• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế.

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế."

Copied!
100
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 1

Lời cám ơn

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của một quá trình học tập, rèn luyện và trau dồi kiến thức kết hợp với việc thực tập tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế màtôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh, các thầy cô giáo trong trường Đại học Kinh tế Huế, đã trang bị cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong suốt quá trình họctập tại trường và nhiệt tình giúpđỡ tôi thực hiện đề tài này.

Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Tài Phúc, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốtquá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Dệt May Huế, phòng Kế Hoạch- Xuất Nhập Khẩu May, phòng Kế toán và phòng Nhân sự đã nhiệt tình giúpđỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại Công ty.

Đặc biệt là phòng Kế Hoạch- Xuất Nhập Khẩu May đã cho em trải nghiệm hữu ích.

Gần ba tháng thực tập tại Công ty là một khoảng thời gian vô cùng quý giá. Thông qua đợt thực tập này tôi đã cóđiều kiện tìm hiểu thực tế, so sánh nhữngkiến thức đã học trên giảng đường Đại học với thực trạng áp dụng ở Công ty, từ đó đúc kết cho mình những kinh nghiệm và bài học bổ ích.

Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức trìnhđộ chuyên môn cũng như kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn để khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cám ơn!

Huế, tháng 01 năm 2019 Sinh viên thực hiện

Trần Thị Tố Hảo

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 2

MỤC LỤC

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ... 7

1. Lý do chọn đềtài ... 7

2. Mục tiêu nghiên cứu... 9

2.1. Mục tiêu tổng quát... 9

2.2. Mục tiêu cụthể... 9

3. Đối tượng nghiên cứu... 9

4. Phạm vi nghiên cứu ... 9

5. Phương pháp nghiên cứu... 10

5.1. Phương pháp thu thập thông tin ... 10

5.2. Phương pháp phân tích và xửlý sốliệu ... 10

6. Kết cấu đềtài ... 10

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ... 12

CHƯƠNG 1. CƠ SỞLÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀHOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY. ... 12

1.1. Những vấn đề cơ bản vềhoạt động xuất khẩu ... 12

1.1.1. Khái quát chung vềhoạt động xuất khẩu ... 12

1.1.1.1. Khái niệm vềxuất khẩu... 12

1.1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu... 13

1.1.1.3. Nhiệm vụcủa hoạt động xuất khẩu... 17

1.1.1.4. Các hình thức xuất khẩu ... 18

1.1.1.5. Nội dung chính của hoạt động xuất khẩu... 22

1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu ... 27

1.1.2.1. Yếu tốvi mô ... 27

1.1.2.2. Yếu tốvĩ mô... 29

1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu ... 31

1.1.3.1. Khả năng xâm nhập, mởrộng và phát triển thị trường: ... 31

1.1.3.2. Kết quảvềmặt xã hội... 31

1.1.3.3. Chỉtiêu lợi nhuận ... 31

1.1.3.4. Chỉtiêu hiệu quảkinh tếxuất khẩu... 32

1.2. Cơ sởthực tiễn ... 34

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 3

1.2.1. Tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2015–2017: ... 34

1.2.2. Tổng quan vềtình hình xuất khẩu hàng dệt may tại Việt Nam giai đoạn 2015– 2017 ... 35

1.2.3 Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt mayởtỉnh Thừa Thiên Huế giai đoan 2015- 2017 ... 37

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔPHẦN DỆT MAY HUẾ... 39

2.1. Tổng quan vềCông ty Cổphần Dệt May Huế... 39

2.1.1. Khái quát vềCông ty... 39

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển... 39

2.1.3. Ngành nghề kinh doanh và địa bàn kinh doanh của Công ty... 41

2.1.4. Sứmệnh của Công ty ... 41

2.1.5. Triết lý kinh doanh ... 41

2.1.6. Slogan ... 42

2.1.7. Sơ đồtổchức bộmáy quản lý ... 43

2.1.8. Chức năng và nhiệm vụcủa các bộphận ... 44

2.2 Tinh hình nguồn lực của công ty giai đoạn 2015-2017 ... 46

2.2.1. Tình hình nhân sựcủa Công ty giai đoạn 2015-2017 ... 46

2.2.2. Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty ... 50

2.2.3 Kết quảkinh doanh của công ty giai đoạn 2015- 2017:... 53

2.3 Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty giai đoạn 2015-2017 54 2.3.1 Phương thức kinh doanh xuất khẩu hàng may của công ty... 54

2.3.2. Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty... 55

2.3.3. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty... 56

2.3.4. Tỷtrọng tổng kim ngạch xuất khẩu so với tổng doanh thu của công ty giai đoạn 2015–2017 ... 57

2.3.5. Thị trường xuất khẩu của công ty ... 59

2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảhoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổphần Dệt May Huế... 61

2.4.1. Chỉ tiêu lợi nhuận ... 61

2.4.2. Tỷxuất lợi nhuận ... 62

2.4.3. Tỷsuất ngoại tệxuất khẩu... 64

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 4

2.5.Đánh giá chung thực trạng xuất khẩu hang may mặc của công ty cổphần dệt may

Huế... 65

2.5.1: Chỉ tiêu định tính... 66

2.5.2. Chỉ tiêu định lượng... 67

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng xuất khẩu hàng may mặc tại công ty... 70

2.4.1. Các nhân tốvi mô: ... 70

2.4.1.1. Tiềm lực tài chính... 70

2.4.1.2. Cơ chếtổchức và quản lí ... 71

2.4.1.3. Chiến lược kinh doanh ... 71

2.4.1.4. Khả năng trang bị cơsởvật chất kĩ thuật của công ty ... 72

2.4.1.5. Tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lí ... 74

2.4.2. Các nhân tốvĩ mô... 75

2.4.2.1. Môitrường cạnh tranh... 75

2.4.2.2 Môi trường tựnhiên ... 75

2.5. Đánh giá chung... 76

2.5.1. Kết quả đạt được ... 76

2.5.2. Các mặt hạn chế... 77

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔPHẦN DỆT MAY HUẾ... 79

3.1. Quan điểm, địnhhướng, mục tiêu phát triển của ngành dệt may ... 79

3.1.1 Quan điểm phát triển ngành dệt may ... 79

3.1.2 Mục tiêu phát triển của ngành dệt may ... 80

3.1.3. Định hướng của Công ty trong thời gian tới ... 82

3.2. Một sốgiải pháp nâng cao hiệu quảxuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổphần Dệt May Huế... 83

3.2.1. Hoàn thành chiến lược kinh doanh... 83

3.2.2 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường ... 88

3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác quản lý, đào tạo nguồn nhân lực... 88

3.2.4. Giảm chi phí quản lý và chi phí xuất khẩu... 90

3.2.5. Giải pháp đàm phán và ký kết hợp đồng... 93

3.2.6. Giải pháp huy động vốn và nâng cao khả năng tài chính... 93

3.2.7. Đăng kí thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế:... 94

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 5

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ... 94 1. Kết luận ... 95 2. Kiến nghị... 95 Tài liệu tham khảo ... Error! Bookmark not defined.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 6

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Sơ dồ1.1: Quy trìnhđểthực hiện một hợp đồng xuất khẩu hàng hóa...Error!

Bookmark not defined.

Biểu đồ1.1 Diễn biến kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại giai đoạn 2015 –2017 ... Error! Bookmark not defined.

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2015 -2017 ..Error!

Bookmark not defined.

Biểu đồ1.2: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017... Error! Bookmark not defined.

Sơ đồ 2.1 Sơ đồbộmáy quản lý của Công ty Cổphần Dệt May HuếError! Bookmark not defined.

Bảng 2.1: Tình hình nhân sựcủa công ty giai đoạn 2015-2017 ..Error! Bookmark not defined.

Bảng 2.2: Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015-2017...Error!

Bookmark not defined.

Bảng 2.3: Kết quảkinh doanh của công ty giai đoạn 2015–2017.... Error! Bookmark not defined.

Bảng 2.4. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty Cổphần Dệt May Huế giai đoạn 2015–2017 ... Error! Bookmark not defined.

Bảng 2.5. Tổng giá trịkim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty giai đoạn 2015 –2017 ... Error! Bookmark not defined.

Bảng 2.6 Tỷtrọng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc so với tổng doanh..Error!

Bookmark not defined.

thu của công ty giai đoạn 2015–2017... Error! Bookmark not defined.

Bảng 2.7. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc theo thị trường của công ty giai đoạn 2015-2017... Error! Bookmark not defined.

Bảng 2.8: Bảng thểhiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận xuất khẩu may của công ty giai đoạn 2015-2017... Error! Bookmark not defined.

Bảng 2.9: Tỷsuất lợi nhuận trên doanh thu của công ty giai đoạn 2015-2017 ...Error!

Bookmark not defined.

Bảng 2.10: Tỷsuất lợi nhuận trên chi phí của công ty giai đoạn 2015-2017 ...

Bảng 2.11. Tỷsuất ngoại tệxuất khẩu của công ty giai đoạn 2015–2017...Error!

Bookmark not defined.

Bảng 2.12: Bảang đánh giá lợi nhuận xuất khẩu hàng may mặc của công ty giai đoạn 2015- 2017... Error! Bookmark not defined.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 7

Bảng 2.13: Tỷsuất lợi nhuận trên doanh thu và chi phí của công ty giai đoạn 2015- 2017 ... Error! Bookmark not defined.

Bảng 2.14.Tỷsuất ngoại tệxuất khẩu của công ty giai đoạn 2015-2017 ...Error!

Bookmark not defined.

Bảng 2.15: Danh mục các thiết bịsản xuất Nhà máy 1+ 2+ 3...Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.1: Mục tiêu ngành dệt may Việt Nam đến năm 2030...Error! Bookmark not defined.

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đềtài

Quá trình quốc tế hóa đang phát triển mạnh mẽ ở các châu lục, các khu vực trên thế giới với sự tham gia ngày càng rộng rãi của nhiều quốc gia khác nhau. Những lợi ích to lớn của hội nhập kinh tế mang lại cho mỗi quốc gia là rất rõ ràng và không thể phủ nhận điển hình là đã làm cho thương mại và thị trường thế giới trở thành nguồn lực của nền kinh tế quốc dân, là nhân tố kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học công nghệ.

Trong những năm gần đây, thị trường Việt Nam được chứng kiến nhiều thành công phát triển của các sản phẩm trong nước và việc đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nhiều loại hàng hóa như: điện thoại và linh kiện; hàng dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giày dép các loại; dầu thô,… sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, thị trường EU và các nước Châu Phi,.. đãđem lại những giá trị kinh tế to lớn. Một trong những mặt hàng xuất khẩu mang lại những đóng góp rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu chính là mặt hàng dệt may.

Hàng may mặc là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong nhiều năm trở lại đây. Ngoài việc đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, phát triển xuất khẩu hàng may mặc còn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động. Trong số các thị trường nhập khẩu hàng may mặc chủ yếu của nước ta thì thị trường EU, Hoa Kì, Canada,..

đang nổi lên như một đối tác quan trọng nhất, đem lại nhiều lợi ích kinh tế-xã hội cho

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 8

đất nước. Mặt khác, xuất khẩu hàng dệt may đã đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, giúp cân bằng cán cân thanh toán, giải quyết công việc cho hàng triệu người dân lao động, góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất khác trong nước phát triển.

Ngành dệt may Việt Nam đang giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước và

đã giải quyết việc làm cho trên 3 triệu lao động. Trong điều kiện kinh tế còn nhiều bất ổn, xuất khẩu dệt may giai đoạn 2015 – 2017 vẫn giữ được tăng trưởng tốt. Đặc biệt, năm 2017 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 51 tỷ USD, tăng 10,23% so với năm 2016. Đây là kết quả hết sức đáng khích lệ trong điều kiện khó khăn của cả nước. Điều này đã chứng tỏ những nỗ lực của các doanh nghiệp dệt may cũng như những người lao độngtrong ngành. Với kết quả này, Việt Nam đã vươn lên đứng trong top 7 nước xuất và xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới.Ngành dệt may Việt Nam ra đời từ năm 1958, cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế quốc tế, ngành dệt may Việt Nam đã nhanh chóng tìm ra và khẳng định được những vị thế của mình trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc cho thị trường thế giới vàđã trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Như chúng ta cũng đã biếtviệc đẩy mạnh xuất khẩu phải gắn liền với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu bởi trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp phải thực hiện hạch toán độc lập, phải tự chịu trách nhiệm về các kết quả kinh doanh của mình. Hoạt động xuất khẩu phát triển được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp đó. Vì vậy làm thế nào để đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu luôn là bài toán cần lời giải đáp sáng suốt và là vấn đề quan tâm hàng đầu của bộ máy quản lý của doanh nghiệp xuất khẩu.

Công ty Cổ phần Dệt May Huế (HUEGATEX) thành lập từ năm 1988 được đánh giá là một đơn vị xuất sắc của ngành dệt may Việt nam. Trong thời gian qua công ty đã có nhiều thành công trên các lĩnh vực như công tác kế hoạch thị trường, công tác tài chính, công tác quản lý lao động và đào tạo nguồn nhân lực, công tác quản lý kỹ thuật và chất lượng sản phẩm… Tổng doanh thu của Công ty tăng nhanh qua các năm. Xuất khẩu vẫn có một vị trí rất quan trọng quyết định doanh thu toàn công ty. Trong những

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 9

năm gần đây doanh thu về xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ phần dệt may Huế liên tục bị biến động trên thị trường thế giới, bị giảm dần hạn ngạch xuất khẩu vào các nước EU, Canada… Nhằm bảo hộ ngành dệt may trong nước. Bên cạnh đó doanh thu từ các khách hàng truyền thống đặt hàng may gia công cũng giảm mạnh như: Đài Loan, Hàn Quốc, Mexico… do thị trường tiêu thụ đang gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng về kinh tế do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu.

Xuất phát từ những lí do trên nên em đã chọn đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế’’ để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mc tiêu nghiên cu 2.1. Mục tiêu tổng quát

Biết thực trạng tình hình xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế. Từ đó đưa ra nhữnggiải pháp hợp lý nhằm thúc đẩyxuất khẩu hàng may mặc của Công ty hiệu quả hơn.

2.2. Mục tiêu cụthể

- Hệ thống hóa những lý luậnvà cơ sởthực tiễn liên quan đến xuất khẩuhàng dệt may.

- Phân tích vềthực trạnghoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế.

- Dựa vào các phân tích thực trạng từ đó đưa ra các giải phápnhằm phát triển hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế.

3. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động kinh doanh xuất khẩuhàng may mặc tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế.

4. Phm vi nghiên cu

 Phạm vi nội dung: Tình hình xuất khẩu hàng may mặctại Công ty Cổ phần Dệt May Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 10

 Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần Dệt May Huế (122 Dương Thiệu Tước, Phường Thủy Dương, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế).

 Phạm vị thời gian:

- Các số liệu được sử dụng trong đề tài thu thập dữ liệu thứ cấp trong khoảng thời gian từ 2015 –2017.

- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 09/2018 đến tháng 12/2018.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập thông tin

 Tài liệu về những lý thuyết liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu.

 Dữ liệu về tình hình phát triển ngành dệt may Việt Nam.

 Dữ liệu về tình hình phát triển ngành dệt may của tỉnh Thừa Thiên Huế.

 Các báo cáo về thống kê kết quả hoạt động kinh doanh; cơ cấu tổ chức; cơ cấu lao động;tình hình tài sản và nguồn vốn; tình hình tài chính, doanh thu; thông tin về khách hàng của công ty Cổ phần Dệt May Huế trong thời gian 2015- 2017.

 Các dữ liệu liên quan đến hoạt động xuất khẩu của công ty: tình hìnhđàm phán và ký kết hợp đồng của công ty, biến động kim ngạch xuất khẩu; cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty, kế hoạch xuất khẩu của công ty năm 2018.

 Các khóa luận tốt nghiệp đại học của khoá trên, các bài viết tham khảo trên Internet liên quan đến ngành dệt may và hoạt động xuất khẩu.

 Một số thông tin liên quanở cácwebsite:http://huegatex.com.vn (Công ty Cổ phần Dệt May Huế);http://www.customs.gov.vn (Tổng cục Hải quan Việt Nam);

http://www.thongkethuatienhue.gov.vn(cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế) 5.2. Phương pháp phân tích và xửlý sốliệu

Phương pháp thống kê mô tả: Từ những dữ liệu thứ cấp đã thu thập được và những tài liệu đãđược tổng hợp kếthợp với việc vận dụng các phương pháp phân tích thống kê để đánh giá tình hình xuất khẩu của Công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 11

Phương pháp so sánh: Xác định mức độ tăng giảm, mối tương quan của các chỉ tiêu xuấtkhẩu của Công ty giai đoạn 2015 –2017.

6. Kết cấu đềtài

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II.NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ( 3 chương)

Chương 1. Cơ sở lý luậnvà thực tiễn hoạt độngxuất khẩu và kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may.

Chương 2.Thực trạnghoạt độngxuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế.

Chương 3.Định hướng và giải phápnhằm đẩy mạnhhoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 12

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ

CHƯƠNG 1. CƠ SỞLÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀHOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY.

1.1. Nhng vấn đề cơ bản vhoạt động xut khu 1.1.1. Khái quát chung vềhoạt động xuất khẩu 1.1.1.1. Khái niệm vềxuất khẩu

 Khái niệm về xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 13

Khái niệm xuất khẩu theo Luật thương mại 2005 thìđược nêu cụ thể tại Điều 28, khoản 1 như sau:

"Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật."

 Hoạt động xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán với mục tiêu lợi nhuận. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. (Theo Trần Chí Thành (2000).

Mục đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này. Hoạt động xuấtkhẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá thiết bị công

 Thị trường xuất khẩu hàng hóa

Theo trường phái Cổ điển thì: Thị trường là nơi diễn ra các trao đổi,mua bán hàng hoá.

Theo khái niệm hiện đạithì " Thị trường là một quá trình mà trongđó người mua và người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá".

Thị trường xuất khẩu là tập hợp người mua và người bán cóquốc tịch khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hoá mua bán, chất lượng hàng hoá và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 14

Thị trường xuất khẩu hàng hoá bao hàm cả thị trường xuất khẩu hàng hoá trực tiếp (nước tiêu thụ cuối cùng) và thị trường xuất khẩu hàng hoá gián tiếp (xuất khẩu qua trung gian). Chẳng hạn, một nước nào đó tạm nhập tái xuất hàng hoá của Việt Nam rồi đem xuất khẩu sang thị trường khác cũng được coi là thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

1.1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu

Đối với doanh nghiệp:

Cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trường quốc tế là xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp. Xuất khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch phát triển, mở rộng thị trường của mình. Xuất khẩu hàng hoá dịch vụ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp đa dạng hoá thị trường tiêu thụ sản phẩm, giúp tăng doanh số, tăng lợi nhuận, đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro trong hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh nghiệp không những được khách hàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở các quốc gia khác trên thế giới.

- Xuất khẩu giúp phát huy tính năng động sáng tạo của cán bộ xuất nhập khẩu trong việc tích cực tìm tòi và phát triển các mặt trong khả năng xuất khẩu các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng xâm nhập; phát triển các sản phẩm mới.

- Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ, qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị máy móc, nguyên vật liệu..

phục vụ cho quá trình phát triển của doanh nghiệp.

- Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới cả về chất lượng, mẫu mã, giá cả... Những yếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình hành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất kinh doanh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 15

- Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh. Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu kỳ sống của một sản phẩm

- Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tạo nguồn thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên. Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

Đối với nền kinh tế quốc dân

Xuất khẩu có vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Theo Nguyễn Quang Hùng (2010), vai trò đó được thể hiện qua các điểm sau:

- Xuất khẩu là một trong những nhân tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Theo như hầu hết các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đều khẳng định và chỉ rõđể tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi quốc gia cần có bốn điềukiện là nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn, kỹ thuật công nghệ. Nhưng hầu hết các quốc gia đang phát triển (như Việt Nam) đều thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ. Do vậy câu hỏi đặt ra làm thế nào để có vốn và công nghệ:

- Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đối với mọi quốc gia đang phát triển thì bước đi thích hợp nhất là phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để khắc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu chậm phát triển.

Tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá phải có một lượng vốn lớn để nhập khẩu công nghệ thiết bị tiên tiến.

Thực tế cho thấy, để có nguồn vốn nhập khẩu một nước có thể sử dụng nguồn vốn huy động chính như sau:

+ Đầu tư nước ngoài, vay nợ các nguồn viện trợ

+ Thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ trong nước + Thu từ hoạt động xuất khẩu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 16

Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhận được, song việc huy động chúng không phải dễ dàng. Sử dụng nguồn vốn này, các nước đi vay phải chịu thiệt thòi, phải chịu một số điều kiện bất lợi và sẽ phải trả sau này.

Do vậy xuất khẩu là một hoạt động tạo một nguồn vốn rất quan trọng. Xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến qui mô tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu. Ởmột số nước, một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kém phát triển là do thiếu tiềm năng về vốn do đó nguồn vốn ở bên ngoài là chủ yếu, song mọi cơ hội đầu tư vay nợ và viện trợ của nước ngoài chỉ thuận lợi khi chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng sản xuất và xuất khẩu –nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực .

- Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã vàđang thay đổi mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ.

Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Thứ nhất, chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự dư thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đócác ngành sản xuất không có cơ hội phát triển.

Thứ hai, coi thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy xuất khẩu. Nó thể hiện:

+ Xuất khẩu tạo tiền đề cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. Điều này có thể thông qua ví dụ như khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành khác như bông, kéo sợi, nhuộm, tẩy…sẽ có điều kiện phát triển.

+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất, tạo lợi thế nhờ quy mô.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 17

+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng thị trường tiêu dùng của một quốc gia. Nó cho phép một quốc gia có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiều lần giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia đó thậm chí cả những mặt hàng mà họ không có khả năng sản xuất được.

+ Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia. Nó cho phép chuyên môn hoá sản xuất phát triển cả về chiều rộng và chiềusâu. Trong nền kinh tế hiện đại mang tính toàn cầu hoá như ngày nay, mỗi loại sản phẩm người ta nghiên cứu thử nghiệm ở nước thứ nhất, chế tạo ở nước thứ hai, lắp rápở nước thứ ba, tiêu thụ ở nước thứ tư và thanh toán thực hiện ở nước thứ năm. Như vậy, hàng hoá sản xuất ra ở mỗi quốc gia và tiêu thụ ở một quốc gia cho thấy sự tác động ngược trở lại của chuyên môn hoá tới xuất khẩu.

Với đặc điểm quan trọng là tiền tệ sản xuất sử dụng làm phương tiện thanh toán, xuất khẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệmột quốc gia. Đặc biệt với các nước đang phát triển đồng tiền không có khả năng chuyển đổi thì ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà về cung cấp ngoại tệ, ổn định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát triểnkinh tế.

- Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân.

Tác động của xuất khẩu đến việc làm và đời sống nhân dân bao gồm rất nhiều mặt.

Trước hết sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu là nơi thu húthàng triệu lao động và làm việc với mức thu nhập khá. Sự gia tăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu đã tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước tăng lên cả về quy mô và tốc độ phát triển. Các ngành nghề cũ được khôi phục, ngành nghề mới ra đời, sự phân công lao động mới đòi hỏi lao động được sử dụng nhiều hơn, đặc biệt là các ngành sản xuất, chế biến hàng sản xuất.

Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa. Điều này dẫn điến việc người dân có nhu cầu cao hơn về các loại hàng hoá cao cấp cũng như sự phong phú, đa dạng sản phẩm. Bên cạnh đó, xuất khẩu cũng đóng góp vào ngân sách quốc gia một nguồn vốn ngoại tệ đáng kể.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 18

Đây là nguồn vốn dùng để nhập khẩu các vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống mà trong nước chưa sản xuất được nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người dân, đáp ứng mức sống cao hơn của cuộc sống hiện đại.

- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại.

Trong kinh tế, xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại đã làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia gắn chặt với phân công lao động quốc tế. Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn, xuất khẩu và sản xuất hàng hoá thúc đẩy các quan hệ tín dụng, đầu tư, bảo hiệm, vận tải quốc tế... Mặt khác, khi các ngành này phát triển sẽ tạo ra sự tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng hơn cho hoạt động xuất khẩu. Do đó hoạt động xuất khẩu sẽ ngày càng được phát triển.

Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá –hiện đại hoá đất nước, nhất là trong điều kiện hiện nay với xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và nó là cơ hội cho mỗi quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

1.1.1.3. Nhiệm vụcủa hoạt động xuất khẩu

Với mục tiêu: “ Đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Nâng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường. Giảm tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế; tăng tỉ trọng sản phẩm chế biến sâu và tinh trong hàng xuất khẩu”. Ở những thời điểm nhất định mục tiêu xuất khẩu có khác nhau, nhưng mục tiêu quan trọng chủ yếu nhất của xuất khẩu là để nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện mục tiêu trên, hoạt động xuất nhập khẩu phải hướng vào các mục tiêu sau:

- Phải mở rộng thị trường, nguồn hàng và đối tác kinh doanh xuất khẩu nhằm tạo thành cao trào xuất khẩu, coi xuất khẩu là mũi nhọn đột phá cho sự phát triển

- Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước như đất đai, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật –công nghệ, chất xám theo hướng khai thác lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 19

-Nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu.

- Tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có khối lượng và giá trị lớn đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về số lượng, có sức hấp dẫn và có khả năng cạnh tranh cao.

1.1.1.4. Các hình thức xuất khẩu

Hiện nay, trên thế giới có nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau, lựa chọn cách thức nào là phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các doanh nghiệp. Các hình thức xuất khẩu bao gồm:

Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước hoặc từ khách hàng nước ngoài thông qua tổ chức của mình.

Ưu điểm:

 Giảm bớt chi phí trung gian do đó tăng lợi nhuậncho doanh nghiệp.

 Có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng và với thị trường nước ngoài, từ đó nắm bắt ngay được nhu cầu cũng như tình hình của khách hàng nên có thể thay đổi sản phẩm và những điều kiện bán hàng trong điều kiện cần thiết.

Nhược điểm:

 Xuất khẩu trực tiếp yêu cầu phải có nguồn vốn đủ lớn và đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực và trìnhđộ để có thể trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

 Về nguyên tắc, xuất khẩu trực tiếp có thể làm tăng thêm rủi ro trong kinh doanh

Xuất khẩu gián tiếp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 20

Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hóa ra thị trường nước ngoài thông qua các trung gian xuất khẩu như người đại lý hoặc người môi giới. Đó có thể là các cơ quan, văn phòngđại điện, các công ty ủythác xuất nhập khẩu…

Ưu điểm

Trên thực tế phương thức này được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là các nước kém phát triển vì những lý do:

 Người trung gian thường hiểu biết rõ về thị trường kinh doanh còn các nhà kinh doanh rất thiếu thông tin trên thị trường nên người trung gian tìmđược nhiều cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn.

 Người trung gian có khả năng nhất định về vốn, nhân lực cho nên nhà xuất khẩu có thể khai thác để tiết kiệm phần nào chi phí trong quá trình vận tải.

Nhược điểm

 Xuất khẩu gián tiếp sẽ hạnchế mối liên hệ với các bạn hàng của nhà xuất khẩu.

 Đồng thời khiến nhà xuất khẩu phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho người trung gian.

Xuất khẩu ủy thác

Là hình thức kinh doanh, trong đó đơn vị kinh doanh xuất khẩu đóng vai trò là người trung gian thaycho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hoá cho nhà sản xuất qua đó thu được một số tiền nhất định (theo tỷ lệ % giá trị lô hàng ).

Ưu điểm

 Mức độ rủi ro thấp.

 Không cần bỏ vốn vào kinh doanh.

 Tạo được việc làm cho người lao động đồng thời cũng thu được một khoản lợi nhuận đáng kể.

 Ngoài ra trách nhiệm trong việc tranh chấp và khiếu nại thuộc về người sản xuất .

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 21

Nhược điểm

 Phải qua trung gian và phải mất một tỷ lệ hoa hồng nhất định,nắm bắt thông tin về thị trường chậm.Vì vậy doanh nghiệp phải lựa chọn phương thức phù hợp với khả năng của chính mình sao chođạt hiêụ quả cao nhất, tiết kiệm được chi phí, thu hồi vốn nhanh, doanh số bán hàng tăng, thị trường bán hàng được mở rộng thuận lợi trong quá trình xuất nhập khẩu của mình.

Buôn bán đối lưu

Đây là hình thức giao dịch mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, hàng hóa trao đổi có giá trị tương đương nhau. Mục đích xuất khẩu không phải là nhằm thu một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng hóa có giá trị xấp xỉ giá trị lô hàng xuất khẩu.

Buôn bán đối lưu đã rađời từ lâu trong lịch sử quan hệ hàng hóa–tiền tệ, trong đó sớm nhất là “hàng đổi hàng”, rồi đến trao đổi bù trừ. Ngày này ngoài hai hình thức truyền thống đó, đã có nhiều loại hình thức mới đã rađời. Trong vòng thập niên 90 của thế kỉ XX, trong buôn bán quốc tế, gần 35% là mua đối lưu, 24% là những hợp đồng bồi hoàn, 9% là những giao dịch có thanh toán bình hành, 8% là nghiệp vụ chuyển nợ, chỉ có 4% là nghiệp vụ hàng đổi hàng.

Gia công quốc tế

Đây là một phương thức kinh doanh trong đó một bên gọi là bên nhận gia công nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm giao cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công).

Đây là một trong những hình thức xuất khẩu đang có bước phát triển mạnh mẽ và được nhiều quốc gia chú trọng.

Đối với bên đặt gia công: Phương thức này giúp họ lợi dụng về giá rẻ, nguyên phụ liệuvà nhân công của nước nhận gia công.

Đối với bên nhận gia công: Phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân công lao động hoặc nhập được thiết bị, công nghệ mới về nước mình.

 Các hình thức gia công quốc tế:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 22

Xét về quyền sở hữu nguyên liệu, gia công quốc tế có thể tiến hành dưới hình thức sau đây:

- Hình thức nhận nguyên liệu nhận gia công: Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo, sẽ thu hồi sản phẩm và trả phí gia công.

- Hình thức mua đứt bán đoạn: Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ mua thành phẩm. Trong trường hợp này quyền sở hữu nguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công.

- Hình thức kết hợp: Bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật liệu chính còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên vật liệu phụ.

Xét về giá cả gia công người ta có thể chia việc gia công thành hai hình thức:

- Hợp đồng thực chi, thực thanh trong đó bên nhận gia công thanh toán với bên đạt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công.

- Hợp đồng khoán trong đó ta xác định một giá trị định mức (Target price) cho mỗi sản phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức. Dù chi phí của bên nhận gia công là bao nhiêu đi chăng nữa, hai bên vẫn thanh toán theo định mức đó. Mối quan hệ giữa bên nhận gia công và bên đặt gia công được xác định bằng hợp đồng gia công.

Hợp đồng gia công thường được quy định một số điều khoản như thành phẩm, nguyên liệu, giá cả, thanh toán, giao nhận…

Xuất khẩu tại chỗ

Đây là hình thức mới và đang phổ biến rộng rãi.Đặc điểm của hình thức này là hàng hóa không bắt buộc vượt qua biên giới mới đến tay khách hàng. Do vậy giảm đượcchi phí cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyển và bảo quản hàng hóa. Các thủ tục trong hình thức này cũng đơn giản hơn, trong nhiều trường hợp không nhất thiết phải có hợp đồng phụ trợ như: hợp đồng vận tải, bảo hiểm hàng hóa, thủ tục hải quan.

Tạm nhập,tái xuất

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 23

Mỗi nước có một định nghĩa riêng về tái xuất. Nhiều nước Tây Âu và Mỹ Latinh quan niệm tái xuất là xuất khẩu những hàng ngoại quốc từ kho hải quan, chưa qua chế biến ở nước mình. Anh, Mỹ và một số nước khác lại coi đó là việc xuất khẩu những hàng ngoại quốc chưa qua chế biến ở trong nước dù hàng đó đã lưu thông qua nội địa.

Như vậy, các nước đều thống nhất quan niệm tái xuất là xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất.

Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một số ngoại tệ hơn số vốn bỏ ra ban đầu. Giao dịch này luôn luôn thu hút được ba nước:

nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu. Vì vậy người ta gọi giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác.

Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao mà không cần phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng, thiết bị, khả năng thu hổi vốn cũng nhanh hơn.

1.1.1.5. Nội dung chính của hoạt động xuất khẩu

Theo Võ Thanh Thu (2006) hoạt động xuất khẩu bao gồm các nội dung sau:

Nghiên cứu và tiếp cận thị trường nước ngoài

Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần thực hiện khi muốn xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài. Đây là hoạt động quan trọnggiúp doanh nghiệp nắm bắt, hiểu rõđược các thị trường khác nhau, đâu là thị trường tiềm năng, phù hợp nhất để tiếp cận, nó cũng hỗ trợ cho những hoạt động tiếp theo của doanh nghiệp. Từ việc nghiên cứu thị trường mà doanh nghiệp quyết định các cách thứctiếp cận, dung lượng sản phẩm, giá thành, phương thức giao dịch, các hoạt động marketing sao cho phù hợp nhất với các đặc tính riêng biệt của thị trường đó như chính trị, luật pháp, văn hóa, khả năng tiêu dùng… Vì thế nó có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển và nâng cao hiệu suất các quan hệ kinh tế đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp, quốc gia.

 Tổ chức thu thập thông tin

Thu thập thông tin là công việc đầu tiên của công tác nghiên cứu thị trường. Thu thập thông tin bao gồm thuthập thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 24

Thu thập thông tin thứ cấp là việc tìm kiếm những thông tin chung nhất, bao quát nhất về thị trường. Những thông tin về dân số, tốc độ phát triển kinh tế, các thông tin về bộ máy hành pháp, luật pháp, văn hóa, con người… Các thông tin này có thể thu thập từ các tổ chức quốc tế, liên hợp quốc, quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng quốc tế, các tổ chức cung cấp thông tin của nước bạn.

Thu thập thông tin sơ cấp là việc tìm kiếm những thông tin thị trường có liên quan đến sản phẩm mặt hàng mà doanh nghiệp định xuất khẩu. Các thông tin cần thiết là nhu cầu về sản phẩm, dung lượng thị trường, các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm cạnh tranh… Doanh nghiệp có những thông tin này qua các hoạt động nghiên cứu trực tiếp của mình hoặc được cung cấp bởi những công ty chuyên bán thông tin cho thị trường

 Tổ chức phân tích thông tin và xử lý thông tin

Phân tích thông tin về giá cả hàng hóa: Giá cả hàng hóa trên thị trường biến động phức tạp và chịu chi phối bởi các nhân tố chu kỳ, nhân tố cạnh tranh, nhân tố lạm phát.

Phân tích thông tin về nhu cầu tiêu dùng: Nhu cầu thị trường là tiêu thụ được, chú ý đặt biệt trong marketing, thương mại quốc tế, bởi vì công việc kinh doanh được bắt nguồn từ nhu cầu thị trường.

 Lựa chọn thị trường xuất khẩu

Sau khi đãổ chức thu thập thông tin và đánh giá, phân tích thông tin của các thị trường khác nhau. Doanh nghiệp sẽ quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu của mình.

Đó là thị trường mà doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao nhất, sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ tốt nhất.

Các yếu tố để lựa chọn thị trường dựa trên những tiêu chí mà doanh nghiệp đề ra và dựa theo kết quả của việc phân tích đánh giá thị trường.

- Các tiêu chuẩn chung như chính trị pháp luật, địa lý, kinh tế, tiêu chuẩn quốc tế.

- Các tiêu chuẩn về quy chế thương mại và tiền tệ.

+ Bảo hộ mậu dịch: Thuế quan, hạn ngạch giấy phép.

+ Tình hình tiền tệ: Tỷ lệ lạm phát, sức mua của đồng tiền.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 25

- Các tiêu chuẩn của thương mại: Sản xuất nội địa và xuất khẩu.

Xây dựng kế hoạch kinhdoanh xuất khẩu

 Xây dựng kế hoạch tạo nguồn hàng

- Đối với doanh nghiệp sản xuất: tạo nguồn hàng là việc tổ chức sản xuất hàng hóa theo nhu cầu của khách hàng.

-Đối với các doanh nghiệp thương mại: tạo nguồn hàng bằng cách gom hàng từ các cơ sở sảnxuất hàng hóa trong nước.

 Lập kế hoạch xuất khẩu

Khi đã có nguồn hàng và lựa chọn được thị trường xuất khẩu doanh nghiệp cần lập kế hoạch để sản xuất sản phẩm sang thị trường đó. Kế tiếp doanh nghiệp cần lập kế hoạch giao dịch, ký hợp đồng.

Tổ chức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu

 Chuẩn bị cho giao dịch

Để công tác giao dịch diễn ra tốt đẹp, doanh nghiệp phải biết thông tin đầy đủ về hàng hóa, thị trường tiêu thụ, khách hàng…

 Các phương thức giao dịch

Trên thị trường thế giới đang tồn tại nhiều phương thức giao dịch, mỗi phương thức gia dịch có đặc điểm và kỹ thuật riêng. Căn cứ vào mặt hàng dự định xuất khẩu, đối tượng, thời gian giao dịch mà doanh nghiệp chọn phương thức giao dịch phù hợp.

Dưới đây là hai phương thức giao dịch cơ bản:

- Giao dịch trực tiếp

Giao dịch trực tiếp trong thương mại quốc tế là giao dịch mà người mua và người bán thỏa thuận, bàn bạc trực tiếp (hoặc thông qua thư từ điện tín) về hàng hóa, giá cả, điều kiện giao dịch và phương thức thanh toán…

- Giao dịch qua trunggian

Là giao dịch mà người mua và người bán quy định điều kiện mua bán hàng hóa phải thông qua một người thứ ba – người trung gian mua bán. Hiện nay giao dịch qua trung

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 26

gian chiếm khoảng 50% kim ngạch buôn bán trên thế giới, ở đây trung gian được hiểu có thể là một số cá nhân hoặc tổ chức hay một doanh nghiệp. Trung gian buôn bán chủ yếu là cửa hàng đại lý và các tổ chức môi giới, hay các môi giới.

- Ký kết hợp đồng

Hợp đồng xuất nhập khẩu là hợp đồng mua bán đặc biệt trong đó người bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua vượt qua biên giới quốc gia, còn người mua có nghĩa vụ trả cho người bán một khoản tiền ngang giá trị hàng hóa bằng các phương thức thanh toán quốc tế.

Tổ chức thực hiện hợp đồng

Tùy theo các điều khoản trong hợp đồngmà doanh nghiệp phải thực hiện một số công việc. Thông thường doanh nghiệp cần phải thực hiện những công việc như theo sơ đồ sau:

Sơ dồ1.1: Quy trình đểthực hiện một hợp đồng xuất khẩu hàng hóa

K

Kiểm tra L/C Ký hợp

đồng

Xin giấy phép xuất

khẩu

Chuẩn bị

hàng hóa

Mua bảo hiểm

Giao hàng lên tàu

Làm thủ tục hải quan

Kiểm ra hàng

hóa

Thuê tàu

( nếu cần)

Giải quyết tranh chấp Làm thủ tục

thanh toán

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 27

- Ký hợp đồng:

Hai bên tham gia ký hợp đồng cam kết, thỏa thuận với nhau về giá cả, chất lượng, điều khoản thanh toán, giao nhận hàng và trách nhiệm quyền hạn các bên tham gia.

- Kiểm tra L/C( Letter of Credit)

Bên nhập khẩu có trách nhiệm mở L/C và bên xuất khẩu cần kiểm tra L/C có phù hợp với hợp đồng được ký kết hay không trước khi tiến hành giao hàng.

. - Xin giấy phép xuất khẩu

Hiện nay, việc cấp giấy phép xuất khẩu được Bộ thương mại cấp đối với hàng mậu dịch và Tổng cục hải quan cấp đối với hàng phi mậu dịch.

- Chuẩn bị hàng xuất khẩu

Các công việc này phải được thực hiện theo đúng quy định của hợp đồng vả đảm bảo tiến độ cho công tác giao hàng. Chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm rất nhiều công việc từ thu gom tập trung thành lô hàng xuất khẩu đến việc bao bì đónggói, ký mã hiệu.

- Kiểm tra hàng hóa

Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu sẽ ngăn chặn kịp thời những hậu quả xấu và đảm bảo uy tín cho nhà sản xuất cũng như tổ chức xuất khẩu trong quan hệ mua bán.

Trước khi xuất khẩu, các nhà xuất khẩu phải có nghĩa vụkiểm tra về phẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao bì (kiểm nghiệm). Nếu hàng hóa là động vật, thực vật phải kiểm tra khả năng lây lan, bệnh tật (kiểm dịch).

- Thuê tàu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 28

Thuê tàu chở hàng dựa vào các căn cứ: Những điều khoản hợp đồng mua bán, đặc điểm hàng hóa mua bán; điều kiện vận tải; thông thường trong nhiều trường hợp, đơn vị kinh doanh xuất khẩu thường ủy thác việc thuê tàu cho một công ty vận tải.

- Mua bảo hiểm

Mua bảo hiểm là hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro cho lô hàng trong quá trình vận chuyển. Hợp đồng bảo hiểm có thể chia thành hai loại: Hợp đồng bảo hiểm bao (Open Policy); hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage Policy).

- Làm thủ tục hải quan đến xác nhận hàng hóa vận chuyển có nguồn gốc xuất xứ, có đầy đủ giấy phép để có thể vận chuyển qua biên giới, kiểm tra hàng lậu, sai sót, giả mạo...

- Giao hàng lên tàu.

Theo điều kiện giao hàng trong hợp đồng đến thời hạn giao hàng, các nhà xuất nhập khẩu hàng hóa phải làm thủ tục giao hàng. Bên xuất khẩu phải thực hiện tất cả các bước cần thiết để thực hiện giao hàng đúng thời hạn và có được vận đơn để lập bộ chứng từ thanh toán.

1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 1.1.2.1. Yếu tốvi mô

Tiềm lực tài chính

Khả năng tài chính của doanh nghiệp biểu hiện ở quy mô vốn hiện có và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Năng lực tài chính có thể làm hạn chế hoặc mở rộng các khả năng khác của doanh nghiệp, vì vốn là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Tuy vậy không phải nhiều vốn là kinh doanh có hiệu quả nhưng nó sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều cái mới hơn và hoạt động hiệu quả hơn.

Cơ chế tổ chức quản lý

- Trìnhđộ năng lực lãnhđạo của ban giám đốc của doanh nghiệp: Đây là nhân tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì trìnhđộ và năng lực quản trị kinh doanh của ban giám đốc doanh nghiệp cho phép

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 29

doanh nghiệp có được các chiến lược kinh doanh đúng đắn, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tận dụng được các cơ hội của thị trường quốc tế trên cơ sở khả năng vốn có của mình.

- Trìnhđộ và năng lực kinh doanh xuất khẩu của đội ngũ cán bộ kinh doanh trong doanh nghiệp: Cán bộ kinh doanh là những người trực tiếp thực hiện các công việc của quá trình sản xuất hàng hóa. Vì vậy, trìnhđộ và năng lực trong hoạt động xuất khẩu của họ sẽ quyết định đến hiệu quả của công việc, theo đó quyết định tới hiệu quả công việc, theo đó quyết định đến hiệu quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có tác động không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chiến lược kinh doanh không phù hợp làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ dẫn đến phá sản và ngược lại.

Khả năng trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty

Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm các tài sản cố định như thiết bị, máy móc, nhà xưởng... mà doanh nghiệp có thể huy động vào sản xuất kinh doanh. Nhân tố nàyảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí,giá thành và chất lượng hàng hoá của công ty.

Vì vậy nếu công ty được trang bị cơ sở vật chất càng hiện đại thì khả năng cạnh tranh của công ty càng được nâng cao, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu phát triển có hiệu quả.

Tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý

Vị trí địa lý cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên là những cái mà tự nhiên ban cho, thông qua đó các nước khai thác tiềm năng của nó để phục vụ xuất khẩu.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nhân tố quan trọng làm cơ sở cho quốc gia xây dựng cơ cấu ngành và vùng để xuất khẩu. Nó góp phần ảnh hưởng đến loại hàng, quy mô hàng xuất khẩu của quốc gia.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 30

Vị trí địa lý có vai trò như là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế cũng như xuất khẩu của một quốc gia. Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện cho phép một quốc gia tranh thủ được phân công lao động quốc tế hoặc thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ như du lịch, vận tải, ngân hàng…

Uy tín của doanh nghiệp.

Uy tín của doanh nghiệp chính là tình cảm, là sự tin tưởng mà khách hàng dành cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã có uy tín cao,đối với khách hàng nhiều khi họ mua hàng dựa trên uy tín của doanh nghiệp chứ không hoàn toàn dựa trên chất lượng hàng của doanh nghiệp. Vì vây, uy tín cũng quyết định đến vị thế của doanh nghiệptrên thị trường.

Như vậy, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu theo chiều hướng khác nhau, tốc độ và thời gian khác nhau...tạo nên một môi trường xuất khẩu phức tạp đối với doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt, những thay đổinày để có những phản ứng kịp thời, tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra khi tiến hành hoạt động xuất khẩu

1.1.2.2. Yếu tốvĩ mô

Môi trường chính trị- pháp luật

Các yếu tố thuộc lĩnh vực chính trị và pháp luật chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Sự ổn định của môi trường chính trị đãđược xác địnhlà một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi điều kiện chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp hoặc ngược lại. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những điều kiện tiền đề ngoài kinh tế của doanh nghiệp. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch địch và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Văn hóa –xã hội

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 31

Yếu tố văn hóa –xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng và cóảnh hưởng lớn đến sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thểnghiên cứu các yếu tố này trong việc hình thành vàđặc điểm thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp.

Các thị trường luôn bao gồm con người thực hiện với số tiền mà họ sử dụng trong việc thỏa mãn các nhu cầu của họ. Một cách đơn giản có thể hiểu:

Thị trường= Khách hàng + Túi tiền của họ

Các thông tin về môi trường này cho phép doanh nghiệp có thể hiểu biết ở những mức độ khác nhau (từ khái quát đến cụ thể) về đối tượng phục vụ của mình. Quađó, có thể đưa ra một cách chính xác sản phẩm và cách thức phục vụkhách hàng.

 Môi trường cạnh tranh

Kinh tế thị trường là nền kinh tế được điều tiết chủ yếu bởi cơ chế vận động thị trường -đó chính là quy luậtcạnh tranh, nói khác đi thị trường là nơi gặp gỡcủa các đối thủ cạnh tranh.Chính sức ép cạnh tranh giữa cácđối thủ này trên thương trường đã làm cho giá cả các “yếu tố đầu vào” và “yếu tố đầu ra” biến động theo những xu

hướng khác nhau. Tình hình nàyđòi hỏi Công ty phải linh hoạt điều chỉnh các hoạt động của mình nhằm giảm thách thức, tăng thời cơ giành thắnglợi trong cạnh tranh.

Muốn vậy, Công ty cần nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, đưa nhanh ra thị trường những sản phẩm mới chất lượng cao, mẫu mã phù hợp, giá cả hợp lý...

 Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên là một môi trường luôn tiềm ẩn những nguy cơ bất thường có thể ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động sản xuất và tiêu thụ trong đó có cả hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Thiên tai, bão lũ hay động đất,… mối khi nó xảy ra kể cả mức độ nhẹ hay nặng nó đều có ảnh hưởng đến mọi việc đang diễn ra và để lại một ảnh hưởng như phá hủy cơ sở vật chất hiện đang sản xuất sản phấm xuất khẩu, gây ẩm mốt nguyên phụ liệu, cản trở việc giao hàng cho khách hàng,…Vì vậy chũng ta cần có những biện pháp phòng tránh khi rủi ro thiên tai xảy ra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 32

1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu

Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết. Qua đó, cho phép doanh nghiệp xác định được hiệu quả của mỗi hợp đồng xuất khẩu cũng như một giai đoạn hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nhờ các đánh giá đó doanh nghiệp sẽ có những biện pháp ứng xử phù hợp với việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu tiếp theo.

1.1.3.1. Khả năng xâm nhập, mởrộng và phát triển thị trường:

Kết quả của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu của mình trên thị trường xuất khẩu, khả năng mở rộng sang các thị trường khác, mối quan hệ với khách hàng nước ngoài, khả năng khai thác, nguồn hàng cho xuất khẩu… Các kết quả này chính là những thuận lợi trong quá trình mà doanh nghiệp có thể khai thác để phục vụ choquá trình xuất khẩu tới độ thu được lợi nhuận cao, khả năng về thị trường lớn hơn.

1.1.3.2. Kết quảvềmặt xã hội

Những lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lại khi thực hiện các hoạt động xuất khẩu nào đó thì cũng phải đem lại lợi ích cho đất nước. Do vậy,doanh nghiệp phải quan tâm đến lợi ích xã hội khi thực hiện các hợp đồng xu

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Xuất phát từ những lý do đó, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích những nhân tố tác động đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động trực tiếp tại Công ty

Cần có cách chính sách quan tâm hơn nữa đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may trong địa bàn Tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh

 Bên cạnh đó là sự ảnh hưởng từ công việc của các bộ phận khác không đáp ứng dẫn đến rủi ro trong bộ phận kế hoạch, như là bộ phận cung ứng cung

Mong rằng, từ những phân tích, giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu, Công ty sẽ có những nhìn nhận khách quan, đa chiều hơn về

Phát triển công nghệ được thực hiện bằng nhiều con đường như: tự nghiên cứu và phát triển, nhận chuyển giao công nghệ, mua bán, cho tặng…Tuy nhiên,

Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở những số liệu đã được thống kê và các tài liệu đã được tổng hợp, kết hợp với việc vận dụng các phương pháp phân tích thống

Nghiên cứu đã đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu hàng may mặc góp phần giúp công ty có kế hoạch mua sắm

Công Ty cũng có thể thu thập thông tin từ các cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế, biểu diễn thời trang hoặc tìm hiểu thị trường, khách hàng bằng cách liên kết với các