• Không có kết quả nào được tìm thấy

ÔN TẬP KIỂM TRA HK2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ÔN TẬP KIỂM TRA HK2"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 ( 2017-2018)

---

CHƯƠNG IV, V - PHẦN DI TRUYỀN Câu 1: Nguồn nguyên liệu làm cơ sở vật chất để tạo giống mới là

A. các biến dị tổ hợp. B. các biến dị đột biến.

C. các ADN tái tổ hợp. D. các biến dị di truyền.

Câu 2: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:

1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.

2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.

3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.

4. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn.

Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình:

A. 1, 2, 3, 4 B. 4, 1, 2, 3 C. 2, 3, 4, 1 D. 2, 3, 1, 4

Câu 3: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:

1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn;

2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau;

3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.

Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự:

A. 1, 2, 3 B. 3, 1, 2 C. 2, 3, 1 D. 2, 1, 3

Câu 4: Đặc điểm nổi bật của ưu thế lai là

A. con lai có nhiều đặc điểm vượt trội so với bố mẹ. B. con lai biểu hiện những đặc điểm tốt.

C. con lai xuất hiện kiểu hình mới. D. con lai có sức sống mạnh mẽ.

Câu 5: Ưu thế lai thường giảm dần qua các thế hệ sau vì

A. thể dị hợp không thay đổi. B. sức sống của sinh vật có giảm sút.

C. xuất hiện các thể đồng hợp. D. xuất hiện các thể đồng hợp lặn có hại.

Câu 6: Giả thuyết nào sau đây không dùng để giải thích nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai?

A. Giả thuyết về tác dụng cộng gộp của các gen trội có lợi.

B. Giả thuyết về trạng thái dị hợp.

C. Giả thuyết về hiện tượng giao tử thuần khiết.

D. Giả thuyết siêu trội.

Câu 7: Để tạo giống lai có ưu thế lai cao, người ta không sử dụng kiểu lai nào dưới đây?

A. Lai khác dòng. B. Lai thuận nghịch. C. Lai phân tích.. D. Lai khác dòng kép Câu 8. Phương pháp nào sau được sử dụng để duy trì ưu thế lai?

A. Lai khác dòng. B. Nuôi cấy mô tế bào.

C. Lai cùng dòng. D. Dung hợp tế bào trần.

Câu 9: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới:

I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng.

II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.

IV. Tạo dòng thuần chủng.

Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?

A. I → III → II. B. III → II → I. C. III → II → IV. D. II → III → IV Câu 10: Vai trò của cônxixin trong đột biến nhân tạo tạo giống mới là

A. gây đột biến gen. B. gây đột biến dị bội. C. gây đột biến cấu trúc NST. D. gây đột biến đa bội.

Câu 11. Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn hoặc giao phối cận huyết đối với động vật nhằm mục đích:

A. Tạo dòng thuần B. Tạo ưu thế lai

(2)

C. Tao con lai có nhiều cặp gen di hợp D. Tạo con lai mang gen đột biến có lợi

Câu 12: Chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cho phát triển trong cơ thể nhiều con cái khác để tạo hàng loạt nhiều con có kiểu gen giống nhau gọi là phương pháp:

A. cấy truyền phôi B. Cấy truyền hợp tử

C. công nghệ sinh học tế bào D. nhân bản vô tính động vật

Câu 30: Cừu Đôly được tạo nên từ nhân bản vô tính mang đặc điểm giống với :

A. cừu cho nhân B. Cừu cho trứng C. cừu cho nhân và cho trứng D. cừu mẹ

Câu 13: Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau?

A. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật. B. Cấy truyền phôi.

C. Nuôi cấy hạt phấn. D. Lai tế bào sinh dưỡng.

Câu 14: Cho bảng sau đây về đặc điểm của một số hình thức ứng dụng di truyền học trong tạo giống bằng công nghệ tế bào:

Loại ứng dụng Đặc điểm

(1) Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội

hóa (a) Từ một mô sinh dưỡng ban đầu có thể tạo ra một

số lượng lớn cá thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau chỉ trong một thời gian ngắn.

(2) Nuôi cấy mô thực vật. (b) Được xem là công nghệ cấy truyền phôi (3) Tách phôi động vật thành nhiều

phần, mỗi phần phát triển thành một phôi riêng biệt

(c) Có sự dung hợp giữa nhân tế bào sinh dưỡng với tế bào chất của trứng.

(4) Nhân bản vô tính bằng kĩ thuật

chuyển nhân ở động vật (d) Tạo được các dòng đồng hợp về tất cả các cặp gen.

(5) Dung hợp tế bào trần (e) Cơ thể lai mang bộ NST của hai loài bố mẹ.

Tổ hợp ghép đúng là:

A. 1d, 2a, 3b, 4c, 5e. B. 1d, 2b, 3a, 4c, 5e. C. 1d, 2c, 3b, 4e, 5a. D. 1e, 2a, 3b, 4c, 5a.

Câu 15 Trong trường hợp alen trội quy định các kiểu hình có lợi, phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất là

A. AABbdd X Aabbdd B. Aabbdd X AabbDD C. aabbDD X AABBdd D. aaBBdd X aabbDD Câu 16: Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Cho biết các cặp gen này phân ly độc lập. Số dòng thuần tối đa về cả ba cặp gen có thể được tạo ra là bao nhiêu?

