• Không có kết quả nào được tìm thấy

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH"

Copied!
112
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐINH THANH PHƯỢNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 83 40 410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS TRẦN VĂN HÒA

HUẾ, 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Văn Hòa. Các nội dung nghiên cứu, số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nhận xét được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau và đã ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài đã sử dụng một số nhận xét, đáng giá cũng như số liệu của các tác giả, tổ chức cơ quan khác và cũng đã được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.

Huế, ngày 20 tháng 02 năm 2018 Tác gi

Đinh Thanh Phượng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của Quý thầy cô trường Đại học Kinh Tế Huế.

Tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý thầy cô trường Đại học Kinh Tế Huế, Khoa Đào tạo sau đại học đặc biệt là những thầy cô đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Người hướng dẫn khoa học của tôi – PGS.TS Trần Văn Hòa đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu, cung cấp tài liệu giúp tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.

Tuy đã có nhiều cố gắng và nhiệt huyết để nghiên cứu hoàn thiện luận văn nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của Quý thầy cô và các bạn.

Để đáp lại tấm chân tình đó, tôi sẽ cố gắng vận dụng các kiến thức mà mình đã được trang bị vào thực tiễn công việc một cách có hiệu quả nhất nhằm đem lại lợi ích cho mình và cộng động.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày 20 tháng 02 năm 2018 Tác gi

Đinh Thanh Phượng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên:ĐINH THANH PHƯỢNG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế. Niên khoá: 2016-2018 Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. TRẦN VĂN HÒA

Tên đề tài: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH”

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đòi hỏi cần phải có một lực lượng lao động đông đảo, có chất lượng, có tay nghề, chuyên môn và tính kỷ luật cao. Do đó, đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một yêu cầu cấp thiết trong quản lý nhà nước về lao động hiện nay. Là huyện nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh công nghiệp, công tác đào tạo nghề ở huyện Minh Hóa vẫn còn tồn tại nhiều bất cập: Năng lực đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng và cơ cấu của thị trường lao động; đào tạo chưa thu hút đông đảo học viên; công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề còn nhiều tồn tại, hạn chế; việc sử dụng nguồn vốn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” chưa hiệu quả. Vì vậy, nhều lao động nông thôn ở địa phương vẫn chưa được đào tao, thiếu kỹ năm tham gia thị trường lao động một cách hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài "Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.

2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sửdụng một số phương pháp phân tích thống kê kinh tế, so sánh, mô tả, kiểm định và thu thập số liệu thứ cấp thông qua điều tra người lao động và doanh nghiệp sử dụng lao động tại địa phương, sử dụng công cụ xử lý số liệu bằng phần mềm EXCEL, đểrút ra những kết luận có tính bản chất và trọng tâm nhất về những vấn đề đã được thảo luận nhằm đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình.

3. Kết quảnghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

- Hệthống hóa được một sốvấn đềlý luận và thực tiếnliên quan đến công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng.

- Mô tả và khái quát được tình hình thực hiện một sốnội dung quản lý nhà nước về công đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa bàn huyện Minh Hóa. Qua đó chỉra những ưu điểm cũng như những hạn chếtồn tại và nguyên nhân của chúng.

- Đềxuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BCH : Ban chấp hành

BLĐ : Bộ Lao Động

CN : Công nhân

CNH : Công nghiệp hóa

CP : Chính phủ

DN : Doanh nghiệp

HĐH : Hiện đại hóa

HĐND : Hội đồng nhân dân KHKT : Khoa học kỹ thuật

LĐ : Lao động

LĐNT : Lao động nông thôn

LĐTB&XH : Lao động Thương Binh và Xã Hội

NĐ : Nghị Định

NN : Nông nghiệp

NQ : Nghị quyết

PTNT : Phát triển nông thôn

QĐ : Quyết định

QLNN : Quản lý Nhà Nước THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TTLT : Thông tư liên tịch UBND :Ủy ban nhân dân

XH : Xã hội

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

MỤC LỤC

Lời cam đoan...i

Lời cảm ơn... ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế... iii

Danh mục các chữcái viết tắt...iv

Mục lục ...v

Danh mục bảng biểu ...ix

Danh mục biểu đồ...x

PHẦN I - MỞ ĐẦU ...1

1. Tính cấp thiết của đềtài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...2

4. Phương pháp nghiên cứu ...2

5. Cấu trúc luận văn...3

PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞLÝ LUẬN VỀNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ...4

1.1. Lao động và lao động nông thôn ...4

1.1.1. Khái niệm ...4

1.1.2. Đặc điểm của nguồn lao động ởnông thôn ...5

1.2. Đào tạo nghề và đặc trưng của đào tạo nghề...7

1.2.1. Khái niệm ...7

1.2.2. Vai trò của đào tạo nghề...7

1.2.3. Phân loại Đào tạo nghề...8

1.2.4. Đặc trưng và tính chất của đào tạo nghề...9

1.2.5. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ...10

1.3. Nội dung công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ...10

1.3.1. Các chính sách liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn ...10

1.3.2. Khảo sát nhu cầu và thị trường lao động...13

1.3.3. Chuẩn bịnguồn lực cho đào tạo nghề...13

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

1.3.4. Tổchức thực hiện các chính sách, pháp luật công tác đào tạo nghề cho lao động

nông thôn ...15

1.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định và xửlý vi phạm quy định về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ...16

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề...16

1.5. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số địa phương trong nước ...20

1.5.1. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Trị...20

1.5.2. Kinh nghiệm của Bắc Cạn ...22

1.5.3. Kinh nghiệm của tỉnh Đắk Lắk ...23

1.5.4. Bài học cho huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình ...24

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔNTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MINH HOÁ, TỈNH QUẢNG BÌNH ...26

2.1. Khái quát về điều kiện tựnhiên, kinh tế, xã hộiảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đào tạo nghềhuyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình ...26

2.1.1. Điều kiện tựnhiên huyện Minh Hoá ...26

2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội huyện Minh Hóa ...28

2.2. Thực trạng nguồn lao động nông thôn huyện Minh Hóa ...33

2.2.1. Xây dựng và ban hành các chính sách liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn ...34

2.2.2. Thực trạng công tác khảo sát nhu cầu và thị trường ...35

2.2.3. Thực trạng năng lực đào tạo ...36

2.2.4. Thực trạng tổchức đào tạo ...38

2.2.5. Thực trạng kiểm tra, giám sát quá trìnhđào tạo...43

2.3. Kết quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng bình ...44

2.3.1. Các ngành nghềvà hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn ...44

2.3.2 Kinh phí đầu tư cho đào tạo nghề...45

2.3.3. Hoạt động phát triển giáo viên, cán bộquản lý đào tạo nghề...46

2.3.4. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã...47

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

2.3.5. Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn... 50

2.3.6 Các nguồn lực, chế độ, chính sách phát triển đào tạo nghề...50

2.4. Các nhân tố tác động đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thônởhuyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình ...53

2.5 Đánh giá hiệu quả đào tạo nghề...60

2.5.1. Đánh giá vềchất lượng đào tạo của các trung tâm đào tạo nghềtại Huyện Minh Hóa Tỉnh Quảng Bình ...61

2.5.2.Đánh giá chất lượng đào tạo so với yêu cầu đào tạo của doanh nghiệp...62

2.6.Đánh giá chung công tác đào tạo nghề ởhuyện Minh Hóa trong thời gian qua ....63

2.6.1. Những thành tựuđạt được ...63

2.6.2. Những hạn chế, tồn tại...65

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém ...67

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀCHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MINH HOÁ TỈNH QUẢNG BÌNHĐẾN NĂM 2020...68

3.1. Định hướng phát triển đào tạo nghềcủa huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình...68

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế, xã hội của huyện đến năm 2020...68

3.1.2. Quanđiểm phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn ...69

3.1.3. Định hướng phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Minh Hóa...70

3.1.4.Định hướng quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo nghề ởhuyện Minh Hoá đến năm 2020...72

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quảquản lý Nhà nưóc đối với đào tạo nghềhuyện Minh Hoá...73

3.2.1. Các giải pháp từphía nhà nước và chính quyền địa phương...73

3.2.2 Đánh giá chất lượng đầu vào để có phương án đào tạo cụthể...74

3.2.3 Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên đào tạo nghềvà cán bộquản lý ...74

3.2.4 Tăng cường nguồn lực về tài chính đầu tư trang thiết bị cơ sởvật chất, phương tiện phục vụcho giảng dạy, học tập ...75

3.2.5 Phân luồng số lao động có nhu cầu học nghề, mởrộng hình thức và ngành nghề đào tạo phù hợp với từng đối tượng, và đổi mới nội dung đào tạo phù hợp với tình hình phát triển hiện nay và trong tương lai của huyện ...76

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

3.2.6 Gắn kết giữa học nghề, đào tạo nghềvà sửdụng lao động qua đào tạo ...77

3.2.7. Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa việc đào tạo nghềgắn công tác đào tạo nghềvới công tác giải quyết việc làm sau đào tạo ...79

3.2.8. Hỗtrợ đào tạo nghềtheo chiến lược xuất khẩu lao động...82

3.2.9. Đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình và phươngpháp giảng dạy; đẩy mạnh liên kết đào tạo, nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào học nghề. ...83

3.3.10. Đổi mới chính sách huy động vốnđầu tư cho đào tạo nghề...84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...87

I. Kết luận ...87

II. Kiến nghị...89

1. Với Nhà nước ...89

2.Với cơ sở đào tạo nghề...89

3. Kiến nghịvới Sở Lao động -Thương binh và Xã hội...90

4. Đối với các doanh nghiệp ...90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...91

PHỤLỤC

QUYẾT ĐỊNH VỀVIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình trong 3 năm 2015- 2017 ...37 Bảng 2.2 . Kết quả đào tạo nghềtheo ngành nghềcủa huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng

Bình trong 3 năm 2015 – 2017 ...44 Bảng 2.3. Kết quảthực hiện kinh phí đào tạo nghềcủa huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng

Bình trong 3 năm 2015 – 2017 ...45 Bảng 2.4. Tổng dựtoán kinh phí thực hiện các hoạt động đào tạo nghề cho lao động

nông thôn (toàn tỉnh)...52 Bảng 2.5. Đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia công tác đào tạo nghề cho lao động

nông thôn ...57 Bảng 2.6. Cơ sởvật chất, trang thiết bị tại trung tâm dạy nghềhuyện Minh Hoá, tỉnh

Quảng Bình năm 2017...58 Bảng 2.7. Chương trìnhđào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện

Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình ...59 Bảng 3.1. Quan hệliên kết giữa cơ sở đào tạo nghềvà doanh nghiệp ...78

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ2.1 Chất lượng đào tạo nghềcủa Huyện Minh Hóa Tỉnh

Quảng Bình...61 Biểu đồ2.2 Chất lượng đào tạo so với yêu cầu đào tạo của doanh nghiệp ...63

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

PHẦN I - MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, ở nước ta, có tới 70% dân số trong độ tuổi lao động đang sinh sống và làm việc tại khu vực nông thôn. Đây là nguồn nhân lực dồi dào có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, nhìn chung lực lượng lao động nông thôn có chất lượng thấp và chưa qua đào tạo. Vì vậy, khả năng tự tạo việc làm, tìm việc làm hay tham gia thị trường lao động khá hạn chế. Bên cạnh đó, nếu tham gia cũng có năng suất lao động thấp do thiếu kỹ năng tay nghề, chuyên môn kỹ thuật và các yếu tố kỹ năng khác.

Nhận thức được thực tế trên, chính phủ đã có nhiều chương trình hành động và chính sách khác như chương trìnhđào tạo nghề cho thanh niên, cho lao động nông thôn, chính sách hỗ trợ khác để người lao động có thể tham gia thị trường lao động một cách hiệu quả, từ đó nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của họ. Nhờ những chính sách trên, chất lượng lao động nói chung và lao động nông thôn đã từng bước được cải thiện, có đóng góp tích cực vào quá trìnhđổi mới.

Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình là địa phương thuộc diện huyện nghèo và nằm trong chương trình 30a của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Phát triển nguồn nhân lực được huyện xác định là một trong những hướng đột phá của chiến lược phát triển kinh tế, xã hội tại các huyện miền núi trong những năm tới. Trong định hướng đó, đào tạo nghề tại huyện Minh Hóa đã từng bước đổi mới và phát triển đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực cho xã hội, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn đóng góp tích cực vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện nói riêng và cả tỉnh nói chung.

Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề ở huyện Minh Hóa vẫn còn tồn tại nhiều bất cập: Năng lực đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng và cơ cấu của thị trường lao động; đào tạo chưa thu hút đông đảo học viên; công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề còn nhiều tồn tại, hạn chế; việc sử dụng nguồn vốn theo Quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt đề án

“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” chưa hiệu quả. Vì vậy, nhiều lao động nông thôn ở địa phương vẫn chưa được đào tao, thiếu kỹ năm tham gia thị trường lao động một cách hiệu quả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài "Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình”

làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mụctiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng đào tạo nghề lao động cho nông thôn tại địa phương, nghiên cứu đề xuất cácgiải phápnhằm tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiển về đào tạo nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Minh Hóa giai đoạn 2015-2017.

-Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm2020, tầm nhìnđến năm 2025.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu -Đối tượng nghiên cứu:

+ Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian:Trên địa bàn huyện Minh Hoá + Về thời gian: từ năm 2015-2017, giải pháp đên 2020 4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp: Báo cáo và thống kê của các cơ quan và ban ngành như phòng thống kê, phòng laođộng thương binh xã hội, UBND huyện

Số liệu sơ cấp: Thông qua điều tra người lao động ở nông thôn:

Đểthực hiện đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình tác giảtiến hành khảo sát 50 học viên, sinh viên, học sinh tham gia các khoá đào tạo nghề của các Trung tâm đào tạo nghề trên địa bàn Huyện Minh Hóa Tỉnh Quảng Bình để đánh giá chất lượng đào tạo của các trung tâm đào tạo nghề và 50 doanh nghiệp trên địa bàn Huyện Minh Hóa Tỉnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

Quảng Bình để đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo nghề so với nhu cầu của các doanh nghiệp.

4.2. Phương phápphân tích và xử lý số liệu

-Phương pháp thống kê mô tả:Mô tả các vấn đề theo các chỉ số

-Thống kê so sánh:So sánh giữa các đối tượng, các địa bàn, các lĩnh vực khác nhau -Thống kê kiểm định: Kiểm định để xác định độ tin cậy của các so sánh

5. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luậnvà thực tiễn về nâng cao chất lượng đào tạo nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Chương 2: Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường công tác nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở huyện Minh Hóa đến năm 2020.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Để hoàn thành việc nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình, Tác giả nhận thấy cần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản dưới đây:

1.1. Lao động và lao động nông thôn 1.1.1. Khái niệm

Theo Các Mác “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trongđó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian điều tiếtvà kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”[5]. Vì vậy có thể nói, lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Trong quá trình sản xuất con người sử dụngcác công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người.

Đối với các nước khác nhau thì có cách tiếp cận không giống nhau vềnguồn lao động. Có quốc gia coi nguồn lao động là toàn bộ người lao động dưới dạng tích cực (đang tham gia lao động) và dạng tiềm tàng (có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động vì những lý do khác nhau). Một số quốc gia nhất là những quốc gia có nền kinh tế phát triển quan niệm nguồn lực lao động được giới hạn trong số những người đang tham gia lao động và những người có nhu cầu việc làm nhưng chưa tìm được việc làm, không bao gồm những người có khả năng làm việc nhưng không có nhu cầu tìm việc làm. Những nước khác nhau cũng có sự khác nhau về quy định độ tuổi lao động căn cứvào nhu cầu của nền kinh tếcủa từng giai đoạn và sức khỏe người dân. Nhiều nước lấy tuổi tối thiểu là 15 tuổi, còn tuổi tối đa vẫn còn có sựkhác nhau.

Có nước quy định là 60, có nước là 65 thậm chí có nước là 70. Đặc biệtởÚc không có quy định vềtuối nghỉ hưu nên không có giới hạn trên.

Theo Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) thì: “Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và những người không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Tại Việt Nam, theo khoản 1 điều 3 Bộ luật lao động năm 2012 thì: “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sựquản lý, điều hành của người sửdụng lao động”.

Từnhững vấn đềtrên có thểhiểu lao động nông thôn theo các cách sau:

Theo nghĩa rộng thì nguồn lao động nông thôn là một bộphận của nguồn nhân lực quốc gia, bao gồm toàn bộ những người có khả năng lao động (lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và những người có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động) thuộc khu vực nông thôn (khu vực địa lý bao trùm toàn bộdân số nông thôn).

Theo nghĩa hẹp thì lao động nông thôn là một bộphận dân sốsinh sống và làm việc ở nông thôn có khả năng lao động và được giới hạn trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật (ởViệt Nam: nam từ 15 đến 60 và nữtừ 15 đến 55 tuổi).

Khái niệm về lao động nông thôn này có tính ưu việt là khống chế được sựlạm dụng lao động trẻ em (dưới 15) theo quy ước quốc tế. Tuy nhiên trên thực tế ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, nền kinh tếcòn kém phát triển, đời sống người dân còn khó khăn đặc biệt làở nông thôn thì lao động trẻ em dưới 15 tuổi hoặc những người trên độtuổi lao động tham gia lao động, sản xuất còn chiếm tỷlệkhá lớn. Từ đó ta có thểthấy nguồn lao độngởnông thôn rất dồi dào. Đây là nguồn lực quan trọng nhất đểphát triển kinh tế- xã hội nông thôn nhưng đồng thời cũng chính là thách thức trong việc giải quyết việc làmởnông thôn.

1.1.2. Đặc điểm của nguồn lao động ở nông thôn

Người nông dân và lao động nông thôn nước ta có ưu điểm là cần cù, chịu khó, nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, luôn sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới để cải tạo thiên nhiên, giúp ích cho hoạt động nông nghiệp của mình. Người nông dân và lao động nông thôn chủyếu tham gia sản xuất trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp có đặc điểm khác với đặc điểm của các ngành khác. Vì vậy, lao động nông thôn cũng có những đặc điểm khác với lao độngởcác ngành kinh tế khác và được biểu hiệnởcác mặt sau:

Thứ nhất: Lao động nông thôn làm việc có tính chất thời vụ, chưa có việc làm thường xuyên. Điều nàyảnh hưởng đến nhu cầu lao động trong từng thời kỳ, đời sống sản xuất và thu nhập của lao động nông nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Khu vực nông thôn hiện nay, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Nét điển hình của sản xuất nông nghiệp là tính thời vụcao vì quá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ nhau song lại không hoàn toàn trùng khớp nhau, hơnnữa do diễn biến phức tạp của thời tiết, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện thời tiết cũng làm nên các mùa vụ khác nhau. Do tính chất thời vụ cao nên lao động ở nông thôn thiếu việc làm thường xuyên. Thất nghiệpởnông thôn chủ yếu là bán thất nghiệp. Tính thời vụtrong nông nghiệp là vĩnh cửu không thểxóa bỏ được trong quá trình sản xuất, chúng ta chỉ có thể tìm cách làm giảm tính thời vụcủa sản xuất nông nghiệp. Từ đó đặt ra vấn đề cho việc sửdụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đặc biệt là vấn đề sửdụng lao động nông thôn một cách hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng.

Thứhai: Chất lượng nguồn lao động nông thôn chưa cao thểhiệnởtrìnhđộ văn hóa, khoa học - kỹthuật cũng như trìnhđộ tiếp cận thị trường thấp. Đặc điểm nàyảnh hưởng không ít đến khả năng tựtạo việc làm của người lao động.

Trình độ của lao động nông thôn thấp, khả năng tổ chức sản xuất kém, trong thực tế ngay cả những người trong độ tuổi lao động thì trình độ vẫn thấp hơn so với lao động trong các ngành kinh tếkhác. Nguồn lao động nông thôn của nước ta đông về số lượng nhưng hạn chế về chất lượng, chưa phát huy hết tiềm năng do trình độ chuyên môn của lao động thấp, kỹthuật lạc hậu. Do đó, đểcó một nguồn lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì nhà nước cần phải có chính sách đào tạo bồi dưỡng đểcó nguồn nhân lực đủtrìnhđộ cho phát triển đất nước.

Thứ ba: Do tính chất công việc trong sản xuất nông nghiệp mà hình thành nên tâm lý hay thói quen làm việc một cách không liên tục, thiếu sáng tạo của lao động nông thôn.

Đối với các khu công nghiệp tuy nguồn lao động ở nông thôn dồi dào nhưng tính hấp dẫn đối với người sử dụng lao động thấp. Nguyên nhân là do tính chất tùy tiện, kỷluật lao động kém, tính chịu trách nhiệm cá nhân thấp, không có tinh thần làm việc nhóm xuất phát từlối sống và phương thức lao động tiểu nông đãăn sâu vào tiềm thức của đa số lao động nông thôn, cần có thời gian và dày công giáo dục mới có thể có được một tác phong công nghiêp thực thụ đối với lao động nông thôn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Thứtư:Lao động nông thôn có kết cấu phức tạp không đồng nhất và có trìnhđộrất khác nhau. Hoạt động sản xuất nông nghiệp được tham gia bởi nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau trong đó có cảnhững ngườiở ngoài độtuổi lao động.

1.2. Đào tạo nghề và đặc trưng của đào tạo nghề 1.2.1. Khái niệm

Có thể nói, đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết,đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trìnhđộ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sơ cấp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trìnhđộ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Theo Tổchức Lao động Quốc tế (ILO) thì: “Đào tạo nghềlà nhằm cung cấp cho người học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan đến công việc, nghềnghiệpđược giao”.

Luật Giáo dục nghềnghiệpnăm 2014 đưa ra khái niệm:“ Đào tạo nghềnghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bịkiến thức, kỹ năng và thái độnghềnghiệp cần thiết cho người học đểcó thểtìmđược việc làm hoặc tựtạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc đểnâng cao trìnhđộnghềnghiệp”.

1.2.2. Vai trò của đào tạo nghề

Mục tiêu chung của Đào tạo nghề là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trìnhđộ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tựtạo việc làm hoặc học lên trìnhđộ cao hơn.

Nói đến nguồn lực quyết định sựphát triển kinh tế, xã hội, người ta thường cho rằng đó là nguồn nhân lực (human resource). Nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tuệvà kỹ năng đã trở thành lợi thế quyết định đối với mỗi quốc gia. Do vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng những đòi hỏi của yêu cầu phát triển kinh tế,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

xã hội trở thành quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia trên thếgiới. Việc hình thành các kỹ năng lập nghiệp được coi là sự chuẩn bị hết sức cần thiết cho tất cả những người lao động bất kể họ sẽ tựtạo việc làm hay người làm công ăn lương. Đào tạo về lập nghiệp được coi là một công cụ hữu ích để thúc đẩy động cơ, tính sáng tạo và sự đổi mới. Bên cạnh đó, các kỹ năng lập nghiệp cũng được cho là sẽ giúp trang bị cho người học khả năng tạo ra các cơ hội việc làm thông qua việc thành lập các doanh nghiệp mới.

1.2.3. Phân loại Đào tạo nghề

- Đào tạo chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian do cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghềnghiệp (gọi chung là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp) thực hiện để đào tạo các trìnhđộ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.

-Đào tạo thường xuyên là hình thức đào tạo vừa làm vừa học, học từxa hoặc tự học có hướng dẫn đối với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác, được thực hiện linh hoạt về chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học.

* Có ba hình thức đào tạo nghề như sau:

- Đào tạo trình độ sơ cấp: mục tiêu đào tạo nghề trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề.

Thời gian đào tạo trìnhđộ sơ cấp được thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm học nhưng phải bảo đảm thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ học đối với người có trìnhđộ học vấn phù hợp với nghềcần học.

-Đào tạo trìnhđộ trung cấp: mục tiêu đào tạo nghềtrìnhđộtrung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một sốcông việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹthuật, công nghệvào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm.

Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Thời gian đào tạo trình độtrung cấp theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ quy định cho từng chương trìnhđào tạo.

Người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trìnhđộ cao đẳng thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng văn hóa trung học phổ thông.

- Đào tạo trình độ cao đẳng: mục tiêu đào tạo nghềtrình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo,ứng dụng kỹthuật, công nghệhiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.

Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế được thực hiện từ 02 đến 03 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổthông; từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổthông.

1.2.4. Đặc trưng và tính chất của đào tạo nghề

Đào tạo nghềlà hoạt động đào tạo đặc thù, khác với các loại hình dạy học và đào tạo hàn lâm khácởnhững đặc điểm chủyếu sau:

- Đào tạo nghề gắn chặt với với sản xuất, với doanh nghiệp, với việc làm, đặc biệt trong điều kiện kinh tếthị trường. Mục tiêu của đào tạo nghề là đào tạo để người học trở thành người lao động trong các doanh nghiệp.

- Là hoạt động đào tạo nghề nghiệp mang tính thực hành kỹ thuật cao, chiếm khoảng 80% thời gian học tập, có những nghềchiếm tới 90-100%.

- Đối tượng học nghềlà những người đã trưởng thành, thậm chí đã lớn tuổi, trừ một số trường hợp khác pháp luật quy định.

- Hình thức đào tạo nghềrất phong phú và đa dạng, bao gồm: Đào tạo nghềdài hạn; đào tạo nghềngắn hạn; đào tạo nghề theo modul; đào tạo nghề kèm cặp; đào tạo nghề lưu động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

1.2.5. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt những kiến thức, kỹ năng, kỹxảo của một nghề nào đó cho người lao động ở khu vực nông thôn, từ đó tạo ra năng lực cho người lao động nông thôn có thể thực hiện thành công nghề đãđược đào tạo.

Hiện nay, lao động nông thôn có khoảng 37.203 triệu người chiếm tới 69,9% dân số trong độtuổi lao động của cả nước. Đây là lực lượng lao động có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện sựnghiệp CNH -HĐH của đất nước. Song thực tế, lực lượng lao động nông thôn được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức vềnghềnghiệp chiếm tỷlệrất thấp, hầu hết các kiến thức, kinh nghiệm người lao động sửdụng đều thông qua sự đúc rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc và sựtruyền dạy lại của các thếhệ trước.

Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 nước ta còn khoảng 30% lao động làm nông nghiệp, còn lại phải chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp, không còn con đường nào khác là chúng ta phải đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Bên cạnh đó Đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ huy động được tối đa lực lượng lao động của xã hội và phát triển kinh tế, xã hội. Phát triển lực lượng lao động thông qua đào tạo sẽ phát huy được năng lực, sở trường của từng người lao động và nhờvậy hiệu quảkinh tếcủa sản xuất kinh doanh ngày một nâng cao.

Không những thế đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽkhai thác tốt nhất các nguồn lực có thể. Hiện nay, cả nước có khoảng trên 90% hộnghèo sinh sống ởcác khu vực nông thôn vì vậy đào tạo nghề cho lao động nông thôn quyết định sự thành công của các chương trình xóa đói, giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học công nghệ, làm cho kinh tếnông thôn phát triển hơn.

1.3. Nội dung công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.3.1. Các chính sách liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là các sách lược và kế hoạch cụ thể, là tập hợp các chủ trương và hành động về đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Chính phủ đề ra, trong đó bao gồm các mục tiêu mà Chính phủmuốnđạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Đây là tập hợp các biện pháp được Chính

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

phủxây dựng, trong đó tạo sự ưu đãi đối với một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họnhằm thực hiện mục tiêu đã đềra trong chiến lược phát triển của xã hội.

Xây dựng chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nội dung không thể thiếu trong QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Bởi nếu không có chính sách, Chính phủsẽkhông thể đưa ra tập hợp các chủ trương và hành động nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động của nông thôn, tạo đà cho nông thôn phát triển.

Để đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt kết quả cao, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, bao gồm:

* Chính sách đối với người học: lao động nông thôn khi học nghề, nhất là lao động nông thôn được hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, khuyết tật… được hỗtrợ chi phí học nghề, sau khi học nghề được vay vốn từQuỹquốc gia vềviệc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đểtìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp.

Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý nêu rõ về các chính sách trên như:

Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 vềchính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp…

* Chính sách đối với giáo viên, cán bộquản lý đào tạo nghề: chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề từng bước được quan tâm. Hiện nay, họ được hưởng các chính sách chung đối với nhà giáo trong hệthống giáo dục quốc dân. Ngoài ra, còn có một sốchế độ, chính sách riêng đối với giáo viên, cán bộquản lý đào tạo nghề như: chế độlàm việc, chế độsửdụng, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ; chính sách về phụ cấp cho giáo viên khi dạy thực hành các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và phụcấp đặc thù cho giáo viên đào tạo nghề cho người tàn tật, khuyết tật.

* Chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn: nhà nước có chính sách đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, góp phần bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH -HĐH đất nước nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng; tạo điều kiện phổ cập nghề cho thanh niên nông thôn và đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Ngày 23/5/2014, Thủ tướng cũng đã ban hành Quyết định số 761/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020, trong đó nêu rõ nhưng ưu đãi về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để phát triển hệ thống trường này, góp phần đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ, có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghềnghiệp cao, trên cơ sở đó tăng cường năng lực cạnh tranh của người lao động và của đất nước trong bối cảnh hội nhập, thúc đẩy quá trình CNH -HĐH đất nước.

Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sởvật chất, thiết bị đào tạo nghề cho các trung tâm đào tạo nghề; hỗtrợ cho các tỉnh tập trung nhiều làng nghề truyền thống để tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Thực hiện xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề, khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập cơ sở đào tạo nghề và tham gia hoạt động đào tạo nghề. Khuyến khích nghệnhân và người có tay nghề cao tham gia đào tạo nghề; khuyến khích, hỗ trợ dạy các nghề truyền thống và ngành nghề ở nông thôn. Các cơ sở đào tạo nghềbìnhđẳng trong hoạt động đào tạo nghề và được hưởng ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng theo quy định của pháp luật.

Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn là hết sức cần thiết nhằm giúp nhà nước quản lý tốt công tác đào tạo nghềcho lao động nông thôn. Bởi nhờ có hệ thống văn bản này mà nhà nước có thể điều tiết những vấn đề thực tiễn trong công tác đào tạo nghề, giúp quá trình quản lý, điều hành công tác đào tạo nghề đi vào quỹ đạoổn định.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng giúp thể chế hóa và bảo đảm thực hiện các chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Những năm qua, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện đào tạo nghề nói chung và cho lực lượng lao động nông thôn nói riêng, có thểkể đến các văn bản sau:

- Luật Giáo dục nghềnghiệp số74/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13 thông qua ngày 27/11/2014 là văn bản pháp lý quan trọng và đầy đủnhất quy định vềnội dung đào tạo nghề cho người lao động nói chung.

- Nghị định số 48/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/5/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghềnghiệp. Theo đó, Nghị định quy định

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

chi tiết một số điều, bao gồm: thẩm quyền và nội dung QLNN về giáo dục nghề nghiệp; hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp; quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghềnghiệp. Nghị quyết đã làm rõ trách nhiệm quyền hạn của các cơ quan QLNN, tránh được sựchồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa Bộ LĐTB&XH và BộGiáo dục vào Đào tạo.

- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Theo Đề án này, đến năm 2020, bình quân mỗi năm sẽ đào tạo cho hơn một triệu lao động nông thôn.

Trong đó, nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghềnhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụsựnghiệp CNH -HĐH nông nghiệp, nông thôn.

1.3.2. Khảo sát nhu cầu và thị trường lao động

Qua khảo sát thực tế để xác định cụthểnhu cầu học nghềcủa lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, của doanh nghiệp và năng lực đào tạo của cơ sở dạy nghề; từ đó xây dựng kếhoạch đào tạo nghề hàng năm sát thực tế, đồng thời có định hướng cho phát triển đào tạo nghề ởnông thôn những năm tiếp theo. Cùng với đó, trong quá trình khảo sát đã tuyên truyền, vận động người lao động thay đổi xác định lựa chọn nghề phù hợp nhóm tuổi, phù hợp định hướng phát triển kinh tế của giai đình và phù hợp với sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo từng địa phương.

1.3.3. Chuẩn bị nguồn lực cho đào tạo nghề 1.3.3.1. Nguồn lực con người

Thời gian qua, việc thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được nhà nước và các cơ quan chức năng chú trọng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ này được chuẩn hoá góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bộ LĐTB&XH đã ra Quyết định số 57/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/5/2008 về việc sửdụng, bồi dưỡng giáo viên đào tạo nghềnhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ. Theo đó, khuyến khích đội ngũ này tham gia học tập nghiên cứu, nâng cao trình độ quản lý và trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghềnghiệp, đạt chuẩn trìnhđộ đào tạo vềlý thuyết và thực hành, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề, có trình độ tin học, ngoại ngữ đểáp dụng vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Tiếp theo, Bộ LĐTB&XH đã ban hành Thông tư số 30/2010/TT- BLĐTBXH ngày 29/9/2010 quy định chuẩn giáo viên, giảng viên đào tạo nghề, trong đó quy định rõ bốn tiêu chí: phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống; năng lực chuyên môn; năng lực sư phạm đào tạo nghề; năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học, làm cơ sở để xây dựng mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng giáo viên, giảng viên đào tạo nghề, giúp đội ngũ này tự đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhà nước bảo đảm việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng chuẩn hoá, đủ về số lượng; có cơ cấu hợp lý theo nghềvà trình độ đào tạo. Huy động các nhà khoa học, cán bộ kỹthuật, nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Đồng thời, chuẩn hóa đội ngũ cán bộquản lý đào tạo nghề. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý đào tạo nghề; hình thành đội ngũ cán bộquản lý đào tạo nghềcó tính chuyên nghiệp.

1.3.3.2 . Nguồn lực cơ sởvật chất và tài chính

Để thực hiện nội dung này, nhà nước đã quan tâm cấp nguồn tài chính, đầu tư phát triển và nâng cấp các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Cùng với cung cấp nguồn tài chính, nhà nước cònđầu tư hợp lý về cơ sở hạtầng, khoa học công nghệ, trang thiết bịkỹthuật cho các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Đối với việc đào tạo nghề, nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước đóngvai trò chủ đạo trong các nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề để thực hiện được mục tiêu đổi mới và phát triển đào tạo nghề, về nguồn đầu tư, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Nhà nước khuyến khích để huy động tối đa sự tham gia của doanh nghiệp, làng nghềtrong việc phát triển đào tạo nghề dưới các hình thức như tổchức đào tạo tại doanh nghiệp, đầu tư cơ sở đào tạo nghề.

Ngành LĐTB&XH thực hiện cơ chếphân cấp quản lý ngân sách, các nguồn đầu tư khác đảm bảo tính thống nhất từcao xuống thấp; phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của bộmáy quản lý tại từng đơn vịthuộc ngành Lao động thương binh và xã hội, phục vụcho việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Song song với việc cung cấp, phân bổ kinh phí đầu tư phát triển, ngành Lao động thương binh và xã hội thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán công khai, minh bạch vềtài chính, các nguồn đầu tư tại các đơn vịthuộc ngành nhằm nâng cao tính trách nhiệm và hiệu quảsửdụng nguồn kinh phí, nguồn đầu tư đãđược nâng cấp.

1.3.4. Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Việc tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật và các quy định về nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn là vô cùng cần thiết, bởi đây chính là cơ sở quan trọng để các cơ sở đào tạo thực hiện giảng dạy, đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghềcho lao động nông thôn nói riêng.

Hiện nay, nội dung chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với đặc thù của sản xuất nông nghiệp, quy hoạch, kếhoạch phát triển sản xuất của từng địa phương, quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã. Hình thức đào tạo cần phải phong phú, đào tạo theo địa bàn, tại chỗ, theo mùa vụ, gắn với mô hình sản xuất tiến bộ, lấy thực hành là chính.

Chương trìnhđào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần to lớn vào việc trang bịkiến thức, kỹ năng, giúp người dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộkhoa học công nghệvào sản xuất.

Để hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt kết quả tốt, các cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn đều cần xây dựng chương trình, giáo trìnhđào tạo nghề; xây dụng chương trình, giáo trình kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn học nghề theo quy định. Năm 2013, Bộ LĐTB&XH đã ban hành Thông tư số 29/2013/TT-BLĐTBXH (ngày 22/10/2013) quy định về xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, trìnhđộ cao đẳng cho các nghề trọng điểm cấp độquốc gia, trong đó, quy định rõ các yêu cầu về xây dựng chương trình, về nội dung, cấu trúc chương trình, thời gian và đơn vịthời gian trong chương trình, phân bổ thời gian khoá học; nguyên tắc, yêu cầu biên soạn bộ đề thi tốt nghiệp; quy trình xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

nghề; yêu cầu, nội dung, cấu trúc của giáo trình đào tạo nghề; quy trình biên soạn, thẩm định giáo trình. Theo đó, các cơ sở được lựa chọn đào tạo nghềtrọng điểm cấp độquốc gia và các đơn vịliên quan cần căn cứ vào Thông tư này đểthực hiện.

1.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định và xử lý vi phạm quy định về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thanh tra, kiểm tra, xửlý vi phạm pháp luật là một trong những công cụ giám sát của các cơ quan QLNN đối với hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đảm bảo việc tuân thủ những quy định của pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định và xửlý vi phạm quy định về đào tạo nghề cho lao động nông thôn có vai trò quan trọng trong QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn vì qua thanh tra, kiểm tra, giám sát, cơ quan quản lý đánh giá được mức độchấp hành các quy định của pháp luật về đào tạo nghềcho lao động nông thôn của các cơ sở đào tạo; kịp thời phát hiện những sai sót và ngăn chặn, chấn chỉnh các hành vi sai phạm, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho lao động nông thôn.

Hàng năm, các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng xây dựng chương trình để chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề, đảm bảo cho các cơ sở đào tạo nghềhoạt động theo đúng Luật, đáp ứng chất lượng đào tạo theo đúng yêu cầu đối với từng cấp bậc đào tạo (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề) cũng như hình thức đào tạo nghềvềmục tiêu, thời gian, nội dung, phương pháp và chương trình đào tạo nghề, trên cơ sở đó có thểtheo dõi, xây dựng cơ sở dữliệu về Đào tạo nghề, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý vi phạm nghiêm minh.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề

Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Điều này đòi hỏi cần phảiđào tạo nghề cho người lao động đang hoạt động trong những lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp sang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - thương mại - dịch vụ, v.v. Thực tế cũng cho thấy, khi nền kinh tế nước ta trong thời kỳkhủng hoảng (thập kỷ80 của thế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

kỷXX), nhu cầu công nhân kỹthuật, nhân viên nghiệp vụ cũng giảm theo, đồng thời làm cho hệ thống các trường dạy nghềsuy giảm. Tuy nhiên, khi nền kinh tếdần phục hồi, thì nhu cầu nhân lực về công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ tăng cả về số lượng, chất lượng, từ đó, làm cho công tác đào tạo nghềphát triển theo.Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều vấn đềnảy sinh cần có cách nhìn nhận xác định đúng đắn đâu là vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết và nếu giải quyết rốt ráo sẽ mang lại chuỗi giá trị cho xã hội. Đối với Việt Nam, là một nước nằm trong khu vực các quốc gia đang phát triển mạnh, tỷtrọng ngành nông nghiệp chiếm tỷlệ khá cao trong cơ cấu ngành kinh tế, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế quốc gia. Do vậy, đào tạo nghềnhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷtrọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp là việc làm có ý nghĩa quyết định đến sựphát triển chung nền kinh tế ở hiện tại và tương lai. Đến lượt mình, sựchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tác động trở lại đối với công tác đào tạo nghề theo hai hướng, một mặt thúc đẩyđào tạo nghềphát triển cũng như thúc đẩy nền kinh tếphát triển nếu như có sự phù hợp giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và công tác đào tạo nghề, mặt khác sẽkìm hãm việc đào tạo nghềnếu như không phù hợp hoặc phát triển không tương ứng với nhu cầu thực tế đang đòi hỏi.

Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế:Đểcó thểcạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tếhiện nay, thì chất lượng nguồn lao động phải ngày càng nâng cao. Chính vì vậy, chất lượng đào tạo nghềphải được nâng cao phát triển hơn nữa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong tiến trình phát triển. Toàn cầu hoá - cơ hội và thách thức cho toàn bộ các quốc gia, từphát triển hay đang phát triển cho đến chưa phát triển. Như chúng ta đã thấy, hội nhập kinh tế toàn cầu là cơ hội lớn về xuất khẩu lao động nước ngoài, thu hút vốn đầu tư của các nước phát triển, tiếp thu trìnhđộkhoa học - kỹthuật tiên tiến… Đối với cơ hội xuất khẩu lao động nước ngoài làm việc, là giải pháp cấp thiết trong vấn đềgiải quyết việc làm cho người lao động, tạo cơ hội tăng thu nhập cá nhân và tỷ giá hối đoái về cho quốc gia.

Người lao động có được cơ hội học hỏi nâng cao tay nghề, trình độ hiểu biết, hình thành lối văn hoá ứng xử theo hướng công nghiệp. Sựtiếp thu nhanh chóng văn hoá sẽ đẩy nhanh quá trình hội nhập toàn cầu của người lao động nói riêng và của quốc gia,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

dân tộc nói chung. Đối với cơ hội thu hút vốn đầutư của nước ngoài cũng là cách hữu hiệu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh trong nước nhằm thu hút sự đầu tư ngày một tăng. Các tập đoàn xuyên quốc gia luôn hướng tới việc đầu tư cho các nước đang phát triển trong khu vực và trên thếgiới, mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Nguồn vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, có rất nhiều loại, chẳng hạn như đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp.

Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy nghề: Trong mỗi giai đoạn, những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đúng và phù hợp sẽ góp phần thúc đẩycông tác đào tạo nghềphát triển, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển kinh tế- xã hội. Trong mấy năm vừa qua do đổi mới cơ chế quản lý, phát triển kinh tếhàng hoá nhiều thành phần đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi và nhân tốmới đa dạng để các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở, các tổ chức xã hội và toàn dân chủ động tạo chỗ làm việc mới, đã giải quyết được một bước yêu cầu về việc làm và đời sống của người lao động, góp phần ổn định tình hình kinh tế- xã hội. Kết quả đạt được trong tất cảlĩnh vực kinh tế- chính trị- văn hoá- xã hội kểtừ sau khi đổi mới, trước tiên phải nói đến tính đúng đắn trong việc đề ra những chính sách liên quan đến đào tạo nghề cho người lao động của Đảng và Nhà nước.

Thái độ xã hội về nghề và công tác đào tạo nghề: Quan niệm cho rằng chỉ có bằng đại học mới có thểtìmđược việc làm có lương cao, ổn định,ảnhhưởng đến công tác tuyển sinh,công tác đào tạo nghề. Đồng thời dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, không tận dụng được tiềm lực của toàn bộ nguồn nhân lực, phục vụ phát triển quê hương, đất nước. Bên cạnh nhận thức về học nghề của người lao động chưa cao, quan niệm của các bậc phụ huynh học sinh vẫn nặng về bằng cấp, bằng mọi giá phải cho con em mình thiđậu vào các trường cao đẳng, đại học. Quan niệm xem trọng bằng cấp được có nguồn gốc từtrong xã hội mà nền kinh tếtựcung tựcấp, phần lớn người lao động làm việc ở khu vực nông thôn, công nghiệp - thương mại - dịch vụ ít được chú trọng. Người học với mục đích giúp ích cho đất nước, mang về danh tiếng cho làng quê, nơi đã nuôi dưỡng họ trưởng thành. Người có học trong xã hội nông nghiệp rất được coi trọng vì họ nằm trong sốrất ít người ở quê được “học cái chữcái nghĩa”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Do vậy khi xếp tầng lớp trong xã hội thì sỹ phu được đứng hàng đầu, sau đó đến nông dân, công nhân, tầng lớp thương nhân xếpở vị trí cuối cùng. Đến nay, quan niệm cho rằng trình độ học vấn càng cao khả năng tìm việc làm ổn định vẫn còn ăn sâu vào trong nếp nghĩ của đông đảo quần chúng nhân dân, bằng cấp đối với họrất quan trọng, nhiều khi không nhìn thấy được giá trị của việc học nghề. Để thay đổi được nhận thức là một việc làm lâu dài, không thểmột sớm một chiều, một khi đã thayđổi sẽ tác động đến hiệu quảcủa công tác đào tạo nghề cho người lao động.

Người lao động tham gia đào tạo nghề, ngoài việc được nâng cao chuyên môn tay nghềthì những kỹ năng nghề nghiệp cũng được các nhà đào tạo hướng tới. Chẳng hạn như kỹ năng quản lý thời gian, làm việc nhóm, chịu áp lực công việc, v.v, giúp người lao động có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các nhà doanh nghiệp cũng như nâng cao chất lượng đào tạo nghề hiện nay. Để giải quyết triệt để những vấn đề liên quan đến đào tạo nghề, mối liên kết giữa nhà đào tạo nghề, nhà tuyển dụng lao động và người lao động càng phải được thắt chặt hơn nữa, đảm bảo đào tạo đúng theo yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu học nghề của người lao động. Công tác điều tra, khảo sát, đánh giá thị trường lao động phải được giao cho bộ phận có chuyên môn chịu trách nhiệm thi hành, cùng với chính quyền Nhà nước tham gia vào quá trình đào tạo nghề cho người lao động, thường xuyên nghiên cứu để đảm bảo tính kịp thời cũng như nắm bắt được tình hình biến động của thị trường lao động không chỉ trong nước mà còn ngoài nước.

Đào tạo nghềlà một khâu quan trọng trong hệthống giáo dục của các quốc gia.

Nó tác động mạnh mẽvà rõ rệt đến chất lượng đội ngũ lao động tại các cơ sở trực tiếp sản xuất trong nền kinh tế. Do đó, chính quyền các cấp luôn xây dựng hệthống lý luận cơ bản nhất làm nền tảng cho việc triển khai phát triển hệ đào tạo nghềtại địa phương mình. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động có rất nhiều nhưng tựu chung lại có 4 nhóm nhân tốtrực tiếp: Tốc độphát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế;

Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế; Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy nghề; Thái độxã hội vềnghề và công tác đào tạo nghề.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

This paper presents the impacts of industry 4.0 on world tourism as well as tourism in Vietnam and proposed solutions for developing eco-tourism in Hai Tien, Hoang Hoa district,

Đề tài “Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thừa

Cuộc sống con người luôn tồn tại những nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần, những nhu cầu đó ngày càng đa dạng và cao hơn bắt đầu từ những hàng hóa thiết yếu rồi đến những

Chính sự nhận thức được vai trò và lợi ích mà dịch vụ E – banking mang lại Ngân hàng Agribank nói chung và ngân hàng Agribank Chi nhánh Bắc Sông Hương nói riêng đã và

Tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng tương đối ở mức an toàn, tổng thu từ hoạt động tín dụng liên tục tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu; Về

NHNo&PTNT tỉnh Đắk Lắk đã triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp để đưa nguồn vốn nhanh chóng vào phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như: chỉ đạo các

- Đề cao vai trò, trách nhiệm của ngời đứng đầu cấp ủy đảng, cơ quan trong việc đánh giá công chức về phẩm chất, năng lực, sở trường và bản lĩnh của

Thứ tư, trên cơ sở phát huy lợi thế về màng lưới, hệ thống công nghệ thông tin và nguồn nhân lực của ngân hàng, Agribank tập trung nghiên cứu, xây dựng các