• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Việt Nam trên con đường đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2000) - THI247.com

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Việt Nam trên con đường đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2000) - THI247.com"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trang 1 CHỦ ĐỀ 18: VIỆT NAM TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

(1986 – 2000) Mục tiêu

Kiến thức

+ Trình bày được những thành tựu và khó khăn, yếu kém Việt Nam cần khắc phục trong 5 năm đầu thực hiện đổi mới (1986 – 1990).

+ Phân tích được tính tất yếu phải đổi mới; trình bày được những nội dung chủ yếu của đường lối đổi mới đất nước ở Việt Nam.

Kĩ năng

+ Phân tích, đánh giá, so sánh, … các vấn đề, sự kiện lịch sử.

+ Kĩ năng tổng hơp, phân tích tình hình dựa trên những số liệu cụ thể.

(2)

Trang 2 - https://thi247.com/

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1986 – NAY) 1. Hoàn cảnh lịch sử:

a. Thế giới:

- Tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa.

- Liên Xô và các nước Đông Âu đang lầm vào cuộc khủng hoảng toàn diện.

- Công cuộc cải cách – mở cửa của Trung Quốc đã thành công bước đầu.

- Một số nước châu Á đã tiến hành cải cách → trở thành những “con rồng” kinh tế của khu vực.

b. Việt Nam:

- Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng do những sai lầm về chủ trương, chính sách trong việc thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1985).

- Việt Nam đang có những bất lợi trong quan hệ quốc tế → cần điều chỉnh chính sách đối ngoại.

2. Đường lối đổi mới:

a. Thời gian:

Được đề ra từ Đại hội VI (tháng 12 năm 1986), được bổ sung và phát triển qua các kì đại hội tiếp theo.

b. Quan điểm:

- Không thay đổi mục tiêu của CNXH, mà làm cho những mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả với hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

- Đổi mới toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa.

- Đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới chính trị , trọng tâm là đổi mới về kinh tế.

c. Mục tiêu:

Dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

d. Nội dung cụ thể:

- Kinh tế:

+ Xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung quan lieu bao cấp, xây dựng cơ chế thị trường.

+ Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô, trình độ công nghệ.

+ Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN.

+ Thực hiện mở cửa, phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại.

- Chính trị:

+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

+ Xây dựng nên dân chư XHCN, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân; thực hiện đại đoàn kết dân tộc.

+ Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

(3)

Trang 3 - https://thi247.com/

THÀNH TỰU BƯỚC ĐẦU CỦA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI: KẾ HOẠCH 5 NĂM 1986 – 1990

* ĐẠI HỘI VI (THÁNG 12/1986)

- Thay đổi nhận thức về CNXH khoa học: xác định thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam là cả một thời kì lịch sử lâu dài, khó khăn và trải qua nhiều chặng.

- Đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ IV (1986 – 1990).

+ Tập trung sức người, sức của thực hiện những mục tiêu của Ba chương trình kinh tế lớn là: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

+ Nông – lâm – ngư nghiệp là mặt trận hàng đầu và được ưu tiên đáp ứng về vốn, vật tư, lao động, kĩ thuật, …

*KẾT QUẢ THỰC HIỆN - Thành tựu:

+ Về lương thực thực phẩm: đáp ứng được nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân.

+ Về hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi.

+ Kinh tế đối ngoại, phát triển mạnh và mở rộng hơn trước.

+ Kiềm chế được một bước lạm phát, đời sống nhân dân giảm bớt khó khăn.

+ Bước đầu hình thành nên kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường và có sự quản lí của Nhà nước.

+ Bộ máy nhà nước được sắp xếp lại và hoạt động theo hướng phát huy dân chủ nội bộ, quyền làm chủ của nhân dân.

- Hạn chế:

+ Đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.

+ Nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát ở mức cao, thất nghiệp gia tăng.

+ Chế độ tiền lương còn bất hợp lí, mức sống của những người sống chủ yêu bằng lương và của một bộ phận nông dân bị giảm sút.

+ Sự nghiệp văn hóa có những mặt tiếp xúc xuống cấp, hiện tượng tham nhũng, bất công xã hội,

… chưa được khắc phục.

II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN LUYỆN

➢ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyên nhân quyết định về Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới năm 1986 là

(4)

Trang 4 - https://thi247.com/

A. cuộc khủng hoảng ở Liên Xô ngày càng trầm trọng

B. tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu.

C. thành công của công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc.

D. đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội.

Câu 2: Ý nghĩa quan trọng nhất của những thành tựu Việt Nam đạt được trong những năm đầu đổi mới đất nước (1986 – 1990) là

A. củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa.

B. nâng cao vị thế, uy tin của Việt Nam trên trường quốc tế.

C. khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn.

D. đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển.

Câu 3: Nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt của kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) được đề ra tại Đại hội lần thứ VI (tháng 12/1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam là

A. đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước B. đổi mới toàn diện về kinh tế và chính trị C. xây dựng cơ sở vật chất của CNXH D. thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn

Câu 4: Nội dung nào không phải là nội dung đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra từ năm 1986?

A. đổi mới toàn diện, đồng bộ

B. đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị C. đổi mới kinh tế là trọng tâm

D. đổi mới chính trị là trọng tâm

Câu 5: Chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra từ tháng 12/1986 là A. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ B. thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, theo cơ chế thị trường

C. thực hiện công nghiệp hóa, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường D. phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước Câu 6: Việc Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN (1995) có ý nghĩa gì

A. đánh dấu việc ASEAN đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị B. mở ra quá trình liên kết của ASEAN với các nước ngoài khu vực C. nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế

D. mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á

Câu 7: Một trong những thành tựu bước đầu trong quá trình thực hiện kế hoạch Nhà nước (1986-1990) ở Việt Nam là

A. Lạm phát bước đầu được kiềm chế B. Cân bằng cán cân xuất – nhập khẩu

C. Giải quyết được tang trưởng kinh tế với công bằng xã hội D. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức ASEAN

Câu 8: Một trong những thành tựu bước đầu trong quá trình thực hiện kế hoạch nhà nước (1986 – 1990) ở Việt Nam là

(5)

Trang 5 - https://thi247.com/

A. Bộ máy nhà nước các cấp được sắp xếp lại

B. Hiệu quả kinh tế cao, có sự tích lũy từ nội bộ nền kinh tế C. Tạo được sự cân đối trong nền kinh tế đất nước

D. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức ASEAN

Câu 9: Một trong những thành tựu bước đầu của công cuộc đổi mới đất nước (1986 – 1990) ở Việt Nam

A. hàng hóa trên thị trường dồi dào, đa dạng B. có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế

C. cơ cấu kinh tế được xây dựng cân đối, hợp lý D. hiệu quả kinh tế đạt mức cao

Câu 10: Nội dung nào dưới đây thuộc chủ trương đổi mới về chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986)

A. xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nghề, ngành

B. phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN C. xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân D. xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, hình thành cơ chế thị trường

Câu 11: Yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến chủ trương đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986) là

A. thành công của các nước ASEAN khi thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại B. thành công của Liên Xô khi thực hiện công cuộc cải tổ

C. sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông – Tây đầu những năm 70 của thế kỷ XX D. sự phát triển của các cường quốc Mỹ, Nhật Bản, Liên Bang Nga

Câu 12: Năm 1995, Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vì lý do chủ yếu nào dưới đây A. phù hợp với chiến lược “cam kết và mở rộng” của tổng thống B.Clinton

B. đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Việt Nam C. do cuộc đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới D. phù hợp với xu thế hòa bình, hợp tác trên thế giới

Câu 13: Nội dung nào sau đây không phải là chủ trương đổi mới về kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. xây dựng nền kinh tế Quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề B. xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu

C. hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước D. xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung

Câu 14: Từ năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra chủ trương đổi mới trong lĩnh vực nào là chủ yếu A. kinh tế và chính trị

B. kinh tế và văn hóa C. chính trị và văn hóa D. văn hóa và tư tưởng

Câu 15: Trọng tâm của đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra từ năm 1986 là đổi mới về A. kinh tế

(6)

Trang 6 - https://thi247.com/

B. chính trị C. tư tưởng D. văn hóa

Câu 16: Nội dung của Ba chương trình kinh tế lớn ở Việt Nam (1986 – 1990) là A. hàng hóa tiêu dùng, hàng xuất khẩu và máy móc

B. lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu C. lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và máy móc D. máy móc, lương thực – thực phẩm, hàng xuất khẩu

Câu 17: Một trong những hạn chế trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 1990) ở Việt Nam

A. lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất – kĩ thuật lạc hậu B. tình trạng khủng hoảng chính trị - xã hội kéo dài

C. kinh tế đối ngoại không có sự chuyển biến đáng kể D. tình trạng lạm phát đang ở mức rất cao

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 1990) ở Việt Nam

A. đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng về chính trị B. nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát vẫn ở mức cao C. chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế

D. đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn

Câu 19: Trong đường lối đổi mới đề ra từ năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nhằm

A. khơi xây dậy được tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng.

B. thực hiện chủ trương chung của hệ thống XHCN

C. tập trung sức mạnh để phát triển công nghiệp nặng và xuất khẩu D. phục vụ cho công cuộc cải tạo XHCN.

Câu 20: Trong đường lối đổi mới đề ra từ năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lí của Nhà nước nhằm

A. giải quyết tình trạng khủng hoảng kéo dài về chính trị B. phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân C. xóa bỏ hoàn toàn thành phần kinh tế quốc doanh D. phát triển kinh tế theo định hướng tư bản chủ nghĩa

Câu 21: Nội dung đường lối đổi mới đi lên CNXH ở Việt Nam (đề ra từ năm 1986) là A. đổi mới toàn diện, đồng bộ trọng tâm là đổi mới chính trị

B. đổi mới toàn diện, đồng bộ trọng tâm là đổi mới kinh tế C. thay đổi mục tiêu, chiến lược đi lên CNXH

D. đổi mới lần lượt từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, tư tưởng

Câu 22: Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986) Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định trọng tâm của công cuộc đổi mới là

A. kinh tế

(7)

Trang 7 - https://thi247.com/

B. chính trị C. văn hóa D. tư tưởng

Câu 23: Những thành tựu đạt được của Việt Nam giai đoạn 1986 – 1990 chứng tỏ

A. đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp B. kế hoạch xây dựng bước đầu cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội đã thành công C. đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới đã hoàn thành

D. bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng lạm phát

Câu 24: Tình hình thế giới và trong nước những năm 80 của thế kỉ XX đặt ra yêu cầu cấp bách nào đối với Việt Nam

A. hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp B. tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện C. hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa D. tập trung phát triển công nghiệp nặng

Câu 25: Bài học xuyên suốt của tiến trình cách mạng Việt Nam từ năm 1930 – 2000 là A. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang

B. cô lập, phân hóa cao độ hàng ngũ kẻ thù C. không ngừng tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế D. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH

Câu 26: Hiện nay, tổ chức nào ở Việt Nam có chức năng tập hợp và đoàn kết toàn dân A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

B. Mặt trận Liên Việt

C. Mặt trận Dân tộc thống nhất D. Mặt trận Dân tộc Việt Nam

1-D 2-C 3-D 4-D 5-D 6-D 7-A 8-A 9-A 10-C

11-A 12-D 13-D 14-A 15-A 16-B 17-A 18-A 19-A 20-B 21-B 22-A 23-A 24-B 25-D 26-A

https://thi247.com/

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 7: Sau Cách mạng tháng Tám 1945, để xây dựng một nền tài chính độc lập, Quốc hội nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định.. lƣu hành

- Tháng 9/1975: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24 đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.. • Lấy tên nước là Cộng hòa xã

+ Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình,

- Tận dụng thời cơ Nhật dầu hàng; quân Đồng minh chưa tiến vào Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền → cách mạng

+ Hiểu rõ những đặc điểm trong phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ

+ Nêu được những nét chính về công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế độc lập, tự chủ của nhân dân Đại Việt trong các thế kĩ X - XV.. + Trình bày đưực nét

- Mục tiêu và nhiệm vụ Đảng đề ra trong giai đoạn 1996-2000 là đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hóa

Quan điểm và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyển xãhội chủnghĩa Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội