• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Xã hội học số 4 (56), 1996 17

ĐÀO TẠO XÃ HỘI HỌC- VẤN DỀ CẤP BÁCH TRONG

CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN

NGUYỄN VIẾT VƯỢNG

ừ những năm đầu của thập kỷ 50, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 2 phát triển như vũ bão dẫn tới những thành quả to lớn về sản xuất, kinh tế và những biến đổi trong đời sống xã hội, đã đặt ra cho ngành xã hội học nhiều vấn đề phải nghiên cứu, giải quyết. Đến nay, xã hội học đã tiến một bước dài trên con đường phát triển.

T

Ở nước ta, xã hội học đã được nghiên cứu, giảng dạy, vận dụng ở một số viện nghiên cứu trường đại học và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên trong hoạt động của các đoàn thể, đặc biệt là hoạt động công đoàn, xã hội học cần được nghiên cứu và áp dụng rộng hơn, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, với hệ thống tổ chức rộng lớn gồm 61 Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, 25 công đoàn ngành nghề toàn quốc và 30.000 công đoàn cơ sở. Vị trí, vai trò của công đoàn ngày càng nâng cao trong xã hội Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường, công đoàn cần đẩy mạnh hơn nữa các mặt hoạt động xã hội. Việc chuyển đổi cơ chế quản lý tất yếu dẫn đến những biến đổi lớn lao trong đời sống xã hội. Để ổn định và phát triển xã hội, cần có các phương pháp, biện pháp hữu hiệu để tiếp cận, giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh do tác động của cơ chế thị trường.

Trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, các đoàn thể, tổ chức xã hội thực sự có sức mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển đất nước như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ ra.

Hoạt động đoàn thể nói chung và hoạt động công đoàn nói riêng tác động vào mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội... của đất nước. Cho nên người cán bộ công đoàn có thể là nhà hoạt động chính trị, nhà quản lý kinh tế - xã hội, nhưng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế cần có những cán bộ công đoàn là những nhà hoạt động xã hội giỏi. Cán bộ công đoàn cần am hiểu sâu sắc về cơ cấu xã hội, về các thiết chế xã hội, về các mối quan hệ xã hội giữa các cá nhân và các nhóm, giữa các nhóm, các tập thể với nhau trong cộng động xã hội. Như vậy, trong hoạt động thực tiễn đa dạng, phong phú, và phức tạp do có sự chuyển dịch về cơ cấu xã hội bởi tác động của cơ chế thị trường, người cán bộ công đoàn ngoài sự am hiểu về chuyên môn, về công đoàn, còn cần có kiến thức về cách tiếp cận các đối tượng xã hội, đặc biệt là tiếp cận công nhân lao động, biết cách hòa nhập vào đời sống cộng đồng để vận động, tập hợp quần chúng công nhân lao động tham gia vào các hình thức thích hợp như công đoàn, nghiệp đoàn, hội nghề, hội lao động... từ đó tham gia quản lý nhà nước, xã hội, doanh nghiệp: góp phần ổn định chính trị và phát triển xã hội.

Để có được đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

(2)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 18 Đào tạo xã hội học ...

động công đoàn, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở trường Đại học Công đoàn, ngoài việc nâng cao kiến thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức về kinh tế thị trường, về quản lý kinh doanh, về pháp luật ... còn cần đặc biệt chú ý đến kiến thức xã hội học - phần kiến thức quan trọng mà trước đây chưa được coi trọng đúng mức. Hiện nay trong chương trình các ngành đào tạo tại trường Đại học Công đoàn như Xây dựng công đoàn, Quản trị kinh doanh, Bảo hộ lao động đều có bố trí một số đơn vị học trình về xã hội học. Tuy nhiên điều này chưa đủ đáp ứng yêu cầu để tăng cường việc xã hội hóa hoạt động công đoàn, nâng cao uy tín của công đoàn trong hệ thống chính trị và trong xã hội.

Công đoàn cần đào tạo cán bộ chuyên sâu về xã hội học, ngoài các kiến thức đại học đại cương, giai cấp công nhân, lý luận và nghiệp vụ công tác công đoàn trong chương trình đào tạo cần có một số kiến thức chuyên ngành như : Cơ cấu xã hội, giới và gia đình, xã hội học nông thôn, xã hội học đô thị, tổ chức và quản lý xã hội, công tác xã hội, chính sách xã hội, xã hội học văn hóa, xã hội học giáo dục, xã hội học về dư luận xã hội và thông tin đại chúng. Phương pháp, kỹ thuật điều tra xã hội học cũng cần được coi trọng. Những kiến thức này sẽ giúp cho cán bộ công đoàn dù hoạt động chuyên trách hay bán chuyên trách, dù công tác trong doanh nghiệp nhà nước hoặc các thành phần kinh tế khác đều có khả năng vận động tập hợp được đông đảo quần chúng, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của họ, thực hiện tất các chức năng của tổ chức công đoàn.

Ngày 15 tháng 5 năm 1996 trường Đại học Công đoàn Việt Nam vừa tròn 50 năm ngày thành lập trường.

Trường tiến hành đào tạo cán bộ công đoàn, công nhân lao động ở bậc đại học từ năm 1978. Đến nay đã có hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp đang công tác ở các cấp công đoàn và các đoàn thể, tổ chức xã hội khác. Từ năm 1992 Trường chuyển thành trường Đại học đa ngành, hòa nhập vào hệ thống giáo dục đào tạo quốc gia. Việc đào tạo cán bộ công đoàn theo ngành xã hội học tại trường Đại học Công đoàn với đặc thù của một đoàn thể, một tổ chức chính trị - xã hội là cần thiết và có những thuận lợi, song cũng gặp không ít khó khăn, những vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết như : Đối tượng đào tạo, nội dung, chương trình, đội ngũ cán bộ giảng dạy xã hội học, đầu ra của sản phẩm đào tạo...

Ngành xã hội học nếu được mở ra ở trường Đại học Công đoàn, không chỉ đào tạo riêng cho cán bộ công đoàn, mà có thể đào tạo cán bộ cho các đoàn thể khác khi có nhu cầu. Với sự phối hợp nghiên cứu của các đoàn thể, các nhà khoa học, sự ủng hộ của các cấp, các ngành, tin rằng ngành đào tạo mới - xã hội học đoàn thể - sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần xây dựng giai cấp công nhân, đội ngũ cán bộ đoàn thể, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

12 Chương 1: Tài liệu nội sinh với công tác nghiên cứu và đào tạo tại Trường Đại học Thủy lợi Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng và quản lý nguồn tài liệu nội sinh tại thư

Cơ sở khoa học xây dựng Chương trình a Cơ sở pháp lý Chương trình Giáo dục thể chất GDTC của HUBT thuộc chương trình đào tạo trình độ đại học phần kiến thức giáo dục đại cương,

Thời gian tới, công ty có thể mở rộng thêm một số nguồn tuyển dụng như: Liên kết với các trường Đại học, Trường Cao đẳng, Trường đào tạo chuyên nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ như tài

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ NỮ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH HÒA1 HÀ TUẤN ANH2 Tóm tắt: Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ được phản

Trên cơ sở nền tảng lý thuyết và tiếp cận với tình hình thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định, luận văn đã đi sâu

Dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh thành công mà công ty đã thu hút đƣợc nguồn chất xám có chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu kinh doanh hiện tại của công ty * Hạn chế: Dựa trên tình

ÁP DỤNG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỌNG ĐIỂM NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 4.1 Qui trình triển khai tại Khoa Công nghệ thông tin Trong giai đoạn đầu, Khoa Công nghệ thông tin đặt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG --- HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH TÂN VIỆT CƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY