• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 2

Ngày giảng: 13/09/2021 Lớp: 1A3

Thứ 2, ngày 13 tháng 9 năm 2021 Thực hành Tiếng Việt

ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết và đọc đúng âm o, ô, d, đ,ơ, thanh hỏi, thanh ngã, dấu nặng; đọc đúng các tiếng có chứa âm o, ô, d, đ, ơ, thanh hỏi, thanh ngã, dấu nặng.

- Biết ghép tiếng, từ có chứa âm o, ô, d, đ, ơ và dấu thanh.

- Phát triển kỹ năng quan sát tranh.

II. CHUẨN BỊ - GV: Tranh, ảnh/ 9.

- HS: VBT, bảng con, màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoat động mở đầu (3’)

- HS hát

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (25’)

- GV yêu cầu học sinh luyện đọc.

- HS hát

- HS luyện đọc cá nhân, nhóm đôi, nhóm 4, đọc đồng thanh

GV yêu cầu HS mở VBT Tiếng Việt 1 Bài 1/ 9

- GV đọc yêu cầu

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và nối cho phù hợp.

- GV gợi ý: Em thấy gì ở các tranh?

- GV yêu cầu HS Làm việc cá nhân.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2/ 9

- GV đọc yêu cầu

GV gợi ý: Em thấy gì trong tranh?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.

- GV cho HS đọc lại từ

Bài 1:

- HS lắng nghe và thực hiện - HS nối

Hình có chứa âm o là hình 2( cò),3(cọ),4( chó)

Hình không có âm o là hình 1: dê có chứa âm ê

- HS nhận xét bài bạn

Bài 2:

- HS lắng nghe và thực hiện - HS trả lời:

Hình 1: bò Hình 2: cò Hình 3: cỏ

- HS điền và đọc lại từ - HS nhận xét

(2)

- GV nhận xét tuyên dương.

Bài 3/9

- GV đọc yêu cầu

- GV cho HS đọc lại các tiếng có trong bài và tìm tiếng chứa thanh hỏi

- HS làm việc cá nhân

- GV nhận xét HS, tuyên dương.

Bài 4/11

- GV đọc yêu cầu

- GV cho HS đọc lại các tiếng có trong bài và tô màu

+ Màu xanh: quả bóng chứa âm d +Màu đỏ: quả bóng chứa âm đ - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân - GV nhận xét HS, tuyên dương.

3. Hoạt động vận dụng (8’)

Bài 3:

- HS lắng nghe và thực hiện - HS đọc: bà,cỏ, bò, bể, cá Đáp án: cỏ, bể

- HS nhận xét Bài 3:

- HS lắng nghe và thực hiện

- HS đọc: đê, dế,đỏ,đỡ, đỗ, dỗ Đáp án: + Bóng màu xanh: dế, dỗ + Bóng màu đỏ: đê, đỏ, đỡ, đỗ.

- HS nhận xét

- HS cho HS đọc, viết lại âm đã học và các thanh vào bảng con.

*Củng cố, dặn dò

- Dặn HS về nhà học bài, hoàn thiện các BT chưa hoàn thành vào VBT, chuẩn bị bài tiếp theo.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- HS lắng nghe và thực hiện.

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

……….

--- Ngày giảng: 13/09/2021 Lớp 2B1, 2B3, 2B4

14/09/2021 Lớp 2B2 Thực hành Toán

ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố cho HS số hạng, tổng trong phép cộng.

- Tính được tổng khi biết các số hạng.

- Phát triển năng lực tính toán. Phát triển kĩ năng hợp tác. Rèn tính cẩn thận, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

(3)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: Vở BTT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu: 5p

- GV cho HS chơi trò chơi “Xì điện”

Tìm số liền trước, liền sau của số.

- GV nêu tên trò chơi, HD cách chơi, luật chơi cho 2 đội. 2 tổ là 1 đội, lớp chia làm 2 đội. GV làm trọng tài.

- GV đánh giá, khen HS 2. Hoạt động luyện tập: 20p Bài 1/13: Số?

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn mẫu: Để tính tổng của hai số hạng 32 và 4, ta lấy 4 + 2 = 6, viết 6, 3 hạ 3 viết 3 vậy tổng bằng 36, viết 36.

- GV gọi HS nêu tổng của hai số hạng còn lại.

- Làm thế nào em tìm ra được tổng?

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2/13:Tính tổng rồi nối kết quả tương ứng( theo mẫu)

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn mẫu: Tính tổng rồi nối kết quả tương ứng 40 + 30 = 70 dùng thước nối con thỏ mang phép tính 40+30 với củ cà rốt có chứa số 70 - YC HS làm bài vào vở bài tập.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

Bài 3/13:Viết tiếp vào chỗ chấm….

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Bài cho những số hạng nào?

- Bài cho tổng nào?

- GV nêu: Từ các số hạng đã cho, em hãy lập một phép cộng thích hợp:

33+20=53 ; …….

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- HS lắng nghe cách chơi - HS tham gia trò chơi

- HS nêu.

Số hạng 32 40 25 80

Số hạng 4 30 61 7

Tổng 36 70 86 87

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo kiểm tra.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS trả lời: Các số hạng: 22, 33, 51, 20, 14, 16.

- HS nêu: Tổng là: 53, 65, 38.

- HS hoạt động theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.

Lập phép tính : 51+14 = 65 và 22 +16 = 38

(4)

3.Hoạt động vận dụng: 10p

- Lấy ví dụ về phép tính cộng, nêu thành phần của phép tính cộng.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Nhận xét giờ học.

- HS nêu.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

...

...

--- Ngày giảng: 14/09/2021 Lớp 1A4, 1A1

15/09/2021 Lớp 1A2,1A3

Thứ 3, ngày 14 tháng 9 năm 2021 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 1: GIA ĐÌNH EM ( Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.Kể được công việc của các thành viên trong gia đình.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong đình và công việc nhà của họ.

- Yêu thương mọi người trong gia đình và tham gia việc nhà phù hợp với lứa tuổi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, máy chiếu - Vở Bài tập

- Tranh vẽ, ảnh về gia đình - Phiếu đánh giá

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3p)

- Hs vận động theo bài hát bé quét nhà.

2. Hoạt động khám phá kiến thức mới.

Hoạt động 5. Tìm hiểu công việc nhà của bạn An. (12p)

Bước 1. Làm việc theo cặp.

- GV trình chiếu tranh ở trang 11 SGK - HS quan sát

(5)

- GV HD HS quan sát hình ở trang 11, thảo luận để trả lời các câu hỏi gợi ý.

- HS theo dõi, thảo luận, thống nhất ý kiến trả lời các câu hỏi:

+ Khi ở nhà, bạn An làm các công việc gì?

+ Bạn An có vui vẻ khi tham gia việc nhà không?

+ Khi ở nhà, bạn An làm các việc như: lau bàn, tưới cây, gấp quần áo, chơi với em, đưa nước cho bà.

+ Nhìn nét mặt cho thấy bạn An rất vui vẻ khi tham gia việc nhà.

- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm nếu cần thiết.

Bước 2. Làm việc cả lớp

- GV mời 1 số cặp lên chia sẻ trước lớp - Đại diện 1 số cặp lên trình bày trước lớp

- GV mời HS các nhóm bạn nhận xét - GV nhận xét

- Các nhóm đánh giá bạn 3. Hoạt động luyện tập thực hành

(15p)

Hoạt động 6. Giới thiệu công việc nhà của em.

Bước 1. Làm việc theo cặp

- GV hướng dẫn HS làm việc tìm hiểu các nội dung về công việc nhà của mội thành viên.

- GV đưa ra các câu hỏi gợi ý:

+ Ở nhà, bạn có thể làm những công việc gì?

+ Bạn cảm thấy thế nào khi làm việc nhà.

- GV đi quan sát, hỗ trợ các nhóm

- HS thảo luận, chia sẻ theo hình thức 1 HS hỏi một học sinh trả lời.

- HS trả lời theo công việc đã làm hàng ngày.

- HS trả lời theo cảm xúc cá nhân

Bước 2. Làm việc cả lớp

- GV mời 1 số cặp lên chia sẻ trước lớp - Đại diện 1 số cặp lên trình bày trước lớp

- GV mời HS các nhóm bạn nhận xét - GV nhận xét và đưa ra thôi thông điệp:

Chúng ta hãy làm việc nhà mỗi ngày nhé.

- Các nhóm đánh giá bạn

Bước 3. Làm việc cá nhân

(6)

- GV cho HS làm câu 6 của Bài 1

- GV nhận xét, kết luận 4. Hoạt động vận dụng (5p)

-Yêu cầu hs nêu một số công việc mình thường làm ở nhà hoặc có thể một số việc hs làm được khi đến nhà người thân chơi.

- HS làm bài vào vở Bài tập

- HS trao đổi kết quả với bạn bên cạnh và cả lớp

Hs nêu

* củng cố, dặn dò

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà cùng người thân làm công việc nhà.

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ)

...

...

...

--- Ngày giảng: 07/09/2021 Lớp 4D3

KHOA HỌC

Tiết 3: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (Tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS nêu được những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó. Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất xảy ra bên trong cơ thể. Trình bày được sự phối hợp động của cơ quan tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong quá trình trong đổi chất bên trong cơ thể và của cơ thể đối với môi trường.

- Hoàn thành và mô tả sơ đồ mối liên hệ giữa một số cơ quan trong quá trình trao đổi chất.

- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Phát triển NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL khoa học,...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Hình minh họa trang 8/SGK; Sơ đồ mối liên hệ một số cơ quan trong quá trình TĐC.

- HS: Bút dạ

(7)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

(8)

Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1. Hoạt đông mở đầu: (5p)

+ Trong quá trình sống, con người lấy vào những gì và thải ra những gì?

- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.

+ HS trả lời

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 24p

Hoạt động 1: Vai trò của mỗi cơ quan trong quá trình TĐC - Yêu cầu HS quan sát hình 8 / SGK và

thảo luận trả lời các câu hỏi:

1) Những cơ quan được vẽ trong hình?

2) Nêu vai trò của mỗi cơ quan đó trong quá trình TĐC

- GV nhận xét, chốt lại vai trò của các cơ quan:

- HS làm việc nhóm 4 – Chia sẻ lớp.

1) Cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết

2) + Cơ quan tiêu hoá: tiêu hoá thức ăn thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và thải ra phân

+ Cơ quan hô hấp: lấy vào ô-xi và thải khí các-bô-nic

+ Cơ quan tuần hoàn: đưa máu tới các cơ quan của cơ thể

+ Cơ quan bài tiết: hấp thụ nước và thải ra nước tiểu, mồ hôi,..

- HS lắng nghe

Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong quá trình trao đổi chất ở người:

- GV phát sơ đồ trống cho các nhóm, yêu cầu hoàn thiện sơ đồ

- Yêu cầu dựa vào sơ đồ nêu MLH giữa các cơ quan.

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các

- HS làm việc nhóm, hoàn thiện sơ đồ và chia sẻ lớp

- Nêu MLH dựa vào sơ đồ: Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà máu đem các chất dinh dưỡng và ô-xi tới tất cả các cơ quan của cơ thể và đem các chất thải, chất độc từ các cơ quan của cơ thể đến các cơ quan bài tiết để thải chúng ra ngoài và đem khí cac-bô-níc đến phổi để thải ra ngoài.

+ Nếu một trong các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết ngừng hoạt động, sự trao đổi chất sẽ ngừng và cơ

(9)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

……….

--- Ngày giảng: 14/09/2021 Lớp 2B

15/09/2021 Lớp 2B3, 2B4 17/09/2021 Lớp 2B2

Thực hành Tiếng Việt ÔN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Niềm vui của Bi và Bống, Làm việc thật là vui.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong câu chuyện.

- Có nhận thức về việc cần có bạn bè; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động mở đầu: 5p

- GV yêu cầu học sinh đứng dậy cùng thực hiện hát bài “Niềm vui của bé”

2. Hoạt động luyện tập: 20p Bài 1:

- GV yêu cầu học sinh luyện đọc lại 2 bài tập đọc đã học.

Bài 2: Trong bài “Niềm vui của Bi và Bống” khi biết không có bảy hũ vàng, Bống cảm thấy thế nào?

+BT yêu cầu gì

- GV nhận xét, chữa bài:

? Vì sao Bống vẫn cảm thấy vui vẻ và lựa chọn vẽ cho anh những gì anh thích?

? Đối với Bống, điều gì là quan trọng hơn cả?

- GV nhận xét , kết luận 3. Hoạt động vận dụng: 10p

Bài 8. Viết một câu về một việc em làm ở

- Học sinh đứng dậy thực hiện các động tác cùng cô giáo

- HS luyện đọc cá nhân, nhóm đôi Khi biết không có bảy hũ vàng, Bống cảm thấy:

Bống vẫn vui vẻ và nghĩ ngay đến việc vẽ những gì anh Bi thích

- HS chữa bài, nhận xét, bổ sung +Vì Bống lạc quan và luôn yêu mến anh.

+Với Bống, niềm vui của anh là quan trọng hơn hết.

(10)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS nhà.

- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài.

-GV cho HS trả lời từng gợi ý trong VBT + Em đã làm được việc gì?

+ Em làm việc đó như thế nào?

+ Nêu suy nghĩ của em khi làm xong việc ?

* Củng cố, dặn dò:

- YC HS học bài và chuẩn bị bài sau

- HS đọc - HS trả lời

+Em thường lau nhà để mẹ đỡ vất vả . + Khi về nhà, mẹ thường rất nhiều việc nên em thường rửa bát đỡ cho mẹ mỗi khi ăn xong.

+ Em cất đồ ăn còn lại vào đĩa sạch, trút rác vào túi, làm sạch sơ bát đĩa.

Sau đó là xả nước, nhúng nước rửa vào giẻ và chà kĩ từng chiếc bát, đĩa, thìa, đũa, xoong nồi... Đôi khi gặp vết bẩn, em sẽ dùng cọ rửa nồi để làm sạch các vết bẩn. Cuối cùng là xả nước để trôi xà phòng và làm bát đĩa sạch bóng, thơm mát.

+ Đối với em, làm việc nhà không phải là giúp mẹ mà thể hiện trách nhiệm với ngôi nhà mình đang sống, với người thân. Em rất vui vì đã làm được việc có ích.

- HS chia sẻ

Chú ý tìm ý, đặt câu theo thứ tự, nên cảm xúc của mình.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

……….

--- Ngày giảng: 14/09/2021 Lớp 1A1

16/09/2021 Lớp 1A3 17/09/2021 Lớp 1A2, 1A4

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

BÀI 2. NGÔI NHÀ CỦA EM ( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nói được địa chỉ nhà ở của mình. Nêu được một số đặc điểm về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về nhà ở - Tham gia việc phù hợp để giữ nhà cửa ngăn nắp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, phông chiếu - Vở Bài tập TN&XH

(11)

- Video/nhạc bài hát về ngôi nhà - Phiếu tự đánh giá

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định: GV cho HS nghe và hát theo lời một bài hát về ngôi nhà : Ngôi nhà của tôi.

- Hát - Cho HS nói cho nhau nghe về địa chỉ nhà

của mình.

- HS chia sẻ theo nhóm - Giới thiệu bài

+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Như lời bài hát, trong lớp chúng ta ai cũng có một ngôi nhà rất gần gũi, yêu thương. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nhà ở và xung quanh nhà ở, cùng chia sẻ về ngôi nhà của mình và cần phải làm gì để giữ nhà cửa gọn gàng ngăn nắp.

- Lắng nghe

2. Các hoạt động hình thành kiến thức mới.

Hoạt động 1. Tìm hiểu 1 số dạng nhà ở.

(10p)

Bước 1. Làm việc theo cặp.

- GV chiếu 5 bức tranh ở trang 12, 13 (SGK).

- HS quan sát.

- Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi:

- HS làm việc trao đổi chia sẻ với nhau.

+ Nói 1 số đặc điểm về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở trong từng hình.

+ Nhà bạn gần giống nhà nào trong các hình này.

H1: Nhà 1 tầng, có vườn, có bếp riêng

H2: Nhà 2,3 tầng liền kề

H3: Nhà nổi, xung quanh là nước.

H4. Nhà sàn H5: Nhà chung cư

Bước 2. Làm việc cả lớp

- GV cho từng nhóm báo cáo kết quả làm việc của mình.

- GV cùng HS nhận xét

- Đại diện một số cặp lên trình bày kết quả trước lớp.

- HS nhận xét nhóm bạn

* GV kết luận hoàn thiện các câu trả lời.

3.Hoạt động luyện tập, thực hành

(12)

Hoạt động 2. Giới thiệu về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở. (10P) Bước 1. Làm việc theo cặp.

- Y/C các thành viên trong cặp giới thiệu cho nhau nghe về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở của mình.

- GV HD các nhóm làm việc: 1 bạn hỏi một bạn trả lời về gia đình qua các câu hỏi:

+ Nhà bạn là nhà một tầng hay nhiều tầng hay căn hộ trong khu tập thể, chung cư...

+ Xung quanh nhà bạn có những gì?

- HS giới thiệu với bạn về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở của mình.

- Theo dõi hướng dẫn.

+ HS thay nhau hỏi và trả lời

+ HS thay nhau hỏi và trả lời.

Bước 2: Làm việc cá nhân.

- GV yêu cầu học sinh vẽ ngôi nhà của mình.

- GV theo dõi giúp đỡ học sinh.

- HS vẽ và tô màu ngôi nhà của mình vào VBT

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV cho HS lên trình bày kết quả làm việc ở bước 1, 2.

- 1 số HS lên trình bày trước lớp:

- GV kết hợp với HS nhận xét phần giới thiệu.

4. Hoạt động vận dụng:

- Yêu cầu hs vận dụng kiến thức đã học để giới thiệu về ngôi nhà và địa chỉ nhà mình cho mọi người xung quanh

*Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài sau.

+ Dán tranh vẽ ngôi nhà của mình lên bảng.

+ 1 số học sinh giới thiệu trước lớp về nhà ở và cảnh vật xung quanh nhà ở của mình kết hợp chỉ tranh vẽ.

- Nhận xét về phần giới thiệu của các bạn.

Hs thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ)

………

………

………

---

Ngày giảng: 15/09/2021 Lớp 3C5

Thứ 4, ngày 15 tháng 09 năm 2021 TỰ NHIÊN XÃ HỘI

(13)

TIẾT 3 : VỆ SINH HÔ HẤP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Nhận thức khoa học: Biết và nêu được ích lợi của việc tập thở vào buổi sáng.Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ sạch và bảo vệ cơ

- Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Biết cách giữ sạch mũi và họng

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ . Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.

Nội dung tích hợp:

*GDKNS:

- Kĩ năng tư duy phê phán: tư duy phân tích, phê phán những việc làm gây hại cho cơ quan hô hấp.

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Khuyến khích sự tự tin, lòng tự trọng của bản thân khi thực hiện những việc làm có lợi cho cơ quan hô hấp.

- Kĩ năng giao tiếp: Tự tin, giao tiếp hiệu quả để thuyết phục người thân không hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng, nhất là nơi có trẻ em.

*GD BVMT:

- Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp

- Học sinh biết một số việc làm có lợi, có hại cho sức khỏe.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

2.1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án trình chiếu, Thiết bị PHTM.

2.2. Chuẩn bị của học sinh: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA TRÒ

1. HĐ Mở đầu: (3 phút)

Trò chơi: “truyền quà” kết hợp với bài hát “Hai bàn tay em” khi bài hát kết thúc hộp quà đến bạn nào thì bạn đó mở hộp quà và trả lời câu hỏi. sau đó lại tiếp tục cho đến khi kết thúc trò chơi.

Ví dụ:

+ Khi được thở trong không khí trong lành bạn thấy thế nào ?

+Tại sao không nên thở bằng miện

- HS tham gia chơi

(14)

mà lại thở bằng mũi - Tổng kết TC

- Giới thiệu bài mới – Ghi đầu bài

lên bảng - Nghe giới thiệu, ghi bài

2. HĐ Hình thành kiến thức mới: (20 phút):

HĐ1: Lợi ích của việc tập thở sâu vào buổi sáng:

- Giáo viên yêu cầu cả lớp đứng dậy, hai tay chống hông, chân rộng bằng vai.

- Giáo viên hô từ từ: “hít- thở”- Hs làm theo 10 lần.

+ Khi chúng ta thực hiên động tác hít thở sâu, cơ thể chúng ta nhận được lượng không khí như thế nào?

+ Tập thở vào buổi sáng có ích lợi gì?

HĐ2: Vệ sinh mũi và họng:

- HS quan sát hình minh hoạ 2, 3 (Tr8/SGK), thảo luận nhóm 4 và chia sẻ.

+ Bạn HS trong tranh đang làm gì?

+ Theo em, những việc làm đó có lợi ích gì?

+ Hằng ngày, các em đã làm những gì để giữ sạch mũi và họng?

*Kết luận: Để mũi và họng được sạch sẽ vệ sinh, hằng ngày, ta phải lau mũi bằng khăn sạch, súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng. …

HĐ3: Bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp:

- HS quan sát các hình minh hoạ ở Tr 9 - SGK, thảo luận nhóm bàn để trả lời các câu hỏi sau:

+ Các nhận vật trong tranh đang làm gì?

+ Theo những việc đó nên làm hay không nên làm đối với cơ quan hô hấp?

+Cơ thể chúng ta nhận được lượng không khí nhiều (khí ôxi).

+ Hít được bầu không khí trong lành.

+ Khi ngủ không hoạt động nên sáng dậy cần hoạt động để mạch máu lưu thông, thải được khí các- bô- níc ra ngoài, thu được nhiều khí ô- xi vào phổi.

+ Dùng khăn lau sạch mũi.

+ Súc miệng bằng nước muối.

+ Làm cho mũi và họng được sạch sẽ vệ sinh....

- Các việc không nên làm:

+ Để nhà ở, trường lớp, môi trường xung quanh bẩn thỉu.

+ Đổ rác và khạc nhổ bừa bãi.

(15)

- GV nhận xét chung. Mời Hs nối tiếp nêu lại những việc nên và không nên làm.

*GDBVMT: Không làm những việc gây ô nhiễm môi trường để bảo vệ cơ quan hô hấp.

*GV kết luận – chốt KT:

- Các việc nên làm:

+ Giữ vệ sinh nhà ở, trường lớp, môi trường xung quanh.

+ Đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh, đi đường, đi nơi có bụi bẩn.

+ Tập thể dục hằng ngày và tập thở sâu vào buổi sáng.

+ Luôn giữ sạch mũi và họng

*Kết luận: GV kết luận lại cách giữ gìn, bảo vệ và vệ sinh mũi họng, các việc nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp.

3. HĐ Luyên tập – Thực hành(5 phút)

- Gv hướng dẫn Hs làm bài tập Nối ô chữ ở cột A với các ô chữ ở cột B cho phù hợp

A

+ Việc cần làm để giữ sạch mũi, họng hằng ngày

+ Ích lợi của việc tập thở buổi sáng B

+ Hít thở được không khí trong lành, ít khói bụi.

+ Lau sạch mũi.

+ Hấp thụ được nhiều ô-xi, thải ra được nhiều khí các-bô-níc.

+ Xúc miệng bằng nước muối loãng hoặc các loại nước sát trùng khác

Gv chốt – nhận xét.

4. HĐ Vận dụng, trải nghiệm: (10 phút)

- GV mời Hs làm việc theo nhóm 4, vẽ tranh cổ động, tuyên truyền mọi người cùng nhau bảo vệ cơ quan hô hấp, bảo vệ bầu không khí trong

+ Hút thuốc lá.

+ Thường xuyên ở những nơi nhiều khói bụi.

+ Lười vận động.

- Hs đọc yêu cầu

- Hs thực hiện

- Hs thực hiện

(16)

lành.

- Đại diện các nhóm trưng bày tranh vẽ và thuyết trình nội dung của bức tranh.

- Hs bình chọn. GV nhận xét- tuyên dương.

* Củng cố - Dặn dò:

- Về nhà thực hiện nội dung bài học.

- Tuyên truyền, vận động gia đình cùng bà con hàng xóm thực hiện những việc làm góp phần BVMT V. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

...

..._____________

__________________________________

Ngày giảng: 15/09/2021 Lớp 1A3

Toán

Tiết 5: CÁC SỐ 7, 8, 9.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 9. Thông qua đó, HS nhận biết được số lượng , hình thành biểu tượng về các số 7, 8, 9

- Đọc, viết được các số 7, 8, 9. Lập được các nhóm đồ vật có số lượng 7, 8, 9. Học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học thông qua hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nêu số tương ứng….Phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của sự vật trong tranh.

- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh tình huống

(17)

- Một số que tính, chấm tròn, hình tam giác; thẻ số từ 1 đến 9 trong bộ đồ dùng Toán 1.

2. Chuẩn bị của học sinh.

- SGK, VBT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Hoạt động khởi động. (5p)

- GV cho HS quan sát tranh khởi động trang 10 SGK và làm việc nhóm đôi về số lượng các sự vật trong tranh.

- GV theo dõi, giúp đỡ học sinh - GV gọi một vài cặp lên chia sẻ trước lớp

- Giáo viên nhận xét chung

- HS làm việc nhóm đôi: cùng quan sát và chia sẻ trong nhóm :

+ 7 cái trống + 8 máy bay + 9 ô tô

- Các nhóm lần lượt lên chia sẻ

II. Hoạt động hình thành kiến thức. (12p)

1. Hình thành các số 7, 8, 9.

* Quan sát

- GV yêu cầu HS đếm số con vật và số chấm tròn ở dòng thứ nhất của khung kiến thức.

- HS đếm số con mèo và số chấm tròn

- Có mấy cái trống? Mấy chấm tròn?

- Vậy ta có số mấy?

- GV giới thiệu số 7

- Có 7 cái trống, 7 chấm tròn - Ta có số 7.

- HS quan sát, một vài học sinh nhắc lại

- Có mấy máy bay? Mấy chấm tròn?

- Vậy ta có số mấy?

- GV giới thiệu số 8.

- Có 8 máy bay, 8 chấm tròn - Ta có số 8.

- HS quan sát, một vài học sinh nhắc lại

- Có mấy ô tô? Mấy chấm tròn?

- Vậy ta có số mấy?

- GV giới thiệu số 9.

- Có 9 ô tô, 9 chấm tròn - Ta có số 9.

- HS quan sát, một vài học sinh

(18)

nhắc lại

* Nhận biết số 7, 8, 9.

- GV yêu cầu học sinh lấy ra 7 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

- HS làm việc cá nhân lấy 7 que tính rồi đếm : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.

- GV yêu cầu học sinh lấy ra 8 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

- HS làm việc cá nhân lấy 8 que tính rồi đếm : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.

- GV yêu cầu học sinh lấy ra 9 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

- HS làm việc cá nhân lấy 9 que tính rồi đếm : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

- Giáo viên vỗ tay 7 cái yêu cầu học sinh lấy thẻ có ghi số tương ứng với tiếng vỗ tay

- HS làm việc cá nhân : nghe tiếng vỗ tay lấy thẻ có ghi số 7 - Giáo viên vỗ tay 8 cái yêu cầu

học sinh lấy thẻ có ghi số tương ứng với tiếng vỗ tay

- HS làm việc cá nhân : nghe tiếng vỗ tay lấy thẻ có ghi số 8.

- Giáo viên vỗ tay 9 cái yêu cầu học sinh lấy thẻ có ghi số tương ứng với tiếng vỗ tay

- HS làm việc cá nhân : nghe tiếng vỗ tay lấy thẻ có ghi số 9.

2. Viết các số 7, 8, 9.

* Viết số 7

- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết :

+ Số 7 cao: 4 li ( 5 đường kẻ ngang). Gồm 3 nét. Nét 1: thẳng ngang, nét 2: thẳng xiên và nét 3: thẳng ngang (ngắn).

+ Cách viết:

+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5 viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 5) bằng một nửa chiều cao thì dừng lại.

- Học sinh theo dõi và quan sát

- Viết theo hướng dẫn

(19)

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng xiên (từ trên xuống dưới, từ phải sang trái) đến đường kẻ 1 thì dừng lại.

+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên khoảng giữa, viết nét thẳng ngang ngắn trên đường kẻ 3 (cắt ngang nét 2).

- GV cho học sinh viết bảng con

- HS tập viết số 7

* Viết số 8

- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết :

+ Số 4 cao: 4 li (5 đường kẻ ngang). Gồm 2 nét. Nét 1: cong kín, nét 2: cong dưới.

+ Cách viết:

+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái). Khi chạm vào điểm xuất phát thì dừng lại.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút trở xuống viết nét cong dưới đến đường kẻ 2 thì dừng lại.

- GV cho học sinh viết bảng con

- Học sinh theo dõi và quan sát

- Viết theo hướng dẫn

- HS tập viết số 8

* Viết số 9

- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết :

+ Số 6 cao 4 li. Gồm 2 nét. Nét 1: cong kín, nét 2: cong dưới.

- Học sinh theo dõi và quan sát

(20)

+ Cách viết:

+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái). Khi chạm vào điểm xuất phát thì dừng lại.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút trở xuống viết nét cong dưới, đến đường kẻ 2 thì dừng lại.

- GV cho học sinh viết bảng con.

- Viết theo hướng dẫn

- HS tập viết số 9

- GV cho học sinh viết các số 7, 8, 9.

* GV đưa ra một số trường hợp viết sai, viết ngược để nhắc nhở học sinh tránh những lỗi sai đó.

- HS viết cá nhân - HS lắng nghe

III. Hoạt động thực hành luyện tập. (12p)

Bài 1. Số ?

- GV nêu yêu cầu bài tập

- GV cho học sinh làm việc cá nhân

- GV cho học sinh làm việc nhóm đôi trao đổi với bạn về số lượng.

- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm

- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu bài

- HS đếm số lượng mỗi loại đồ chơi có trong bài rồi đọc số tương ứng.

- HS thay nhau chỉ vào từng hình nói :

+ 8 con gấu. Đặt thẻ số 8 + 7 đèn ông sao. Đặt thẻ số 7 + 9 ô tô. Đặt thẻ số 9

Bài 2. Lấy hình phù hợp (theo mẫu)

- GV hướng dẫn HS làm mẫu

+ Quan sát hình đầu tiên có mấy tam giác?

+ 4 tam giác ghi số mấy?

- GV cho học sinh làm phần còn lại qua các thao tác:

+ Có 4 tam giác + Ghi số 4

- HS làm các phần còn lại theo hướng dẫn của giáo viên lấy

(21)

+ Đọc số ghi dưới mỗi hình, xác định số lượng tam giác cần lấy cho đúng với yêu cầu của bài.

+ Lấy số tam giác cho đủ số lượng, đếm kiểm tra lại

+ Chia sẻ sản phẩm với bạn, nói cho bạn nghe kết quả.

Bài 3. Số ?

- GV nêu yêu cầu bài tập

- GV cho học sinh làm bài cá nhân

- GV tổ chức cho học sinh thi đếm 1-9 và 9-1

- GV cùng HS nhận xét tuyên dương

- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu - HS đếm các khối lập phương rồi đọc số tương ứng.

- HS thi đếm từ 1 đến 9 và đếm từ 9 đến 1

IV. Hoạt động vận dụng: (6p) Bài 4. Số ?

- GV nêu yêu cầu bài tập

- GV cho học sinh làm việc nhóm đôi

- GV cho các nhóm lên chia sẻ trước lớp

- GV cùng học sinh nhận xét

- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu - HS quan sát tranh suy nghĩ, nói cho bạn nghe số lượng của quyển sách, cái kéo, bút chì, tẩy có trong hình.

- Các nhóm lần lượt lên chia sẻ + Có 8 hộp quà

+ Có 9 quả bóng + Có 7 quyển sách

*Củng cố, dặn dò:

- Bài học hôm nay chúng ta biết thêm được điều gì?

- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý.

V. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

(22)

...

...

...

..._____________

__________________________________

Ngày giảng: 16/09/2021 Lớp 4D3

Thứ 5, ngày 16 tháng 09 năm 2021 KHOA HỌC

Tiết 4: CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN.

VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS sắp xếp được các thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật và động vật. Nói tên và vai trò của những thức ăn chứa bột đường. Nhận ra nguồn gốc của những thức ăn chứa chất bột đường.

- Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó.

- Có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển cân đối. Phát triển NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL khoa học

*GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Các hình minh hoạ SGK trang 10, 11 (phóng to nếu có điều kiện).

- HS: Một số thức ăn, đồ uống

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt đông mở đầu: 5p

+ Hãy nêu vai trò của các cơ quan trong quá trình trao đổi chất

- GV nhận xét, khen/ động viên.

- HS trả lời và nhận xét - 4 HS nêu

(23)

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 24p Hoạt động 1: Tập phân loại thức ăn:

+ Kể tên các thức ăn, đồ uống bạn thường dùng vào các bữa sáng, trưa, tối

+ Nói tên các đồ ăn, thức uống có nguồn gốc động vật, thực vật

+ Người ta có thể phân loại thức ăn theo cách nào khác?

- GV: Phân loại thức ăn dựa vào tính chất dinh dưỡng có trong thức ăn đó.

+ Nhóm t.ă chứa nhiều chất bột đường + Nhóm t.ă chứa nhiều chất đạm + Nhóm t.ă chứa nhiều chất béo

+ Nhóm t.ă chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng

* Liên hệ: Bữa ăn của em đã đủ chât dinh dưỡng chưa?

Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường:

- Nói tên của những những thức ăn có chứa nhiều chất bột đường.

+ Vai trò của chất bột đường là gì?

- GV nhận xét, kết luận, tổng kết bài

* GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. Con người cần bảo vệ môi

- HS nối tiếp kể

- HS thảo luận nhóm, phân loại:

+ Nguồn gốc động vật: thịt, cá, tôm, cua,...

+ Nguồn gốc thực vật: rau, đỗ, lạc, quả,...

- HS đề xuất cách phân loại

- HS lắng nghe

- HS lấy VD ở mỗi nhóm thức ăn

- HS liên hệ

- HS nêu: cơm, ngô, khoai, sắn, mì,...

+ Chất bột đường cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể.

(24)

trường sống, bảo vệ nguồn thức ăn 3. Hoạt động thực hành, luyện tập: 3p - Chia lớp thành 4 nhóm.

- Phát phiếu học tập cho từng nhóm

- Những thức ăn chứa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ đâu?

- HS nêu nội dung bài học

- HS nêu các giải pháp BVMT, nguồn thức ăn: Không phun thuốc trừ sâu quá độ, không bón quá nhiều phân hoá học,...

- Các nhóm làm việc với phiếu học tập.

- 4 HS trình bày bài làm, nhận xét, bổ sung.

Tên thức ăn Từ cây nào Gạo

Ngô Bánh quy Chuối Bún ...

Cây lúa Cây ngô Lúa mì Cây chuối Cây lúa ...

- Có nguồn gốc từ thực vật 4. Hoạt động ứng dụng: 3p

- YC HS thực hành ăn uống đủ chất dinh dưỡng.

- Lên thực đơn cho 1 ngày với các thức ăn đủ các nhóm dinh dưỡng.

- HS ghi nhiệm vụ học tập để giờ sau báo cáo.

* Củng cố, dặn dò:

- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của bài học.

- Nhận xét tiết học, hướng dẫn chuẩn bị bài sau.

(25)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

……….

--- Ngày giảng: 17/09/2021 Lớp 3C5

Thứ 6, ngày 17 tháng 09 năm 2021 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

TIẾT 4: PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Kể được tên các bệnh đường hô hấp thường gặp là:viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Nêu được nguyên nhân, cách phòng bệnh đường hô hấp.

- Biết phòng bệnh đường hô hấp.

- Yêu thương, quan tâm, giúp đỡ bạn bè. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày. Có ý thức giữ gìn vệ sinh, rèn luyện . NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá. thân thể, chăm sóc sức khoẻ.

*GDKNS:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Kĩ năng làm chủ bản thân.

- Kĩ năng giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

- Giáo viên: Giáo án điện tử, thiết bị PHTM - Học sinh: Sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. HĐ Mở đầu: ( 3 phút)

- Hs hát và vận động theo bài “Thể dục buổi sáng”, trả lời các câu hỏi:

+ Tập thở vào buổi sáng có lợi gì?

+ Hằng ngày chúng ta cần làm gì để giữ sạch mũi và họng?

(26)

- Giáo viên nhận xét – kết nối bài học - Giới thiệu bài mới – Ghi đầu bài lên bảng 2. HĐ hình thành kiến thức mới: (20 phút) HĐ1: Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp:

- HS thảo luận nhóm 4 để tìm ra câu trả lời sau đó chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Nêu tên các bộ phận của cơ quan hô hấp?

+ Nêu các bệnh đường hô hấp thường gặp?

Lưu ý: Nếu học sinh nêu: ho, sốt, đau họng, sổ mũi... Giáo viên giúp các em hiểu đây là biểu hiện của bệnh.

HĐ2: Nguyên nhân chính và cách đề phòng các bệnh đường hô hấp:

- Hs quan sát tranh, suy nghĩ, tìm ra câu trả lời sau đó chia sẻ với nhóm, thống nhất đáp án rồi chia sẻ trước lớp.

+ Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của 2 bạn trong tranh?

- Mũi, khí quản, phế quản, phổi.

- Viêm họng, viên phế quản, viêm phổi,...

+ Rất khác nhau: một người mặc áo sơ mi, một người mặc áo ấm.

+ Bạn nào mặc phù hợp với thời tiết, vì sao em biết?

+ Chuyện gì xảy ra với bạn nam mặc áo trắng?

+ Theo em, vì sao bạn lại bị ho và đau họng?

+ Vậy bạn ấy cần làm gì?

*Kết luận: Các bệnh viêm đường hô hấp, nguyên nhân và cách đề phòng.

+ Bạn mặc áo ấm phù hợp vì có gió mạnh.

+ Bị ho rất đau họng khi nuốt nước bọt.

+ Vì bạn bị lạnh(cảm lạnh) + Đi khám, nghe lời khuyên của bác sĩ.

3. HĐ Luyện tập – Thực hành (5 phút) Gv hướng dẫn Hs làm bài

Chọn các từ trong khung để điền vào chỗ … cho phù hợp

a, Nhiễm lạnh, hô hấp, truyền nhiễm

b, Gió lùa, thoáng khí, cơ thể, mũi, thể dục, họng

- Gv chốt và nhận xét.

- Hs làm bài

(27)

4. HĐ Vận dụng, trải nghiệm: (10 phút) Trò chơi “Bác sĩ”

- 1 học sinh làm bác sĩ.

- Các học sinh khác làm bệnh nhân, kể triệu chứng của bệnh.

- Bác sĩ đưa ra kết luận và lời khuyên.

- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh xuất sắc.

*Kết luận: Nêu các cách phòng bệnh đường hô hấp.

* Củng cố dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc Hs tuyền truyền cho gia đình và những người sống quanh em cách phòng chống bệnh đường hô hấp.

- Ghi nhớ tên, nguyên nhân chính, cách đề phòng bệnh đường hô hấp.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 10 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 0 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 0 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 10 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 10 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 0 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 10 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 0 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề