• Không có kết quả nào được tìm thấy

Xin ông đừng giận cháu ! Cháu không có gì cho ông cả

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Xin ông đừng giận cháu ! Cháu không có gì cho ông cả"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn: Ngữ văn 8

Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (8 điểm)

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu ! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép) Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày ý nghĩa của câu chuyện trên.

Câu 2: (12 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản qua hai bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh và Khi con tu hú của Tố Hữu (Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam).

--- Hết ---

Họ và tên thí sinh: ………..……… ; Số báo danh: …………

(2)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

HƯỚNG DẪN CHẤM

BÀI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2018-2019

Môn: NGỮ VĂN 8 I. Hướng dẫn chung

- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh.

- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.

- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm (không làm tròn).

II. Đáp án và thang điểm

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

Câu 1 (8 điểm)

Đề bài: Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày ý nghĩa của câu chuyện Người ăn xin.

* Yêu cầu về kỹ năng:

- Viết đúng thể thức của một bài văn nghị luận xã hội.

- Lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng.

- Diễn đạt lưu loát; dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt.

- Trình bày sạch đẹp.

* Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau:

a. Những điều rút ra từ câu chuyện:

- Câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn… nhưng chứa đựng ý nghĩa triết lý lớn lao về tình yêu thương và sự cảm thông giữa con người với con người.

- Đối với một người ở vào hoàn cảnh bần cùng, cậu bé không tỏ ra khinh miệt, xa lánh mà vẫn có thái độ, lời nói, hành động hết sức chân thành thể hiện sự tôn trọng, quan tâm, yêu thương, chia sẻ với người khác.

- Tuy cả cậu bé và ông lão đều không có của cải, tiền bạc nhưng cả hai đều cảm nhận được tình cảm mà người kia đã dành cho mình, đặc biệt là tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin.

c. Bình luận, rút ra bài học:

- Yêu thương và cảm thông là đạo lý tốt đẹp trong xã hội. Hãy yêu thương và tôn trọng những người nghèo khổ, không phân biệt hoàn cảnh, địa vị xã hội của con người.

- Tình yêu thương và sự cảm thông giúp con người gần gũi và gắn bó với nhau hơn, giúp nhau có thêm động lực, thêm niềm tin để sống, để vượt qua hoàn cảnh…

3,0

4,0

(3)

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM - Hãy tự vượt lên hoàn cảnh của chính mình để sống tốt hơn, có

những việc làm, hành động cụ thể để thể hiện tình yêu thương và sự đồng cảm giữa con người với con người.

- Câu chuyện gợi nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống: cho và nhận là không phải chỉ là những giá trị về vật chất, đó có thể là những giá trị về tinh thần: là sự đồng cảm, đôi khi chỉ là một câu nói, một cử chỉ…

c. Liên hệ mở rộng:

- Trong xã hội ta hiện nay: Các phong trào: “Vì người nghèo”,

“Trái tim cho em”,… thể hiện tình yêu thương, chia sẻ với những con người có hoàn cảnh khó khăn.... tô thắm thêm truyền thống “tương thân tương ái” của dân tộc ta.

- Tuy nhiên, trong xã hội ta hiện nay vẫn có những người thờ ơ, lạnh lùng trước nỗi đau của người khác. Thậm chí có những biểu hiện coi thường, miệt thị những người có hoàn cảnh khó khăn…

1,0

Câu 2 (12 điểm)

Đề bài: Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản qua hai bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh và Khi con tu hú của Tố Hữu (Ngữ Văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)

Mở bài:

Giới thiệu khái quát vẻ đẹp của người chiến sĩ cộng sản qua hai bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh và Khi con tu hú của Tố Hữu: Yêu thiên nhiên, yêu sự sống, khao khát tự do, phong thái ung dung ngay trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm.

1,0

Thân bài:

HS tìm các phương diện về vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản ở cả hai bài thơ để phân tích hoặc cũng có thể phân tích vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ cộng sản theo từng bài thơ.

Dưới đây là một số gợi ý:

Luận điểm 1: Dù sống trong cảnh ngục tù nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống.

- Trong bài thơ Khi con tu hú: Với tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống mãnh liệt nên khi tiếng chim tu hú vọng vào nhà tù, người chiến sĩ cộng sản đã hình dung ra một bức tranh mùa hè tưng bừng, rộn rã âm thanh (tiếng chi tu hú gọi bầy, tiếng ve ngân, tiếng sáo diều) và chan hòa, rực rỡ sắc màu (ngô vàng, nắng hồng, trời xanh), ngọt ngào hương vị...

- Trong bài thơ Ngắm trăng: Bác ngắm trăng trong ngục tù.

4,0 2,0

2,0

(4)

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Trước cảnh đêm trăng đẹp quá, Bác khao khát được thưởng

thức trăng một cách trọn vẹn và tiếc không có rượu, có hoa để ngắm trăng. Bác xốn xang, bối rối trước cảnh một đêm trăng đẹp. Người chiến sĩ vĩ đại vẫn là một con người yêu thiên nhiên một cách say mê, đã rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp, dù đang bị tù đày.

Tình yêu thiên nhiên của Bác còn được thể hiện qua sự giao hòa tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri âm tri kỉ….

Luận điểm 2: Người chiến sĩ cách mạng luôn khao khát tự do mãnh liệt.

- Trong bài thơ Khi con tu hú: Vì khao khát tự do nên người chiến sĩ cách mạng vô cùng đau khổ, uất ức, ngột ngạt khi bị giam cầm, khát khao cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục từ để trở về với cuộc sống tự do ở bên ngoài…

- Trong bài thơ Ngắm trăng, Bác luôn hướng ra ánh sáng.

Người đã thả tâm hồn hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để tìm đến “trăng sáng”, tức là để giao hòa với vầng trăng tự do đang tỏa sáng giữa bầu trời. Đây cũng là “cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng Hồ Chí Minh để tìm đến vầng trăng tri kỉ.”

Luận điểm 3: Phong thái ung dung của người chiến sĩ cộng sản.

Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù chỉ có thể giam cầm về thể xác mà không thể trói buộc được tinh thần và tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng.

Trong bài thơ Ngắm trăng, người tù cách mạng không chút vướng bận về chế độ nhà tù tăm tối, bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, vẫn ung dung để tâm hồn bay bổng đến với vầng trăng tri kỉ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc của một tâm hồn nghệ sĩ, vừa cho ta thấy tinh thần thép của người chiến sĩ cách mạng, mà ở đây là sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt lên sự tàn bạo của ngục tù.

4,0 2,0

2,0

2,0

Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề.

- Nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.

1,0 VẬN DỤNG CHO ĐIỂM CÂU 2

11 - 12 điểm:

Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có lập luận chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng tiêu biểu, có sự kết hợp nhuần nhuyễn văn nghị luận với biểu cảm, bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt.

(5)

9 - 10 điểm:

Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có lập luận tương đối chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng khá tiêu biểu, có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, diễn đạt tương đối tốt.

7 - 8 điểm:

Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có lập luận tương đối chặt chẽ, biết lựa chọn dẫn chứng, có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, có thể còn một số lỗi về diễn đạt .

5 - 6 điểm:

Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội dung và phương pháp, biết cách lập luận, biết lựa chọn được dẫn chứng, tuy nhiên chưa có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, còn mắc lỗi về diễn đạt .

3 - 4 điểm:

Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc kể lại truyện, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt .

1 - 2 điểm:

Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc kể lể, diễn đạt trùng lặp, lủng củng.

0 điểm: Để giấy trắng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động 2: Học sinh tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn.. - Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn

Triển khai vấn đề nghị luận : Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự

Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách để thể hiện suy nghĩ của mình về khả năng trì hoãn

Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách để thể hiện suy nghĩ của mình về khả năng trì hoãn

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của những điều tốt đẹp bình dị trong cuộc sống.. Triển khai vấn đề nghị luận: Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù

- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, bố cục, phương pháp làm bài văn lập luận chứng minh... - Ra quyết định:

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: ý nghĩa của nghị lực con người..

- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, bố cục, phương pháp làm bài văn lập luận chứng minh... - Ra quyết định: