớp mách cô giáo, cô phê bình làm bạn có lỗi rất xấu hổ.

d. Sợ con gẫy tay, gẫy chân bố mẹ cấm không cho Hưng chơi bất cứ môn thể thao nào.

ta bảo vệ mình trước việc làm xấu…

* Bài tập đ. (SGK/54)

- Khi bị xâm hại phải biết phản kháng, thông báo, tìm sự giúp đỡ của người có trách nhiệm.

2. Nguyên vô tình hắt nước vào Nhân, rồi lẳng lặng bỏ đi. Bực quá Nhân đuổi theo đá cho Nguyên mấy cái thế là cuộc ẩu đã xãy ra.

Em có suy nghĩ gì về cách cư xử của 2 bạn. Nếu em là một trong hai bạn đó em sẽ xử sự ntn?

Hoạt động 5. Củng cố: (04’)

? Chúng ta cần có trách nhiệm như thế nào đối với tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác?

? Khi thấy các hành vi vi phạm đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác chúng ta cần phải làm gì?

4. Hướng dẫn HS học và làm bài tập ở nhà: (02’) - Học thuộc nội dung bài học ( SGK ).

- Làm bài tập đ trang 54.

- Chuẩn bị bài 17 ( SGK ).

V. Rút kinh nghiệm:

(5)

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của vi khuẩn : hình dạng, kích thước, thành phần cấu tạo (chú ý so sánh với tế bào thực vật), dinh dưỡng, phân bố và sinh sản.. Hoạt động

Mục tiêu: Hiểu đc câu chuyện 1 bài học nắm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân

- Giúp HS nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh

- Giúp HS hiểu được ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm

- Học sinh biết xử lí tình huống để đảm bảo an toàn khi đi trên phương tiện giao thông.. *Phát triển năng lực và

-Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.. - Gặp tình huống

Kiến thức : Kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh về: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; Quyền bất khả xâm phạm

• Điều này trái ngược với nhóm tuổi thai nhỏ hơn, khi mà tử suất và sự kết hợp một hoặc nhiều nhũng triệu chứng trầm trọng hơn có thể được dự phòng. • Kết cục chủ yếu