• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 10

NS: 8/11/2018

NG: Thứ 2 ngày 12 tháng 11 năm 2018 TOÁN

TIẾT 46: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, đo độ dài đoạn thẳng, đọc kết quả đo.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng vẽ, đo độ dài chính xác. Dùng mắt ước lượng độ dài chính xác.

3. Thái độ

- Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Thước có vạch cm, thước mét (dây).

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1- Kiểm tra bài cũ (5')

Nêu các đơnvị đo đọ dài đã học?

2- Bài mới:

1- Giới thiệu bài: (2') Nêu mục tiêu bài học.

2- Bài thực hành: (28')

* Bài tập 1:Hãy vẽ các đoạn thẳng có độ dài :7 cm,12 cm,1 dm2 cm.

+ HD vẽ đoạn thẳng 5 cm.

- Đặt thước thế nào ? Điểm đặt đầu tiên từ vạch số nào ? Kết thúc vạch số nào ?

- GV cho HS vẽ nháp.

- GV cùng HS chữa bài.

* Bài tập 2: Đo độ dài đoạn thẳng rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm:

Hướng dẫn h/s làm một phần a. Chiều dài cái bút của em.

b. Chiều dài mép bàn học của em.

c. Chiều cao chân bàn học của em

* Bài tập 3: Ước lượng độ dài, đo đọ dài các đồ vật rồi điền vào bảng

- HD để HS làm nháp (phần a): Ước lượng chiều dài cái bút chì(20cm) - đo bằng thước.

- Phần b: - Hướng dẫn để HS ước lượng bằng mắt.

GV cho HS từng nhóm dùng thước mét đo chiều cao chân bàn.

3. Củng cố, dặn dò:(3') Nhận xét

- GV nhận xét tiết học.

- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.

- HS suy nghĩ, trả lời.

- HS vẽ nháp, 1 HS lên bảng.

- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.

- 20cm

- HS làm vở nháp các phần còn lại, kiểm tra chéo nhau.

- Các nhóm làm việc, ghi kết quả vào vở nháp.

- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.

- HS nêu kết quả ước lượng bằng mắt của mình- đo bằng thước.

- HS nêu kết quả ước lượng bằng mắt,

(2)

- Nhắc HS về xem lại bài

chuẩn bị thước mét để tiết sau học tiếp

dùng thước mét đo chiều cao chân bàn.

...

TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN

TIẾT 28-29: GIỌNG QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU

1. Kiên thức

- Đọc đúng các từ khó đọc. Bộc lộ được tình cảm thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong chuyện.

- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương.

- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

2. Kỹ năng

- Đọc trôi chảy, thành thạo thể hiện được sắc thái của bài.

3. Thái độ

- Yêu quý quê hương đất nước mình.

* QTE : Quyền có quê hương, tự hào về giọng nói quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Bài cũ: không kiểm tra.

2. Bài mới: gtb 1.Luyện đọc(30’) a, Gv đọc diễn cảm b, Hs đọc+ giải nghĩa từ - Đọc từng câu

+ Đọc nối tiếp lần 1

+ Phát âm từ khó: nén, nỗi xúc động, lẳng lặng, rớm lệ.

+ Đọc nối tiếp lần 2, rèn ngọng.

- Đọc đoạn

+ Đọc nối tiếp lần 1 + Hướng dẫn đọc câu dài

+ Đọc đoạn lần 2+ giải nghĩa từ khó trong bài.

- Đọc trong nhóm

+ Các nhóm thi đọc đoạn.

+ Lớp nhận xét bình chọn.

Tiết 2 2.Hướng dẫn tìm hiểu bài(10’)

- Lớp đọc thầm đoạn 1.

? Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai?

- 1 h/s đọc to đoạn 2

- Mỗi h/s đọc 1 câu.

- 3, 4 h/s đọc đồng thanh.

- Mỗi em 1 câu lần 2.

- 3 em đọc lần1 - vài h/s đọc.

- 3 em đọc lần 2.

- Hs giải nghĩa.

- Đọc nhóm đôi.

- cử 3 em 1 lượt

- Hs đọc

- cùng 3 người thanh niên.

(3)

? Chuyện gì làm Thuyên, Đồng ngạc nhiên?

- Lớp đọc thầm đoạn 3?

? Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương?

? Vì sao họ lại cảm ơn Thuyên và Đông?

? Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương?

3.Luyện đọc lại (10’)

- Gv hướng dẫn cách đọc toàn bài.

- Hướng dẫn cách đọc phân vai.

- Hs đọc nối tiếp theo đoạn + Thi đọc đoạn

+ Thi đọc theo phân vai.

+ Lớp nhận xét cho điểm.

4. Kể chuyện (20’)

- Hs dựa vào tranh để kể?

+ Hs quan sát tranh- nêu nội dung từng bức tranh.

+ Hs kể theo tranh.

+ 3 h/s kể nối tiếp.

+ 1, 2 h/s kể toàn bộ câu chuyện.

- Lớp nhận xét bạn kể hay.

- 3 anh xin được trả tiền.

- lẳng lặng, đôi môi mím chặt, mắt rớm lệ.

- họ được nghe giọng nói của quê mẹ miền trung.

- Giọng quê hương gắn bó, sâu nặng.

- 3 em đọc.

- 1 nhóm 3 bạn.

- quan sát tranh.

- mỗi em kể 1 tranh.

- Hs kể.

3. Củng cố- Dặn dò(3’): Nhận xét

? Câu chuyện muốn nói lên điều gì?

? Em có tự hào về giọng quê hương của mình không?

VN kể lại câu chuyện.

……….

NS: 9/11/2018

NG: Thứ 3 ngày 13 tháng 11 năm 2018

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 10: CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN(T’2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Cần chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi động viên, giúp đỡ bạn có chuyện buồn.

- ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.

- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, có quyền được đối xử bình đẳng, hỗ trợ giúp đỡ khi khó khăn.

2. kỹ năng

- Luôn biết lắng nghe ý kiến của bạn.

3. Thái độ

- Biết thể hiện sự cảm thông chia sẻ khi bạn vui, buồn.

- Quý trọng các bạn biết quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn bè.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DUC TRONG BÀI

(4)

- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, khi bạn vui,buồn.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu học tập.

- Các tấm bìa màu.

- Các câu chuyện, bài thơ, bài hát.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Bài cũ: (3’)? Em cần làm gì khi bạn em có chuyện vui, buồn?

2. Bài mới: gtb

*HĐ1(10’). Phân biệt hành vi

- Gv phát phiếu học tập: điền chữ Đ vào  trước việc làm đúng, chữ S trước việc làm sai:

- 1 h/s lên bảng điền trên tờ phiếu to.

- Lớp nhận xét chữa bài.

KL: Các việc a, b, c, d, đ, g là đúng, các việc e, h là sai.

* HĐ2(10’). Liên hệ và tự liên hệ.

- Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.

? Em đã chia sẻ vui, buồn với bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Trong trường hợp nào?

? Hãy nêu những trường hợp cụ thể.

* HĐ3(10’). Trò chơi: phóng viên.

- Hs lần lượt đóng vai phỏng vấn các bạn trong lớp những vấn đề có liên quan đến chủ đề bài học.

? Vì sao bạn bè cần quan tâm chia sẻ vui buồn cùng nhau?

? Cần làm gì khi bạn có niềm vui, chuyện buồn?

? Hãy kể 1 câu chuyện, 1 bài hát bài thơ về tình bạn?

- Hs làm việc cá nhân trên phiếu.

- Hs giải thích lí do.

- nhóm đôi.

- các nhóm báo cáo kết quả.

- Lần lượt từng học sinh lên phỏng vấn.

- Hs được phỏng vấn đứng lên trả lời.

- Hs xung phong kể, hát.

3. Củng cố - Dặn dò(3’): Nhận xét Về nhà vận dụng bài học vào thực tế.

...

TOÁN

TIẾT 47:THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (TIẾP) I. MỤC TIÊU

1. Kiên thức

- Rèn kĩ năng đo độ dài: Biết so sánh các đơ - Biết đo chiều cao của các bạn trong tổ.

2. Kỹ năng

- Đo chính xác chiều cao của các bạn trong tổ.

(5)

3. Thái độ

- Yêu thích môn học toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Thước dây, thước thẳng có chia vạch cm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ: (3’)

2 h/s lên bảng- Lớp làm bảng con

5 cm 6 mm = …mm 4 km 5 dam = … dam 5m 5 cm = … cm 5km 6 m = …. m - Lớp nhận xét cho điểm.

2. Bài mới: gtb

+ Bài 1(15’). Đọc bảng và trả lời câu hỏi.

- Các nhóm đọc kết quả.so sánh xem bạn nào cao nhất và bạn nào thấp nhất?

+ Bài 2(15’). Đo chiều cao của các bạn trong tổ rồi ghi kết quả;

- Cách đo: đánh dấu điểm mốc đầu tiên và điểm sau khi bước sau đó dùng thước đo báo cho thư kí.

- Gv làm mẫu cho mỗi nhóm 1 em.

- Các nhóm thực hành

- Nêu người có bước chân dài nhất và ngắn nhất.

- 5 em 1 nhóm.

Bạn Huơng cao nhất: 1m 32cm.

Bạn Nam thấp nhất là: 1m 15cm

- Thực hành theo tổ.

- thư kí ghi

- 1 h/s thực hành.

3. Củng cố- Dặn dò(3’): Nhận xét VN thực hành.

...

CHÍNH TẢ (Nghe viết) TIẾT 19: QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài” Quê hương ruột thịt” biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài.

- Luyện viết tiếng có vần khó: oai/oay âm dễ lẫn l/m.

2. Kỹ năng

-Trình bày, viết đẹp, đúng chính tả.

3. Thái độ

- Giữ vở sạch viết chữ đẹp

* MTBĐ: Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên đất nước ta, từ đó yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1.Bài cũ: (3’) 2 h/s lên bảng viết các từ có âm r, d, gi lớp viết nháp. Gv nhận xét.

(6)

2.Bài mới: gtb.

1.Hướng dẫn h/s viết bài(25’) a, Gv đọc mẫu đoạn viết

? Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương?

? Những chữ nào trong bài viết hoa?

- Hs viết từ khó: 2 em lên bảng, lớp viết bảng con: nơi, trái, sai, da dẻ, ngày xưa.

b, Gv đọc h/s viết bài.

- Hs chuẩn bị tư thế viết bài.

- Gv đọc h/s viết bài.

c, Chấm chữa bài

- Gv đọc hs soát lỗi chính tả.

- Gv chấm 7 bài- nhận xét.

2. Hướng dẫn h/s làm bài tập(10’) + Bài 2. Tìm 3 từ có chứa vần oai/ oay - Hs đọc yêu cầu- Gv hướng dẫn h/s làm vào vở.

- Gv tổ chức cho h/s chữa bài bằng cách thi đua viết nhanh tìm đúng.( 2 đội thi viết trên bảng)

- Lớp nhận xét chốt lời giải đúng khen ngợi đội thắng cuộc.

+ Bài 3. (a) Thi viết các từ có chứa âm n/l

* Trò chơi tiếp sức: Mỗi đội 5 em viết các tiếng chứa âm l/n.

- Nhận xét đội thắng cuộc.

-> Hs đọc phát âm đúng

- 2 h/s đọc lại.

- Tên riêng, chữ đầu câu.

- lớp viết nháp.

- chú ý tư thế ngồi, cầm bút.

- Hs đổi chéo vở kiểm tra.

- 2 h/s đọc.

- mỗi đội 2 bạn.

+ khoai, choai, toại

+ xoay, loay hoay, hí hoáy.

- Hs chơi trò chơi.

3. Củng cố- Dặn dò(2’): Nhận xét

? Em cần làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh.

VN hoàn thành bài tập

………

NS: 11/11/2018

NG: Thứ 4 ngày 14 tháng 11 năm 2018 TOÁN

TIẾT 48: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học.

- Quan hệ của 1 số đơn vị đo độ dài thông dụng.

- Giải toán dạng: “Gấp 1 số lên nhiều lần và “ tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số”.

2. Kỹ năng

- Vận dụng các bảng nhân, chia đã học vào giải toán.

(7)

3. Thái độ

- Giữu gìn sách vở và yêu thich môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ: (3’) 2 h/s lên bảng chữa bài tập.

2. Bài mới: gtb

+ Bài 1(5’). tính nhẩm - Hs làm bài vào vở BT.

- 2 h/s lên bảng làm 2 cột

- Dưới lớp mỗi h/s nêu miệng kết quả 1 cột

? Nhận xét mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia?

+ Bài 2(8’). Đặt tính- tính

- Hs tự đặt tính- thực hiện phép tính - 2, 3 h/s lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét kết quả.

? Muốn nhân(chia) 1 số có 2 chữ số với số(cho số) có 1 chữ số ta làm thế nào?

+ Bài 3(7’). Viết số thích hợp

- 2 h/s lên bảng làm- lớp làm vở bài tập

- lớp nhận xét kết quả.

? Muốn đổi 2 đơn vị khác số đo ra cùng 1 đơn vị đo ta làm thế nào?

+ Bài 4(8’). Giải toán - Hs đọc- tóm tắt- giải - 1 h/s lên giải- lớp làm vở.

- Lớp nhận xét kết quả

?Bài toán thuộc dạng nào?

+ Bài 5(5’) Cần làm gì?

- Đo độ dài đoạn AB - Hs làm bài cá nhân.

- Lớp đổi chéo vở KT.

6 x 9= 54 7 x 7 = 49 6 x 7 = 42 36 : 6 = 6 27 : 7 = 4 42 : 7 = 6 48 : 6 = 8

- phép chia được xây dựng từ phép x - Hs làm cá nhân . 4 học sinh lên

bảng

4m 4 dm = 40 dm 1 m 6dm = 16 dm 2 m 14 cm = 214 cm

Giải

Tổ 2 trồng đuợc số cây là:

25 x 3= 75 (cây) Đs: 75cây

AB = 9 cm

3. Củng cố- Dặn dò(3’): Nhận xét Gv chốt kiến thức cơ bản.

………..

TẬP ĐỌC TIẾT 30: THƯ GỬI BÀ I. MỤC TIÊU

1. Kiên thức

+ HS đọc đúng, đọc to, rõ ràng đọc trôi chảy.

(8)

+ Rèn kỹ năng đọc phát âm đúng các từ ngữ khó: Lâu rồi, dạo này, khoẻ, năm nay, sốn lâu, ...

- Giọng đọc thân mật phù hợp với giọng nhân vật

- Hiểu được một số từ ngữ khó trong bài: Hiểu nội dung bức thư.

2. Kỹ năng

- Bước đầu hiểu biết về thư và cách viết thư.

3. Thái độ

- Luôn quan tâm đến ông bà.

* QTE: Quyền có ông bà, quyền được tham gia viết thư cho người thân.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng tự nhận thức bản thân.

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Tranh minh họa sgk.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1- KIỂM TRA BàI CŨ: (3')

HS đọc lại bài: Giọng quê hương và nêu nội dung bàI?

