• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THUỘC KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THUỘC KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH"

Copied!
126
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHAN THỊ HIỀN

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THUỘC KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ

HUẾ, 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHAN THỊ HIỀN

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THUỘC KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ THỊ HƯƠNG LAN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được hướng dẫn khoa học bởi TS.Hồ Thị Hương Lan.

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc./.

Huế, ngày...tháng...năm…….

Học viên

Phan Thị Hiền

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý kinh tếtại Đại học Kinh tế Huế, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên, hướng dẫn, giảng dạy và nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Nhân đây, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới Ban lãnh đạo Đại học Kinh tế Huế, các thầy giáo, cô giáo Khoa Sau đại học.

Đặc biệt tôi vô cùng trân trọng biết ơn TS. Hồ Thị Hương Lan, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúpđỡ tôi để hoàn thành luận văn này.

Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư thời gian và công sức nghiên cứu hoàn thành luận văn, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong các thầy giáo, cô giáo và các bạn đọc thông cảm.

Trân trọng cảm ơn./.

Huế, ngày tháng năm 2018 Tác giảluận văn

Phan Thị Hiền

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: PHAN THỊ HIỀN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Niên khóa: 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học:TS. HỒ THỊ HƯƠNG LAN

Tên đề tài: PHÁT TRIỂNDOANH NGHIỆP THUỘC KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆNBỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hội nhập mang lại cả những cơ hội và thách thức cho mọi nền kinh tế. Để vận dụng các cơ hội do hội nhập mang lại thì bản thân quốc gia tham gia phải có được một nền kinh tế phát triển năng động và bền vững. Các doanh nghiệp chính là lực lượng chủ đạo làm ra của cải vật chất, quyết định sự tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế.

Khu vực kinh tế tư nhân trong những năm qua đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, tạo thêm nhiều việc làm và của cải xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội đất nước. Các doanh nghiệp chính là lực lượng chủ đạo làm ra của cải vật chất, quyết định sự tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế. Ngoài các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì các loại hình doanh nghiệp tư nhân góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của đất nước. Thực tế đã chứng minh, sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp tưnhân ở Việt Nam thời gian qua đã góp phần không nhỏ tới sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.

Việc phân tích đánh giá để tìm ra giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN phát triển, đónggóp nhiều hơn nữa cho kinh tế địa phương và cả nước là điều cần thiết.

Xuất phát từ các vấn đề trên tôi chọn đề tài: "Phát triểndoanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình" làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Thu thập tài liệu thứ cấp:

từ Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thuế, Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch.

Thu thập số liệu sơ cấp từ điều tra 205 doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN huyện Bố Trạch dựa trên bảng hỏi được thiết kế sẵn. Xử lý số liệu sử dụng phần mềm Excel và SPSS 22. Việc phân tích số liệu sử dụng phươngpháp so sánh và thống kê mô tả, kiểm định giá trị trung bình…

3. Kết quả nghiên cứu

Luận văn đạt được những kết quả nghiên cứu sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển KTTN nói chung và doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN nói riêng.

- Phân tích tình hình phát triển của các doanh nghiệp khu vực KTTNgiai đoạn 2014-2016và đánh giá cácnhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực nàytrên địa bàn huyệnBố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

- Đề xuất các giải pháp phát triển các doanh nghiệp khu vực KTTN trên địa

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CN Công nghiệp

CTCP Công ty cổ phần

CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn

DN Doanh nghiệp

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

GDP Tổng sản phẩm trong nước

GTSX Giá trị sản xuất

KTTN Kinh tế tư nhân

LNTT Lợi nhuận trước thuế

PTBQ Phát triển bình quân

PTKT Phát triển kinh tế

PTKTTCR Phát triển kinh tế theo chiều rộng PTKTTCS Phát triển kinh tế theo chiều sâu

SXKD Sản xuất kinh doanh

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

XD Xây dựng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN... i

LỜI CẢM ƠN... ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ... iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT... iv

MỤC LỤC...v

DANH MỤC CÁC BẢNG... ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ...x

PHẦN I: MỞ ĐẦU...1

1. Tính cấp thiết của đề tài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

2.1. Mục tiêu chung:...2

2.2. Mục tiêu cụ thể:...2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...2

3.1. Đối tượng nghiên cứu:...2

3.2. Phạm vi nghiên cứu:...3

4. Phương pháp nghiên cứu...3

4.1. Thu thập dữ liệu...3

4.2. Xử lý và phân tích dữ liệu...4

5. Kết cấu của đề tài ...6

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...7

Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THUỘC KHU VỰC KTTN...7

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân...7

1.1.1. Kinh tế tư nhân và đặc điểm của Kinh tế tư nhân...7

1.1.1.1 Kinh tế tư nhân...7

1.1.1.2 Đặc điểm của kinh tế tư nhân:...8

1.1.2. Phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực Kinh tế tư nhân...11

1.1.2.1. Khái niệm về phát triển và phát triển kinh tế...11

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

1.1.2.3 Nội dung cơ bản của phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân

...16

1.1.2.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển doanh nghiệp thuộc khu vựcKinh tế tư nhân...20

1.1.3 Tác động của phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế xã hội...21

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc khu vực Kinhtế tư nhân (gọi tắt là doanh nghiệp)...22

1.2. Thực tiễn phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực Kinh tế tư nhân hiện nay ở Việt Nam ...27

1.2.1. Vai trò của Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay...27

1.2.2. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực Kinh tế tư nhân ở một số địa phương trong nước...30

1.2.2.1. Kinh nghiệm củaThành phố Hồ Chí Minh...30

1.2.2.2. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng...31

1.2.2.3 Kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp khu vực Kinh tế tư nhân ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình ...32

Chương II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THUỘCKHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH...34

2.1Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình...34

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...34

2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình ...34

2.1.1.2 Khí hậu, thuỷ văn...35

2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên...36

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội...39

2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế- xã hội...39

2.1.2.2 Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật...41

2.1.2.3 Dân số và lao động...42

2.1.3 Đánh giá chungvề địa bàn nghiên cứu...43

2.1.3.1 Thuận lợi...43

2.1.3.2 Khó khăn...44

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

2.2 Thực trạng phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực Kinh tế tư nhân tại huyện Bố

Trạch trong thờigian qua ...44

2.2.1 Tình hình phát triển số lượng các doanh nghiệp...44

2.2.2. Thực trạng về hình thức tổ chức kinh doanh...45

2.2.2.1 Theo loại hình doanh nghiệp...45

2.2.2.2 Theo ngành nghề sản xuất kinh doanh...46

2.2.3Năng lực sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp thuộc Kinh tế tư nhân...47

2.2.3.1 Lao động...47

2.2.3.2 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn...50

2.2.3.5 Lợi nhuận trước thuế...54

2.2.3.6 Tình hình nộp ngân sách...56

2.3. Đánh giá của doanh nghiệp khảo sát về những vấn đề liên quan đến phát triển doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân...57

2.3.1. Thông tin chung về đối tượng khảo sát...57

2.3.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha...58

2.3.3. Đánh giá của doanh nghiệp về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Bố Trạch...61

2.4.1 Kết quả đạt được...62

2.4.2. Những hạn chế...63

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế...64

Chương III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THUỘC KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH – TỈNH QUẢNG BÌNH...66

3.1 Những căn cứ đề xuất giải pháp...66

3.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế của huyện...66

3.1.2 Căn cứ các đề xuất từ các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân...67

3.2 Giải pháp phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Bố Trạch...68

3.2.1. Giải pháp phát triển số lượng và quy mô các doanh nghiệp...68

3.2.1.1 Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh...68

3.2.1.2 Tháo gỡ khó khăn về đất đai- mặt bằng sản xuất kinh doanh...69

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

3.2.1.3 Giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn...70

3.2.1.4 Đào tạo kiến thức cho đội ngũ quản lý doanh nghiệp...72

3.2.1.5 Phát triển cơ sở hạ tầng tạo môi trường hấp dẫn cho phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân...72

3.2.2. Giải pháp tăng cường các yếu tố nguồn lực...73

3.2.3. Giải pháp phát triển hình thức tổ chức sản xuất...78

3.2.4. Giải pháp tăng cường các hình thức liên kết...79

3.2.5. Giải pháp gia tăng kết quả sản xuất kinh doanh...80

3.2.6. Giải pháp mở rộng thị trường...87

3.2.7. Nâng cao hiệu lực, hiệu quảquản lý của nhà nước...91

3.2.8. Các vấn đề xã hội khác cần quan tâm...93

3.2.9. Tạo điều kiện,đưa ra giải pháp phù hợp để các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân phân bổ đồng đều hơn...95

PHẦN III:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...96

KẾT LUẬN...96

KIẾNNGHỊ...97

TÀI LIỆU THAM KHẢO...98

PHỤLỤC ...100 QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 NHẬNXÉT PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tốc độ phát triển vốn đầu tư phát triển toàn xã hội các năm 2014,

2015 và 2016 so với năm trước...29

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Bố Trạch năm 2016...36

Bảng 2.2 Cơ cấu tổng sản phẩm và cơ cấu các ngành kinh tế huyện Bố Trạch.40 Bảng 2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Bố Trạch năm 2016 ...42

Bảng 2.4: Số lượng doanh nghiệp hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm...45

Bảng 2.5: Doanh nghiệp KTTN theo loại hình doanh nghiệp...46

Bảng 2.6: Doanh nghiệpKTTN theo ngành nghề...47

Bảng 2.7: Lao động làm việc trong các doanh nghiệp khu vực KTTN hàng năm ...48

Bảng 2.8: Trìnhđộ giám đốc DN thuộc KTTN giai đoạn 2014-2016...50

Bảng 2.9: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn bình quân hàng năm...51

Bảng 2.10: Nguồn vốn sản xuất kinh doanh hàng năm...51

Bảng 2.11: Vốn chủ sở hữu bình quân hàng năm...52

Bảng 2.12: Tỷ số tự tài trợ bình quân hàng năm...53

Bảng 2.13: Doanh thu SXKD bình quân hàng năm...53

Bảng 2.14: Lợi nhuận trước thuế bình quân hàng năm...55

Bảng 2.15: Thuế và các khoản đã nộp ngân sách bình quân hàng năm...56

Bảng 2.16: Thông tin chung về doanh nghiệp được khảo sát...57

Bảng 2.17: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình ...58

Bảng 2.18: Kết quả đánh giá của doanh nghiệp về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân với giá trị kiểm định T = 3...61

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Bố Trạch- tỉnh Quảng Bình ...34 Biểu đồ 2.1: Doanh thu SXKD giai đoạn 2014-2016 ...54

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hội nhập mang lại cả những cơ hội và thách thức cho mọi nền kinh tế. Quá trình này tạo ra những cơ hội phát triển nhưng không phải đồng đều nhau giữa các nước, đồng thời cũng đem lại những thách thức to lớn cho quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Để vận dụng các cơ hội do hội nhập mang lại thì bản thân quốc gia tham gia phải có được một nền kinh tế phát triển năng động và bền vững.

Khu vực kinh tế tư nhân trong những năm qua đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, tạo thêm nhiều việc làm và của cải xã hội,góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội đất nước. Các doanh nghiệp chính là lực lượng chủ đạo làm ra của cải vật chất, quyết định sự tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế. Ngoài các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì các loại hình doanh nghiệp tư nhân góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của đất nước. Thực tế đã chứng minh, sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam thời gian qua đã góp phần không nhỏ tới sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.

Trong những năm qua, kinh tế huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình có những bước phát triển đáng kể. Trong đó,các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò không nhỏ đối với sự phát triểnkinh tế của huyện.Doanh thu các công ty thuộc KTTN theo thống kê 2016 chiếm trên 58%, thu hút gần 4.800 lao động làm việc và đóng góp vào ngân sách nhà nướcgần 16,4 tỷ đồng, chiếm gần 8,1 % trong tổng nộp ngân sách trên địa bàn. Huyện định hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn trong thời gian tới, trong đó chú trọng phát triển các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực này.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở huyện Bố Trạch vẫn phát triển tự phát, quy mô vốn và lao động chưa hợp lý trong từng lĩnh vực hoạt động, trình độ tổ chức quản lý còn hạn chế, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp, chưa tương xứng với điều kiện và tiềm năng hiện có, nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không có lãi, thậm chí một số doanh nghiệp còn bị thua lỗ, phá sản.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

Việc tìm ra phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là việc làm cấp thiết và có ý nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tại huyện Bố Trạch nói riêng và của tỉnh Quảng Bình nói chung.

Trên cơ sở đó, tác giả chọn đề tài: "Phát triểndoanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình" làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung:

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình phát triển các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN nói riêng trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình từ năm 2014-2016, nghiên cứu đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở huyện Bố Trạch trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển KTTN nói chung và phát triển các loại hình doanh nghiệp tư nhân nói riêng.

- Phân tích tình hình phát triển của các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân và yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

- Đề xuất các giải pháp phát triển các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Bố Trạch trong những năm tới.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

-Đối tượng khảo sát: Các doanh nghiệp thuộckhu vực KTTN trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình bao gồm: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, DNTN.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình thông qua các loại hình doanh nghiệp: DNTN, Công ty TNHH, Công ty cổ phần.

- Về không gian: Nghiên cứu tiến hành tại địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

- Về mặt thời gian: Nghiên cứu tiến hành đánh giá tình hình phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN giai đoạn 2014-2016 vàđề xuất giải pháp đến năm2025.

4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Thu thập dữ liệu

*Đối với dữliệu thứ cấp: Đề tài tiến hành tổng hợp số liệu về doanh nghiệp thuộc khu vựckinh tế tư nhân từ các ban ngành liên quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thống kê Quảng Bình, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thống kê, Chi cục Thuế, Văn phòng HĐND - UBND huyện Bố Trạch. Bên cạnh đó, đề tài còn thu thập các số liệu phản ánh về hoạt động kinh doanh thông qua các báo cáo tổng kết kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn.

* Đối với dữ liệu sơ cấp: Điều tra 205 doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN huyện Bố Trạch dựa trên bảng hỏi được thiết kế sẵn. Trước tiên, đề tài tiến hành phân tổ tổng thể nghiên cứu theo loại hình sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào số lượng 393 doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN hiện tại đang hoạt động trên địa bàn huyện với tỷ lệ 6,1% DN là công ty cổ phần; 79,7% DN là công ty TNHH; 14,2%

DN là DNTN (danh sách các doanh nghiệp được phân tổ theo loại hình doanh nghiệp do chi cục thống kê huyện Bố Trạch cung cấp), chúng tôi tiến hành chọn mẫu điều tra theo phương pháp chọn mẫu xác suất với kỹ thuật lẫy mẫu phân tầng tỷ lệ. Cỡ mẫu của nghiên cứu này được xác định theo công thức:

n = N/(1 + Ne2)1

1Ellen, Stephanie. (2018, March 13). Slovin's Formula Sampling Techniques. Sciencing. Retrieved from

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Trong đó:

- n: cỡ mẫu

- N: tổng thểnghiên cứu - e: sai số cho phép.

Đề tài tính toán cỡ mẫu dựa trên số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN đang hoạt độngtại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình là 393 doanh nghiệp và sai số cho phép được xác địnhlà 0,05. Áp dụng công thức Slovin ở trên, cỡ mẫu xác định được là 199. Như vậy, luận văn phải thu thập tối thiểu 199 phiếu khảo sát để đánh giá về sự phát triển của các doanh nghiệp tại huyện. Tuy nhiên, để tránh trường hợp một số doanh nghiệp tra lời không đúng hoặc không trả lời một số câu hỏi trong bảng khảo sát, luận văn đã tiến hành lấy thêm 6 phiếu. Do đó, tổng sốdoanh nghiệp mà đề tài thực hiện khảo sát là 205 trong đó, cơ cấu của mẫu về loại hình doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ cơ cấu của tổng thể gồm 52,2 % doanh nghiệp, cụ thể:

7DN là công ty cổ phần, 181 DN là công ty TNHH, 17 DN là DNTN.

4.2. Xử lý và phân tích dữ liệu

Luận văn đã ứng dụng phần mềm Excel và SPSS 22 để xử lý dữ liệu. Việc phân tích sốliệu trong luận văn được tiến hành thông qua sử dụng phương pháp so sánh và thống kê mô tả.

* Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. Trong bài này sử dụng phương pháp so sánh tương đối.

Tỷ trọng: Được đo bằng tỷ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

quan sát, phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

- Tốc độphát triển bình quân: Được tính bằng công thức Tốc độPTBQ = (Yn/Y1)^(1-n)-1

Trong đó Yn là giá trị năm cuối, Y1 là giá trị năm gốc, n là khoảng cách thời gian của thời kỳtính toán.

Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh được khả năng thay đổi giữa các kỳ. Phương pháp này được sử dụng trong luận văn qua các phần như tổng hợp chung tình hình biến động của số lượng DN thuộc khu vực KTTN, nguồn vốn, tài sản, lao động,doanh thu, tình hình nộp ngân sách…. của các DN thuộc khu vực KTTNtrên địa bàn.

* Thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp dùng tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày số liệu được ứng dụng vào trong lĩnh vực kinh tế. Các bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thu thập thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là trình bày vấn đề nghiên cứu nhờ vào đó có thể đưa ra nhận xét về vấn đề đang nghiên cứu.

Trong đề tài này phương pháp thống kê mô tả được thựchiện bằng cách lập bảng tần suất để mô tả mẫu thu thập được theo các thuộc tính: giới tính, thời gian hoạt động, quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, tình hình hoạt động. Đây là phần thông tin dùng để đáp ứng cho mục đích mô tả nhóm doanh nghiệp.

* Kiểm định giá trị trung bình

Bảng hỏi được xây dựng theo thang đo likert 5 mức độ từ 1 đến 5, cụ thể: “1:

Rất khôngtốt”; “2: Khôngtốt”; “3:Trung bình”; “4:Tốt”; “5: Rấttốt”.

Sau khi thu thập dữ liệu của doanh nghiệp về mức độ với các đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tác giả sẽ tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS 22 để tính trung bìnhđánh giá về mức độ của các yếu tố.

Ta kiểm định giá trị trung bình với kỳ vọng là µ0. Với mức ý nghĩa α.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Ho: µ= µ0 H1: µ ≠ µ0

Nếu Sig < α --> Giá trị trung bình của biến đó khác µ0, còn Sig > α Giá trị trung bình của biến đó bằng µ0. Trong bài ta sử dụng kỳ vọng µ0≥3 vàα=5%.

5. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở bài và kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu… thì đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về khu vực KTTN nói chung và doanh nghiệp thuộc khu vựckinh tế tư nhân nói riêng.

Chương 2: Thực trạng phát triểndoanh nghiệp thuộc khu vựckinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Chương 3: Giải pháp phát triểndoanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THUỘC KHU VỰC KTTN

1.1.Cơ sở lý luận về phát triểndoanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân 1.1.1. Kinh tế tư nhân và đặc điểm củaKinh tế tư nhân

1.1.1.1 Kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhânlà một loại hình kinh tế phát triển dựa trên sở hữu tư nhân về toàn bộ các yếu tố sản xuất (cả hữu hình và vô hình) được đưa vào sản xuất kinh doanh. Nó hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cụ thể là: tự chủ về vốn, tự chủ về quản lý, tự chủ về phân phối sản phẩm, tự chủ lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô, phương hướng sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước pháp luật của Nhà nước 2. Do đó, khu vực kinh tế tư nhân được hiểu là khu vực kinh tế bao gồm những đơn vị được tổ chức dựa trên sở hữu tư nhân. Hiện nay ở các quốc gia có rất nhiều cách hiểu khác nhau về kinh tế tư nhân. Ở các quốc gia phát triển thì mọi hoạt động kinh tế không thuộc khu vực kinh tế nhà nước thì đều được coi là khu vựckinh tế tư nhân.

* Theo quan điểm của Đảng ta thể hiện trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: Việc hiểu KTTN gắn liền với khái niệm thành phần kinh tế. Trong nền kinh tế của nước ta theo quan niệm lúc đó có 6 thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước;

kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong Nghị Quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã chỉ rõ: “… KTTN gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân…”

2Vũ Hùng Cường (chủ biên) (2011), Kinh tế tư nhân và vai tròđộng lực tăng trưởng, NXB Khoa học xã hội,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Các loại doanh nghiệp này là hình thức tồn tại của thành phần kinh tế tư bản tư nhân, dựa trên sở hữu tư nhân lớn về tư liệu sản xuất.

* Theo quan điểm của Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: việc hiểu KTTN tiếp tục gắn liền với khái niệm thành phần kinh tế.

Đảng ta xác định có 5 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, KTTN (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

KTTN gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân, được xác định có vai trò quan trọng, là động lực của nền kinh tế.

* Theo quan điểm của Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: Vai trò của KTTN tiếp tục được khẳng định tại Đại hội XI (1/2011) với luận điểm:

“Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế”.

* Theo quanđiểm của Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII:

Sự phát triển mới về nhận thức của Đảng đối với KTTN tại Đại hội XII là, chính thức xác nhận: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế”. Đây là một trong những điểm mới nhất của Văn kiện Đại hội XII. Điều đó thể hiện sự tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế của Đảng để phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế sau 30 năm đổi mới.

Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu về các loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân (DNTN), Công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH) và Công ty cổ phần (CTCP) được thành lập theo Luật doanh nghiệp do Nhà nước ban hành.

1.1.1.2 Đặc điểm của kinh tế tư nhân:

* Đặc điểm củaKinh tế tư nhântrong các nền kinh tế khác nhau:

- Sự giống nhau: Đó là chúng đều tồn tại và phát triển dựa trên quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trìnhđộ của lực lượng sản xuất. Đặc điểm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

này chỉ ra rằng các hình thức sở hữu, nói rộng ra là quan hệ sản xuất đều ra đời, phát triển và tiêu vong có tính khách quan. Mặt khác các hình thức sở hữu hay các quan hệ sản xuất mang tính chất lịch sử, chúng tồn tại trong những điều kiện nhất định của lực lượng sản xuất.

- Sự khác nhau: KTTN trong nền kinh tế thị trường khác với KTTN trong nền kinh tế tự cung tự cấp:

+ KTTN trong nền kinh tế thị trường dựa trên lực lượng sản xuất xã hội hóa, do đó nó tồn tại và phát triển không thể tách rời các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế khác. Đặc điểm này đưa đến mâu thuẫn nội tại trong KTTN của kinh tế thị trường, đó là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa hoạt động sản xuất kinh doanh với tính chất tư nhân hóa về chiếm hữu, mâu thuẫn này không có trong nền kinh tế tự cung tự cấp3.

+ KTTN trong nền kinh tế thị trường sẽ vận động, phát triển theo hướng xã hội hóa ngày càng cao dưới các hình thức công ty cổ phần, công ty hợp danh.

+ KTTN trong nền kinh tế thị trường ra đời là kết quả xóa bỏ sở hữu tư nhân, KTTN trong nền kinh tế tự cung, tự cấp.

+ Chỉ có KTTN trong nền kinh tế thị trường mới có khả năng phát triển dẫn đến sở hữu xã hội thông qua sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất.

- KTTN trong các chế độ chính trị khác nhau thì bản chất có khác nhau.

+ Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa KTTN giữ vai trò thống trị, nó phù hợp với trìnhđộ xã hội hóa của lực lượng sản xuất.

+ Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản lãnh đạo thì KTTN là một bộ phận trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Nó chịu tác động qua lại giữa các thành phần khác và sự định hướng của Nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo. Ở đây KTTN vẫn còn bóc lột, nhưng mức độ bóc lột đã

3PGS.TS. Phạm Thị Thanh Bình, Viện kinh tế và chính trị thế giới (13/01/2018) “Kinh tế tư nhân: Động lực quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam, Tạp chí tài chính

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

được điều chỉnh phù hợp với lợi ích của xã hội, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

* Đặc điểmKinh tế tư nhântrong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

+ KTTN trong nền kinh tế nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Là một bộ phận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nó chịu sự tác động; phát triển trong khuôn khổ chiến lược nước và theo định hướng các chính sách của Nhà nước.

+ KTTN của nước ta đại bộ phận mới được tái lập và xây dựng từ khi có đường lối đổi mới của Đảng, chủ yếu từ 1990 trở lại đây. Phần lớn quy mô của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nước ta có quy mô vừa và nhỏ, trình độ công nghệ còn lạc hậu, khả năng đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu còn hạn chế.

+ Xu hướng đầu tư của các DNTN là đầu tư vào những lĩnh vực có hiệu quả ngay, có thể “đánh nhanh rút gọn khi có bất trắc xảy ra”. Tuy số lượng các loại hình DNTNở nước ta rất đông tuy nhiên chưa có doanh nghiệp nào tầm cỡ, có khả năng cạnh tranh được với nước ngoài.

+ Một bộ phận lớn chủ DNTN là cán bộ nhà nước đã nghỉ hưu, con em các gia đình cán bộ…nên mang đến nguy cơ làm tha hóa bộ máy Nhà nước.

+ KTTN của nước ta ít có quan hệ rộng rãi và thiếu kinh nghiệm thương trường cũng là một đặc điểm và cũng là nhược điểm cần khắcphục.

+ KTTN phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào những vùng mà cơ sở hạ tầng thuận lợi, dân cư đông đúc, trong một số ngành có suất sinh lời cao. Trình độ phát triển KTTN giữa các vùng còn chênh lệch: Giữa miền núi và miền xuôi, giữa nông thôn và thành thị, giữa miền Nam và miền Bắc.

+ Trình độ văn minh trong kinh doanh của khu vực KTTN còn nhiều hạn chế: làm ăn chụp giật, gian lận thương mại, trốn thuế vẫn thường xuyên xảy ra.

Với những đặc điểm trên đây, KTTN của nước ta không còn thuần túy là tư nhân như ở các nước tư bản mà đã có những thay đổi trong bản chất của nó. Tuy nhiên đó không phải là thay đổi căn bản. Đồng thời những đặc điểm trên cũng cho

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

thấy KTTN nước ta mới được tái lập trở lại chưa lâu nên thời gian qua mới là thời kỳ tích lũy nguyên thủy, nên cần tạo điều kiện để nó có thể đạt tới đỉnh cao trong phát triển, phát huy tối đa vai trò với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, bắt kịp với trìnhđộ các nước trong khu vực và trên thế giới.

1.1.2. Phát triển doanh nghiệp thuộc khu vựcKinh tế tư nhân 1.1.2.1. Khái niệm về phát triển và phát triển kinh tế

* Phát triển:

Phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính phổ biến của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái bất biến, mà trải qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong. Phạm trù phát triển thể hiện một tính chất chung của tất cả những biến đổi ấy. Nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh củacác mặt đối lập. Phương thức phát triển là chuyển hoá những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, và ngược lại theo kiểu nhảy vọt. Chiều hướng phát triểnlà sự vận động xoáy trôn ốc4.

* Phát triển kinh tế:

Quá trình biến đổi nền kinh tế quốc dân bằng một sự gia tăng sản xuất và nâng cao mức sống của dân cư. Đối với các nước đang phát triển PTKT là quá trình nền kinh tế chậm phát triển thoát khỏi lạc hậu, đói nghèo, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá; là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự thay đổi cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế, văn hoá, pháp luật, thậm chí về kĩ năng quản lý, phong cách và tập tục. Tăng trưởng kinh tế là tiền đề và điều kiện tất yếu của PTKT, nhưng không đồng nghĩa với PTKT. Tăng trưởng kinh tế là tăng thu nhập và sản phẩm bình quân đầu người. PTKT bao hàm ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng kinh tế, vì trong tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quânđầu người chỉ là thước đo về số lượng, chưa biểu thị được chất lượng. Về khía cạnh chất lượng, PTKT có ý nghĩa rộng lớn hơn tổng sản phẩm thực tế của nền kinh tế, nó bao gồm hầu như tất cả các khía cạnh văn hoá, xã hội, chính trị. Cho nên, PTKT không phải chỉ là sự tăng trưởng, vì nó có những

4

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

mục tiêu khác với sự tăng trưởng đơn giản của tổng sản phẩm quốc dân. Sự phát triển là quá trình một xã hội đạt đến trìnhđộ thoả mãn các nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản. PTKT được xem xét trước hết và cơ bản ở ba khía cạnh chính:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) hay tổng sản phẩm quốc dân (GNP) tính theo đầu người. Đây là chỉ tiêu tổng hợp, thể hiện đại thể và căn bản về trạng thái kinh tế, sự tăng trưởng và sự phát triển của một nước. Nhưng xét về mặt chất lượng, còn phải xem xét năng suất lao động chung và năng suất của các ngành, các vùng khác nhau, thu nhập của các tầng lớp dân cư và của các vùng khác nhau.

- Mức độ thoả mãn các nhu cầu xã hội được coi là cơ bản, tức là các chỉ tiêu xã hội về phát triển; chúng phản ánh chất lượng của sự phát triển xét về nội dung phương thức sinh hoạt kinh tế như tuổi thọ bình quân, số calo theo đầu người, tỉ lệ người biết chữ, vv.

-Cơ cấu của nền kinh tế, tính chất và sự thay đổi của nó.

+ Phát triển kinh tế theo chiều rộng (PTKTTCR):

Phát triển kinh tế bằng cách tăng số lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động trên cơ sở kĩ thuật như trước. Trong điều kiện một nước kinh tế chậm phát triển, những tiềm năng kinh tế chưa được khai thác và sử dụng hết, nhất là nhiều người lao động chưa có việc làm thì PTKTTCR là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, nhưng đồng thời phải coi trọng phát triển kinh tế theo chiều sâu. Nó thể hiện ở chỗ mức tăng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân vừa dựa vào lực lượng lao động và tài sản cố định, vừa dựa vào cải tiến thiết bị, kĩ thuật, công nghệ và tăng năng suất lao động.

Tuy nhiên, PTKTTCR có những giới hạn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thấp.

Vì vậy, phương hướng cơ bản và lâu dài là phải chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu.

+ Phát triển kinh tế theo chiều sâu (PTKTTCS):

Phát triển kinh tế chủ yếu nhờ đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kĩ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất và phân công lại lao động, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn nhân tài, vật lực hiện có. Trong điều kiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

hiện nay, những nhân tố phát triển theo chiều rộng đang cạn dần, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trên thế giới ngày càng phát triển mạnh với những tiến bộ mới về điện tử và tin học, công nghệ mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học đã thúc đẩy các nước coi trọng chuyển sang PTKTTCS. Kết quả PTKTTCS được biểu hiện ở các chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, giảm hàm lượng vật tư và tăng hàm lượng chất xám, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất của đồng vốn, tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đầu người. Ở Việt Nam và một số nước chậm phát triển, do điều kiện khách quan có tính chất đặc thù, kinh tế chậm phát triển, nên phát triển kinh tế theo chiều rộng vẫn còn có vai trò quan trọng. Nhưng để mau chóng khắc phục sự lạc hậu, đuổi kịp trình độ phát triển chung của các nước trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực, PTKTTCS phải được coi trọng và kết hợp chặt chẽ với phát triển theo chiều rộng trong phạm vi cần thiết và điều kiện có cho phép.

1.1.2.2. Khái niệm về các loại hình doanh nghiệpthuộckhu vực kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường Việt Nam bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân.

Các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN theo quy định của Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Các loại doanh nghiệp này là hình thức tồn tại của thành phần kinh tế tư bản tư nhân, dựa trên sở hữu tư nhân lớn về tư liệu sản xuất.

Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân (DNTN), Công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH) và Công ty cổ phần (CTCP).

* Doanh nghiệp tư nhân

Theo điều 183 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Doanh nghiệp tư nhân được định nghĩalà doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

tài sản của mình vềmọi hoạt động của doanh nghiệp. Về quản lý doanh nghiệp tại điều 185 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định:

- Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chínhkhác theo quy định của pháp luật.

- Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

- Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng kýkinh doanh.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.

* Công ty trách nhiệm hữu hạn(CTTNHH)

Khác với các chủ thể kinh doanh khác, công ty trách nhiệm hữu hạn không được hình thành trên cơ sở thực tiễn kinh doanh của các thương gia, mà nó là sản phẩm của hoạt động lập pháp. Tức là, mô hình CTTNHH do các nhà làm luật xây dựng nên mà trước đó chưa có mô hình trên thực tế. Như vậy, việc hình thành CTTNHH ngược với sự ra đời của các loại công ty trước đó là có mô hình trên thực tế và pháp luật chỉ thừa nhận khi quy địnhvào luật.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Theo Luật Doanh nghiệp 2014, CTTNHH ở Việt Nam gồm hai loại:

CTTNHH một thành viên và CTTNHH có từ hai thành viên trở lên.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên

Theo điều 47 Luật Doanh nghiệp 2014 CTTNHH có từ hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó:

- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;

- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệptrong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợpquy địnhtại khoản 4 Điều 48 của Luật doanh nghiệp;

Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng cho người khác không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.

Từ quy định của luật, chúng ta có thể định nghĩa CTTNHH có từ hai thành viên trở lên như sau: CTTNHH là doanh nghiệp có hai đến không quá năm mươi thành viên góp vốn thành lập và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi số vốn góp vào công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Theo điều 73 của luật doanh nghiệp 2014 quy định:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khôngđược quyền phát hành cổ phần.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

* Công ty Cổ phần

Theo điều 110 của Luật doanh nghiệp 2014 Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượngtối đa;

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều119 và khoản 1 Điều 126 của Luật doanh nghiệp 2014.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

1.1.2.3 Nội dung cơ bản của phát triểndoanh nghiệpthuộc khu vực kinh tế tư nhân

* Phát triển số lượngcác doanh nghiệp

Sự phát triển về số lượngcác doanh nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng để nghiên cứu đánh giá sự phát triển chung của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Phát triển về số lượng doanh nghiệp không chỉ là sự tăng lên về số lượng đăng ký kinh doanh, mà là sự tăng lên về số lượng doanh nghiệp hoạt động thực chất và ổn định; mặt khác sự tăng lên về số lượng đó phải phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội.

Phát triển vế số lượngdoanh nghiệp cần được xem xét đánh giá cơ cấu ngành nghề, khu vực hợp lý đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu cũng như cơ cấu về trình độ công nghệ phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học- công nghệ trong nước và thế giới.

Sự phát triển về số lượng doanh nghiệp phải được kiểm chứng thông qua cạnh tranh, uy tín thương hiệu, nói cách khác chỉ tăng thêm số lượng những doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh, hội nhập mới đánh giá đúng sự phát triển của kinh tế tư nhân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

* Gia tăng các nguồn lực trong các doanh nghiệp thuộc khu vực Kinh tế tư nhân

Nguồn nhân lực

“Nguồn nhân lực là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình laođộng”

Con người là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, quyết định sự thành công hay không của các doanh nghiệp, các tổ chức ở mỗi quốc gia. Trong các doanh nghiệp yếu tố này cực kỳ quan trọng vì mọi quyết định liên quan đến quá trình quản trị chiến lược đều do con người quyết định, khả năng cạnh tranh trên thị trường mạnh hay yếu, văn hóa tổ chức tốt hay chưa tốt v.v... đều xuất phát từ con người. Vì vậy nhân lực là yếu tố đầu tiên trong các nguồn lực mà các nhà quản trị của các doanh nghiệp có định hướng kinh doanh lâu dài cần xem xét, phân tích để quyết định nhiệm vụ, mục tiêu và những giải pháp cần thực hiện.

Nguồn lực vật chất

- Nguồn lực vật chất là toàn bộ cơ sở vật chất doanh nghiệp với tất cả các phương tiện vật chất được sử dụng để tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm: Đất đai, mặt bằng kinh doanh, nhà xưởng, tài sản, trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, các phương tiện vận chuyển bảo quản hàng hoá, vật tư hàng hoá.

Nguồn lực vật chất là những điều kiện cơ bản cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển, nó quyết định năng suất lao động và hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có khả năng tiếp cận tốt các nguồn lực trên sẽ có nhiều thuận lợi vàcơ hội để phát triển.

Phát triển mặt bằng sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp không đơn thuần là mở rộng diện tích sản xuất kinh doanh mà còn là xây dựng các mặt bằng sản xuất kinh doanh phù hợp, thuận tiện và hiệu quả hơn. Thực tế cho thấy, mặt bằng sản xuất kinh doanh thuận lợi cũng là một lợi thế so sánh, tạo ra thế mạnh không nhỏ cho doanh nghiệp.

Lựa chọn, trang bị máy móc, nguyên vật liệu phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

người tiêu dùng, đồng thời giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các yếu tố vật chất như kho bãi, phương tiện vận chuyển vật tư, hàng hoá của doanh nghiệp cũng phần nào thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp.

Ngun lực tài chính

- Nguồn lực tài chính bao gồm các nguồn vốn sở hữu của doanh nghiệp, khả năng vay nợ và khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp.

- Vốn là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của tất cả các doanh nghiệp. Sự tăng lên về vốn của mỗi doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân phần nào thể hiện quy mô của kinh tế tư nhân phát triển.

Tuy nhiên, để đánh giá thực chất sự phát triển này cần phải đánh giá dựa trên tính hiệu quả mà lượng vốn tăng lên này đem lại.

- Vốn đầu tư của doanh nghiệp là vốn ban đầu cũng như nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, tuỳ thuộc vào chiến lược sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn, các doanh nghiệp có thể huy động vốn dựa trên quan hệ họ hàng, bạn bè thân thuộc hoặc vay ngân hàng. Nói cách khác, khả năng vay nợ và khả năng tự tài trợ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

* Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh

Hình thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị. Thông thường, nhân tố này tác động có tính chất “bắt buộc” phải thiết kế bộ máy quản trị theo các tiêu thức nhất định. Hình thức tổ chức của doanh nghiệpsẽ do luật pháp của từng quốc gia quy định, nên giữa các quốc gia khác nhau thường không giống nhau.Theo tổ chức pháp lý của doanh nghiệp hiện hành, ở nước ta hiện có các loại hình thứcdoanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân sau:

- Công ty cổ phần.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Doanh nghiệp tư nhân.

- Công ty hợp danh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Những đặc điểm riêng về hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp trên có ảnh hưởng đến quản trị tài chính doanh nghiệp như việc tổ chức, huy động vốn, sản xuất kinh doanh, việc phân phối lợi nhuận.

*Gia tăng kết quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân

Gia tăng kết quả sản xuất kinh doanh

Đối với doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.

Kết quả sản xuất của kinh tế tư nhân là đầu ra của hoạt động kinh tế của kinh tế tư nhân, nó được phản ánh bằng các chỉ tiêu sau:

- Doanh thu thuần của doanh nghiệp

Doanh thu thuần của doanh nghiệp là tổng thu nhập của doanh nghiệp do tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra bên ngoài sau khi trừ các khoản thuế (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XNK, thuế GTGT theo phương pháp trựctiếp phải nộp).

- Lợi nhuận của doanh nghiệp

Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu với giá trị vốn của hàng bán, chi phí lưu thông, chi phí quản lý.

Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là nguồn vốn cơ bản để tái đầu tư trong phạm vi doanh nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân. Lợi nhuận là đòn bẩy tài chính hữu hiệu thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đóng góp của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân vào kinh tế- xã hội của địa phương

- Nộp ngân sách Nhà nước

Nộp ngân sách Nhà nước gồm toàn bộ các nguồn thu đã nộp vào ngân sách Nhà nước từ các đơn vị sản xuất kinh doanh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước ngày càng tăng của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân cũng thể hiện sự phát triển của các doanh nghiệp khu vực này, ngoài ra đó còn là nghĩa vụ của khu vực này đối với nền kinh tế.

Để tăng thu ngân sách Nhà nước ngoài việc thực hiện tốt chính sách thuế của Nhà nước quy định, đồng thời giảm thời gian khai thuế làm thủ tục thuế cho các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN. Ngoài ra thực hiện chính sách thuế còn phải tạo ra sự công bằng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động bình thường và ngày càng phát triển.

1.1.2.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực Kinh tế tư nhân

*Nhóm tiêu chí đánh giá về tình hình phát triển số lượng doanh nghiệp

Để đánh giá sự phát triển về số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, người ta có thể dùng một số tiêu chí sau:

+ Số lượng doanh nghiệp qua các năm (tổng số và từng loại);

+ Sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp qua các năm;

+ Tốc độ tăng của các doanh nghiệp (tổng số và từng loại).

* Nhóm tiêu chí đánh giá về gia tăng các nguồn lực trong các doanh nghiệp thuộc khu vựcKinh tế tư nhân

Nguồn nhân lực:Tiêu chí đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực kinh tế tư nhân:

- Số lượng lao động tổng thể và từng loại hình của doanh nghiệp - Trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ của giám đốc

Nguồn lực vật chất: Để đánh giá sự phát triển nguồn lực vật chất của doanh nghiệp kinh tế tư nhân, người ta có thể dùng một số tiêu chí sau:

+ Giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn hàng năm;

+ Tốc độ tăng của tài sản hàng năm ;

Nguồn lực tài chính: Để đánh giá sự phát triển nguồn lực tài chính của doanh nghiệp kinh tế tư nhân, người ta có thể dùng một số tiêu chí sau:

+ Tổng nguồn vốn SXKD (Tổng số và từng loại);

+ Nguồn vốn SXKD bình quân một doanh nghiệp qua các năm;

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

+ Tỷ số tự tài trợ bình quân một doanh nghiệp qua các năm.

* Nhóm tiêu chí đánh giá về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh Hình thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình: Những đặc điểm riêng về hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp trên có ảnh hưởng đến quản trị tài chính doanh nghiệp như việc tổ chức, huy động vốn, sản xuất kinh doanh, việc phân phối lợi nhuận.

*Nhóm tiêu chí đánh giá về gia tăng kết quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của doanh nghiệpthuộc khu vực kinh tế tư nhân

Gia tăng kết quả sản xuất kinh doanh: Để đánh giá mức độ gia tăng của kết quả sản xuất, người ta có thể dùng một số tiêu chí sau:

+ Doanh thu thuần bình quân 01 doanh nghiệp;

+ Lợi nhuận trước thuế bình quân của 01 doanh nghiệp;

Đóng góp của kinh tế tư nhân vào kinh tế - xã hội của địa phương: Để phản ánh thu ngân sách Nhà nước của doanh nghiệp người ta có thể dùng tiêu chí sau:

+ Số tiền nộp ngân sách Nhà nước của khu vực kinh tế tư nhân;

+ Thuế và các khoản nộp vào ngân sách nhà nước bình quân 1 doanh nghiệp.

1.1.3 Tác động của phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đối vớisựphát triển kinh tế xã hội

Khi nghiên cứu về phát triển của các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân có thể kết luận rằng: Tác động và những đóng góp của nó đối với phát triển kinh tế xã hộilà rất lớn vàđược thể hiện qua các khía cạnh sau:

Một là, Sự phát triển của doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN góp phần huy động ngày càng nhiều các nguồn vốn của các tầng lớp nhân dân đầu tư vào sản xuất.

Vốn đầu tư của khu vựcnàyđóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế địa phương.

Hai là, Doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN phát triển góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tăng thu ngân sách cho Nhà nước, mở rộng thị trường, thúc đẩy việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

Để đánh giá đúng được sự phát triển của nó, một tiêu chí quan trọng không thể bỏ qua đó là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà kết quả cuối cùng là các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệp và tổng sản phẩm trong nước đóng góp, nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp đối với Nhà nước.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định thường là 1 năm. Mức độ đóng góp của khu vực KTTN xét về góc độ kinh tế được thể hiện rõ nét nhất chính là tỷ lệ GDP của khu vực KTTN so với GDP của nền kinh tế.

Giá trị sản xuất cuối cùng được thể hiện bằng doanh thu. Một phần doanh nghiệp sẽ thu về cho mình, tiếp tục tái đầu tư, một phần khác doanh nghiệp đóng góp cho Nhà nước theo một tỷ lệ quy định, đó là thuế. Tỷ lệ đóng thuế cho Nhà nước hằng năm phản ánh cụ thể con số thực chất trên góc độ tài chính mà doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Doanh nghiệp đóng thuế càng nhiều chứng tỏ làm ăn có hiệu quả, thể hiện sự lớn mạnh và phát triển của doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN trên địa bàn.

Ba là, Ngoài các đóng góp trực tiếp qua các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp và các chỉ tiêu tài chính ở trên thì sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này còn được thể hiện thông qua các chỉ tiêu về giải quyết việc làm, thu hút lao động địa phương vào làm việc, vấn đề nâng cao

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động chính của doanh nghiệp là thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả phát triển công nghệ do doanh nghiệp được quyền sở

Các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Để đưa lĩnh vực sản xuất VLXD của công ty Long Thọ ngày càng mở rộng về quy mô, hiệu quả kinh

Bắt kịp phong trào từ các thành phố lớn, Huế từ nửa cuối năm 2016 cũng xuất hiện món mì cay đình đám. Ban đầu chỉ là các hàng quán ăn vặt, trà sữa thêm mì cay như một

Phát triển là phải đạt lợi nhuận cao, mở rộng sản xuất kinh doanh theo cả chiều rộng và chiều sâu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường và bắt kịp xu thế của xã hội.Với việc

So với quan điểm trƣớc thì quan điểm này toàn diện hơn ở chỗ nó đã xem xét đến hiệu quả kinh tế trong sự vận động của tổng thể các yếu tố sản xuất gắn kết giữa hiệu quả

Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân được quy định tại Điều 3 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử

Trong những năm qua, nền kinh tế phát triển một cách nhanh chóng nhu cầu vốn ngày càng trở nên cần thiết để sản xuất kinh doanh với tiêu chí phát triển để phục vụ

thẻ điểm cân bằng còn cung cấp các nguồn thông tin phản hồi ngược từ dưới lên ban lãnh đạo tạo điều kiện cập nhật thông tin liên tục trong công việc thực thi chiến lược