• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
41
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1 (16/9 – 20/9/2019)

NS: 12/ 09/ 2019

NG: Thứ hai ngày 16 tháng 09 năm 2019 Buổi sáng

TOÁN

TIẾT 6: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết đọc, viết các số thập phân trên một đoạn của tia số.

- Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân.

2. Kĩ năng: Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của số cho trước.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh bước đầu hình thành và phát triển tư duy . II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) - Yêu cầu HS chữa bài 4.

+ Các phân số như thế nào là các phân số thập phân?

+ Nêu cách chuyển một phân số thành phân số thập phân?

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Để củng cố kiến thức về phân số thập phân. Hôm nay, các em học tiết luyện tập .

2. Luyện tập Bài 1:

- Yêu cầu HS nhắc lại yêu cầu bài tập.

- GV kẻ tia số lên bảng yêu cầu HS làm bài (giải thích tại sao lại điền phân số thập phân đó?)

- Yêu cầu đọc tất cả các phân số thập phân trên tia số đó.

+ Các phân số đó là các phân số gì các em đã học?

* Gv chốt: Củng cố kỹ năng viết các phân số thập phân trên tia số

Bài 2:

- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài

- GV gợi ý: Cần nhân các mẫu số với bao nhiêu để có mẫu số là 10; 100;

1000…?

- GV yêu cầu HS nêu cách chuyển một

- 1 HS làm bảng lớp

- Vài HS đứng tại chỗ trả lời.

- 2HS nêu

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- HS lắng nghe.

.

- Lắng nghe

Bài 1:

- 1 HS nhắc lại: viết phân số thập phân thích hợp vào chỗ chấm

- 1 HS lên bảng. Cả lớp làm vở.

- HS đọc: Một phần mười; hai phần mười;…; chín phần mười.

+ Đó chính là các các phân số thập phân.

Bài 2:

- HS nêu yêu cầu bài - HS nêu

- HS nêu cách chuyển

(2)

phân số thành phân số thập phân?

- Yêu cầu HS làm bài - GV giúp HS lúng túng .

- GV chữa bài cho HS, chốt kết quả và cách làm đúng.

* Gv chốt: Củng cố kỹ năng đưa phân số về phân số thập phân

Bài 3:

+ Yêu cầu bài tập 3 có gì khác với bài tập số 2?

- Yêu cầu HS làm bài; chữa; giải thích cách làm.

+ Thế nào là phân số thập phân?

* Gv chốt: Củng cố kỹ năng đưa phân số về phân số thập phân có mẫu số là 100

Bài 4:

- Yêu cầu HS đọc đầu bài.

- Yêu cầu HS làm bài, chữa bài, giải thích cách làm.

+ Muốn so sánh hai phân số thập phân ta làm thế nào?

Bài 5:

- Yêu cầu hs đọc bài toán + Bài toán cho biết gì, hỏi gì?

- GV ghi tóm tắt lên bảng - Yêu cầu HS làm bài, chữa.

* Gv chốt: Củng cố kỹ năng giải toán về tìm phân số của một số.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

- HS tự làm bài, trao đổi cặp để kiểm tra cách làm và kết quả.

- Vài HS nêu nhận xét bài bạn.

- HS chữa bài vào vở.

- Kết quả là:

11 55 15 375 31 62

; ;

2 10 4 100 5 10

Bài 3:

+ Các phân số thập phân đó phải có mẫu số bằng 100.

- HS làm vào vở. Đổi chéo vở kiểm tra kết quả của bạn.

- Kết quả là:

24 50 9 100 100 100 - Hs trả lời.

- HS nêu Bài 4:

- HS đọc đề bài.

- HS tự làm bài,1 HS làm trên bảng lớp.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- Kết quả là:

10 7 <

10

9 ;10092 10087 ;105 10050 ;

100 29 10

8

- HS nêu.

Bài 5:

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm - HS nêu.

- HS làm vào vở. 1HS làm trên bảng.

HS khác nhận xét.

Bài giải:

Số học sinh giỏi toán của lớp đó là:

30 x 9

10

3 ( học sinh )

Số học sinh giỏi Tiếng Việt của lớp đó là: 30 x 6

10

2 ( học sinh ) Đáp số: 9 học sinh giỏi Toán 6 học sinh giỏi Tiếng Việt - 2- 3hs nêu.

(3)

+ Nêu cách chuyển 1 phân số về phân số thập phân.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà làm bài tập trong VBT.

- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập: Phép cộng và phép trừ 2 phân số

- Lắng nghe, ghi nhớ.

Tập đọc

TIẾT 3: NGHÌN NĂM VĂN HIẾN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức của bảng thống kê.

- HS hiểu được 1 số từ ngữ khó trong bài.

- Hiểu nội dung bài : Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời . Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu.

3. Thái độ: HS có ý thức giữ gìn các di tích lịch sử.

* QTE: Quyền được giáo dục về các giá trị nghìn năm văn hiến của dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh Văn Miếu Quốc Tử Giám ( ƯDCNTT) - Bảng thống kê trong SGK.( ƯDCNTT)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

+ Em hãy kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó?

+ Vì sao có thể nói bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương?

- GV nhận xét đánh giá B. Bài mới:( 30’)

1. Giới thiệu bài

- ƯDCNTT: Đưa tranh Văn Miếu Quốc Tử Giám.

+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?

+ Em biết gì về di tích lịch sử này?

- Giới thiệu: Đất nước của chúng ta có một nền văn hoá lâu đời. Quốc Tử Giám là một chứng tích hùng hồn về nền văn hiến đó. Hôm nay, cô và các em sẽ đến thăm Văn Miếu, một địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội qua bài tập đọc “Nghìn

+ Những sự vật đó là : lúa, nắng xoan, lá mít, chuối, đu đủ…

+ Phải là người có tình yêu quê hương tha thiết mới viết được bài văn hay như vậy

- Quan sát và trả lời câu hỏi.

+ Tranh vẽ Khuê Văn Các ở Quốc Tử Giám.

+ Văn miếu - Quốc Tử Giám là di tích lịch sử nổi tiếng ở Thủ đô Hà Nội. Đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. ở đây có rất nhiều rùa đội bia tiến sĩ.

- Lắng nghe

(4)

năm văn hiến”.

2. Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài

+ Theo em bài có thể chia mấy đoạn?

- GV thống nhất cách chia đoạn.

- Yêu cầu HS đọc theo đoạn. Theo 3 lần.

+ Lần 1: GV theo dõi sửa lỗi phát âm.

+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ chú giải.

+ Lần 3: GV nhận xét.

- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu toàn bài.

3. Tìm hiểu bài

- Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

+ Đến Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì ?

+ Đoạn 1 ý nói gì?

- Đọc thầm đoạn 2 + 3 và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy đọc thầm bảng thống kê và cho biết: Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất? Triều đại nào có tiến sĩ nhiều nhất? nhiều trạng nguyên nhất?

+ Ngày nay, trong Văn Miếu, còn có chứng tích gì về một nền văn hiến lâu đời?

+ Ý của đoạn 2 và 3 có nội dung gì?

- Yêu cầu HS nêu nội dung chính của bài.

* GDQTE: Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá Việt Nam?

+ Em cần làm gì để giữ gìn, tiếp nối nền

- 1hs đọc toàn bài

+ Bài có thể chia làm 3 đoạn:

. Đoạn 1: Từ đầu … tiến sĩ

. Đoạn 2: Tiếp theo … bảng thống kê . Đoạn 3: Còn lại

- Hs đọc nối tiếp

+ Lần 1: HS đọc nối tiếp đoạn. Sửa lỗi phát âm.

+ Lần 2: HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ.

+ Lần 3: HS đọc nối tiếp đoạn.

- HS đọc theo cặp. Đại diện cặp đọc.

- Lắng nghe.

- Hs đọc bài và trả lời câu hỏi

+ Ngạc nhiên vì biết nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ năm 1075, mở sớm hơn Châu Âu hơn nửa thế kỷ. Bằng tiến sĩ đầu tiên ở Châu Âu mới được cấp từ năm 1130.

1. Sự ngạc nhiên của khách nước ngoài khi đến văn miếu Quốc Tử Giám.

- Hs đọc thầm và phân tích bảng thống kê:

+ Triều Hậu Lê – 34 khoa thi; triều đại có nhiều tiến sĩ nhất: triều Nguyễn: 588 tiến sĩ; triều đại có nhiều trạng nguyên nhất : triều Mạc, 13 trạng nguyên.

+ Còn có 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến năm thi 1779.

2. Những bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

* Ý chính: VN có truyền thống khoa cử lâu đời. Văn Miếu Quốc Tử Giám là 1 bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

+ Người Việt Nam coi trọng việc học;

Việt Nam mở khoa thi tiến sĩ sớm hơn Châu Âu; Việt Nam có nền Văn hiến lâu đời; Tự hào về nền văn hiến của đát nước.

- Hs nêu.

(5)

văn hiến lâu đời của nước ta?

4. Luyện đọc diễn cảm.

+ Nêu giọng đọc của cả bài?

- GV mời 3 em đọc lại toàn bài.

- GV uốn nắn sửa chữa cho những em còn yếu.

- Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn 2:

bảng số liệu thống kê.

- Thi đọc diễn cảm bảng thống kê.

- GV và hS cùng nhận xét đánh giá.

C. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

+ Bài tập đọc ngày hôm nay muốn nói lên điều gì?

- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương.

- Yêu cầu hs về nhà tiếp tục luyện đọc bài, đọc trước bài sau: “Sắc màu em yêu”

+ Đọc rõ ràng, rành mạch, tuần tự từng mục của bảng thống kê, thể hiện sự trân trọng tự hào.

- 3 HS đọc bài, lớp theo dõi, nhận xét.

- HS theo dõi và nhận xét giọng đọc, cách ngắt nghỉ của bạn.

- 2, 3 em đọc - Lớp nhận xét.

- 2- 3 hs nêu.

- HS lắng nghe; ghi nhớ.

Buổi chiều

Lịch sử

TIẾT 2: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.

- Biết được nhân dân đánh giá về lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ như thế nào.

2. Kĩ năng:Trình bày được những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.

3. Thái độ:Giáo dục lòng tự hào và biết ơn các anh hùng dân tộc.

II. CHUẨN BỊ: Hình trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

+ Em hãy nêu những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua?

+ Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh vua quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống Pháp?

- Nhận xét.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

+ Nêu bối cảnh nước ta nửa sau thế kỉ XIX?

- Giới thiệu: Một số người có tinh thần yêu

- HS trả lời

- HS lắng nghe.

(6)

nước, muốn làm cho đất nước giàu mạnh để tránh hoạ xâm lăng trong đó có Nguyễn Trường Tộ. Để hiểu thêm về Nguyễn TRường Tộ thì cô và các em cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

- Ghi tên bài.

2. Giảng bài mới:

a. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp + Nguyễn Trường Tộ quê ở đâu?

+ Ông là người như thế nào?

+ Năm 1860, ông làm gì?

+ Sau khi về nước Nguyễn Trường Tộ đã làm gì?

- GVKL: Nguyễn Trường Tộ là một nhà nho yêu nước, hiểu biết hơn người và có lòng mong muốn đổi mới đất nước.

b. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo 3 nhóm, trả lời câu hỏi trong phiếu BT:

+ Nhóm 1: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì?

+ Nhóm 2: Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện không? Vì sao?

+ Nhóm 3: Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ.

- GV tiểu kết: Trước họa xâm lăng, bên cạnh những người Việt Nam yêu nước cầm vũ khí

- Thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi

+ Ông sinh ra trong một gia đình theo đạo thiên Chúa ở Nghệ An.

+ Thông minh, hiểu biết hơn người, được gọi là Trạng Tộ.

+ Sang Pháp quan sát, tìm hiểu sự giàu có văn minh của họ để tìm cách đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu.

+ Trình lên vua Tự Đức rất nhiều bản kế hoạch bày tỏ sự mong muốn đổi mới đất nước.

- Lắng nghe.

- HS làm việc theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung( nếu thiếu hoặc sai).

+ Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước, thuê chuyên gia nước ngoài, mở trường dạy, đúc súng, sử dụng máy móc…

+ Triều đình bình luận không thống nhất, vua Tự Đức cho rằng: không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ, vua quan bảo thủ.

+ Nguyễn Trường Tộ có lòng yêu nước, muốn canh tân để đất nước phát triển.

Khâm phục tinh thần yêu nước của Nguyễn Trường Tộ.

- Lắng nghe

(7)

đứng lên chống Pháp như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực,... còn có những người đề nghị canh tân đất nước, mong muốn dân giàu, nước mạnh như Nguyễn Trường Tộ.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Bài học hôm nay giúp em hiểu thêm về điều gì?

- GV nêu một số đánh giá của người đời sau về vua Tự Đức và Nguyễn Trường Tộ.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về chuẩn bị bài “Cuộc phản công ở kinh thành Huế ”.

+ Về Nguyễn Trường Tộ và những đề nghị canh tân đất nước của ông.

- Lắng nghe

Chính tả (Nghe - viết)

TIẾT 2: LƯƠNG NGỌC QUYẾN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nghe - viết đúng; trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến 2. Kĩ năng: Nắm được mô hình cấu tạo vần. Chép đúng tiếng, vần vào mô hình.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ giữ vở.

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi sẵn BT3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Viết: ghê gớm, gồ ghề, kiên quyết, cái kéo, cây cọ, kì lạ, ngô nghê.

- Nhắc lại quy tắc viết chính tả c/k, g/gh, ng/ngh?

- GV nhận xét.

