• Không có kết quả nào được tìm thấy

CẤP CƠ SỞ KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT NĂM 2019

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CẤP CƠ SỞ KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT NĂM 2019 "

Copied!
78
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẠI HỌC HUẾ

KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CẤP CƠ SỞ KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT NĂM 2019

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ THUYẾT

CỦA SV KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT - ĐẠI HỌC HUẾ

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thế Tình

Thừa Thiên Huế, tháng 12/2019

(2)

ĐẠI HỌC HUẾ

KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ THUYẾT

CỦA SV KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT - ĐẠI HỌC HUẾ Mã số:

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Gắng Nguyễn Thế Tình

Thừa Thiên Huế, tháng 12/2019

(3)

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI VÀ DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

TT Họ và tên Đơn vị công tác

và lĩnh vực chuyên môn

Nội dung nghiên cứu cụ thể được giao 1 ThS. Lê Hải Yến Khoa Giáo dục thể chất;

Lĩnh vực: GDTC Cộng sự đề tài 2 CN. Ngô Thị Hương Khoa Giáo dục thể chất;

Lĩnh vực: Lịch sử Cộng sự đề tài 3 ThS. Nguyễn Văn Tuấn Khoa Giáo dục thể chất;

Lĩnh vực: GDTC Thư ký đề tài

(4)

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ... 1

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đề tài trong và ngoài nước ... 1

a. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài ở nước ngoài ... 3

b. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài ở trong nước ... 5

c. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu ... 6

2. Sự cần thiết của đề tài... 13

3. Mục tiêu nghiên cứu ... 15

a. Mục tiêu chung ... 15

b. Mục tiêu cụ thể ... 15

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 15

a. Đối tượng nghiên cứu ... 15

b. Phạm vi nghiên cứu ... 15

5. Nội dung nghiên cứu ... 15

6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ... 16

a. Cách tiếp cận ... 16

b. Phương pháp nghiên cứu ... 16

PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ... 19

CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ THUYẾT CỦA SV KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT – ĐẠI HỌC HUẾ ... 19

1.1. Thực trạng chương trình đào tạo SV ngành Giáo dục thể chất của Khoa Giáo dục thể chất – Đại học Huế ... 19

1.2. Thực trạng sử dụng các phương pháp giảng dạy và học tập của sinh viên Khoa GDTC – ĐH Huế ... 24

1.2.1. Thực trạng sử dụng các phương pháp giảng dạy cho sinh viên Khoa GDTC – ĐH Huế ... 24

1.2.2. Thực trạng sử dụng các phương pháp học tập của sinh viên Khoa Giáo dục thể chất – ĐH Huế ... 26

1.3. Thực trạng kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của sinh viên Khoa GDTC – ĐH Huế ... 29

1.4. Thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên Khoa GDTC – ĐH Huế ... 29

(5)

1.4.1. Thực trạng mức độ nhận thức, quan niệm của SV Khoa GDTC – ĐH Huế về hoạt

động học tập theo nhóm ... 30

1.4.2. Thực trạng về cơ cấu tổ chức nhóm ... 32

1.4.3. Thực trạng đội ngũ nhóm trưởng ... 32

1.4.4. Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm ... 33

1.4.5. Thực trạng ý thức của thành viên nhóm ... 38

1.4.6. Thực trạng phương pháp tiến hành hoạt động nhóm ... 39

1.4.7. Thực trạng các điều kiện khác: chủ đề học tập nhóm, cơ sở vật chất - phương tiện kỹ thuật, sự hướng dẫn, đánh giá của giảng viên, quy mô của nhóm... ... 39

1.5. Đánh giá tổng quát thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên Khoa Giáo dục thể chất – Đại học Huế ... 40

1.5.1. Những mặt đã làm được... 41

1.5.2. Những điểm còn hạn chế... 41

1.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động nhóm của sinh viên Khoa GDTC – ĐH Huế... 42

CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN, ỨNG DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ THUYẾT CỦA SV KHOA GDTC – ĐH HUẾ ... 45

2.1. Lựa chọn các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế ... 45

2.1.1. Cơ sở lựa chọn các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế... 45

a. Cơ sở lý luận ... 45

b. Cơ sở thực tiễn ... 46

2.1.2. Kết quả chọn các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế... 46

2.1.3. Nội dung các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế ... 47

2.2. Ứng dụng và đánh giá các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế ... 50

2.2.1. Ứng dụng các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế ... 50

a. Mục đích ứng dụng các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế ... 50

(6)

b. Nội dung ứng dụng các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập

các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế ... 50

c. Tổ chức thực hiện ứng dụng các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế ... 50

2.2.2. Đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế ... 50

a. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kỹ năng làm việc nhóm ... 50

b. Hiệu quả các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế... 52

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 55

1. Kết luận ... 55

2. Kiến nghị ... 55

(7)

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

TT BẢNG, BIỂU ĐỒ TRANG

1 Bảng 1.1. Khối lượng kiến thức toàn khoá của SV Khoa GDTC – ĐH Huế 19 2 Bảng 1.2. Khối lượng kiến thức được phân bổ tỉ lệ thực hành và lý thuyết

trong chương trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất theo đơn vị tín chỉ 20 3 Bảng 1.3. Khối lượng kiến thức được phân bổ tỉ lệ thực hành và lý thuyết

trong chương trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất theo tiết 21 4 Bảng 1.4. Kết quả mức độ sử dụng các phương pháp giảng dạy các học

phần lý thuyết cho SV chuyên ngành Khoa GDTC – ĐH Huế (n=16)

25 5 Bảng 1.5. Kết quả khảo sát tự đánh giá của SV về mức độ hiệu quảkhi học

tập theo nhóm của SV Khoa GDTC – ĐH Huế (n=16)

29 6 Bảng 1.6. Nhận thức của SV Khoa GDTC – ĐH Huế

về hoạt động học tập nhóm (n=16)

30

7 Bảng 1.7. Mức độ nhận thức, quan điểm về vai trò, sự cần thiết của hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV GDTC – ĐH Huế (n=16)

31

8 Bảng 1.8. Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của SV Khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế (n=16)

33 9 Bảng 1.9. Nguyên nhân cơ bản nhất gây kém hiệu quả của việc học tập

theo nhóm đối với SV Khoa GDTC - ĐH Huế (n=15)

43 10 Bảng 1.10. Thực trạng về mức độ quan tâm thực hiện rèn luyện các kỹ năng

học tập theo nhóm trong SV của giảng viên (n=15)

44 11 Bảng 2.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các biện pháp nâng cao kỹ năng

hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của sinh viên Khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế (n=15)

46

12 Bảng 2.2. Kết quả đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế

52

13 Bảng 2.3. Kết quả tự đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng làm việc nhóm của SV Khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế (n=12)

53

(8)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐH Đại học

ĐVHT Đơn vị học trình

ĐVTC Đơn vị tín chỉ

GDTC Giáo dục thể chất

Nxb Nhà xuất bản

PPGD&TH Phương pháp giảng dạy và thực hành

SV Sinh viên

TDTT Thể dục thể thao

ThS Thạc sĩ

TS Tiến sĩ

(9)

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ KHOA GDTC

1. Thông tin chung

1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế

1.2. Mã số:

1.3.Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thế Tình

1.4. Cơ quan chủ trì: Khoa GDTC – Đại học Huế 1.5.Thời gian thực hiện: 12 tháng

2. Mục tiêu nghiên cứu

+ Mục tiêu 1: Thực trạng kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế.

+ Mục tiêu 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế.

3. Tính mới và sáng tạo (nêu điểm mới, sáng tạo trong đề tài; trong khoảng 100 từ) Đề tài đã lựa chọn, ứng dụng và đánh giá các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của sinh viên Khoa GDTC – ĐH Huế , thông qua đó đã đánh giá được hiệu quả các biện pháp đã lựa chọn thông qua các tiêu chí đã được xây dựng.

4. Các kết quả nghiên cứu thu được (nêu vắn tắt các kết quả chính ứng với các nội dung nghiên cứu, gồm thông tin, số liệu và đánh giá)

Chương 1. Thực trạng kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của sv Khoa Giáo dục thể chất – Đại học Huế

1.1. Thực trạng chương trình đào tạo SV ngành Giáo dục thể chất của Khoa Giáo dục thể chất – Đại học Huế

1.2. Thực trạng sử dụng các phương pháp giảng dạy và học tập của sinh viên Khoa GDTC – ĐH Huế

1.2.1. Thực trạng sử dụng các phương pháp giảng dạy cho sinh viên Khoa GDTC – ĐH Huế

1.2.2. Thực trạng sử dụng các phương pháp học tập của sinh viên Khoa Giáo dục thể chất – ĐH Huế

(10)

1.3. Thực trạng kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của sinh viên Khoa GDTC – ĐH Huế

1.4. Thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên Khoa GDTC – ĐH Huế

1.4.1. Thực trạng mức độ nhận thức, quan niệm của SV Khoa GDTC – ĐH Huế về hoạt động học tập theo nhóm

1.4.2. Thực trạng về cơ cấu tổ chức nhóm 1.4.3. Thực trạng đội ngũ nhóm trưởng 1.4.4. Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm 1.4.5. Thực trạng ý thức của thành viên nhóm

1.4.6. Thực trạng phương pháp tiến hành hoạt động nhóm

1.4.7. Thực trạng các điều kiện khác: chủ đề học tập nhóm, cơ sở vật chất - phương tiện kỹ thuật, sự hướng dẫn, đánh giá của giảng viên, quy mô của nhóm

1.5. Đánh giá tổng quát thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên Khoa Giáo dục thể chất – Đại học Huế

1.5.1. Những mặt đã làm được 1.5.2. Những điểm còn hạn chế

1.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động nhóm của sinh viên Khoa GDTC – ĐH Huế

Chương 2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC - Đại học Huế

2.1. Lựa chọn các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế

2.1.1. Cơ sở lựa chọn các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế

a. Cơ sở lý luận b. Cơ sở thực tiễn

2.1.2. Kết quả chọn các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế

2.1.3. Nội dung các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế

2.2. Ứng dụng và đánh giá các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế

2.2.1. Ứng dụng các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế

a. Mục đích ứng dụng các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế

(11)

b. Nội dung ứng dụng các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế

c. Tổ chức thực hiện ứng dụng các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế

2.2.2. Đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế

a. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kỹ năng làm việc nhóm

b. Hiệu quả các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế

5. Các sản phẩm của đề tài (số lượng, tên gọi, thông tin vắn tắt của mỗi loại sản phẩm; xóa đi mục nào không có thông tin)

5.1. Sản phẩm khoa học: 01 bài báo đăng Tạp chí khoa học và đào tạo thể thao – Trường Đại học TDTT Đà Nẵng

5.2. Sản phẩm đào tạo: Không

5.3. Sản phẩm ứng dụng: Các biện pháp 5.4. Sản phẩm khác: Không

6. Các đóng góp, khả năng ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu Các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế được lựa chọn trong đề tài có khả năng ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy, tổ chức nhằm nâng cao kỹ năng cho sinh viên thông qua việc chuyển giao trực tiếp cho Khoa GDTC – ĐH Huế.

Ngày tháng 12 năm 2019 Khoa trưởng Khoa GDTC

(ký, họ và tên, đóng dấu)

TS. Nguyễn Gắng

Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên)

TS. Nguyễn Thế Tình

(12)

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đề tài trong và ngoài nước Chúng ta không phủ nhận các cách học truyền thống cũng như hình thức thảo luận theo sự hướng dẫn của giáo viên ở các trường đại học. Nhưng hiện nay với yêu cầu đổi mới phương pháp học theo hướng tăng cường tính chủ động, tích cực, tự làm việc, tự tìm tòi, khám phá chân lý khoa học của người học nhằm phát triển tri thức và các kĩ năng thiết thực cho người học thì phương pháp học tập theo nhóm chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Học tập theo nhóm trong và ngoài giờ học sẽ là một phần bổ sung quan trọng cho các bài giảng, giúp SV nắm vững các khái niệm và áp dụng vào các tình huống cần đến các kỹ năng đào sâu suy nghĩ.

Học tập theo nhóm không những đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp học tập mà còn rất có ý nghĩa đối với việc tự học của mỗi người. Các nhà nghiên cứu đã từng tuyên bố rằng, “cho dù nội dung môn học như thế nào thì SV làm việc theo từng nhóm nhỏ cũng có khuynh hướng học được nhiều hơn những gì được dạy và nhớ lâu hơn so với các hình thức dạy học khác’’ (Theo Barbara Gross Davis, Tools for Teaching).

Học tập theo nhóm là một phương pháp học tập trong đó các thành viên cùng phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết một vấn đề học tập cụ thể nhằm hướng đến một mục tiêu chung; sản phẩm của nhóm là sản phẩm của trí tuệ tập thể. Học tập theo nhóm là một cách học đòi hỏi mỗi thành viên trong nhóm cùng thực hiện một cam kết làm việc nhất định không có sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên mà dựa trên sự hợp tác và phân công công việc hợp lý trong nhóm.

Học tập theo nhóm được biểu hiện:

+ Mọi thành viên trong nhóm đều hướng đến mục tiêu chung nhất định + Có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên

+ Có trách nhiệm, lợi ích liên đới trong sản phẩm nhóm.

Nếu học tập theo nhóm được tổ chức và điều khiển một cách khoa học và hợp lý sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Cụ thể:

+ Làm việc theo nhóm sẽ góp phần xây dựng tinh thần đồng đội, mối quan hệ tương hỗ giữa các thành viên trong nhóm đồng thời tạo nên sự gắn kết trong một cộng đồng nhằm hướng đến một mục tiêu chung. Trong quá trình làm việc nhóm,

(13)

các mâu thuẫn sẽ nảy sinh đòi hỏi sự cố gắng của mỗi cá nhân cùng trí tuệ tập thể để giải quyết vấn đề.

+ Học tập theo nhóm sẽ đáp ứng nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với việc học hướng tới người học; khuyến khích tính độc lập tự chủ trong học tập. Nếu trong phương pháp thuyết trình cơ hội cho người học trao đổi với nhau rất ít thì học tập theo nhóm mọi thành viên được tự do phát biểu quan điểm của mình về chủ đề thảo luận, từ đó phát triển tư duy độc lập và trao đổi lẫn nhau trong nhóm.

+ Học tập theo nhóm luôn có sự bàn bạc, tranh luận để tìm ra chân lý dựa trên những nguồn thông tin mà mọi thành viên trong nhóm tìm hiểu. Vì vậy sản phẩm của nhóm là sản phẩm của trí tuệ tập thể, tập hợp sự sáng tạo của nhiều người nên sẽ rất phong phú, đa dạng và giàu tính sáng tạo. Từ đó giúp các thành viên hiểu và nhớ kiến thức lâu hơn.

+ Học tập theo nhóm sẽ tăng khả năng hòa nhập, có thêm tinh thần học hỏi, biết lắng nghe người khác cũng như khả năng phản biện thông qua phần trình bày của mình và sự phản hồi của những người xung quanh.

+ Học tập theo nhóm sẽ tạo cơ hội cho mọi thành viên rèn luyện các kỹ năng như: kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức…Đây là những kỹ năng rất quan trọng, cần thiết cho quá trình làm việc sau này, vì vậy đây sẽ là tiền đề để ta biết cách làm việc trong môi trường tập thể.

Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp học tập theo nhóm không đúng cách, không phù hợp với nội dung và thiếu kỹ năng thực hiện thì có thể chỉ mang tính hình thức, gây mất nhiều thời gian, sản phẩm không mang tính tập thể, các cá nhân thiếu tích cực sẽ đùn đẩy cho những người năng nổ, nhiệt tình...

Chính vì vậy để học tập nhóm thực sự đem lại kết quả cao mỗi thành viên trong nhóm cần nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình, cùng rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm thật hiệu quả.

Để hoạt động nhóm đạt hiệu quả cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Tạo sự đồng thuận: Các buổi họp là cách thức hiệu quả để bồi đắp tinh thần đồng đội và thói quen làm việc theo nhóm ngay từ lúc đầu mới thành lập nhóm. Các buổi họp giúp các thành viên làm quen với nhau, hiểu biết về nhau, gắn bó với nhau, tạo sự nhất trí về các mục tiêu cũng như cơ cấu tổ chức nhóm. Để tạo sự đồng thuận mọi vấn đề của nhóm đều cần đem ra bàn bạc và đi đến thống nhất dựa trên sự nhất trí của các thành viên.

(14)

+ Chia sẻ và hợp tác với tinh thần đồng đội: Đây là một nguyên tắc quan trọng trong học tập nhóm. Vì học tập theo nhóm là sự tham gia của nhiều thành viên nhằm hướng đạt mục tiêu chung trong học tập nên sự hợp tác và chia sẻ là không thể thiếu. Hơn nữa nếu làm việc đơn lẻ sẽ khó thực hiện tốt nhiệm vụ chung vì mỗi người chỉ mạnh về một khía cạnh nào đó của công việc chung. Vì thế sự hợp tác và chung sức sẽ tạo ra sức mạnh tập thể.

+ Tôn trọng: Tôn trọng là một nguyên tắc rất quan trọng trong học tập nhóm.

Bởi vì nhóm là một tập thể chỉ khi tập thể đó tồn tại sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên, tôn trọng nội quy của nhóm mới có thể xây dựng một bầu không khí cởi mở, thân thiện trong nhóm. Sự tôn trọng thể hiện ở sự chấp hành nội quy nhóm, đúng giờ, chú y lắng nghe khi người khác phát biểu ý kiến, tạo cơ hội - khuyến khích mọi người chia sẻ, ghi nhận - đánh giá đúng sự đóng góp của các thành viên..

+ Phát huy tốt vai trò của trưởng nhóm: Mỗi nhóm đều cần một nhóm trưởng giữ vai trò là người tổ chức và điều hành hoạt động của nhóm, là “cầu nối” giữa nhóm và phần còn lại của tổ chức, là người phát ngôn cho nhóm. Trưởng nhóm là người duy trì sự thực hiện mục tiêu và giữ cho mọi người đi đúng hướng, đem nguồn lực về cho nhóm khi cần thiết, khuyến khích mọi người và gỡ rối cho nhóm khi gặp vấn đề nan giải.

+ Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý: Phân công nhiệm vụ là một việc làm không thể thiếu khi học tập theo nhóm. Khi phân công phải chú trọng phân công phù hợp với năng lực của từng thành viên vì mỗi cá nhân sẽ cống hiến hết mình nếu họ được đánh giá đúng năng lực, sử dụng đúng và được tin tưởng. Sự phân công rõ ràng trách nhiệm của từng thành viên sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho nhóm.

Để hoạt động học tập theo nhóm đạt kết quả, trước hết mọi thành viên trong nhóm cần phải hiểu rõ thế nào là học tập theo nhóm, có những nhận thức đúng đắn về những ưu thế của học tập theo nhóm, từ đó mới thấy được trách nhiệm của bản thân và có định hướng hoạt động nhóm đạt hiệu quả. Nếu các thành viên quan niệm lệch lạc về học tập theo nhóm thì chắc chắn hoạt động học tập nhóm đó sẽ không thể có hiệu quả. Vấn đề này cũng được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước thực hiện nghiên cứu với những kết quả cơ bản sau đây:

a. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài ở nước ngoài

Trên thế giới hiện nay đang diễn ra những chuyển biến trong lĩnh vực giáo dục.

Xu hướng giáo dục đang phát triển với mục tiêu: đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, phát huy tính tích cực, chủ động cũng như khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học. Một trong những sự đổi mới đó là học tập và là việc theo nóm.

(15)

Việc, học tập theo nhóm vừa là một yêu cầu vừa là một phương pháp học được khuyến khích áp dụng rộng rãi, nhất là đối với sinh viên. Trong xu thế hội nhập của đất nước, vai trò của phương pháp học này càng trở nên quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả học tập của người học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.

Phương pháp học tập này đã được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đề cập tới trong các công trình nghiên cứu của mình và đã đem lại những đóng góp to lớn với những thành tựu đáng kể, giúp SV tìm thấy niềm đam mê, hứng thú và chủ động hơn trong quá trình học tập, tích lũy kiến thức, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Nhưng nó vẫn còn mang tính chung chung hoặc chỉ có thể áp dụng cho những đối tượng cụ thể, với những môn học riêng lẻ.

Học tập theo nhóm không những đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp học tập mà còn rất có ý nghĩa đối với việc tự học của mỗi người. Các nhà nghiên cứu đã từng tuyên bố rằng, “cho dù nội dung môn học như thế nào thì SV làm việc theo từng nhóm nhỏ cũng có khuynh hướng học được nhiều hơn những gì được dạy và nhớ lâu hơn so với các hình thức dạy học khác’’ (Theo Barbara Gross Davis, Tools for Teaching).

Nhóm làm việc là chủ đề chính sẽ được bàn nhiều trong cuốn sách này. Khái niệm về nhóm làm việc theo các tác giả của trường Harvard Business School cho rằng:

“Một nhóm người với kỹ năng bổ sung cùng hoạt động để đạt một mục đích chung.

Một nhóm người cam kết vì một mục đích chung, có mục tiêu hoạt động chung và phương thức tiếp cận mà họ cùng nhau chịu trách nhiệm”.

Chức năng, nhiệm vụ các thành viên trong nhóm được J. Richard Hackman cho rằng: “Nhiệm vụ và ranh giới của nhóm được xác định rõ ràng, quyền hạn được phân chia cụ thể để quản lý các quy trình làm việc, và cần phải có một sự ổn định về các thành viên của nhóm trong một khoảng thời gian nhất định".

- Carrell, S. (1993). Group exercise for adolescent: A manual for therapists.

Newbury Park, CA: Sage Publications.

- Abramson,J. (1989). Making teams work. Social Work with Groups.

- Anderson, J.(1979). Social Work with Groups. A process model. New York:

Longman.

- Rose,S.,& Edleson,J. (1998). Working with children and adolescent in groups.

San Francisco: Jossey – Bass.

- Michel Maginn: Thúc đẩy nhóm làm việc hiệu quả, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2007.

(16)

- Lãnh đạo nhóm- Giải pháp chuyên nghiệp cho thách thức thường nhật 2007, Cẩm nang kinh doanh Harvard, Nhà Xuất bản Thông Tấn

- Lawrence Holpp, Quản lý nhóm, 2007, Nhà Xuất bản Lao động- Xã hội

- Dean Prebble and Howard Frederick, 10 ways to distinguish between a team and a group, Ten 3 NZ Ltd.

- Don Hellrigel, John W. Slocum Jr., Organizational Behavior,2004, Tenth Edition, South-Western,432p.

- John V. Thill& Courland L. Bovee, 2002, Excellence in Business Communication, Prentice Hall,539p.

- Robert W. Wallace, The Dynamics of Team Formation,Posted October 26, 2001 · Issue 113

- B. W. Tuckman, “Developmental Sequence in Small Groups,” Psychological Bulletin, 1965, Vol. 63, No.6, 384-399.

- Pare Limbu, Developing Sustainable Communities – A toolkit foe development Practioners, The International for Intergrated mountain development, 2004, 46-67p.

b. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài ở trong nước

Trong xu hướng phát triển chung của nhân loại, Giáo dục Việt Nam cũng đã và đang có nhiều thay đổi mau lẹ, mạnh mẽ để hòa nhập với nền giáo dục hiện đại trên thế giới, đặc biệt là vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học trong Khoa.

Tại Khoản 2, Điều 5, Luật giáo dục 2005 cũng đã khẳng định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.

Cũng tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế chỉ rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện” với mục tiêu cụ thể là: “tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học”.

Như vậy, trong thời đại mới, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, làm việc theo nhóm là yêu cầu quan trọng, cần thiết được đặt ra đối với tất cả mọi

(17)

người. Đặc biệt đối với sinh viên, học tập theo nhóm là một trong các phương pháp học tập hiệu quả để qua đó rèn cho SV khả năng hợp tác, chia sẻ, tư duy phản biện... Đó là những điều cần thiết đối với một công dân của thế kỉ 21. Do đó, mỗi SV cần được trang bị ngay từ trong Khoa để khi ra trường có thể sống và làm việc trong các tổ chức một cách tích cực.

Danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan:

- Nguyễn Như An (1990), Phương pháp dạy học Giáo dục học, Nxb Hà Nội.

- Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo trình giáo dục kỹ năng sống, Nxb trường Đại học sư phạm Hà Nội.

- Đặng Đình Bôi, Bài giảng kỹ năng làm việc nhóm, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Thị Thúy Dũng (2009), Kỹ năng giải quyết tình huống quản lý của học viên các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học, luận án tiến sĩ Tâm lý học, trường Đại học sư phạm Hà Nội.

- Pham Minh Hạc (1988), Giáo trình dùng cho các trường Đại học sư phạm, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

- Nguyễn Ánh Hồng (2004), một số vấn đề hoạt động nhóm của sinh viên, tạp chí phát triển giáo dục.

- Phan Thành Long (2004), các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho SV cao đẳng sư phạm, luận án tiến sĩ Giáo dục học.

- Trần Thị Bích Nga, Phạm Ngọc Sáu, Nguyễn Thị Thu Hà, Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả, Nxb tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

- Huỳnh Văn Sơn (2009), nhập môn kỹ năng sống, Nxb Giáo dục.

- Trần Thị Bích Nga, Phạm Ngọc Sáu, Nguyễn Thu Hà (biên dịch): Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2006.

- PGS.TS Vũ Hoàng Ngân, ThS.Trương Thị Nam Thắng: Xây dựng và phát triển nhóm làm việc, Nxb Phụ nữ, 2009.

c. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu - Phương pháp

Theo Lexicon der Padagogik: “Phương pháp giúp để trình bày có lý lẽ vững vàng một chân lý đã xác định rồi hoặc để vạch ra một con đường tìm tòi một chân lý mới”.

(18)

Theo Hegel: “Phương pháp là ý thức về hình thức của sự vận động bên trong của nội dung”.

Như vậy có thể hiểu: Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn.

- Học tập

Theo GS Nguyễn Ngọc Quang, nghiên cứu dạy học theo quan điểm quá trình:

“Học là quá trình tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh khái niệm khoa học, bằng cách đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách toàn diện. Vai trò tự điều khiển của quá trình học thể hiện ở sự tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo dưới sự điều khiển của thầy, nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học. Học có 2 chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển”.

Theo từ điển tiếng Việt của Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện ngôn ngữ học: “Học tập là học và luyện tập để hiểu biết và có kỹ năng”.

Như vậy: Học tập là một loại hình hoạt động được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy, giúp người học lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, những phương thức hành vi nhằm phát triển nhân cách toàn diện.

- Nhóm

Theo từ điển tiếng Việt: Nhóm là tập hợp một số ít người hoặc sự vật được hình thành theo những nguyên tắc nhất định.

Theo chúng tôi, nhóm là tập hợp những người có tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc nhất định, nhằm đạt tới mục tiêu và lợi ích chung .

- Học tập theo nhóm

Học tập theo nhóm là một phương pháp học tập trong đó các thành viên cùng phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết một vấn đề học tập cụ thể nhằm hướng đến một mục tiêu chung; sản phẩm của nhóm là sản phẩm của trí tuệ tập thể.

- Đặc điểm của học tập theo nhóm

Học tập theo nhóm là một cách học đòi hỏi mỗi thành viên trong nhóm cùng thực hiện một cam kết làm việc nhất định không có sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên mà dựa trên sự hợp tác và phân công công việc hợp lý trong nhóm.

Học tập theo nhóm được biểu hiện:

+ Mọi thành viên trong nhóm đều hướng đến mục tiêu chung nhất định + Có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên

(19)

+ Có trách nhiệm, lợi ích liên đới trong sản phẩm nhóm.

Nếu học tập theo nhóm được tổ chức và điều khiển một cách khoa học và hợp lý sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Cụ thể:

+ Làm việc theo nhóm sẽ góp phần xây dựng tinh thần đồng đội, mối quan hệ tương hỗ giữa các thành viên trong nhóm đồng thời tạo nên sự gắn kết trong một cộng đồng nhằm hướng đến một mục tiêu chung. Trong quá trình làm việc nhóm, các mâu thuẫn sẽ nảy sinh đòi hỏi sự cố gắng của mỗi cá nhân cùng trí tuệ tập thể để giải quyết vấn đề.

+ Học tập theo nhóm sẽ đáp ứng nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với việc học hướng tới người học; khuyến khích tính độc lập tự chủ trong học tập. Nếu trong phương pháp thuyết trình cơ hội cho người học trao đổi với nhau rất ít thì học tập theo nhóm mọi thành viên được tự do phát biểu quan điểm của mình về chủ đề thảo luận, từ đó phát triển tư duy độc lập và trao đổi lẫn nhau trong nhóm.

+ Học tập theo nhóm luôn có sự bàn bạc, tranh luận để tìm ra chân lý dựa trên những nguồn thông tin mà mọi thành viên trong nhóm tìm hiểu. Vì vậy sản phẩm của nhóm là sản phẩm của trí tuệ tập thể, tập hợp sự sáng tạo của nhiều người nên sẽ rất phong phú, đa dạng và giàu tính sáng tạo. Từ đó giúp các thành viên hiểu và nhớ kiến thức lâu hơn.

+ Học tập theo nhóm sẽ tăng khả năng hòa nhập, có thêm tinh thần học hỏi, biết lắng nghe người khác cũng như khả năng phản biện thông qua phần trình bày của mình và sự phản hồi của những người xung quanh.

+ Học tập theo nhóm sẽ tạo cơ hội cho mọi thành viên rèn luyện các kỹ năng như: kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức…Đây là những kỹ năng rất quan trọng, cần thiết cho quá trình làm việc sau này, vì vậy đây sẽ là tiền đề để ta biết cách làm việc trong môi trường tập thể.

Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp học tập theo nhóm không đúng cách, không phù hợp với nội dung và thiếu kỹ năng thực hiện thì có thể chỉ mang tính hình thức, gây mất nhiều thời gian, sản phẩm không mang tính tập thể, các cá nhân thiếu tích cực sẽ đùn đẩy cho những người năng nổ, nhiệt tình...

Chính vì vậy để học tập nhóm thực sự đem lại kết quả cao mỗi thành viên trong nhóm cần nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình, cùng rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm thật hiệu quả.

Có rất nhiều cách tiếp cận trong phân chia hình thức học tập nhóm như: theo số lượng người trong cùng một nhóm, như theo tính chất công việc... Tuy nhiên

(20)

trong phạm vi đề tài này đề tài chỉ xin tiếp cận hình thức học tập nhóm theo tính chất công việc. Dựa trên tính chất công việc có thể chia nhóm học tập theo ba hình thức, gồm:

Nhóm ngang: Là nhóm sau khi nhận yêu cầu làm bài người nhóm trưởng sẽ lập đề cương rồi phân chia từng phần công việc cho các thành viên, sau đó tổng hợp và hoàn thiện bài tập của nhóm.

+ Ưu điểm:

Thành viên thích vì làm ít, không mất nhiều công sức

Phát huy nhiều khả năng của các thành viên, mỗi người đều được rèn luyện kỹ năng tìm tài liệu, xử lý tài liệu, viết bài...

+ Nhược điểm:

Làm hổng kiến thức của SV (người làm phần 1 sẽ không hiểu đến các phần 2, 3) Thiếu thông tin từ các phần khác nên khả năng chồng chéo lên nhau là rất cao.

Nhóm dọc: Nhóm trưởng hiểu rõ năng lực các thành viên trong nhóm. Nhóm trưởng nhận đề tài sau đó phân chia cụ thể: ai viết đề cương, ai tìm tài liệu, ai xử lý tài liệu, ai viết bài, ai phản biện lại bài viết của nhóm, ai chuẩn bị câu hỏi phản biện lại nhóm khác, ai là thư ký...

+ Ưu điểm:

Mỗi thành viên đều nắm rõ chủ đề thảo luận Phát huy được thế mạnh mỗi thành viên

Rèn luyện thêm một số kỹ năng mềm như: lập kế hoạch nhóm, phân công công việc hợp lý...

+ Nhược điểm:

Đòi hỏi nhóm trưởng phải thực sự có năng lực

Đòi hỏi năng lực và sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm.

Nhóm kết hợp: Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải làm tất cả các công việc.

+ Ưu điểm:

Thành viên biết hết kiến thức.

Sử dụng tối đa thời gian.

+ Nhược điểm: Mất nhiều thời gian, công sức, dễ gây tình trạng chép bài của nhau.

(21)

Như vậy mỗi hình thức nhóm làm việc đều có ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, khi áp dụng các hình thức trên, các nhóm cần phải lựa chọn linh hoạt để đem lại hiệu quả cao nhất.

- Nguyên tắc học tập theo nhóm

Để hoạt động nhóm đạt hiệu quả cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Tạo sự đồng thuận: Các buổi họp là cách thức hiệu quả để bồi đắp tinh thần đồng đội và thói quen làm việc theo nhóm ngay từ lúc đầu mới thành lập nhóm. Các buổi họp giúp các thành viên làm quen với nhau, hiểu biết về nhau, gắn bó với nhau, tạo sự nhất trí về các mục tiêu cũng như cơ cấu tổ chức nhóm. Để tạo sự đồng thuận mọi vấn đề của nhóm đều cần đem ra bàn bạc và đi đến thống nhất dựa trên sự nhất trí của các thành viên.

+ Chia sẻ và hợp tác với tinh thần đồng đội: Đây là một nguyên tắc quan trọng trong học tập nhóm. Vì học tập theo nhóm là sự tham gia của nhiều thành viên nhằm hướng đạt mục tiêu chung trong học tập nên sự hợp tác và chia sẻ là không thể thiếu. Hơn nữa nếu làm việc đơn lẻ sẽ khó thực hiện tốt nhiệm vụ chung vì mỗi người chỉ mạnh về một khía cạnh nào đó của công việc chung. Vì thế sự hợp tác và chung sức sẽ tạo ra sức mạnh tập thể.

+ Tôn trọng: Tôn trọng là một nguyên tắc rất quan trọng trong học tập nhóm.

Bởi vì nhóm là một tập thể chỉ khi tập thể đó tồn tại sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên, tôn trọng nội quy của nhóm mới có thể xây dựng một bầu không khí cởi mở, thân thiện trong nhóm. Sự tôn trọng thể hiện ở sự chấp hành nội quy nhóm, đúng giờ, chú y lắng nghe khi người khác phát biểu ý kiến, tạo cơ hội - khuyến khích mọi người chia sẻ, ghi nhận - đánh giá đúng sự đóng góp của các thành viên..

+ Phát huy tốt vai trò của trưởng nhóm: Mỗi nhóm đều cần một nhóm trưởng giữ vai trò là người tổ chức và điều hành hoạt động của nhóm, là “cầu nối” giữa nhóm và phần còn lại của tổ chức, là người phát ngôn cho nhóm. Trưởng nhóm là người duy trì sự thực hiện mục tiêu và giữ cho mọi người đi đúng hướng, đem nguồn lực về cho nhóm khi cần thiết, khuyến khích mọi người và gỡ rối cho nhóm khi gặp vấn đề nan giải.

+ Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý: Phân công nhiệm vụ là một việc làm không thể thiếu khi học tập theo nhóm. Khi phân công phải chú trọng phân công phù hợp với năng lực của từng thành viên vì mỗi cá nhân sẽ cống hiến hết mình nếu họ được đánh giá đúng năng lực, sử dụng đúng và được tin tưởng. Sự phân công rõ ràng trách nhiệm của từng thành viên sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho nhóm.

- Các kỹ năng học tập theo nhóm

Để học tập theo nhóm đạt chất lượng cần đảm bảo nhiều kỹ năng. Cụ thể:

(22)

+ Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động nhóm: Có kỹ năng xây dựng một kế hoạch hoạt động cho nhóm một cách cụ thể, hợp lý, bao gồm: thứ tự công việc, nội dung công việc, thời gian, người chịu trách nhiệm ... sẽ đảm bảo cho mỗi thành viên chủ động và có định hướng trong công việc của mình và của cả nhóm.

+ Kỹ năng xây dựng nội quy nhóm: Đã thành lập một nhóm học tập (hay làm việc) dù lớn dù nhỏ đều cần thiết lập những nội quy, những nguyên tắc chung trong hoạt động để mọi thành viên trong nhóm dựa vào đó mà thực hiện, đảm bảo sự quy củ, nghiêm túc trong hoạt động của nhóm.

+ Kỹ năng phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý: (Điều này phụ thuộc vào vai trò và khả năng chỉ đạo của nhóm trưởng). Khi công việc được phân công rõ ràng, phù hợp với năng lực và khả năng của mỗi thành viên họ sẽ ý thức được vai trò của mình, có trách nhiệm hoàn thành công việc. Ngược lại, nếu phân công công việc không rõ ràng, không hợp lý, người thì phải đảm nhiệm quá nhiều việc, người lại không có việc để làm, kết quả là sự bất hợp tác sẽ tác động lớn đến chất lượng của hoạt động nhóm và sản phẩm của nhóm.

+ Kỹ năng thảo luận, trao đổi: Điểm đặc trưng nổi bật nhất của học tập theo nhóm là sự hợp tác nhằm xây dựng một sản phẩm trí tuệ tập thể bằng việc thống nhất các ý kiến thông qua sự thảo luận, trao đổi giữa các thành viên trong nhóm. Vì vậy đây là một kỹ năng có vị trí rất quan trọng trong hoạt động nhóm. Thảo luận, trao đổi là hoạt động đòi hỏi các thành viên phải tư duy và có tinh thần xây dựng ý kiến hết mình cho nhóm. Để thảo luận, trao đổi có hiệu quả các thành viên trong nhóm cần có khả năng thuyết trình, diễn giải vấn đề sao cho mạch lạc, thuyết phục người nghe; khả năng đặt câu hỏi chất vấn; khả năng phản biện cũng như khả năng lắng nghe và tiếp thu ý kiến góp ý của các thành viên khác. Thông qua thảo luận, trao đổi chúng ta có thể nhận biết được cách tiếp cận vấn đề, quan niệm riêng của từng thành viên, mức độ tác động lẫn nhau giữa các thành viên. Kỹ năng này không chỉ giúp ta thống nhất được ý kiến mà còn giúp mỗi thành viên học hỏi lẫn nhau, giúp nhau cùng phát triển.

+ Kỹ năng nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tài liệu là một kỹ năng cần thiết trong học tập theo nhóm vì các bài tập nhóm thường là những vấn đề rộng đòi hỏi SV tự tìm tòi, nghiên cứu qua các tài liệu. Muốn nghiên cứu tài liệu hiệu quả cần biết cách tìm kiếm tài liệu, biết đánh giá, chọn lọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu theo những vấn đề mình cần tìm... Có kỹ năng nghiên cứu tài liệu sẽ giúp mọi thành viên trong nhóm tìm kiếm được nhiều thông tin làm phong phú hơn bài tập của nhóm.

+ Kỹ năng chia sẻ trách nhiệm: Để cho hoạt động của nhóm đạt chất lượng và không khí làm việc trong nhóm vui vẻ, đoàn kết mọi thành viên cần phải chia sẻ trách

(23)

nhiệm với nhau. Biết chia sẻ hợp lý trách nhiệm giữa các thành viên sẽ tạo động lực giúp hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao hơn.

+ Kỹ năng lắng nghe một cách chủ động, tích cực: Lắng nghe một cách hiệu quả giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế rắc rối, thắt chặt hơn các mối quan hệ. Trong học tập theo nhóm, kỹ năng lắng nghe là rất cần thiết vì lắng nghe là phương pháp cơ bản để tập hợp thông tin. Mục tiêu của lắng nghe là để hiểu, học hỏi, thưởng thức, giúp đỡ, hỗ trợ.

+ Kỹ năng chia sẻ thông tin: Làm việc nhóm nghĩa là hợp tác trên cơ sở chia sẻ kiến thức và thông tin từ nhiều người để hoàn thiện bài tập chung một cách tốt nhất. Vì vậy, kỹ năng chia sẻ thông tin là rất cần thiết. Trong nhóm có nhiều người chia sẻ thông tin, lượng thông tin càng nhiều, càng phong phú, là một điều kiện để sản phẩm nhóm đạt chất lượng cao.

+ Kỹ năng giải quyết xung đột: Trong một nhóm tồn tại quá nhiều cái tôi cá nhân nên không thể tránh khỏi những xung đột gây ra sự bất hòa trong nhóm. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhóm. Tất nhiên mâu thuẫn là động lực cho sự phát triển nhưng khi mâu thuẫn quá mức thì sẽ không tốt cho sự hợp tác trong nhóm. Vì vậy, kỹ năng giải quyết xung đột là rất quan trọng đối với hoạt động nhóm, đặc biệt là với người nhóm trưởng (vì nhóm trưởng là người chịu trách nhiệm điều hòa các mối quan hệ trong nhóm mình).

+ Kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm: Để hoạt động nhóm ngày càng đạt hiệu quả thì nhóm cần phải thường xuyên tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của mình để tự điều chỉnh kịp thời (nếu thấy cần thiết). Đồng thời, tự kiểm tra - đánh giá cũng là cách để phát hiện, biểu dương các thành viên tích cực, phê bình những thành viên còn thiếu ý thức... nhằm tạo thêm động lực cho các thành viên trong nhóm nhiệt tình hơn với hoạt động chung. Sự công bằng trong đánh giá phải đặc biệt được coi trọng bởi nó là nguyên nhân chính thúc đẩy hay kìm hãm động lực làm việc của các thành viên. Tự kiểm tra - đánh giá ở đây gồm 2 nội dung:

Tự kiểm tra - đánh giá sự tham gia hoạt động nhóm của các thành viên trong nhóm.

Tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm (mặt tốt, mặt hạn chế nhằm có biện pháp khắc phục).

- Các điều kiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm

+ Chủ đề thích hợp: Chủ đề phải phù hợp cho làm việc nhóm (thể hiện sự cần thiết phải làm việc theo nhóm), SV có đủ những kiến thức cơ sở để thực hiện chủ đề làm việc. Yếu tố này cũng tác động không nhỏ đến chất lượng hoạt động nhóm.

(24)

+ Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện để thực hiện hoạt động nhóm như: bàn ghế, tài liệu, máy tính, mạng internet, không gian, thời gian ...

+ Sự hướng dẫn của giảng viên: tất nhiên học ở đại học chủ yếu là tự học, tự nghiên cứu nhưng nếu khi giao bài tập nhóm cho sinh viên, giảng viên có hướng dẫn về cách làm việc nhóm nhằm định hướng hoạt động cho SV thì chắc chắn sẽ làm cho hiệu quả hoạt động nhóm được nâng cao hơn, đặc biệt là với những khóa SV mới vào trường.

+ Sự đánh giá và kết luận của giảng viên cũng tác động không nhỏ đến chất lượng làm việc nhóm. Sau khi các nhóm làm việc cho ra các sản phẩm, nếu giáo viên đánh giá chi tiết mặt tốt, chưa tốt của sản phẩm, so sánh các sản phẩm của các nhóm với nhau để SV nhận ra được những ưu, khuyết của mình, sau đó giảng viên nêu lên kết luận (đưa ra chân lý khoa học) thì SV sẽ hiểu sâu sắc và nắm vững vấn đề; đồng thời SV sẽ quyết tâm hơn trong lần làm bài tiếp theo. Ngược lại, nếu giảng viên không đánh giá sản phẩm và sự làm việc của SV sẽ khiến SV mất đi hứng thú và động lực làm việc và như vậy hoạt động nhóm sẽ không thể có hiệu quả.

+ Độ lớn của nhóm cũng được coi là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng làm việc nhóm. Số lượng phù hợp cho một nhóm là từ 3 đến 7 người, nếu quá ít hoặc quá nhiều người trong một nhóm đều khó phát huy được sự hợp tác của các thành viên trong giải quyết các nhiệm vụ của nhóm.

2. Sự cần thiết của đề tài

Trong giai đoạn đất nước ngày càng phát triển đề ra nhu cầu cấp thiết cho nền giáo dục Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng và bồi dưỡng nhân tài. Song song với việc nâng cao chất lượng đào tạo thì SV cần phải năng động và sáng tạo trong các hoạt động cũng như việc học tập, rèn luyện,... Hơn thế nữa, SV cần có những kỹ năng trong học tập. Một trong những kỹ năng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là kỹ năng hoạt động nhóm. Xu hướng làm việc này đang được khuyến khích ở hầu hết các lĩnh vực, xuất phát từ quan niệm “trí tuệ tập thể bao giờ cũng sáng suốt hơn trí tuệ của mỗi cá nhân”. Người ta coi các nhóm làm việc là nhân tố cơ bản tạo nên hiệu quả của vốn nhân lực trong một tổ chức. Nhưng làm thế nào để có kỹ năng làm việc nhóm thành thục nhằm phát huy triệt để khả năng của mỗi cá nhân và sự phối hợp khi hoạt động trên mọi phương diện?

Hiện nay, học tập theo nhóm vừa là một yêu cầu vừa là một phương pháp học được khuyến khích áp dụng rộng rãi, nhất là đối với sinh viên. Trong xu thế hội nhập của đất nước, vai trò của phương pháp học này càng trở nên quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả học tập của người học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.

(25)

Phương pháp học tập này đã được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đề cập tới trong các công trình nghiên cứu của mình và đã đem lại những đóng góp to lớn với những thành tựu đáng kể, giúp SV tìm thấy niềm đam mê, hứng thú và chủ động hơn trong quá trình học tập, tích lũy kiến thức, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Nhưng nó vẫn còn mang tính chung chung hoặc chỉ có thể áp dụng cho những đối tượng cụ thể, với những môn học riêng lẻ.

Trong xu hướng đó, Giáo dục Việt Nam cũng đã và đang có nhiều thay đổi mau lẹ, mạnh mẽ để hòa nhập với nền giáo dục hiện đại trên thế giới, đặc biệt là vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học trong Khoa.

Tại Nghi quyết của hội nghị TW lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII (2- 1996) có đoạn: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học” .

Cũng tại Khoản 2, Điều 5, Luật giáo dục 2005 cũng đã khẳng định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” .

Như vậy, trong thời đại mới, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, làm việc theo nhóm là yêu cầu quan trọng, cần thiết được đặt ra đối với tất cả mọi người.

Đặc biệt đối với sinh viên, học tập theo nhóm là một trong các phương pháp học tập hiệu quả để qua đó rèn cho SV khả năng hợp tác, chia sẻ, tư duy phản biện... Đó là những điều cần thiết đối với một công dân của thế kỉ 21. Do đó, mỗi SV cần được trang bị ngay từ trong Khoa để khi ra trường có thể sống và làm việc trong các tổ chức một cách tích cực.

Đặc biệt SV Khoa Giáo dục thể chất, gồm những ngành học cần sự năng động và kỹ năng tốt, đặc biệt là kỹ năng hoạt động nhóm. Tuy nhiên, đa phần SV hiện nay không thích ứng kịp với cách học và làm việc nhóm. Hầu hết SV chưa hiệu quả trong việc hợp tác với nhau để học tập và làm việc nhằm nâng cao chất lượng chung. Trng những năm gần đây cũng đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề làm việc nhóm như Nguyễn Thị Thúy Dũng (2009), Nguyễn Ánh Hồng (2004), Phan Thành Long (2004),... tuy nhiên những nghiên cứu này chưa phù hợp với việc nâng cao kỹ năng làm việc nhóm trong các môn học lý thuyết cho SV Khoa GDTC. Đây được xem là đối tượng đặc thù có những đặc điểm, tính chất hoàn toán khác so với SV khác. Vì thế đề tài tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa Giáo dục thể chất – Đại học Huế”.

(26)

3. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu chung

Đề tài tiến hành đánh giá thực trạng kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết từ đó lựa chọn các biện pháp có hiệu quả, khả thi nhằm nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

b. Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu 1: Thực trạng kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế.

- Mục tiêu 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – Đại học Huế.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế

b. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu trên khách thể là SV Khoa GDTC – ĐH Huế từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2019.

5. Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế.

+ Thực trạng chương trình đào tạo SV (Phần lý thuyết làm trọng tâm).

+ Thực trạng sử dụng các phương pháp giảng dạy và học tập của SV Khoa GDTC – ĐH Huế.

+ Thực trạng kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế.

- Lựa chọn các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế.

+ Cơ sở lựa chọn các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế.

+ Lựa chọn các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế.

(27)

- Ứng dụng và đánh giá các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế.

+ Ứng dụng các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế.

+ Đánh giá các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế.

6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu a. Cách tiếp cận

- Cách tiếp cận lý luận: Xác định các cơ sở lý luận để lựa chọn và ứng dụng các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế

- Cách tiếp cân thực tiễn: Thông qua điều tra thực trạng, quan sát thực tiễn hoạt động nhóm và các ý kiến của cán bộ, giảng viên, các nhà quản lý, các chuyên gia để xác định, lựa chọn các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC - ĐH Huế.

- Cách tiếp cận phát triển: So sánh, đối chiếu, đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế.

b. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp đọc và phân tích tài liệu

Đề tài sẽ sử dụng phương pháp đọc và phân tích tài liệu để giải quyết các mục tiêu của đề tài thông qua các tài liệu chuyên môn liên quan như các đề tài liên quan đến hoạt động theo nhóm, kỹ năng hoạt động nhóm, nâng cao khả năng hoạt động nhóm, các tiêu chí đánh giá kỹ năng làm việc nhóm, các tài liệu liên quan đến nghiên cứu khoa học TDTT tại Thư viện, tại các trang mạng Internet (google, facebook, zalo,...).

- Phương pháp quan sát sư phạm

Đề tài đã tiến hành quan sát quá trình giảng dạy của giảng viên và học tập của SV để đánh giá thực trạng, đánh giá việc ứng dụng các biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế.

Cụ thể, đã quan sát các giảng viên tổ chức các buổi học tập theo nhóm ở một số môn lý thuyết để nắm rõ quy trình tổ chức, cách thức thực hiện và hỗ trợ trong công tác

(28)

kiểm chứng các biện pháp đã đề ta. Quan sát SV tham gia học tập, đặc biệt là tham gia vào quá trình làm bài tập nhóm, thảo luận, trình bày, xây dựng nội dung, giải quyết,…các vấn đề do giảng viên định hướng, hướng dẫn thực hiện.

- Phương pháp phỏng vấn

Quá trình nghiên cứu, đề tài xây dựng các nội dung để tiến hành phỏng vấn trực tiếp các giảng viên giảng dạy lý thuyết và các phiếu phỏng vấn để lấy ý kiến của các chuyên gia, giảng viên, cán bộ quản lý, sinh viên,... thông qua phiếu hỏi đã được xây dựng. Thông qua đó, đề tài xác đình được thực trạng kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết cũng như lựa chọn được các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế (Xem phụ lục 1 và phụ lục 2)

Đề tài đã xây dựng phiếu phỏng vấn dựa trên các nội dung sau đây:

+ Hiểu như thế nào là học tập theo nhóm.

+ Nhận thấy ợi ích lớn nhất của học tập theo nhóm.

+ Các nguyên nhân cơ bản nhất gây kém hiệu quả của việc học tập theo nhóm + Việc phân công công việc trong nhóm.

+ Mức độ nhận thức, quan niệm về vai trò, sự cần thiết hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế.

+ Tự đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng trong việc học tập theo nhóm.

+ Nhận thấy về mức độ quan tâm thực hiện rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm trong SV của giảng viên.

+ Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm trong việc học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC - ĐH Huế

+ Về mức độ quan tâm thực hiện rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm cho SV Khoa GDTC - ĐH Huế

+ Mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm

- Phương pháp kiểm chứng sư phạm thực tiễn

Sau khi đánh giá được thực trạng kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết cũng như lựa chọn được các biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế. Đề tài tiến hành ứng dụng các biện pháp đã lựa chọn để kiểm chứng tính hiệu quả trong việc

(29)

nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế.

Với phương pháp này đề tài đã lựa chọn 3 trong số các biện pháp đã lựa chọn cho ứng dụng vào thực tiễn quá trình học tập nhằm kiểm nghiệm tính ưu việt của các biện pháp đã lựa chọn. Đề tài đã sử dụng bảng công cụ đánh giá tính hiệu quả của kỹ năng làm việc nhóm của SV lớp TC16 (xem phụ lục 3)

- Phương pháp toán học thống kê và đo lường TDTT

Đề tài sẽ sử dụng các công thức toán học thông kê và đo lường TDTT bằng việc thông qua các phần mềm để xử lý số liệu đề tài thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá và so sánh tính ưu việt của việc ứng dụng các biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập các môn lý thuyết của SV Khoa GDTC – ĐH Huế. Đề tài đã sử dụng 1 số công thức sau đây:

+ Số trung bình cộng ( )x .

Trung bình cộng là tỷ số tương đối giữa tổng lượng trị số các cá thể với tổng số các cá thể của đám động, được tính theo công thức:

1 i

n

i x

x n

Trong đó:

: Giá trị tổng.

x: Giá trị trung bình.

xi: Giá trị quan sát thứ i.

n: Số lần quan sát.

+ Độ lệch chuẩn

Độ lệch chuẩn nói lên sự phân tán của các trị số xi xung quanh giá trị trung bình, được tính theo công thức:

2

2

(

i

)

x x

x x

 

 

n

Tài liệu tham khảo

Đề cương

Tài liệu liên quan

Các môn này góp phần hình thành nền tảng tri thức về khoa học tự nhiên, rèn luyện kĩ năng xác định kiến thức khoa học cốt lõi, thiết kế kế hoạch học tập, tổ chức hoạt

Bảng 1 dưới đây cho thấy một phần sự hạn chế về khả năng và hứng thú với NCKH khiến đội ngũ GV đại học ngoài công lập không tích cực thực hiện các đề

Như vậy online marketing bản chất chỉ là một hình thức marketing, online marketing là việc tiến hành hoạt động marketing thông qua môi trường Internet bằng

Hiện nay, Bộ Tài chính đã xây dựng và đưa vào vận hành 04 CSDL về TSC gồm: (i) CSDL về tài sản nhà nước - tài sản nhà nước (TSNN) (quản lý tài sản là đất, nhà thuộc

Tài khoản kế toán phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn

Để thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, biên chế, bộ máy và tổ chức hoạt động trong các cơ sở giáo dục đại học công lập, hướng

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học trong thể dục thể thao (TDTT) để đánh giá thực trạng hứng thú học tập môn giáo dục thể chất (GDTC) của sinh viên trường Đại

Bộ điều khiển 6 có chức năng thực hiện tính toán và điều chỉnh công suất của thiết bị bù kết hợp với lọc sóng hài dạng đơn khi công suất của phụ tải 7 thay đổi dựa