2- BàI MỚI:

1- Gio thiệu bài:

2- Luyện đọc:(12')

- GV đọc toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

- Hướng dẫn luyện đọc:

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu.

+GV hướng dẫn đọc một số từ ngữ khó:

lâu rồi, dạo này, năm nay, sống lâu…

- HD đọc từng đoạn trước lớp Đoạn 1(3 câu đầu): mở đầu thư.

Đoạn 2(nội dung chính):Dạo này…dưới ánh trăng.

đoạn 3: Còn lại

- Cháu vẫn nhớ năm ngoái ... quê./ thả diều ... đê/ và ... đêm/ ngồi ... trăng ./

- GV cho HS đọc thi.

3- Hướng dẫn tìm hiểu bàI(12'):

- Đức viết thư cho ai ?

- Dũng đầu thư, bạn ghi thế nào ? - Đức hỏi thăm bà điều gì ?

- Đức kể với bà những điều gì ?

- Đoạn cuối cho thấy tình cảm Đức đối với bà như thế nào ?

4- Luyện đọc lại.(8')

- HD đọc nối tiếp từng đoạn.

- GV cho HS thi đọc.

- GV cùng HS nhận xét, chọn bạn đọc

- HS quan sat tranh

- HS đọc nối tiếp mỗi hs đọc một câu.

- HS đọc cá nhân, đọc đồng thanh.

- HS nghe và luyện đọc lại.

- 3 HS đọc thi, nhận xét.

- HS đọc phần đầu bức thư.

- HS đọc thầm phần chính bức thư.

- HS đọc thầm đoạn cuối bức thư.

- HS nêu cách đọc toàn bài.

- 1 HS khá đọc lại, HS khác theo . - 3 HS đại diện 3 nhóm.

- HS đọc phần đầu bức thư.

-Đức viết thư cho bà.

-Dũng đầu thư, bạn ghi:nơi và ngày gửi thư.

- HS đọc thầm phần chính bức thư.

- Đức hỏi thăm sức khoẻ của bà.

- Đức kể với bà:

- HS đọc thầm đoạn cuối bức thư.

(9)

hay nhất.

3- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:(3')

- GV cho HS nêu nhận xét cách viết một bức thư

- Về luyện đọc lại.

+Đoạn cuối cho thấy tình cam của Đức đối với bà: kính trọng và yêu quÝ Bà.

-3 H/s đọc nối tiếp từng đoạn -HS thi đọc.

……….

TẬP VIẾT

TIẾT 10: ÔN CHỮ HOA G I.MỤC TIÊU

1. Kiên thức

- Củng cố cách viết chữ hoa G thông qua các bài tập ứng dụng:

+ Viết tên riêng: Ông Gióng.

+ Viết câu ứng dụng: Gió đưa cành trúc la đà.

2. Kỹ năng

- Trình bày, viết đẹp, đúng chính tả.

3. Thái độ

- Giữ vở sạch viết chữ đẹp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Mẫu chữ hoa: G, Ô, T - Tên riêng và câu ca dao.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1.Bài cũ(3’): 2 h/s lên bảng viết chữ G- Gò Công - Lớp viết bảng con.

- Lớp nhận xét sửa sai.

2.Bài mới: gtb

1.Hướng dẫn h/s viết bảng con(12’) a, Luyện viết chữ hoa

? Nêu các chữ hoa có trong bài.

- Gv treo chữ mẫu: G, Ô, T, H, V

? Lớp nhận xét độ cao; số nét.

- Gv viết mẫu+ nêu quy trình viết các chữ nêu trên.

- Hs viết bảng con từng chữ.

- Gv uốn nắn sửa sai.

b, Luyện viết từ ứng dụng - Hs đọc- giải nghĩa từ.

? Nhận xét độ cao- K/c; cách nối nét từ chữ hoa-> thường.

- Cách ghi dấu ghi thanh.

- Gv viết mẫu+ hướng dẫn cách viết.

- Hs viết bảng con.

c, Luyện viết câu ứng dụng.

- Hs đọc- giải nghĩa.

?Nêu các chữ hoa có trong câu

Ô, T, V, H

G , Ô, T, V, H - Viết bảng con

- Hs đọc

Ông Gióng

- 2 em đọc và nêu ý nghĩa.

(10)

? Nhận xét độ cao các chữ; k/c; cách nối nét; vị trí của các dấu ghi thanh.

- Gv viết mẫu+ nêu cách viết - Hs viết bảng con: Gió, tiếng.

- Gv nhận xét.

2.Hướng dẫn h/s viết vào vở tập viết.

(18’)

- Gv nêu yêu cầu viết: Viết theo vở tập viết

- Gv nhắc nhở h/s trước khi viết bài.

+ Hs viết lần lượt từng dòng

- Gv quan sát uốn nắn cho từng em.

3. Chấm, chữa bài.(3’) - Thu 10 bài chấm.

- Gv nhận xét khen ngợi h/s viết đẹp.

3. Củng cố- Dặn dò(3’): Nhận xét VN hoàn thành bài viết.

Gió Tiếng

- Hs chuẩn bị viết bài.

- Hs viết bài.

- 1 số em thu bài.

……….

NS: 12/11/2018

NG: Thứ 5 ngày 15 tháng 11 năm 2018 TOÁN

TIẾT 49: TỰ KIỂM TRA I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố và kiểm tra kiến thức về bảng nhân, chia 6,7.Nhân chia số có 2 chữ số.

Đổi đơn vị đo độ dài.Giải toán có lời văn dạng gấp lên 1 số lần.

2. Kỹ năng

- Vận dụng các kiên thức đã học vào làm bài kiểm tra.

3. Thái độ

- Luôn có ý thức giữ gin sách vở và yêu thích môn học.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Kiểm tra theo đề của phòng(nếu có) 2. Kiểm tra theo đề ở vở BT

- Hs làm bài tự giác + Biểu điểm:

Bài 1:2 điểm Bài 3: 2 điểm Bài 5: 2 điểm Bài 2: 2 điểm Bài 4: 2 điểm

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 10: SO SÁNH - DẤU CHẤM I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Tiếp tục làm quen với phép so sánh ( âm thanh với âm thanh) - Tập dùng dấu chấm để ngắt câu trong 1 đoạn văn.

2. Kỹ năng

(11)

- Biết sử dụng phép so sánh trong câu.

- Đặt đúng dấu câu trong đoạn văn.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bảng phụ

- Bảng lớp viết sẵn BT3 - 3, 4 tờ giấy khôt to kẻ bài 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ: (3’) 2 h/s làm bài 2, 3- Lớp đặt câu có phép so sánh người với sự vật.

- Gv nhận xét cho điểm.

2. Bài mới: gtb

* Hướng dẫn h/s làm bài tập + Bài tập 1(10’)

- Hs đọc yêu cầu- Gv giải thích.

- Gv giới thiệu tranh cây cọ với những chiếc lá cọ giúp h/s hiểu về rừng cọ.

- Gv hướng dẫn h/s trả lời câu hỏi Sgk.

- Gv treo bảng phụ h/s gạch chân các hình ảnh so sánh.

? Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?

? Tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?

-> Gv nói thêm.

? Bài hôm nay ta học thêm kiểu so sánh nào?

+ Bài 2(12’)

- Hs đọc yêu cầu- Gv giải thích yêu cầu.

- Gv hướng dẫn h/s làm bài cá nhân.

- Gv dán 3 tờ phiếu lên bảng- 3 h/s lên làm bài.

- Lớp và Gv nhận xét chốt lời giải đúng.

-> Gv kết luận

+ Đặt câu có phép so sánh âm thanh với âm thanh.

+ Bài 3- 2 h/s đọc yêu cầu(8’) - Lớp đọc thầm đoạn văn

- Gv hướng dẫn h/s dùng bút chì để chấm

( Đọc hết 1 ý trọn vẹn ta chấm câu) - Lớp làm vở bài tập

- 1 h/s lên làm trên bảng phụ.

- Lớp và Gv nhận xét,

- 1 h/s đọc to - lớp đọc thầm.

- TĐ theo cặp

- Tiếng mưa- tiếng thác- tiếng gió.

- rất to, rất vang động.

- âm thanh- âm thanh - 2 h/s đọc.

- Tiếng suối- tiếng đàn - Tiếng suối- tiếng hát - Tiếng chim- tiếng xúc.

- mỗi em đặt 1 câu.

- Hs đọc.

- 1 h/s lên bảng.

- 3 em đọc

- Hs viết lại đoạn văn cho đúng.

(12)

- Hs đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh

? Dấu chấm dùng để làm gì?

? Khi đọc, viết có dấu chấm cần lưu ý điều gì?

3. Củng cố- Dặn dò(3’): Nhận xét Chốt 1 số kiến thức cơ bản.

...

CHÍNH TẢ(nhớ viết) TIẾT 20: QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU

1. Kiên thức

- Nghe, viết chính xác, trình bày đúng 3 khổ thơ đầu bài thơ quê hương.Biết viết hoa đúng chữ đầu tên bài, đầu dòng thơ.

- Viết các chữ có vần khó ét, oét; Tập giải câu đố.

2. Kỹ năng

- Viết đúng chính tả, đảm bảo tốc độ viết.

3. Thái độ

- Luôn có ý thức giữ gìn sách vở II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ BT2.

- Tranh minh họa giải đố.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ(3’): Hs viết bảng con; 2 em lên bảng: quả xoài, nước xoáy;

- Gv nhận xét.

2. Bài mới: gtb

1.Hướng dẫn h/s viết chính tả.(25’) a, Hướng dẫn chuẩn bị

- Gv đọc 3 khổ thơ đầu

?Nêu những hình ảnh gắn bó với quê hương?

? Những chữ nào trong bài viết hoa?

- Hs viết từ khó

b, Gv đọc cho h/s viết

- Gv nhắc nhở hs trước khi viết.

- Gv đọc h/s viết bài.

c, Chấm, chữa bài.

- Gv đọc- h/s đổi chéo vở soát lỗi.

- Gv thu 5-7 bài chấm - Nhận xét

2.Hướng dẫn h/s làm bài tập(8’) + Bài tập 2. Điền ét hay oét - Gv nêu yêu cầu

- Lớp làm vào vở- 2 h/s lên bảng chữa - Lớp nhận xét đánh giá.

- Hs đọc lại những từ đã hoàn chỉnh.

- 2 em đọc lại

- chùm khế, con đường, cánh diều…

- 2 em viết bảng.

- chuẩn bị bút, tư thế.

- Hs viết bài.

- chữa bài.

toét miệng, mùi khét, cưa xoèn xoẹt.

(13)

+ Bài tập 3

- Giải câu đố, chốt lại lời giải.

- Hs quan sát tranh để tìm lời giải.

- Phân biệt l/n- Hs đọc.

- Hs nêu miệng: nặng-nắng; lá- là

3. Củng cố- Dặn dò(3’): Nhận xét VN hoàn thành bài tập.

……….

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

TIẾT 19: CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH I.MỤC TIÊU

1. Kiên thức

- Hs nắm được các thế hệ trong 1 gia đình.

- Phân biệt gia đình 2 thế hệ với gia đình 3 thế hệ.

2. Kỹ năng

- Giới thiệu được cho các bạn nghe về các thế hệ trong gia đình của mình.

3. Thái độ

- Luôn yêu quý gia đinh và mọi người.

* QTE : Các em có quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc, được cha mẹ chăm sóc.

Bổn phận phải biết kính yêu, vâng lời ông bà cha mẹ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DUC TRONG BÀI - Kĩ năng giao tiếp: Tự tin với các bạn trong nhóm để chia sẻ, giới thiệu về gia đình của mình.

- Trình bày, diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các hình vẽ Sgk

- Ảnh gia đình của học sinh, giấy, bút vẽ.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

1.Bài cũ(3’): Kiểm tra sự chuẩn bị tranh ảnh, giấy, bút vẽ.

2.Bài mới: gtb

*HĐ1.Thảo luận theo cặp(10’)

- Kể về gia đình mình theo câu hỏi gợi ý:

Gia đình bạn có mấy người? Đó là những ai?

Ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất.

- Hs thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp về kết quả thảo luận.

- Gv kết luận(Sgk)

*HĐ2(10’) Quan sát tranh theo nhóm

- 2 bạn một nhóm hỏi đáp nhau về gia đình bạn Minh.

Gia đình bạn Minh gồm có mấy người? Ai là người cao tuổi nhất? Ai là người ít tuổi

- Hs thảo luận nhóm đôi.

- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Hs quan sát theo nhóm đôi: 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời.

- Đại diện các nhóm báo cáo

(14)

nhất?

Gia đình bạn Minh gồm có mấy thế hệ?Ông bà Minh thuộc hế hệ thứ mấy? Bố mẹ Minh là thế hệ thứ mấy?Minh và em Minh thuộc thế hệ nào?

- Nếu gia đình chỉ có 2 vợ chồng thì gia đình đó có mấy thế hệ?

* HĐ3(10’)Giới thiệu về gia đình mình - Hs cầm tranh ảnh, tranh vẽ về gia đình của mình đã được chuẩn bị lên trước lớp để mô tả các thành viên trong gia đình mình và cho biết trong gia đình mình có mấy thế hệ.

3. Củng cố-Dặn dò(3’): Trong gia đình em cần đối xử với mọi người như thế nào?

- Em có những quyền lợi và bổn phận gì?

- Lần lượt từng h/s lên kể về gia đình mình.

NS: 13/11/2018

NG: Thứ 6 ngày 16 tháng 11 năm 2018 TOÁN

TIẾT 50: BÀI TOÁN GIẢI BẰNG 2 PHÉP TÍNH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Làm quen với bài toán giải bằng 2 phép tính.

- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải.

2. Kỹ năng

- Trình bày được bài toán bằng hai phép tính.

3. Thái độ

- yêu thich môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh vẽ Sgk

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ: không kiểm tra.

2. Bài mới: gtb

+ Bài toán 1 (7’) - Gv nêu bài toán.

- Gv hướng dẫn h/s tóm tắt- trình bày bài giải

Hàng trên: 3 kèn

Hàng dưới: nhiều hơn 2 kèn

? Số kèn hàng dưới? Tổng số kèn?

- Gv hướng dẫn cách giải.

- Hs nêu câu trả lời phép tính giải.

- Lớp nhận xét kết quả.

? bài toán có mấy câu hỏi? ỉng với mỗi

- 2 h/s đọc.

- Hs nêu cách tóm tắt.

Giải

a, Hàng dưới có số kèn:

3 + 2 = 5( kèn)

b, Cả 2 hàng có số kèn:

5 + 3 = 8 (kèn).

Đ/s: 5 kèn; 8 kèn

(15)

câu hỏi là mấy phép tính?

? Để bài toán chỉ có 1 câu hỏi mà vẫn giải bằng 2 phép tính em sẽ bỏ câu hỏi nào và giữ câu hỏi nào?

+ Bài toán 2.(7’) - Gv nêu bài toán.

- Gv hướng dẫn h/s tóm tắt.

Bể 1: 4 con

Bể 2: nhiều hơn 3 con Hỏi tổng số con?

? Bài toán hỏi gì?

? Muốn tìm số cá ở 2 bể ta cần biết gì ?

? Muốn tìm số các ở bể 2 ta làm thế nào ?

? Muốn tìm số cá ở cả 2 bể ta làm tính gì ?

3.Gv hướng dẫn h/s giải.

? Bài toán có mấy câu hỏi ?Giải bằng mấy phép tính ?

? Đây là bài toán giải bằng 2 phép tính.

* Thực hành( 20’) + Bài 1. Hs đọc.

- Gv hướng dẫn h/s tóm tắt- giải.

1 h/s lên tóm tắt- 1 h/s lên giải.

Anh có: 15 bưu ảnh Em ít hơn 7bưu ảnh

? Tổng số bưu ảnh

? Bài toán giải bằng mấy phép tính.

? Phép tính trung gian thuộc dạng toán nào?

+ Bài 2, 3- Gv hướng dẫn như bài 1.

3. 2 h/s thi đua giải nhanh.

Thùng 1: 18 lít dầu

Thùng 2: nhiều hơn 6 liét

? cả hai bao nhiêu lít dầu?

Bài3: gvhs tuơng tự 2 bài trên.

- Bỏ câu a, để lại câu b.

- 2 h/s đọc.

- 1 h/s nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.

- Số cá ở bể 2.

Giải

Bể 2 có số cá là:

4+ 3 = 7( con) Số các ở 2 bể là : 7 + 4 = 11( con) Đ/s: 11 con - 2 em đọc.

Bài giải

Em có số bưu ảnh là:

15 - 7 = 8(bưu ảnh) Cả 2 có số bưu ảnh là:

8 + 15= 23 (bưu ảnh) Đ/s: 32 bưu ảnh

Bài giải

Thùng 2 cố số lít dầu là:

18 + 6 = 24( l) Có tất cả số lít dầu là:

24 +18 = 42 (l) Đ/s: 42 l 3. Củng cố- Dặn dò (3’): Nhận xét

? Khi giải bài toán có 2 phép tính ta cần lưu ý điều gì?

VN làm bài tập.

………..

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 10: TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ I. MỤC TIÊU

1. Kiên thức

(16)

- Dựa vào bài tập đọc thư gửi bà và gợi ý về hình thức - nội dung thư, biết viết 1 bức thư ngắn để thăm hỏi, báo tin cho người thân.

.Ghi rõ nội dung trên phong bì.

2. Kỹ năng

- Diễn đạt rõ ý, đặt câu đúng, trình bày đúng hình thức 1 bức thư 3. Thái độ

- Giữ gìn sách vở sạch sẽ và yêu thích môn học.

* QTE : Các em có quyền được tham gia viết thư và phong bì thư.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Bài cũ: (3’) 2 h/s đọc bài thư gửi bà

? Một bức thư gồm mấy phần?

? Phần đầu thư cần viết gì?

? Phần chính thư cần viết gì?

? Phần cuối thư viết những gì?

- Gv nhận xét cho điểm.

2. Bài mới

+Bài1 (25’). Hs đọc yêu cầu:

- 1 h/s đọc gợi ý trên bảng.

- Gv gợi ý h/s chọn đối tượng viết.

- 1 h/s giỏi làm mẫu theo gợi ý:

Nói về bức thư của mình.

- Hs viết vào vở. Gv lưu ý:

+ Trình bày thư đúng thể thức.

+ Dùng từ, đặt câu đúng, lời lẽ phù hợp đối tượng nhận thư.

- Hs làm bài- Gv giúp đỡ h/s yếu.

+Bài1(25’). Hs đọc yêu cầu:

- 1 h/s đọc gợi ý trên bảng.

- Gv gợi ý h/s chọn đối tượng viết.

- 1 h/s giỏi làm mẫu theo gợi ý:

Nói về bức thư của mình.

- Hs viết vào vở. Gv lưu ý:

+ Trình bày thư đúng thể thức.

+ Dùng từ, đặt câu đúng, lời lẽ phù hợp đối tượng nhận thư.

- Hs làm bài - Gv giúp đỡ h/s yếu.

- Gv gọi 3, 4 viết xong đọc trước lớp.

- Gv nhận xét chữa lỗi dùng từ- ghi điểm.

+ Bài 2 (7’). Ghi phong bì thư - 3 h/s đọc- quan sát phong bì mẫu.

? Góc bên trái ghi gì (phía trên)

? Góc bên phải phía dưới viết gì?

- Gv hướng dẫn cách ghi cụ thể.

- 2 em đọc.

- Mỗi h/s tự chọn đối tượng để viết thư.

- h/s làm bài.

- h/s đọc bài viết của mình

- 3 h/s đọc.

- Tên địa chỉ người gửi.

- Hs

- ghi vào phong bì.

(17)

- Hs ghi vào phong bì của mình.

- 4, 5 h/s đọc kết quả trên phong bì đã ghi.

- Gv nhận xét khen 1 số h/s trình bày đẹp.

3. Củng cố- Dặn dò (3’):

Nhận xét

VN viết cho hoàn chỉnh và gửi đi Tuyên duơng hs hăng hái xây dựng bài.

...

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TIẾT 20: HỌ NỘI, HỌ NGOẠI I. MỤC TIÊU

1. Kiên thức

- Họ nội, họ ngoại là những ai.

- Xưng hô đúng với các anh chị em của bố mẹ.

- Giới thiệu được về họ nội, ngoại của mình.

2. Kỹ năng

- Kể được những người họ nội, họ ngoại.

3. Thái độ

- ứng xử đúng với những người họ hàng của mình, không phân biệt họ nội hay họ ngoại.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Khả năng diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình.

- Giao tiếp, ứng xử thân thiện với họ hàng của mình, không phân biệt.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Các hình trong Sgk trang 40, 41.

- Hs mang ảnh họ hàng nội ngoại đến lớp.

- Gv chuẩn bị mỗi nhóm h/s 1 tờ giấy khổ lớn.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

*Khởi động: cả lớp hát bài” Cả nhà thương nhau”

? Bài hát nói lên điều gì?

*HĐ1(10’). Làm việc với Sgk + Làm việc theo nhóm

- Các nhóm quan sát và thảo luận:

? Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai?

? Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai?

? Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai?

? Ông bà nội của Quang sinh ra những ai trong ảnh?

- 2 em 1 nhóm.

- 1 bạn hỏi- 1 bạn trả lời.

- mỗi nhóm cử 1 đại diện nêu kết quả

(18)

- Đại diện các nhóm nêu kết quả.

- Các nhóm khác bổ sung.

? Họ nội là những ai?

? Họ ngoại gồm những ai?

KL : SGv

*HĐ2(10’). Kể về họ nội và họ ngoại.

- Làm việc theo nhóm.

- Gv phát mỗi nhóm 1tờ giấy to.Các nhóm dán ảnh họ hàng mình lên tờ giấy.

- Các nhóm tự kể cho nhau nghe.

- Lần lượt các nhóm dán lên bảng- các thành viên trong nhóm lên giới thiệu.

+ KL: SGv.

*HĐ3(10’): đóng vai

- Gv chia nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống:

+ Em hoặc anh của bố đến chơi nhà khi bố mẹ đi vắng.

+ Em hoặc anh của mẹ ở quê ra chơi khi bố mẹ đi vắng.

+ Họ hàng bên ngoại có người ốm em cùng bố mẹ đến thăm.

- Các nhóm lần lượt lên đóng vai.

? Em có nhận xét gì về cách ứng xử của các bạn trong các tình huống.

? Tại sao phải yêu quý những người họ hàng của mình.

thảo luận.

- 4 em 1 nhóm dán ảnh lên 1 tờ giấy- Kể cho nhau nghe về họ nội , ngoại nhà mình.

- Mỗi nhóm lần lượt lên giới thiệu.

- Mỗi nhóm thảo luận đóng vai 1 tình huống.

- Mỗi nhóm cư 2 bạn đóng vai tự nghĩ ra lời thoại.

3.Củng cố-Dặn dò(3’): 1, 2 em đọc nội dung bài học.

………

SINH HOẠT TUẦN 10 I, MỤC TIÊU

- Học sinh nắm được yêu nhược điểm của bản thân cũng như của các thành viên trong lớp từ đó có hướng khắc phục

II. Gv đánh giá các hoạt động tuần 10 -Vẫn còn hiện tượng Hs quyên vở Tiếng anh.

- Tình trạng học sinh lười học các môn học thuộc diễn ra phổ biến, chỉ tập trung ở một số em.

-Nhiều h/s có tiến bộ về chữ viết: Quang Minh, Hoài An, Phương..

- Các giờ thể dục giữa giờ nhanh nhẹn - Trong lớp vẫn còn h/s xé giấy bừa bãi.

- Ý thức giữ vệ sinh chưa cao, chưa tự giác - Trong lớp còn trầm

- Khả năng diễn đạt chưa tốt

(19)

- Bài làm ở nhà nhiều học sinh trình bày bẩn, làm hay sai: Nga, Nhung, Kiên, Phương Anh.

II. Kế hoạch tuần tới

- Thi đua học tốt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

- Không ăn quà vặt, không đem đồ chơi tới lớp, không mua viên nở.

- Soạn sách vở đầy đủ.

- Học thuộc các bài thuộc lòng, TNXH - Rèn chữ viết cách trình bày.

- Ôn bài đầu giờ có hiệu quả

- Tập 1 tiết mục văn nghệ biểu diễn vào ngày 20-11 III.SINH HOẠT SAO

- Tổ chức đọc báo đội.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

II / CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI  - Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và tập thể..  - Kĩ năng trình bày suy nghĩ , ý tưởng của mình

Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO Mở rộng quan hệ quốc tế.. Việt Nam – Trung

*Trong tự nhiên, chim sống theo đàn hay cặp. Chúng thường biết

Gà Trống

Trường: Tiểu học Kim Đồng Trường: Tiểu học Kim Đồng.. Đông Triều – Quảng Ninh Đông Triều –

Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh. - Nhận biết và phân tích được những đặc điểm hình thức của một thể loại văn học. - Biết cách tìm ý, lập

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi tiếp xúc với khách nước ngoàib. III/ PHƯƠNG TIỆN

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin về các loài cây sống trên cạn.. - Kĩ năng ra quyết định: Nên và