II. Bài mới ( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Lương Ngọc Quyến là một người có tấm lòng trung với nước, sẵn sàng hi sinh cho đất nước. Để thấy rõ về con người đó, hôm nay các em sẽ viết chính tả bài Lương Ngọc Quyến.

2. Hướng dẫn nghe - viết.

- GV đọc bài chính tả trong SGK . + Em biết gì về Lương Ngọc Quyến?

+ Ông được giải thoát khỏi nhà lao khi nào?

- 2 HS lên bảng đọc - viết.

- 2 HS nêu, lớp nhận xét - bổ sung

- Hs lắng nghe.

- Hs lắng nghe. 1- 2 hs đọc lại + Ông là nhà yêu nước, tham gia chống Pháp và bị giặc khoét bàn chân, luồn dây thép, buộc vào xích sắt

+ 30/8/1917 khi cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Đội Cấn lãnh đạo bùng nổ

(8)

- Hướng dẫn HS viết những từ mà HS dễ viết sai: mưu, khoét, xích sắt, giải thoát, chỉ huy.

- GV đọc rõ từng câu cho HS viết.

- Nhắc nhở, uốn nắn những HS ngồi viết sai tư thế; cầm bút sai.

- GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi . - Chấm chữa bài:

+ GV chọn chấm một số bài của HS.

+ Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm

- GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2

- Nêu yêu cầu của bài tập.

- Cho cả lớp đọc thầm từng câu văn- viết ra nháp phần vần của từng tiếng in đậm SGK.

- Cho HS nêu kết quả.

- GV chữa bài tập.

Bài 3

- Y/c học sinh kẻ vào vở mô hình và điền từng tiếng theo mẫu.

- Y/c Hs chỉ ra vị trí các âm trong mô hình cấu tạo vần,

- Gv chốt lại phần vần các tiếng đều có âm chính, ngoài ra 1 số tiếng còn có âm cuối và âm đệm.

+ Vậy bộ phận quan trọng không thể thiếu trong tiếng là gì?

- Yêu cầu Hs phải ghi nhớ mô hình cấu tạo vần.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Tiếng gồm những bộ phận nào? Nêu cấu tạo của vần?

- Nhận xét tiết học, biểu dương những em HS học tập tốt.

- Y/c về nhà tiếp tục rèn chữ viết, ghi nhớ mô hình vần. Chuẩn bị bài: Thư gửi học sinh.

- HS viết từ khó trên giấy nháp.

- HS viết bài chính tả.

- HS soát lỗi .

- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài, ghi số lỗi ra lề vở.

- HS lắng nghe.

Bài 2 - 1 HS nêu

- HS đọc thầm từng câu văn và viết ra giấy nháp.

- HS lên bảng thi trình bày kết quả.

* Đáp án:

a) Trạng - ang b) Làng - ang nguyên - uyên mộ - ô hiền - iên trạch- ạch Bài 3

- Hs thực hiện yêu cầu

- Ba em nối tiếp nhau chỉ ra phần vần của tiếng và vị trí của âm trong vần.

- HS trả lời được đó là âm chính và thanh.

+ Là bộ phận âm chính.

- 2 hs trả lời.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

(9)

ĐẠO ĐỨC

EM LÀ HỌC SINH LỚP NĂM (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: HS biết:

1. Kiến thức: Học sinh lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.

2. Kĩ năng: Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.

3. Thái độ: Vui và tự hào là học sinh lớp 5.

*MTBĐ: Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo do lớp, trường, địa phương tổ chức.

*BLHĐ: Có ý thức giữ gìn đoagn kết, phòng tránh bạo lực học đường.

II: CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng tự nhận thức ( Tự nhận thức được mình là HS lớp 5) - Kĩ năng xác định giá trị (xác định được giá trị của HS lớp 5)

- Kĩ năng ra quyết định (Biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là HS lớp 5)

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu, thẻ IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: 5’

- 4 HS lần lượt lên bảng.

+ Đọc ghi nhớ - 1 HS đọc ghi nhớ.

+ Nêu kế hoạch phấn đấu trong năm học.

- Nhận xét.

- 3 HS nêu, HS khác nhận xét.

2. Bài mới: 28’

a. Giới thiệu bài:

“Em là học sinh lớp Năm” (tiết 2) b. Hướng dẫn thực hành :

* HĐ 1: Lập kế hoạch phấn đấu trong năm học. - Hoạt động nhóm bốn + Hãy trình bày kế hoạch phấn đấu trong năm học của

em?

- 6 HS nối tiếp trình bày, HS khác nhận xét, chất vấn hoặc bổ sung.

- KL: Để xứng đáng là học sinh lớp Năm, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu và rèn luyện một cách có kế hoạch. Thực hiện đúng kế hoặch đề ra.

- Nghe, thực hiện.

* HĐ 2: Kể chuyện về các học sinh lớp Năm gương mẫu.

- Hoạt động lớp + Em hãy kể về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu

mà em biết?

- 5 HS kể.

- Thảo luận lớp về những điều có thể học tập từ các tấm gương đó.

- Thảo luận nhóm đôi, đại diện trả lời.

- Giáo viên giới thiệu vài tấm gương khác.

*BLHĐ : Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ. Có ý thức giữ gìn đoagn kết, phòng tránh bạo lực học đường.

- Nghe, thực hiện.

* HĐ 3: Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề “Trường em”.

- Cá nhân.

(10)

3. Củng cố - dặn dò: 2’

+ Là HS lớp Năm em cảm thấy thế nào?

+ Đã là HS lớp Năm em cần làm những việc gì?

* MTBĐ: Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo do lớp, trường, địa phương tổ chức.

- Nối tiếp trả lời.

- Nhiều Hs trả lời

- Chuẩn bị: “Có trách nhiệm về việc làm của mình” - HS

NS: 13/ 09/ 2019

NG: Thứ ba ngày 17 tháng 09 năm 2019 Buổi sáng

Toán

TIẾT 7: ÔN TẬP: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS nhớ lại cách thực hiện phép cộng và phép trừ 2 phân số.

2. Kĩ năng: Giúp Hs củng cố các kĩ năng thực hiện phép cộng và phép trừ 2 phân số.

3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Hs lên bảng làm bài tập 4 VBT

+ Nêu cách chuyển từ phân số sang phân số thập phân.

- GV nhận xét HS.

B. Bài mới ( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Để củng cố kiến thức về các phép tính của phân số, hôm nay các em tiếp tục ôn tập về phép cộng và phép trừ hai phân số.

- Ghi bảng

2. Ôn tập về phép cộng và phép trừ hai phân số.

- GV đưa ra 2 VD( SGK ) Y/c HS tính.

7 5 7

3 ; 1510153

- Y/c HS nêu cách cộng trừ hai phân số cùng mẫu số.

- GV chốt lại và ghi bảng.

- GV viết tiếp lên bảng hai phép tính:

- 1 HS lên bảng.

- Hs dưới lớp trả lời - Lắng nghe.

- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.

- HS làm việc cá nhân vào nháp - 2 HS làm bảng lớp.

7 8 7

5 3 7 5 7

3

1510153 10153157 - 2HS nêu lại.

- 2 HS lên bảng thực hiện tính, HS cả

(11)

9 7 8

;7 10

3 9

7 và yêu cầu HS tính

- GV tổ chức cho HS chữa bài và nêu lại cách cộng trừ.

- GV chốt lại và ghi bảng như SGK.

3. Luyện tập Bài 1. Tính

- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài

- GV yêu cầu HS tự làm bài và chữa bài.

- Lưu ý kết quả phải rút gọn về phân số tối giản.

+ Muốn cộng, trừ hai phân số cùng mẫu số (khác mẫu số) ta làm như thế nào?

Bài 2. Tính

- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài

- GV yêu cầu HS trao đổi cặp tìm cách làm.

- GV lưu ý HS : Các số tự nhiên có thể coi là phân số có mẫu số là 1, từ đó quy đồng được mẫu số chung rồi tính.

- GV chữa bài cho HS.

Bài 3

- Yêu cầu HS đọc bài toán

+ Bài cho biết gì? Bài yêu cầu gì?

+ Muốn tìm PS chỉ số bóng vàng em cần tìm gì trước?

+ Làm như thế nào để tìm được phân số chỉ số bóng vàng?

- Yêu cầu HS làm bài - GV chữa bài cho HS.

+ Còn cách làm khác không? Làm ntn?

lớp làm bài vào giấy nháp.

90 97 90

27 70 90 27 90 70 10

3 9

7

72 7 72

56 63 72 56 72 63 9 7 8

7 .

- 2 HS nêu lại.

Bài 1

- HS đọc lệnh đề. Lớp đọc thầm

- HS tự làm bài. 2 HS làm bảng nhóm.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

* Đáp án:

a)

18 ) 5 12 ;

) 13 40; ) 9 56;

83 b c d

Bài 2

- HS nêu yêu cầu bài

- HS tự làm bài theo cặp và chữa bài.

- 3 HS làm bảng nhóm.

- HS đổi vở kiểm tra chéo.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

a) 3 + 52 1552 175

b) 1 -  52 311615511511151511154 Bài 3

- 1 HS đọc đề bài. Lớp đọc thầm. HS nêu

- HS nêu. Lớp bổ sung.

- HS nêu

- HS tự làm bài. Vài HS đọc bài - Lớp nhận xét, chữa bài.

Bài giải

PS chỉ số bóng màu đỏ và màu xanh là:

6 5 3 1 2

1 (số bóng trong hộp) Phân số chỉ số bóng màu vàng là:

6 1 6

1 5 (số bóng trong hộp) Đáp số:

6

1 số bóng trong hộp màu vàng - HS nêu.

(12)

+ Cách làm nào nhanh gọn hơn?

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

- HS nhắc lại cách thực hiện cộng trừ phân số cùng mẫu hoặc khác mẫu số.

- Nhận xét chung tiết học. Giao BTVN - Cbị bài: Phép nhân và chia 2 phân số.

- HS khác bổ sung - 2- 3 hs nhắc lại - Lắng nghe, ghi nhớ.

Luyện từ và câu

TIẾT 3: MRVT: TỔ QUỐC I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Tổ quốc . 2. Kĩ năng: Biết đặt câu với những từ ngữ nói về Tổ quốc.

3. Thái độ: GDHS biết yêu quê hương, Tổ quốc.

II. CHUẨN BỊ:

- Từ điển hs.

- Giấy khổ to, bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

+ Thế nào là từ đồng nghĩa? Đồng nghĩa hoàn toàn? Không hoàn toàn?

Cho VD.

- Nhận xét.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Để giúp các em có thêm nhiều từ ngữ khi viết về đề tài Tổ quốc, trong tiết học hôm nay, thầy sẽ cùng các em mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Tổ quốc. Sau đó, các em sẽ luyện đặt câu với những từ ngữ xoay chiều chủ đề này

2. Hướng dẫn hs làm bài tập:

a. Tìm hiểu ví dụ Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Chia lớp làm bài theo 3 nhóm lớn.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng

+ Em hiểu Tổ quốc có nghĩa là gì?

- 2 HS lên bảng trả lời.

- Tìm từ đồng nghĩa và đặt câu.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Hs lắng nghe.

Bài 1:

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Dãy 1+ 3: đọc thầm bài " Thư gửi các học sinh "

- Dãy 2: đọc thầm bài " Việt Nam…"

- HS làm bài cá nhân theo yêu cầu vào vở bài tập

- HS nêu kết qủa:

+ Nước, nước nhà, non sông + Đất nước, quê hương

+ Là đất nước gắn bó với những người

(13)

Bài 2:

- GV yêu cầu HS làm bài theo cặp.

- Nhận xét, kết luận từ đúng.

+ Các từ đồng nghĩa trên là loại từ đồng nghĩa nào?

Bài 3:

- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV giao việc

+ Các em hãy tra từ điển và tìm những từ chứa tiếng quốc .

+ Ghi những từ vừa tìm được vào vở bài tập.

- Cho HS làm bài.

- Cho HS trình bày kết quả.

+ Quốc tang có nghĩa là gì? Đặt câu?

+ Quốc học có nghĩa là gì? Đặt câu Bài 4:

- HS đọc y/c. Lớp làm bài cá nhân.

- 4 em lên bảng mỗi em đặt câu với 1 từ ngữ đã cho (Quê hương, quê mẹ, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn).

+ Hãy giải nghĩa 1 trong các từ ngữ trên?

+ Nghĩa của 4 từ ngữ trên so với nghĩa của từ Tổ quốc có gì giống và khác nhau?

dân ở đó. Tổ quốc giống như một ngôi nhà chung của tất cả mọi người dân sống trong đất nước đó.

Bài 2:

- HS trao đổi cặp, làm vở bài tập.

- Nêu kết quả bài làm:

+ Đất nước, quê hương, quốc gia, giang sơn, non sông, nước nhà.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

+ Là các từ đồng nghĩa không hoàn toàn

Bài 3:

- 1 HS đọc thành tiếng.

- HS nhận việc

- HS làm việc cá nhân.

- HS lần lượt trình bày miệng.

+ Quốc ca, quốc tế, quốc doanh, quốc kì, quốc huy, quốc hiệu, quốc khánh, quốc sách, quốc dân, quốc phòng, quốc học, quốc tế cộng sản, quốc văn, quốc âm, quốc cấm, quốc tang, quốc tịch…

+ Là tang chung của đất nước.

VD: Khi Bác mất, nước ta đã để quốc tang 5 ngày.

+ Nền học thuật của nước nhà.

VD: Em đã từng đến thăm trường Quốc học Huế.

Bài 4:

- VD:

- Em yêu Quảng Ninh quê hương em.

- Quảng Ninh là quê mẹ của tôi.

- Khi đi xa, ai cũng mong được trở về nơi chôn rau cắt rốn của mình.

+ Mặc dù phải đi xa nhưng lúc nào tôi cũng nhớ về quê cha đất tổ của mình.

- VD: Quê mẹ: Quê của người mẹ đã sinh ra mình. Quê cha đất tổ: Nơi gia đình, dòng họ đã qua nhiều đời làm ăn sinh sống từ lâu.

+ Giống nhau: Là các từ đồng nghĩa đều chỉ 1 vùng đất nơi đó có dòng họ, gia đình.

(14)

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

- Cho HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về từ đồng nghĩa

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ.

- Chuẩn bị tiết sau “Luyện tập về từ đồng nghĩa”

+ Khác nhau: Từ Tổ quốc có nghĩa rộng hơn các từ trên, các từ trên dùng để chỉ các vùng đất có diện tích hẹp mang tính cá nhân hoặc dòng họ.

- 2 HS nhắc nhắc lại.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

NS: 14/ 09/ 2019

NG: Thứ tư ngày 18 tháng 09 năm 2019 T oán

TIẾT 8: ÔN TẬP PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA HAI PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS biết thực hiện phép nhân, chia hai phân số.

2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số.

3. Thái độ: Giáo dục HS bước đầu hình thành và phát triển tư duy sáng tạo II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ

- Máy tính, máy chiếu, máy tính bảng.(ƯDPHTM) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

+ Nêu cách thực hiện phép cộng, phép trừ 2 phân số cùng mẫu số?

+ Nêu cách thực hiện phép cộng và phép trừ 2 phân số khác mẫu số?

- Nhận xét, sửa chữa.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Hôm nay các em tiếp tục ôn tập phép nhân và phép chia phân số.

- Ghi bảng

2. Hướng dẫn ôn tập phép nhân và phép chia hai phân số.

a Phép nhân hai phân số.

- GV hướng dẫn HS nhớ lại cách thực hiện phép nhân và phép chia 2 phân số.

Vd :

9 5 7 2 x .

- Yêu cầu HS nêu cách tính và thực hiện phép tính ở trên bảng, các HS

- HS nêu

- Lắng nghe.

- 63

10 9 7

5 2 9 5 7

2

x

x x .

(15)

khác làm vào vở nháp, rồi chữa bài . - Gọi vài HS nêu cách thực hiện phép nhân 2 phân số.

b. Phép chia hai phân số.

- Làm tương tự như phép nhân.

Vd :

8 :3 5 4 .

- Yêu cầu HS thực hiện phép tính rồi nêu cách thực hiện phép chia 2 phân số.

3. Thực hành.

Bài 1:

- GV yêu cầu HS làm 2 phép tính đầu phần a.

+ Các phép tính phần b có gì khác so với các phép tính ở phần a?

- GV yêu cầu HS làm bài chữa.

- Chốt: Củng cố nhân, chia một số tự nhiên cho 1 phân số và chia 1 phân số cho 1 số tự nhiên.

Bài 2: Tính.

- GV hướng dẫn HS làm theo mẫu .

a) 4

3 2 3 2 5

5 3 3 6 10

5 9 6 5 10

9

x x x

x x x

x x .

- Yêu cầu HS làm theo nhóm .

- Gọi đại diện 3 HS lên bảng làm bài . - Nhận xét sửa chữa .

- Chốt: Củng cố kỹ năng tính nhanh bằng cách rút gọn

Bài 3:

- Đọc đầu bài.

+ Bài toán cho biết gì? hỏi gì?

- Tóm tắt:

Tấm bìa có a : 2 1 m

b:

3 1m Chia 3 phần bằng nhau.

S1 phần...? m

+ Làm thế nào để tính được diện tích 1 phần?

+ Muốn nhân 2 phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

- 15

32 3 8 5 4 8 :3 5

4 x .

+ Muốn chia 1 phân số cho 1 phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ 2 đảo ngược.

Bài 1

- HS làm vào vở. 2 HS làm trên bảng.

HS khác nhận xét.

+ Số tự nhiên chia phân số; phân số chia số tự nhiên.

3 4 12 2 ,10 9 90 5

a x

6 3 14 , :5 7 5

b

Bài 2

- HS theo dõi . - HS thảo luận .

- Đại diện HS lên bảng trình bày b)

35 8 7 3 5 5

4 5 2 3 21 25

20 6 21 20 25

6 20 :21 25

6

c) 407 145 407145 587257 16 Bài 3

- 1 HS đọc to - lớp đọc thầm.

- HS nêu.

- HS đọc lại đề bài.

- HS nêu cách làm.

- HS làm vào vở. 1 HS làm trên bảng HS

(16)

- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét sửa

- Chốt: Củng cố kỹ năng giải toán tính diện tích hình chữ nhật liên quan đến nhân chia phân số.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

* ƯDPHTM: Câu hỏi Đúng/ Sai.

- Em hãy lựa chọn phương án cho phép tính sau:

4

5 : 73 = 45xx73= 1528 a. Đúng

b. Sai ( Đáp án: b)

- Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện nhân, chia hai phân số .

- Nhận xét chung tiết học

- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Hỗn số

khác nhận xét.

Bài giải:

Diện tích tấm bìa là:

6 1 3 1 2

1  (m2) Diện tích một phần là:

18 3 1 6:

1  (m2)

Đáp số:

18 1 m2

- Hs sử dụng máy tính bảng. Lựa chọn phương án và gửi cho Gv.

- 2 hs nhắc lại.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

Tập đọc

TIẾT 4: SẮC MÀU EM YÊU I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết.

- Hiểu đúng nội dung bài đọc: Tình cảm quê hương, đất nước với những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.

- HTL khổ thơ em thích trong bài thơ. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc lòng khổ thơ em thích).

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm.

3. Thái độ: Yêu tất cả các sắc màu Việt Nam

* GDBVMT: Giáo dục HS có ý thức yêu quí bảo vệ những vẻ đẹp của MT thiên nhiên.

* QTE: Quyền được tham gia bày tỏ ý kiến, tình cảm của mình II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK . - Bảng phụ ghi đoạn truyện đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

+ Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì ?

+ Vì biết nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ từ năm 1705 , mở sớm hơn châu Au hơn nửa thế kỉ.

(17)

+ Bài văn giúp em hiểu điều gì về nền văn hiến Việt Nam ?

- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài - Treo tranh minh họa

- Giới thiệu: Đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta có biết bao sắc màu tươi đẹp. Có màu đỏ của lá cờ Tổ quốc, màu vàng của cánh đồng lúa chín, màu xanh của cánh rừng bạt ngàn,...Màu sắc nào cũng đáng yêu, đáng quí. Đó cũng chính là thông điệp mà nhà thơ Phạm Đình Ân muốn gởi đến chúng ta qua bài :”Sắc màu em yêu” .

- Ghi tên bài học lên bảng.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- Chia đoạn theo khổ.

- Yêu cầu hs đọc nối tiếp.

+ Lần 1: GV sửa lỗi phát âm

+ Lần 2: Gv cho hs giải nghĩa các từ + Lần 3. Gọi HS nhận xét, động viên HS đọc tiến bộ.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.

- GV đọc mẫu toàn bài.

b. Tìm hiểu bài

+ Bạn nhỏ yêu thương sắc màu nào?

+ Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào?

+ Mỗi sắc màu đều gắn với những hình ảnh rất đỗi thân thuộc đối với những

+ Việt Nam là đất nưôc có nền văn hiến lâu đời.

- Hs quan sát.

- Hs lắng nghe.

- 1 hs đọc toàn bài - Hs đọc nối tiếp đoạn.

+ Lần 1: Đọc nối tiếp đoạn. Sửa phát âm.

+ Lần 2: Đọc nối tiếp đoạn. Đọc phần giải nghĩa trong SGK.

+ Lần 3: Đọc nối tiếp đoạn

- Luyện đọc nhóm. 1 vài nhóm đọc trước lớp.

- Lắng nghe.

+ Bạn yêu tất cả những sắc màu VN.

Màu đỏ( Màu máu, màu cờ,..); Màu xanh (Đồng băng, rừng núi,..); Màu vàng ( Lúa chín, hoa cúc,...); ...

+ Màu đỏ: sự hi sinh của ông cha; Màu xanh: cuộc sống thanh bình; Màu vàng:

Trù phú, đầm ấm; Màu trắng: trang giấy học trò, mái tóc bà đã bạc trắng vì những năm tháng vất vả; Màu đen: than là nguồn tài nguyên quý giá; Màu nâu:

áo mẹ sờn bạc vì mưa nắng.

+ Vì mỗi sắc màu đều gắn liền với những cảnh vật, sự vật, con người gần

(18)

bạn nhỏ. Tại sao với mỗi màu sắc ấy, bạn nhỏ lại liên tưởng đến những hình ảnh cụ thể ấy?

+ Hãy nêu nội dung của bài thơ ?

- Gv ghi nội dung chính lên bảng.

* QTE: Qua tìm hiểu nội dung bài em thấy trẻ em có quyền gì?

c. Đọc diễn cảm

* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.

+ Nêu giọng đọc của cả bài?

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm toàn bài.

- Y/c HS đọc với giọng nhẹ nhàng, chú ý nhấn giọng ở những từ chỉ sự vật, cảnh, con người mà bạn nhỏ yêu quý.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

- GV và HS nxét đánh giá bình chọn bạn đọc hay

* Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng:

- GV hdẫn HS đọc thuộc những khổ thơ mình thích.

- Cho HS thi đọc thuộc lòng.

- GV nhận xét và khen những HS thuộc bài và đọc hay.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ đối với đất nước?

* GDBVMT: Cảnh vật thiên nhiên và con người Việt Nam rất đẹp. Em cần làm gì trước cảnh đẹp đó?

- GV nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học thuộc lòng cả bài thơ và đọc trước bài “Lòng dân”.

gũi, thân quen với bạn nhỏ.

* Bài thơ nói lên tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người, sự vật xung quanh mình. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết của bạn nhỏ.

- 2- 3 hs nêu lại nội dung.

+ Quyền được tham gia và bày tỏ ý kiến, tình cảm của mình.

+ Giọng nhẹ nhàng, dàn trải, thiết tha…

- HS lớp theo dõi và nhận xét - HS đọc nối tiếp 8 khổ thơ.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS luyện đọc trước tổ.

- Thi đọc diễn cảm trước lớp.

- HS kết hợp đọc và học thuộc lòng bài thơ.

- Hs lắng nghe.

+ Bài thơ nói lên tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh nói lên tình yêu của bạn đối với đất nước, quê hương.

- HS thảo luận nêu ý kiến.

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

Tập làm văn.

TIẾT 3: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU:

(19)

1. Kiến thức: Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong hai bài Rừng trưa, Chiều tối (BT1)

- Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước viết được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2).

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng viết đoạn văn tả cảnh.

3. Thái độ:HS có ý thức trong việc quan sát và ghi chép.

* GDBVMT: GD ý thức yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.

* QTE: Quyền tự hào về cảnh đẹp quê hương, đất nước.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ.

- HS: Những ghi chép và dàn ý HS đã lập sau khi quan sát cảnh một buổi trong ngày.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi 2 HS đọc dàn ý bài văn tả một buổi chiều trong ngày.

- Nhận xét HS.

- Kiểm tra việc chuẩn bị dàn ý bài văn miêu tả một buổi chiều trong ngày của HS

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Trong tiết TLV trước, các em đã trình bày dàn ý của bài tả cảnh 1 buổi trong ngày. Trong tiết hôm nay, sau khi tìm hiểu hai bài văn hay, các em sẽ chuyển 1 phần trong bài dàn ý thành 1 đoạn văn hoàn chỉnh

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1:

- Đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.

- Y/c trình bày theo các câu hỏi đã gợi ý.

- Nhận xét, khen ngợi những HS tìm được hình ảnh đẹp, giải thích lí do rõ ràng, cảm nhận được cái hay của bài văn.

- 2, 3 HS đứng tại chỗ đọc dàn ý, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị bài của các thành viên.

- Hs lắng nghe

Bài 1:

- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài văn.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận làm bài theo hướng dẫn.

- Tiếp nối nhau phát biểu. Mỗi học sinh nêu một hình ảnh mà mình thích.

VD:

+ Hình ảnh những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ. Tác giả đã quan sát rất kĩ để so sánh cây tràm thân trắng như cây nến.

+ Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới

(20)

* GDBVMT: Qua phân tích những hình ảnh đẹp mà các em đã cảm nhận được thì theo các em chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ chúng?

Bài 2:

- Đọc yêu cầu của bài tập.

- Y/c giới thiệu cảnh mình định tả.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi 2 HS đã làm bài vào giấy khổ to dán bài lên bảng, đọc bài. GV cùng HS sửa chữa thật kĩ về lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.

- GV chấm 1 số bài đánh giá cao những bài viết sáng tạo, có ý riêng, không sáo rỗng.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Đoạn văn con vừa viết thuộc thể loại văn gì?

*GDQTE: Qua bài học ngày hôm nay các em thấy các em có quyền gì?

- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em viết và trình bày tốt.

- Y/c HS về nhà quan sát một cơn mưa và ghi lại kết quả quan sát để chuẩn bị cho giờ sau.( Nếu không có mưa thì nhớ lại những trận mưa trước kia.)

ánh mặt trời. Tác giả đã quan sát rất tinh tế để thấy là tràm bắt đầu ngả sang màu úa giữa đám lá xanh rờn, dưới nắng mặt trời, lá tràm thơm ngát.

+ Trong những bụi cây đã thấp thoáng

… vòm xanh rậm rạp. Tác giả đã quan sát thật kĩ để thấy được bóng tối đến rất nhanh: Thấp thoáng trong bụi cây, lan ra thảm cỏ, lốm đốm trên những cành lá vàng.

+ Bóng tối như bức màn mỏng… mọi vật. Tác giả đã so sánh bóng tối với bức màn mỏng, thứ bụi xốp.

- HS nêu ý kiến. Ví dụ:

+ Phải có ý thức yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.

+Phải tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng tham gia bảo vệ thiên nhiên.

+ Phải vứt rác đúng nơi qui định;

trồng nhiều cây xanh;....

Bài 2

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 3 đến 4 HS.

- 2 HS làm bài vào giấy khổ to. Các học sinh làm bài vào vở.

- HS đọc bài trước lớp, cả lớp theo dõi, sửa chữa bài cho bạn.

+ Thuộc thể loại văn tả cảnh.

+ Quyền tự hào về quê hương, đất nước.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

NS: 15/ 09/ 2019

NG: Thứ 5 ngày 19 tháng 09 năm 2019 Buổi sáng

(21)

Toán

TIẾT 9: HỖN SỐ I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS biết đọc, biết viết hỗn số. Biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, viết hỗn số.

3. Thái độ: Tự giác hoàn thành nhiệm vụ II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ.

- Bộ hình tròn phân số

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’) - Yêu cầu HS tính

4 3 x

5

4 ; 3 :

3 1

+ Nêu cách thực hiện nhân, chia phân số.

- Nhận xét . B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

- Ghi tên bài.

2. Giới thiệu về hỗn số

* GV sử dụng bộ hình tròn phân số - Gắn 2 hình tròn và

4

3 hình tròn lên bảng.

+ Có mấy hình tròn và mấy phần hình tròn?

- GV nói và viết: Trước tiên ta viết số 2 sau đó viết

4

3 , ta viết gọn là: 2

4

3hình tròn.

- GV nêu:

4

2 gọi là hỗn số3 - GV giới thiệu hỗn số 2

4

3có phần nguyên là 2, phần phân số là

4

3, phần phân số của hỗn số bao giờ cũng bé hơn đơn vị.

- GV đọc: hai ba phần tư.

- GV hướng dẫn cách đọc.

- GV hướng dẫn HS cách viết hỗn số . - GV cho HS nhận biết một số hỗn số khác + Hỗn số gồm những phần nào?

- 2 em lên bảng làm bài.

- 2 em nêu cách thực hiện nhân, chia phân số.

- Hs lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS nêu: có 2 hình tròn và 4 3 hình tròn.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- Nhiều HS nhắc lại.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- Nhiều HS đọc.

- Hs lắng nghe, viết ra nháp.

- Hs đọc hỗn số

+ Hỗn số gồm 2 phần là phần nguyên và phần phân số

.

(22)

+ Khi đọc (viết) hỗn số thì đọc (viết) ntn?

3. Luyện tập Bài 1.

- Đọc yêu cầu bài tập.

- Cho HS nhìn hình vẽ, GV hướng dẫn mẫu cách viết và đọc hỗn số.

- Gọi 1 số Hs lần lượt viết và đọc hỗn số . - Nhận xét sửa chữa.

+ Bài tập 1 giúp các em nắm được điều gì?

Bài 2.

- Nêu yêu cầu bài tập.

- Cho HS thảo luận theo cặp .

- Gọi HS lên điền hỗn số thích hợp vào chổ chấm .

- Cho HS đọc các phân số.

- Nhận xét sửa chữa

- Gv chốt: Củng cố kỹ năng viết hỗn số trên tia số.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Hỗn số có cấu tạo như thế nào?

+ Nêu cách đọc, viết hỗn số?

- Nhận xét tiết học. Về nhà làm BT1, 2, 3 VBT. Chuẩn bị bài: Hỗn số ( tiếp theo)

+ Ta đọc (viết) phần nguyên rồi đọc (viết) phần phân số.

Bài 1.

- 1 HS đọc to - lớp đọc thầm.

- HS theo dõi.

- 3 HS lên bảng thực hiện. Lớp làm vở ô ly.

+ Cách đọc, viết hỗn số.

Bài 2.

- 1 HS nêu.

- Từng cặp thảo luận.

- 1 số HS lên bảng điền vào chỗ trống.

- HS đọc.

+ Hỗn số gồm 2 phần là phần nguyên và phần phân số

.

+ Ta đọc (viết) phần nguyên rồi đọc (viết) phần phân số.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

Kể chuyện

TIẾT 2: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE - ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết kể tự nhiên bằng lời kể của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về các anh hùng, danh nhân của đất nước.

- Rèn kĩ năng chăm chú nghe bạn kể,nhận xét đúng lời kể của bạn.

2. Kĩ năng:HS hiểu được ý nghĩa câu chuyện, biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về câu chuyện.

3. Thái độ:Có ý thức trong việc tìm đọc sách

* TTHCM: Bác Hồ là người có tinh thần yêu nước rất cao

- Kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta, trong đó có danh nhân Hồ Chí Minh (câu chuyện trong màn kịch Người công dân số Một).

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh họa truyện SGK.

- Máy tính, máy chiếu, máy tính bảng ( ƯDPHTM) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

(23)

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

+ Kể lại câu chuyện: Lý Tự Trọng + Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì?

- Nhận xét.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Tuần trước qua lời kể của cô, các em đã biết về cuộc đời và khí phách của anh hùng Lý Tự Trọng. Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể những chuyện mình tự sưu tầm được về các anh hùng, danh nhân khác của đất nước.

2. Hướng dẫn kể chuyện a. Tìm hiểu đề bài.

- Mời 01 HS đọc đề bài.

+ Đề bài yêu cầu gì?

- GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý:

Hãy kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc về một anh hùng , danh nhân của nước ta.

+ Những người như thế nào thì được gọi là anh hùng, danh nhân?

- Yêu cầu HS đọc gợi ý SGK . - GV nhắc HS:

+ Một số truyện được nêu trong gợi ý 1 là những truyện các em đã học.

+ HS lớp 5, Các em cần tìm các truyện ngoài SGK. Không tìm được, mới kể 1 câu chuyện đã học.

* GDTTHCM: Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc về Bác Hồ, biết được Bác là người có tinh thần yêu nước nồng nàn.

- Cho HS lần lượt nêu tên câu chuyện các em sẽ kể. Nói rõ đó là truyện về anh hùng hoặc danh nhân nào?

b. Kể trong nhóm

- Chia 2 bàn làm 1 nhóm.

- GV quan sát, nhắc nhở HS.

- Gợi ý cho HS trao đổi nội dung truyện + Bạn thích hành động nào của nhân vật?

+ Bạn thích chi tiết nào? Vì sao?

- HS kể lại câu chuyện Lý Tự Trọng và trả lời câu hỏi .

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc đề bài . - HS nêu .

- HS chú ý những từ ngữ GV gạch chân.

+ Anh hùng: là những người lập nên công trạng đặc biệt, lớn lao với nhân dân, đất nước.

+ Danh nhân: là người có danh tiếng, có công trạng với đất nước, tên tuổi được đời sau ghi nhớ.

- 04 HS đọc nối tiếp gợi ý 1, 2, 3 SGK.

- HS lắng nghe.

- HS lần lượt nêu tên câu chuyện mà mình đã chọn.

- Kể trong nhóm, nhận xét - bổ sung cho bạn.

(24)

+ Qua câu chuyện bạn hiểu điều gì?

+ Tại sao bạn kể câu chuyện này?…..

c. Thi kể và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện

- Tổ chức thi kể trước lớp.

- Gọi HS nhận xét bạn kể.

- Tổ chức bình chọn:

+ Bạn có câu chuyện hay nhất?

+ Bạn có giọng kể hấp dẫn nhất?

- Tuyên dương HS.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Các câu chuyện con vừa kể có nội dung gì?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà kể cho người thân nghe.

Chuẩn bị trước bài và gợi ý trong SGK.

(bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về 1 người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương).

- HS thi kể.

- HS nhận xét, đánh giá bạn kể.

- Hs phát biểu - Hs lắng nghe.

Luyện từ và câu

TIẾT 4: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Tìm được từ đồng nghĩa trong đoạn văn cho trước .

- Hiểu nghĩa các từ đồng nghĩa, phân loại các từ đồng nghĩa thành từng nhóm thích hợp.

2. Kĩ năng: Sử dụng từ đồng nghĩa trong đoạn văn miêu tả.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu mến, tự hào, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

* QTE: - Quyền được có cha mẹ và được sống trong môi trường gia đình.

- Bổn phận phải ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ.

II. CHUẨN BỊ: Từ điển HS; bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- 3 HS lên bảng, đặt 1 câu có từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.

+ Thế nào là từ đồng nghĩa?

- Nhận xét

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Để giúp các em khắc sâu kiến thức về từ đồng nghĩa, bài học hôm nay sẽ đưa ra một số bài tập để các em luyện tập.

Sau đó, các em vận dụng những hiểu

- 3 hs lên bảng.

- 2 HS trả lời. Lớp theo dõi và nhận xét.

- Lắng nghe.

(25)

biết về từ đồng nghĩa để viết đoạn văn sao cho sinh động, hấp dẫn.

- Ghi tên bài.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1.

- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 1 - GV giao việc.

+ Các em đọc đoạn văn đã cho.

+ Tìm những từ đồng nghĩa có trong đoạn văn đó. Em nhớ dùng viết chì gạch dưới những từ đồng nghĩa trong SGK.

- Cho HS làm bài.

- Cho HS trình bày kết quả bài làm.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

+ Các từ đồng nghĩa trên là loại từ đồng nghĩa nào?

* GDQ - BP của trẻ em: Tất cả các từ nói trên đều chỉ người đàn bà có con, trong quan hệ với con. Đọc âm khác nhau nhưng nghĩa giống nhau Như vậy mỗi trẻ em đều có quyền có cha mẹ và được sống trong môi trường gia đình. Bên cạnh đó, bổn phận của mỗi trẻ em là phải ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ.

Bài 2

- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2 - GV giao việc:

+ Các em đọc các từ đã cho.

+ Các em xếp các từ đã cho ấy thành từng nhóm từ đồng nghĩa.

- Cho HS làm việc theo nhóm.

- Cho HS trình bày kết quả bài làm.

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.

Bài 1.

- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.

- HS nhận việc.

- HS làm bài cá nhân, mỗi em dùng viết chì gạch dưới những từ đồng nghĩa trong đoạn văn.

- Một số HS trình bày kết quả.

- Lớp nhận xét.

- Đáp án: những từ đồng nghĩa là: mẹ, u, bu, bầm, bủ, mạ.

+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn.

- Lắng nghe.

Bài 2 - HS đọc.

- Lắng nghe, ghi nhớ nhiệm vụ.

- Làm việc theo nhóm; hoàn thành phiếu bài tập.

- 3 nhóm báo cáo kết quả.

Nhóm1 Nhóm 2 Nhóm 3

Bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang

Lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.

Vắng vẻ, hưu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.

+ Từ Đồng nghĩa hoàn toàn

(26)

+ Các từ đồng nghĩa ở mỗi nhóm thuộc loại từ đồng nghĩa nào?

Bài 3

- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 3 - GV giao việc: các em viết một đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có dùng một số từ đã nêu ở bài tập 2.

- Cho HS làm bài.

- Cho HS trình bày kết quả làm bài.

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng và khen những HS viết đoạn văn hay.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Bài hôm nay luyện tập về loại từ nào?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ.

- Chuẩn bị tiết sau: Mở rộng vốn từ:

Nhân dân.

Bài 3

- HS đọc đề.

- HS tự làm bài và đọc bài chữa bài. Lớp sửa theo bài đúng.

+ Lần lượt chọn các từ sau để điền vào chỗ trống: điên cuồng, nhô lên, sáng rực, gầm vang, hối hả.

+ Từ đồng nghĩa.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

Địa lý

TIẾT 2: ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết dựa vào bản đồ (lược đồ) để nêu được một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta.

- Kể tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ (lược đồ). Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, a- pa- tit, bô- xit, dầu mỏ.

2. Kĩ năng: Biết sơ lược một số nét về tình hình khai thác than, dầu mỏ, khí tự nhiên của nước ta hiện nay.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng năng lượng có hiệu quả.

* GDSDTKNL: GDHS biết bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, khoáng sản và sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

* GDBVMT: Bảo vệ biển đảo quê hương.

II. CHUẨN BỊ:

- Bản đồ địa lí VN, quả địa cầu - Bản đồ khoáng sản VN

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

+ Chỉ vị trí nước ta trên lược đồ Việt Nam; trên quả địa cầu.

+ Phần đất liền nước ta giáp với những nước

- Hs thực hiện yêu cầu của gv.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái. đẹp cái hay, phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái

Trao đổi với các bạn trong lớp về tính cách của các nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện... Nhận xét ,

Tìm trong sách báo những truyện tương tự các truyện đã học :….. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của

- Hai vạn dặm dưới đáy biển, Tám mươi ngày vòng quanh thế giới, Cuộc du hành vào lòng đất, Năm tuần trên khinh khí cầu của Véc-nơ.. - Gu-li-vơ du kích của xúyp, Dế Mèn

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về truyền thống hiếu.. học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc

- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe đã đọc nói về các anh hùng, danh nhân của đất nước.. - Hiểu ý nghĩa

 Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác..

 Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.. - Lai tạo