A. 3 B. 8 C. 1 D. 6

Câu 17: Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra các cơ thể với những đặc điểm mới được gọi là

A. công nghệ tế bào. B. công nghệ sinh học. C. công nghệ gen. D. công nghệ vi sinh vật.

Câu 18: : Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen theo trình tự là:

A. tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.

B. tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

C. tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

D. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp → tạo ADN tái tổ hợp → chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

Câu 19: Trong công nghệ gen, kĩ thuật gắn gen cần chuyển vào thể truyền được gọi là

A. thao tác trên gen. B. kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp.

C. kĩ thuật chuyển gen. D. thao tác trên plasmit.

Câu 20 Trong kĩ thuật chuyển gen, để chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, người ta có thể sử dụng hai loại thể truyền là

(3)

A. plasmit và virut B. plasmit và nấm men

C. nhiễm sắc thể nhân tạo và virut D. nhiễm sắc thể nhân tạo và plasmit

Câu 21: Để tạo ra các giống, chủng vi khuẩn có khả năng sản xuất trên qui mô công nghiệp các chế phẩm sinh học như: axit amin, vitamin, enzim, hoocmôn, kháng sinh..., người ta sử dụng A. kĩ thuật di truyền( kĩ thuật chuyển gen). B. đột biến nhân tạo.

C. chọn lọc cá thể. D. các phương pháp lai

Câu 22: Cho các thành tựu:

(1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người.

(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.

(3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.

(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.

Những thành tựu đạt được do ứng dụng của kỹ thuật chuyển gen là:

A. (1), (3). B. (3), (4). C. (1), (2). D. (1), (4).

Câu 23: Ưu thế nổi bật của kỹ thuât chuyển gen là:

A. sản xuất một loại prôtêin nào đó với số lượng lớn trong một thời gian ngắn.

B. khả năng cho tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài rất xa nhau trong hệ thống phân loại.

C. Tạo ra được các động vật chuyển gen mà các phép lai khác không thể thực hiện được.

D.Tạo ra được các thực vật chuyển gen cho năng xuất rất cao và có nhiều đặc tính quí.

Câu 24: Chọn loại cây trồng thích hợp trong số các loài dưới đây để có thể áp dụng cônsixin nhằm tạo giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao?

A. cây lúa B. Cây đậu tương C. cây ngô D. cây củ cải đường

Câu 25: Ở người, bệnh, tật hoặc hội chứng di truyền nào sau đây là do đột biến nhiễm sắc thể?

A. Bệnh bạch tạng và hội chứng Đao

B. Bệnh phêninkêto niệu và hội chứng Claiphentơ C. Bệnh ung thư máu và hội chứng Đao

D. Tật có túm lông ở vành tai và bệnh ung thư máu

Câu 26: Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.

B. Bệnh phêninkêtô niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh.

C. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn.

D. Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể.

Câu 27: Bằng kĩ thuật chia cắt phôi động vật, từ một phô bò ban đầu được chia cắt thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con bò mẹ khác nhau để phôi phát triển bình thường, sinh ra các bò con. Các bò con này

A. có kiểu gen giống nhau B. không thể sinh sản hữu tính

C. khi lớn lên có thể giao phối với nhau sinh ra đời con

D. có kiểu hình giống hệt nhau cho dù được nuôi trong các môi trường khác nhau

Câu 28: Cho cơ thể lưỡng bội 2n có kiểu gen AaBB giảm phân bình thường hình thành hạt phấn.

Cây có kiểu gen nào dưới đây được tạo ta bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn ?

A. AABB , AAbb B. AAbb, aaBB C. AABB , aaBB D. aabb, aaBB

Câu 29: Ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học người vào y học, giúp giải thích, chẩn đoán, phòng ngừa, hạn chế các bệnh, tật di truyền và điều trị trong một số trường hợp bệnh lí gọi là

(4)

A. Di truyền học. B. Di truyền học Người. C. Di truyền Y học. D. Di truyền Y học tư vấn.

Câu 30: Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu cho đời sau, là nhiệm vụ của ngành

A. Di truyền Y học. B. Di truyền học tư vấn.

C. Di truyền Y học tư vấn. D. Di truyền học Người.

Câu 31. Mục đích của việc xét nghiệm trước sinh là:

A. xét nghiệm trước sinh là những xét nghiệm nhằm xác định giới tính của thai nhi.

B. xét nghiệm trước sinh là những xét nghiệm nhằm xác định thai nhi sinh trưởng và phát triển tốt hay không.

C. xét nghiệm trước sinh là những xét nghiệm để biết thai nhi có mắc bệnh di truyền nào đó hay không.

D. xét nghiệm trước sinh là những xét nghiệm để xác định tuổi thai nhi

Câu 32: Bệnh nào sau đây được xác định bằng phương pháp di truyền học phân tử?

A. Bệnh hồng cầu hình liềm. B. Bệnh bạch tạng.

C. Bệnh máu khó đông. D. Bệnh mù màu đỏ-lục.

Câu 33: Ở người, bệnh và hội chứng nào sau đây thường gặp ở nam giới mà ít gặp ở nữ giới ? 1.bệnh mù màu 2.bệnh máu khó đông 3.bệnh teo cơ

4.hội chứng đao 5.hội chứng Claiphentơ 6.bệnh bạch tạng A. 1, 3 B. 1, 2 C. 2, 4 D. 5, 6

Câu 34: Khoa học ngày nay có thể điều trị để hạn chế biểu hiện của bệnh di truyền nào dưới đây?

A. Hội chứng Đao. B. Hội chứng Tơcnơ.

C. Hội chứng Claiphentơ. D. Bệnh phêninkêtô niệu.

Câu 35:: Phát biểu nào không đúng khi nói về bệnh di truyền phân tử?

A. Bệnh di truyền phân tử là bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức phân tử.

B. Thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen, thuộc về bệnh di truyền phân tử.

C. Tất cả các bệnh lí do đột biến, đều được gọi là bệnh di truyền phân tử.

D. Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do các đột biến gen gây nên.

Câu 36: Một nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông sinh được một con gái (3) bị bệnh máu khó đông. Người con gái này lớn lên lấy chồng (4) bình thường và sinh được một bé trai (5) cũng bị bệnh . Hãy xác định kiểu gen của 5 người trong gia đình trên.

A. (1)XX, (2)XYA, (3)XYA, (4)XX, (5)XYA. B. (1)XAXa, (2)XaY, (3)XaXa, (4)XAY, (5)XaY.

C. (1)XAXa, (2)XaY, (3)XaY, (4)XAXa, (5)XaY.

D. (1)XaXa, (2)XAY, (3)XAY, (4)XaXa, (5)XAY.

Câu 37. Ở người bạch tạng được xác định do alen lặn quy định nằm trên NST thường, alen trội tương ứng quy định màu da bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường, có bố mẹ đều bình thường nhưng mang gen lặn. Xác xuất cặp vợ chồng này sinh 2 đứa con đều bị bệnh bạch bạng là bao nhiêu?

A. 1/16 B. 1/9 C. 2/9 D. 1/81

Câu 38: Ở người, bệnh Q do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Một người phụ nữ có em trai bị bệnh Q lấy một người chồng có ông nội và bà ngoại đều bị bệnh Q. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và trong cả hai gia đình trên không còn ai khác bị bệnh này. Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh Q của cặp vợ chồng này là

A. 3/4 B. 8/9 C. 1/3 D. 1/9

(5)

Câu 39: Xét sự di truyền của một loại bệnh di truyền ở người, người ta lập sơ đồ phả hệ sau. Cho biết ô màu đen là người bị bệnh.

1 2

3 4 5 6 7 8 9 10

Nếu người số (8) lấy chồng bị bệnh này. Tính xác suất để họ sinh đứa con trai bị bệnh .

A. 1/6 B. 3/8 C. 1/4 D. 1/3

Câu 40: Cho sơ đồ phả hệ sau I

II

III

?

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái mắc bệnh trên là

A. 1/8. B. 1/3. C. 1/4. D. 1/6.

PHẦN: TIẾN HÓA Câu 41: Với các nhận định sau:

(1) Bằng chứng giải phẩu so sánh được xem là bằng chứng trực tiếp về tiến hóa.

(2) Cơ quan tương đồng và cơ quan thoái hóa đều là những cơ quan có chung nguồn gốc.

(3) Cơ quan tương đồng được hình thành trong điều kiện môi trường sống giống nhau

(4) Cơ quan tương tự được hình thành trong cùng môi trường sống hoặc môi trường sống giống nhau.

Những nhận định có nội dung đúng là:

A. (1), (3) B. (3),(4) C. (2), (3) D. (2), (4) Câu 42.Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh A. sự tiến hoá phân li. B.sự tiến hoá đồng quy.

C.sự tiến hoá song hành. D.phản ánh nguồn gốc chung.

Câu 43 Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về bằng chứng A. cơ quan thoái hóa. B. cơ quan tương thích.

C. cơ quan tương đồng D. cơ quan tương tự.

Câu 44.Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh

A.sự tiến hoá phân li. B.sự tiến hoá đồng quy. C.sự tiến hoá song hành. D.nguồn gốc chung.

Câu 45 . Hai cơ quan tương đồng là:

(6)

A. gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan B. mang của loài cá và mang của các loài tôm.

C. chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi.

D. gai của cây hoa hồng và gai của cây xương

Câu 46:.Những cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng?

A.Xương cùng, ruột thừa ở người B.Cánh dơi, cánh chim C.Gai cây hoàng liên, gai cây hoa hồng. D.Cánh sâu bọ, cánh dơi.

Câu 47:Với các ví dụ sau:

(1) Cánh dơi và tay người

(2) Cánh chim và cánh côn trùng

(3) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác (4) Lá đậu Hà lan và gai xương rồng

(5) Tua cuốn của dây bầu và gai xương rồng (6) Vòi voi và vòi bạch tuột

(7) Ngà voi và sừng tê giác

(8) Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương Ví dụ nào là cơ quan tương tự:

A. (1),(3),(4),(7) B. (3),(4),(5),(8) C. (2), (6), (7) , (8) D. (2), (5),(6),(8) Câu 48. Bằng chứng tiến hoá không chứng minh các sinh vật có nguồn gốc chung là A. cơ quan thoái hoá B. sự phát triển phôi giống nhau

C. cơ quan tương đồng D. Cơ quan tương tự

Câu 49. Ví dụ minh họa cho bằng chứng sinh học phân tử đó là A. tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể sống.

B. các loài động vật có vú đều trải qua giai đoạn phôi 2 ngăn.

C. các loại axit amin và mã di truyền đều giống nhau ở các loài.

D. xương chi ở các loài động vật đều có cấu tạo giống nhau.

Câu 50. Dựa vào trình tự axit amin trong chuỗi polypeptit như sau, ta kết luận:

- Người : Ala – Thr – Thr – Gln – Thr – Thr - Tinh tinh: Ala – Thr – Thr – Gln – Thr – Thr - Gôrila: Ala – Thr – Thr – Gln – Thr – Ilơ - Đười ươi: Thr – Thr – Thr – Gln – Thr – Ilơ

A. Người và đười ươi họ hàng gần nhau nhất B. Người và tinh tinh họ hàng gần nhau nhất

C. Người và tinh tinh và gôrila họ hàng gần nhau nhất D. Người và Gôrila họ hàng gần nhau nhất

Câu 51 Bằng chứng làm cơ sở để ứng dụng trong công nghệ chuyển gen : A. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào

B.Tất cả các loài đều dùng chung bảng mã di truyền, protein đều được cấu tạo từ 20 loại axit amin.

Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử cơ bản giống nhau... .

C.Tế bào nhân sơ và tế bào nhân chuẩn đều có các thành phần cơ bản : Màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân).

D.Tất cả các loài đều có nguồn gốc chung.

Câu 52 : Các bằng chứng chứng minh ti thể và lục lạp được tiến hóa từ vi khuẩn là:

A. Cả 2 bào quan đều có riêng AND và riboxom, chúng có thể phân chia và sinh sản độc lập với các phần khác của tế bào. Từ đó, có giả định rằng ty thể và lục lạp là cấu trúc nội bào có nguồn gốc là các tế bào nhân sơ xưa kia đã ẩn nhập vào tế bào nhân chuẩn sơ khai bằng thực bào.

B. Cả 2 bào quan đều có riêng AND và riboxom,

C. Chúng có thể phân chia và sinh sản độc lập với các phần khác của tế bào.

(7)

D. Cả 2 bào quan đều có chung AND và riboxom, chúng có thể phân chia và sinh sản độc lập với các phần khác của tế bào. Từ đó, có giả định rằng ty thể và lục lạp là cấu trúc nội bào có nguồn gốc là các tế bào nhân sơ xưa kia đã ẩn nhập vào tế bào nhân chuẩn sơ khai bằng thực bào

Câu 53. Theo Đacuyn, nguồn nguyên liệu cung cấp cho tiến hóa là:

A. Đột biến. B. Biến dị tổ hợp. C. Biến dị cá thể. D. Biến đổi Câu 54. Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình

A.đào thải những biến dị bất lợi.

B. tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.

C. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.

D.tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật.

Câu 55 Theo Đacuyn, cơ chế chính của tiến hóa là

A.phân li tính trạng .B. chọn lọc tự nhiên. C. di truyền. D. biến dị.

Câu 56 Theo Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc nhân tạo là A.Do đấu tranh sinh tồn. B. Do biến dị xuất hiện vô hướng C.Để duy trì nòi giống D. Do nhu cầu của con người.

Câu 57.Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là

A. chọn lọc nhân tạo. B. chọn lọc tự nhiên. C. biến dị cá thể. D. biến dị xác định.

Câu 58. Theo Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là A. đấu tranh sinh tồn.

B. đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên.

C.đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.

D. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể.

Câu 59: Trong các nội dung sau đây:

(1) Biến dị cá thể là những đặc điểm sai khác giữa những cá thể cùng loài phát sinh trong sinh sản

(2) Nguyên nhân của tiến hóa ở sinh vật là do sự thay đổi của ngoại cảnh.

(3) Nguyên nhân của tiến hóa ở sinh vật là do biến di, di truyền và CLTN (4) Đối tượng tác động của CLTN là cá thể.

(5) CLTN phân hóa khả năng sống sót của những cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Nội dung nào là đúng theo quan điểm của Dac-uyn

A. (1),(2),(4) B. (1),(3),(4) C. (1), (3), (5) D. (3), (4),(5) Câu 60. Điều nào sau đây mà Đacuyn chưa giải thích được?

A. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi. B. Toàn bộ sinh giới ngày nay có chung một nguồn gốc.

C. Nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các biến dị. D. Sự hình thành loài mới.

Câu 61.Tiến hoá nhỏ là quá trình A.hình thành các nhóm phân loại trên loài.

B.biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.

C.biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.

D.biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.

Câu 62 Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là

A. đột biến. B. di nhập gen. C. các yếu tố ngẫu nhiên .D. giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 63 Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là

A. đột biến. B. nguồn gen du nhập. C. biến dị tổ hợp. D. quá trình giao phối.

Câu 64 Yếu tố ngẫu nhiên có vai trò

A. làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen không theo một hướng.

B. làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen trong quần thể.

C. hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.

(8)

D. cả A, B, C đúng.

Câu 65 Vai trò của đột biến trong tiến hóa:

A. Nguồn nguồn nguyên liệu chủ yếu. B. Nguồn nguyên liệu sơ cấp.

C. Nguồn nguyên liệu thứ cấp. D. Nguồn nguyên liệu quan trọng Câu 66. Nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là

A. đột biến cấu trúc NST B. đột biến NST C. biến dị tổ hợp D. đột biến gen Câu 67. Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là

A. phân hoá khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau.

B. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.

C. quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

D. quy định nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể.

Câu 68 Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là

A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhễm sắc thể.

Câu 69 Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì A. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc.

B. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.

C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.

D. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể.

Câu 70 Cấu trúc di truyền của quần thể có thể bị biến đổi do những nhân tố chủ yếu là

A. đột biến, di - nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên.

B. đột biến , giao phối và chọn lọc tự nhiên.

C. chọn lọc tự nhiên, môi trường, các cơ chế cách li.

D. đột biến, di - nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 71. Mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hoá là

A. quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn quá trình giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp.

B. đa số đột biến là có hại, quá trình giao phối trung hoà tính có hại của đột biến.

C. quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các alen, quá trình giao phối sẽ tăng cường áp lực cho sự thay đổi đó.

D. quá trình đột biến làm cho một gen phát sinh thành nhiều alen, quá trình giao phối làm thay đổi giá trị thích nghi của một đột biến gen nào đó.

Câu 72 Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá vì A.các đột biến gen thường ở trạng thái lặn.

B.so với đột biến nhiễm sắc thể chúng phổ biến hơn, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sinh sản của cơ thể.

C.tần số xuất hiện lớn.

D.là những đột biến lớn, dễ tạo ra các loài mới.

Câu 73: Cho các nhân tố sau:

1: Biến di cá thể 2: Đột biến 3: Di- nhập gen 4: Giao phối không ngẫu nhiên 5: Giao phối ngẫu nhiên 6: Chọn lọc tự nhiên 7: Các yếu tố ngẫn nhiên.

Theo quan niệm hiện đại, Nguyên nhân tiến hóa của sinh giới bao gồm:

A. 1,3,5,6,7 B. 3,5,6,7 C. 4,5,6. D. 2,3,4,6,7

Câu 74: Cho các nhân tố sau:

(1) Đột biến (2) Biến dị cá thể (3) Thường biến (4) Chọn lọc tự nhiên (5)Biến di tổ hợp Theo tiến hóa hiện đai, Các nhân tố làm nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa là : A. (1), (3),(5) B. (1)(2),(5) C. (2), (4) D. (1), (5)

Câu 75: Cho các quá trình sau

(1) Các yếu tố ngẫn nhiên) (2) Đột biến (3) Giao phối không ngẫu nhiên

(9)

(4) Giao phối ngẫu nhiên (5) Di- nhập gen (6) Chọn lọc tự nhiên

Quá trình có thể làm cung cấp nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa là : A. (2), (3),(4), (5) B. (1),(3),(5),(6) C. (3), (4) (5), D. (5), (6) Câu 76: Cho các nhân tố sau:

(1) Đột biến (2) Di- nhập gen (3) Giao phối không ngẫu nhiên

(4) Chọn lọc tự nhiên (5) Biến động di truyền (các yếu tố ngẫn nhiên) Nhân tố có thể làm tần số kiểu gen của quần thể thay đổi ngẩu nhiên:

A. (1), (2),(4) B. (1)(2),(5) C. (2), (4) (5) D. (3),(4),(5) Câu 77: Những trường hợp nào sau đây làm giảm độ đa dạng di truyền?

(1): Giao phối ngẫu nhiên (2): Giao phối không ngẫu nhiên (3): Các yếu tố ngẫu nhiên. (4): Quá trình Đột biến

Phát biểu đúng là:

A. (1), (3),(4) B. (1)(2),(4) C. (2), (3) D. (3), (4) Câu 78 Loài người hình thành vào kỉ

A. đệ tam B. đệ tứ C. jura D. tam điệp

Câu 79. Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc chống lại

A. thể đồng hợp. B. alen lặn. C. alen trội. D. thể dị hợp.

Câu 80. Ở sinh vật lưỡng bội, các alen trội bị tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các alen lặn vì

A. alen trội phổ biến ở thể đồng hợp.

B. các alen lặn có tần số đáng kể.

C. các gen lặn ít ở trạng thái dị hợp.

D. alen trội dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện ra kiểu hình.

Câu 81. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp, người ta thu được kết quả sau:

Nhân tố gây nên sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể trên qua các thế hệ là A. đột biến. B. giao phối ngẫu nhiên.

C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 82: Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể, lí do chính là:

A. giá trị thích nghi của các alen lặn cao hơn các alen trội.

B. alen lặn có thể tồn tại trong quần thể ở trạng thái dị hợp tử.

C. alen lặn thường nằm trong tổ hợp gen thích nghi.

D. chọn lọc tự nhiên luôn giữ lại các alen lặn có lợi cho bản thân sinh vật.

Câu 89: Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:

P: 0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1.

F1: 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1.

F2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1.

F3: 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1.

F4: 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1.

Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?

A. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.

(10)

B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp.

C. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.

D. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần

Câu 90: Khi nói về vai trò của cách li địa lý trong quá trình hình thành loài, nhận định đúng là:

A. Cách lí địa lý luôn dẫn đến cách li sinh sản.

B. Không có cách li địa lý thì không thể hình thành loài mới.

C. Cách li địa lý có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp.

D. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến phân hóa thành phần kiểu gen của quần thể cách li.

Câu 91 :Tại sao giao phối ngẫu nhiên lại không phải là nhân tố tiến hóa? Vì A.Giao phối ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể B.Giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể C.Giao phối ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định

D.Giao phối ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể

Câu 92 Sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật chịu sự chi phối của những nhân tố nào?

1: đột biến 2: giao phối 3: CLTN 4: cách li 5: biến động di truyền

A. 1,2,3 B. 1,2,3,4 C. 1,3,4 D. 1,3,4,5

Câu 93: Cách li trước hợp tử gồm:

1: Cách li không gian 2: Cách li cơ học 3: Cách li tập tính 4: Cách li khoảng cách 5: Cách li nơi ở 6: Cách li thời gian.

Phát biểu đúng là:

A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 2,3,5.6 D. 1,2,4,6

Câu 94: Cách li trước hợp tử gồm:

(1) Một loài côn trùng sống trên loài cây A chuyển sang sống trên loài cây B trong cùng 1 khu vực địa lí không giao phối với nhau.

(2) Khi lai giữa ngựa và lừa tạo được con lai (con la, con bocđô) đều bất thụ.

(3) Hai loài cá trong 1 hồ ở Châu phi rất giống nhau hình thái nhưng có màu sắc khác nhau không giao phối với nhau.

(4) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo thành hợp tử, hợp tử không phát triển được (5) Tinh trùng của ngổng chết trong cơ quan sinh của vịt

(6) Hạt phấn của loài cây này không thể thụ phấn cho hoa của loài cây khác.

A. (1),(2),(4) B. (1),(3),(6) C. (1), (3), (5) D. (3), (4),(5) Câu 95. Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?

A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể B. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản

C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp D. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới

Câu 96: Hình thành loài mới bằng con đường cách li sinh thái là phương thức thường gặp ở:

A.nhóm động vật di chuyển xa. B nhóm động vật ít di chuyển xa.

C.nhóm động vật kí sinh. D.động vật bậc cao.

Câu 97: Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá thường xảy ra đối với

A. động vật B. thực vật C. động vật bậc thấp D. động vật bậc cao

Câu 98. Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuổi các sự kiện như sau:

1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n

2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n 3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n 4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội

(11)

5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n

A. 5 → 1 → 4 B. 4 → 3 → 1 C. 3 → 1 → 4 D. 1 → 3 → 4

Câu 99: Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì quần thể cây 4n

A. có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số NST B. không thể giao phấn với cây của quần thể 2n.

C. giao phối được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai bất thụ.

D. có đặc điểm hình thái: kích thứơc các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây của quần thể 2n.

Câu 100: Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài nhanh và phổ biến ở thực vật, rất ít gặp ở động vật vì ở động vật

A. Cơ chế xác định giới tính rất phức tạp. B. Có khả năng di chuyển.

C. Cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài phức tạp. D. Có hệ thống phản xạ sinh dục phức tạp

Câu 101 : Tại sao những loài bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh số lương cá thể lại rất dễ bị tuyệt chủng ? Vì:

A. Quần thể của loài sẽ mất đi nhóm tuổi trước sinh sản và sinh sản.

B. Quần thể của loài sẽ mất đi nhóm tuổi trước sinh sản.

C. Quần thể của loài sẽ mất đi nhóm tuổi sinh sản.

D. Quần thể của loài sẽ mất đi nhóm tuổi sau sinh sản.

Câu 102: Những nhân tố tiến hoá làm giảm độ đa dạng SV là

A.Các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên B.Đột biến , di nhập gen

C. Đột biến, giao phối không ngẫu nhiên D.Đột biến , các yếu tố ngẫu nhiên

Câu 103: Chọn lọc chống lại alen lặn: Chọn lọc đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chọn lọc chống lại alen trội vì:

A. Alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái dị hợp tử và chọn lọc không bao giờ loại hết alen lặn ra khỏi quần thể vì alen lặn có thể tồn tại với 1 tần số thấp ở trong các cá thể có kiểu gen dị hợp

B. Alen trội chỉ bị đào thải khi ở trạng thái đồng hợp tử và chọn lọc không bao giờ loại hết alen lặn ra khỏi quần thể vì alen trộicó thể tồn tại với 1 tần số thấp ở trong các cá thể có kiểu gen dị hợp.

C. Alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái đồng hợp tử và chọn lọc không bao giờ loại hết alen lặn ra khỏi quần thể vì alen lặn có thể tồn tại với 1 tần số thấp ở trong các cá thể có kiểu gen dị hợp.

D. Alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái đồng hợp tử và chọn lọc luôn loại hết alen lặn ra khỏi quần thể .

Câu 104 Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.

B. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.

C. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.

D. Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lí, các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản.

Câu 105: Tiến hóa hóa học là quá trình tổng hợp

A. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học.

B. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức sinh học.

C. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức sinh học.

D. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức hóa học Câu 106: Sự sống đầu tiên xuất hiện ở môi trường

A. trên đất liền B. khí quyển nguyên thuỷ.

C. trong lòng đất và được thoát ra bằng các trận phun trào núi lửa. D. nước đại dương.

Câu 107: Sự tương tác giữa các đại phân tử nào dẫn đến hình thành sự sống?

A. Prôtêin-Prôtêin B. Prôtêin-axitnuclêic

C. Prôtêin-saccarit D. Prôtêin-saccarit-axitnuclêic

(12)

Câu 108: Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là

A. hình thành các tế bào sơ khai. B. hình thành chất hữu cơ phức tạp.

C. hình thành sinh vật đa bào. D. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay.

Câu 109 Bò sát chiếm ưu thế ở kỉ nào của đại trung sinh?

A. kỉ phấn trắng B. kỉ jura C. tam điệp D. đêvôn

Câu 110. Loài người hình thành vào kỉ

A. đệ tam B. đệ tứ C. jura D. tam điệp

Câu 111. Đại nào là đại mà ưu thế thuộc về thực vật hạt kín, sâu bọ, chim và thú ?

A. Nguyên sinh B. Cổ sinh C. Trung sinh D. Tân sinh

PHẦN: SINH THÁI HỌC Câu 112. Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?

A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh xung quanh sinh vật.

B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người.

C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.

D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

Câu 113: Nhân tố sinh thái là:

A. tất cả các mối quan hệ giữa SV này với SV khác sống xung quanh.

B. những tác động của con người lên môi trường.

C. tất cả các nhân tố vật lí, hoá học của môi trường xung quanh.

D. tất cả các nhân tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của SV.

Câu 114. Giới hạn sinh thái là:

A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được

Câu 115. Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Từ 5,60C đến 420C được gọi là:

A. khoảng thuận lợi của loài. B. giới hạn chịu đựng về nhân tố nhiệt độ.

C. điểm gây chết giới hạn dưới. D. điểm gây chết giới hạn trên.

Câu 116. Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +20C đến 440C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,60C đến +420C. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?

A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.

B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.

C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.

D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.

Câu 117: Những đặc điểm nào dưới đây có thể có ở một quần thể sinh vật ? 1. Quần thể là tập hợp của nhiều cá thể sinh vật

2. Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài

3. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau

4. Quàn thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở nhiều nơi xa nhau

(13)

5. các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau 6. Quần thể có thể có khu vực phân bố rất rộng

A. 2,3,4 B. 1,3,5 C. 2,3,6 D. 2,4,6 Câu 118: Mật độ của quần thể là:

A.số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó.

B.số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể.

C.khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.

D.số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

Câu 119: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.

B. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.

C. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống.

Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.

Câu 120: Kích thước của quần thể sinh vật là:

A. số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.

B.độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố.

C.thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể.

D.tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể.

Câu 121 : Quần thể dễ có khả năng suy vong khi kích thước của nó đạt:

A. dưới mức tối thiểu. B. mức tối đa. C. mức tối thiểu. D. mức cân bằng Câu 122 : Biện pháp bảo vệ và phát triển bền vững rừng hiện nay là :

A.không khai thác B.trồng nhiều hơn khai thác C.cải tạo rừng. D.trồng và khai thác theo kế hoạch Câu 123. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là:

A. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.

B. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp nhau trong các hoạt động sống.

C. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi.

D. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.

Câu 124. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới:

A. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu.

B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa.

C. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.

D. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong.

Câu 125: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên:

A.tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ. B.dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.

C.hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái. D.tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định.

Câu 126: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

B. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.

C. Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể.

D. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao.

Câu 127: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng:

A.tăng dần đều. B.đường cong chữ J. C.đường cong chữ S. D.giảm dần đều.

Câu 128: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng:

A. tăng dần đều. B. đường cong chữ J. C. đường cong chữ S. D. giảm dần đều.

Câu 129. Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh?

(14)

A. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể.

B. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.

C. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

D. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.

Câu 130. kích thước của quần thể hữu tính vượt mức tối đa, thì xu hướng thường xảy ra là:

A. giảm hiệu quả nhóm. B. giảm tỉ lệ sinh. C. tăng giao phối tự do. D. tăng cạnh tranh.

Câu 131: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:

A.làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.

B.làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.

C.duy trì mật độ hợp lí của quần thể.

D.tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.

Câu 132: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là:

A. tận dụng nguồn sống thuận lợi. B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.

C. giảm cạnh tranh cùng loài. D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.

Câu 133. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là:

A. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.

B. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp nhau trong các hoạt động sống.

C. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi.

D. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.

Câu 134. Quần xã sinh vật là

A.tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau

B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau

C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau

D. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Câu 135. Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ là biểu hiện quan hệ:

A.cộng sinh B.hội sinh C.hợp tác D.kí sinh

Câu 136. Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim phân giải được xelulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là:

A.cộng sinh B.hội sinh C.hợp tác D.kí sinh

Câu 137. Một số loài cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau. Hiện tượng này thể hiện ở mối quan hệ:

A. cạnh tranh cùng loài. B. hỗ trợ khác loài. C. cộng sinh. D. hỗ trợ cùng loài.

Câu 138 :Trong các phát biểu dưới đây 1. Chuỗi thức ăn thường gồm 7 mắc xích

2. Độ dài của chuỗi thức ăn bị hạn chế bỡi sự thất thoát năng lượng

3.Phần lớn sản lượng trên cạn được sử dụng trực tiếp bởi nhóm ăn mùn bả 4. Năng lượng có được là phần còn lại của năng lượng đồng hoá sau khi hô hấp Phát biểu đúng là :

A. 1 B. 2 C. 1 và 3 D 2,3,4

Câu 139: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép,....vì:

A.tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo B.tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao

C.tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy

D.mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau

(15)

Câu 140: Rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất, do vậy cần được bảo vệ. Chiến lược khôi phục và bảo vệ rừng cần tập trung vào những giải pháp nào sau đây?

(1) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.

(2) Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ nguyên liệu, vật liệu, dược liệu,… cho đời sống và công nghiệp.

(3) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế xã hội.

(4) Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn.

(5) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.

A. (2), (3), (5). B. (1), (3), (5). C. (1), (2), (4). D. (3), (4), (5).

Câu 141. Tính đa dạng về loài của quần xã là:

A.mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài B.mật độ cá thể của từng loài trong quần xã

C.tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát D.số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã

Câu 142. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong quần xã gọi là:

A.cân bằng sinh học B.cân bằng quần thể C.khống chế sinh học. D.giới hạn sinh thái Câu 143. Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?

A.Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.

D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.

Câu 144. Diễn thế sinh thái là:

A.quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự thay đổi của môi trường

B.quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường

C.quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường D.quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

Câu 145. Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh?

A.Khởi đầu từ môi trường trống trơn

B.Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng C.Không thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

D.Hình thành quần xã tương đối ổn định.

Câu 146. Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ:

A.hội sinh B.hợp tác C. Ức chế - cảm nhiễm D.cạnh tranh

Câu 147. Trong vườn cây có múi thường loài kiến hôi chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn. Người ta thường thả kiến đỏ vào sống vì kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi, đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Xét mối quan hệ giữa :

1. rệp cây và cây có múi

2. Quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi 3. Quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi 4. Quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây.

Tên các quan hệ trên theo thứ tự là :

A. 1. Hỗ trợ 2. Hợp tác 3. Cạnh tranh 4. Động vật ăn thịt con mồi

B. 1. Hỗ trợ 2. Hội sinh 3. Cạnh tranh 4. Động vật ăn thịt con mồi

C. 1. Ký sinh 2, Hợp tác 3. Cạnh tranh 4. Động vật ăn thịt con mồi D. 1. Ký sinh 2. Hội sinh 3. Động vật ăn thịt con mồi 4. Cạnh tranh

(16)

Câu 148. Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là:

A.sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế B.sự cạnh tranh trong loài chủ chốt C.sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế D.sự cạnh tranh trong loài đặc trưng.

Câu 149: Nhân tố sinh thái nào bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?

A. Ánh sáng. B.Nước. C.Hữu sinh. D.Nhiệt độ.

Câu 150. Sự hình thành ao cá tự nhiên từ một hố bom được gọi là:

A.diễn thế nguyên sinh B.diễn thế thứ sinh C.diễn thế phân huỷ D.diễn thế nhân tạo

Câu 151. Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?

A.Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài. B.Do nhu cầu sống khác nhau C.Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài D.Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng

Câu 152. So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng loài thiên địch có những ưu điểm nào sau đây?

(1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.

(2) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết.

(3) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại dịch bệnh.

(4) Không gây ô nhiễm môi trường.

A. (2) và (3). B. (1) và (2). C. (1) và (4). D. (3) và (4).

Câu 153:Ứng dụng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái?

A.Nắm được qui luật phát triển của quần xã

B. Biết được quần xã trước và quần xã sẽ thay thế nó C. Xây dựng kế hoạch dài hạn cho nông, lâm, ngư nghiệp D.Phán đoán được quần xã tiên phong và quần xã ổn định

Câu 154: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây sai?

A.Sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi như vùng đất màu mỡ, độ ẩm thích hợp, thức ăn dồi dào.

B.Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.

C.Sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.

D.Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, chỉ có sự phân tầng của các loài thực vật, không có sự phân tầng của các loài động vật.

Câu 155 :Cho các giai đoạn chính trong quá trình diễn thế sinh thái ở một đầm nước nông như sau:

(1) Đầm nước nông có nhiều loài sinh vật thủy sinh ở các tầng nước khác nhau: một số loài tảo, thực vật có hoa sống trên mặt nước; tôm, cá, cua, ốc,…

(2) Hình thành rừng cây bụi và cây gỗ

(3) Các chất lắng đọng tích tụ ở đáy làm cho đầm bị nông dần. Thành phần sinh vật thay đổi;

các sinh vật thủy sinh ít dần, đặc biệt là các loài động vật có kích thước lớn.

(4) Đầm nước nông biến đổi thành vùng đất trũng, xuất hiện cỏ và cây bụi.

Trật tự đúng của các giai đoạn trong quá trình diễn thế trên là

A. (2)à(1)à(4)à(3) B. (3)à(4)à(2)à(1) C. (1)à(2)à(3)à(4) D.(1)à(3)à(4)à(2) Câu 156. Điều nào sau đây không đúng với diễn thế thứ sinh?

A.Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị huỷ diệt.

B.Trong điều kiện không thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định

C. Trong điều kiện thuận lợi, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định

D.Trong thực tế thường bắt gặp nhiều quần xã có khả năng phục hồi rất thấp mà hình thành quần xã bị suy thoái

(17)

Câu 157. Cho các thông tin về diễn thái sinh thái như sau : 1. Xuất hiện ở môi trường đã có quần xã sinh vật từng sống

2. Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường

3. Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường

4. Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái

Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là :

A. 3,4 B. 1,2 C. 2,3 D. 1,4

Câu 158 : Kiểu phân bố nhóm trong quần thể có những ý nghĩa sinh thái nào ? 1. các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường 2. Sụ cạnh tranh giũa các cá thể trong quần thể tăng lên

3. Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường 4. Điều chỉnh số lượng cá thể theo các tác động của môi trường 5. Làm giảm độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể A, 1,2,3 B. 2.3.4 C, 1.3.5 D. 1,3,4 Câu 159 : Các nhóm cá thể sau đây :

1. Cá trắm cỏ trong ao 2.Bèo trên mặt ao

3.cá rô phi đơn tính trong hồ 4. các cây ven hồ

5. Sen trong đầm

6. Ốc bươu vàng ở ruộng lúa Các nhóm thuộc quần thể là

A. 1,3,5 B. 2,4,6 C. 1,5,6 D. 2,4,5 Câu 160 : Trong các đặc điểm dưới dây :

1. Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật 2. Diễn thế gắn liền với sự phân huỷ môi trường 3. Kết quả cuối cùng tạo ra quần xã đỉnh cực.

4. Biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian Diễn thế nguyên sinh có đặc điểm tuần tự là :

A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 1,4,3 D. 1,4,2

Câu 161: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau :

1. Ở Miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xướng dưới 80 C.

2. Ở Việt Nam vào Mùa xuân và Mùa hè có khí hậu ấm áp, sau hại xuất hiện nhiều.

3. Số lượng cây tràm ở Rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 / 2002.

4. Hằng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.

Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kỳ là :

A. 1,3 B. 1,4 C. 2,4 D. 2,3

Câu 162: Hệ sinh thái là gì?

A.bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã B.bao gồm quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã C.bao gồm quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã D.bao gồm quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã

Câu 163 : Cho một hệ sinh thái rừng gồm các loài và nhóm loài sau :

1. Nấm 2, Vi khuẩn 3. Trăn 4. Diều hâu 5. Mối 6, Sóc 7. chuột 8. VSV 9. Kiến 10 Thằn lằn.

Các loài nào sau đây có thể xếp vào bậc dinh dưỡng 2.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

9 Kết qủa nghiên cứu phụ thuộc không chỉ vào mục tiêu và phương pháp phân tích số liệu, mà còn vào nguồn số liệu được sử dụng.... 9 Mẫu nhỏ làm giảm khả năng phân tích

- Quần xã: là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong 1 không gian xác định, có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên có cấu trúc tương đối

Câu 8: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

Câu 7: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng sống trong một số khoảng không gian khác nhau, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ

- Tập hợp các cá thể cùng loài tạo nên các đặc trưng của quần thể như mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi,…và chúng quan hệ với nhau đặc biệt là về mặt sinh sản

Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó

+ Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn: Nguyên nhân là do sự cạnh tranh về nơi ở, thức ăn, con đực tranh giành con cái trở nên gay