• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
25
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần thứ:23 TÊN CHỦ ĐỀ LỚN:

Thời gian thực hiện:

Tên chủ đề nhánh1: Một số loại cây Thời gian thực hiện Từ ngày 19/02 A TỔ CHỨC CÁC Hoạt

động

Nội dung Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị

Đón trẻ -

Chơi -

Thể dục sáng

1. Đón trẻ:

Vào lớp, hướng dẫn trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.

2 .Chơi theo ý thích:

- Chơi với các đồ chơi trong lớp

Trò chuyện với trẻ về chủ đề một số loại cây

3. Thể dục sáng:

4. Điểm Danh

- Trẻ thích đến lớp, đến trường.

- Trẻ biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Giáo dục trẻ biết chảo hỏi, lễ phép với người lớn, chơi đoàn kết với bạn

- Chơi theo ý thích, biết chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi..

- Trẻ biết trò chuyện cùng cô và biết trả lời những câu hỏi đơn giản của cô.

- Trẻ biết tên một số loại cây xanh

- Giáo dục trẻ biết bảo vệ và chăm sóc cây xanh

- Tạo thói quen thể dục cho trẻ - Phát triển các cơ vận động cho trẻ . Giáo dục trẻ yêu thích tập thể dục

- Trẻ biết tên mình tên bạn.

- Biết dạ cô khi gọi đến tên

- Phòng học thông thoáng sạch sẽ

- Đồ dùng đồ chơi

- Câu hỏi

- Sân tập.

- Bài tập

- Sổ điểm danh

(2)

từ ngày 19 /02 đến ngày 16/03/ 2018) Số tuần thực hiện 1 tuần

đến ngày 23/02/2018

HO T Đ NG

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ

1. Đón trẻ:

- Cô đến sớm vệ sinh thông thoáng phòng học, lau nhà lấy nước uống.

- Cô niềm nở với trẻ với phụ huynh trẻ đón trẻ vào lớp.

- Nhắc trẻ chào cô giáo bố mẹ các bạn, cô trao đổi với phụ huynh về trẻ

- Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

2.Trẻ chơi đồ chơi theo ý thích:

3. Trò chuyện: Trò chuyện về một số loại cây xanh nhé::

- Cô cho trẻ đi quan sát cây bàng - Đây là cây gì?

- Các con thấy thân cây thế nào?

- Cây trồng để làm gì?

- Còn đây là cây gì?

- Ngoài ra co còn biết những loại cây gì nữa?

- - Giáo dục trẻ chăm sóc và biết bảo vệ cây xanh .như tưới nước ,nhổ cỏ ,bón phân .

- Không được ngắtt lá bẻ cành cây 3. Thể dục

Khởi động: - Cô kiểm tra sức khỏe trẻ

- Cho trẻ đi vận động theo bài : Cây cao, cỏ thấp + Trọng động: BTPTC

+ Động tác 1: Cây cao +Động tác 2: Hái hoa +Động tác 3: Cây thấp

+ Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi lại một hai vòng nhẹ nhàng 4.- Điểm danh: Cô lấy sổ điểm danh trẻ tới lớp.

- Khuyến khích trẻ đi học đều đúng giờ

- Trẻ chào cô giáo. bố mẹ, các bạn.

- Trẻ cất đồ dùng

- Trẻ chơi - Trẻ kể

-Trẻ trò chuyện cùng cô.

-Dạ cô

- Trẻ tập

-Trẻ đi lại nhẹ nhàng.

(3)

A.TỔ CHỨC CÁC Hoạt

động

Nội dung Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động góc Hoạt động chơi, tập

Góc phân vai: Làm cô bán hàng, nấu ăn

Góc HĐVĐV: Xây chợ,vườn cây ăn quả

-

Góc sách:

- Xem tranh , truyện ,tô màu các loại cây

Góc nghệ thuật:

- Biểu diễn hát các bài hát về chủ đ

Góc phân vai:

- Trẻ biết nhập vai chơi.

- Trẻ tập làm người lớn, mẹ , con

- Chơi cùng với bạn đoàn kết

Góc HĐVĐV:

- Trẻ biết xây chợ, vườn cây ăn quả

- Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay.

- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh sau khi chơi.

-Trẻ biết vào góc chơi - Trẻ biết nhập vai chơi.

Góc sách:

- Biết cách xem tranh ảnh,

-Rèn sự chú ý cho trẻ.

Góc nghệ thuật:

- Trẻ biết biểu diễn mạnh dạn tự ti

- Đồ chơi

- Một số đồ chơi xếp hình

- Tranh ảnh

- Dụng cụ âm nhạc

HO T Đ NG

(4)

*. Trò chuyện chủ đề:

- Mở nhạc bài “Em yêu cây xanh” cho trẻ nghe

* Ổn định tổ chức:

Trò chuyện về chủ đề, cô nhắc lại chủ đề khám phá.

1. Thỏa thuận chơi:

- Hỏi trẻ: Lớp mình gồm có những góc chơi nào?

- Côđã chuẩn bị rất nhiều góc chơi cho các con gồm những góc sau: Góc nghệ thuật, góc đóng vai , góc HĐVĐV, góc sách.

- Con thích chơi ở góc nào?

- Con rủ bạn nào cùng chơi?

- Cho trẻ nhận góc chơi, vai chơi

- Con định đóng vai gì? Chơi ở góc nào?

- Con sẽ chơi như thế nào ở góc đó?

2.Qúa trình chơi:

- Cô chọn một trẻ nhanh nhẹn làm nhóm trưởng để phân vai chơi cho các bạn trong nhóm.

- Cô dặn dò trẻ trong khi chơi các con phảiđoàn kết không tranh giànhđồ chơi của bạn, chơi xong các con phải cấtđồ dùng, đồ chơi đúngnơi quy định.

- Cô bao quát trẻ chơi, nắm bắt khả năng chơi của trẻ.

- Góc nào còn lúng túng. Cô chơi cùng trẻ, giúp trẻ.

- Cô hướng dẫn trẻ gợi mở, hướng trẻ chơi ở các góc, bổ xung sắp xếp đồ dùng đồ chơi cho trẻ

3. Kết thúc :

- Cô nhận xét trong quá trình trẻ chơi.

- Cô cho trẻ thu dọn cất đồ dùng đồ chơi

-Nghe hát

- Trả lời theo ý hiểu.

- Trả lời.

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

- Trẻ cất đồ chơi

A.TỔ CHỨC CÁC

(5)

Hoạt động

Nội dung Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động ngoài trời

_

Hoạt động chơi, tập

1. Hoạt động có mục đích:

- Quan sát thời tiết, quan sát cây xanh

2.Trò chơi vận động - Bóng tròn to, dung dăng dung dẻ, gieo hạt,

3.Chơi tự do

- Chơi với cát nước -Chơi với đồ chơi ngoài trời( Xích đu,đu quay,cầu trượt).

- Hứng thú tham gia hoạt động.

- Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với không khí và tắm nắng.

- Trẻ biết quan sát thời tiêt,nắng, dâm,bầu trời nhiều mây, có gió...

- Biết trả lời câu hỏi của cô - Rèn khả lăng quan sát cho trẻ

- Giáo dục trẻ yêu quý thiên nhiên, bảo vệ môi trường - Trẻ biết cách chơi trò chơi - Phát triển kỹ năng vận động cho trẻ.

- Rèn luyện khả năng vận động linh hoạt cho trẻ và sự chú ý của trẻ

- Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái

- Phát triển sự sáng tạo cho trẻ

- Trẻ chơi vui vẻ thoải mái

- Địa điểm quan sát sân trường sạch sẽ

- Sân chơi

- Đồ chơi ngoài trời HOẠT ĐỘNG

(6)

*. Ổn định tổ chức:

- Cô kiểm tra sức khỏe, cho trẻ đội mũ ,đeo dép vừa đi vừa cho trẻ hát bài “ Đi chơi” đến địa điểm quan sát 1. Hoạt động có chủ đích:

* Quan sát: + Quan sát các hiện tượng tự nhiên - Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?

- Bầu trời ra sao?

- Khi trời lạnh các con phải ăn mặc quần áo như thế nào?

- Giáo dục trẻ mặc quần áo phù hợp với thời tiết.

- Giáo dục trẻ không vặt lá bẻ cành, biết giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ.

* Quan sát cây xanh:

Cho trẻ quan sát cây bàng ở sân trường.

Hỏi trẻ đây là cây gì?

-Con thấy cây có tác dụng gì?

- Các con phải làm gì để cho cây phát triển ?

Đây là cây bàng này cành lá rất xum xuê cây trồng để lấy gỗ và để che râm.các con phải biết bảo vệ cây xanh này, không được ngắt lá bẻ cành cây

2. Trò chơi vận động: Gieo hạt - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi

- Cách chơi: cô cho cả lớp đứng thành vòng tròn và chơi gieo hạt trẻ làm theo động tác của cô.

* Dung dăng dung dẻ, Bóng tròn to

- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi cho trẻ - Cho trẻ chơi 2-3 lần

- Cô động viên khuyến khích trẻ 3. Chơi tự do:

- Cô bao quát trẻ chơi với các đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn thương tích cho trẻ.

- Chơi với cát nước 4. Kết thúc:

- Nhận xét tuyên dương

- Hát

-Trẻ trả lời

- Trả lời

-Trẻ nghe

- Trẻ lắng nghe -Trẻ chơi

- Trẻ chơi

A.TỔ CHỨC CÁC

(7)

Hoạt động

Nội dung Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động ăn

- Trước khi ăn

- Trong khi ăn

- Sau khi ăn

- Trẻ biết các thao tác rửa tay.

- Trẻ hiểu vì sao phải rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.

- Trẻ biết tên các món ăn và tác dụng của chúng đối với sức khỏe con người.

- Trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất

- Trẻ biết lấy nước uống, đi vệ sinh sau khi ăn

- Nước sạch bàn ăn, khăn - Bàn ăn, các món ăn

Hoạt động ngủ

- Trước khi ngủ

- Trong khi ngủ

- Sau khi ngủ

- Rèn cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc.

- Trẻ ngủ ngon đúng tư thế

- Tạo cho trẻ có tinh thần thoải mái sau khi ngủ dậy.

- Phản, chiếu, gối, phòng ngủ

-Trẻ yên tĩnh, phòng ngủ đủ ánh sáng

Bài tập

HO T Đ NG

(8)

* Trước khi ăn: Vệ sinh cá nhân

- Cô giới thiệu các thao tác rửa tay gồm 5 bước sau:

+ Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau

+ Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay

này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.

+ Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn

- Tổ chức cho trẻ rửa tay. ( Trẻ nào chưa thực hiện được cô giúp trẻ thực hiện)

* Cô hướng dẫn trẻ rửa mặt

* Trong khi ăn:

- Tổ chức cho trẻ ăn.Cô giới thiệu các món ăn và các chất dinh dưỡng, nhắc trẻ ăn gọn gàng, ăn hết xuất.

- Cô mời trẻ, trẻ mời cô và các bạn

* Sau khi ăn:

- Trẻ ăn xong nhắc trẻ uống nước,lau miệng, đi vệ sinh - * Trước khi ngủ: Cô kê phản dải chiếu, lấy gối cho trẻ.

- Cô điều chỉnh ánh sáng nhiệt độ phòng ngủ . - Cho trẻ ngủ nằm đúng tư thế.

* Trong khi ngủ:Cô bao quát trẻ ngủ chú ý những tình huống có thể xảy ra.

* Sau khi trẻ ngủ dậy: nhắc trẻ cất gối đi vệ sinh.

- Trẻ nghe và thực hành các bước rửa tay cùng cô.

- Trẻ rửa tay.

-Trẻ nghe cô

- Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn

-Trẻ uống nước , vệ sinh

-Trẻ đọc

-Trẻ ngủ

A.TỔ CHỨC CÁC

(9)

Hoạt động

Nội dung Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị

Chơi, Hoạt động Theo

ý thích, -Chơi tập

+ Trẻ ôn bài buổi sáng + Trẻ vào chơi các góc

-Biểu diễn văn nghệ về chủ đề

- Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần

- Trẻ ôn lại bài sáng học

- Trẻ biết vào góc chơi theo ý thích

- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát.

- Trẻ biết xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi

- Hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ

- Trẻ mạnh dạn tự tin, yêu thích văn nghệ

- Biết nhận xét mình, nhận xét bạn

- Biết 3 tiêu chuẩn bé ngoan

-Bài

hát,thơ,truyện -Đồ chơi - Đồ chơi ở các góc

- Dụng cụ âm nhạc

- Cờ, bảng bé ngoan

Trả trẻ

-Vệ sinh cá nhân cho trẻ

-Trẻ ra về

-Trẻ sạch sẽ thoải mái vui sẻ

- Trẻ biết chào cô, chào bạn trước khi về

- Trả trẻ tận tay phụ huynh

Đồ dùng cá nhân của trẻ

B HOẠT ĐỘNG

(10)

-Ôn lại các hoạt động buổi sáng

+ Hỏi trẻ sáng nay con được học những gì?

+ Nếu trẻ không nhớ cô gợi ý để trẻ nhớ lại.

+ Tổ chức cho trẻ ôn bài.

+ Động viên khuyến khích trẻ - Chơi theo ý thích

+ Cô cho trẻ về góc chơi theo ý thích

+cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi

+Cô bao quát trẻ, đến chơi cùng trẻ -Con đang chơi trò chơi gì?

- Con nấu món gì vậy? Cô chơi cùng trẻ

+cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi.

- Biểu diễn văn nghệ:

+ Cô cho trẻ hát, biểu diễn các bài hát về chủ đề + Cô động viên khuyến khích trẻ

- Nhận xét – nêu gương cuối ngày- cuối tuần + Cô mời từng tổ đứng lên các bạn nhận xét + Cô nhận xét trẻ

+ Tổ chức cho trẻ cắm cờ cuối ngày + Phát bé ngoan cuối tuần

-Trẻ đọc bài thơ, hát,..về chủ đề

- Trẻ trả lời câu hỏi của cô

-Trẻ chơi theo ý thích các góc

-Trẻ vui vẻ thoải mái

-Trẻ cắm cờ.

- Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ

- Trả trẻ tận tay phụ huynh. Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày

- Nhắc trẻ chào cô và các bạn trước khi về

-Trẻ chào cô chào bạn ra về.

Thứ 2 ngày 19 tháng 02 năm 2018

(11)

TÊN HOẠT ĐỘNG: Thể dục:

VĐCB: Bật tiến về phía trước TCVĐ: Con rùa

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Kiến thức: - Trẻ biết cách bật tiến về phía trước

- Dạy trẻ biết nhún chân để bật nhảy theo cô. Biết chạm đất nhẹ nhàng bằng mũi bàn chân.

2. Kỹ năng

22 - Trẻ bật nhẹ nhàng về phía trước, phát triển cơ chân - Luyện kỹ năng nhún bật cho trẻ

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi cẩn thận - Trẻ biết tập thể dục sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh - Trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động II- CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng – đồ chơi của cô và trẻ:

- Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ.

- 3 lá cờ (xanh, đỏ, vàng). vòng thể dục 2. Địa điểm:

- Ngoài sân tập

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

(12)

- Cô Kiểm tra sức khoẻ cho trẻ,dặn dò trẻ trước khi ra sân không chạy nhảy nhiều.

- Dẫn trẻ ra sân và trò chuyện cùng trẻ: Muốn cho cơ thể khỏe mạnh chúng ta phải làm gì?

- Để làm được mọi việc trước hết cần có đôi tay dẻo dai và đôi chân khỏe mạnh

Cô giới thiệu tên bài tập : Bật tiến về phía trước”.

2. Hướng dẫn:

* Hoạt động 1:Khởi động

Cô và trẻ vận động theo bài “ Đoàn tàu nhỏ xíu” đi kết hợp các kiểu đi chạy ra sân.

* Hoạt động 2: Trọng động - Bài tập phát triển chung:

+Động tác 2: Cây cao +Động tác 3: Hái hoa +Động 4: Cây thấp

- Vận động cơ bản: “Bật tiến về phía trước”.

- Cô chuyển trẻ thành 2 hàng ngang đối diện.:

Cô giới thiệu tên bài tập : Bật tiến về phía trước”.

Hôm nay cô sẽ cho các con bật qua các vong thể dục muốn lấy được hoa quả đó thì chúng mình phải bật lên thì mới lấy được hoa và quả đó.

-Cô làm mẫu lần 1: Không phân tích

- Cô làm mẫu lần 2: Vừa làm vừa phân tích

  - Trước hết, cô để những vòng thể dục này thẳng hàng, nối tiếp nhau,sau đó cô về vạch xuất phát, đứng thẳng lưng, hai tay chống hông, mắt nhìn thẳng về phía trước, lần lượt bật nhảy từ vòng này

-Trẻ nghe

- Tập thể dục ạ - Có ạ

- Trẻ khởi động.

- Tập theo cô các động tác 2 L 4N

- Chú ý quan sát

(13)

sang vòng kia cho đến hết vòng cuối cùng. Khi bật chúng ta không được bật ra ngoài vòng.. các cháu đã hiểu chưa?

- Mời 1 hoặc 2 trẻ lên làm thử - Đưa bóng cho 2 tổ thực hiện

- Hai bạn đứng đầu hàng lên bật tiến về phía trước, rồi về đứng cuối hàng,2 bạn tiếp theo lên thức hiện…thực hiện cho đến hết hàng( cô bao quát, nhận xét, sửa sai)

- Cô nhắc lại bài tập này 1 lần nữa.

-> Các cháu ơi! hôm nay các cháu chơi rất ngoan, và đến với trường mn Hồng thái đông ngày hôm nay, các cháu không chỉ được thi đua học tập mà các cháu còn được chơi những trò chơi rất hay và thú vị nữa đấy, bây giờ cô sẽ mang đến cho lớp mình 1 trò chơi có tên gọi “ Con rùa” , các cháu có thích không nào!

- Trò chơi vận động: “Con rùa”.

- Cách chơi:  Cô và trẻ đi theo tư thế ngồi xổm, vừa đi vừa đọc theo nhịp đọc của cô :

Rì rà, rì rà Đội nhà đi chơi Đến khi tối trời Úp nhà nằm ngủ...

Luật chơi: Bạn nào chậm sẽ thua cuộc phải nhảy lò cò.

- Cho trẻ chơi 3-4 lần

* Hoạt động 3: Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng 3. Củng cố:

- Hỏi trẻ hôm nay các con được tập bài vận động gì?

- Lắng nghe - Quan sát

-Trẻ thực hiện.

-Trẻ chơi

-Đi lại nhẹ nhàng

- Bật tiến về phía trước

(14)

khỏe mạnh.

4. Kết thúc:- Cô cho trẻ ra ngoài chơi

*Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

………

………...

Thứ 3 ngày 20 tháng 02 năm 2018 TÊN HOẠT ĐỘNG : VĂN HỌC

Tập đọc Thơ: “ Cây dây leo”

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ : Hát: “Lý cây xanh”

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1- Kiến thức 

- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ, biết tên bài thơ 2- Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ đọc to rõ ràng.

- Rèn kỹ năng diễn đạt mạch lạc, phát triển ngôn ngữ khả năng ghi nhớ.

3- Giáo dục thái độ :

- Trẻ biết cây xanh rất có lợi cho con người, môi trường, khí hậu vì vạy phải biết chăm sóc cây xanh

II- CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng – đồ chơi của cô và trẻ:

- Tranh minh hoạ bài thơ.

- Que chỉ.

2. Địa điểm:

- Trong lớp

III. T CH C HO T Đ NG:

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG TRẺ

1) Ổn định tổ chức

- Cô và trẻ cùng hát bài “ Lý cây xanh”

- Đàm thoại cùng trẻ?

+ Các con vừa cùng cô hát bài hát gì?

+ Trong bài hát có nhắc tới cây bông màu gì?

- Giáo dục trẻ biết màu sắc của các loại cây 2) Hướng dẫn :

a. Hoạt động 1: Nghe cô đọc thơ - Cô đọc lần 1: Diễn cảm

Bài thơ có tên là cây dây leo

- Lý cây xanh ạ

- Cây bông xanh, bông trắng ạ!

- Vâng ạ!

- Lắng nghe

(15)

- Cô dộc lần 2: Kèm tranh

Giảng nội dung : Bài thơ cây dây leo nói về loại cây rất nhỏ thường được trồng để làm cảnh trong nhà, hàng ngày được chăm sóc nên cay vươn mình ra ngoài đón ánh nắng và những hạt mưa càng làm cho cây tươi tốt hơn b Hoạt động 2: Đàm thoại

- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?

- Cây dây leo như thế nào?

- Cây dây leo sống ở đâu?

- Cây dây leo ở trong nhà sau đó đã làm gì?

Cây bò ra ngoài để làm gì?

- Muốn cây được tươi tốt hàng ngày các con phải làm gì?

c. Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ

- Cô dạy trẻ đọc từng câu đến hết bài 2-3 lần.

- Cô mời từng tổ , cá nhân, nhóm đọc.

( Cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ đọc).

- Cả lớp đọc lại một lần.

3. Củng cố:

- Các con vừa được học bài thơ gì?

-Về nhà các con nhớ đọc bài thơ này cho ông bà , bố mẹ cùng nghe nhé.

4. Kết thúc:

- Cô nhận xét tuyên dương trẻ cho trẻ ra chơi

- Cây dây leo ạ - Cây bé tí teo

- Cây sống trong nhà - Cây bò ra ngoài cửa sổ - tắm nắng ạ

- Chăm sóc cây - Trẻ đọc

- Tổ, nhóm, cá nhân đọc.

- Trẻ đọc

- Cây dây leo ạ - Vâng ạ!

- Ra chơi

*Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

………

………...

...

………

………..

Thứ 4 ngày 21 tháng 02 năm 2018

(16)

Tìm hiểu về cây xanh HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ : Quả bóng I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1.Kiến thức

-Trẻ gọi đúng tên, nói được đặc điểm về cấu tạo bên ngoài, ích lợi và điều kiện sống của cây, tác hại của môi trường không có cây xanh.

- Trẻ biết so sánh, nhận xét được những điểm giống và khác nhau của hai loại cây.

2. Kỹ năng - Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích.

- Trẻ có kĩ năng quan sát và phân biệt

- Trẻ có kĩ năng phối hợp các giác quan vào các hoạt động của bài học.

3. Giáo dục thái độ:

- Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường thông qua các hành vi như: trồng cây, tưới nước cho cây, bảo vệ cây chống nạn chặt phá rừng

- Trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng cho giáo viên:

- Cây xanh (cho cô và trẻ.

2. Đồ dung của trẻ: Đồ của cô và trẻ giống nhau.

3. Địađiểm:

- Phòng học đủ ánh sáng.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

(17)

1. Ổn định tổ chức

- Cô và trẻ cùng hát múa bài “Em yêu cây xanh” của nhạc sĩ Hồng Văn Yến

- Cô và trẻ cùng trò chuyện:

- Con biết những cây gì?

- Người ta trồng cây để làm gì?

- Ngồi cây của bạn vừa kể còn có cây gì nữa?

