• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đặc điểm nào sau đây không đúng với cấu trúc địa hình Việt Nam? A

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đặc điểm nào sau đây không đúng với cấu trúc địa hình Việt Nam? A"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN THOẠI ĐỀ THI THAM KHẢO

(Đề thi có 05 trang)

ĐỀ 5

KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1. Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên A. có nhiều tài nguyên khoáng sản. B. có nền nhiệt độ cao.

C. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá D. thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.

Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với cấu trúc địa hình Việt Nam?

A. Cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại.

B. Có sự phân bậc theo độ cao.

C. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

D. Địa hình núi cao chiếm diện tích lớn.

Câu 3. Nằm chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng là A. các sơn nguyên B. các cao nguyên

C. các núi thấp D. các bề mặt bán bình nguyên

Câu 4. Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng thềm lục địa biển Đông của nước ta là A. quặng sắt. B. dầu khí. C. than đá. D. quặng đồng.

Câu 5. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện ở A. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.

B. hàng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt Mặt Trời lớn.

C. trong năm, Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời.

D. trong năm, Mặt Trời hai lần lên thiên đỉnh.

Câu 6. Điểm nào sau đây thể hiện nước ta dân đông?

A. Đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới.

B. Nước ta có dân số đông và có nguôn lao động dồi dào.

C. Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước.

D. Có 54 dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thổ đất nước.

Câu 7. Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta là A. đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.

B. phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước.

C. đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

D. chuyển một số nhà máy từ thành thị về nông thôn.

Câu 8. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta, ngành chiếm tỷ trọng cao nhất là A. trồng cây lương thực. B. trồng cây công nghiệp.

C. chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản. D. các dịch vụ nông nghiệp.

Câu 9. Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu sản phẩm nông nghiệp?

A. Các loại đất trồng khác nhau giữa các vùng đất nước.

B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá rõ rệt theo lãnh thổ.

C. Nguồn nước khác nhau rất nhiều giữa các đồng bằng.

(2)

D. Địa hình đa dạng, có cả núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng.

Câu 10. Điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta là

A. bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng. B. nhu cầu của thị tường thế giới ngày càng lớn.

C. có nhiều sông ngòi, kênh rạch. D. nhân dân có nhiều kinh nghiệm đánh bắt.

Câu 11. Ý nghĩa sinh thái của rừng là

A. nguồn sống của đồng bào dân tộc ít người. B. điều hòa khí hậu, bảo vệ động thực vật.

C. bảo vệ hồ thủy điện và thủy lợi. D. cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.

Câu 12. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực lớn hơn vùng Đồng bằng sông Hồng là do

A. có năng suất lúa cao hơn. B. có diện tích trồng cây lương thực lớn hơn.

C. có truyền thống trồng cây lương thực lâu đời hơn. D. có trình độ thâm canh cao hơn.

Câu 13. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có cơ cấu ngành đa dạng nhờ

A. có thị trường trong và ngoài nước rộng lớn. B. có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao.

C. có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng. D. có nguồn nguyên liệu tại chỗ và thị trường rộng lớn.

Câu 14. Ý nào sau đây không phải là thế mạnh của Trung du miền núi Bắc Bộ?

A. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.

B. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

C. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp đặc thù.

D. Chăn nuôi gia súc và kinh tế biển.

Câu 15. Đặc điểm nào dưới đây không phải của Trung du miền núi Bắc Bộ?

A. Giàu khoáng sản nhất nước. B. Giàu lâm sản nhất nước.

C. Tiềm năng thủy điện lớn nhất nước. D. Có diện tích lớn nhất.

Câu 16. Hạn chế lớn nhất của Đồng bằng sông Hồng trong việc phát triển kinh tế - xã hội là A. những tai biến do thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa gây ra.

B. cơ cấu kinh tế chuyển biến chậm, nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn.

C. mật độ dân số quá cao gây sức ép lên đời sống kinh tế - xã hội.

D. tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái, thiếu hầu hết các nguồn nguyên liệu.

Câu 17. Trong điều kiện canh tác hiện nay, biện pháp sử dụng hợp lý nhất đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là

A. cải tạo tự nhiên, mở rộng diện tích đất canh tác.

B. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ phù hợp.

C. giữa các vụ thu hoạch, cho đất nghỉ để phục hồi độ phì của đất.

D. chuyển toàn bộ diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây có giá trị hơn.

Câu 18. Vai trò chính của rừng phi lao ven biển của vùng Bắc Trung Bộ là A. điều hoà dòng chảy của sông ngòi. B. chống xói mòn, lũ quét.

C. ngăn chặn sự xâm nhập mặn. D. ngăn chặn sự di chuyển của các cồn cát.

Câu 19. Bắc Trung Bộ là vùng duy nhất ở nước ta mà tất cả các tỉnh đều giáp với

A. Tây Nguyên và Lào. B. Lào và biển.

C. biển và Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ và Lào.

Câu 20. Ngành sản xuất được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Duyên hải Nam Trung Bộ là A. kinh tế biển. B. chăn nuôi gia súc lớn và gia cầm.

C. khai thác và chế biến gỗ lâm sản. D. cây công nghiệp hàng năm.

Câu 21. Điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lý của vùng Tây Nguyên?

A. Giáp Biển Đông. B. Liền kề vùng Đông Nam Bộ.

(3)

C. Giáp miền Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia. D. Nằm sát vùng Duyên hải nam Trung Bộ.

Câu 22. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là A. đất bạc màu. B. nhiều sương muối. C. sông ngắn và dốc. D. mùa khô kéo dài.

Câu 23. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đều có chung thế mạnh về A. chăn nuôi gia súc. B. trồng cây công nghiệp.

C. dầu mỏ và quặng bô xít. D. quặng bôxit và thủy năng.

Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào có chung biên giới với Trung Quốc và Lào

A. Lai Châu B. Điện Biên C. Sơn La D. Lào Cai

Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung Ương ?

A. Đà Nẵng B. Cần Thơ C. Hải Phòng D. Huế

Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh B. Hải Phòng, Bà Rịa- Vũng Tàu C. Hà Nội, Hải Phòng D. TP. Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một

Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết vùng có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước

A. Duyên hải miền Trung B. Đông Nam Bộ

C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Đồng bằng sông Hồng

Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, hãy cho biết điểm đầu và điểm cuối của quốc lộ 1A đi từ Bắc vào Nam

A. Hữu Nghị đến Năm Căn. B. Hữu Nghị đến Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Hữu Nghị đến Cần Thơ. D. Hữu Nghị đến Mỹ Tho.

Câu 29. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 24, hãy cho biết nhận định nào sau đây là không đúng khi nhận xét về giá trị xuất – nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 – 2007)?

A. Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu. B. Giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu.

C. Tổng giá trị xuất nhập khẩu đều tăng. D. Giá trị nhập siêu ngày càng lớn.

Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 25, hãy cho biết địa danh nào sau đây là di sản thiên nhiên thế giới?

A. Cố đô Huế. B. Thánh địa Mỹ Sơn.

C. Phố cổ Hội An. D. Phong Nha – Kẻ Bàng.

Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết tuyến đường ô tô nào nối liền vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên?

A. Quốc lộ 14 và 20. B. Quốc lộ 13 và 14.

C. Quốc lộ 1 và 14. D. Quốc lộ 1 và 13.

Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết các tuyến đường Bắc – Nam chạy qua vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Quốc lộ 1A và đường 14. B. Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam.

C. Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh. D. Đường sắt Bắc – Nam và đường Hồ Chí Minh.

(4)

Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, hãy cho biết 2 cửa khẩu quốc tế nào sau đây nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc?

A. Lào Cai, Hữu Nghị. B. Lào Cai, Na Mèo.

C. Móng Cái, Tây Trang. D. Hữu Nghị, Na Mèo.

Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết nhận định nào không đúng về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo nhóm ngành?

A. Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm và công nghiệp chế biến có xu hướng tăng B. Tỉ trọng công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến có xu hướng tăng

C. Tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước có xu hướng giảm

D. Tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước có luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất Câu 35. Cho biểu đồ về GDP/người của một số quốc gia qua các năm:

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Cơ cấu GDP/người của một số quốc gia qua các năm.

B. Quy mô GDP/người của một số quốc gia qua các năm.

C. Quy mô và cơ cấu GDP/người của một số quốc gia qua các năm.

D. Tốc độ tăng trưởng GDP/người của một số quốc gia qua các năm.

Câu 36. Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG KHAI THÁC THAN SẠCH VÀ DẦU THÔ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn tấn)

Sản lượng khai thác 2010 2011 2012 2013 2014

Than sạch 44 835,0 46 611,0 42 083,0 41 064,0 41 086,0

Dầu thô 15 014,0 15 185,0 16 739,0 16 705,0 17 392,0

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016) Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A. Sản lượng khai thác dầu thô tăng liên tục qua các năm.

B. Sản lượng khai thác than sạch luôn cao hơn sản lượng dầu thô.

C. Sản lượng khai thác dầu thô tăng không liên tục qua các năm.

D. Sản lượng khai thác than sạch không ổn định và có xu hướng giảm Câu 37. Việc đưa vào sử dụng đồng tiền chung Euro nhằm

A. cạnh tranh với các đồng ngoại tệ mạnh khác.

(5)

B. nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.

C. tạo thuận lợi cho việc thực hiện tự do di chuyển.

D. biến EU thành một tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.

Câu 38. Cho biểu đồ:

Nhận xét nào sau đây là đúng trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế Hoa Kì?

A. Giảm tỷ trọng nông nghiệp. B. Tăng tỷ trọng công nghiệp.

C. Công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất . D. Tăng tỷ trọng dịch vụ.

Câu 39. Tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa là

A. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo. B. Tự do hóa thương mại.

C. Kinh tế chậm phát triển. D. Tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia.

Câu 40. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)

Năm 1990 1995 2000 2005 2010 2015

Tốc độ tăng trưởng GDP 5,1 1,5 2,3 2,5 4,7 0,5

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giảm liên tục.

B. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản cao hàng đầu thế giới.

C. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản không ổn định.

D. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản thấp và hầu như không biến động.

(6)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng sông ngòi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có sự phân hóa đa dạng2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt

Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang Công nghiệp chung, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 40-120 nghìn tỉ đồng A.. Căn cứ Atlat

Bài 1 Trang 47 Tập Bản Đồ Địa Lí: Dựa vào bảng số liệu 34.1 trong SGK, em hãy: Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của ngành công nghiệp

Câu 54: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nào sau đây có qui mô nhỏ?.

- Một số ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp: chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt.. - Xu hướng: Giảm tỉ trọng các

Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trong giá trị sản xuất của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng năm 2007 ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất làA.

Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết ngành khai thác chế biến lâm sản có ở trung tâm công nghiệp nào sau đâyA. Thiên tai nào sau đây không xảy ra

- Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta khá đa dạng và đầy đủ các ngành quan trọng gồm 3 nhóm với 29 ngành: nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành); nhóm công nghiệp