- Cô nhấn mạnh cho trẻ biết cây xanh có nhiều lợi ích đối với đời sống con người như làm cho môi trường thêm trong sạch, thống mát, cho gỗ làm nhà, bàn ghế, tủ, giường...

- Muốn có nhiều cây xanh ta cần phải làm gì? (trồng cây, chăm bón, bảo vệ cây...)

- Cô giáo dục trẻ: Muốn có nhiều cây xanh cho môi trường thêm trong sạch, thống mát chúng ta cần phải trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây. Vì thế trong giờ chơi các con nhớ tưới cây trong sân trường cho cây thêm tươi tốt nhé!

2. Hướng dẫn

* Hoạt động 1:

- Cô đọc câu đố về Cây Bàng:

“ Cây gì xoè tán lá tròn

Mùa hè rợp bóng sân trường em chơi Mùa đông gió bấc đầy trời Khẳng khiu cành trụi lá rơi cây buồn”?

- Đưa cây bàng cho trẻ quan sát : Cô có cây gì đây?

Cõy bàngcó những phần nào?

- Gốc, thân, lá của nó như thế nào?

- Cây này thuộc thân gì?

- Mùa náy cây bàng có đặc điểm gì?

- Cây sống được là nhờ gì?..

- Cây mang lại cho chúng ta lợi ích gì?

=> Cây bànglà loại cây cho bóng mát, cho gỗ,…

- Ngoài cây bàng ra các con còn biết những loại cây nào cho ta bóng mát? (Cây phượng, cây bằng lăng) 2, Cây Xoài

Trẻ hát

- Trồng cây cho bóng mát

-Lắng nghe

- Trẻ đoán

- Cây thân gỗ ạ

(18)

- Đây là cây gì?

- Cây Xoài có những gì? (Thân, cành, lá, hoa) - Từ hoa sẽ kết thành gì? (Quả)

- Các con đã được ăn quả xoài bao giờ chưa? Quả Xoài có vị gì?

- Xoài là loại cây gì?

=> Xoài là loại cây ăn quả, vừa cho ta quả ngọt để ăn, vừa cho ta bóng mát.

- Ngoài cây xoài ra các con còn biết những loại cây ăn quả nào nữa? (Cây cam, cây vú sữa, …

- Ho t đ ng 3 Luy n t p + TC: “Lá tìm cây”.

- Giới thiệu vườn cây trong vườn có những cây gì?

- Cô chuẩn bị 4 cây ( Vú sữa, Ngũ gia bì, cây xoài, cây bàng )

- Cô phát cho mỗi trẻ 1 chiếc lá của 4 loại cây trên, trẻ vừa đi vừa hát khi cô nói ( lá tìm cây ) thì bạn nào có lá cây nào thì chạy nhanh về cây đó.

- Cho trẻ chơi 2, 3 lần. Sau mỗi lần cô cho trẻ đổi lá cho nhau.

- Cho trẻ chơi

3. Củng cố giáo dục

- Các con vừa được học bài gì?

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

4. Kết thúc

- Cho trẻ ra sân chơi

- Cây xoài ạ

- Quả xoài có vị ngọt ạ

- Lắng nghe - Trẻ chơi

*Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

………

………...

...

...

(19)

Thứ 5 ngày 22 tháng 02 năm 2018

TÊN HOẠT ĐỘNG : VĂN HỌC Truyện: Cây táo HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ : Hát lý cây xanh I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1- Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên truyện

- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết tên nhân vật.

2- Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng diễn đạt mạch lạc và ghi nhớ cho trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ và khả năng trả lời câu hỏi cho trẻ.

3- Giáo dục thái độ :

 Trẻ ngoan ngoãn lễ phép biết giúp đỡ mọi người.

- Trẻ biết yêu thiên nhiên, chăm sóc cây cối: Bắt sâu, nhổ cỏ, tưới nước,…

- Trẻ có hiểu biết về dinh dưỡng của một số loại rau củ quả đối với cơ thể. Biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống

II- CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng - đồ chơi của cô và trẻ:

- Tranh minh hoạ nội dung truyện.

- Que chỉ.

- Phòng triển lãm tranh 2. Địa điểm:

- Trong lớp

III. T CH C HO T Đ NG:

(20)

1.Ổn định tổ chức:

- Trò chơi, trò chơi Trò chơi “ Gieo hạt”

Cô và trẻ cùng chơi 1-2 lần

- Cô và trẻ cùng làm các động tác mô phỏng cho sự nảy mầm, ra hoa, kết trái và cùng nhau hái quả.

- Cô và trẻ cùng kể về một số loại quả mà trẻ biết - Con đã hái được những quả gì?

- Thế các con đã được ăn quả na, quả ổi, quả táo… chưa?

Các con ăn thấy nó thế nào?

- Đúng rồi, các con nên ăn nhiều loại quả vì trong các loại quả có chứa nhiều chất vitamin, giúp cho da dẻ hồng hào, chóng lớn và khỏe mạnh đấy các con ạ.

- Muốn biết làm thế nào để có nhiều quả ngon, ngọt cho chúng mình ăn thì chúng mình ngồi xuống đây nghe cô kể một câu chuyện rất là hay đấy các con ạ.

2. Hướng dẫn tổ chức:

* Hoạt động 1: Cô kể chuyện trẻ nghe - Cô kể lần 1: Kể diễn cảm

- Đúng rồi đấy, chúng mình vừa được nghe câu chuyện “Cây táo” của tác giả Chế Thùy Như sưu tầm. Chúng mình thấy cô kể chuyện có hay không?

- Để biết rõ hơn về nội dung câu truyện cô mời các con cùng về chỗ của mình nào.

-Cô kể lần 2: Kết hợp với tranh minh họa

- Cô kể tóm tắt giảng nội dung câu chuyện qua tranh.

Mùa xuân đến ông trồng cây táo xuống đất, em bé tưới nước cho cây, ông mặt trời sưởi nắng cho cây. Con gà trống đi qua nói to: Cây ơi! Lớn mau. Thế là những chiếc lá non xòe ra.

- Trẻ đọc

- Trẻ chơi

- Vâng ạ!

- Lắng nghe

Trẻ đọc têntruyện.

- Lắng nghe

(21)

Những con bươm bướm bay qua cũng nói to: Cây ơi! Lớn mau. Thế là trên cây nở ra đầy hoa. Một hôm, ông, em bé, gà trống, bươm bướm cùng nói to: Cây ơi! Lớn mau. Thế là những quả táo chín ngon lành hiện ra. Bé chìa áo ra những quả táo chín ngon lành đã rơi đầy vào lòng bé.

- Giảng từ khó: “Chìa áo ra” là em bé đã cầm vạt áo chìa ra như thế này này (Cô làm động tác mô phỏng)

b. Hoạt động 2: Đàm thoại:+ đàm thoại cùng trẻ qua mô hình.

+ Mùa xuân đến, có mưa phùn bay, hoa đào nở. Thì ông đã làm gì nhỉ?

+ Ông trồng cây táo xuống đất có ai chăm sóc cây táo giúp ông?

+ Đúng rồi ông trồng cây táo xuống đất. Mưa tưới nước cho cây. Bé tưới nước cho cây. Ông mặt trời sưởi ấm cho cây mau lớn. Gà trống đi qua nói như thế nào?

+ Khi nghe gà trống những chiếc lá non trên cây táo đã bật ra. Thế rồi những chú bướm vàng bay qua cũng muốn cây lớn nhanh bươm bướm nói như thế nào?

+ Thế là trên cây táo đã nở ra đầy hoa. Vào một hôm thì có những ai đến thăm cây táo nhỉ?

+ Đúng rồi. muốn cho cây táo ra nhiều quả ngon ngọt mọi người đã nói với cây táo như thế nào?

+ Thế là những quả táo chín ngon lành đã hiện ra. Em bé chìa áo ra những quả táo chín đã rơi đầy vào lòng bé

=> Giáo dục: Các con ạ. Muốn có nhiều quả táo chín ngon lành cho chúng mình ăn, thì chúng minh phải biết chăm sóc:

bắt sâu, nhổ cỏ, tưới nước cho cây mau lớn không đựơc bẻ cành ngắt lá, hoa các con nhớ chưa nào?

*. Hoạt động 3:Dạy trẻ kể chuyện - Cô dẫn lời cho trẻ kể theo

- Động viên, khuyến khích trẻ kể 3. Củng cố - Giáo dục:

- ông trồng cây - Em nhỏ

(22)

Các con có thích ăn táo không?

- Vậy trước khi ăn chúng mình phải làm gì nhỉ?

Bây giờ chúng mình cùng đi ra ngoài rửa tay thật sạch sẽ nhé. Khi rửa tay các con nhớ vặn vòi nước chảy nhỏ để nước không bị bắn ra ngoài mất vệ sinh và lãng phí nước nhé.

4. Kết thúc: - Cô nhận xét – tuyên dương trẻ

*Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

………

………...

...

...

...

Thứ 6 ngày 23 tháng 02 năm 2018 TÊN HOẠT ĐỘNG: Âm nhạc

Tập hát: Lý cây xanh

Nghe hát : Em yêu cây xanh HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ :

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1- Kiến thức:

- Trẻ biết hát đúng thuộc lời ca, hát đúng giai điệu - Trẻ hát rõ lời, thể hiện tình cảm với bài hát - Cảm nhận giai điệu mềm mại qua bài hát

(23)

2. kỹ năng

- Phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ, khả năng thưởng thức âm nhạc cho trẻ.

3 Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ cây và chăm sóc cây, giữ gìn môi trường sạch sẽ : Vứt rác vào thùng, không hái hoa bẻ cành

II- CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng – đồ chơi của cô và trẻ:

- Đĩa nhạc bài Lý cây xanh, em yêu cây xanh 2. Địa điểm:

- Trong lớp

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1.Ổn định tổ chức: Các bạn ơi! Chúng mình cùng xem cô mang đến cho lớp mình cái gì nhé

- Chúng mình thấy có hình ảnh gì?

- Cây lớn lên như thế nào?

- Lá cây có màu gì?

- Cành cây đâu, chúng mình vươn cao nào, lá đâu lá đâu lá cây đung đưa theo gió nhé

- Trồng nhiều cây xanh để làm gì?

- Từ xa xưa vẻ đẹp của cây xanh cũng như vẻ đẹp của thiên nhiên đã được người dân Việt Nam ca ngợi qua các câu hò, điệu lý. Hôm nay cô cháu mình cùng học bài hát

“Lý cây xanh”- dân ca nam bộ 2. Hướng dẫn :

a. Hoạt động 1: Dạy hát “ Lý cây xanh”

- Bài hát “ Lý cây xanh” được các bạn nhỏ rất yêu mến, lời ca vui tươi chúng mình cùng nghe cô hát để cảm nhận giai điệu của bài hát nhé( Cô hát để trẻ nắm rõ giai điệu của bài hát)

- Cô vừa hát bài gì? của dân ca nào?

- Cô bắt nhịp cho các bạn hát cùng cô bài “Lý cây xanh”

Chúng mình nhớ phải hát rõ lời và đúng giai điệu của bài hát nhé( cô đánh nhịp tay)

- Trồng nhiều cây xanh cho bóng mát ạ

- Lắng nghe

- Dân ca thái ạ

(24)

- Lá cây như thế nào?

- Tay đẹp của các bạn đâu các bạn cùng vỗ tay theo nhịp với bài hát “Lý cây xanh” nha

- Chúng mình cùng làm những chú chim hót trên cành cây nào(Trẻ hát chưa đúng cô sửa sai) Dung đưa người - Cô mời các bạn tổ 1 lá đứng lên hát cho cô và các bạn cùng nghe ( Sau khi trẻ hát xong hỏi tổ khác nhận xét, cô sửa sai cho trẻ hát chưa đúng- tổ 1 lá hát vỗ tay)

- Mời tổ 2 lá hát (bá vai nhau đung đưa người sau đó cho trẻ tổ khác nhận xét

- Tổ 3 lá hát thể hiện động tác - Nhận xét - Mời nhóm 3 bạn( Sửa sai - tuyên dương) - Mời cá nhân(Sửa sai - tuyên dương)

- Những cái cây lớn nhanh đung đưa trước gió nào( Trẻ hát thể hiện động tác)

b.Hoạt động 2: Nghe hát Em yêu cây xanh

+ Cô hát lần 1:Chúng mình vừa nghe bài hát em yêu cây xanh của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến sáng tác

+ Cô mở nhạc lần 2 cho trẻ nghe và hưởng ứng cùng với cô

3 Củng cố

- Các con vừa được nghe bài hát có tên là gì?

- Về nhà chúng mình hát cho bố mẹ nghe nhé 4. Kết thúc

- Cô nhận xét , tuyên dương trẻ, cho trẻ ra chơi - Cho trẻ ra chơi

- Nói về cây xanh ạ

- Trẻ hát

- Lắng nghe

- Bài em yêu cây xanh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh cùng cô chính - Trò chuyện xem tranh cùng với trẻ về chủ đề - Chuẩn bị đồ chơi ở các góc, bao quát trẻ chơi - Cho trẻ chơi tự do theo

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Hỗ trợ đồ dùng cho trẻ trong tiết học -Chuẩn bị nhạc giấy màu, keo dán cho trẻ - Động viên trẻ cùng nhau khéo tay -Quản lý bao quát trẻ trong

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Cô xắp xếp và cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các góc chơi như :Đồ dùng gia đình, đồ chơi bán hàng, gạch xây dựng,đồ chơi lắp ghép,cây hoa, màu, Giấy

- Kiểm tra đĩa nhạc,Chuẩn bị và mở máy tính cho cô chính dạy -Giúp cô chính Chuẩn bị đồ dùng trực quan cho trẻ quan sát - Quản lý bao quát trẻ trong

- Giảng giải nội dung: Bài hát nói về các bạn nhỏ sáng thức dậy, mở cửa để đón ánh nắng sáng và cùng tập luyện thể dục để cơ thể khỏe mạnh, bạn nhỏ vui chơi ngoài nắng